Tải bản đầy đủ (.docx) (88 trang)

MỐI LIÊN QUAN GIỮA đặc điểm lâm SÀNG của BỆNH xơ CỨNG bì hệ THỐNG với một số tự KHÁNG THỂ PHÁT HIỆN BẰNG kĩ THUẬT IMMUNOBLOT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.71 MB, 88 trang )

B GIO DC V O TO

B Y T

TRNG I HC Y H NI

NGUYN TH THO NHI

MốI LIÊN QUAN GIữA ĐặC ĐIểM LÂM SàNG
CủA BệNH XƠ CứNG Bì Hệ THốNG VớI MộT Số
Tự KHáNG THể
PHáT HIệN BằNG Kĩ THUậT IMMUNOBLOT
Chuyờn ngnh : Da liu
Mó s

: 60720152

CNG LUN VN THC S Y HC
Ngi hng dn khoa hc:
1. TS. Th Thu Hin
2. PGS.TS. Lờ Hu Doanh

H NI - 2018


MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ..................................................................................................1
Chương 1. TỔNG QUAN...............................................................................3
1.1. Đại cương về xơ cứng bì hệ thống.........................................................3
1.1.1. Vài nét về lịch sử bệnh....................................................................3
1.1.2. Dịch tễ.............................................................................................4


1.1.3. Căn nguyên và cơ chế bệnh sinh của xơ cứng bì hệ thống.............4
1.1.4. Chẩn đoán và phân loại.................................................................10
1.1.5. Tiến triển và tiên lượng.................................................................11
1.1.6. Điều trị...........................................................................................11
1.2. Tổn thương cơ quan trong xơ cứng bì hệ thống...................................12
1.2.1. Tổn thương mạch máu ngoại vi.....................................................12
1.2.2. Tổn thương da...............................................................................13
1.2.3. Tổn thương phổi............................................................................14
1.2.4. Tổn thương tim..............................................................................15
1.2.5. Tổn thương tiêu hóa......................................................................16
1.2.6. Tổn thương thận............................................................................16
1.2.7. Tổn thương cơ...............................................................................17
1.2.8. Tổn thương xương khớp................................................................17
1.2.9. Ảnh hưởng đến toàn thân..............................................................18
1.2.10. Thang điểm Medsger...................................................................18
1.3. Các tự kháng thể trong XCBHT...........................................................20
1.3.1. Các kháng thể trong bệnh XCBHT...............................................20
1.3.2. Họ kháng nguyên Topoisomerase.................................................21
1.3.3. Kháng thể kháng tâm động...........................................................27
1.3.4. Kháng thể anti Pm-Scl..................................................................30


1.3.5 Kháng thể anti Ku..........................................................................31
1.3.6 Kháng thể ARN polyme III............................................................34
1.3.7 Kháng thể Ro 52.............................................................................37
1.3.8 Các tự kháng thể khác:...................................................................39
Chương 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU..............43
2.1. Đối tượng nghiên cứu...........................................................................43
2.2.Vật liệu nghiên cứu...............................................................................43
2.3. Phương pháp nghiên cứu......................................................................43

2.3.1. Thiết kế nghiên cứu.......................................................................43
2.3.2. Cỡ mẫu nghiên cứu.......................................................................44
2.3.3. Các bước tiến hành........................................................................44
2.4. Địa điểm nghiên cứu............................................................................47
2.5. Thời gian nghiên cứu............................................................................47
2.6. Xử lý số liệu.........................................................................................47
2.7. Cách khống chế sai số trong nghiên cứu..............................................48
2.8. Đạo đức nghiên cứu.............................................................................48
2.9. Hạn chế của đề tài................................................................................48
Chương 3. KẾT QUẢ....................................................................................49
3.1. Tỷ lệ của các tự kháng thể trong XCBHT............................................49
3.1.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu...................................49
3.1.2. Tỷ lệ các kháng thể........................................................................51
3.2. Mối liên quan giữa các tự kháng thể và tổn thương cơ quan trong
XCBHT..............................................................................................53
3.2.1. Mối liên quan giữa các tự kháng thể và ảnh hưởng toàn thân trong
bệnh xơ cứng bì hệ thống.................................................................53
3.2.2. Tổn thương mạch máu ngoại vi ở các bênh nhân có tự kháng thể
dương tính........................................................................................55


3.2.3. Mối liên quan giữa các tự kháng thể và tổn thương dày da..........56
3.2.4. Mối liên quan giữa kháng thể và tổn thương khớp.......................57
3.2.5. Mối liên quan giữa các tự kháng thể và tổn thương phổi..............58
3.2.6. Mối liên quan giữa các tự kháng thể và tổn thương tim...............60
3.2.7. Mối liên quan giữa các tự kháng thể và tổn thương thận..............61
3.2.8. Mối liên quan giữa các tự kháng thể và tổn thương tiêu hóa........62
3.2.9. Mối liên quan giữa tổn thương cơ và các tự kháng thể trong xơ
cứng bì hệ thống...............................................................................63
3.2.10. Mối liên quan giữa các tự kháng thể và ảnh hưởng chung của

bệnh..................................................................................................64
Chương 4. DỰ KIẾN BÀN LUẬN...............................................................65
4.1. Tỷ lệ của các kháng thể trong XCBHT................................................65
4.1.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu...................................65
4.1.2. Tỷ lệ kháng thể trong XCBHT.....................................................65
4.2. Mối liên quan giữa các tự kháng thể với tổn thương cơ quan trong
XCBHT..............................................................................................65
DỰ KIẾN KẾT LUẬN..................................................................................66
DỰ KIẾN KIẾN NGHỊ.................................................................................67
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1. Tuổi bệnh nhân XCBHT đến khám................................................49
Bảng 3.2. Tuổi khởi phát bệnh của bệnh nhân XCBHT..................................50
Bảng 3.3. Điểm triệu chứng trung bình của bệnh nhân XCBHT....................50
Bảng 3.4. Điểm MRSS trung bình của bệnh nhân XCBHT............................51
Bảng 3.5. Tỷ lệ dương tính các tự kháng thể của bệnh nhân XCBHT............51
Bảng 3.6. Ảnh hưởng toàn thân ở bệnh nhân XCBHT có kháng thể dương
tính..............................................................................................53
Bảng 3.7. Ảnh hưởng đến mạch máu ngoại vi ở bệnh nhân XCBHT có kháng
thể dương tính ............................................................................55
Bảng 3.8. Ảnh hưởng đến tổn thương dày da ở bệnh nhân XCBHT có kháng
thể dương tính.............................................................................56
Bảng 3.9. Ảnh hưởng đến tổn thương khớp ở bệnh nhân XCBHT có kháng
thể dương tính.............................................................................57
Bảng 3.10. Ảnh hưởng đến tổn thương phổi ở bệnh nhân XCBHT có kháng
thể kháng Topo I dương tính và âm tính.....................................58
Bảng 3.11. Ảnh hưởng đến tổn thương tim ở bệnh nhân XCBHT có kháng thể

kháng Topo I dương tính và âm tính...........................................60
Bảng 3.12. Ảnh hưởng đến tổn thương thận ở bệnh nhân XCBHT có kháng
thể kháng Topo I dương tính và âm tính.....................................61
Bảng 3.13. Ảnh hưởng đến tổn thương tiêu hóa ở bệnh nhân XCBHT có
kháng thể kháng Topo I dương tính và âm tính..........................62
Bảng 3.14. Ảnh hưởng đến tổn thương cơ ở bệnh nhân XCBHT có kháng thể
dương tính...................................................................................63
Bảng 3.15. Ảnh hưởng chung ở bệnh nhân XCBHT có kháng thể dương tính....64


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Xơ cứng bì hệ thống (XCBHT- systemic sclerosis) là một bệnh tự miễn,
thường gặp thứ hai sau lupus ban đỏ hệ thống [1]. Căn nguyên của bệnh chưa
rõ, diễn biến mạn tính, điều trị còn gặp nhiều khó khăn. XCBHT chủ yếu gặp ở
giới nữ (75-80%), tần số mắc bệnh khoảng 1-2/10000 dân. Bệnh gây tổn thương
toàn bộ tổ chức liên kết với cơ chế bệnh sinh đặc trưng bởi 3 đặc điểm: tổn thương
các mạch máu nhỏ, sản xuất tự kháng thể và rối loạn chức năng nguyên bào sợi
dẫn tới sự tăng sản xuất, lắng đọng các sợi xơ ở tổ chức liên kết [2].
Biểu hiện lâm sàng của XCBHT rất đa dạng với tổn thương ở da và các
cơ quan nội tạng. Ở da, bệnh biểu hiện với các triệu chứng: da dày, cứng,
giảm độ đàn hồi, teo da, rối loạn sắc tố, lắng đọng canxi gây ảnh hưởng đến thẩm
mỹ và hạn chế hoạt động của bệnh nhân. Tuy nhiên điều khiến bệnh nặng và tỉ lệ
tử vong cao là tổn thương các cơ quan nội tạng không hồi phục như tổn thương
tim gây rối loạn dẫn truyền, suy tim; tổn thương phổi gây tăng áp lực động mạch
phổi, xơ phổi; tổn thương thận gây tăng huyết áp ác tính, xơ thận.
Trong quá trình nghiên cứu về XCBHT, các tác giả đã phát hiện ra nhiều
tự kháng thể có vai trò quan trọng trong cơ chế bệnh sinh của xơ cứng bì hệ
thống.Các kháng thể kháng nhân được tìm thấy ở 85-99% bệnh nhân SSc và

có liên quan với các biểu hiện của bệnh và tổn thương nội tạng. Kháng thể
kháng tâm động (ACA) và kháng thể kháng topoisomerase I (anti-topo I) là
các kháng thể cổ điển được tìm thấy liên quan với SSc. ACA có liên quan đến
tổn thương da giới hạn và tăng áp động mạch phổi,tần suất ACA ở bệnh nhân
SSc đã được
được báo cáo là 20-30% tổng thể, nhưng nó thay đổi tùy thuộc vào
chủng tộc. Anti-topo I có liên quan đến tổn thương da lan tỏa và xơ phổi
kẽ.Kháng thể này trong XCBHT gặp với tỉ lệ khác nhau, từ 28 – 70% tùy
chủng tộc, thấp ở người da trắng, cao ở người Nhật và Thái Lan, tỉ lệ cao hơn
ở nhóm XCBHT có tổn thương da lan tỏa [3].ACA là những yếu tố tiên đoán
cho tiên lượng tốt, trong khi anti-topo I liên quan với tiên lượng xấu và tử


2

vong của SSc. Ngoài ra, kháng thể kháng RNA polymerase (anti-RNAP) có
liên quan đến thể da lan tỏa và sự xuất hiện tổn thương thận. Kháng thể kháng
nhân có nhiều phân nhóm ở các bệnh nhân SSc. Trong số này, kháng thể antiTh ⁄ To và kháng thể kháng PM-Scl (anti-PM-Scl) có liên quan với SSc thể da
giới hạn (lSSc), trong khi kháng thể kháng U3RNP (anti-U3RNP) liên quan
với SSC thể da lan tỏa (dSSc). Ngoài ra, anti-Th ⁄To và anti-U3RNP có thể là
những yếu tố dự đoán cho một tiên lượng kém thuận lợi hơn với sự xuất hện
tổn thương các cơ quan, chẳng hạn như xơ hóa phổi, tăng huyết áp động mạch
phổi và suy thận. Các kháng thể khác thường ít được báo cáo: kháng thể
kháng Ku, kháng thể kháng U1RNP, kháng thể chống yếu tố phát triển tiểu
cầu, và kháng thể kháng U11 ⁄ U12. Những kháng thể này thường ít đặc hiệu
hơn đối với SSc, nhưng cũng xuất hiện với những tần xuất riêng. Vì vậy, đặc
điểm của các tự kháng thể trong SSc cùng với kiến thức về đặc điểm bệnh nội
tại ở quần thể bệnh nhân khác biệt là hữu ích cho việc đánh giá biểu hiện lâm
sàng,tiên lượng và theo dõi bệnh nhân SSc.
Ở Việt Nam, các nghiên cứu về các tự kháng thể nói chung và mối liên quan

giữa kháng thể này với các tổn thương trong XCBHT nói riêng còn rất ít và chưa
được thực hiện một cách hệ thống. Để góp phần tìm hiểu giá trị của kháng thể này
trong việc theo dõi và tiên lượng bệnh, chúng tôi tiến hành đề tài:
“Mối liên quan giữa đặc điểm lâm sàng của bệnh xơ cứng bì hệ thống với
một số tự kháng thể phát hiện bằng kỹ thuật Immunoblot tại bệnh viện da
liễu trung ương từ tháng 7/2018 tới tháng 7/2019, nhằm 2 mục tiêu sau
1. Khảo sát tỉ lệ dương tính của một số tự kháng thể trong bệnh xơ cứng bì
hệ thống tại Bệnh viện Da liễu Trung ương từ 5/2018 đến 5/2019.

2. Xác định mối liên quan giữa đặc điểm lâm sàng của bệnh xơ cứng bì hệ
thống với một số tự kháng thể phát hiện bằng kỹ thuật Immunoblot

Chương 1


3

TỔNG QUAN.
1.1. Đại cương về xơ cứng bì hệ thống
1.1.1. Vài nét về lịch sử bệnh
Xơ cứng bì hệ thống đã được biết đến từ rất lâu, khoảng 3000 năm
trước công nguyên. Sau đó trong nghiên cứu của Hippocrates khoảng 400 và
Galen khoảng 200 năm trước công nguyên cũng mô tả các bệnh nhân có biểu
hiện giống như XCBHT [1].
Trong một thời gian dài, những rối loạn của bệnh chủ yếu được mô tả
là những tổn thương ở da, đây chính là nguyên nhân đã hạn chế sự hiểu biết đầy
đủ về các hình thái thương tổn của bệnh, đặc biệt là các thương tổn nội tạng. Sau
khi Ehmaun cho rằng biểu hiện nuốt khó là do sự rối loạn ở thực quản (1093), đã
có một số tác giả nghiên cứu về các tổn thương nội tạng của bệnh.
Năm 1847, Gintrac là người đầu tiên sử dụng thuật ngữ ‘‘Scleroderma’’

xuất phát từ từ ‘‘Skleros’’ của Hy Lạp nghĩa là cứng da [7].
Năm 1862, Maurice Raynaud đã mô tả hiện tượng co mạch đầu chi vào
mùa đông và nhận xét hiện tượng này kết hợp với tình trạng xơ cứng da [7].
Năm 1941, Klemperer đưa ra khái niệm “Bệnh collagen” để chỉ nhóm
bệnh có những biến đổi chung bao gồm SLE, viêm bì cơ và xơ cứng bì [1].
Năm 1948, với bước ngoặt là sự phát hiện kháng thể kháng nhân
(KTKN) đã mở ra kỷ nguyên mới về các nghiên cứu các bệnh chất tạo
keo(collagenose). Hagraves MM lần đầu tiên phát hiện ra tế bào đa nhân
trung tính ăn nhân của tế bào khác trong máu bệnh nhân lupus ban đỏ hệ
thống được gọi là tế bào Hagraves, phát hiện này đã có một tác động sâu sắc
trong y học lâm sàng thời đó [8].
Năm 1980, hội thấp khớp học Hoa Kỳ (ACR) đã họp và đưa ra tiêu


4

chuẩn chẩn đoán, phân loại bệnh. Từ đó đến nay, đã có nhiều bộ tiêu chuẩn
chẩn đoán được đưa ra như bộ tiêu chuẩn của Medsger – Leroy năm 2001,
của ACR và EULAR (liên đoàn chống thấp khớp châu Âu) năm 2013.
Rất nhiều nghiên cứu đã khẳng định bệnh xơ cứng bì không chỉ có tổn
thương da mà còn những tồn thương cơ quan nội tạng khác: năm 1924,Matsui
mô tả các tổn thương ở phổi, thận, đường tiêu hóa và năm 1943 Weiss mô tả
các tổn thương ở tim [7]. Do vậy ngày nay bệnh được gọi là bệnh "Xơ cứng bì
hệ thống" (Systemic sclerosis). Các nghiên cứu vẫn đang được tiếp tục một
cách mạnh mẽ để làm sáng tỏ cơ chế bệnh sinh và phương thức điều trị bệnh.
1.1.2. Dịch tễ
XCBHT là bệnh lý hệ thống ít gặp với tỉ lệ mắc bệnh hàng năm là 20
trường hợp trên 1 triệu dân số. Bệnh thường khởi phát ở độ tuổi 30-50, bệnh
gặp ở nữ nhiều hơn gấp 3 lần nam giới [9]. Tỉ lệ tử vong của bệnh còn cao
gấp khoảng 5-8 lần dân số chung và phụ thuộc nhiều vào mức độ tổn thương

nội tạng. Theo Gilliland và Gerald bệnh ít gặp ở Châu Á, đặc biệt Trung
Quốc, Ấn Độ và Mã Lai, hay gặp ở Châu Phi [10]. Bệnh viện Da liễu Trung
Ương mỗi năm có trên 400 bệnh nhân khám và điều trị bệnh XCBHT [11].
Ngày nay, bệnh có xu hướng ngày càng tăng trong nhóm bệnh tạo keo, đứng
thứ hai sau Lupus ban đỏ hệ thống.
1.1.3. Căn nguyên và cơ chế bệnh sinh của xơ cứng bì hệ thống
Nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh của XCBHT chưa được biết rõ
nhưng nhiều nghiên cứu đã thống nhất bệnh gây ra bởi 3 yếu tố chính là tổn
thương các mạch máu nhỏ, sản xuất tự kháng thể, rối loạn chức năng nguyên
bào sợi dẫn đến tăng sản xuất quá mức và lắng đọng các sợi xơ [2].
Tình trạng xơ cứng da và các cơ quan nội tạng là do sự tăng sinh quá


5

mức sợi collagen và các thành phần của tổ chức liên kết bởi nguyên bào sợi,
trong đó collagen typ IV đóng vai trò chủ yếu trong sự cứng và xơ hóa của da
[12]. Protocollagen prolin hydroxylase là enzym xúc tác sự chuyển prolin gắn
peptid thành hydroxyprolin trong chất protocollagen, tiền chất của collagen.
Men này có vai trò sinh lý trong tổ chức phôi thai và quá trình liền sẹo nhưng
tăng quá mức trong XCBHT [13].

Hình 1.1. Cơ chế sinh bệnh học và tiến triển của XCBHT
(Nguồn: Thomas Bernard Fitzpatrick, Fitzpatrick, Chapter 157, 2012)
ECM: Extracellular matrix (chất nền ngoại bào)
TGF-β: Transforming growth factor-β (Yếu tố tăng trưởng biến đổi β)
ET-1: Endothelin-1
NK-cell: Natural kill cell (tế bào diệt tự nhiên)
CTGF: Connective tissue growth factor (yếu tố phát triển mô liên kết)
Myofibroblast: Nguyên bào xơ cơ

Các nghiên cứu đã đưa ra nhiều yếu tố góp phần vào cơ chế bệnh sinh
của XCBHT như yếu tố hormon, môi trường, gen, miễn dịch, mạch máu.
1.1.3.1. Yếu tố gen [14]


6

Vai trò của gen trong XCBHT được đề cập trong một số nghiên cứu về
các gia đình có người bị bệnh và các cặp sinh đôi. Những người có họ hàng bậc
1 bị XCBHT thì nguy cơ mắc bệnh này cao gấp 13 lần so với quần thể chung và
có xu hướng có các kháng thể đặc hiệu cho XCBHT. Vài nghiên cứu đã chỉ ra sự
kết hợp của HLA-DRB1*1302, DQB1*0604/0605 ở bệnh nhân có kháng thể
fibrillarin, HLA SRB1*0301 ở bệnh nhân có kháng thể kháng Pm-Scl. Các
gen có liên quan đang được nghiên cứu bao gồm AIF-1, CD19, CD22, CD86,
CTLA-4, CCL-2, CCl-5, CXCL-8, CXCR-2, IL-1α, IL-1β, IL-2, IL-10, IL13, MIF, PTPN22, TNF-α.
1.1.3.2.Yếu tố Hormon [10], [15]
Ảnh hưởng của hormon giới tính đặc biệt là yếu tố nội tiết nữ có liên
quan tới quá trình bệnh sinh của bệnh. Bệnh hay gặp ở phụ nữ và thường khởi
phát bệnh sau khi sinh đẻ, thai nghén, xẩy thai liên tiếp, tiền mãn kinh, rối
loạn kinh nguyệt. Một số ít nghiên cứu cho thấy vai trò của Prostaglandins
trong sự tăng Prostaglandin E ở bệnh nhân XCBHT.
1.1.3.3. Yếu tố môi trường
Yếu tố môi trường, nghề nghiệp, dị ứng có liên quan đến bệnh sinh
của bệnh XCBHT. Theo Erasmus. L (1975), Rodnan G.(1967), tần số mắc
bệnh XCBHT cao trong số các công nhân mỏ vàng, mỏ than và công nhân ở
một số nghề tiếp xúc nhiều với bụi silic [16]. Bệnh cũng hay gặp ở những
công nhân tiếp xúc hàng ngày với các dung môi hữu cơ, axit, kiềm, sản xuất
polivinyecloride. Điều đáng quan tâm là bệnh XCBHT thường gặp ở những
người bệnh mới được tiêm vaccine đậu mùa, thương hàn... hoặc sau khi chiếu
tia rơnghen. Vai trò trực tiếp của yếu tố nhiễm trùng như cúm, viêm họng,

viêm phổi... còn đang được bàn cãi [9].
1.1.3.4. Tổn thương mạch máu


7

Hình 1.2.Các rối loạn chức năng tế bào nội mạch trong XCBHT
(Nguồn: Nguồn John Varga, Christopher P Denton, Fredrick M. Wigley;
Scleroderma from Pathogenesis to Comprehensive Management, Chapter 26: 2012)
Tổn thương mạch máu là đặc điểm quan trọng trong sinh bệnh học của
XCBHT, tổn thương tế bào nội mô của các động mạch nhỏ và mao mạch
xảy ra ở giai đoạn sớm của bệnh [19], [2]. Nguyên nhân gây tổn thương
nội mô hiện nay vẫn chưa rõ. Tổn thương và rối loạn chức năng tế bào nội
mạch có thể do yếu tố vật lý, hóa học hoặc vi khuẩn có tác động trực tiếp
hoặc gián tiếp lên sự hoạt hóa tế bào trong hệ thống miễn dịch và sản xuất tự
kháng thể [20], [21], [19]. Thành mạch bị tổn thương mất cực tính dễ ngưng
kết tiểu cầu và tăng quá trình đông máu dẫn tới tắc mạch. Sự tổn thương mạch
máu kích thích tăng sinh tế bào trong lòng động mạch nhỏ làm diện tích lòng
mạch bị thu hẹp và dòng máu tới mô giảm dẫn tới thiếu oxy và thiếu máu tổ
chức mạn tính [19], [21], [22]. Mô thiếu máu phản ứng bằng cách giải phóng
các yếu tố tăng sinh mạch máu (VEGF) và các chất trung gian phản ứng viêm
có tác dụng hoạt hóa nguyên bào sợi tăng sản xuất, lắng đọng sợi xơ, đồng
thời tạo vòng xoắn bệnh lý tổn thương mạch – tăng sản xuất xơ [19].
Ngoài ra, trong huyết thanh của một số bệnh nhân XCBHT có một số


8

yếu tố gây độc tế bào nội mô; Serin proteinase do tế bào T hoạt hoá tiết [15].


Hình 1.3.Sơ đồ biểu thị mối liên quan giữa tổn thương mạch máu với sinh
bệnh học XCBHT
(Nguồn: Nguồn John Varga, Christopher P Denton, Fredrick M. Wigley; Scleroderma
from Pathogenesis to Comprehensive Management, Chapter 19: 2012)
1.1.3.5 Các rối loạn đáp ứng miễn dịch
Trong bệnh XCBHT có sự bất thường về miễn dịch thể dịch và miễn
dịch tế bào

Hình 1.4 Sơ đồ biểu thị mối liên quan giữa các yếu tố trong cơ chế bệnh
sinh XCBHT
(Nguồn: Nguồn John Varga, Christopher P Denton, Fredrick M. Wigley; Scleroderma


9

from Pathogenesis to Comprehensive Management, Chapter 14: 2012)
a. Miễn dịch dịch thể
Kháng thể kháng nhân (ANA – Antinuclear antibody) được tìm thấy
trong huyết thanh của bệnh nhân XCBHT và là một xét nghiệm quan trọng
trong chẩn đoán bệnh. Hiện nay có 2 kỹ thuật chính để xác định ANA là
ELISA (Enzyme Linked Immunosorbent Assay- xét nghiệm miễn dịch hấp
thụ gắn men) và xét nghiệm miễn dịch huỳnh quang gián tiếp (IIFIndirectImmunofluorescence). Trong những năm 1950, việc áp dụng kĩ thuật
miễn dịch huỳnh quang gián tiếpđể phát hiện kháng thể kháng nhânđã được
áp dụng, tuy nhiên xét nghiệm có tỉ lệ dương tính không cao. Từ năm 1975,
với việc sử dụng tế bào ung thư thanh quản của người (HEp-2, Human larynx
epithelioma cancer cell line type 2 – ATCC – CCL 23 clone) trong kĩ thuật
nhuộm thì độ nhạy của xét nghiệm đã được cải thiện đáng kể, tỉ lệ dương tính
của kháng thể kháng nhân trong huyết thanh bệnh nhân XCBHT lên tới hơn
90%, với 2 hình thái lắng đọng huỳnh quang là thể đốm nhân (speckled) hoặc
hạt nhân (nucleolar) [10]. Nhiều công trình nghiên cứu đã tìm ra các kháng

thể kháng Toposomerase I, kháng thể kháng ARN polymerase I, II, III, kháng
thể kháng PM-Scl [3] trong huyết thanh bệnh nhân XCBHT.
b. Miễn dịch tế bào
Miễn dịch tế bào đóng vai trò quan trọng trong XCBHT. Khi dị nguyên
vào cơ thể hoặc hình thành trong cơ thể sẽ hoạt hóa đại thực bào và đại thực
bào tiết IL-1, chất này sẽ có tác động lên tế bào TCD4, phenotype Th2 sản
xuất ra hàng loạt cytokin như IL-2, IL-3, IL-4, IL-13, IL-10, IL-17,… gây ra
tổn thương lâm sàng [17]. Bên cạnh lympho T, lympho B cũng có tác động rõ
ràng lên cơ chế bệnh sinh của bệnh. Ngoài việc sản xuất các tự kháng thể, tế
bào lympho B còn trực tiếp sản xuất ra chất nền của ngoại bào (ECM –


10

Extracellular matrix) gây nên tình trạng xơ cứng qua việc tiết ra IL-6 và yếu
tố tăng trưởng biến đổi (TGF- - transforming growth factor-
1.1.4. Chẩn đoán và phân loại
1.1.4.1. Chẩn đoán xác định


Tiêu chuẩn chẩn đoán XCBHT theo Hội thấp khớp học Mỹ (ACR) 1980 [21].

- Tiêu chuẩn chính: Da dày, giảm đàn hồi, hướng tâm, đối xứng.
- Tiêu chuẩn phụ:
+ Xơ cứng da các ngón.
+ Sẹo lõm hoặc loét ở ngón tay.
+ Xơ phổi vùng đáy 2 bên
Chẩn đoán xác định XCBHT khi có một tiêu chuẩn chính hoặc hai tiêu
chuẩn phụ ở trên.



Tiêu chuẩn chẩn đoán XCBHT theo Hội thấp học Mỹ (ACR) và
Liên đoàn chống thấp khớp châu Âu (EULAR) 2013 [4].

Dày da các ngón tay ở 2 tay lan đến khớp bàn ngón
Dày da ngón tay (chỉ
tính điểm cao nhất)

Phù nề ngón
Xơ cứng da các ngón chưa đến khớp bàn
ngón nhưng đến khớp gian ngón gần.
Loét đầu ngón
Sẹo lõm đầu ngón

Tổn thương đầu ngón
(chỉ tính điểm cao nhất)
Giãn mạch
Bất thường mao mạch
nền móng
Tăng áp lực động mạch Tăng áp lực động mạch phổi
phổi và/hoặc bệnh phổi
Bệnh phổi kẽ
kẽ (điểm tối đa là 2)
Hiện tượng Raynaud
Anti – Centromere
Các tự kháng thể liên
Anti – Topoisomerase I
quan (điểm tối đa là 3) Anti – RNA polymerase III

9 điểm

2 điểm
4 điểm
2 điểm
3 điểm
2 điểm
2 điểm
2 điểm
2 điểm
3 điểm
1 điểm
1 điểm
1 điểm

Chẩn đoán xác định khi tổng điểm từ 9 điểm trở lên.
Tiêu chuẩn chẩn đoán mới có độ nhạy, độ đặc hiệu cao hơn, giúp chẩn


11

đoán bệnh sớm hơn và thể hiện được vai trò của các tự kháng thể trong XCBHT.
1.1.4.2. Phân loại
Theo Hội thấp khớp học Mỹ (ACR) 1980 [21].
- XCBHT thể tổn thương da giới hạn (Limited cutaneous systemic
sclerosis): tổn thương da chỉ từ khuỷu tay và đầu gối trở xuống bao gồm cả
tổn thương vùng mặt, không có tổn thương thân mình, gốc chi.
- XCBHT thể tổn thương da lan tỏa (Diffuse cutaneous systemic
sclerosis): tổn thương da gốc chi (đùi, cánh tay) và/hoặc tổn thương thân
mình, có thể tổn thương toàn bộ cơ thể.
1.1.5. Tiến triển và tiên lượng [22], [23], [24].
Đa số bệnh tiến triển nặng dần, khó tránh khỏi các thương tổn nội

tạng, những bệnh nhân có thương tổn da nặng và có thương tổn nội tạng thì
tiên lượng xấu. Tổn thương phổi là tổn thương nội tạng thường gặp nhất,
được phát hiện trong 71% số trường hợp chụp cắt lớp vi tính, 40% bằng X
quang thường và 60% bằng đo chức năng hô hấp. Tổn thương phổi được coi
là dấu hiệu quan trọng, chủ yếu nhất trong tiên lượng mức độ bệnh dựa vào
các dấu hiệu lâm sàng. Tổn thương thận cũng là một yếu tố bất lợi, tuy nhiên
một số bệnh nhân có thể sống tới hàng năm. Nam có tiên lượng xấu hơn nữ. Tỷ
lệ sống sót đến 2 năm là 80%, đến 8,5 năm là 50%, đến 12 năm là 30%. Các
nguyên nhân gây tử vong thường gặp là nhiễm khuẩn tái diễn gây suy hô hấp,
suy tim, suy thận và đôi khi là tăng huyết áp ác tính. Tổn thương da gây co cứng,
hạn chế hoạt động và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của bệnh nhân.
1.1.6. Điều trị [2], [22].
Cho đến nay, căn nguyên gây bệnh vẫn chưa rõ ràng vì vậy vẫn chưa có
thuốc điều trị đặc hiệu. Điều trị chủ yếu vẫn là kiểm soát triệu chứng của bệnh,
có nhiều nhóm thuốc điều trị tác động vào các cơ chế gây bệnh khác nhau:
- Các thuốc ức chế miễn dịch: Cyclosporin A, Cyclophosphamid,


12

Methotrexat, Mycofenotil phenolat.
- Corticoid: Medrol, Prednison.
- Các thuốc giãn mạch: thuốc ức chế men chuyển, chẹn kênh calci, chẹn
alpha adrenergic.
- Các thuốc chống lại quá trình xơ hóa: D-penicillamin, Relaxin,
Interferon gamma…
- Điều trị các biến chứng: tăng áp lực động mạch phổi, tràn dịch màng
ngoài tim, suy thận…
- Tập luyện, vật lý trị liệu, phục hồi chức năng khớp.
Tuy nhiên hiệu quả của các phương pháp này còn hạn chế.

1.2. Tổn thương cơ quan trong xơ cứng bì hệ thống.
1.2.1. Tổn thương mạch máu ngoại vi
Hiện tượng Raynaud (Raynaud's phenomenon) được Raynaud quan sát
và mô tả vào năm 1962. Hội chứng này gặp ở>90% số bệnh nhân XCBHT
[2]. Bản chất của hiện tượng là cơn rối loạn vận mạch ngoại vi khi tiếp xúc
với tác nhân kích thích như lạnh, stress ở ngón tay và bàn tay, đôi khi xuất
hiện ở ngón chân, mũi, tai. Hiện tượng Raynaud tiến triển qua 3 giai đoạn:
- Giai đoạn 1: Giai đoạn“trắng, lạnh” do co thắt tiểu động mạch nên
mạng lưới mao quản không nhận được máu đến đầu ngón.
- Giai đoạn 2: Giai đoạn "xanh tím" do ứ trệ máu tại các tiểu tĩnh mạch
(mô phù nề do thiếu máu gây chèn ép) nên trên lâm sàng biểu hiện đầu ngón
tay xanh tím và đau buốt.
- Giai đoạn 3: Giai đoạn “đỏ, nóng” do mở các cơ tròn tiền mao mạch,
máu đến nhanh và nhiều làm các đầu ngón tay trở nên nóng đỏ.
Triệu chứng này xuất hiện và kéo dài có thể tới 3 năm hoặc lâu hơn nữa
trước khi xuất hiện triệu chứng khác của XCBHT. Vì vậy, khi bệnh nhân đến


13

khám với hiện tượng Raynaud cần làm các xét nghiệm miễn dịch và kiểm tra
mao mạch nền móng để phát hiện sớm XCBHT [2].
1.2.2. Tổn thương da
Về lâm sàng, thương tổn da trong XCBHT bao gồm:
- Phù nề lan tỏa bàn tay, bàn chân: giai đoạn sớm.
- Dày da tiến triển: da dày, giảm đàn hồi, khó di động. Vị trí, mức độ
và tiến triển dày da khác nhau giữa các thể:
 XCBHT thể tổn thương da giới hạn (Limited systemic scleroderma):
tổn thương da chỉ từ khuỷu tay và đầu gối trở xuống bao gồm cả tổn thương
vùng mặt, không có tổn thương thân mình, gốc chi. Tiến triển dày da chậm,

mức độ dày da nhẹ và ít liên quan đến tổn thương nội tạng.
 XCBHT thể tổn thương da lan tỏa (Diffuse systemic scleroderma): tổn
thương da gốc chi (đùi, cánh tay) và/hoặc tổn thương thân mình, có thể tổn thương
toàn bộ cơ thể. Tiến triển dày da nhanh, mức độ nặng và thường liên quan đến tổn
thương nội tạng.
- Bộ mặt đặc trưng: mất nếp nhăn, bộ mặt vô cảm.
- Calci hóa dưới da: Thấy rõ trên phim chụp X quang.
- Tăng giảm sắc tố
- Thay đổi vùng mao mạch nền móng: xuất hiện từ giai đoạn sớm của
bệnh, rất có ý nghĩa trong chẩn đoán bệnh sớm. Tổn thương mao mạch quanh
móng kiểu xơ cứng bì được đặt ra khi có từ 2 đặc điểm sau trở lên trong thăm
khám mao mạch vùng quanh móng bằng Dermoscopy:
• Mao mạch giãn rộng khổng lồ (> 50 µm)
• Xuất huyết vùng móng (≥ 2 điểm xuất huyết/ngón tay hoặc xuất
huyết thành từng vùng)
• Mao mạch vặn vẹo, méo mó


14

• Giảm số lượng mao mạch (< 30 mao mạch/ 5mm vùng gốc móng)
• Mao mạch uốn khúc và chia nhánh
- Loét và tắc mạch đầu ngón: khi co thắt mạch máu nhỏ không được
cải thiện sẽ gây ra thiếu máu cục bộ và gây loét, hoại tử khô đầu ngón.
- Sẹo rỗ đầu ngón: là vết tích tổn thương loét cũ.
- Giãn mạch.
Thương tổn da trong XCBHT đặc trưng bởi tình trạng da xơ cứng, dày,
giảm đàn hồi. Tính lan tỏa của thương tổn da là tiêu chuẩn chủ yếu để phân
thể lâm sàng và mức độ nặng của thương tổn da cũng liên quan đến độ nặng
của thương tổn nội tạng, tiên lượng bệnh và nguy cơ tàn tật [11]. Cho đến nay

đã có nhiều phương pháp được sử dụng để đánh giá thương tổn da, nhưng
thang điểm Rodnan sửa đổi là công cụ chủ yếu để đánh giá độ dày da [25].
Cách tính điểm dày da MRSS:
- Đánh giá ở bệnh nhân XCBHT chưa có teo da.
- Cơ thể được chia thành 17 vị trí gồm: mặt, ngực, bụng; cánh tay, cẳng
tay, bàn tay, ngón tay, đùi, cẳng chân, bàn chân 2 bên.
- Tại mỗi vị trí độ dày da được tính theo thang điểm 0 – 3 bằng cách véo
da bằng ngón cái và ngón trỏ, cụ thể:
+ 0: bình thường
+ 1: dày da nhẹ
+ 2: dày da vừa (da dày, không véo lên được nhưng vẫn di chuyển được)
+ 3: dày da nặng (da dày, không véo lên được và không di chuyển được)
- Tại mỗi vị trí, điểm được tính là điểm của vùng chiếm diện tích lớn nhất.
- Tổng điểm tại 17 vị trí là từ 0 đến 51 điểm.
1.2.3. Tổn thương phổi
Biểu hiện về phổi là biểu hiện sớm và rõ của bệnh XCBHT, hai bệnh lý
thường gặp nhất là bệnh phổi kẽ (interstitial lung disease – ILD) và tăng áp
lực động mạch phổi (pulmonary arterial hypertension - PAH) [2].


15

PAH được định nghĩa khi áp lực động mạch phổi trung bình ≥ 25
mmHg lúc nghỉ ngơi hoặc ≥ 30mmHg khi gắng sức, nếu không được điều trị
thì 45-60% trường hợp PAH tử vong trong 2 năm [26]. PAH được chẩn đoán
khi có 1 trong 3 tiêu chuẩn sau [27]:
+ Áp lực động mạch phổi khi nghỉ ngơi ≥ 25 mmHg với áp lực mao
mạch phổi trong buồng tim phải ≥ 12 mmHg (thông tim phải).
+ Áp lực tâm thu trong buồng thất phải ≥ 35 mmHg trên siêu âm tim.
+ Siêu âm tim cho thấy giãn thất phải, hở van động mạch phổi và/hoặc

van ba lá hoặc vách liên thiết di chuyển nghịch thường.
Bệnh phổi kẽ là tổn thương thường gặp trong XCBHT, có mối liên
quan với thể da lan tỏa (dcSSc) và kháng thể kháng Topoisoimerase I. Chẩn
đoán xác định được đặt ra nhờ X-quang tim phổi và chụp cắt lớp độ phân giải
cao (high-resolusion computed tomography – HRCT). Ngoài ra còn thấy rối
loạn thông khí hạn chế trên đo chức năng hô hấp với dung tích sống thở mạnh
(forced volume capacity – FVC) giảm, tỷ lệ Tiffeneau (FVC/FEV1) giảm [7].
1.2.4. Tổn thương tim [7].
XCBHT có thể ảnh hưởng đến bất kì cấu trúc nào của tim và bao gồm:
- Tổn thương cơ tim:
+ Xơ hóa cơ tim: do tổn thương mạch vành, tình trạng viêm và xơ hóa cơ tim.
+ Rối loạn chức năng tâm thu/tâm trương thất trái.
+ Rối loạn chức năng thất phải.
- Tổn thương dẫn truyền:
+ Nhịp nhanh hoặc nhịp chậm.
+ Rối loạn trên điện tâm đồ: sóng P có khía, PQR thấp, QT giãn, phì đại
thất phải hoặc thất trái.
- Tổn thương màng tim: khi có biểu hiện lâm sàng thì nguy cơ tử vong cao.
+ Viêm màng tim.


16

+ Xơ hóa màng tim.
+ Dày dính màng tim.
1.2.5. Tổn thương tiêu hóa [7], [2].
Tổn thương thực quản gặp trong 50-60% bệnh nhân XCBHT và là tổn
thương nội tạng hay gặp nhất. Giai đoạn sớm bệnh nhân có biểu hiện ợ nóng,
nuốt khó, sau đó giảm hoặc mất nhu động thực quản và cuối cùng dẫn tới hẹp
thực quản, thường gặp ở 1/2 hay 2/3 dưới thực quản...Tổn thương dạ dày ít gặp

hơn như sa dạ dày hẹp môn vị, chảy máu có thể xẩy ra từ tổn thương giãn mạch
ở toàn bộ đường tiêu hoá đặc biệt là ở dạ dày.
Tá tràng biểu hiện biến đổi giãn và trương lực yếu.
Tổn thương ruột do teo các nhung mao, giảm nhu động, biểu hiện đau
bụng từng cơn và chướng bụng, cùng với ỉa chảy hoặc xen kẽ từng đợt táo
bón, làm tắc ruột, xoắn ruột, rối loạn hấp thu như đường, canxi, vitamin B12
và folicacid, thoái hoá mỡ gây ỉa phân mỡ.
Tổn thương đại tràng nếu có thường là: giãn đại tràng biểu hiện bằng
táo bón đôi khi biểu hiện giống viêm loét đại tràng.
Tổn thương hậu môn trực tràng ít gặp, biểu hiện bằng đi ngoài không
tự chủ và sa trực tràng.
Ngoài ra, bệnh có thể liên quan đến răng miệng do xơ hóa làm giãn
rộng niêm mạc lợi quanh răng với sự dày lên của thành mạch gây tụt lợi, rụng
răng sớm, các biểu hiện ở gan mật như xơ gan tiên phát, viêm gan, cổ chướng,
xơ hoá đường mật nguyên phát hiếm gặp.
1.2.6. Tổn thương thận [28], [29], [7].
Tổn thương thận là nguyên nhân tử vong chính trong XCBHT và thường
gặp nhất là xơ hóa thận gây ra cơn bệnh thận kịch phát. Nguy cơ cao cơn bệnh


17

thận kịch phát trên những bệnh nhân XCBHT có tổn thương da lan tỏa trong 2-3
năm đầu bị bệnh. Cơn bệnh nhận kịch phát trong xơ hóa thận của XCBHT được
xác định khi có tăng huyết áp (>150/85mmHg) ít nhất 2 lần trong 24 giờ và mức
lọc cầu thận giảm ít nhất 10% hoặc < 90. Cơ chế của tăng huyết áp là sự hoạt
hóa hệ rennin-angiotensin, do giảm dòng máu tới thận thứ phát do suy tim hay
hoặc giảm thể tích tuần hoàn do dùng lợi niệu quá mức. Ngoài xơ hóa thận, các
tổn thương thận khác có thể gặp trong XCBHT bao gồm viêm cầu thận, bệnh lý
mạch thận, viêm thận kẽ. Phát hiện sớm xơ hóa thận và điều trị bằng thuốc ức

chế men chuyển Angiotensin đem lại hiệu quả tốt.
1.2.7. Tổn thương cơ [30], [7].
Tổn thương cơ trong XCBHT thường không được bệnh nhân chú ý
nhưng nhiều nghiên cứu chỉ ra tổn thương này gặp trong >50% bệnh nhân.
Biểu hiện chính là yếu cơ gốc chi, cận lâm sàng thấy CK (Creatinin kinase)
tăng, tổn thương nguồn gốc cơ trên điện cơ đồ, hình ảnh viêm cơ, thoái hóa
sợi cơ trên sinh thiết cơ. Yếu cơ ngọn chi có thể có nhưng thường bị lẫn với
hạn chế vận động do xơ hóa da, tổ chức dưới da.
1.2.8. Tổn thương xương khớp
Tổn thương xương khớp thường gặp từ giai đoạn sớm của XCBHT nhưng
dễ bị bỏ qua và nhầm lẫn với các bệnh lý khác. Các biểu hiện này bao gồm:
- Hội chứng đường hầm cổ tay: Do lắng đọng fibrin ở bao xơ quanh cổ
tay làm chèn ép dây thần kinh giữa gây ra biểu hiện ở ngón cái, ngón trỏ,
ngón giữa như đau, tê, lạnh, có thể tiến triển đến hạn chế vận động và teo cơ.
- Tổn thương cân cơ: Do lắng đọng fibrin ở các cân cơ gây ra các tiếng lạo
xạo (tendon friction rubs) ở vùng gân bám như gối, cổ tay, cổ chân khi vận động.
- Tổn thương khớp: Dễ nhầm lẫn với viêm khớp dạng thấp. Có thể tổn
thương một vài hoặc nhiều khớp gây đau, viêm, tràn dịch.


18

- Tổn thương xương: Loãng xương thường gặp trong XCBHT là hậu
quả của nhiều yếu tố: bản thân bệnh, tác dụng phụ của thuốc điều trị, tổn
thương da – cơ xương khớp gây hạn chế vận động.
1.2.9. Ảnh hưởng đến toàn thân
XCBHT là bệnh mạn tính, tiến triển lâu dài dẫn đến toàn trạng bị ảnh
hưởng, biểu hiện bằng thiếu máu, sút cân, mệt mỏi. Đây cũng là một yếu tố
góp phần đánh giá mức độ nặng của bệnh.
1.2.10. Thang điểm Medsger

XCBHT là một bệnh lý tổn thương nhiều cơ quan với cơ chế phức tạp
và chưa được biết rõ. Nhiều nghiên cứu đã cố gắng đưa ra các bảng điểm để
đánh giá độ hoạt động (activity), độ tổn thương (damage) và độ nặng (severity)
của bệnh nhằm tiên lượng và theo dõi bệnh. Cho đến nay chưa có thang điểm
nào có sự đồng thuận tuyệt đối và được sử dụng rộng rãi. Bài báo tổng quan
của Marie Hudson và cộng sự (2007) đã tập hợp lại tất cả các nghiên cứu về
đánh giá độ nặng của bệnh từ 1950 đến 2006 và đưa ra ba bảng điểm được
dùng bao gồm đánh giá của thầy thuốc toàn cầu (Physician Global
Assessments), chỉ số Valentini (Valentini Disease Activity Index) và thang điểm
Medsger (Medsger Disease Severity Score). Bài báo này cho rằng mặc dù còn
nhiều hạn chế, thang điểm Medsger vẫn là thang điểm được sử dụng rộng rãi
nhất [31]. Thang điểm Medsger được xuất bản lần đầu tiên năm 1997 và được
chỉnh sửa vào năm 2003, đánh giá mức độ nặng của XCBHT dựa vào bảng
điểm gồm 9 cơ quan, mỗi cơ quan chia làm 5 mức độ, không có tổn thương là
0 điểm, tổn thương nặng nhất là 4 điểm [32], [33].


19

Cơ quan
Giảm cân
Hematocrit
Hemoglobin
Da (m Rodnan)

Toàn
trạng

Mạch máu ngoại vi


Khớp/gân (FTP - độ
nắm bàn tay)
DLCO
FVC
Phổi
Spap
X quang
Tim

Thận

ĐTĐ
EF
Tiền sử đợt
kịch phát và
Creatinin
(micromol/l
)

0
< 5%
>37%
>123
0
Không
Raynaud,
Raynaud
không cần
thuốc giãn
mạch


1
5 – 10%
33-37%
110-122
1-14
Raynaud
cần thuốc
giãn mạch

Điểm
2
10-15%
29-33%
97-109
15-29

3
15-20%
25-29%
83-96
30-39

4
>20%
<25%
<83
>40

Sẹo rỗ

đầu ngón

Loét nhỏ
đầu ngón

Hoại tử đầu
ngón

4,0-4,9cm

>5,0cm

5064mmHg

<50%
<50%
>=65mmH
g

Cần thở oxy
(spO2<90%
)

2,03,9cm
50-69%
50-69%

0-0,9cm

1,0-1,9cm


>80%
>80%

70-79%
70-79%

<35mmHg

35-49mmHg

Không xơ
Bình
thường
>50%

Có xơ
Rối loạn
dẫn truyền
45-49%

Loạn
nhịp
40-44%

Loạn nhịp
cần điều trị
30-40%

Không










<115

<132

132-212

213-442

>442 hoặc
lọc máu

NK tiêu
hóa tái
phát cần
điều trị
kháng
sinh

Hội chứng
kém hấp
thu; đợt giả

tắc ruột

Cần nuôi
dưỡng
đường tình
mạch

Yếu vừa

Yếu nặng

Cần hỗ trợ
khi di

Tiêu hóa

Thực quản
đồ bình
thường, di
động ruột
non bình
thường

Cơ (đánh giá cơ
cánh tay, cơ đùi)

Bình
thường

Giảm nhu

động thực
quản đầu
xa, bất
thường
nhu động
ruột non
Yếu nhẹ

Suy tim
<30%


20

chuyển

1.3. Các tự kháng thể trong XCBHT.
1.3.1. Các kháng thể trong bệnh XCBHT [3], [34].
- Kháng thể kháng Topoisomerase I (Anti-Topo I) hay kháng thể kháng
Scl-70: gặp trong 28 - 70% bệnh nhân XCBHT tùy nghiên cứu. Liên quan đến
tổn thương da lan tỏa, các tổn thương nội tạng nặng đặc biệt là xơ phổi và tổn
thương thận.
- Kháng thể kháng tâm động: có ở 20 - 30% bệnh nhân XCBHT, thường
gặp ở thể tổn thương da khu trú và liên quan đến tăng áp lực động mạch phổi,
ít liên quan đến tổn thương nội tạng khác.
- Kháng thể kháng RNA polymerase I, II, III: 4 - 20% bệnh nhân, liên
quan với XCBHT có tổn thương da lan tỏa và tổn thương thận.
- Kháng thể kháng Th/To: liên quan đến tổn thương da giới hạn nhưng
có nguy cơ cao bị tổn thương nội tạng nặng.
- Kháng thể kháng PM-Scl:liên quan tới tổn thương da giới hạn không

có tổn thương nội tạng, thường kèm theo viêm bì cơ.
- Kháng thể kháng U3RNP: liên quan đến tổn thương da lan tỏa, bệnh
mạch máu ngoại vi.
- Kháng thể kháng tế bào nội mô: Gặp ở 25-85% SSc, có thể gặp ở
ACTDs khác. Liên quan tới tổn thương mạch máu ngoại vi như sẹo và loét
đầu ngón, hiện tượng Raynaud nặng; tăng áp động mạch phổi và xơ phổi.
- Kháng thể kháng receptor của yếu tố phát triển tiểu cầu: Đóng vai trò
quan trọng trong cơ chế bệnh sinh của XCBHT.
- Các kháng thể không đặc hiệu: kháng thể kháng Ku, kháng thể kháng
U1-RNP, kháng thể kháng U11/U12.


×