Tải bản đầy đủ (.docx) (88 trang)

NGHIÊN cứu các yếu tố ẢNH HƯỞNG đến KIẾN THỨC và , THÁI độ và THỰC HÀNH về dự PHÒNG và điều TRỊ BỆNH TĂNG HUYẾT áp của NGƯỜI dân tại HUYỆN hạ hòa, TỈNH PHÚ THỌ năm 2018

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (528.59 KB, 88 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI

ĐỖ THỊ THƯƠNG

NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KIẾN THỨC VÀ , THÁI
ĐỘ VÀ THỰC HÀNH VỀ DỰ PHÒNG VÀ ĐIỀU TRỊ BỆNH TĂNG HUYẾT
ÁP CỦA NGƯỜI DÂN TẠI HUYỆN HẠ HÒA, TỈNH PHÚ THỌ NĂM 2018

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

HÀ NỘI - 2019


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI

ĐỖ THỊ THƯƠNG
NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ
VÀ THỰC HÀNH VỀ DỰ PHÒNG VÀ ĐIỀU TRỊ BỆNH TĂNG HUYẾT ÁP
CỦA NGƯỜI DÂN HUYỆN HẠ HÒA, TỈNH PHÚ THỌ NĂM 2018

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP KHÓA 2013 – 2019

Người hướng dẫn khoa học:


PGS.TS. NGÔ VĂN TOÀN
Ths. TRẦN MINH HẢI


HÀ NỘI -2019

LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành chương trình học tập và luận án tốt nghi ệp, với lòng kính
trọng và biết ơn sâu sắc, em xin chân thành cảm ơn tất cả tập thể và cá nhân
đã tạo điều kiện, hỗ trợ trong suốt quá trình vừa qua.
Trước hết, với tất cả sự kính trọng và biết ơn sâu sắc, em xin chân thành cảm
ơn giáo viên hướng dẫn PGS.TS Ngô Văn Toàn và Ths. Trần Minh Hải đã tận tình
hướng dẫn, hỗ trợ, giúp đỡ, truyền đạt những kinh nghiệm quý báu và tạo mọi điều
thuận lợi để cho em hoàn thành tốt luận văn này.
Em xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu, các phòng, khoa, bộ môn và các
thầy, cô trường Đại học Y Hà Nội đã truyền đạt những kinh nghiệm quý báu cho em
trong suốt quá trình học tập.
Em xin chân thành cám ơn lãnh đạo Sở Y tế tỉnh Phú Thọ, lãnh đạo Ủy ban
nhân dân huyện Hạ Hòa, Trạm Y tế tại các địa phương nghiên cứu, các anh ch ị
Cộng tác viên đã nhiệt tình tham gia trong quá trình thu th ập s ố li ệu đi ều tra
thực hiện đề tài. Đặc biệt, em cũng xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến tất cả
người dân đã đồng ý tham gia công trình nghiên cứu này.
Em vô cùng biết ơn những người thân trong gia đình, bạn bè đã luôn ở bên
em, động viên và giúp đỡ em trong quá tình học tập và hoàn thành đề tài tốt
nghiệp này.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 10 tháng 4 5 năm 2019


Đ ỗ Th ị Th ương



LỜI CAM ĐOAN
Em xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng em. Các s ố li ệu và
kết quả trong đề tài là trung thực và chưa từng được công bố trong bất kỳ
công trình của tác giả nào khác.
Sinh viên

Đỗ Thị Thương


MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ.....................................................................................................................1
Chương 1: TỔNG QUAN.................................................................................................3
1.1. Đại cương về tăng huyết áp.............................................................................................3
1.1.1. Các khái niệm cơ bản.......................................................................................................3
1.1.2 Thực trạng tăng huyết áp...............................................................................................4
1.1.3 Các yếu tố nguy cơ.............................................................................................................6
1.2 Yếu tố ảnh hưởng đến kiến thức, thái độ và thực hành về dự phòng tăng
huyết áp của người dân............................................................................................................12
1.2.1 Trên thế giới.......................................................................................................................12
1.2.2 Tại Việt Nam......................................................................................................................13
1.3 Yếu tố ảnh hưởng đến kiến thức, thái độ điều trị tăng huyết áp của người
dân 15
1.3.1 Trên thế giới.......................................................................................................................15
1.3.2 Tại Việt Nam......................................................................................................................15
1.4. Đặc điểm của huyện Hạ Hòa, tỉnh Phú Thọ............................................................16
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.............................17
2.1 Đối tượng, thời gian và địa điểm nghiên cứu..........................................................17
2.1.1 Đối tượng nghiên cứu....................................................................................................17

2.1.2 Thời gian và địa điểm nghiên cứu.............................................................................17
2.2 Phương pháp nghiên cứu.................................................................................................17
2.2.1 Thiết kế nghiên cứu........................................................................................................17
2.2.2 Cỡ mẫu nghiên cứu.........................................................................................................17
2.2.3 Cách chọn mẫu..................................................................................................................18
2.2.4 Công cụ thu thập số liệu...............................................................................................18
2.2.5 Phương pháp thu thập số liệu...................................................................................18
2.2.6 Biến số nghiên cứu( Chi tiết ở Phụ lục 1).............................................................20
2.2.7 Xử lí số liệu.........................................................................................................................21
2.2.8 Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu............................................................................21


2.2.9 Sai số và biện pháp khắc phục...................................................................................21
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU.........................................................................22
3.1 Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu................................................................22
3.2 Một số yếu tố liên quan đến kiến thức, thái độ và thực hành dự phòng tăng
huyết áp.......................................................................................................................................... 24
3.3 Một số yếu tố liên quan đến kiến thức, thái độ điều trị tăng huy ết áp .......31
Chương 4: BÀN LUẬN..................................................................................................35
4.1 Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu...........................................................................35
4.2 Một số yếu tố liên quan đến kiến thức, thái độ và thực hành dự phòng tăng
huyết áp của ĐTNC.....................................................................................................................37
4.2.1 Một số yếu tố liên quan đến kiến thức dự phòng tăng huyết áp của
ĐTNC................................................................................................................................................. 37
4.2.2 Một số yếu tố liên quan đến thái độ dự phòng tăng huyết áp của ĐTNC
............................................................................................................................................................. 39
4.2.3 Một số yếu tố liên quan đến thực hành dự phòng tăng huyết áp của
ĐTNC.. 39
4.3 Một số yếu tố liên quan đến kiến thức, thái độ điều trị THA của
ĐTNC .........41

4.3.1 Một số yếu tố liên quan đến kiến thức điều trị tăng huyết áp của ĐTNC
............................................................................................................................................................. 41
4.3.2 Một số yếu tố liên quan đến thái độ điều trị tăng huyết áp của ĐTNC ...42
Chương 5: KẾT LUẬN..................................................................................................44
TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................................................46


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
ACC:

American College of Cardiology ( Hội Tim mạch Hoa Kỳ)

AHA:

American Heart Association ( Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ)

BHYT:

Bảo hiểm y tế

CĐ:

Cao đẳng

ĐH:

Đại học

ĐTNC:


Đối tượng nghiên cứu

ĐTV:

Điều tra viên

ESC:

European Society of Cardiology( Hiệp hội Tim mạch châu Âu)

ESH:

European Society of Hypertension( Hiệp hội tăng huyết áp châu Âu)

HA:

Huyết áp

HATT:

Huyết áp tâm thu

HATTr:

Huyết áp tâm trương

THA:

Tăng huyết áp


TCYTTG:

Tổ chức y tế thế giới

THCS:

Trung học cơ sở


THPT:

Trung học phổ thông.

DANH MỤC BẢ
Bảng 1. 1 Phân độ tăng huyết áp theo ACC/AHA 2017.......................................3
Bảng 1. 2 Phân độ tăng huyết áp theo ESC/ ESH 2018.......................................4
YBảng 3. 1 Đặc điểm của đối tượng theo giới, nhóm tuổi và dân tộc (N=515)

……22
Bảng 3. 2 Đặc điểm đối tượng theo nghề nghiệp, tình trạng kinh tế (N=515).......24
Bảng 3. 3 Mối liên quan giữa kiến thức dự phòng THA với giới, nhóm tuổi và
trình độ học vấn của ĐTNC.....................................................................................24
Bảng 3. 4 Mối liên quan giữa kiến thức dự phòng THA với tình trạng hôn nhân,
nghề nghiệp, tình trạng kinh tế của ĐTNC..............................................................26
Bảng 3. 5 Mối liên quan giữa thái độ dự phòng THA với giới, nhóm tuổi và trình
độ học vấn của ĐTNC.............................................................................................27
Bảng 3. 6 Mối liên quan giữa thái độ dự phòng THA với với tình trạng hôn
nhân, nghề nghiệp, tình trạng kinh tế của ĐTNC...............................................27
Bảng 3. 7 Mối liên quan giữa thực hành dự phòng THA với giới, nhóm tuổi và
trình độ học vấn của ĐTNC.....................................................................................28

Bảng 3. 8 Mối liên quan giữa thực hành dự phòng THA với với tình trạng hôn
nhân, nghề nghiệp, tình trạng kinh tế của ĐTNC....................................................29
Bảng 3. 9 Mối liên quan giữa kiến thức và thực hành dự phòngTHA của ĐTNC 30
Bảng 3. 10 Mối liên quan giữa kiến thức điều trị THA với giới, nhóm tuổi và trình
độ học vấn của ĐTNC.............................................................................................31
Bảng 3. 11 Mối liên quan giữa kiến thức điều trị THA với tình trạng hôn nhân,
nghề nghiệp, tình trạng kinh tế của ĐTNC..............................................................32


Bảng 3. 12 Mối liên quan giữa thái độ điều trị THA với giới, nhóm tuổi và trình độ
học vấn của ĐTNC..................................................................................................33
Bảng 3. 13 Mối liên quan giữa thái độ điều trị THA với với tình trạng hôn nhân,
nghề nghiệp, tình trạng kinh tế của ĐTNC..............................................................34

DANH MỤC BIẾU ĐỒ
Biểu đồ 3. 1 Đặc điểm đối tượng nghiên cứu theo tình trạng học vấn.....................23
Biểu đồ 3. 2 Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu theo tình trạng hôn nhân............23


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Tăng huyết áp (THA) là một bệnh không lây nhiễm phổ biến trên toàn thế giới
cũng như ở Việt Nam với tần suất ngày càng tăng mặc dù hiện nay đã có nhiều biện
pháp can thiệp. Đây là một thách thức lớn đối với sức khỏe cộng đồng trên toàn cầu
hiện nay.
Bệnh tăng huyết áp rất nguy hiểm vì nó diễn biến âm thầm và gây ra những
biến chứng có thể đe dọa tính mạng người bệnh hoặc để lại gánh nặng tàn phế. Tăng
huyết áp nếu không được kiểm soát sẽ gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng cho
người bệnh như tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim, suy tim, suy thận, mù lòa

và tử vong , làm gánh nặng cho gia đình và xã hội. Tăng huyết xếp thứ thứ 3 trong
10 yếu tố nguy cơ hàng đầu của các bệnh không lây, là nguyên nhân gây tử vong
của 7,1 triệu người, chiếm 4,5% tổng số gánh nặng bệnh tật trên toàn cầu [1], [2] .
Tại Việt Nam, tăng huyết áp gây ra 91.560 ca tử vong năm 2010, chiếm 20,8% tổng
số ca tử vong và 7,2% tổng số gánh nặng bệnh tật [3].
Bệnh THA hoàn toàn có thể phòng tránh được. Bệnh nhân THA có thể được
điều trị hiệu quả và hạn chế các biến chứng của bệnh nếu như người bệnh có kiến
thức, thái độ và thực hành đúng về bệnh tăng huyết áp, tuân thủ điều trị theo chỉ
định của thầy thuốc và kiểm soát tốt các hành vi nguy cơ. Tuy nhiên, thực tế hầu hết
người dân còn thiếu kiến thức, thái độ và thực hành về căn bệnh này. Kết quả
nghiên cứu gần đây tại 8 tỉnh thành phố, tỷ lệ THA là trên 25,1% nghĩa là cứ 4
người thì có 1 người THA, trong đó có tới 51,6% không biết mình bị THA, 38,9%
biết mình bị THA nhưng không điều trị và 67,7% có điều trị nhưng chưa kiểm soát
được [4].
Vậy những yếu tố nào liên quan đến kiến thức và, thái độ , thực hành về dự
phòng và điều trị bệnh tăng huyết áp của người dân?


2

Để trả lời câu hỏi trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu: Nghiên cứu các yếu
tố ảnh hưởng đến kiến thức và , thái độ, thực hành về dự phòng và điều trị bệnh
tăng huyết áp của người dân tại huyện Hạ Hòa tỉnh Phú Thọ năm 2018 với mục
tiêu:
1. Mô tả mối liên quan giữa một số yếu tố với kiến thức , thái độ và thực hành
về dự phòng tăng huyết áp của người dân tại huyện Hạ Hòa tỉnh Phú Thọ
năm 2018.
2. Mô tả mối liên quan giữa một số yếu tố với kiến thức, thái độ về điều trịdự
phòng tăng huyết áp của người dân tại huyện Hạ Hòa tỉnh Phú Thọ năm
2018.



3

Chương 1
: TỔNG QUAN
1.1. Đại cương về tăng huyết áp
1.1.1. Các khái niệm cơ bản
 Khái niệm huyết áp:
Huyết áp là áp lực máu tác động lên thành mạch nhằm đưa máu đến nuôi
dưỡng các mô trong cơ thể [5]. Áp lực này do hai yếu tố quyết định: sức đẩy
của cơ tim và sự co bóp đàn hồi của thành mạch. Huyết áp phụ thu ộc vào cung
lượng tim và sức cản ngoại biên. Tăng huyết áp xảy ra khi có sự tăng cung
lượng tim, hoặc tăng sức cản ngoại biên, hoặc cả 2 cùng gia tăng [6].
 Khái niệm tăng huyết áp.
Theo TCYTTG, một người lớn trưởng thành ≥ 18 tuổi được gọi là tăng
huyết áp khi huyết áp tâm thu ≥ 140mmHg và/hoặc huyết áp tâm trương ≥
90mmHg hoặc đang điều trị thuốc huyết áp hằng ngày hoặc có ít nhất 2 l ần
khác nhau được bác sĩ chẩn đoán tăng huyết áp. Mỗi lần khám huyết áp được
đo ít nhất 2 lần [7].
 Phân độ tăng huyết áp
Hội Tim mạch Hoa Kỳ (American College of Cardiology/ ACC) và Hi ệp h ội
Tim mạch Hoa Kỳ (American Heart Association/ AHA) đưa ra một khuy ến cáo
mới về điều trị tăng huyết áp với một định nghĩa mới: huyết áp tâm thu từ
130 đến 139 mmHg hoặc tâm trương từ 80 đến 89 mmHg là tăng huyết áp giai
đoạn 1 [8].
Bảng 1. 1 Phân độ tăng huyết áp theo ACC/AHA 2017


4


Phân độ THA
Bình thường
Bình thường cao
THA độ I
THA độ II
Cơn THA

Huyết áp tâm thu

Huyết áp tâm

(mmHg)
< 120
120 -129
130 - 139
≥ 140
>180

trương (mmHg)
< 80
<80
80 - 90
≥ 90
>120

(Cần ý kiến bác sĩ ngay




Hoặc
Hoặc
Và/hoặ
c

lập tức)
Phân độ tăng huyết áp mới nhất từ ESC/ESH vừa được công bố ngày
25/08/2018 tại Hội nghị về Tim mạch lớn nhất thế giới – ESC 2018 có một số
khác biệt so với phân độ từ ACC/ AHA của Hoa Kỳ 2017 [9].
Bảng 1. 2 Phân độ tăng huyết áp theo ESC/ ESH 2018
Phân độ HA

HA tâm thu

HA tâm trương

HA tối ưu
HA bình thường
Tiền THA
THA độ 1
THA độ 2
THA độ 3
THA tâm thu đơn độc

(mmHg)
<120
120-129
130-139
140-159
160-179

≥180
≥140

(mmHg)
<80
80-84
85-89
90-99
100-109
≥110
<90


và/hoặc
và/hoặc
và/hoặc
và/hoặc
và/hoặc


Nếu HA tâm thu và HA tâm trương ở hai phân độ khác nhau thì tình theo tr ị
số HA lớn hơn.
1.1.2 Thực trạng tăng huyết áp
 Tình hình tăng huyết áp trên thế giới


5

Bệnh tăng huyết áp trong cộng đồng ngày càng gia tăng và hiện tại đang
ở mức cao, đặc biệt là các nước phát triển và ở các nước đang phát tri ển đang

trở trở thành vấn đề sức khỏe cộng đồng quan trọng.
Tại các nước phát tri ển, hình thái bệnh tật chuy ển đổi từ các b ệnh
nhiễm trùng là chủ yếu sang các bệnh không nhiễm trùng, trong đó có bệnh
THA. Trong nghiên cứu quốc gia 1999 – 2000 trên đối tượng người trưởng
thành cho thấy, 31% thuộc nhóm tiền THA và 29% là THA, có tới 37,5 tri ệu
lượt BN phải đi khám vì THA tại Mỹ. Ước tính chi phí trực tiếp và gián ti ếp cho
tăng huyết áp năm 2003 đã lên tới 65,3 tỷ USD [10].
Đã có nhiều nghiên cứu của các tác giả trên thế giới về bệnh THA ở
người trưởng thành: Tại Campuchia, khảo sát toàn quốc về các yếu tố nguy cơ
mắc bệnh mạn tính năm 2010, có 11,2% (674.564 người) dân số trong độ tuổi
từ 25 và 64 mắc tăng huyết áp [11]. Khảo sát của Ben Romdhane H năm 2011
tại Tunisia trên 8.007 người tuổi từ 35 – 70, tỷ lệ tăng huyết áp 30,6% [12].
Nghiên cứu của Szuba A năm 2011 trên 3.862 người từ 45-64 tuổi tại Ba Lan,
tỷ lệ tăng huyết áp là 61,7% [13]. Tại Hàn Quốc, cuộc điều tra KNHANES lần
thứ năm (2010-2012) trên 17.621 người từ 20 tuổi trở lên, tỷ lệ tăng huyết áp
là 25,8% (nam 27,8%, nữ 23,8%) [14]. Tại châu Phi, tỷ lệ tăng huyết áp ở
người từ 35-70 tuổi tại Tunisia là 30,6% [15], từ 25-64 tuổi tại Mozambique là
33,1% [16]. Tại châu Âu, tỷ lệ tăng huyết áp người trưởng thành ở Hy Lạp
31,1% [17]. Phân tích tổng hợp 33 nghiên cứu năm 2013 ở các quốc gia Nam Á,
với tổng 220.539 người từ 20 tuổi trở lên, tỷ lệ tăng huyết áp dao động từ
13% đến 47%, trung bình là 27%, có 13 trong số 33 nghiên cứu cho tỷ l ệ tăng
huyết áp cao hơn 30% [18].
 Tình hình tăng huyết áp tại Việt Nam


6

Tại Việt Nam, năm 2000 có khoảng 16,3% người lớn bị THA, đến năm
2009 tỷ lệ THA ở người lớn là 25,4% và năm 2016 tỷ lệ này tăng lên 48%, một
mức báo động đỏ trong thời điểm hiện tại.

Theo thống kê năm 2015 của Hội Tim mạch Vi ệt Nam, trên 5.454 người
trưởng thành (từ 25 tuổi trở lên) trong quần thể 44 triệu người tại 8 tỉnh
thành trên toàn quốc mắc THA. Kết quả cho thấy, có 52,8% người Việt có
huyết áp bình thường (23,2 triệu người), có 47,3% người Việt Nam (20,8 triệu
người) bị THA. Đặc biệt, trong những người bị tăng huyết áp có 39,1% (8,1
triệu người) không được phát hiện bị tăng huyết áp, có 7,2% (0,9 tri ệu người)
bị tăng huyết áp không được điều trị, 69% (8,1 triệu người) bị tăng huyết áp
chưa kiểm soát được [20].
Nghiên cứu của Phạm Thị Tâm, Nguyễn Tấn Đạt, Lê Minh Hữu (2014) tại
huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang tỷ lệ người bị THA là 39,4% [21]. Năm
2010, theo điều tra của Trần Kim Phụng về tỷ lệ THA ở thành phố Đông Hà,
tỉnh Quảng Trị là 26,6% [22]. Năm 2009, theo điều tra của Đặng Oanh và cộng
sự về tỷ lệ THA ở người trưởng thành tại tỉnh Đắk Lắk là 30% [23].
1.1.3 Các yếu tố nguy cơ

 Một số yếu tố không thay đổi được
1.1.3.1 Giới tính
Sự khác nhau của huyết áp giữa hai giới bắt đầu ở tuổi thiếu niên và tồn tại
suốt giai đoạn trưởng thành tới giai đoạn trung niên, tỷ lệ tăng huyết áp ở nam giới
cao hơn một chút so với nữ giới. Theo kết quả nghiên cứu của Emma C Hart và các
cộng sự năm 2012, với phụ nữ sau mãn kinh, khả năng của các β-receptors để bù
đắp việc truyền hoạt động thần kinh giao cảm ở cường độ cao, có thể giải thích lý
do tại sao huyết và tỷ lệ mắc bệnh tăng huyết áp gia tăng xung quanh tuổi mãn kinh
ở nữ giới cao hơn nam giới [24].


7

Nghiên cứu của Nguyễn Văn Phúc về tỷ lệ tăng huyết áp và các yếu tố nguy cơ
ở người lớn 25-64 tuổi tại quận 12, thành phố Hồ Chí Minh cho kết quả tỷ lệ tăng

huyết áp 16% trong đó nam 18%, nữ 13% [25].
1.1.3.2 Tuổi
Tuổi càng cao huyết áp càng tăng, mức độ tăng huyết áp song song với mức
độ xơ cứng thành mạch [5]. Trước hết các động mạch lớn đàn hồi, làm chúng mất
tác dụng, giảm lao động vì thế khi tuổi cao, huyết áp tâm thu có xu hướng tăng.
Nhiều nghiên cứu trên thế giới cho thấy tỷ lệ tăng huyết áp ở người trên 60 tuổi
khoảng 50% [26].
Nghiên cứu của Nguyễn Thị Thanh Nga thực hiện tại 16 phường, xã ở thành
phố Hồ Chí Minh cho thấy nguy cơ tăng huyết áp càng tăng khi tuổi càng cao,
những người ≥ 55 tuổi có tỉ lệ tăng huyết áp là 60,7%, như vậy cứ 2 người ≥55 tuổi
thì có 1 người bị tăng huyết áp [27].
1.1.3.3 Di truyền, chủng tộc
Một số nghiên cứu cho rằng vai trò của di truyền chi phối khoảng 30-40% tăng
huyết áp, vai trò của di truyền thấy rõ hơn khi theo dõi huyết áp của các cặp song
sinh cùng trứng so sánh với các cặp song sinh khác trứng. THA gặp ở người da đen
nhiều hơn người da trắng [28].
Nghiên cứu của Y Biêu Mlô năm 2014 thực hiện ở đối tượng đồng bào Êđê tại
tỉnh Đắk Lắk, tỷ lệ tăng huyết áp ở đồng bào dân tộc Êđê từ 25 tuổi trở lên là
26,7%, tỷ lệ tăng huyết áp ở nam 34,7% cao hơn nữ 20,1% [29].
Nghiên cứu của Ngụy Văn Đôn và cộng sự, năm 2012, thực hiện ở 250 đối
tượng đồng bào dân tộc S’Tiêng ≥18 tuổi tại Bình Phước, tuổi trung bình 36,3±14,7
tuổi, tỷ lệ tăng huyết áp là 15,6% [30].

 Một số yếu tố có thể thay đổi được


8

1.1.3.4 Chế độ ăn nhiều mỡ động vật
Mỡ động vật có nhiều Cholesterol cần thiết cho cấu trúc của tế bào, tạo nội

tiết tố, đặc biệt là tế bào thần kinh. Hơn nữa, các axit béo no trong mỡ nếu được sử
dụng ở mức độ vừa phải sẽ có tác dụng làm bền vững các mao mạch máu, bảo vệ
tuần hoàn của cơ thể, dự phòng tai biến mạch máu não và các bệnh tim mạch. Tuy
nhiên, chế độ ăn nhiều mỡ động vật là nguy cơ trực tiếp của các bệnh tim mạch.
Nhiều nghiên cứu quan sát và các thử nghiệm lâm sàng đánh giá tác động của chất
béo bão hòa đến tăng huyết áp cho thấy sự tương quan này là không rõ. Chế độ ăn
phụ thuộc nhiều vào điều kiện kinh tế, thu thập, thói quen ăn uống.
Chưa có nhiều thông tin về tỷ lệ người dân có thói quen ăn nhiều mỡ động vật
và ở những nghiên cứu trước đây ở Việt Nam Nghiên cứu của Văn Hữu Tài năm
2009, trên đối tượng đồng bào M’Nông, cho tỷ lệ ăn mỡ động vật 22,0%. Người ăn
mỡ có tỷ lệ tăng huyết áp là 18,4% cao hơn tỷ lệ tăng huyết áp ở người không ăn
mỡ 17,3% [31].
1.1.3.5 Chế độ ăn rau quả
Chế độ khẩu phần ăn đủ lượng rau quả sẽ tốt cho huyết áp. Những người ăn ít
rau quả sẽ có tỉ lệ tăng huyết áp cao hơn. Trên toàn thế giới khoảng 1,7 triệu (2,8%)
ca tử vong là do ít ăn trái cây và tiêu thụ rau. Ăn ít trái cây và rau là một trong số 10
yếu tố nguy cơ hàng đầu gây tử vong toàn cầu. Chế độ ăn nhiều rau và hoa quả đảm
bảo một năng lượng đầy đủ nhất dinh dưỡng, các vi chất, chất xơ và các loại chất
phi dinh dưỡng cần thiết. Báo cáo WHO/FAO gần đây về chế độ ăn uống, dinh
dưỡng và phòng ngừa các bệnh mạn tính, đặt ra mục tiêu dinh dưỡng khuyến cáo
dân số ít nhất 400g trái cây và rau quả mỗi ngày để phòng ngừa các bệnh mạn tính.
Nghiên cứu của Lục Duy Lạc tại tỉnh Bình Dương, cho thấy mối liên quan
giữa tăng huyết áp và chế độ ăn rau quả riêng ở giới nữ, những người ăn từ 2 suất
rau quả đến ≥5 suất rau quả so với những người không ăn rau (p<0,05) [32].
1.1.3.6 Chế độ ăn mặn


9

Chế độ ăn nhiều muối là nguyên nhân chính gây tăng huyết áp, làm tăng nguy

cơ đột quỵ, bệnh tim và bệnh thận. Các thử nghiệm cho thấy rằng tiêu thụ 14 gram
muối/ ngày gây tăng huyết áp. Trong khi mức tiêu thụ dưới 1gram muối/ ngày sẽ
gây giảm huyết áp động mạch, việc giảm mức độ trung bình lượng muối trong chế
độ ăn từ 5 gram xuống 2,5 gram/ngày vẫn còn đang bàn luận. Hạn chế muối trong
khẩu phần ăn hàng ngày là một trong những biện pháp đề phòng tăng huyết áp và là
cách điều trị mà không cần dùng thuốc.
Trên toàn cầu, hàng năm khoảng 1,7 triệu ca bệnh tim mạch tử vong nguyên
nhân do lượng muối Na dư thừa. Tiêu thụ Na cao > 2 gram/ngày (tương đương 5g
muối/ ngày) góp phần làm tăng huyết áp và tăng nguy cơ bệnh tim và đột quỵ.
Nghiên cứu trên người M’Nông của Văn Hữu Tài [31], nghiên cứu tác giả Sử
Cẩm Thu năm 2012 [33] và một số nghiên cứu khác cũng cho thấy mối liên quan
chặt chẽ giữa ăn mặn và tăng huyết áp.
1.1.3.7 Lạm dụng rượu bia
Uống nhiều rượu bia là yếu tố nguy cơ của tăng huyết áp, có thể gây đề kháng
với điều trị tăng huyết áp và là yếu tố nguy cơ của tai biến mạch máu não, đái tháo
đường, rối loạn lipid máu, xơ gan, hội chứng dạ dày. Nhưng nếu uống rượu ở mức
vừa phải có lợi cho phòng chống bệnh tim mạch, nhất là loại rượu vang đỏ.
Theo Tổ chức Y tế thế giới, lạm dụng rượu khi số lượng ≥5 ly chuẩn vào bất kỳ
ngày nào trong tuần qua đối với nam, hoặc ≥4 ly chuẩn đối với nữ, một ly chuẩn
(đơn vị 17 rượu) là khi uống tương đương 1 lon bia 285ml 5%, hoặc 1 cốc rượu
vang 120ml nồng độ 11%, hoặc 1 lý rượu vang mạnh 60ml nồng độ 20%, hoặc 1
chén rượu mạnh 30ml nồng độ 40%.
Nghiên cứu của Nguyễn Thị Thanh Nga năm 2013 ghi nhận tỷ lệ nam giới tăng
huyết áp thường uống rượu chiếm tỷ lệ 30,3% so với 1,6% ở nữ giới. Nếu giảm thói
quen có hại này sẽ giảm nguy cơ tăng huyết áp [27].


10

1.1.3.8 Hút thuốc lá,thuốc lào

Hút thuốc lá bao gồm hút thuốc điếu có đầu lọc, hút thuốc lào. Thuốc lá có
chất nicotin kích thích thần kinh giao cảm, kích thích co mạch gây tăng huyết áp.
Hút một điếu thuốc lá, huyết áp tâm thu tăng lên 11 mmHg và huyết áp tâm
trương tăng 9mmHa kéo dài 20-30 phút. Thuốc lá là tăng nhịp tim và chất CO trong
khói thuốc lá làm giảm cung cấp oxy mô tế bào, cùng với áp lực dòng máu tăng làm
tổn thương theo tế bào nội mạc động mạch, tạo điều kiện xơ vữa động mạch hình
thành.
Theo điều tra được thực hiện năm 2011 trên toàn bộ dân số Việt Nam cho thấy,
tỷ lệ người từ 15 tuổi trở lên hút thuốc hàng ngày chiếm tỉ lệ 19,5%, nam 38,7% và
nữ là 1,2% [34].
Nghiên cứu của Trịnh Thị Phương Thảo năm 2010, điều tra 951 người từ 18 tuổi
trở lên tại quận 5, thành phố Hồ Chí Minh, tỷ lệ tăng huyết áp là 22,8%. Trong đó,
những người hút thuốc lá có nguy cơ tăng huyết áp gấp 2,1 lần so với người không
hút thuốc lá [35].
1.1.3.9 Thừa cân béo phì
Người có BMI cao hơn sẽ có tỷ lệ tăng huyết áp cao hơn. Các chuyên gia tư
vấn của TCYTTG kết luận rằng người châu Á thường có tỷ lệ phần trăm chất béo
trong cơ thể cao hơn so với người da trắng ở cùng độ tuổi, giới tính và BMI [36].
Người béo phì có khối lượng tổ chức mỡ tăng, lòng động mạch mở rộng, lưu lượng
máu trong hệ thống tuần hoàn tăng do đó nhịp tim tăng gây THA.
Tại Việt Nam, tỷ lệ thừa cân và béo phì ở người trưởng thành ngày càng tăng,
tỷ lệ này là 2,3% năm 1993 và sau hơn 20 năm tỷ lệ này tăng lên 6 lần là 15% vào
năm 2015 [37].
Nghiên cứu của Lý Huy Khanh trên trên người dân quận Tân Phúc cũng cho
thấý béo phì làm tăng nguy cơ tăng huyết áp 5,9 lần, BMI là yếu tố nguy cơ độc lập


11

với tăng huyết áp. Béo phì dạng nam làm tăng nguy cơ tăng huyết áp 4,32 lần, tỷ số

eo mông dự báo nguy cơ tăng huyết áp 3,2 lần. Tỷ số eo mông không phải là yếu tố
nguy cơ độc lập với tăng huyết áp. BMI, vòng eo, tỷ số eo mông cao có khả năng 32
ảnh hưởng đến tăng huyết áp. Trong 3 yếu tố, BMI là yếu tố nguy cơ độc lập, có
mối tương quan và là yếu tố dự đoán cao nhất của tăng huyết áp so với vòng eo và
tỷ số eo mông [38].
1.1.3.10 Hoạt động thể lực
Hoạt động thể lực không đủ là một yếu tố nguy cơ quan trọng đối với các
bệnh không truyền nhiễm. Hoạt động thể lực có lợi cho sức khỏe đáng kể và góp
phần ngăn chặn bệnh không truyền nhiễm.
Người trưởng thành cần 30 phút hoạt động vừa phải tốt nhất là tất cả những
ngày trong tuần bằng các hoạt động như đi bộ nhanh, chạy bộ, đạp xe, bơi giúp làm
giảm huyết áp tâm thu 4-9mmHg. Mức hoạt động này cũng có thể làm giảm nguy
cơ đột quỵ, ung thư đại tràng, tăng huyết áp, đái tháo đường và những vấn đề sức
khỏe khác với cường độ về sau càng tăng hơn, ở 50-85% nhịp tim tối đa [39].
Trên thế giới năm 2010, khoảng 23% người trưởng thành ở độ tuổi 18 tr ở
lên, hoạt động thể lực không đủ (20% nam, 27% nữ), các quốc gia có thu nhập
càng cao thì tỷ lệ ít hoạt động thể lực càng cao so với nước có thu nhập thấp
(26% nam, 35% nữ so với 12% nam, 24% nữ). Những người không vận động
thể lực có nguy cơ mắc tăng huyết áp gấp 1,5-2 lần so với người thường xuyên
vận động thể lực. Những người tăng huyết áp nhẹ, trung bình, nếu duy trì chế
độ vận động thể lực thì chỉ số huyết áp tâm thu giảm 6-7mmHg [37].
Nghiên cứu của Trần Thiện Thuần năm 2007 điều tra 1.981 người có độ
tuổi 25-64 tại thành phố Hồ Chí Minh, tỷ lệ ít vận động thể lực là 65% và
phân bố đều ở hai giới [40].
1.1.3.11 Đái tháo đường


12

Ở những người bị đái tháo đường (ĐTĐ), tỷ lệ bị bệnh THA cao gấp đôi

so với người không bị ĐTĐ. Khi người bệnh có cả bệnh THA và ĐTĐ sẽ làm
tăng gấp đôi biến chứng ở các mạch máu lớn và nhỏ, làm tăng gấp đôi nguy cơ
tử vong so với người THA đơn thuần. Vì vậy, khi bị ĐTĐ cần phải điều trị tốt
bệnh này để khống chế được bệnh THA kèm theo [41], [42].
Theo nghiên cứu của Văn Hữu Tài nghiên cứu tỷ lệ THA và một s ố yếu tố
liên quan đến bệnh ĐTĐ type 2 điều trị ngoại trú năm 2014 cho thấy tỷ lệ
THA ở bệnh nhân ĐTĐ type 2 là 77,5%. Có 5 yếu tố liên quan độc lập với THA
ở bệnh nhân ĐTĐ type 2: tuổi bệnh nhân với PR = 1,3 (khi tăng mỗi 10 tu ổi);
thời gian ĐTĐ với PR = 2,0; thừa cân – béo phì với PR = 1,5; ăn mặn v ới PR =
1,3 và protein niệu dương tính với PR = 1,4 [31].
1.1.3.12 Rối loạn mỡ máu
Nồng độ chất cholesterol trong máu cao là nguyên nhân chủ y ếu c ủa quá
trình xơ vữa động mạch, dần làm hẹp lòng các động mạch cung cấp máu cho
tim và các cơ quan trong cơ thể. Động mạch bị xơ vữa sẽ kém đàn hồi và đây
cũng chính là yếu tố làm THA. Vì vậy, cần ăn chế độ giảm lipid máu sẽ giúp
phòng bệnh tim mạch nói chung và bệnh THA nói riêng [42].
Nghiên cứu của Nguyễn Thanh Tùng năm 2010 tại tỉnh Hậu Giang cho th ấy
những người thường ăn đồ chiên xào bị THA cao gấp 2,05 lần người ăn ít đồ
chiên xào với p = 0,014 [43].
Nghiên cứu của Huỳnh Văn Cỏn tại huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang năm
2010, sự khác biệt giữa người ăn nhiều dầu mỡ và người ăn ít dầu mỡ với
THA là sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,001 [44].


13

1.2 Yếu tố ảnh hưởng đến kiến thức, thái độ và thực hành về dự phòng
tăng huyết áp của người dân.
1.2.1 Trên thế giới
Theo nghiên cứu của Aysha Almas tại Karachi, Pakistan cho th ấy: Ki ến

thức chung về THA ở nam và nữ có sự khác biệt (21,8% nam và 20,07% nữ),
sự khác biệt có ý nghĩa thống kê p<0,05 [45].
Nghiên cứu của Piwonska A tại Ba Lan (2003 – 2005) tiến hành trên 6977
nam và 7792 nữ có tuổi từ 20 – 74 tuổi cho thấy: Có tới 32% nam và 23% nữ
không biết bất kỳ biến chứng nào của tăng huyết áp. Có mối liên quan giữa
kiến thức dự phòng với trình độ học vấn, những người học vấn trên cấp 3 có
kiến thức dự phòng THA đạt cao hơn so với những người có trình độ học vấn
từ cấp 3 trở xuống (p < 0,05) [46].
Theo nghiên cứu của Jiang B và cộng sự ở Bắc kinh cho thấy, những người
có tiền sử trong gia đình có người thân bị THA có kiến thức cao hơn những
người trong gia đình không có có tiền sử người thân bị THA. Sự khác biệt có ý
nghĩa thống kê với p<0,05 [47].
1.2.2 Tại Việt Nam
Nghiên cứu cắt ngang nhằm mô tả kiến thức, thực hành phòng chống tăng
huyết áp và một số yếu tố liên quan của người dân ở các xã đảo của thành phố Quy
Nhơn – Bình Định của Trần Văn Tân, Trương Quang Đạt đã được thực hiện trên
600 người từ 25 đến 64 tuổi cho thấy nam giới có kiến thức dự phòng THA tốt hơn
1,04 lần so với nữ giới với 95% CI(0,69 – 2,31). Những đối tượng có trình độ học
vấn cao, có tỷ lệ kiến thức cao hơn so với những đối tượng có trình độ học vấn thấp
hơn. Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p< 0,05. Có sự khác biệt giữa kiến
thức dự phòng với nghề nghiệp của đối tượng nghiên cứu, những đối tượng lao
động trí óc có kiến thức cao hơn so với người lao động chân tay, sự khác biệt có ý


14

nghĩa thống kê (p<0,05). Tương tự, những nam giới có thực hành dự phòng THA
thấp hơn 0,3 lần so với nữ giới (p<0,05). Những đối tượng có kiến thức dự phòng
đúng thì thực hành đúng cao gấp 1,8 lần so với đối tượng có kiến thức chưa đúng
về dự phòng THA (p<0,05) [48].

Theo nghiên cứu của Nguyễn Kim Kế tiến hành trên 900 người cao tuổi tại
thành phố Hưng Yên, tỉnh Hưng Yên năm 2013 cho thấy: Có mối liên quan KAP dự
phòng THA với bệnh THA. Những người cao tuổi có kiến thức về dự phòng THA
chưa tốt có nguy cơ mắc bệnh cao hơn gấp 2 lần những người cao tuổi có kiến thức
dự phòng tốt. Những người cao tuổi có thái độ dự phòng về THA chưa tốt thì có
nguy cơ mắc bệnh cao hơn gấp 3,4 lần những người có thái độ dự phòng THA tốt.
Những người cao tuổi có thực hành dự phòng về THA chưa tốt thì có nguy cơ mắc
bệnh cao hơn gấp 4,3 lần những người có thực hành dự phòng THA tốt [49].
Theo nghiên cứu của Nguyễn Bích Ngọc tiến hành trên 398 người cao tuổi tại
Hải Dương năm 2007 cho thấy: Có mối liên quan giữa kiến thức phòng chống THA
với tỉ lệ THA, việc tiếp cận nguồn thông tin phòng chống THA và thực hành phòng
chống THA. Những người cao tuổi có kiến thức phòng chống THA không đạt có
nguy cơ THA cao hơn gấp 8 lần so với những người có kiến thức đạt (p<0,05).
Người cao tuổi không được tiếp cận nguồn thông tin về phòng chống THA có nguy
cơ THA cao gấp 2,9 lần so với những người được tiếp cận với nguồn thông tin về
phòng chống THA (p<0,05). Người cao tuổi có kiến thức về phòng chống THA
không đạt có nguy cơ thực hành không đạt cao gấp 6 lần so với những người có
kiến thức đạt và ngược lại (p<0,001) [50].
Nghiên cứu của Sơn Vinh Quang tại Sóc Trăng năm 2017 cho thấy: nam có
kiến thức phòng THA không đạt cao gấp 1,6 lần so với nữ(95% CI: 1,10 -2,49).
Người có trình độ học vấn dưới THCS có kiến thức phòng THA không đạt cao gấp
3,1 lần so với người có trình độ học từ THCS trở lên (95% CI: 1,93 – 4,97). Người
lao động chân tay có kiến thức phòng THA không đạt cao gấp 2,7 lần so với người
lao động trí óc (95% CI: 1,52 – 4,67). Nam có thực hành không đạt cao gấp 5,8 lần


15

so với nữ(95% CI: 3,19 – 10,59). Người có trình độ học vấn dưới THCS có thực
hành không đạt cao gấp 1,8 lần so với người có trình độ học từ THCS trở lên(95%

CI: 1,13 – 2,94). Những người có kiến thức không đạt có nguy cơ thực hành không
đạt cao gấp 3,7 lần so với người có kiến thức đạt(95% CI= 2,28 – 5,99) [51].
1.3 Yếu tố ảnh hưởng đến kiến thức, thái độ về điều trị tăng huyết áp của
người dân.
1.3.1 Trên thế giới
Theo nghiên cứu của Á.R. Lugo-Mata và c ộng sự tại thành ph ố Bolivar –
Venezuela cho thấy, có mối liên quan giữa kiến thức đi ều trị tăng huy ết áp v ới
tuổi của đối tượng(p = 0,01) và tiền sử gia đình có người bị tăng huyết áp (p =
0,001). Mối liên quan này có ý nghĩa thống kê. Nghiên cứu không tìm thấy mối
liên quan giữa kiến thức điều trị tăng huyết áp với giới tính, trình độ học vấn,
BMI của đối tượng nghiên cứu [52].
Một nghiên cứu của Xin Lv và cộng sự ở Trung Quốc năm 2018 cho thấy
nam giới có nhận thức điều trị thấp hơn so với nữ giới (p< 0,001), những
người thuộc nhóm tuổi trung bình trở lên có nhận thức, điều trị tốt hơn
những người trẻ tuổi. sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p< 0,001) [53].
1.3.2 Tại Việt Nam
Theo nghiên cứu của Ngô Văn Kha năm 2015 tại Đồng Tháp, cho th ấy có
mối liên quan giữa kiến thức điều trị THA với giới tính, nam có kiến thức điều
trị đạt cao hơn 1.87 lần so với nữ giới (95% CI: 1,14 – 3,05). ĐTNC có nghề
nghiệp là cán bộ viên chức có kiến thức điều trị THA đạt cao hơn 2,17 l ần so
với đối tượng có nghề nghiệp khác với 95% CI (1,29 – 3,65). Những người có
trình độ học vấn từ THPT trở lên có kiến thức điều trị THA đạt cao hơn 0,4
lần so với những người có học vấn từ THCS trở xuống (95% CI: 0,14 – 0,42).
Những người có bảo hiểm y tế có kiến thức điều trị THA đúng cao hơn 2,4 lần
so với những người không có bảo hiểm y tế (95% CI: 1,49 – 4,35) [54].


×