Tải bản đầy đủ (.doc) (66 trang)

ĐẶC điểm xâm hại TÌNH dục tại TUYÊN QUANG TRONG BA năm từ năm 2016 – 2018

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (8.33 MB, 66 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI

LÊ THỊ MAI PHƯƠNG

ĐẶC ĐIỂM XÂM HẠI TÌNH DỤC TẠI TUYÊN
QUANG TRONG BA NĂM TỪ NĂM 2016 – 2018

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP BÁC SĨ Y KHOA
KHÓA 2013 - 2019

HÀ NỘI – 2019


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI

LÊ THỊ MAI PHƯƠNG

ĐẶC ĐIỂM XÂM TÌNH DỤC TẠI TUYÊN QUANG
TRONG BA NĂM TỪ NĂM 2016 - 2018
Chuyên ngành
Mã số

: Bác sĩ đa khoa
: 52720101


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP BÁC SĨ Y KHOA
KHÓA 2013 - 2019

Người hướng dẫn khoa học:
TS. LƯU SỸ HÙNG

HÀ NỘI - 2019


LỜI CÁM ƠN
Em xin chân thành cám ơn Ban giám hiệu nhà trường, các thầy cô giáo
Trường Đại học Y Hà Nội đã tận tình giảng dạy, truyền đạt kiến thức chuyên
môn, hết lòng giúp đỡ em trong sáu năm học tập tại trường.
Em xin cám ơn tất cả các thầy cô trong bộ môn Y pháp, Trường Đại hoc
Y Hà Nội đã cho em cơ hội được thực hiện khóa luận tại bộ môn. Các thầy cô
đã nhiệt tình giảng dạy, truyền đạt cho chúng em những kiến thức, kinh
nghiệm quý báu, giúp em hiểu rõ về các bước nghiên cứu khoa học.
Em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc nhất tới thầy Lưu Sỹ
Hùng. Thầy đã tận tình dìu dắt, truyền đạt kiến thức và hướng dẫn em trong
suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành được khóa luận tốt nghiệp
như ngày hôm nay.
Em xin gửi lời cám ơn tới các Thầy Cô là những nhà khoa học đã
chỉnh sửa, đóng góp các ý kiến chuyên môn để giúp em có được bản khóa
luận hoàn chỉnh.
Cuối cùng em xin gửi lời cám ơn đến gia đình, người thân, bạn bè đã
luôn giúp đỡ động viên em trong quá trình hoàn thành khóa luận.
Hà Nội, ngày 06 tháng 05 năm
2019

Lê Thị Mai Phương



LỜI CAM ĐOAN
Tôi là Lê Thị Mai Phương, sinh viên thuộc hệ Bác sĩ Đa khoa khóa
2013-2019, trường Đại học Y Hà Nội xin cam đoan:
1. Đây là công trình nghiên cứu do bản thân tôi trực tiếp thực hiện dưới
sự hướng dẫn của TS. BS. Lưu Sỹ Hùng.
2. Công trình này không trùng lặp với bất kỳ nghiên cứu nào khác đã
được công bố tại Việt Nam.
3. Các số liệu và thông tin trong luận văn là hoàn toàn chính xác, trung
thực và khách quan, đã được xác nhận và chấp nhận của cơ sở nơi nghiên
cứu cho phép lấy số liệu và xác nhận.
Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về những cam kết này.
Hà Nội, ngày 06 tháng 05 năm 2019
Sinh viên

Lê Thị Mai Phương


MỤC LỤC

ĐẶT VẤN ĐỀ................................................................................................................................. 1
CHƯƠNG 1.................................................................................................................................... 3
TỔNG QUAN TÀI LIỆU................................................................................................................ 3
1.1. Khái niệm về tội phạm tình dục.......................................................................................................... 3
1.1.1. Định nghĩa của nhóm tác giả Saltzman, L.Fanslow, F.Mc Mahon, O.Shelley đưa ra năm 1999 được
WHO công nhận [3]................................................................................................................................... 3
1.1.2. Định nghĩa của tổ chức Georgia Southern Health Education [3]........................................................3
1.1.3. Định nghĩa của Bộ luật Hình sự Việt Nam [4].................................................................................... 4
1.2. Phân loại tội phạm tình dục................................................................................................................ 5

1.3. Tình hình tội phạm tình dục tại Việt Nam........................................................................................... 5
1.4. Đặc điểm giải phẫu bộ phận sinh dục nữ [6].......................................................................................6
1.4.1. Cơ quan sinh dục ngoài của nữ........................................................................................................ 6
1.4.2. Tầng sinh môn [6]............................................................................................................................. 7
Hình 1.1: Cơ quan sinh dục ngoài ở nữ.................................................................................................. 8
1.4.3. Cơ quan sinh dục trong của nữ......................................................................................................... 8
Hình 1.2: Các dạng màng trinh.............................................................................................................. 9
Hình 1.3: Cơ quan sinh dục tronng của nữ [8]..................................................................................... 11
1. 5. Các tổn thương thường gặp trong giám định Pháp y........................................................................12
1.5.1. Tổn thương ngoài cơ quan sinh dục [9].......................................................................................... 12
1.5.2. Tổn thương tại cơ quan sinh dục [10]............................................................................................. 12
Hình 1.4: Rách mới màng trinh tại vị trí 7 giờ (mũi tên) và xung huyết gốc màng trinh [11]......................13
Hình 1.5: Màng trinh sau 12 ngày của nạn nhân 6 tuổi bị xâm hại tình dục. [11]..................................13
1.6. Các xét nghiệm cơ bản trong tội phạm tình dục [9]...........................................................................14
1.6.1. Xác định lông tóc của nạn nhân và hung thủ..................................................................................15
1.6.2. Vết cắn (mẫu nước bọt, khuôn mẫu hàm răng)..............................................................................15
1.6.3. Xét nghiệm ADN............................................................................................................................. 15
1.6.4. Dấu vết tinh dịch............................................................................................................................ 16
Hình 1.6: Hình ảnh tinh trùng [10]....................................................................................................... 18
1.6.5. Phương pháp thu mẫu sinh phẩm [12]........................................................................................... 18
Hình 1.7: Lấy mẫu nước bọt [12 ] Hình 1.8: Lấy dịch âm đạo[12].........................................................20
1.6.6. Phương pháp khám trực quan....................................................................................................... 20
1.6.7. Khám bộ phận sinh dục qua máy soi cổ tử cung [13]......................................................................21
Hình 1.9: Máy soi cổ tử cung............................................................................................................... 21
1.7. Các nghiên cứu về tội phạm tình dục trong giám định pháp y............................................................21
1.7.1. Trên thế giới................................................................................................................................... 21
1.7.2. Tại Việt Nam................................................................................................................................... 23


CHƯƠNG 2................................................................................................................................. 26

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU................................................................26
2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU................................................................................................................ 26
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu.................................................................................................................... 26
2.1.2. Tiêu chuẩn lựa chọn đối tượng...................................................................................................... 26
2.2. Phương pháp nghiên cứu:................................................................................................................ 26
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu........................................................................................................................ 26
2.2.2. Phương pháp thu thập số liệu........................................................................................................ 26
2.3. Các chỉ tiêu nghiên cứu.................................................................................................................... 26
2.3.1. Một số đặc điểm dịch tễ học của nạn nhân bị xâm hại tình dục......................................................26
2.3.2. Nghiên cứu tổn thương trên nạn nhân bị xâm hại tình dục............................................................28
2.4. Xử lý số liệu..................................................................................................................................... 29
2.5. Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu.................................................................................................... 29

CHƯƠNG 3................................................................................................................................. 30
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU........................................................................................................... 30
3.1. Một số đặc điểm dịch tễ học............................................................................................................ 30
3.1.1. Thống kê thực trạng số vụ xâm hại tình dục qua các năm...............................................................30
Biểu đồ 3.1: Số vụ xâm hại tình dục từ năm 2016-2018.......................................................................30
3.1.2. Phân bố tuổi của nạn nhân............................................................................................................. 30
Bảng 3.1. Thống kê tuổi của nạn nhân................................................................................................. 30
3.1.3. Trình độ văn hóa của nạn nhân...................................................................................................... 31
Bảng 3.2: Trình độ văn hóa của nạn nhân............................................................................................ 31
3.1.4. Nơi xảy ra vụ việc........................................................................................................................... 31
Bảng 3.3: Nơi xảy ra............................................................................................................................ 31
3.1.5. Thời gian từ khi bị cưỡng bức đến khi được giám định..................................................................32
Bảng 3.4: Thời gian từ khi bị cưỡng bức đến khi được giám định........................................................32
3.1.6. Mối quan hệ giữa nạn nhân và hung thủ........................................................................................ 32
Bảng 3.5: Mối quan hệ giữa nạn nhân và hung thủ..............................................................................32
3.2. Đặc điểm tổn thương trên cơ thể nạn nhân......................................................................................33
3.2.1. Phân bố tổn thương tại các vùng trên cơ thể.................................................................................33

Biểu đồ 3.2: Số trường hợp có tổn thương ngoài bộ phận sinh dục.....................................................33
Bảng 3.6. Tổn thương trên cơ thể nạn nhân........................................................................................ 33
3.2.2. Tổn thương bộ phận sinh dục......................................................................................................... 34
Biểu đồ 3.3: Số trường hợp có tổn thương bộ phận sinh dục.............................................................34
Bảng 3.7: Tổn thương bộ phận sinh dục.............................................................................................. 34
3.2.3. Tổn thương màng trinh.................................................................................................................. 35
Biểu đồ 3.4: Tổn thương rách màng trinh............................................................................................ 35
3.2.4. Cận lâm sàng được làm tại thời điểm giám định.............................................................................35
Bảng 3.8: Xét nghiệm thu mẫu dịch âm đạo tìm tinh trùng..................................................................35
Bảng 3.9. Các xét nghiệm khác............................................................................................................ 36
3.2.5. Hậu quả về sức khỏe và tâm lý...................................................................................................... 37


Bảng 3.10: Hậu quả về sức khỏe và tâm lý........................................................................................... 37

CHƯƠNG 4................................................................................................................................. 38
BÀN LUẬN................................................................................................................................... 38
4.1. Một số đặc điểm về dịch tễ tội phạm tình dục..................................................................................38
4.1.1. Thống kê thực trạng xâm hại tình dục qua các năm........................................................................38
4.1.2. Tuổi của nạn nhân.......................................................................................................................... 38
4.1.3. Trình độ văn hóa............................................................................................................................ 39
4.1.4. Nơi xảy ra....................................................................................................................................... 40
4.1.5. Thời gian từ khi bị cưỡng bức đến khi giám định............................................................................41
4.1.6. Mối quan hệ giữa đối tượng và nạn nhân bị xâm hại tình dục........................................................42
4.2. Đặc điểm tổn thương trên cơ thể nạn nhân......................................................................................42
4.2.1. Tổn thương tại các vùng trên cơ thể ngoài bộ phận sinh dục..........................................................42
4.2.2. Tổn thương tại cơ quan sinh dục.................................................................................................... 44
Hình 4.3: Tổn thương rách tầng sinh môn của nạn nhân T.Q.N 7 tuổi..................................................46
4.2.3. Tổn thương màng trinh.................................................................................................................. 46
4.2.4. Cận lâm sàng được làm tại thời điểm giám định.............................................................................47


KẾT LUẬN................................................................................................................................... 50
KIẾN NGHỊ.................................................................................................................................. 51


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Điều 20 Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013
quy định: "Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật
bảo hộ về sức khỏe, danh dự và nhân phẩm…." [1]. Như vậy, bên cạnh quyền
được bảo vệ tính mạng, sức khỏe thì danh dự và nhân phẩm của con người
cũng là một quyền Hiến định.
Tội phạm tình dục là hành vi xâm phạm đến sức khỏe, danh dự và nhân
phẩm con người. Loại tội phạm này tình dục xuất hiện ở mọi nơi, mọi lứa
tuổi, mọi nền văn hóa. Theo thống kê, khoảng 36 % phụ nữ trên toàn cầu
từng là nạn nhân của hành vi bạo lực về tình dục và thể xác. Ở Hoa Kỳ, 83%
thiếu nữ từ 12 đến 16 tuổi bị quấy rối tình dục. Tại Anh, cứ 5 phụ nữ thì có 1
người từng bị bạo lực tình dục. Không chỉ riêng Ấn Độ, nước được báo đài
đưa tin nhiều nhất về tội phạm tình dục, mà các quốc gia phát triển như Hoa
Kỳ, Canada, Thụy Điển và Vương Quốc Anh tỷ lệ tội phạm tình dục cũng
khá cao. [2]
Xâm hại tình dục không chỉ ảnh hưởng tới sức khỏe, tâm lý và sự phát
triển của nạn nhân, mà còn là vấn đề liên quan đến tình hình an ninh xã hội.
Trong một vài năm trở lại đây, khi chúng ta thực hiện chính sách mở cửa, hội
nhập, trên phạm vi toàn quốc, tình hình tội phạm tình dục ở nước ta vẫn diễn
biến rất phức tạp và luôn có chiều hướng gia tăng. Nguyên nhân của tình
trạng trên là do tác động mặt trái của nền kinh tế thị trường; sự du nhập lối
sống cởi mở trong tình cảm từ phương Tây; sự tràn lan của các web đồi trụy;
thiếu trách nhiệm phối hợp quản lý, giáo dục, tuyên truyền của xã hội, nhà

trường và gia đình; công tác phát hiện tố giác còn gặp nhiều khó khăn; một số
tội danh chế tài xử ý chưa đủ sức răn đe tội phạm.


2

Từ thực trạng của tội phạm tình dục hiện nay cùng với cơ hội được quan
sát và tìm hiểu thực tế tại Trung tâm Pháp Y tỉnh Tuyên Quang, em lựa chọn
đề tài “Đặc điểm xâm hại tình dục tại Tuyên Quang trong 3 năm từ 2016 2018” làm đề tài khóa luận tốt nghiệp của mình với mong muốn tìm hiểu,
đóng góp một phần vào lĩnh vực nghiên cứu này.
Đề tài được thực hiện nhằm tìm hiểu 2 mục tiêu sau:
* Nêu được thực trạng tội phạm tình dục từ năm 2016-2018 tại tỉnh
Tuyên Quang.
* Nghiên cứu đặc điểm tổn thương hay gặp trên những nạn nhân bị xâm
hại tình dục được giám định tại Trung tâm Pháp y tỉnh Tuyên Quang từ năm
2016-2018.


3

Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Khái niệm về tội phạm tình dục
Do những tác động nhiều mặt của đời sống xã hội, quan niệm về tội
phạm tình dục hiện nay rất đa dạng và mở rộng. Về thuật ngữ đã có sự phát
triển, lồng ghép, đan xen giữa các quan niệm của pháp luật, đạo đức xã hội và
quan niệm y học với nhiều tên gọi như: cưỡng dâm, hiếp dâm, cưỡng hiếp,
bạo lực tình dục, cưỡng bức tình dục, xâm hại tình dục, quấy rối tình dục, lạm
dụng tình dục, bệnh hoạn tình dục có phạm tội.
1.1.1. Định nghĩa của nhóm tác giả Saltzman, L.Fanslow, F.Mc Mahon,

O.Shelley đưa ra năm 1999 được WHO công nhận [3]
Theo các tác giả này bạo lực tình dục (sexual violence) là:
“Dùng sức lực ép buộc một người (nam hoặc nữ) tham gia vào hành vi tình
dục chống lại ý muốn của người đó dù hành vi đó có hoặc không thực hiện
được hoàn toàn”
“ Sự xâm phạm tình dục hoặc hành vi tình dục đã hoàn thành với một
người không có khả năng nhận biết bản thân hoặc tình cảnh của hành vi đó
hoặc với một người suy sụp sức khỏe không có khả năng tham gia hoạt
động tình dục, hoặc với một người đã thông báo không bằng lòng tham gia
hoạt động tình dục (ví dụ: bị ốm, mất giảm khả năng tình dục, bị ảnh hưởng
của rượu, thuốc men khác), hoặc với người bị dọa dẫm đe dọa, chịu áp lực,
sức ép”
1.1.2. Định nghĩa của tổ chức Georgia Southern Health Education [3]
Bất cứ hành vi tình dục nào của một người thực hiện với người khác mà
không được người đó chấp nhận. Đó có thể là hậu quả của sự đe dọa hoặc
dùng bạo lực ép buộc nạn nhân mất khả năng chấp nhận một cách thích hợp.


4

1.1.3. Định nghĩa của Bộ luật Hình sự Việt Nam [4]
Hiếp dâm là hành vi phạm tội của một người dùng vũ lực hoặc lợi dụng
tình trạng không thể tự vệ của nạn nhân hoặc thủ đoạn khác giao cấu với nạn
nhân trái với ý muốn của họ.
Cưỡng dâm là hành vi phạm tội của một người dùng mọi thủ đoạn khiến
người lệ thuộc mình hoặc đang ở trong tình trạng quẫn bách phải miễn cưỡng
giao cấu.
Theo Bộ luật hình sự của Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
năm 2015 các tội phạm xâm hại tình dục được quy định như sau:
Điều 141. Tội hiếp dâm “Người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực

hoặc lợi dụng tình trạng không thể tự vệ được của nạn nhân hoặc thủ đoạn
khác giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác trái với ý muốn
của nạn nhân, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm.”
Điều 142. Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi “ Người nào thực hiện một
trong các hành vi sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:
a) Dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc lợi dụng tình trạng không thể tự
vệ được của nạn nhân hoặc thủ đoạn khác giao cấu hoặc thực hiện hành vi
quan hệ tình dục khác với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi trái với ý
muốn của họ.
b) Giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người dưới
13 tuổi.”
Điều 143. Tội cưỡng dâm “Người nào dùng mọi thủ đoạn khiến người
lệ thuộc mình hoặc người đang ở trong tình trạng quẫn bách phải miễn cưỡng
giao cấu hoặc miễn cưỡng thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác, thì bị phạt
tù từ 01 năm đến 05 năm.”
Điều 144. Tội cưỡng dâm người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi.
“Người nào dùng mọi thủ đoạn khiến người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi


5

đang ở trong tình trạng lệ thuộc mình hoặc trong tình trạng quẫn bách phải
miễn cưỡng giao cấu hoặc miễn cưỡng thực hiện hành vi quan hệ tình dục
khác, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm.”
Điều 145. Tội giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác
với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi “ Người nào đủ 18 tuổi trở lên mà
giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người từ đủ 13 tuổi
đến dưới 16 tuổi, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 142 và Điều
144 của Bộ luật này, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.”
Điều 146. Tội dâm ô đối với người dưới 16 tuổi “Người nào đủ 18 tuổi

trở lên mà có hành vi dâm ô đối với người dưới 16 tuổi không nhằm mục đích
giao cấu hoặc không nhằm thực hiện các hành vi quan hệ tình dục khác, thì bị
phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.”
1.2. Phân loại tội phạm tình dục
Theo phân loại của WHO năm 2012, tội phạm tình dục được phân thành
9 loại như sau: [5]
1- Hiếp dâm do người quen (acquaintance rape/ Date rape)
2- Hiếp dâm giữa vợ chồng (Spousal rape)
3- Hiếp dâm trong các trường cao đẳng đại học (College campus rape)
4- Hiếp dâm tập thể (Gang rape)
5- Hiếp dâm trẻ em (Rape of children)
6- Hiếp dâm người chưa đến tuổi trưởng thành (Statutory rape)
7- Hiếp dâm trong tù (Prison rape)
8- Hiếp dâm trong chiến tranh (War rape)
9- Hiếp dâm trong quân đội (Rape within the military)
1.3. Tình hình tội phạm tình dục tại Việt Nam
Ở Việt Nam, tình trạng xâm hại tình dục đối với phụ nữ và trẻ em gái
trong những năm gần đây đã gia tăng ở mức báo động trên phạm vi cả nước.


6

Theo thống kê của Tổng cục Cảnh sát - Bộ Công an, mặc dù chỉ là phần nhỏ
so với thực tế nhưng mỗi năm trung bình có 1.600 - 1.800 vụ xâm hại trẻ em
được phát hiện, trong số 1.000 vụ xâm hại tình dục, số vụ mà trẻ em là nạn
nhân chiếm đến 65%, đa số nạn nhân là nữ ở độ tuổi 12-15 (chiếm 57,46%),
tuy nhiên số trẻ em dưới 6 tuổi bị xâm hại là vấn đề rất đáng báo động, chiếm
tới 13,2%.
Số liệu thống kê năm 2016 của Tổng cục Cảnh sát - Bộ Công an cho
thấy, lực lượng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội trên toàn quốc đã

phát hiện hơn 1373 vụ xâm hại tình dục trẻ em, với hơn 1352 đối tượng; trong
đó đã khởi tố hàng trăm vụ án hiếp dâm trẻ em (chiếm 30,1%), với 438 bị can
(chiếm 32,3%); 465 vụ án giao cấu với trẻ em (chiếm 33,8%), với 461 bị can
(chiếm 34,1%).
Theo thống kê của Tòa án nhân dân tối cao, trong 5 năm (từ năm 2012 2016), Tòa án các cấp đã thụ lý theo thủ tục sơ thẩm 9.305 vụ với 10.656 bị
cáo. Trong đó, đưa ra xét xử theo thủ tục sơ thẩm 8.674 vụ (chiếm 93,2%),
với 9.873 bị cáo (chiếm 92,65%).
1.4. Đặc điểm giải phẫu bộ phận sinh dục nữ [6]
1.4.1. Cơ quan sinh dục ngoài của nữ
1.4.1.1. Âm hộ
Là vùng bao quanh niệu đạo và âm đạo. Phía trên có gò mu là gò lồi liên
tiếp với thành bụng phía trên, ngăn cách với đùi bởi nếp lằn bẹn. Dưới gò mu
có 2 nếp da lớn tạo nên giới hạn bên của âm hộ, gọi là môi lớn. Nằm trong
môi lớn có 2 nếp da nhỏ hơn, ngăn cách với môi lớn bởi rãnh gian môi, đó là
2 môi bé. Giữa mặt trong hai môi bé có một khoảng lõm gọi là tiền đình âm
đạo. Hai môi lớn gặp nhau ở trước và sau tương ứng tại mép trước môi, mép
sau môi. Môi bé nhỏ hơn, ở trong, đầu trước tách ra bọc lấy âm vật tạo thành
hãm âm vật, đầu sau gặp nhau tại hãm môi âm hộ.


7

1.4.1.2. Âm vật
Là mô cương, được tạo nên bởi 2 vật hang. Âm vật nằm trước tiền đình
âm đạo, dưới khớp mu trên lỗ niệu đạo.
1.4.1.3. Vú
Là tuyến tiết sữa, phát triển mạnh sau tuổi dậy thì, trong những tháng
cuối của thời kỳ mang thai, đặc biệt sau khi đẻ.
1.4.2. Tầng sinh môn [6]
Đáy chậu là nằm dưới hoành chậu. Đây là vùng hình thoi đi từ xương

mu ở trước tới xương cụt ở sau và giữa hai củ ngồi. Đường kẻ ngang qua hai
ụ ngồi chia đáy chậu thành 2 phần: tam giác niệu dục ở trước chứa cơ quan
sinh dục ngoài và tam giác hậu môn ở sau chứa ống hậu môn. Tam giác niệu –
sinh dục, còn được gọi là tầng sinh môn, có cấu tạo phức tạp bởi nhiều lớp cơ
mạc, khác nhau giữa nam và nữ. Đây là nơi có thể thấy các tổn thương do va
chạm trực tiếp từ xâm hại tình dục, các tổn thương có thể là xước, trầy, bầm
dập, tụ máu, rách chảy máu…


8

Hình 1.1: Cơ quan sinh dục ngoài ở nữ
1.4.3. Cơ quan sinh dục trong của nữ
1.4.3.1. Âm đạo
Âm đạo là cơ quan giao hợp và là đường để thai nhi từ tử cung ra ngoài.
Do đó âm đạo là nơi trực tiếp chịu các tổn thương của xâm hại tình dục Nó là
một ống xơ cơ được lót bằng thượng mô lát tầng không sừng hóa, đi từ tiền
đình âm đạo tới tử cung. Thành trước âm đạo liên quan với bàng quang, niệu
đạo, khi có sang chấn gây rách thành trước âm đạo có thể gây rách bàng quang,
niệu đạo. Thành sau âm đạo liên quan với trực tràng, do vậy sang chấn gây tổn
thương thành sau âm đạo có thể làm tổn thương đến vách trực tràng.
Màng Trinh: Ở người chưa quan hệ tình dục, lỗ dưới âm đạo được che
bởi một màng niêm mạc thủng ở giữa gọi là màng trinh. Bờ tự do của màng
trinh là chu vi của lỗ màng trinh. Xung quanh màng trinh dày, càng vào trung


9

tâm càng mỏng, vì ở đây chủ yếu là tổ chức liên kết và sợi chun, ít mạch máu
và thần kinh. Màng trinh tồn tại tạm thời sau nhiều lần giao hợp, sau những

lần đẻ nó rách và teo dần các mảnh màng trinh trở thành những gờ không đều,
không bằng nhau, hình thành từng núm nhỏ. Có loại màng trinh dai, cứng cản
trở sự giao hợp, có loại chun dãn rất dễ dàng khi giao hợp nhưng không bị
rách.. Các loại màng trinh có thể thấy là: màng trinh dạng vòng, màng trinh
dạng vách, màng trinh dạng sàng. Phổ biến nhất là loại màng trinh hình vành
khăn có một lỗ ở trung tâm. [7]

Hình 1.2: Các dạng màng trinh
1.4.3.2. Tử cung
Tử cung là là khối cơ quan rỗng, thành dày chủ yếu do lớp cơ tạo
nên. Tử cung thông ở trên với vòi tử cung, ở dưới với âm đạo. Niêm mạc tử
cung thay đổi theo chu kỳ kinh nguyệt, là nơi phôi đến làm tổ và phát triển
thành thai.
Âm đạo bám vào xung quanh cổ tử cung, chia cổ tử cung ra làm 2
phần: phần trên âm đạo và phần âm đạo. Phần âm đạo của cổ tử cung thò vào
trong âm đạo, chính giữa lỗ vào cổ tử cung. Ở người chưa sinh đẻ, lỗ này có
hình tròn. Ở người đã đẻ thì lỗ bè ngang và có nhiều vết sẹo rách.


10

Vòm âm đạo là phần quay xung quanh âm đạo và cổ tử cung, phần sau
sâu nhất và có liên quan với túi cùng trực tràng – tử cung. Khi thăm khám có
thể cho ngón tay tới phần sau vòm âm đạo để thăm khám tính trạng túi cùng
trực tràng – tử cung. Các sang chấn có thể làm tổn thương rách túi cùng này.
1.4.3.3. Buồng trứng
Là tuyến sinh dục vừa sản sinh ra noãn vừa tiết ra các nội tiết tố, có 2
buồng trứng: phải và trái. Mỗi buồng trứng của phụ nữ chưa đẻ nằm ở một
bên tử cung, phía sau và dưới ngoài vòi tử cung, trong hố buồng trứng ở thành
bên chậu hông bé. Sau dậy thì, một số nang noãn phát triển hàng tháng. Khi

chín vỡ gây hiện tượng rụng trứng, nhờ vậy người phụ nữ có khả năng thụ
thai và sinh đẻ.
1.4.3.4. Vòi tử cung
Có 2 vòi tử cung, mỗi vòi là một ống dài khoảng 10cm nằm ở một bên
tử cung, có tác dụng dẫn trứng vào lòng tử cung.


11

Hình 1.3: Cơ quan sinh dục tronng của nữ [8]


12

1. 5. Các tổn thương thường gặp trong giám định Pháp y
1.5.1. Tổn thương ngoài cơ quan sinh dục [9]
Tay chân là những vùng thường gặp trong tổn thương ngoài cơ quan
sinh dục. Các tổn thương chủ yếu được gây ra bởi tay của hung thủ hoặc các
vật dụng dùng để khống chế sư kháng cự của nạn nhân.
Có thể gặp các tổn thương như: Vết hằn bóp cổ, ấn móng tay ở cổ, xây
xát da mặt trong đùi nạn nhân, ở cổ tay, cánh tay và xung quanh miệng, kể cả
dấu răng. Các dạng tổn thương có thể từ nhẹ như trày xước, tụ máu nhỏ cho
đến các mức độ nặng hơn như bầm máu, rách, chảy máu… Các tổn thương có
thể phối hợp với nhau và có thể gặp đồng thời ở nhiều vị trí trên cơ thể. Một
số trường hợp, do nạn nhân nhỏ tuổi, khả năng tự vệ rất yếu , cơ quan sinh
dục chưa phát triển đầy đủ để giao cấu, hành vi của hung thủ là những đụng
chạm của các động tác tạo khoái cảm nên ít để lại dấu tích.
Cũng giống như tổn thương tại cơ quan sinh dục, các tổn thương tại mọi
vị trí trên cơ thể đều có thể hồi phục theo thời gian sau khi bị xâm hại, vì vậy
trong bất kỳ tình huống nào cũng phải thăm khám không chậm trễ.

1.5.2. Tổn thương tại cơ quan sinh dục [10]
Người còn còn trinh khi bị hiếp có thể có những thương tích nặng ở
đường sinh dục dưới dạng các vết xây xát và vết rách ở lỗ âm đạo, dãn âm
đạo và rách màng trinh. Âm hộ và vú là vị trí rất dễ bị tổn thương do xâm hại
tình dục, đa số có thể quan sát bằng mắt thường như trầy xước, chảy máu,
rách, tụ máu….cần thăm khám cẩn thận và chi tiết, tránh bỏ sót.
Màng trinh mới rách trong vòng 3-4 ngày bờ sắc đỏ, sưng nề và rướm
máu, bình thường 4-5 ngày tạo sẹo, từ 8-10 ngày sẹo xơ hóa hoàn toàn, khi hóa
sẹo mỗi bên trắng dày, khúc khuỷu, thường không bao giờ hai mép dính liền
vào nhau. Nếu bị nhiễm trùng 2-4 ngày có mủ và hiện tượng viêm tấy có thể
kéo dài từ 15-20 ngày. Vết rách do giao hợp thường gặp ở vị trí 5 giờ và 7 giờ.


13

Hình 1.4: Rách mới màng trinh tại vị trí 7 giờ (mũi tên) và xung huyết gốc
màng trinh [11]

Hình 1.5: Màng trinh sau 12 ngày của nạn nhân 6 tuổi bị xâm hại tình
dục. [11]
Ở con gái đến tuổi trưởng thành, màng trinh xơ mỏng giao hợp dễ dàng và


14

dễ rách, vết rách ít viêm tấy và rất ít tổn thương ở âm đạo và tầng sinh môn.
Ðối với trẻ em từ 7-12 tuổi có thể giao hợp được nhưng tổn thương nặng như
bầm tím, viêm quanh âm hộ, rách thành âm đạo, tầng sinh môn có khi cả túi
cùng sau. Dấu hiệu tổn thương do dâm ô đối với trẻ em hầu như chắc chắn
không có sự ưng thuận.

Từ 13 tuổi trở lên, dấu hiệu hiếp dâm tương tự như phụ nữ trưởng thành.
Ðối với trẻ em dưới 7 tuổi, không thể thực hiện giao hợp được vì âm hộ
hẹp nên càng ít có khả năng rách màng trinh.
Màng trinh rách cũ có đặc điểm: góc vết rách nhọn, không đều, không
cân xứng. Nếu giao cấu nhiều lần, mép ngoài của môi lớn nhão để lộ môi nhỏ,
màng trinh teo lại. Ðẻ nhiều lần màng trinh bị hủy còn sót lại những mẩu như
mào gà. Trường hợp màng trinh không rách hoặc hai mép dính liền nhau,
dùng kính lúp soi thấy màng trinh mất bóng hoặc thấy một vết sẹo nhỏ màu
trắng đục.
Ký hiệu vị trí vết rách màng trinh bằng các chữ số trên mặt đồng hồ.
Khi nạn nhân được giám định sớm ngay sau khi xảy ra xâm hại có thể
tìm thấy các bằng chứng có giá trị như lông tóc rụng, tinh dịch, máu của
hung thủ. Khi nạn nhân đến giám định muộn, có thể phát hiện được các hậu
quả do xâm hại tình dục gây ra như: có thai, mắc các bệnh lây nhiễm qua
đường tình dục.
1.6. Các xét nghiệm cơ bản trong tội phạm tình dục [9]
Trong quy trình khám, giám định tội phạm tình dục, việc phát hiện, thu
giữ các dấu vết , sinh phẩm từ người, quần áo và hiện trường có ý nghĩa đặc
biệt quan trọng có giá trị cho chẩn đoán xác định.
Các dấu vết và sinh phẩm phải thu giữ cả trên người nạn nhân và hung
thủ/ nghi can bao gồm:
• Dịch âm đạo.


15

• Nước bọt.
• Dấu vết tinh dịch mới/cũ ở âm đạo, âm hộ, khoang miệng, hậu môn
trực tràng, trên bề mặt da của cả 2 người ở bất cứ vị trí nào.
• Dấu vết nghi ngờ là tinh dịch trên quần áo, hiện trường.

• Lông tóc dính, rụng ra thu được ở cả 2 người, ở quần áo và hiện trường.
1.6.1. Xác định lông tóc của nạn nhân và hung thủ
Trước khi tiến hành xét nghiệm ADN các mẫu tóc thu được cần so sánh
qua kính hiển vi. Qua đó có thể xác định được đặc điểm màu lông tóc, chủng
tộc, nguồn gốc và những đặc điểm cá thể. Mặc dù vậy không thể đưa ra được
những chẩn đoán xác định thông qua việc kiểm tra lông tóc. Nhờ những thành
tựu khoa học kỹ thuật về công nghệ sinh học người ta có thể xác định được cá
thể thông qua việc kiểm tra ADN trên thân và chân tóc.
1.6.2. Vết cắn (mẫu nước bọt, khuôn mẫu hàm răng)
Vết cắn cũng là bằng chứng dấu vết tội phạm, có thể có giá trị như dấu
vân tay. Việc đầu tiên cần làm là dùng gạc sạch để lau xung quanh vết cắn
nhằm thu hồi mẫu nước bọt để gửi làm xét nghiệm ADN, vết cắn cũng phải
được chụp ảnh. Nếu có chuyên gia về nha khoa thường trực thì nên mời đến
để họ thực hiện nhiệm vụ theo chuyên ngành cũng như lấy mẫu khuôn răng
tại vết cắn để so sánh với mẫu cung răng với đối tượng nghi ngờ theo yêu cầu
của tòa án và dấu vết trên vết cắn.
1.6.3. Xét nghiệm ADN
Cho đến cuối những năm 1980, trong những vụ án cưỡng, hiếp dâm,
những phương pháp xét nghiệm huyết thanh vẫn được áp dụng kết hợp với
những phương pháp xét nghiệm sinh hóa truyền thống.
Xét nghiệm ADN – hay còn gọi là phương pháp xét nghiệm dấu vết
nhiễm sắc thể được tiến sĩ Alec Jeffreys 1985 nghiên cứu áp dụng trong hoạt
động giám định pháp y. Theo ông, trong mỗi sợi nhiễm sắc thể có trình tự


16

giống nhau. Độ dài, cấu trúc và số lượng của những đoạn lặp lại khác nhau ở
mỗi người, việc nhận dạng và chứng minh tính lặp lại của những đoạn
nucleotid là đặc trưng cho một cá thể là nền tảng của xét nghiệm ADN

1.6.4. Dấu vết tinh dịch
Trường hợp nạn nhân tử vong mới xảy ra, phương pháp nhỏ giọt tiêu
bản để tìm tinh trùng còn sống có thể dược áp dụng, dùng dung dịch âm đạo
phết lên lam kính rồi để khô tự nhiên. Dùng gạc để thấm ướt dịch âm đạo rồi
để khô tự nhiên và để trong hộp các tông (không được để trong ống nghiệm).
Những trường hợp dấu vết tinh dịch dính trên da cần được thu giữ với gạc
sạch ẩm. Cần thu giữ mẫu dịch tại khoang miệng và trong lỗ hậu môn trong
hầu hết những trường hợp khám nghiệm tử thi.
Lam kính cần được đặt trong hộp nhựa đừng tiêu bản hoặc hộp các tông
để tránh dây bẩn cho những trường hợp làm sau nếu để chung. Mẫu sinh
phẩm thu được từ khoang miệng hoặc hâu môn cần được nhuộm để tìm tinh
trùng. Nếu phát hiện tinh trùng cần tiến hành xét nghiệm ADN để xác định
đối tượng ngay tại mẫu vật trong gạc. Nếu không phát hiện tinh trùng thì cần
tiếp tục làm xét nghiệm định tính acid phosphatase. Trong những trường hợp
còn nghi ngờ về hoạt động tình dục xảy ra và trong những trường hợp định
tính acid phosphatase không rõ ràng thì xét nghiệm tìm protein P30 là cần
thiết. Một số trường hợp, xét nghiệm tìm P30 có thể dương tính mặc dù định
lượng acid phosphatase có thể âm tính.
Với nạn nhân còn sống, có thể thấy tinh trùng còn cử động kéo dài
trong vòng 6 giờ đến 12 giờ thậm chí có thể hiếm gặp 24 giờ. Thời gian tồn
tại của tinh trùng trong âm đạo người sống rất khác nhau. Những trường hợp
đến khám muộn vẫn có thể phát hiện được tinh trùng do nằm lấp ở trong các
nếp gấp ở niêm mạc cổ tử cung, cần hết sức lưu ý khi phát hiện thấy tinh
trùng cử động ở những nạn nhân thông báo về việc họ bị cưỡng dâm, hiếp


17

dâm một vài giờ trước đó vì có thể nhầm lẫn với hoạt động tình dục trước đó.
Do đó trong trường hợp này chỉ lấy dịch âm đạo mà không lấy dịch cổ tử

cung hoặc túi cùng âm đạo.
Tinh trùng không cử động nhưng có đuôi có thể phát hiện trong vòng
26 giờ ở những nạn nhân còn sống, cá biệt có trường hợp đến 2-3 ngày. Việc
phát hiện thấy một hoặc hai tinh trùng trong một lam kính cần hết sức thận
trọng vì có thể còn sót lại trong những lần hoạt động tình dục trước đó và gặp
những tinh trùng có đời sống dài hơn bình thường. Trong phần lớn các trường
hợp bị hiếp dâm, cưỡng dâm, nếu còn mới một số lượng lớn tinh trùng sẽ tìm
thấy ở trên mỗi tiêu bản.
Nếu kết quả xét nghiệm tinh trùng âm tính cũng không loại trừ được
khả năng đã có hoạt động tình dục. Có thể xác định được tinh trùng sau 1-2
tuần sau đối với người chết mặc dù tinh trùng bị phá hủy khi hư thối hình
thành nhưng không bị bài tiết của dịch hoặc biểu mô âm đạo. Tinh trùng dính
trên sợi vải, quần áo, giấy…nếu được làm khô tự nhiên vẫn có thể xác định
được sau vài năm.
Một số xét nghiệm sinh hóa nhằm xác định có mặt của tinh dịch như
xét nghiệm xác định sự có mặt của acid phosphatase, hay được áp dụng
nhất do nồng độ cao của chất này trong tinh dịch và thường tồn tại trong
âm đạo từ 18-24 giờ, có trường hợp kéo dài tới 72 giờ, nhưng cao nhất
trong vòng 12 giờ đầu và sau đó giảm dần trong 48-72 giờ kể từ khi giao
hợp. Đây là xét nghiệm có giá trị cho thấy hoạt động tình dục mới xảy ra so
với phương pháp tìm tinh trùng không còn hoạt động trong thời gian 2-3
ngày sau khi giao hợp.
Năm 1978, một glycoprotein đặc biệt chỉ có trong tinh dịch được tìm ra
có tên P30, chất này không có trong dịch sinh học của người phu nữ. P30 có
trong tinh dịch có hoặc không có tinh trùng. Theo Graves, có thể tìm được


18

P30 trong dịch âm đạo với thời gian trung bình là 1 giờ kể từ sau giao hợp

(trong khoảng 13-47 giờ).

Hình 1.6: Hình ảnh tinh trùng [10]
1.6.5. Phương pháp thu mẫu sinh phẩm [12]
Vị trí

Sinh phẩm

Dụng cụ
Tăm bông

Tinh dịch
Lỗ hậu môn

lam

kính

Chất bôi trơn

Quần áo



Chất lạ bám
trên quần áo

Tăm bông

Hướng dẫn lấy mẫu

Dùng tăm bông và lam
kính để thu thập và bảo
quản sinh phẩm. Bôi trơn
dụng cụ bằng nước hoặc
dung dịch không phải chất
bôi trơn.
Để tăm bông khô sau khi
lấy mẫu.
Quần áo cần đặt trong các
túi giấy. Thu thập các

Túi giấy

mảnh giấy và mảnh vụn.
Các vật ướt nên được để
riêng biệt.


×