Tải bản đầy đủ (.doc) (72 trang)

KHẢO sát mối TƯƠNG QUAN GIỮA các THỂ lâm SÀNG CHỨNG vị QUẢN THỐNG và HÌNH ẢNH mô BỆNH học TRÊN BỆNH NHÂN VIÊM LOÉT dạ dày tá TRÀNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.01 MB, 72 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI

TRẦN THỊ THU THỦY

KHẢO SÁT MỐI TƯƠNG QUAN GIỮA CÁC THỂ LÂM SÀNG
CHỨNG VỊ QUẢN THỐNG VÀ HÌNH ẢNH MÔ BỆNH HỌC
TRÊN BỆNH NHÂN VIÊM LOÉT DẠ DÀY TÁ TRÀNG

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP BÁC SỸ Y KHOA
KHÓA 2013 - 2019

Hà Nội – 2019


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI
----***----

TRẦN THỊ THU THỦY

KHẢO SÁT MỐI TƯƠNG QUAN GIỮA CÁC THỂ LÂM SÀNG
CHỨNG VỊ QUẢN THỐNG VÀ HÌNH ẢNH MÔ BỆNH HỌC
TRÊN BỆNH NHÂN VIÊM LOÉT DẠ DÀY TÁ TRÀNG


Ngành đào tạo : Bác sỹ Y học cổ truyền
Mã ngành

: 52720201

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP BÁC SỸ Y KHOA
KHÓA 2013 - 2019
Người hướng dẫn khoa học:
ThS. Trịnh Thị Lụa

Hà Nội - 2019


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới:
Đảng ủy, Ban giám hiệu Trường Đại học Y Hà Nội, Phòng Quản lý và
đào tạo đại học, Khoa Y học cổ truyền, các phòng ban của nhà trường đã tạo
điều kiện cho tôi trong quá trình học tập và hoàn thành khóa luận tốt nghiệp bác
sỹ y khoa.
Với tấm lòng thành kính tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới:
ThS. Trịnh Thị Lụa – giảng viên bộ môn Lý luận y học cổ truyền, khoa
Y học cổ truyền, Trường Đại học Y Hà Nội, người thầy đã trực tiếp hướng dẫn
khoa học, đã tận tâm, tận lực mang hết nhiệt huyết của mình để giảng dạy, giúp
đỡ, chỉ bảo cho tôi những kinh nghiệm quý báu nhất trong suốt quá trình học
tập, nghiên cứu để tôi hoàn thành khóa luận tốt nghiệp bác sỹ y khoa.
Tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn tới:
- Các Thầy Cô trong hội đồng giám khảo chấm Khóa luận tốt nghiệp
Bác sỹ y khoa, khoa Y học cổ truyền, trường Đại học Y Hà Nội, những thầy cô
đã đóng góp cho tôi nhiều ý kiến quý báu để tôi hoàn thành khóa luận tốt
nghiệp này.

- Khoa Thăm dò chức năng – Bệnh viện Bạch Mai và Khoa Thăm dò
chức năng – Công ty cổ phần Bệnh viện Giao thông vận tải đã tạo điều kiện
thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình nghiên cứu tại khoa.
Cuối cùng tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới cha mẹ tôi, người
đã sinh thành và nuôi tôi khôn lớn, động viên khuyến khích tôi trong suốt quá
trình học tập. Tôi xin được cảm ơn tới thầy cô và bạn bè đã luôn động viên,
khích lệ tôi trong thời gian tôi học tập và hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này.
Tác giả
Trần Thị Thu Thủy


LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan công trình nghiên cứu này là do tôi thực hiện tại Khoa
Thăm dò chức năng – Bệnh viện Bạch Mai và Khoa Thăm dò chức năng – Công
ty cổ phần Bệnh viện Giao thông vận tải, dưới sự hướng dẫn khoa học của ThS.
Trịnh Thị Lụa, không trùng lặp với một công trình nào của các tác giả khác. Các
số liệu trong nghiên cứu này là hoàn toàn trung thực và chưa từng được công bố
trong bất kỳ một nghiên cứu nào khác.
Hà Nội, 20 tháng 5 năm 2019
Tác giả

Trần Thị Thu Thủy


MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ.......................................................................................................1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN...............................................................................3
1.1. Viêm loét dạ dày – tá tràng theo Y học hiện đại........................................3
1.1.1. Giải phẫu dạ dày – tá tràng......................................................................3
1.1.2. Định nghĩa, nguyên nhân và chẩn đoán viêm loét dạ dày – tá tràng........5

1.1.3. Mô bệnh học.............................................................................................8
1.2. Viêm loét dạ dày – tá tràng theo Y học cổ truyền....................................11
1.2.1. Đại cương...............................................................................................11
1.2.2. Nguyên nhân gây bệnh và cơ chế bệnh sinh..........................................12
1.2.3. Các thể lâm sàng và điều trị...................................................................14
1.3. Tình hình nghiên cứu trong nước và thế giới..........................................17
1.3.1. Nghiên cứu trong nước...........................................................................17
1.3.2. Nghiên cứu về viêm loét dạ dày tá tràng trên thế giới .........................19
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.............20
2.1. Đối tượng nghiên cứu.................................................................................20
2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn bệnh nhân..............................................................20
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ..................................................................................20
2.2. Địa điểm, thời gian nghiên cứu.................................................................20
2.3. Phương pháp nghiên cứu...........................................................................20
2.3.1. Thiết kế nghiên cứu................................................................................20
2.3.2. Chọn mẫu nghiên cứu............................................................................21
2.3.3. Công cụ thu thập số liệu.........................................................................21
2.3.4. Các chỉ tiêu nghiên cứu..........................................................................21
2.3.5. Phương pháp thu thập số liệu.................................................................23
2.3.6. Quy trình nghiên cứu..............................................................................23


2.4. Xử lý số liệu.................................................................................................23
2.5. Đạo đức trong nghiên cứu.........................................................................23
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU........................................................25
3.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu..............................................25
3.1.1. Phân bố bệnh nhân theo tuổi..................................................................25
3.1.2. Phân bố theo thời gian mắc bệnh...........................................................26
3.1.3. Yếu tố tiền sử.........................................................................................26
3.2. Đặc điểm lâm sàng, nội soi và mô bệnh học của đối tượng nghiên cứu 27

3.2.1. Triệu chứng lâm sàng.............................................................................27
3.2.2. Định khu tổn thương trên nội soi...........................................................28
3.2.3. Đặc điểm mô bệnh học của đối tượng nghiên cứu.................................29
3.3. Mối tương quan giữa các thể lâm sàng chứng Vị quản thống và hình
ảnh mô bệnh học của đối tượng nghiên cứu...................................................31
3.3.1. Phân bố bệnh nhân theo thể lâm sàng YHCT........................................31
3.3.2. Mối liên quan giữa các thể lâm sàng YHCT và tỷ lệ nhiễm H.P...........32
3.3.3. Mối liên quan giữa các thể bệnh YHCT và mức độ hoạt động của viêm
mạn tính............................................................................................................33
3.3.4. Mối liên quan giữa các thể bệnh YHCT và tỷ lệ viêm mạn tính teo......34
3.3.5. Mối liên hệ giữa các thể bệnh YHCT và tỷ lệ dị sản ruột......................35
3.3.6. Mối liên hệ giữa các thể bệnh YHCT và tỷ lệ loạn sản..........................36
3.3.7. Mối liên hệ giữa các thể bệnh YHCT và tỷ lệ ung thư...........................36
CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN.................................................................................38
4.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu..............................................38
4.1.1. Đặc điểm về tuổi, giới............................................................................38
4.1.2. Thời gian mắc bệnh................................................................................39
4.1.3. Tiền sử gia đình......................................................................................40


4.2. Đặc điểm lâm sàng, nội soi và mô bệnh học của đối tượng nghiên cứu 40
4.2.1. Triệu chứng thường gặp.........................................................................40
4.2.2. Định khu tổn thương trên nội soi...........................................................40
4.2.3. Đặc điểm mô bệnh học của đối tượng nghiên cứu.................................41
4.3. Mối tương quan giữa các thể bệnh lâm sàng Y học cổ truyền và hình
ảnh mô bệnh học................................................................................................43
4.3.1. Sự phân bố theo thể lâm sàng Y học cổ truyền......................................43
4.3.2. Mối liên quan giữa các thể lâm sàng YHCT và tỷ lệ nhiễm H.P...........43
4.3.3. Mối liên quan giữa các thể lâm sàng YHCT và tỷ lệ viêm mạn tính teo
..........................................................................................................................44

4.3.4. Mối liên hệ giữa các thể lâm sàng YHCT với tỷ lệ dị sản ruột, loạn sản
và ung thư.........................................................................................................44
KẾT LUẬN........................................................................................................46
KIẾN NGHỊ.......................................................................................................48
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC BẢNG

Bảng 1.1. Phân loại theo hệ thống OLGA...........................................................11
Bảng 3.1. Phân bố bệnh nhân theo độ tuổi..........................................................25
Bảng 3.2. Tính chất đau của đối tượng nghiên cứu.............................................28
Bảng 3.3. Tỷ lệ viêm mạn tính teo, dị sản ruột, loạn sản và ung thư..................29
Bảng 3.4. Tỷ lệ nhiễm H.P..................................................................................29
Bảng 3.5. Phân loại mức độ hoạt động của viêm mạn tính và sự liên quan với
test H.P................................................................................................30
Bảng 3.6. Sự liên quan giữa các thể lâm sàng YHCT và tỷ lệ nhiễm H.P..........32
Bảng 3.7. Mối liên quan giữa thể bệnh YHCT và mức độ hoạt động của viêm
mạn tính...............................................................................................33
Bảng 3.8. Sự liên quan giữa các thể bệnh YHCT và tỷ lệ viêm mạn tính teo.....34
Bảng 3.9. Mối liên quan giữa thể bệnh YHCT và tỷ lệ dị sản ruột.....................35
Bảng 3.10. Mối liên quan giữa thể bệnh YHCT và tỷ lệ loạn sản.......................36
Bảng 3.11. Mối liên quan giữa thể bệnh YHCT và tỷ lệ ung thư........................36


DANH MỤC HÌNH

Hình 1.1. Giải phẫu dạ dày – tá tràng....................................................................3
Hình 1.2. Giải phẫu khối tá – tụy..........................................................................5

Hình 1.3. Loét dạ dày – tá tràng............................................................................6
Hình 1.4. Phân loại theo Sydney cải tiến............................................................10


DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 3.1. Phân bố bệnh nhân theo thời gian mắc bệnh..................................26
Biểu đồ 3.2. Phân bố bệnh nhân theo tiền sử gia đình........................................26
Biểu đồ 3.3. Phân bố các triệu chứng thường gặp...............................................27
Biểu đồ 3.4. Định khu tổn thương trên nội soi....................................................28
Biểu đồ 3.5. Phân bố bệnh nhân theo thể lâm sàng YHCT.................................31


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BCĐNTT

: Bạch cầu đa nhân trung tính

DDTT

: Dạ dày tá tràng

H.P

: Helicobacter pylori

NSAID

: Thuốc chống viêm, giảm đau


VDD

không steroid
: Viêm dạ dày

VDDMT

: Viêm dạ dày mạn tính

YHCT

: Y học cổ truyền

YHHĐ

: Y học hiện đại


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Viêm loét dạ dày – tá tràng (DDTT) là một bệnh lý về tiêu hóa
thường gặp, tần suất và tỷ lệ bệnh có xu hướng ngày một tăng cao. Hiện
nay khoảng 10 – 15% dân số trên thế giới mắc bệnh lý viêm loét DDTT
[1]. Ở Việt Nam, đến nay vẫn chưa có thống kê cho cả nước nhưng theo
nghiên cứu của Phạm Khuê và cộng sự năm 1979, tỷ lệ loét DDTT ở miền
Bắc chiếm khoảng 5 – 7% dân số [2]. Thống kê của Tạ Long năm 1994 tại
bệnh viện 108, tỷ lệ loét dạ dày là 11,2% [3].
Có nhiều nguyên nhân gây viêm loét DDTT, trong đó ba nguyên
nhân chính là loét do Helicobacter pylori (H.P), loét do sử dụng thuốc giảm

đau, chống viêm NSAID, aspirin và loét do stress (thường gặp ở các bệnh
nhân nằm cấp cứu như: thở máy, bỏng, chấn thương sọ não, nhiễm trùng
huyết, viêm tụy cấp, suy gan, suy thận…) [1].
Mặc dù đã có những tiến bộ trong chẩn đoán và điều trị, viêm loét
DDTT vẫn là một vấn đề sức khỏe lớn bởi số lượng bệnh nhân nhiều,
tính chất bệnh là mạn tính, dễ tái phát, chi phí điều trị cao và có thể gây
ra một số biến chứng nguy hiểm như: xuất huyết tiêu hóa, thủng, hẹp
môn vị, ung thư...
Chẩn đoán xác định bệnh lý viêm loét DDTT chủ yếu dựa vào kết
quả nội soi dạ dày tá tràng và mô bệnh học. Trong đó, mô bệnh học được
coi là tiêu chuẩn vàng trong việc chẩn đoán viêm loét DDTT.
Bệnh lý viêm loét DDTT thuộc phạm vi của chứng vị quản thống
theo y học cổ truyền (YHCT). Bệnh có liên quan đến sự rối loạn công năng
của các tạng phủ: vị, tỳ, can. Vị quản thống thường được chia làm hai thể
lớn là can khí phạm vị và tỳ vị hư hàn. Trong đó, thể can khí phạm vị gồm
ba thể nhỏ là: khí trệ, hỏa uất và huyết ứ. Tùy theo từng thể lâm sàng, y học
cổ truyền có những phương pháp điều trị khác nhau [4].


2

Cho đến nay, đã có nhiều công trình nghiên cứu chứng minh hiệu
quả của các phương pháp điều trị YHCT kết hợp với YHHĐ trong điều trị
viêm loét DDTT. Tuy nhiên, ở Việt Nam chưa có nghiên cứu nào tìm hiểu
mối liên quan giữa các thể lâm sàng Y học cổ truyền với hình ảnh mô bệnh
học ở bệnh nhân viêm loét DDTT. Với mong muốn tìm hiểu sự liên quan
giữa các thể lâm sàng theo YHCT với hình ảnh mô bệnh học của bệnh nhân
viêm loét dạ dày tá tràng chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Khảo sát
mối tương quan giữa các thể lâm sàng chứng Vị quản thống và hình
ảnh mô bệnh học trên bệnh nhân Viêm loét dạ dày tá tràng” với mục

tiêu:
1. Mô tả đặc điểm lâm sàng, nội soi, mô bệnh học trên bệnh nhân
viêm loét dạ dày tá tràng.
2. Khảo sát thể lâm sàng Y học cổ truyền và mối tương quan giữa
các thể lâm sàng với hình ảnh mô bệnh học trên bệnh nhân viêm loét dạ
dày tá tràng.


3

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN
1.1. Viêm loét dạ dày – tá tràng theo Y học hiện đại
1.1.1. Giải phẫu dạ dày – tá tràng
Dạ dày là phần giãn to nhất của ống tiêu hóa ở giữa thực quản và
ruột non, nằm ở các vùng thượng vị, rốn, hạ sườn trái của bụng. Hình thể,
vị trí của nó biến đổi bởi sự biến đổi của lượng thức ăn mà nó chứa và bởi
các tạng xung quanh. Dung tích của dạ dày khoảng 30 ml ở trẻ sơ sinh,
1000 ml ở tuổi dậy thì và 1500 ml khi trưởng thành [5].
Dạ dày rỗng có hình chữ J với hai thành trước và sau, hai bờ cong bé
và lớn, hai đầu là tâm vị ở trên và môn vị ở dưới. Các phần của dạ dày kể
từ trên xuống dưới là phần tâm vị, đáy vị, thân vị và phần môn vị.

Hình 1.1. Giải phẫu dạ dày – tá tràng
Tâm vị: hay phần tâm vị là vùng dạ dày vây quanh lỗ tâm vị. Tâm vị
nằm ở bên trái đường giữa, sau sụn sườn VII, cách chỗ sụn sườn VII gắn
với xương ức 2,5 cm và ngang mức với đốt sống ngực XI. Đoạn bụng của
thực quản như một hình nón cụt cong rõ rệt sang trái khi đi xuống, nền của
hình nón liên tiếp với lỗ tâm vị. Bờ phải của thực quản liên tiếp với bờ



4

cong nhỏ, trong khi bờ trái liên tiếp với bờ cong lớn tại một góc nhọn gọi là
khuyết tâm vị.
Các bờ cong: bờ cong nhỏ là bờ phải (bờ sau – trên) của dạ dày, từ
tâm vị đi xuống dưới rồi cong sang phải tới môn vị. Bờ cong lớn hướng về
phía trước – dưới và dài gấp năm lần bờ cong nhỏ, bắt đầu từ khuyết tâm
vị, đầu tiên chạy lên về phía sau – trên và sang trái viền quanh đáy vị như
một vòm, với nơi cao nhất của vòm ở ngang mức khoang gian sườn V trái,
từ đây bờ cong lớn cong xuống dưới và ra trước, hơi lồi sang trái, tới tận
sụn sườn X, sau đó hướng sang phải tới môn vị.
Đáy vị: là phần dạ dày nằm ở trên và bên trái lỗ tâm vị, cách thực
quản bởi khuyết tâm vị.
Thân vị: nằm dưới đáy vị, được ngăn cách với đáy vị bởi một mặt
phẳng nằm ngang qua lỗ tâm vị. Ở dưới, thân vị ngăn cách với phần môn vị
bởi mặt phẳng đi ngang qua khuyết góc của bờ cong nhỏ và giới hạn trái
của chỗ phình vị hang môn vị của bờ cong lớn.
Môn vị: nằm ngang gồm hang môn vị, ống môn vị và môn vị.
Tá tràng là đoạn ruột non đầu tiên với chiều dài khoảng 25 cm, đây
là phần ngắn nhất, rộng nhất và được phúc mạc bọc ít nhất của ruột non. Tá
tràng tiếp nối từ môn vị (ngang sườn phải đốt sống thắt lưng thứ nhất) tới
góc tá – hỗng tràng ở ngang sườn trái đốt thắt lưng II. Tá tràng là nơi mà
ống mật và ống tụy đổ vào [5], [6].


5

Hình 1.2. Giải phẫu khối tá – tụy
1.1.2. Định nghĩa, nguyên nhân và chẩn đoán viêm loét dạ dày – tá tràng

1.1.2.1. Định nghĩa
Viêm loét dạ dày – tá tràng là tên gọi chung cho hai bệnh lý khác
nhau của đường tiêu hóa:
Viêm dạ dày cấp và mạn tính: là tình trạng viêm xảy ra tại các tế bào
niêm mạc trên bề mặt dạ dày, trong đó:
- Viêm dạ dày cấp là tình trạng viêm niêm mạc dạ dày cấp tính,
thường có tính chất tạm thời, có thể kèm theo xuất huyết niêm mạc [7].
- Viêm dạ dày mạn tính (VDDMT) là một bệnh tiến triển với những
biến đổi tế bào biểu mô và sự mất dần các tuyến ở thân vị, hang vị. Sự biến
đổi tế bào biểu mô có thể dẫn tới dị sản ruột, loạn sản. Định nghĩa này
không loại trừ những trường hợp bệnh tiến triển qua những đợt tái phát xen


6

kẽ với những giai đoạn ổn định, hay kém hoạt động và hoạt động mạnh có
nhiều bạch cầu đa nhân trung tính trong mô đệm mà trước đây thường dùng
danh từ viêm dạ dày bán cấp [7].
Loét dạ dày – tá tràng là tình trạng niêm mạc bị tổn thương bề mặt
vượt quá lớp cơ niêm do tác động của dịch vị dạ dày [1].
Thực quản

Niêm mạc
Dưới niêm

Dạ dày



Tá tràng


Loét

Hình 1.3. Loét dạ dày – tá tràng
1.1.2.2. Nguyên nhân
Có nhiều nguyên nhân gây loét DDTT trong đó có ba nguyên nhân
chính:
Helicobacter pylori (H.P): là nguyên nhân chủ yếu gây viêm loét dạ
dày – tá tràng, viêm dạ dày cấp và mạn, ung thư dạ dày. Tỷ lệ nhiễm chung
của người Việt Nam khoảng 70% [1].
Các thuốc chống viêm, giảm đau NSAID và aspirin: Bệnh nhân
sử dụng các thuốc này có thể bị ổ loét cấp tính và thường là đa ổ.
Stress: thường gặp ở các bệnh nhân nằm cấp cứu, thở máy, chấn
thương sọ não, nhiễm trùng huyết, viêm tụy cấp, suy gan, suy thận… với tỷ
lệ 50 – 100% [1].


7

1.1.2.3. Chẩn đoán
* Triệu chứng lâm sàng:
Triệu chứng lâm sàng của viêm loét DDTT thường kín đáo, có thể là
không có triệu chứng hoặc có nhưng không đặc hiệu. Đau bụng vùng
thượng vị là triệu chứng gần như hằng định của bệnh này. Đau có thể từ
mức độ khó chịu, âm ỉ đến dữ dội. Tùy thuộc vào vị trí tổn thương, mức độ
cấp – mạn mà tính chất đau có ít nhiều khác biệt:
- Viêm loét tá tràng thường xuất hiện lúc đói hoặc sau bữa ăn 2 – 3
giờ, đau trội về đêm, ăn vào hoặc sử dụng thuốc trung hòa acid thì đỡ
đau nhanh.
- Viêm loét dạ dày: tùy vào vị trí tổn thương mà vị trí và hướng lan

của tính chất đau có thể khác nhau. Thường đau sau ăn trong khoảng
vài chục phút đến vài giờ. Đáp ứng với bữa ăn và thuốc trung hòa
acid cũng kém hơn so với viêm loét tá tràng.
Cũng có thể đau không liên quan đến bữa ăn [8].
Có thể kèm theo các triệu chứng: buồn nôn, nôn, chán ăn, cảm giác
nóng rát, đầy bụng, sụt cân, ợ chua, nôn ra máu hoặc đi ngoài phân đen
trong trường hợp viêm loét cấp tính có biến chứng xuất huyết tiêu hóa cao.
Khám bụng: thường không có gì đặc biệt, đôi khi có thể thấy bụng
trướng hoặc hơi co cứng nhẹ [1].
* Cận lâm sàng
- Nội soi DDTT: được coi là phương pháp có giá trị nhất trong chẩn đoán
xác định viêm loét. Ngoài ra, nội soi còn cung cấp các thông tin: vị trí, số
lượng, kích thước, tính chất ổ viêm loét: cấp tính hay mạn tính, nông – sâu,
bờ đều hoặc không đều, đáy sạch hay có chất hoại tử và các tổn thương
kèm theo như viêm, trợt.
- Test xác định H.P: có nhiều phương pháp:


8

+ Urease test hoặc nuôi cấy làm từ mảnh sinh thiết.
+ Tìm kháng thể kháng H.P trong máu.
+ Test thở C13, C14.
+ Tìm kháng nguyên H.P trong phân [1].
- Các xét nghiệm dịch vị, chụp dạ dày có uống thuốc cản quang hiện nay ít
dùng và ít có giá trị chẩn đoán viêm loét DDTT.
1.1.3. Mô bệnh học
Chẩn đoán viêm loét DDTT chính xác nhất là dựa vào kết quả mô
bệnh học. Có rất nhiều phân loại viêm dạ dày khác nhau đã được đề xuất và
ứng dụng từ trước đến nay như phân loại theo Kimura, Whitehead, Sydney

System, OLGA… Mỗi cách phân loại có những ưu, nhược điểm riêng.
Điều này đã gây không ít khó khăn trong nghiên cứu, trong trao đổi thông
tin giữa những người làm nội soi, những nhà bệnh học tiêu hóa với nhau.
1.1.3.1. Phân loại theo hệ thống Sydney
Phân loại này được Hội nghị tiêu hóa Thế giới tổ chức tại Sydney
năm 1990, đến tháng 9/ 1994 có sửa đổi và bổ sung, đến năm 2000 cải tiến
với mục đích thống nhất các phân loại VDD đang sử dụng ở nhiều quốc
gia. Hệ thống này gồm hai phần: hệ thống phân loại dựa trên nội soi và hệ
thống phân loại mô bệnh học, trong đó hệ thống phân loại mô bệnh học
được chú trọng hơn.
Phân loại theo Sydney cải tiến:
- Viêm mạn nông: hình ảnh thâm nhiễm các bào tương đơn nhân và
bạch cầu mono chủ yếu ở phần ba trên vùng khe của niêm mạc dạ dày, các
tuyến dạ dày phía dưới bình thường.
- Viêm mạn teo: là thương tổn có sự phối hợp biểu mô tuyến và các
tuyến. Tế bào viêm xâm nhập toàn bộ chiều dày niêm mạc làm giảm thể
tích và số lượng các tuyến.


9

- Mức độ viêm mạn tính: xác định mức độ viêm mạn dựa vào sự xâm
nhập tế bào đơn nhân (lympho, tương bào, mô bào).
+ Viêm mạn tính nhẹ: số lượng bạch cầu đơn nhân rải rác trong mô đệm.
+ Viêm mạn tính vừa: số lượng bạch cầu đơn nhân tương đối nhiều,
phân bố rộng, quan sát thấy ở các vi trường.
+ Viêm mạn tính nặng: rất nhiều bạch cầu đơn nhân tập trung thành đám
trong mô đệm.
- Mức độ viêm hoạt động: dựa vào sự có mặt với mức độ khác nhau của
bạch cầu đa nhân trung tính (BCĐNTT) trong biểu mô đệm, trong các khe

và trong các biểu mô phủ bề mặt, biểu mô tuyến.
+ Hoạt động nhẹ: khi BCĐNTT chỉ rải rác < 1/3 độ sâu của khe tuyến
và biểu mô phủ.
+ Hoạt động vừa: khi BCĐNTT không nhiều, phân bố ở mô đệm, các
khe, có ở 1/3 đến 2/3 độ sâu của khe.
+ Hoạt động mạnh: khi BCĐNTT nhiều, phân bố ở trong mô đệm,
trong các khe, xâm nhập vào giữa các tế bào biểu mô hoặc tập trung thành
các đám các ổ thâm nhiễm > 2/3 độ sâu của khe.
+ Không hoạt động: khi không có xâm nhập BCĐNTT.
- Dị sản ruột: là sự biến đổi một phần hay toàn bộ cấu trúc của biểu mô
niêm mạc dạ dày sang biểu mô niêm mạc ruột.
- Vi khuẩn Helicobater pylori:
+ Không nhiễm H.P: không tìm thấy H.P trên tất cả vi trường.
+ Nhiễm H.P mức độ ít: vi khuẩn đứng riêng lẻ hoặc thành từng nhóm
nhỏ, chiếm < 1/3 bề mặt niêm mạc được quan sát.
+ Nhiễm H.P mức độ vừa: khi vi khuẩn xâm nhập trên bề mặt và ở các
khe tuyến, chiếm từ 1/3 đến 2/3 bề mặt niêm mạc được quan sát.


10

+ Nhiễm H.P mức độ nhiều: khi có nhiều nhóm lớn vi khuẩn trên bề mặt và
ở các khe tuyến, chiếm > 2/3 bề mặt niêm mạc được quan sát [9], [10], [11].
- Loạn sản: là hình ảnh quá sản tế bào, thay đổi cấu trúc, hình dạng
nhân, chất nguyên sinh, thay đổi tỉ lệ nhân trên chất nguyên sinh [7].
- Ung thư: đa phần là ung thư biểu mô tuyến, về vi thể được chia thành
type ruột và type lan tỏa [7].

Hình 1.4. Phân loại theo Sydney cải tiến
1.1.3.2. Phân loại theo hệ thống OLGA

Hệ thống OLGA chia VDDMT thành năm giai đoạn từ 0 – IV:
Không teo (viêm nông), teo nhẹ, teo vừa và teo nặng theo cách cộng điểm
đánh giá mức độ viêm teo niêm mạc vùng hang vị và thân vị.


11

Bảng 1.1. Phân loại theo hệ thống OLGA

Mức độ teo
Hang vị

Không teo
Không teo Độ 0
Teo nhẹ
Độ I
Teo vừa
Độ II
Teo nặng Độ III

Thân vị

Teo nhẹ
Độ I
Độ I
Độ II
Độ III

Teo vừa
Độ II

Độ II
Độ III
Độ IV

Teo nặng
Độ II
Độ III
Độ IV
Độ IV

Theo cách phân loại này, các nhà mô bệnh học định nghĩa viêm teo
niêm mạc là tình trạng mất các tuyến thích hợp và dị sản ruột cũng có biểu
hiện mất các tuyến thích hợp, hai loại này được xếp vào nhóm teo niêm
mạc có đi kèm dị sản. Cách đánh giá này đã đạt được sự thống nhất cao
hơn và giúp cho tiên lượng nguy cơ ung thư dạ dày dễ dàng hơn trong thực
hành lâm sàng [9], [12].
1.2. Viêm loét dạ dày – tá tràng theo Y học cổ truyền
1.2.1. Đại cương
YHCT không có bệnh danh viêm loét DDTT, căn cứ vào các triệu
chứng lâm sàng, viêm loét DDTT thuộc phạm vi của chứng Vị quản thống.
Trong các sách y văn cổ đã mô tả rất kỹ về chứng bệnh này. Mô tả
sớm nhất về triệu chứng của vị quản thống được tìm thấy trong Hoàng đế
nội kinh, được gọi tên là Quyết tâm thống. Sách Nội kinh Linh khu,
chương quyết bệnh có đoạn mô tả về chứng quyết tâm thống “chứng quyết
tâm thống bụng đau, đầy tức, nếu đau nhiều gọi là vị tâm thống”. Trương
Trọng Cảnh trong sách Kim quĩ yếu lược chia các bệnh ở vị làm các chứng
bĩ chứng, mãn chứng, thống chứng. Trong các y văn cổ, vị quản thống được
gọi tên là tâm thống. Tuy nhiên ngày nay, trên lâm sàng đây là hai chứng
bệnh khác nhau. Tâm thống bệnh nhân biểu hiện đau tức ngực, đau xuyên
ra đằng sau lưng, chân tay lạnh, bệnh nặng. Do đó biện chứng cần phân biệt

hai chứng bệnh này [13], [14], [15].


12

Vị quản thống chỉ chứng bệnh do vị lạc bị tổn thương, khí huyết
không điều hòa gây ra đau vùng vị quản, thường liên quan đến sự rối loạn
công năng của 3 tạng phủ vị, tỳ, can do các nguyên nhân khác nhau.
1.2.2. Nguyên nhân gây bệnh và cơ chế bệnh sinh
Có rất nhiều nguyên nhân gây ra chứng Vị quản thống. Ngay từ rất
sớm, Nội kinh đã cho rằng chứng bệnh này có liên quan đến hàn tà, can khí
và nội nhiệt. Sách Tố vấn, chương Cử thống luận có viết: “Hàn khí xâm
phạm tràng vị làm huyết không lưu hành, mạch lạc co rút mà gây đau”,
“Mộc uất mà không được phát thì dễ bị vị quản thống”, “Người hay uống
rượu thì dễ sinh nhiệt miệng, nặng hơn thì vị quản thống”. Ngày nay, người
ta chia thành bốn nhóm nguyên nhân gây bệnh sau:
1.2.2.1. Ngoại tà phạm vị
Lục khí ở bên ngoài xâm nhập vào cơ thể trở thành tác nhân gây bệnh
gọi là lục dâm, trong đó thường là hàn, thấp, nhiệt… Những yếu tố gây
bệnh này có thể đơn độc hoặc kết hợp với nhau, bệnh càng dễ phát nếu
bản thân người bệnh có sự suy giảm chức năng của tỳ, vị, kết hợp với
phần ngoại vệ bất cố nên lục dâm dễ dàng xâm nhập vào cơ thể. Trong các
loại ngoại tà, hàn tà phạm vị là hay gặp nhất, thường thấy ở người tỳ vị hư
hàn. Ngoài ra, vào mùa hè thì cũng có thể gặp thử nhiệt hoặc thấp trọc
phạm vị. Ngoại tà phạm vị làm vị khí tổn thương, vị khí ứ trệ làm mất tính
hoà giáng dẫn tới vị quản thống. Hàn có tính ngưng kết, thường gây đau
quặn, thử nhiệt thường gây đau nóng rát, thấp trọc thường gây đầy tức [4],
[13], [16] [17].

1.2.2.2. Ẩm thực



13

Vị chủ thu nạp, khai khiếu ra miệng. Thức ăn, nước uống từ miệng,
qua thực quản, vào vị. Nếu ăn uống không điều độ, lúc đói quá, lúc no quá
hoặc thích uống rượu, ăn đồ béo mỡ, không đúng giờ giấc, hay dùng thuốc
không đúng... làm tổn thương tới vị khí. Vị mất tính hoà giáng dẫn tới vị
quản thống. Trên lâm sàng, bệnh nhân ăn đồ béo ngọt, hay uống rượu
thường gặp nhiều hơn cả. Những thói quen trên kéo dài gây thấp nhiệt hoặc
táo nhiệt nội sinh, ứ trệ ở vị mà hao tổn tân dịch, lâu ngày ảnh hưởng đến tỳ
[4], [13].
1.2.2.3. Tình chí
Tình chí u uất, cáu giận dễ gây nên việc sơ tiết của can khí bị rối
loạn, can không sơ thông, hoành nghịch gây can vị bất hoà, nếu kéo dài gây
can khí uất kết hóa hỏa, hỏa uất lâu ngày làm tổn thương phần âm, dẫn đến
vị âm hư khiến đau càng ngày càng tăng hoặc đau kéo dài. Nếu can khí uất
lâu ngày không khỏi, ảnh hưởng đến tỳ dương, gây trung khí không đầy đủ,
nên vận hóa vô lực làm cho vị không thể hòa giáng được, gây tỳ vị hư hàn,
đau bụng ở thượng vị liên tục âm ỉ, đau tăng lên khi gặp lạnh, đầy bụng khó
tiêu, ăn kém, đại tiện phân nát [4], [13], [17].
1.2.2.4. Tỳ vị hư
Lao lực hoặc mất máu quá nhiều, hoặc bị bệnh trong thời gian dài sẽ
gây tổn thương tỳ vị. Cũng có trường hợp gặp người bệnh vốn có thể chất
tỳ vị hư. Tỳ vị hư thì mất kiện vận, thăng giáng không điều hòa làm khí cơ
ứ trệ gây ra vị thống. Tỳ vị dương hư, âm hàn nội sinh, vị lạc không được
nuôi dưỡng cũng gây ra chứng bệnh này. Nếu bệnh ở vị thời gian dài, âm
hư không tư dưỡng được vị cũng dẫn tới vị quản thống [4], [13].
Như vậy, vị quản thống có liên quan nhiều nhất đến vị, can, tỳ. Giai
đoạn đầu, bệnh ở vị, tiếp đến ảnh hưởng tới can, lâu ngày thì bệnh ở tỳ hoặc

tỳ vị đồng bệnh hoặc can tỳ đồng bệnh. Vị là dương thổ, tính thích nhu


14

nhuận mà ghét táo. Chức năng chủ thu nạp, làm nhừ thức ăn, lấy hòa giáng
làm thuận. Bệnh ở vị thì đầu tiên vị khí ứ trệ, vị thực tích, tiếp đó là can vị
khí trệ hay can khí uất kết phạm vị. Khí là soái của huyết, khí hành thì huyết
hành, khí trệ thì huyết ứ. Ngoài ra “khí hữu dư tất sinh hỏa”, khí trệ lâu ngày
hóa hỏa. Về hỏa chứng có thể gặp hỏa nhiệt tại vị hoặc can vị uất nhiệt. Hỏa
làm hao tổn tân dịch, hoặc sau khi xuất huyết, hoặc ứ huyết làm tân huyết
không sinh đều có thể gây ra âm dịch hư tổn. Bệnh ở vị thời gian dài sẽ ảnh
hưởng tời tỳ, tỳ mất vận hóa tiếp đó sẽ gây thăng giáng không điều hòa,
trung khí hạ hãm. Hoặc nếu tỳ vị dương hư làm âm hàn nội sinh, vị lạc
không được nuôi dưỡng. Như vậy nguyên nhân gây bệnh chỉ có 4 loại,
nhưng cơ chế bệnh sinh còn phải phân ra hư thực, hàn nhiệt, khí huyết…
Tuy nhiên cơ chế gây bệnh chính vẫn là “bất thông tắc thống” [13], [16].
1.2.3. Các thể lâm sàng và điều trị
Chẩn đoán chứng Vị quản thống trong YHCT có nhiều bước, bước
đầu tiên là người thầy thuốc phải thu thập, khai thác những triệu chứng chủ
quan và khách quan từ người bệnh thông qua hỏi bệnh và thăm khám lâm
sàng. Để thực hiện mục tiêu này, trong YHCT sử dụng bốn phương pháp
thu thập triệu chứng làm cơ sở cho chẩn đoán, gọi tắt là tứ chẩn. Nhìn
(Vọng chẩn), nghe và ngửi (Văn chẩn), hỏi (Vấn chẩn) và xem mạch, sờ
nắn thăm khám (Thiết chẩn). Thông qua tứ chẩn người thầy thuốc có thể
tìm hiểu diễn biến, hiện trạng, tiền sử, tiên lượng của chứng Vị quản thống
để căn cứ vào đó phân tích, tổng hợp, lý giải nguyên nhân và cơ chế bệnh
sinh theo quy nạp bát cương: Biểu, Lý, Hàn, Nhiệt, Hư, Thực, Âm, Dương.
Trên lâm sàng thường chia chứng Vị quản thống thành 2 thể lớn [5]:
- Can khí phạm vị (can vị bất hòa, can khắc tỳ, can mộc khắc tỳ thổ).

- Tỳ vị hư hàn.


×