Tải bản đầy đủ (.docx) (35 trang)

ĐÁNH GIÁ kết QUẢ điều TRỊ bảo tồn gãy HAI XƯƠNG CẲNG TAY TRẺ EM tại BỆNH VIỆN hữu NGHỊ VIỆT đức

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (442.52 KB, 35 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI

LÊ NHƯ DŨNG

ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ BẢO TỒN
GÃY HAI XƯƠNG CẲNG TAY TRẺ EM
TẠI BỆNH VIỆN HỮU NGHỊ VIỆT ĐỨC

ĐỀ CƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC

HÀ NỘI - 2018


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI

LÊ NHƯ DŨNG

ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ BẢO TỒN
GÃY HAI XƯƠNG CẲNG TAY TRẺ EM
TẠI BỆNH VIỆN HỮU NGHỊ VIỆT ĐỨC
Chuyên ngành : Ngoại khoa
Mã số


: 60720123

ĐỀ CƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC
Người hướng dẫn khoa học:
TS. Dương Đình Toàn

HÀ NỘI – 2018


MỤC LỤC


DANH MỤC BẢNG


DANH MỤC HÌNH


6

ĐẶT VẤN ĐỀ
Gãy hai xương cẳng tay là loại gãy thường gặp trong chấn thương .
Theo Hiệp hội chấn thương - chỉnh hình Pháp,tần suất gãy thân xương
cẳng tay khoảng 2,72/10000 người dân/năm[1].
Tỷ lệ gãy hai xương cẳng tay ở trẻ em gấp 5- 10 người lớn.Đa số là gãy
cành tươi, nắn bó dễ, xương dễ liền, gấp góc 10-20 độ vẫn có thể chấp nhận vì
xương trẻ em khả năng tự sửa chữa [2].
Về mặt chẩn đoán bệnh lý này không khó, thường dựa vào các triệu chứng
cơ bản trên lâm sàng, kèm theo hình ảnh XQ qui ước hai tư thế: thẳng- nghiêng.
Hiện nay trên thế giới cũng như ở Việt Nam, gãy hai xương cẳng tay trẻ

em có nhiều phương pháp điều trị khác nhau, chủ yếu vẫn là phương pháp
điều trị bảo tồn được các bác sỹ và các phẫu thuật viên chấn thương chỉnh
hình lựa chọn hàng đầu.Vì có nhiều ưu điểm, an toàn hơn, ít tốn kém, dễ thực
hiện, có thể áp dụng cho nhiều tuyến cơ sở y tế . Bên cạnh đó, theo quan sát
của chúng tôi cũng có nhiều cơ sở y tế chỉ định mổ gãy hai xương cẳng tay ở
trẻ em, độ tuổi mổ ngày càng có xu hướng trẻ hóa.
Hiện nay khoa khám xương và điều trị ngoại trú bệnh viện Việt Đức mỗi
năm có hàng trăm trường hợp gãy hai xương cẳng tay trẻ em vào điều trị, chủ
yếu là điều trị bảo tồn kéo nắn bó bột cho kết quả khả quan.Tuy nhiên còn rất
ít các báo cáo cụ thể về hiệu quả của phương pháp điều trị này. Vì vậy chúng
tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá kết quả điều trị bảo tồn gãy hai
xương cẳng tay trẻ em tại bệnh viện hữu nghị Việt Đức” với hai mục tiêu:
1. Mô tả đặc điểm lâm sàng và hình ảnh XQ gãy hai xương cẳng tay trẻ
em được điều trị tại khoa khám xương và điều trị ngoại trú bệnh hữu
nghị Việt Đức.
2. Đánh giá kết quả điều trị bảo tồn gãy hai xương cẳng tay trẻ em tại
khoa khám xương và điều trị ngoại trú bệnh viện hữu nghị Việt Đức.


7

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Giải phẫu hai xương cẳng tay:
1.1.1. Giải phẫu cẳng tay:

Hình 1.1. Giải phẫu 2 xương cẳng tay [3]


8




Cẳng tay được giới hạn:
- Ở trên: Bởi một đường vòng ngang dưới nếp gấp khuỷu 3cm
- Ở dưới: Bởi một đường vòng ngang qua trên chỏm xương trụ.



Cẳng tay được chia thành hai vùng: trước và sau ngăn cách bởi xương quay ở



ngoài, xương trụ ở trong và màng gian cốt nối giữa hai xương.
Cẳng tay có 2 xương nằm song song theo trục của cẳng tay là xương quay và
xương trụ.
1.1.1.1. Đặc điểm giải phẫu hai xương cẳng tay [4].



Xương quay: Là một xương dài, nằm ở phía ngoài cẳng tay, gần như song
song với xương trụ khi cẳng tay để ngửa, khi cẳng tay sấp xương quay chuyển
thành bắt chéo xương trụ. Thân xương quay ở phần trên nhỏ, ở phần dưới to
hơn, thân xương cong ra ngoài có 3 mặt và 2 bờ.
- Mặt trước: Phẳng, rộng dần ở dưới, ở giữa có lỗ nuôi xương, phía trên
có cơ gấp dài ngón cái bám, phía dưới có cơ sấp vuông bám.
- Mặt ngoài: Lồi, tròn, ở trên có cơ ngửa bám, ở giữa có một chỗ gồ ghề
có cơ sấp tròn bám.
- Mặt sau: ở trên tròn, có cơ ngửa bám, ở dưới lõm thành rãnh có cơ
dạng dài ngón cái và cơ duỗi ngắn ngón cái bám.

- Bờ gian cốt: mỏng sắc, hướng vào trong, có màng gian cốt bám.
- Bờ trước: đi từ lồi củ quay hướng chếch xuống dưới và ra ngoài có cơ
gấp nông ngón tay bám.
- Bờ sau: Đầu trên: Nhỏ gọi là chỏm xương quay có mặt trên lõm gọi là
hõm khớp trên khớp với chỏm nhỏ xương cánh tay . Chu vi vành khăn gọi là
vành khớp, tiếp khớp với khuyết quay của xương trụ.
Cổ xương quay: là chỗ thắt hẹp ở với vành khớp, dài khoảng 10 đến
12mm.


9

Lồi củ quay: lồi vào phía trong có gân cơ nhị đầu bám. Góc giữa trục cổ
và thân xương quay gọi là góc cổ thân, khoảng 160o, mở ra ngoài, và là một
yếu tố quan trọng để xương quay, quay quanh xương trụ, làm cho cẳng tay và
bàn tay có thể sấp ngửa được.
- Đầu dưới: hình một khối to và dẹt, có các mặt sau: mặt trong lõm, hình
tam giác, có mặt khớp với xương trụ, gọi là khuyết trụ của xương quay.
- Mặt ngoài và mặt sau có nhiều rãnh do các gân duỗi và dạng lướt qua
để xuống bàn tay.
- Mặt trước có cơ sấp vuông bám.
- Mặt dưới có các mặt khớp với xương cổ tay, ở phía ngoài mặt dưới có
mỏm trâm của xương quay.
- Mặt sau và mặt trước xương quay tương đối phẳng. Nên có thể đặt nẹp
thuận lợi khi khi kết xương nẹp vít, mặt ngoài 1/3 giữa hơi gồ ghề và cong lồi
ra ngoài nên nếu đặt nẹp ở đây phải uốn nẹp theo độ cong của xương quay.


Xương trụ:
Là một xương dài, nằm ở phía trong cẳng tay thân xương hình lăng trụ

tam giác có 3 mặt và 3 bờ. Thân xương phần trên to, phần dưới thì nhỏ hơn.
- Mặt trước: lõm ở trên, có các cơ gấp sau ngón tay bám phẳng ở dưới,
có cơ sấp vuông bám, ở giữa có lỗ nuôi xương.
- Mặt sau: ở trên có một diện nhỏ, hình tam giác có cơ khuỷu bám, dưới
diện này có một gờ thẳng chia mặt sau thành 2 phần: phần trong lõm có cơ
duỗi cổ tay trụ bám phần ngoài gồ ghề có 4 cơ ở lớp sâu ở vùng cẳng tay sau
bám. (cơ dạng dài ngón cái, cơ duỗi ngắn ngón cái, cơ duỗi dài ngón cái và cơ
duỗi ngắn ngón trỏ).
- Mặt trong: có cơ gấp sâu các ngón tay bám.
- Bờ gian cốt: mỏng sắc, hướng ra ngoài, có màng gian cốt bám.


10

- Bờ trước: rõ ở trên, có các cơ gấp sâu ngón tay bám, tròn ở dưới có cơ
sấp vuông bám.
- Bờ sau: cong hình chữ S sờ rõ ngay dưới da.
- Đầu trên: to gồm có.
+ Mỏm khuỷu: ở cao nhất, mặt trước khớp với ròng rọc xương cánh
tay, mặt sau gồ ghề, có cơ tam đầu bám phía trên nhô ra và lắp vào hố khuỷu
xương cánh tay khi duỗi cẳng tay.
+ Mỏm vẹt: nhô ra trước ở dưới mỏm khuỷu và ấn vào hố vẹt của
xương cánh tay khi gấp cẳng tay. mặt trên liên tiếp với mặt trước của mỏm
khuỷu, mặt dưới lồi gọi là lồi củ trụ.
+ Khuyết ròng rọc: tiếp khớp với ròng rọc của xương cánh tay.
+ Khuyết quay: tiếp khớp với vành khớp của xương quay.
- Đầu dưới: tròn và lồi gọi là chỏm trụ có.
+ Vành khớp của xương trụ tiếp khớp với khuyết trụ của xương quay.
+ Mỏm trâm của xương trụ: nhỏ,hình gần tròn ở phía sau trong của
chỏm. Mỏm trâm trụ cao hơn mỏm trâm xương quay.

- Mặt trong xương trụ tương đối phẳng hơn so với mặt trước và sau, bờ
sau nằm ngay sát dưới da theo suốt chiều dài của xương nên bộc lộ xương dễ
dàng qua vùng này.
- Cấu trúc của xương trụ bao gồm phần xương đặc ở thân và phần xương
xốp ở đầu, ống tủy xương trụ ở trên nên tới mỏm vẹt nhưng ở 1/4 dưới thì ống
tủy không còn nữa do đó khi gãy thân xương trụ nếu đóng đinh nội tủy đơn
thuần thì không chống được di lệch xoay.
- Xương quay và xương trụ đều có vai trò quan trọng trong chức năng
của cẳng tay. Đó là chức năng sấp ngửa bàn tay. Trong gãy 2 xương cẳng tay
cần phải điều trị tốt cả 2 xương.


11

1.1.1.3. Màng liên cốt.
Là một màng xơ sợi bám giữa 2 xương quay và trụ, phía trên bắt đầu từ
dưới lồi củ nhị đầu xương quay 2 cm, phía dưới kéo dài đến trên khớp quay cổ
tay 4 cm. Màng liền cốt mỏng ở dưới và bền chắc ở phía trên là nhờ có các thớ
sợi đến tăng cường. Màng liền cốt ở trên rất hẹp nhưng ở dưới lại rộng vì thế nó
giúp xương quay xoay quanh xương trụ trong động tác sấp ngửa cẳng tay.
Màng liền cốt luôn có xu hướng kéo 2 xương lại gần nhau trong gẫy 2
xương cẳng tay. Khi gẫy xương màng liền cốt có thể bị vôi hóa, mất tính đàn
hồi và hậu quả là hạn chế hoặc không thể sấp ngửa cẳng tay được.
1.1.2. Chức năng sinh lý cẳng tay:
Động tác sấp ngửa là động tác cơ bản trong chức năng của cẳng tay.
Trong động tác này xương trụ là xương cố định và xương quay là xương di
động quay quanh xương trụ [5].
Động tác sấp ngửa cẳng tay là một động tác phức tạp, thực hiện bởi các
cơ sấp, ngửa và các khớp quay trụ trên và khớp quay trụ dưới.
1.2. Gẫy thân 2 xương cẳng tay:

1.2.1. Định nghĩa:
Gẫy thân 2 xương cẳng tay là gẫy ở đoạn xương được giới hạn bởi 2
bình diện ngang. Bình diện trên khoảng 2cm, dưới lồi củ cơ nhị đầu. Bình
diện dưới khoảng 4cm, trên nếp khớp cổ tay. Là loại gẫy gặp cả ở người lớn
và trẻ em [8],[12].
1.2.2. Nguyên nhân và cơ chế gẫy:
- Nguyên nhân trực tiếp: lực tác động trực tiếp vào cẳng tay, lực chấn
thương trực tiếp đóng vai trò quan trọng đối với gẫy thân 2 xương cẳng tay,
thường gặp trong lao động, tai nạn giao thông, loại này hay gây ra gẫy hở[6].
- Nguyên nhân gián tiếp: thường gặp do ngã chống bàn tay xuống đất
trong tư thế cẳng tay duỗi làm cho 2 xương cẳng tay cong quá mức và gẫy
xương, thường là gẫy xương không cùng mức, xương quay thường gẫy cao
hơn xương trụ [5],[6].


12

1.2.3. Đặc điểm giải phẫu bệnh:
1.2.3.1. Vị trí gẫy:
Gẫy thân 2 xương cẳng tay là gẫy ở đoạn xương quay và xương trụ nơi
có màng liên cốt bám nghĩa là khoảng 2cm, dưới mấu nhị đầu xương quay và
khoảng 4cm trên đường khớp cổ tay. Vị trí gẫy xương tùy thuộc vào nguyên
nhân chấn thương nếu chấn thương trực tiếp có thể gẫy ở bất kỳ vị trí nào, nếu
chấn thương gián tiếp thường gặp ở vị trí 1/3 giữa tiếp đó là gẫy 1/3 dưới và
rất ít khi gẫy ở 1/3 trên.
Thường gẫy 2 xương cùng mức hoặc xương trụ gẫy thấp hơn
1.2.3.2. Hình thái gẫy:
o

Gẫy không hoàn toàn: loại gẫy này thường gặp ở trẻ em, hiếm gặp ở người

lớn, hay còn gọi là gẫy cành tươi. Có 2 loại biến dạng thường gặp là gập góc

o

mở ra trước hoặc gập góc mở ra sau.
Gẫy xương hoàn toàn: gẫy hoàn toàn thân 2 xương cẳng tay di lệch rất phức
tạp nhất là ở người lớn vì các đoạn xương gẫy bị các cơ đối lực co kéo (cơ
gấp, cơ sấp, cơ ngửa) thêm vào đó màng liên cốt cùng co kéo làm di lệch càng
phức tạp hơn.
1.2.3.3. Đường gẫy
Đường gẫy ngang răng cưa hay đều gặp nhiều nhất, đường gẫy chéo gặp
ít hơn.
Gẫy ngang thường do nguyên nhân trực tiếp, gẫy chéo vát thường do
nguyên nhân gián tiếp. Một số trường hợp có thể gặp gẫy có mảnh rời thứ 3,
gẫy làm 3 đoạn, gẫy thành nhiều mảnh nhỏ.
1.2.3.4. Di lệch của gẫy thân 2 xương cẳng tay: có 04 loại di lệch thường gặp



Di lệch chồng hay di lệch theo chiều dài: Thường chồng lên ở phía xương
quay nhiều hơn, di lệch này không vững và phụ thuộc vào sự rách của màng
liên cốt.


13



Di lệch sang bên hay di lệch theo chiều ngang: đoạn ngoại vi sang bên so với
đoạn trung tâm, đồng thời hai đoạn trung tâm hoặc hai đoạn ngoại vi của hai




xương lại di lệch sang bên so với nhau.
Di lệch gập góc: là di lệch hay gặp nhất, có thể cả hai xương gập góc hay chỉ
một xương thường gập góc mở ra trước và vào trong (do cơ gấp khỏe hơn cơ



duỗi co kéo).
Di lệch xoay theo trục xương: là loại di lệch rất quan trọng vì nó làm hạn chế
sấp, ngửa cẳng tay, làm mất cơ năng chi gãy, trong di lệch xoay quan trọng
nhất là xoắn theo trục của xương quay. Di lệch xoay là do tác động của các
nhóm cơ sấp và cơ ngửa nên di lệch xoay nhiều hay xoay ít tùy thuộc vào chỗ
bám của các cơ và của đoạn gẫy, đặc biệt là cơ sấp tròn. Vai trò của cơ sấp
tròn gây di lệch là quan trọng nhất.
- Nếu gẫy cao ở đoạn 1/3 trên của thân xương quay (trên chỗ bám của
cơ sấp tròn). Đoạn trung tâm sẽ ở tư thế ngửa tối đa do cơ ngửa ngắn và cơ
nhị đầu kéo, đoạn ngoại vi ở tư thế sấp tối đa do cơ sấp tròn và cơ sấp vuông
kéo. Do đó gẫy ở 1/3 trên của thân xương thì di lệch nhiều nhất, phần trên
ngửa phần dưới sấp, khó nắn chỉnh, dễ di lệch thứ phát.
- Nếu gẫy ở đoạn 1/3 giữa và 1/3 dưới, dưới chỗ bám của cơ sấp tròn.
Đoạn trên chịu tác động của 2 cơ ngửa (cơ ngửa ngắn và cơ nhị đầu) đồng
thời có cả cơ sấp tròn kéo sấp lại chỉ xoay ngửa vừa phải, nên di lệch ít hơn
không bị xoay ngửa tối đa. Đoạn dưới chỉ còn 1 cơ sấp vuông kéo nên ít di
lệch hơn, không kéo sấp tối đa được. Do đó, gẫy ở đoạn xương này di lệch ít
hơn nắn chỉnh và cố định thuận lợi hơn.
Ngoài ra cũng có thể gặp di lệch xoắn theo trục của xương trụ tuy ít hơn
xương quay, ở đoạn trên xương trụ không có các cơ gấp, cơ ngửa kéo mạnh.
Nhưng ở đoạn dưới xương trụ có cơ sấp vuông co kéo, kéo gần vào xương

quay làm cho đoạn dưới sấp tối đa, làm hẹp màng liên cốt lại.


14

Tóm lại: Xoắn theo trục xương, gấp góc, di lệch sang bên, chồng lên
nhau làm cho 2 xương cẳng tay gẫy có thể tạo hình chữ K, chữ X... [7],[8].
1.2.3.4. Phân loại gẫy kín thân hai xương cẳng tay [10]
Phân loại gãy hai xương cẳng tay gồm 3 cách:
* Theo vị trí gẫy:
- Gẫy 1/3 trên thân 2 xương cẳng tay.
- Gẫy 1/3 giữa thân 2 xương cẳng tay.
- Gẫy 1/3 dưới thân 2 xương cẳng tay.
Người ta nhận thấy 80% trường hợp gẫy 2 xương cẳng tay ở đoạn nối
giữa 1/3 trên - 1/3 giữa - 1/3 dưới, 20% gẫy giữa 2 xương nhưng vị trí đường
gẫy trên 2 xương thường chênh lệch nhau.
* Theo AO:
Hiệp hội kết hợp xương bên trong: AO/ASIF đã đưa ra bẳng phân loại
gẫy thân 2 xương cẳng tay. Bảng phân loại này được chấp nhận rộng rãi trên
toàn thế giới. Theo các tác giả đây là cách phân loại đơn giản nhưng có sự kết
hợp giữa lâm sàng và XQ giúp cho người thầy thuốc tiên lượng được diễn
biến tổn thương để lựa chọn phương pháp thích hợp và đánh giá kết quả điều
trị của các phương pháp ... [7],[8].
Phân lọai theo AO dựa vào độ vững của ổ gãy và sự di lệch của mảnh
gẫy [10].
AO chia làm ba loại A.B.C:
- Loại A: Chỉ có 1 đường gẫy đơn giản.
- Loại B: ổ gẫy có mảnh phụ.
- Lọai C: ổ gẫy có nhiều mảnh rời, gẫy 2 tầng.
Loại A: Đường gẫy đơn giản bao gồm.

A1: gẫy riêng thân xương trụ.
A2: Gẫy riêng thân xương quay.


15

A3: Gẫy đơn giản cả 2 xương.
Loại B: Gẫy có mảnh rời hình cánh bướm bao gồm.
B1. Gẫy xương trụ có mảnh rời.
B2. Gẫy xương quay có mảnh rời.
B3. Gẫy cả 2 xương (gẫy có mảnh rời 1 xương, xương kia gẫy đơn giản
hay cũng có mảnh rời).
Loại C: Gẫy phức tạp nhiều mảnh bao gồm:
C1. Gẫy nhiều mảnh xương trụ (xương quay không gẫy, gẫy đơn giản
không có mảnh rời).
C2. Gẫy phức tạp xương quay (xương trụ không gẫy, gẫy đơn giản hay
có mảnh rời).
C3. Gẫy phức tạp cả 2 xương quay, trụ.
* Theo mức độ di lệch:
- Di lệch độ:O
Gẫy cành tươi, gãy không di lệch .
- Di lệch độ 1:
Di lệch sang bên (1/2 thân xương, gập góc, màng xương còn nguyên
không tổn thương màng liên cốt)
- Di lệch độ 2:
Di lệch độ sang bên từ 1/2 thân xương đến một thân xương và gập góc (1
mặt của màng xương bị rách, màng liên cốt bị giãn nhẹ, 2 mặt gẫy còn tiếp
xúc với nhau).
- Di lệch độ 3:
Di lệch sang bên lớn hơn một thân xương, chồng ngắn, di lệch dịch xa

(màng xương bị rách hoàn toàn, màng liên cốt đứt ngang điểm gẫy, phần mềm
xung quanh gẫy bị bầm dập).


16

*) Đối với các chấn thương tạo ra lực bẻ cong hoặc gập góc, xương có
thể bị gẫy toác như kiểu bẻ một cành cây xanh, một phía của vỏ xương bị toác
ra bên trong khi bên vỏ xương còn lại bị bẻ cong đi loại gẫy này rất thường
gặp ở trẻ em và được coi là kiểu gẫy cành tươi. Đây là loại gẫy xương không
hoàn toàn. Nắn chỉnh thường cho kết quả tốt nếu làm đúng kỹ thuật.

Hình 1.2. Phân loại gãy theo AO


17

1.2.4. Triệu chứng lâm sàng và X.quang:
1.2.4.1. Lâm sàng: thường xảy ra sau tai nạn ngã chống tay. Biểu hiện:
- Đau, mất vận động.
- Cẳng tay sưng nề, biến dạng chi điển hình: lệch trục, gấp góc,ngắn
cẳng tay.
- Cơ năng: Giảm hoặc mất hoàn toàn cẳng tay.
- Sờ nắn: ấn có điểm đau chói cố định, nắn nhẹ nhàng có thể cử động bất
thường và nhiều khi thấy tiếng lạo xạo đầu xương gẫy (không cố gắng tìm dấu
hiệu này), cần kiểm tra mạch, thần kinh đề phòng các biến chứng chèn ép mạch.
1.2.4.2. X quang:
Là phương tiện chẩn đoán chính, để phát hiện đường gẫy, mức độ gẫy, di
lệch các đầu xương.
Chụp X quang cẳng tay lấy cả khớp khuỷu và khớp cổ tay, chụp 2 tư thế

thẳng và nghiêng.
Tư thế thẳng: cẳng tay và bàn tay ngửa hoàn toàn trên một mặt phẳng
(cẳng tay và mu tay đặt lên phim).
Tư thế nghiêng: mỏm trên ròng rọc, mỏm trâm trụ đặt trên phim, bàn tay
vuông góc với mặt bàn.
1.2.5. Đặc điểm gãy thân 2 xương cẳng tay ở trẻ em:
Rất hay gặp tỷ lệ gấp 5 -10 lần người lớn, đặc biệt là độ tuổi học đường
6- 15 tuổi, do hiếu động, xương trẻ em mềm yếu dễ gãy[2].
Cơ chế gãy chủ yếu là gián tiếp, nguyên nhân thường do tai nạn sinh
hoạt ngã chống tay.
Đa số gãy cành tươi, di lệch ít nắn bó dễ.
Xương trẻ em có màng xương dày thường gãy kín, liền xương tốt, và
xương tự chỉnh sửa trục thẳng tốt hơn ở người lớn. Do vậy gãy thân 2 xương
cẳng tay ở trẻ em ưu tiên điều trị bảo tồn.
Các tổn thương hay gặp kèm theo là: bong sụn tiếp ở 2 đầu xương, trật
khớp quay – trụ trên và dưới….


18

1.3. Biến chứng gãy 2 xương cẳng tay:
1.3.1. Biến chứng ngay:
+Gãy xương hở
+Chèn ép khoang
+Chèn ép khi bó bột: cần theo dõi kỹ sau khi bó.
+Tổn thương mạch và thần kinh.
1.3.2. Biến chứng muộn:
+Rối loạn dinh dưỡng: tay sưng nề to, mặt da nổi nhiều nốt phỏng nước.
+Hội chứng Volkmann: xơ cứng các cơ, gân gấp và sấp cẳng tay dẫn đến
co rút các gân gấp bàn tay, co rút ngón tay

+Cứng khớp sau bó bột: cứng khớp khuỷu và khớp cổ tay,nên tập vận
động sớm sau bó bột.
+Can lệch: gây lệch trục cẳng tay, dính xương quay-trụ dẫn đến hạn chế
sấp ngửa cẳng tay.


19

CHƯƠNG 2
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu:
Trẻ em từ 01 – 15 tuổi được chẩn đoán xác định gãy thân 2 xương cẳng
tay và được điều trị tại khoa khám xương và điều trị ngoại trú bệnh viện hữu
nghị Việt Đức.
2.1.1. Tiêu chuẩn chọn người bệnh:
-

Tất cả các bệnh nhân được chẩn đoán xác định gãy kín thân 2 xương cẳng tay

-

từ độ tuổi 01 đến 15 tuổi
Bệnh nhân được điều trị bảo tồn taị khoa khám xương bệnh viện hữu nghị

-

Việt Đức, không phân biệt giới tính và nguyên nhân chấn thương.
Có phiếu khám bệnh, đầy đủ thông tin, có hình ảnh XQ thẳng nghiêng trước
và sau bó bột.
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ:

- Loại trừ những bệnh nhân không đủ tiêu chuẩn ở trên.
- Gãy 2 xương cẳng tay do bệnh lý, gãy hở, hoặc gãy có tổn thương
mạch hoặc thần kinh.
- Bệnh nhân trên 15 tuổi
- Bố mẹ không đồng ý tham gia nghiên cứu.
2.2. Địa điểm nghiên cứu:
Khoa khám xương và điều trị ngoại trú bệnh viện hữu nghị Việt Đức.
2.3. Phương pháp nghiên cứu:
2.3.1. Thiết kế nghiên cứu:
+) Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả tiến cứu theo dõi dọc.
+) Cỡ mẫu: Mẫu thuận tiện gồm những bệnh nhân đủ tiêu chuẩn và
được điều trị bảo tồn tại khoa khám xương và điều trị ngoại trú bệnh viện hữu
nghị Việt Đức từ tháng 4/2018 đến tháng 07/2019.
2.3.2. Phương pháp thu thập số liệu:


20

Tất cả các bệnh nhân được thu thập thông tin ghi chép đầy đủ theo mẫu
bệnh án thống nhất.
Trực tiếp hỏi bệnh, thăm khám và nghi chép đầy đủ các thông tin theo
chỉ tiêu vào bệnh án nghiên cứu.
Tham gia kéo nắn, bó bột
Trực tiếp theo dõi và đánh giá tình trạng bệnh nhân sau bó bột trước khi
ra viện
Hẹn bệnh nhân khám lại và theo dõi bệnh nhân bằng lịch hẹn hoặc gọi
điện thoại
2.3.3. Các biến số nghiên cứu:
a) Chỉ tiêu lâm sàng:
- Tuổi, nhóm tuổi, giới,

- Nguyên nhân và cơ chế chấn thương.
- Vị trí gãy: tay phải / tay trái/cả hai tay.
Gãy 1/3 trên, 1/3 giữa, 1/3 dưới
- Thời gian từ khi bị chấn thương đến khi vào viện.
- Số lần kéo nắn bó bột.
b) Cận lâm sàng:
Các bệnh nhân phải được chụp XQ cẳng tay 2 tư thế thẳng nghiêng.
Phân tích mức độ tổn thương trên phim chụp XQ.
2.3.4. Kỹ thuật kéo nắn bó bột:
2.3.4.1. Chuẩn bị:
- Nhân lực:
+ 01 kỹ thuật viên bó bột và 02 phụ.
+Chuyên khoa gây mê hồi sức 02 nười (1 chính và 1 phụ)
-Phương tiện: Đầy đủ
+ Thuốc tê, thuốc mê.


21

+ Bàn kéo nắn, máy C-Arm, bông mỡ, lót mềm, bột thạch cao …
+Dao, cưa rung để cắt bột
- Chuẩn bị bệnh nhân:
+ Thăm khám toàn diện để tránh bỏ sót tổn thương.
+ Giải thích kỹ cho gia đình bố mẹ, mục đích bó bột và các tai biến có
thể xảy ra trong quá trình bó bột.
+ Được vệ sinh sạch sẽ vùng xương gãy trước khi bó, cởi bỏ bớt áo.
+Với bệnh nhân gây mê cần nhịn ăn ít nhất 6h tránh sặc hoặc trào ngược.
-Hồ sơ:
Ghi chép đầy đủ thông tin bệnh nhân, ngày giờ bó bột, cách thức gây tê,
gây mê.

Phải có giấy cam kết chấp nhận thủ thuật của bố hoặc mẹ
Dặn dò theo dõi chèn ép bột tại nhà và hẹn ngày khám lại.
2.3.4.2. Kỹ thuật:
+Vô cảm: gây mê.
+Kỹ thuật nắn:
-Bệnh nhân nằm ngửa cánh tay dạng ngang 90 độ, khuỷu để vuông góc
với thân mình . Đặt đai vải ở 1/3 dưới cánh tay, kéo ngược lên đàu bệnh nhân.
Thì 1: Sửa di lệch chồng: Người nắn dùng bàn tay khỏe cầm ngón cái
bệnh nhân kéo thẳng trục xương quay, tay còn lại cầm ngón 2,3,4,5 kéo lệch
về phía trụ.
Thì 2: Sửa di lệch bên: Người nắn chính dựa vào phim XQ để nắn cho 2
đầu xương gãy chạm khít vào nhau. Sau đó dùng tay bóp mạnh vào khoang
liên cốt cho rộng khe này.
Thì 3: Đặt 2 nẹp bột trước và sau cẳng tay, trên hai nẹp bột đặt 2 đũa tre
dài 10cm đường kính 1cm, tương ứng màng liên cốt.Khi bột đang khô thì ép
nhẹ 2 đũa tre để mở rộng màng liên cốt.


22

Thì 4: Quấn bột tròn cánh cẳng bàn tay, rạch dọc .
Đối với gãy 1/3 trên 2 xương cẳng tay thì bó cẳng tay ngửa, nếu gãy 1/3
giữa để cẳng tay trung gian, gãy 1/3 dưới để cẳng tay sấp.
2.3.5. Đánh giá kết quả gần:
- Chụp XQ cẳng tay kiểm tra sau khi bó bột.
- Theo dõi chèn ép bột sau khi bó.
- Hẹn bệnh nhân tái khám sau 24h.
- Hẹn 10 ngày sau đến thay bột: đánh giá lâm sàng + XQ.
- Đánh giá lâm sàng +XQ sau khi tháo bột.
2.3.6. Đánh gía kết quả xa:

Bệnh nhân được liên lạc bằng điện thoại mời về khoa khám lại. Kết quả
xa được đánh giá theo tiêu chuẩn lâm sàng và XQ.
Các chỉ số biên độ vận động khớp khuỷu,khớp cổ tay, sấp, ngửa.
Đánh giá liền xương (mức độ can xương) trên phim XQ.
Chúng tôi đánh giá theo thang điểm Anderson dưới đây:
Bảng 2.1.Tiêu chuẩn đánh giá kết quả theo tiêu chuẩn Anderson:
Kết quả

Liền xương

Gấp duỗi khuỷu và cổ tay Sấp ngửa cẳng tay

Rất tốt

Liền xương

Giảm dưới 10 độ

Giảm dưới 25% biên độ

Tốt

Liền xương

Giảm dưới 20 độ

Giảm dưới 50% biên độ

Trung bình Liền xương


Giảm trên 30 độ

Giảm trên 50% biên độ

Kém

Kèm hay không kèm mất
vận động

Không liền
xương

2.3.7. Sơ đồ nghiên cứu:
Lựa chọn bệnh nhân đủ tiêu chuẩn nghiên cứu

Khai thác tiền sử

Thăm khám lâm sàng

Chụp XQ thẳng nghiêng


23

Chẩn đoán xác định – chỉ định bó bột

Theo dõi bệnh nhân sau bó, hẹn
khám lại sau 24h,1 tuần ,1 tháng

Hẹn bệnh nhân khám lại sau

tháo bột

Phân tích đánh giá kết quả - Kết luận

2.3.8. Xử lý kết quả:
- Kết quả thu nhập được ghi đầy đủ vào mẫu bệnh án nghiên cứu.
- Số liệu được xử lý bằng phần mềm SPSS 20.0
2.3.9. Khía cạnh đạo đức nghiên cứu:
- Nghiên cứu chỉ mục đích nghiên cứu khoa học, nhằm tìm ra phương
pháp tốt nhất để điều trị cho bệnh nhân, không vì mục đích khác.
- Mọi thông tin của bệnh nhân được giữ bí mật.
-Mọi bệnh nhân tham gia trong nghiên cứu đều được sự đồng ý của bố
mẹ hoặc người đại diện đủ điều kiện pháp lý.
CHƯƠNG 3
DỰ KIẾN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Đặc điểm nhóm bệnh nhân nghiên cứu:
3.1.1. Đặc điểm về tuổi:
Bảng 3.1: Phân bố về tuổi của đối tượng nghiên cứu


24

Nhóm tuổi

Từ 1đến dưới
6 tuổi

Tỷ lệ

Từ 6 đến 10

tuổi

Từ 11 đến 15
tuổi

3.1.2. Phân bố về giới tính:
Bảng 3.2. Phân bố về giới tính
Giới

Nam

Tỷ lệ

Nữ

3.1.3. Phân bố bên tay gãy:
Bảng 3.3. Phân bố bên tay gãy
Bên tay gãy

Bên trái

Tỷ lệ

Bên phải

Cả hai

Bảng 3.4. Vị trí gãy:
Vị trí
gãy

Tỷ lệ

1/3 trên

1/3 giữa

1/3 dưới

Bảng 3.5. Phân loại gãy theo mức độ di lệch:
Di lệch
Tỷ lệ

Độ 0

Độ 1

Độ 2

Độ 3

3.1.4. Nguyên nhân và cơ chế chấn thương:
Bảng 3.6. Nguyên nhân và cơ chế gãy
Nguyên nhân
Tỷ lệ

TNSH

TNGT

TNLĐ



25

3.2. Đặc điểm lâm sàng:
3.2.1. Các triệu chứng lâm sàng:
Bảng 3.7. Phân bố đặc điểm lâm sàng
Lâm sàng
Đau
Giảm,mất vận động cẳng tay
Sưng nề vùng cẳng tay
Biến dạng,lệch trục chi
Tổn thương mạch
Tổn thương thần kinh
Tổn thương phối hợp

n/N

Tỷ lệ %


×