Tải bản đầy đủ (.docx) (52 trang)

KHẢO sát THỰC TRẠNG TRẦM cảm THEO THANG điểm PHQ 9 của BỆNH NHÂN UNG THƯ PHỔI điều TRỊ nội TRÚ tại BỆNH VIỆN k cơ sở tân TRIỀU

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (428.4 KB, 52 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI

BỘ Y TẾ

NGUYỄN THỊ THANH HIỀN
KHẢO SÁT THỰC TRẠNG TRẦM CẢM THEO THANG ĐIỂM
PHQ-9 CỦA BỆNH NHÂN UNG THƯ PHỔI ĐIỀU TRỊ NỘI TRÚ
TẠI BỆNH VIỆN K CƠ SỞ TÂN TRIỀU

KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP BÁC SỸ ĐA KHOA
KHOÁ 2013 – 2019

Hà Nội – 2019

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI

BỘ Y TẾ


NGUYỄN THỊ THANH HIỀN
KHẢO SÁT THỰC TRẠNG TRẦM CẢM THEO THANG ĐIỂM
PHQ-9 CỦA BỆNH NHÂN UNG THƯ PHỔI ĐIỀU TRỊ NỘI TRÚ
TẠI BỆNH VIỆN K CƠ SỞ TÂN TRIỀU
Chuyên ngành

: Bác sỹ đa khoa

Mã ngành


: 52720101

KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP BÁC SỸ ĐA KHOA
KHOÁ 2013 – 2019
Người hướng dẫn khoa học:
ThS.BS. Trần Thị Thu Hà

Hà Nội – 2019

LỜI CẢM ƠN


Trước hết tôi xin chân thành bày tỏ sự cảm ơn sâu sắc nhất tới thầy
hướng dẫn của mình: Thạc sỹ, Bác sĩ Trần Thị Thu Hà, Giảng viên bộ
môn Tâm thần – Đại học Y Hà Nội, người đã nhiệt tình giúp đỡ tôi hoàn
thành khóa luận này. Cô luôn là người thầy tận tâm với học trò, dẫn dắt tôi
và đưa ra những đóng góp vô cùng quý giá để tôi có thể hoàn thành đề tài
luận văn tốt nghiệp.
Tôi xin gửi lời cảm ơn tới Ban Giám hiệu trường Đại học Y Hà Nội,
Phòng đào tạo, Phòng Công tác học sinh – sinh viên. Tôi cũng xin trân
trọng cảm ơn PGS.TS. Nguyễn Văn Tuấn, Trưởng bộ môn cùng toàn thể
thầy cô của Bộ môn Tâm thần đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi có cơ hội
được tham gia nghiên cứu khoa học tại Bộ môn Tâm thần.
Tôi xin gửi lời cảm ơn tới anh chị Bác sỹ, Điều dưỡng tại khoa Ngoại
lồng ngực và khoa Nội 2 bệnh viện K cơ sở Tân Triều đã tạo điều kiện
trong việc thu thập và hoàn thiện bộ số liệu nghiên cứu.
Lời cuối cùng, tôi xin gửi lời biết ơn tới gia đình tôi, những người bạn
thân thiết đã luôn bên cạnh, khích lệ tôi vượt qua những khó khăn trong quá
trình tôi thực hiện khóa luận tốt nghiệp này.
Hà Nội, ngày 10 tháng 5 năm 2019


Nguyễn Thị Thanh Hiền

LỜI CAM ĐOAN


Khóa luận này đã được tiến hành dưới sự hướng dẫn khoa học của
ThS.BS. Trần Thị Thu Hà. Tôi xin cam đoan khóa luận này là công trình
nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu và kết quả trong khóa luận là hoàn
toàn trung thực và chưa từng được công bố trong bất kì công trình nghiên
cứu nào khác.
Hà Nội, ngày 10 tháng 5 năm 2019
Người làm khóa luận

Nguyễn Thị Thanh Hiền

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT


CES-D
DASS
GDS
ICD
MAOI
NaSSA
PHQ-9
PQ
SSRI
UICC
UT

UTBM
UTP
WHODA
S
HSSV
THPT

Center for Epidemiological Studies – Depression Scale
Depression Anxiety Stress Scales
Global Data Service
International Statistical Classification of Diseases
Monoamine oxidase inhibitor
Nonadrenergic and specific serotonergic antidepressant
Patient Health Questionnaire
Phế quản
Selective serotonin reuptake inhibitor
The Union for International Cancer Control
Ung thư
Ung thư biểu mô
Ung thư phổi
World health organization disability assessment schedule
Học sinh sinh viên
Trung học phổ thông

MỤC LỤC



7


ĐẶT VẤN ĐỀ
Trầm cảm là một trong những rối loạn tâm thần thường gặp trong thực
hành lâm sàng. Trầm cảm là gánh nặng không những cho bản thân người
bệnh, gia đình của họ mà còn cho cả xã hội [1]. Theo Sadock B.J. (2007) rối
loạn trầm cảm gặp ở 10% tổng số bệnh nhân đi khám bệnh và chiếm 15% số
bệnh nhân phải nằm điều trị [2]. Theo dự báo của Tổ chức Y tế thế giới, trầm
cảm sẽ là nguyên nhân gây mất khả năng lao động đứng thứ 2 trên thế giới
tính đến năm 2020. Khoảng 45-70% những người tự sát mắc trầm cảm và
15% bệnh nhân trầm cảm chết do tự sát. Trầm cảm trở thành vấn đề sức khỏe
cộng đồng đáng quan tâm, đặc biệt hơn khi ảnh hưởng đến vấn đề sức khỏe ở
những bệnh lý mạn tính trong đó có bệnh ung thư [3].
Ung thư phổi (UTP) đứng hàng đầu trong các loại ung thư (UT) ở nam
giới và là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trong các loại UT [4]. Ung thư
phổi có xu hướng tăng nhanh trong nhiều năm trở lại đây ở nhiều nước trên
thế giới cũng như ở Việt Nam, theo số liệu thống kê toàn cầu của Parkin DM
(2012) cho thấy số UTP mới mắc trên toàn thế giới đã lên tới 1,35 triệu
trường hợp, chiếm 12,4% tổng số các loại UT [5, 2]. Tần suất mắc UTP ở
nam giới là 35,5/100.000 dân và ở nữ là 12,1/100.000 dân. Số trường hợp tử
vong do UTP là 1,15 triệu người mỗi năm, chiếm 17,6% tổng số tử vong do
UT, trong đó 49,9% các trường hợp mới mắc là ở các nước đang phát triển.
Tần suất mắc UTP ở nam giới là 35,5/100.000 dân và ở nữ là 12,1/100.000
dân. Số trường hợp tử vong do UTP là 1,15 triệu người mỗi năm, chiếm
17,6% tổng số tử vong do UT, trong đó 49,9% các trường hợp mới mắc là ở
các nước đang phát triển [6].


8

Ung thư phổi có tiên lượng xấu vì diễn biến nhanh, tỷ lệ tử vong cao,
bệnh nhân có thể có nhiều lo sợ và thất vọng sau khi được chẩn đoán [6].

Bệnh nhân ung thư phổi có chất lượng cuộc sống tồi tệ hơn sau khi phẫu
thuật và tác dụng phụ của điều trị bệnh ung thư phổi có thể gây ra các rối
loạn tâm lý [5]. Các triệu chứng của ung thư phổi như đau, mệt mỏi, khó thở
và biếng ăn, dẫn đến hoạt động thể chất kém, hoạt động tâm lý xã hội và
chất lượng cuộc sống suy giảm, cũng có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của
trầm cảm [5]. Bệnh nhân ung thư có trầm cảm thường biểu hiện lo lắng quá
mức, đau, mệt mỏi hơn các bệnh nhân khác [5]. Theo Siminoff LA, Sullivan
DR các biểu hiện trầm cảm ở bệnh nhân ung thư gây ảnh hưởng đến chất
lượng cuộc sống của bệnh nhân, tạo sự căng thẳng cho người chăm sóc và
gia tăng tỷ lệ tỷ vong [7].
Ở Việt Nam hiện có nhiều nghiên cứu về trầm cảm trên bệnh nhân có
bệnh lý thực thể, tuy nhiên chưa có nghiên cứu nào tiến hành trên bệnh nhân
ung thư phổi [8], [9]. Do đó, chúng tôi tiến hành nghiên cứu ‘’Khảo sát thực
trạng trầm cảm theo thang điểm PHQ-9 của bệnh nhân ung thư phổi điều
trị nội trú tại bệnh viện K cơ sở Tân Triều’’ với mong muốn có một bức
tranh toàn cảnh về bệnh lý trầm cảm và hỗ trợ các bác sỹ ung thư trong quá
trình chẩn đoán, điều trị. Nghiên cứu được tiến hành với 2 mục tiêu dưới đây:
1.

Khảo sát tỷ lệ trầm cảm ở bệnh nhân ung thư phổi điều trị nội trú tại

2.

bệnh viện K cơ sở Tân Triều.
Mô tả một số các yếu tố liên quan đến nguy cơ trầm cảm của bệnh
nhân ung thư phổi điều trị nội trú tại bệnh viện K cơ sở Tân Triều.


9


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Tổng quan về ung thư phổi
1.1.1 Dịch tễ học
1.1.1.1 Tình hình UTP trên thế giới
UTP vẫn đứng hàng đầu trong các loại UT ở nam giới và là nguyên nhân
gây tử vong hàng đầu trong các loại UT. UTP có xu hướng tăng nhanh trong
nhiều năm trở lại đây, theo các số liệu thống kê toàn cầu của Parkin DM (2005)
cho thấy số UTP mới mắc trên toàn thế giới đã lên tới 1,35 triệu trường hợp,
chiếm 12,4% tổng số các loại UT, tần suất mắc UTP ở nam giới là 35,5/100.000
dân và ở nữ là 12,1/100.000 dân. Số tử vong do UTP là 1,15 triệu người mỗi
năm, chiếm 17,6% tổng số tử vong do ung thư, trong đó 49,9% các trường hợp
mới mắc là ở các nước đang phát triển [10],[23].
Tại Mỹ, ước tính năm 2012 có khoảng 219440 ca UTP mắc mới và
159390 trường hợp tử vong do UTP, chiếm 28% tổng tử vong do UT, và cũng
đứng đầu các nguyên nhân tử vong do UT [5]. Từ năm 1987, số phụ nữ tử vong
do ung thư ngày càng tăng cao, cao hơn cả UT vú, gần đây đạt dạng cao nguyên.
Ngược lại, tỷ lệ tử vong do UTP ở nam giới giảm liên tục từ năm 1990 đến năm
2000 [12]. Điều này góp phần làm thay đổi tỷ lệ nam/nữ của UTP và thể hiện xu
hướng giảm hút thuốc lá tại Mỹ trong 30 năm qua.
UTP là một trong những ung thư tiến triển nhanh, di căn sớm, tỷ lệ tử
vong cao, đến thời điểm phát hiện bệnh chỉ có 15% bệnh UTP giai đoạn chưa có
di căn, trong đó 25% đã có di căn vào hạch rốn phổi và hạch trung thất và có tới
55% di căn xa, 62% BN khi đến viện không còn khả năng phẫu thuật và hạn chế
các biện pháp điều trị. Tỉ lệ BN UTP nguyên phát có thể phẫu thuật cắt bỏ sau
chẩn đoán gần như không thay đổi, xấp xỉ 20% trong nhiều năm nay [8].


10

Mặc dù y học đã tích cực nghiên cứu UTP trong 10 năm qua, song tỷ lệ

sống thêm 5 năm sau chẩn đoán và điều trị bệnh vẫn chỉ khoảng 15% [12].
1.1.1.2 Tình hình UTP ở Việt Nam
Hiện nay số liệu ghi nhận về UTP tương đối chính xác, có thể đại diện cho
tình hình UTP của cả nước. Kết quả ghi nhận cũng cho thấy UTP nguyên phát có
gặp tỷ lệ cao ở cả hai giới. Năm 2002, tỷ lệ chuẩn hóa theo tuổi ở nam là
29,6/100.000 dân, đứng đầu các loại UT ở nam giới, ở nữ là 7,3/100.000 dân,
đứng thứ 5 sau UT cổ tử cung, vú, dạ dày và đại tràng.Tỷ lệ tử vong chuẩn hóa
theo tuổi là 27,4/100.000 dân ở nam và 6,7/100.000 dân ở nữ [4].
1.1.2 Chẩn đoán
Chẩn đoán xác định ung thư phổi dựa vào các triệu chứng lâm sàng và
các thăm dò chẩn đoán hình ảnh (X quang, cắt lớp vi tính, nội soi phế quản).
Kết quả mô bệnh học tế bào học các bệnh phẩm lấy qua soi phế quản, sinh
thiết, chọc hút tế bào qua thành ngực, dịch màng phổi, hạch thượng đòn... có
tế bào, tổ chức ung thư. Đây là tiêu chuẩn vàng xác định ung thư phổi và chẩn
đoán týp mô bệnh học.
UTP nguyên phát được chia làm 2 nhóm lớn: loại UTP tế bào nhỏ và
UTP không phải tế bào nhỏ. Sự phân chia giai đoạn của 2 nhóm này là khác
nhau. UTP tế bào nhỏ được chia thành 2 giai đoạn: giai đoạn bệnh khu trú và
giai đoạn lan tràn.
1.1.2.1 Phân loại mô bệnh học ung thư phổi


Phân loại mô bệnh học:
- Ung thư phổi tế bào nhỏ
- Ung thư phổi không phải tế bào nhỏ
- Ung thư biểu mô tế bào vảy (UTBM tế bào vảy)
- Ung thư biểu mô tuyến (UTBM tuyến)
- Ung thư biểu mô tuyến vảy (UTBM tuyến vảy)
- Ung thư biểu mô tuyến với các phân týp hỗn hợp
- Ung thư biểu mô tế bào lớn và các biến thể (UTBM tế bào lớn)

- Các khối u carcinoid


11

Không xếp loại
Đánh giá độ mô học:
- Gx: không thể đánh giá được độ mô học
- G1: biệt hóa cao
- G2: biệt hóa kém
- G3: không biệt hóa
-



1.1.2.2 Phân loại TNM và xếp loại giai đoạn bệnh UTP không phải tế bào nhỏ


+

Đánh giá TNM (UICC 2010) [4],[27],[39]:
- U nguyên phát:
+ Tx: có tế bào UT trong dịch tiết PQ nhưng không nhìn thấy trên phim

X quang hoặc khi soi PQ.
+ T0: không có dấu hiệu của u nguyên phát.
+ Tis: ung thư tại chỗ.
T1: u có đường kính ≤ 3cm, u được bao xung quanh bởi nhu mô phổi hoặc
màng phổi tạng và không có dấu hiệu u xâm lấn tới PQ thùy khi thăm khám


+

bằng nội soi.
T2: u có đường kính > 3cm, hoặc u với mọi kích thước nhưng xâm lấn tới phế
mạc tạng hoặc gây xẹp phổi hoặc viêm phổi tắc nghẽn do u xâm lấn tới vùng
rốn phổi. Khi nội soi PQ, độ xâm lấn của u giới hạn ở PQ thùy hoặc cách
carina ≥ 2cm. Xẹp phổi và viêm phổi tắc nghẽn có thể lan đến vùng rốn phổi

+

nhưng không ảnh hưởng tới toàn bộ phổi.
T3: u với mọi kích thước xâm lấn trực tiếp tới thành ngực, cơ hoành, hoặc phế
mạc phần trung thất hoặc ngoại tâm mạc nhưng chưa xâm lấn tới tim, các
mạch lớn, khí quản, thực quản, hoặc thân đốt sống, hoặc u ở PQ gốc cách

+

carina dưới 2cm nhưng chưa xâm lấn tới carina.
T4: u với mọi kích thước, xâm lấn trung thất, tim, mạch máu lớn, khí quản,
thực quản, thân đốt sống hoặc carina hoặc tràn dịch màng phổi ác tính, hoặc

+
+

có u vệ tinh ở cùng một thùy.
Hạch vùng (N):
N0: không có di căn hạch
N1: di căn hạch cạnh PQ thùy hoặc hạch rốn phổi cùng bên, hạch trong phổi

+


bao gồm cả sự xâm lấn trực tiếp của u nguyên phát vào các hạch này.
N2: di căn hạch trung thất cùng bên hoặc hạch dưới carina hoặc cả hai.


12

+

+
+
+

N3: di căn hạch trung thất đối bên, hạch rốn phổi đối bên, hạch cơ bậc thang
cùng hoặc đối bên hoặc hạch thượng đòn.
Di căn xa (M):
Mx: không đánh giá được di căn xa.
Mo: không có di căn xa.
M1: di căn xa, bao gồm u phổi không cùng thùy với u nguyên phát.
• Đánh giá giai đoạn (UICC 2002) [10],[27],[40]:
- Giai đoạn IA: T1, N0, M0.
- Giai đoạn IB: T2, N0, M0.
- Giai đoạn IIA: T1, N1, M0.
- Giai đoạn IIB: T2, N1, M0; T3, N0, M0.
- Giai đoạn IIIA: T3, N1, M0; T1-3, N2, M0.
- Giai đoạn IIIB: T4, bất kỳ N, M0; bất kỳ T, N3, M0.
- Giai đoạn IV: bất kỳ T, bất kỳ N, M1.
1.2.1. Tổng quan về trầm cảm
1.2.1 Khái niệm
Trầm cảm là một hội chứng bệnh lý của rối loạn cảm xúc, đặc trưng bởi

khí sắc trầm, mất quan tâm hay thích thú, giảm năng lượng dẫn đến dễ mệt
mỏi và giảm hoạt động. Phổ biến là bệnh nhân mệt mỏi rõ rệt chỉ sau một sự
cố gắng nhỏ và biểu hiện này tồn tại trong khoảng thời gian kéo dài ít nhất 2
tuần. Những biểu hiện này được coi là các triệu chứng đặc trưng có ý nghĩa
lâm sàng đặc biệt và thường gặp ở bất kỳ mức độ nào của một giai đoạn trầm
cảm. Những triệu chứng phổ biến khác là giảm sút sự tập trung và chú ý,
giảm sút tính tự trọng và tự tin, ý tưởng bị tội không xứng đáng, nhìn vào
tương lai ảm đạm bi quan, ý tưởng hành vi tự hủy hoại hoặc tự sát, rối loạn
giấc ngủ, ăn ít ngon miệng. Ngoài ra còn có các triệu chứng cơ thể như thức
giấc sớm hơn ít nhất 2 giờ so với bình thường, sút cân ≥ 5% trọng lượng cơ
thể so với tháng trước... [3].
Giai đoạn trầm cảm bao gồm trầm cảm nhẹ (F32.0), trầm cảm vừa
(F32.1), trầm cảm nặng không có triệu chứng loạn thần (F32.2) và trầm cảm
nặng có triệu chứng loạn thần (F32.3). Trầm cảm là một giai đoạn khởi đầu


13

cho các rối loạn cảm xúc tiếp theo. Một số tác giả coi đây là giai đoạn chờ, sự
tiến triển tiếp theo của trầm cảm có thể diễn ra theo các hình thái khác nhau
như rối loạn cảm xúc lưỡng cực hiện tại giai đoạn trầm cảm hoặc rối loạn
trầm cảm tái diễn,... Do đó, chẩn đoán và điều trị tích cực ở giai đoạn trầm
cảm là cần thiết.
1.1.2 Dịch tễ học
Trầm cảm là một rối loạn tâm thần thường gặp ở cộng đồng. Theo
thống kê của Tổ chức y tế thế giới, khoảng 350 triệu người ở mọi lứa tuổi
chịu ảnh hưởng từ căn bệnh trầm cảm [15]. Trầm cảm gặp nhiều ở nữ, tỷ lệ
nữ/nam là 3/1 [16]. Trầm cảm gặp ở mọi lứa tuổi, cao nhất trong khoảng 2544. Trầm cảm thường có khuynh hướng tái diễn.

Hình 1.1: Tỷ lệ trầm cảm của các nước trên thế giới (Nguồn: Max Fisher/

Washington Post) [17]
1.2.3 Nguyên nhân
Cho đến nay vấn đề bệnh nguyên bệnh sinh của trầm cảm vẫn chưa
được hoàn toàn sáng tỏ. Có nhiều luận điểm đưa ra nhằm giải thích cho
nguyên nhân dựa trên các lĩnh vực chủ yếu về tâm lý, sinh học cũng như các
mối liên hệ của con người – xã hội – văn hoá.
1.2.3.1 Bệnh nguyên


14

Các yếu tố tâm lý – xã hội: các sự kiện trong cuộc sống và stress từ môi
trường, nhân cách tiền bệnh lý, nhận thức hành vi. Các yếu tố về sinh học:
yếu tố di truyền, các amin sinh học. Dựa trên các nguyên nhân gây bệnh, có
thể chia trầm cảm thành 3 nhóm chính:
- Trầm cảm nội sinh hay còn gọi là trầm cảm chưa rõ nguyên nhân: trầm
cảm trong phân liệt cảm xúc, trầm cảm trong rối loạn cảm xúc lưỡng cực, rối
loạn trầm cảm tái diễn, trầm cảm thoái triển...
- Trầm cảm tâm sinh: trầm cảm xuất hiện sau các sang chấn tâm thần hay
hoàn cảnh xung đột, trầm cảm phản ứng...
- Trầm cảm thực tổn: trầm cảm do các bệnh thực tổn ở não hoặc các bệnh
toàn thân khác, trầm cảm do nhiễm độc ma tuý, rượu...
1.2.3.2 Bệnh sinh
Cơ chế hoá động thần kinh – thể dịch, trong đó vai trò của các cấu trúc
thần kinh, các amin não và các hormon trong cơ thể được coi là bộ máy sinh
hoá thần kinh tự điều chỉnh, chịu trách nhiệm về các rối loạn cảm xúc và các
rối loạn cơ thể. Sự tăng cường hoạt động giao cảm, cùng với toàn bộ hệ thống
thần kinh – nội tiết đã đưa đến sự thoái biến các cơ chế sinh lý thần kinh.
Cuối cùng, sự thoái biến các quá trình sinh lý thần kinh đã dẫn đến rối loạn
nhất thời hoặc mạn tính về tâm thần và cơ thể.

1.2.4 Đặc điểm lâm sàng và tiêu chuẩn chẩn đoán
Hiện nay có hai hệ thống chẩn đoán trầm cảm thường được sử dụng đó
là: Phân loại bệnh Quốc tế lần thứ 10 (ICD-10) của Tổ chức Y tế Thế giới
năm 1992 [3] và Hướng dẫn Chẩn đoán và thống kê các rối loạn tâm thần của
Hiệp hội Tâm thần học Mỹ năm 1994 (DSM-IV) [18].
1.2.4.1 Theo mô tả của ICD-10
Giai đoạn trầm cảm được biểu hiện bởi các triệu chứng sau:


3 triệu chứng đặc trưng của trầm cảm:


15

-

Giảm khí sắc: bệnh nhân cảm thấy buồn vô cớ, chán nản, ảm đạm, thất vọng,
bơ vơ và bất hạnh, cảm thấy không có lối thoát. Đôi khi nét mặt bất động, thờ

-

ơ, vô cảm.
Mất mọi quan tâm và thích thú: là triệu chứng hầu như luôn xuất hiện. Bệnh
nhân thường phàn nàn về cảm giác ít thích thú, ít vui vẻ trong các hoạt động
sở thích cũ hay trầm trọng hơn là sự mất nhiệt tình, không hài lòng với mọi
thứ. Thường xa lánh, tách rời xã hội, ngại giao tiếp với mọi người xung

-

quanh.

Giảm năng lượng dẫn đến tăng mệt mỏi và giảm hoạt động: là một triệu
chứng đặc trưng. Biểu hiện phổ biến bằng mệt mỏi, yếu ớt, thiếu sinh lực, bất
lực. Bệnh nhân chậm chạp về ngôn ngữ, giao tiếp và vận động. Các công việc
hàng ngày trở nên khó khăn, có khi không hoàn thành được, thậm chí phải bỏ
hoàn toàn công việc. Một số bệnh nhân giảm năng lượng biểu hiện bằng giảm

-

hoặc mất dục năng. Ức chế nặng sẽ biểu hiện giống trạng thái sững sờ.
• 7 triệu chứng phổ biến của trầm cảm:
- Giảm sút sự tập trung và chú ý.
- Giảm sút tính tự trọng và lòng tự tin.
- Những ý tưởng bị tội, không xứng đáng.
- Nhìn vào tương lai thấy ảm đạm, bi quan.
- Ý tưởng và hành vi tự huỷ hoại hoặc tự sát.
Rối loạn giấc ngủ: ngủ nhiều hoặc ngủ ít, thức giấc lúc nửa đêm hoặc dậy
sớm.
Ăn ít ngon miệng.
• Các triệu chứng cơ thể (sinh học) của trầm cảm:
- Mất quan tâm ham thích những hoạt động thường ngày.
Thiếu các phản ứng cảm xúc với những sự kiện và môi trường xung quanh mà
-

-

khi bình thường vẫn có những phản ứng cảm xúc.
- Thức giấc sớm hơn ít nhất 2 giờ so với bình thường.
- Trầm cảm nặng lên về buổi sáng.
- Chậm chạp tâm lý vận động hoặc kích động, có thể sững sờ.
- Giảm cảm giác ngon miệng.

- Sút cân (thường ≥ 5% trọng lượng cơ thể so với tháng trước).
- Giảm hoặc mất hưng phấn tình dục, rối loạn kinh nguyệt ở phụ nữ.
• Các triệu chứng loạn thần:


16

Trầm cảm nặng thường có hoang tưởng, ảo giác. Hoang tưởng, ảo giác
có thể phù hợp với khí sắc (hoang tưởng bị tội, bị thiệt hại, bị trừng phạt, nghi
bệnh, nhìn thấy cảnh trừng phạt, ảo thanh kết tội hoặc nói xấu, lăng nhục, chê
bai) hoặc không phù hợp với khí sắc (hoang tưởng bị theo dõi, bị hại).
Ngoài ra, bệnh nhân có thể có lo âu, lạm dụng rượu, ma tuý và có triệu
chứng cơ thể như đau đầu, đau bụng, táo bón… sẽ làm phức tạp quá trình điều
trị bệnh.
1.2.4.2 Theo mô tả của DSM-IV (1994)
Rối loạn trầm cảm điển hình, đặc trưng là sự có mặt của một hay nhiều
giai đoạn trầm cảm điển hình. Hội chứng trầm cảm là một hội chứng phức tạp
về khí sắc, tư duy, vận động và cơ thể:


Khí sắc trầm: bệnh nhân cảm thấy buồn rầu, đau khổ, mất hi vọng, giảm khí
sắc. Bệnh nhân không tự xác định được bệnh và có nhiều rối loạn cơ thể như



đau, bỏng rát ở các vùng khác nhau trong cơ thể.
Mất hứng thú và sở thích: mất hứng thú với mọi hoạt động hoặc vô cảm với
mọi sở thích trước khi bị bệnh. Bệnh nhân mất hứng thú với mọi khía cạnh
của cuộc sống như thành công trong nghề nghiệp, quan hệ với người thân, đời
sống tình dục, chăm sóc bản thân. Bệnh nhân bi quan, mất hy vọng, mất ham

muốn được sống, xuất hiện khuynh hướng xa lánh xã hội và giảm khả năng



thu nhận thông tin.
Rối loạn sự chú ý: có sự giảm sút chú ý rõ rệt, khả năng tập trung chú ý kém



là triệu chứng người bệnh than phiền nhiều nhất.
Rối loạn trí nhớ: giảm khả năng nhớ chính xác các thông tin, hiện tượng này
liên quan chặt chẽ với rối loạn sự chú ý. Bệnh nhân thường than phiền giảm
khả năng nhớ, các kí ức bị ảnh hưởng của khí sắc trầm cảm. Bệnh nhân đặc
biệt nhớ các sự kiện không được thích thú cho lắm và các thất bại trong đời
sống hàng ngày, trong khi đó các sự kiện khác lại được ghi nhớ rất kém.


17



Rối loạn tri giác: xuất hiện ảo giác trong rối loạn trầm cảm nặng, thường phù


-

hợp với giảm khí sắc.
Rối loạn tư duy: xuất hiện cả rối loạn hình thức tư duy và nội dung tư duy.
Nhịp tư duy chậm, bệnh nhân thường suy nghĩ chậm chạp, có cảm giác ý
nghĩ bị tắc nghẽn, không rõ ràng, khó có hệ thống và khó biểu hiện. Lời nói

chậm, thiếu tính tự động, chậm trả lời các câu hỏi, nội dung đơn điệu,

-

nghèo nàn.
Bệnh nhân khó hoặc không đưa ra được quyết định của mình và không tự tin
vào bản thân. Bệnh nhân nhìn tương lai một cách đầy bi quan, không hy vọng,
cho rằng mình có tội lỗi. Nội dung mang màu sắc của rối loạn trầm cảm, xuất

-

hiện sự sụp đổ, tự ti.
Ý nghĩ không tự tin vào bản thân mình, bệnh nhân cảm thấy mất khả năng
sống thoải mái, mất các hoạt động bình thường. Bệnh nhân cho rằng cuộc
sống là một chuỗi dài những thất bại của bản thân và chất lượng cuộc sống

-

giảm rõ rệt.
Có ý tưởng và hành vi tự sát, có ý nghĩ về cái chết, đi đến tự sát và tự sát



nhiều lần.
Chậm chạp tâm thần vận động: như trả lời chậm, nói chậm, nhịp tư duy chậm,



có thể có trạng thái sững sờ hoặc kích động trầm cảm.
Rối loạn về ăn uống: bệnh nhân thường kém ăn nhưng một số lại ăn




nhiều.
Mất ngủ hoặc ngủ nhiều: bệnh nhân khó ngủ lúc đầu nhưng thường là thức
giấc sớm, khó ngủ trở lại và cảm thấy không thoải mái khi thức dậy. Một số
trường hợp lại ngủ nhiều.
1.2.5 Điều trị
1.2.5.1 Liệu pháp hoá dược
Các thuốc chống trầm cảm điều chỉnh số lượng và hoạt tính các chất
dẫn truyền thần kinh (serotonin, noradrenalin...) đang bị rối loạn để điều trị
trầm cảm. Thời gian để thuốc chống trầm cảm có tác dụng là 7-10 ngày sau
khi đạt liều điều trị. Có 2 nhóm thuốc chính:


18



Các thuốc chống trầm cảm truyền thống: thuốc chống trầm cảm loại MAOI
hiện nay ít dùng vì có nhiều tương tác thuốc. Thuốc chống trầm cảm 3 vòng
(Imipramin, Amitriptylin, Elavil, Anafranil, Tofranil...) có nhiều tác dụng



kháng Cholin, có thể dùng ở cơ sở nội trú có theo dõi chặt chẽ.
Các thuốc chống trầm cảm mới: ít tác dụng không mong muốn, khởi đầu tác
dụng sớm, ít tương tác khi phối hợp với các thuốc khác, an toàn hơn khi dùng

-


quá liều.
Các thuốc ức chế tái hấp thu chọn lọc Serotonin (SSRI): Fluoxetin (Prozac),

-

Fluvoxamin (Luvox), Sertralin (Zoloft)...
Các thuốc ức chế tái hấp thu Serotonin và Noradrenalin (SNRIs): Venlafaxin.
Các thuốc làm tăng dẫn truyền Noradrenalin và đặc hiệu trên Serotonin
(NaSSA): Mirtazapin (Remeron).
1.2.5.2 Liệu pháp sốc điện
Chỉ định ưu tiên trong các trường hợp trầm cảm nặng có ý tưởng và
hành vi tự sát, trầm cảm kháng thuốc, các liệu pháp điều trị khác không có
kết quả.
1.2.6 Các trắc nghiệm tâm lý sàng lọc trầm cảm
1.2.6.1 Một số thang sàng lọc trầm cảm
Thang điểm đánh giá trầm cảm là những thang điểm có liên quan đến
việc lượng giá các triệu chứng trầm cảm, được sử dụng để hỗ trợ bác sĩ lâm
sàng xác định các rối loạn trầm cảm, đánh giá mức độ và diễn biến bệnh. Có
nhiều thang đánh giá trầm cảm đã được chuẩn hoá và áp dụng tại Việt Nam
như Beck, Hamilton, DASS 21, GDS… Trong đó thang đánh giá trầm cảm
Beck và Hamilton được sử dụng phổ biến nhất.
Thang đánh giá trầm cảm Hamilton ra đời năm 1960. Thang Hamilton
thường được sử dụng để đánh giá mức độ nặng của trầm cảm và theo dõi tiến
triển bệnh trong quá trình điều trị. Thang gồm 21 đề mục, mỗi đề mục được
cho điểm từ 0 đến 2 hoặc từ 0 đến 4. Tuy nhiên thang điểm này khá phức tạp,


19


do đó để đánh giá hết các mục trong thang điểm Hamilton, bác sĩ lâm sàng
cần tối thiểu 15-30 phút và phải được tập huấn trước khi hỏi trên bệnh nhân.
Thang đánh giá trầm cảm Beck được phát triển từ năm 1962 để đánh
giá mức độ nặng của rối loạn trầm cảm. Là một công cụ đánh giá chủ quan,
thang Beck gồm 21 đề mục, mỗi đề mục gồm 4 đến 6 câu hỏi nhỏ. Mỗi câu
hỏi nhỏ khảo sát từng đặc điểm của trầm cảm ở các mức điểm 0 đến 3. Thang
điểm Beck là thang tự đánh giá, có độ nhạy thấp hơn thang Hamilton [19].
1.2.6.2 Thang đo trầm cảm PHQ-9
Trong nghiên cứu này chúng tôi sử dụng bộ câu hỏi PHQ-9, là một thang
đánh giá trầm cảm mới, đã được áp dụng nhiều trong nghiên cứu và thực hành
lâm sàng. Bộ câu hỏi PHQ-9 đã được chuẩn hoá trong 2 nghiên cứu lớn trên
3000 bệnh nhân tại 8 trung tâm chăm sóc sức khỏe ban đầu và 3000 bệnh
nhân tại 7 phòng khám sản phụ khoa [20],[15]. PHQ-9 là một thang điểm giúp
chẩn đoán sớm rối loạn trầm cảm, đánh giá mức độ nặng của bệnh cũng như
theo dõi đáp ứng điều trị [22], [23], [24]. Các câu hỏi trong bộ PHQ-9 phiên
bản Tiếng Việt có độ nhất quán nội tại cao trong việc đánh giá trầm cảm với
hệ số α-Cronbach dao động từ 0,823 đến 0,867 [25]. Thời gian trung bình để
hoàn thành bộ câu hỏi PHQ-9 là 7 – 8 phút [20].
1.3

. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước
Theo Sadock B.J. (2007) rối loạn trầm cảm gặp ở 10% tổng số bệnh

nhân đi khám bệnh và chiếm 15% bệnh nhân phải nằm điều trị [2]. Theo dự
báo của tổ chức Y tế thế giới, trầm cảm sẽ là nguyên nhân gây mất khả năng
lao động đứng thứ 2 trên thế giới tính đến năm 2020 [2].
Theo Bromet và cộng sự nghiên cứu 89037 người từ 18 quốc gia khác
nhau cho thấy tỷ lệ trầm cảm suốt trong đời là 14,6%, tỷ lệ trầm cảm trong 12
tháng là 5,5% [26].



20

Nghiên cứu phân tích gộp từ 90 nghiên cứu của Grace Y Lim xuất bản
tháng 1/2018 cho thấy tỷ lệ trầm cảm trong 12 tháng và tỷ lệ trầm cảm suốt
đời lần lượt là 7,2% và 10,8% [27].
Ung thư phổi là một trong những bệnh ác tính phổ biến nhất, chiếm
12% tổng số ca ung thư mới trên toàn thế giới và gây tỷ lệ tử vong cao nhất
trong các nguyên nhân gây ung thư [6]. Tại Mỹ, ước tính năm 2012 có khoảng
219440 ca ung thư phổi mắc mới và 159390 trường hợp tử vong do ung thư
phổi, chiếm 28% tổng tử vong do ung thư và cũng đứng đầu các nguyên nhân tử
vong do ung thư [6]. Ở Việt Nam, những số liệu ghi nhận về ung thư phổi tương
đối chính xác và có thể đại diện cho tình hình ung thư phổi của cả nước. Kết quả
ghi nhận cũng cho thấy ung thư phổi nguyên phát gặp tỷ lệ cao ở cả hai giới,
năm 2010, tỷ lệ chuẩn hóa theo tuổi ở nam là 29,6/100.000 dân, đứng đầu trong
các loại ung thư ở nam giới, ở nữ là 7,3/100.000 dân, đứng thứ 5 sau UT cổ tử
cung, vú, dạ dày và đại tràng. Tỷ lệ tử vong chuẩn hóa theo tuổi là 27,4/100.000
dân ở nam và 6,7/100.000 dân ở nữ [28].
Theo Jane Walke, ung thư phổi có tỷ lệ trầm cảm là cao nhất chiếm
13,1% trong khi ở ung thư vú là 9,3%, ung thư đại tràng là 7% [29].
Shimizu K nghiên cứu thấy 12,4% bệnh nhân ung thư phổi có biểu hiện
của trầm cảm [14].
Từ các nghiên cứu của tác giả nước ngoài cho thấy tỷ lệ trầm cảm ở
bệnh nhân ung thư phổi tương đối cao [35], [36], [37], [38]. Do đó chúng tôi
thực hiện đề tài này với mong muốn đánh giá được tỷ lệ, triệu chứng trầm
cảm ở bệnh nhân mắc ung thư phổi đang điều trị tại Bệnh viện K cơ sở Tân
Triều.


21



22

CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Địa điểm và thời gian nghiên cứu
2.1.1. Địa điểm nghiên cứu
Nghiên cứu được thực hiện tại Bệnh viện K cơ sở Tân Triều.
2.1.2. Thời gian nghiên cứu
Nghiên cứu được tiến hành trong thời gian từ 01/01/2019 đến
30/04/2019.
2.2 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là các bệnh nhân được chẩn đoán xác định ung
thư phổi đang điều trị tại bệnh viện K cơ sở Tân Triều từ 01/01/2019 đến
30/04/2019.
2.2.1. Tiêu chuẩn lựa chọn





Tất cả các bệnh nhân được chẩn đoán xác định ung thư phổi kéo dài ≥ 2
tuần.
BN không có tiền sử rối loạn tâm thần trước đó.
BN không mắc các bệnh ung thư khác ngoài ung thư phổi.
BN đồng ý tham gia nghiên cứu.
2.2.2. Tiêu chuẩn loại trừ





Bệnh nhân có rối loạn ý thức.
Bệnh nhân không đồng ý tham gia nghiên cứu.
2.3. Phương pháp nghiên cứu
2.3.1. Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu sử dụng phương pháp mô tả cắt ngang.
2.3.2. Cỡ mẫu
Cỡ mẫu được tính dựa vào công thức ước tính một tỷ lệ.
Trong đó:
n:
cỡ mẫu nghiên cứu.
α:
mức ý nghĩa thống kê.


23

Z1-α/2 : giá trị Z được tra từ bảng ứng với giá trị α
được chọn.
:
mức sai lệch tương đối mong muốn
p:
tỷ lệ mắc rối loạn trầm cảm của bệnh nhân
ung thư phổi ở một nghiên cứu trước.
Trong nghiên cứu này, chúng tôi chọn = 0,2; α = 0,05; Z 1-α/2 = 1,96; p =
0,6 dựa theo nghiên cứu Assessment of Depression and Disability in Lung
Cancer Patients in a Nigerian của Victor Olufolahan [43], từ đó tính được cỡ
mẫu tối thiểu n = 92.
2.3.3. Phương pháp chọn mẫu
Nghiên cứu sử dụng phương pháp chọn mẫu thuận tiện, lựa chọn các

bệnh nhân có đủ tiêu chuẩn nghiên cứu cho tới khi đủ cỡ mẫu tối thiểu là 92
bệnh nhân.
2.4. Các chỉ số nghiên cứu
Nghiên cứu thu tuyển tất cả các bệnh án của bệnh nhân nhập viện
trong thời gian nghiên cứu có đủ tiêu chuẩn nghiên cứu. Mỗi bệnh nhân có
một bệnh án nghiên cứu riêng có đầy đủ các mục đáp ứng được mục tiêu
nghiên cứu.
2.4.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu



Số lượng bệnh nhân được thu nhận vào nghiên cứu.
Đặc điểm nhân khẩu học: tuổi, giới, nghề nghiệp.

2.4.2. Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng


Tiền sử mắc bệnh: bệnh cơ thể kèm theo, bệnh ung thư và bệnh tâm thần



trong gia đình.
Đặc điểm ung thư phổi: thời gian bị bệnh, thể bệnh, giai đoạn bệnh.
Đặc điểm trầm cảm: thời gian bị bệnh, mức độ trầm cảm theo thang điểm



PHQ-9, ý nghĩ tự sát.



24

2.5. Phương tiện thu thập số liệu và xử lý số liệu
2.5.1. Phương tiện thu thập số liệu
Phương tiện thu thập số liệu là bệnh án của các bệnh nhân. Thông tin
nghiên cứu của mỗi bệnh nhân được ghi chép vào một bệnh án riêng với đầy
đủ các mục đáp ứng các mục tiêu nghiên cứu.
Số câu hỏi
Bảng tự trả lời tại cộng đồng
9
Bảng tự trả lời tại bệnh viện
9
Bảng tự trả lời chung
9

Để đánh
Hệ số α-Cronbach
0,837
giá nguy cơ
0,824
trầm cảm của
0,834
bệnh
nhân,

chúng tôi sử dụng bộ câu hỏi đánh giá trầm cảm PHQ-9 (Patient Health
Questionnaire) phiên bản Tiếng Việt đã được kiểm định trong nhiều nghiên
cứu tại các quốc gia khác.
Bảng 2.1: Hệ số nhất quán nội tại của bộ câu hỏi PHQ-9 [25]


Bảng 2.2: Độ nhạy và độ đặc hiệu của bộ câu hỏi PHQ-9 trong chẩn đoán
trầm cảm điển hình [30]
Tổng điểm PHQ-9 Độ nhạy (%) Độ đặc hiệu (%)
≥9

95

84

≥ 10

88

88

≥ 11

83

89

≥ 12

83

92

≥ 13

78


93

≥ 14

68

94


25

≥ 15

73

95

Bộ câu hỏi PHQ-9 dựa trên các tiêu chuẩn của DSM-IV, gồm 9 câu hỏi
với tổng điểm dao động từ 0 đến 27. Mỗi câu hỏi được đánh giá bằng các mức
điểm 0, 1, 2, 3 (trong đó 0: không có, 1: vài ngày, 2: quá nửa số ngày trong
tuần, 3: hầu như mọi ngày). Với tổng điểm PHQ-9 lớn hơn hoặc bằng 10,
chẩn đoán trầm cảm điển hình có độ nhạy và độ đặc hiệu đều là 88% [30]. Kết
quả được phân tích theo các mức độ và tương ứng với mỗi mức độ sẽ có chiến
lược điều trị khác nhau [30]:
Bảng 2.3: Phân độ trầm cảm và điều trị theo bộ câu hỏi PHQ-9
Mức độ Tổng điểm
trầm cảm
PHQ-9
Không có

trầm cảm

0-9

Khuyến cáo điều trị
Không cần can thiệp

Trung
bình

10-14

Xây dựng kế hoạch điều trị, xem xét tư vấn, theo
dõi và/hoặc sử dụng thuốc

Trung
bình nặng

15-19

Ngay lập tức dùng thuốc và liệu pháp tâm lý

Nặng

20-27

Ngay lập tức dùng thuốc và nếu bệnh trầm trọng
hoặc đáp ứng kém với điều trị cần đến gặp các
bác sĩ tâm thần để phối hợp liệu pháp tâm lý và
quản lý sự tuân thủ điều trị


Có 2 phương pháp sàng lọc trầm cảm theo thang điểm PHQ-9. Cách
thứ nhất là dựa trên tiêu chuẩn của bộ câu hỏi gốc: khi đối tượng có triệu
chứng #1 hoặc #2 cộng thêm ít nhất 5 trong 9 triệu chứng (#1 đến #9) trong ít
nhất “vài ngày”. Cách thứ hai là dựa trên ngưỡng chẩn đoán khi tổng điểm
PHQ-9 ≥ 10. Mặc dù, hai phương pháp này có giá trị chẩn đoán tương đương
nhau [31], nhưng chúng tôi chọn cách thứ hai vì ngưỡng điểm này có độ nhạy


×