Tải bản đầy đủ (.docx) (85 trang)

Thực trạng và một số yếu tố ảnh hưởng đến tuân thủ quy trình xử lý dụng cụ chịu nhiệt của nhân viên y tế tại một số khoa bệnh viện e, năm 2019

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (454.01 KB, 85 trang )

1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong công tác khám bệnh, chăm sóc và điều trị cho người bệnh thì
không thể thiếu được dụng cụ y tế. Dụng cụ y tế nếu không được tiệt trùng sẽ
là một trong các đường lây truyền trong nhiễm trùng bệnh viện. Vì vậy vô
khuẩn, tiệt khuẩn dụng cụ đóng vai trò rất quan trọng nhằm hạn chế nhiễm
trùng bệnh viện.Việc xử lý dụng cụ sau sử dụngtại các khoa là một trong các
bước của quy trình vô khuẩn, tiệt khuẩn dụng cụ.Việc xử lý dụng cụ sau sử
dụngnếu không được thực hiện đúng thì không những không đảm bảo hiệu
quả của công tác vô khuẩn và tiệt khuẩn dụng cụ mà còn có thể làm hư hỏng
dụng cụ, tổn thương cho nhân viên y tế dẫn tới chi phí y tế tăng lên.Nhiều
quốc gia trên thế giới đã có những báo cáo về các vụ dịch liên quan đến vấn
đề xử lý dụng cụ không tốt như: Theo nghiên cứu của Baruque Villar G tại
một bệnh viện tư nhân ở Manaus, Brazil từ giữa tháng 7 năm 2009 đến tháng
8 năm 2010 trên 222 bệnh nhân phãu thuật nội soi cho thấy 60 trường hợp bị
nhiễm khuẩn do Mycobacterium abscessus subsp.Bolletii có liên quan đến
việc sử dụng các trocarbtrong phẫu thuật nội soi d không tuân thủ các hướng
dẫn về khử khuẩn tiệt khuẩn dụng cụ nội soi[1].Tái sử dụng các dụng cụ y tế
trong chăm sóc và điều trị tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh (KBCB) là một
việc làm thường quy trong các bệnh viện ở Việt Nam. Quá trình tái sử dụng
này nếu không được tuân thủ nghiêm ngặt từ khâu làm sạch đến khâu khử
khuẩn và tiệt khuẩn đúng - có thể gây nên những hậu quả nghiêm trọng, làm
ảnh hưởng đến chất lượng thăm khám và điều trị người bệnh của bệnh
viện[2],[3].Từ năm 1997 đến nay Bộ Y tế đã ban hành nhiều văn bản hướng
dẫn thực hiện công tác khử khuẩn tiệt khuẩn dụng cụ y tế.các văn bản này yêu
cầu các cơ sở y tế khi tái sử dụng dụng cụ y tế phải thực hiện khử khuẩn – tiệt
khuẩn đúng quy định để đảm bảo an toàn khi sử dụng lại cho người bệnh.
Trên thực tế, kết quả của một số nghiên cứu cho thấy thực trạng phương tiện
tổ chức triển khai về khử khuẩn tiệt khuẩn và tỷ lệ nhân viên y tế thực hành
đúng về khử khuẩn – tiệt khuẩn còn chưa cao : Nghiên cứu của Lê Thị Thảo


tại Bệnh viện đa khoa Sóc Sơn năm 2017, cho thấy tỷ lệ thực hành chung của
điều dưỡng và hộ sinh đạt 26,2%[4].


2

Bệnh viện E là bệnh viện đa khoa trung ương hạng I, với trên 1000
giường bệnh, công suất sử dụng giường bệnh luôn ở mức cao. Hiện nay, bệnh
viện có nhiều các loại dụng cụ bằng kim loại dùng nhiều lần được tiệt khuẩn
bằng nhiệt độ caonhư dụng cụ thay băng, dụng cụ tiêm truyền, các loại dụng
cụ phẫu thuật, thực hiện các thủ thuật xâm lấn khác. Đặc biệt là tại các khoa
lâm sàng hệ ngoại. Theo thống kê của khoa kiểm soát nhiễm khuẫn trung bình
mỗi ngày các khoa lâm sàng hệ ngoại gửi xử lý tiệt khuẩn khoảng 150 bộ
dụng cụ. Công tác khử khuẩn – tiệt khuẩn được Ban lãnh đạo bệnh viện quan
tâm.Bệnh viện đã xây dựng các quy trình, quy định về khử khuẩn – tiệt khuẩn
dụng cụ y tế, cung cấp các phương tiện và tổ chức thực hiện theo hướng dẫn
của Bộ Y tế và điều kiện thực tế của đơn vị. Tuy nhiên qua điều tra cắt ngang
tình hình nhiễm khuẩn bệnh viện năm 2017 có 2,65% BN mắc NKBV với các
loại nhiễm khuẩn như NK phổi, NK vết mổ, NK phổi + tiết niệu và chủ yếu
tập trung ở các khoa khối ngoại của Bệnh viện như khoa Phẫu thuật thần kinh
NKBV chiếm 10%, khoa HSTC NKV 24%, ngoại chấn thương NKBV:
12,5%. Từ thực tế trên câu hỏi được đặt ra là tỷ lệ NKBV có liên quan đến
tuân thủ quy trình xử lý dụng cụ tại các khoa không? Việc thực hiện tuân thủ
quy trình xử lý dụng cụ chịu nhiệt của nhân viên y tế tại các khoa lâm sàng
khối ngoại hiện nay như thế nào? Yếu tố nào ảnh hưởng đến tuân thủ quy
trình xử lý dụng cụ chịu nhiệt của nhân viên y tế.
Để trả lời cho câu hỏi trên chúng tôi thực hiện đề tài:“Thực trạng và
một số yếu tố ảnh hưởng đến tuân thủ quy trình xử lý dụng cụ chịu nhiệt
của nhân viên y tế tại một số khoa Bệnh viện E, năm 2019” với hy vọng từ
kết quả nghiên cứu có thể đưa ra các khuyến nghị giải phápnhằm thực hiện tốt

hơn nữa công tác khử khuẩn – tiệt khuẩn tại đơn vị đồng thời nâng cao năng
lực trong công tác về lĩnh vực này cho các nhân viên y tế để từ đó tiến tới
giảm các nguy cơ nhiễm khuẩn tại bệnh viện.
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1. Mô tả thực trạng thực hiện quy trình xử lý dụng cụ thiết yếu chịu nhiệt
của nhân viên y tế tại một số khoa Bệnh viện E, năm 2019.
2. Xác định một số yếu tố ảnh hưởng đến thực hiện quy trình xử lý dụng cụ thiết
yếu chịu nhiệt của nhân viên y tế tạimột số khoa Bệnh viện E, năm 2019.


3

Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1 Lịch sử KK-TK dụng cụ y tế và 1 số khái niệm được sử dụng
trong nghiên cứu
1.1.1 Lịch sử KK-TK dụng cụ y tế

Nhận thức của con người về sự lây truyền bệnh đã có từ nhiều thế kỷ
trước, từ thời Hippocrates, Gallen đã biết dùng nước hoặc rượu để làm sạch
vết thương hoặc dụng cụ trước khi sử dụng. Năm 1860, nhà hóa học người
Pháp tên là Louis Pasteur đã phát hiện ra bệnh tất dc gây ra bởi các vi sinh vật
và vi trùng. Nghiên cứu của ông đã dẫn đến sự phát triển của “tiệt trùng”. Đến
năm 1879, tiến sỹ Charles Chamberland, là nhà sinh vật học và vật lý học
người Pháp đã phát minh ra nồi hấp antoclave, ông thiết kế nồi hấp dựa trên
sức nóng để tiêu diệt các vi sinh vật nguy hiểm và nồi hấp đầu tiên dựa trên
sức nóng này được sử dụng trong phòng thí nghiệm ở Pari,Pháp [5],[6]. Đến
nay nồi hấp ướt autoclave được sử dụng rộng rãi ở các bệnh viện trong cả
nước và trên thế giới để tiêu diệt khuẩn dụng cụ và đồ vải y tế nhằm phòng
ngừa nhiễm trùng cho người bệnh.
Vào những năm 1970, trung tâm dự phòng và kiểm soát bệnh Hoa kỳ

(CDC) đưa ra hướng dẫn về cách ly phòng ngừa lần đầu tiên với 7 biện pháp
cách ly khác nhau phòng ngừa tuyệt đối, phòng ngừa bảo vệ, phòng ngừa lây
truyền qua đường hô hấp, đường tiêu hóa, vết thương, chất bài tiết và máu [5]
Năm 1978, lần đầu tiên tạp chí của Hiệp Hội Nha Khoa Hoa Kỳ đăng tải
chuyên đề về kiểm soát nhiễm khuẩn trong thực hành Nha Khoa gồm nhiều nội
dung nhằm đề xuất về các biện pháp hạn chế sự lây nhiễm và nhiễm khuẩn chéo
trong nha khoa, yêu cầu tiệt khuẩn tất cả các dụng cụ nha khoa [5]
Cùng vs sự phát triển của khoa học kỹ thuật và nhận thức của con người,
ngày nay 1 số công nghệ mới để tiệt khuẩn dụng cụ y tế đã được thực hiện


4

trên thế giới và tại Việt Nam như tiệt khuẩn = khí Ethlyn Oxide (EtO) từ năm
1938 [5], tiệt khuẩn = công nghệ ở Bệnh viện Việt Đức, Bạch Mai…
1.1.2 Một số khái niệm được sử dụng trong nghiên cứu

Kiểm soát nhiễm khuẩn là áp dụng những phương pháo, biện pháp hay
cách thức bảo vệ cho nhân viên y tế và người bệnh nằm hạn chế sự lây nhiễm
khuẩn hay nhiễm khuẩn chéo trong quá trình chăm sóc và điều trị [7],[8]
Hóa chất diệt khuẩn: Là những chất hóa học có khả năng diệt vi sinh
vật gây bệnh, nhưng không nhất thiết phải tiêu diệt được bào tử vi khuẩn hoặc
nấm [7],[8],[9]
Sự nhiễm bẩn: Là sự ô nhiễm các chất hữu cơ, chất bẩn hoặc những
dịch cơ thể sống có nguy cơ tiềm tàng gây nhiễm khuẩn, gây tổn hại tới đồ
vật, môi trường.
Trên lâm sàng đó chính là những chất tiết và bài tiết của người bệnh,
những chất vô cơ khác như hóa chất tồn lưu, chất phóng xạ, dược phẩm gây
thoái hóa tế bào, bao bì đóng gói… [7],[8],[9]. Sự nhiễm bẩn này có thể có
gây nguy hại đến việc thực hiện chức năng của dụng cụ y khoa và có thể lây

truyền sang người trong quá trình sử dụng hoặc sau đó là xử lý và lưu giữ. [7],
[8],[9]
Làm sạch: là 1 quá trình sử dụng biện pháp cơ học để làm sạch những
tác nhân nhiễm khuẩn và các chất ngoại lai bám trên dụng cụ, thường đc thực
hiện bằng nước và xà phòng hoặc các chất enzyme. Quá trình làm sạch là 1
bước bắt buộc phải thực hiện trước khi thực hiện quá trình khử khuẩn, tiệt
khuẩn tiếp theo. Thực hiện tốt việc làm sạch ban đầu sẽ giúp cho việc khử
khuẩn hoặc tiệt trung khuẩn tiếp theo đạt hiệu quả tối ưu [7],[8],[9].
Khử nhiễm: là quá trình sử dụng tính chất cơ học và hóa học, giúp loại
bỏ các chất hữu cơ và giảm số lượng các vi sinh vật gây bệnh có trên dụng cụ
để đảm bảo an toàn khi sử dụng, vận chuyển và thải bỏ [7],[8],[9].


5

Khử khuẩn: là quá trình loại bỏ hầu hết hoặc tất cả vi sinh vật gây bệnh
trên dụng cụ, nhưng ko diệt bao tử vi khuẩn, Có 3 mức độ khử khuẩn gồm:
khử khuẩn mức độ thấp, khử khuẩn mức độ trung bình, khử khuẩn mức độ
cao [7],[8],[9].
Khử khuẩn mức độ thấp: tiêu diệt được các vi khuẩn thông thường như 1
số virus và nấm, nhưng ko tiêu diệt đươc bào tử vi khuẩn
Khử khuẩn mức độ trung bình: là quá trình khử đc M.tuberculosis, vi
khuẩn dạng sinh dưỡng, hầu hết virus và nấm nhưng ko diệt được bào tử của
vi khuẩn.
Khử khuẩn mức độ cao: là quá trình tiêu diệt được toàn bộ vi sinh vật và
1 số bào tử vi khuẩn.
Tiệt khuẩn: là quá trình tiêt diệt hoặc loại bỏ tất cả các dạng của vi sinh
vật sống bao gồm cả bào tử vi khuẩn [7],[8],[9].
DC thiết yếu chịu nhiệt: là DC có nguy cơ cao gây nhiễm khuẩn nếu
chúng bị o nhiễm, thường sử dụng trong các thủ thuật xâm nhập vào các tổ

chức, mô, hoặc hệ thống mạch máu vô khuẩn; ở nhiệt độ cao trong quá trình
hấp sấy tiệt khuẩn không bị thay đổi hình dạng và tính chất: các DC trong
phẫu thuật thủ thuật = kim loại như panh, kéo, kẹp, phẫu tích,…[2].[10].[7].
DC bán thiết yếu ko chịu nhiệt: là DC tiếp xúc vs niêm mạc và các vùng
da bị tổn thương trong quá trình sử dụng; ở nhiệt độ cao trong quá trình hấp
sấy tiệt khuẩn bị thay đổi hình dạng và tính chất : ống nội soi tiêu hóa mềm,
mask khí dụng, bóng ambu,dây máy thở,…[2].[10].[7].
Quy trình xử lý DC thiết yếu chịu nhiệt là việc thực hiện tuần tự các
bước từ ngay sau khi sử dụng DC đến khi DC đó được tiệt khuẩn.
Quy trình xử lý DC bán thiết yếu không chịu nhiệt là việc thực hành tuần
tự các bước từ ngay sau khi sử dụng DC đến khi DC đó được khử khuẩn mức
độ cao (KKMDC) hoặc đc tiệt khuẩn ở nhiệt độ thấp.


6
1.1.3 Tổ chức quy trình xử lý dụng cụ

Việc cấp phát dụng cụ y khoa vô khuẩn hoặc đã được khử khuẩn để dùng
vào việc chăm sóc người bệnh phụ thuộc không chỉ vào tính hiệu quả của quá
trình khử khuẩn hoặc tiệt khuẩn mà còn cả vào việc khử khuẩn, tháo dỡ và
đóng gói xếp vào máy tiệt khuẩn, công tác giám sát, chất lượng và khối lượng
chất tiệt khuẩn, và tính phù hợp của chu kỳ đối với nội dung của tải trọng, và
các khía cạnh khác của việc xử lý lại dụng cụ y khoa. [11]
Các cơ sở y tế nên thực hiện việc làm sạch, khử khuẩn và tiệt khuẩn
dụng cụ y tế sau sử dụng cho người bệnh tại một Đơn vị TKTT nhằm kiểm
soát chất lượng dụng cụ được dễ dàng hơn. Điều này bao gồm cả lưu trữ dụng
cụ trong kho và phân phối dụng cụ cho các khoa sử dụng. Mục đích của việc
xử lý dụng cụ tại trung tâm là xử lý một cách có trình tự các dụng cụ y khoa
và dụng cụ phẫu thuật để bảo vệ người bệnh khỏi bị nhiễm khuẩn trong quá
trình chăm sóc và làm giảm đến mức tối thiểu nguy cơ lây nhiễm cho nhân

viên và bảo chất lượng dụng cụ đã được xử lý lại. Do đó, việc thiết lập một
Đơn vị TKTT là cần thiết. Để bảo đảm tính thống nhất của các quy trình thực
hành khử khuẩn, tiệt khuẩn các dụng cụ trong toàn CSYT, cần có một chương
trình huấn luyện toàn diện và nghiêm ngặt giúp bảo đảm năng lực của người
điều khiển máy và các phương pháp thích hợp theo đúng khuyến cáo của Bộ
Y tế, nhà sản xuất cho việc làm sạch, khử khuẩn, tiệt khuẩn và đóng gói dụng
cụ, sắp xếp dụng cụ vào máy tiệt trùng, vận hành máy tiệt khuẩn, và giám sát
toàn bộ quá trình.
Đơn vị TKTT phải được chia ít nhất thành ba khu vực:
−− Khu vực bẩn (Khu làm sạch, khử khuẩn dụng cụ): Nơi nhận dụng cụ
bẩn từ các khoa về xử lý.
−− Khu vực sạch: Khu vực sấy khô dụng cụ, đóng gói dụng cụ, hấp tiệt
khuẩn.
−− Khu vực vô khuẩn: Lưu trữ và phân phối dụng cụ vô khuẩn.


7

Nên tách rời tất cả các khu vực bằng những bức tường, hạn chế sự qua
lại giữa các vùng nếu không cần thiết. Đường di chuyển theo một chiều, thiết
kế sao cho thông khí, hàng hóa và nhân viên lưu thông từ vùng sạch sang
vùng kém sạch. [12], [7], [11]
Nên có các bức tường để ngăn cách khu vực không sạch khỏi những bộ
phận khác sao cho không làm phát tán nhiễm bẩn từ các dụng cụ đã dùng. Ở
khu vực làm sạch/khử khuẩn, dụng cụ nhiễm bẩn có thể tái sử dụng lại được
(có thể là những dụng cụ dùng một lần được sử dụng lại) được nhận, phân
loại, làm sạch, khử khuẩn, dụng cụ được lau rửa thủ công hoặc tự động. Nên
thiết kế mô hình luồng gió có khả năng giữ những chất gây ô nhiễm lại trong
khu vực không sạch và giảm đến mức tối thiểu việc đưa các chất gây ô nhiễm
sang những khu vực sạch. [12], [7], [11]

Khu vực sạch là nơi kiểm tra, bảo dưỡng, lắp ráp và đóng gói các dụng
cụ trong bao bì chuyên dụng. Khu vực lưu giữ vô trùng nên là nơi hạn chế ra
vào có kiểm soát nhiệt độ và độ ẩm tương đối. Nên làm các sàn và tường ở tất
cả các khu vực bằng những vật liệu bền vững với các hóa chất được dùng để
làm vệ sinh hoặc khử khuẩn. Nên làm trần và các mặt tường bằng những vật
liệu không bị bong tróc. [12], [7], [11]
1.2 Tầm quan trọng của công tác KK-TK dụng cụ y tế
Công tác KK-TK dụng cụ y tế là 1 trong những nội dung quan trọng
trong công tác kiểm soát nhiễm khuẩn bệnh viện. Cùng vs sự phát triển kinh
tế xã hội, DC vô khuẩn dùng 1 lần ngày càng nhiều, đặc biệt là vs các DC rẻ
tiền như bơm kim tiêm, sonde dạ dày,sonde tiểu,… Tuy nhiên vs các DC đắt
tiền như dây máy nội soi tiêu hóa, ống nội soi tai mũi họng, dây máy thở,
panh, kéo… những dụng cụ này có thể tái sử dụng được cho người bệnh(NB)
khác để tiết kiệm chi phí khi sử dụng dụng cụ mới, nhưng trong quá trình sử
dụng cho người bệnh trước có thể nhiễm các vi sinh vật gây bệnh, nếu cứ như
vậy dùng cho người bênh tiếp theo thì trong quá trình sử dụng bản thân nhân


8

viên y tế và NB tiếp theo cũng có thể mắc bệnh mới do các vi sinh vật đó gây
nên, Vì vậy thực hện KK-TK dụng cụ này đúng là 1 yêu cầu rất cần thiết. Tại
mỗi cơ sở y tế, nếu thực hiện đúng quy trình và hướng dẫn về KK-TK dụng
cụ y tế và cả người cung cấp dịch vụ y tế, góp phần vào sự thành công trong
công tác khám và điều trị của cơ sở y tế đó. Ngược lại nếu ko tuân thủ chặt
chẽ quy trình tái sử dụng DC y tế sẽ làm người bênh mặc thêm bênh mới
trong quá trình sử dụng DC của cơ sở y tế, như vậy làm ảnh hưởng đến chất
lượng khám và điều trị cho NB [10],[7],[13],[9].
Mặt khác, công tác khử khuẩn- tiệt khuẩn là 1 trong các tiêu chí để đánh
giá chất lượng bệnh viện hằng năm tại mỗi cơ sở khám chữa bệnh [14]

1.3 Các tác nhân gây bênh thường có trên DC không được KK-TK
Hầu hết các tác nhân gây bênh từ người bệnh hoặc từ môi trường bệnh
viện có thể lây nhiễm vòa DC y tế trong quá trình thực hành khám, chăm sóc
NB, quá trình vận chuyển, bảo quản dụng cụ. Các tác nhân gây bệnh đó bao
gồm virus, vi khuẩn, nấm và ký sinh trùng. Các virus gây bệnh quá đường hô
hấp cũng có thể có trên DC như virus cúm A, sởi, lào,…. Đặc biệt là các
virus lây truyền qua dường máu trong các phẫu thuật, thủ thuật như HIV, viêm
gan B, viêm gan C,… trên DC ko đc KK-TK đúng là mối nguy hiểm cho NB
và cho nhân viên y tế khi tiếp xúc vs DC đó. Các cầu khuẩn, trực khuẩn grum
dương và grum âm, các vi khuẩn đa kháng thuốc kháng sinh cũng có thể có
trên những DC y tế dành cho NB như: Staphulococcus spp, Saphylococcus
uurcus, E.coli, Pscudomonas acruginosa,… [7],[8],[9],[15].
Tác nhân bệnh bò điên ( Creutzfeldt-Kakob discase-CJD) có thể có trên
DC bị ô nhiễm. Tại Việt Nam đến nay chưa công bố ca nào nhiễm CJD, tại
Mỹ tần suất mắc bệnh là 01 ca/01 triệu/năm. Đến tháng 11 năm 2015, CDC
báo cáo có hơn 250 người bệnh mắc CJD trên toàn thế giới do lan truyền từ
thầy thuốc. Trong đó có 6 ca liên quan đến việc sử dụng thiết bị bị ô nhiễm, 4
ca liên quan đến việc sử dụng DC phẫu thuật thần kinh, 2 ca liên quan đến


9

việc dùng điện cực sâu EEG. Tác nhân này ko dễ bị tiêu diệt bởi quy trình
KK-TK thông thường. Những khuyến cáo mới đây, để tiêu diệt được CJD 1
cách hiệu quả thì trước hết phải làm sạch DC sau đó hấp ướt ở nhiệt độ 121’C
trong 1 giờ hoặc tiệt khuẩn bằng công nghệ Plasma hydrogen peroxide [7],
[16].
Các tác nhân gây bệnh đó có thể có nguồn gốc từ đường hô hấp, tiêu
hóa, tiết niệu, da, mô mềm và các cơ quan bị nhiễm khuẩn của Nb lây nhiễm
trực tiếp vào dụng cụ hoặc phát tán ra môi trường xung quanh NB, lây nhiễm

sang bàn tay NVYT rồi qua DC y tế vào Nb tiếp theo nếu không tuân thủ
nghiêm ngặt các quy định trong KK-TK dụng cụ, và có thể là nguồn gốc gây
ra những vụ dịch NKBV tại cơ sở y tế.
Tùy theo các loại tác nhân gây bệnh có trên DC và con đường xâm nhập
vào người bệnh mà gây nên những loại nhiễm khuẩn tương ứng vs tác nhân
đó và đường xâm nhập của vi sinh vật: Ví dụ như người bệnh bị nhiễm khuẩn
vết mổ do sử dụng DC trong phẫu thuật hoặc DC thay bang vết mổ ko đảm
bảo vô khuẩn, nhiễm khuẩn đường hô hấp do sử dụng mask thở khí dung bị ô
nhiễm các vi sinh vật gây bệnh đường hô hấp,…
1.4 Phân loại dụng cụ tái sử dung để lựa chọn phương pháp KKTK thích hợp
Theo Spaulding, năm 1968 ông là người đầu tiên đã phân chian DC y tế
1 cách rõ rang và hợp lý dựa trên mức độ nguy cơ nhiễm khuẩn liên quan đến
việc sử dụng chúng. Để lựa chọng phương pháp KK-TK thích hợp, bao gồm:
nhóm DC có nguy cơ cao (DC thiết yếu) là nhóm DC cần tiệt khuẩn , nhóm
DC có nguy cơ trung bình (DC thiết yếu ) thì tối thiểu cần khử khuẩn mức độ
cao và nhóm DC có nguy cơ thấp (DC ko thiết yếu ) chỉ cần khử khuẩn thông
thường hoặc làm sạch ngay tại nơi sử dụng là đủ. Nhiều nước trên thế giới
hiện nay vẫn dùng cách phân chia này để thực hiện KK-TK dụng cụ y tế. Vì
vậy nhân viên y tế phải xác định rõ DC đó thuộc nhóm nguy cơ nào để lựa


10

chọn phương pháp KK-TK thích hợp. Đây cũng là 1 trong những lý do để
NVYT cần đc đào tạo để cung cấp kiến thức cơ bản về KK-TK dụng cụ [12],
[7],[9],[17],[18].
Bảng 1.1. Phân loại dụng cụ dựa theo nguy cơ của Spaulding
Phân loại

Nguy cơ/yêu cầu


Tính chất môi

Ví dụ

Dụng cụ thiết

Cao:

trường
Những vật dụng

Các vật dụng cần

yếu

Cần tiệt khuẩn (hoặc sử

xâm nhập

được vô khuẩn

dụng sản

vào mô vô khuẩn, như dụng cụ phẫu

phẩm vô khuẩn dùng một

khoang cơ


thuật, can

lần):

thể, hệ thống

thiệp mạch

Tiệt khuẩn bằng hấp ướt

mạch máu và

(không bị nhiễm

các phương

màng niêm không

tất cả các vi

pháp tiệt khuẩn nhiệt độ

nguyên

sinh vật bao gồm

thấp (fomandehyt,

vẹn.


cả bào tử vi

oxit etylen, axit peroxyt,

khuẩn)

Dụng cụ bán

plasma peroxyt hydro)
Trung b.nh:

Những vật dụng

Các vật dụng cần

thiết yếu

Cần khử khuẩn ở mức độ

có tiếp xúc,

không bị

cao: Khử

trực tiếp hoặc

nhiễm tất cả các

khuẩn bằng nhiệt, khử


gián tiếp, với

vi sinh vật,

khuẩn bằng

các màng niêm

ngoại trừ số

hóa chất (glutaraldehyde,

nguyên vẹn

lượng lớn bào tử

OPA)

hoặc da nguyên

vi

vẹn

khuẩn như các
đèn nội soi, trang

Dụng cụ không


Thấp:

Các vật dụng và

thiết bị gây mê
Các vật dụng cần

thiết yếu

Cần vệ sinh bằng cách

dụng cụ có

được làm sạch,

khử khuẩn ở

tiếp xúc với da

như nạng, bô-vịt

mức độ thấp (bằng tay

nguyên vẹn,

tại giường, các

hoặc máy)

không tiếp xúc


mặt bàn


11
với các màng
niêm

NVYT thực hiên các thủ thuật, kỹ thuật khác nhau trên NB nhưng các
DC có nguy cơ nhiễm khuẩn là như nhau thì thực hiện quy trình xử lý DC như
nhau
Trong quá trình hấp sấy tiệt khuẩn DC tái sử dụng ở nhiệt độ cao sẽ có
những DC chịu đc nhiệt và có những DC ko chịu đc nhiệt độ caosex bị biến
đổi hình dạng và tính chất. Vì vật khi thực hiện tiệt khuẩn DC lại đc phân loại
DC thành 2 nhóm là DC chịu nhiệt và DC ko chịu nhiệt. Đối vs DC chịu đc
nhiệt thì có thể tiệt khuẩn ở nhiệt độ cao còn DC ko chịu nhiệt thì phải tiệt
khuẩn ở nhiệt độ thấp bằng hóa chất hoặc tối thiểu phải KKMDC [2],[7].
1.5 Các phương pháp tiệt khuẩn thường đc lựa chọn các cơ sở y tế
Có nhiều phương pháp tiệt khuẩn dụng y tế nhưng phương pháp hấp ướt
DC là cổ điển nhất, bắt đầu từ năm 1897. Với phương pháp này thì DC được
tiệt khuẩn ở nhiệt độ cao và độ ẩm cao, nhiệt độ tiệt khuẩn thường là 121’C
trong thời gian tối thiểu là 15 phút, nhiệt độ tiệt khuẩn ở 132’C-135’C trong
vòng 3-4 phút là đạt. Phương pháp này đến nay vẫn đc sử dụng vì đây là
phương pháp rẻ tiền và phù hợp vs các DC chịu nhiệt [12],[7],[9].
Tiệt khuẩn bằng phương pháp hấp khô, phương pháp này sử dụng tù sấy
khô ở nhiệt độ cao, áp dụng cho những DC chịu nhiệt, Nhiệt độ tiệt khuẩn là
150’C(300’F) trong thời gian 150 phút, nhiệt độ tiệt khuẩn là 160’C(320’F)
trong thời gian 120 phút, nhiệt độ tiệt khuẩn là 170’C(340’F) trong thời gian
60 phút. Phương pháp này rẻ tiền, ko độc hại môi trường nhưng ở nhiệt độ
cao làm hỏng DC nên hiện nay ko đc khuyến cáo sử dụng trong các cơ sở y tế

[12],[7],[9].
Phương pháp tiệt khuẩn nhiệt độ thấp áp dụng cho những DC ko chịu
nhiệt bao gồm: phương pháp sử dụng Ethylen Oxide (EtO) ra đời vào năm
1940 và phương pháp sử dụng Fomaldechyde (FO) ra đời vào năm 1960.


12

NHưng 2 phương pháp này đều tạo ra khí độc, có nguy cơ gây ung thư nên
hiên hay nay ngày càng ít được sử dụng tại các cơ sở y tế [12],[7],[9].
Phương pháp tiệt khuẩn nhiệt độ thấp vs hydrogen peroxide công nghệ
Plasma áp dụng cho những DC ko chịu nhiệt nhiệt ra đời vào năm 1992.
Phương pháp này có nhiều ưu điểm như thời gian tiệt khuẩn nhanh (từ 28 đến
75 phút tùy theo loại DC và thế hệ máy) thân thiện vs con người và môi
trường (sản phẩm phân hủy là nước và oxy), tiệt khuẩn ở nhiệt độ thấp
(<55’C), thích hợp cho các DC nội soi và vi phẫu nên hiện nay đc sử dụng
ngày càng nhiều tại các bệnh viện [12],[7],[9].
Sử dụng phương pháp tiệt khuẩn nào cũng cần có sự giám sát chặt chẽ về
nhiệt độ, thời gian, độ ẩm. áp suất hoặc nồng độ hóa chất khi đưa vào chu
trình tiệt khuẩn,… theo hướng dẫn. Những DC khi xếp trong máy hấp, sấy
phải đảm bảo lưu thông tuần hoàn nhiệt độ, hóa chất tiệt khuẩn phải tiếp xúc
trực tiếp vs DC [12],[7],[9].
1.6 Một số hóa chất khử khuẩn thường đc sử dụng trong cơ sở y tế:
1.6.1 Cồn (alcohol):

Loại alcohol thường dùng là ethanol và Iso prothanal
Nồng độ cồn thường sử dụng từ 60% đến 90%
Diệt được các vi khuẩn, virus, nấm nhưng ko diệt được nha bào
Có tác dụng khử khuẩn mức độ trung bình
Thời gian tác dụng nhanh từ 1-10 phút, có tính chất ổn định (nếu đóng

trong thùng kín)
1.6.2 Chlor và hợp chất chùa chlor:

Loại Chlor thường dùng là nước javen, Choloramin B, Natri
Troclsene(Presept),… Có tác dụng khác nhau nồng độ và cách sử dụng khác
nhau, thường sử dụng nồng độ Chlorine 0.5-1%
Diệt được các vi khuẩn, virus, nấm nhưng ko diệt đc nha bào
Có tác dụng khử khuẩn mức độ trung bình


13

Thời gian tác dụng từ 10-60 phút, ko ổn định (<1 ngày), có tính ăn
mòn\phá hủy kim loại
1.6.3 Glutaraldchyde:

Nồng độ dung dịch sử dụng từ 2%-2.5%
Là dung dịch KKMĐC, được sử dụng từ năm 1960.
Thời gian thực hiện KKMĐC tối thiểu là 20 phút ở nhiệt độ phòng, nó
có tác dụng tiệt khuẩn nếu thời gian tiếp xúc trực tiếp với DC là 10 giờ ở nhiệt
độ phòng. Tuy nhiên hiện nay đã có hiện tượng vi sinh vật đề kháng với dung
dịch Glutaraldehyde như một số Mycobacteria.
Dung dịch này có tính ổn định trung bình (14-28 ngày), không ăn
mòn/phá hủy kim loại.
1.6.4 Ortho-phthalaldehyde (OPA)

Nồng độ dung dịch sử dụng là 0.5%.
Là dung dịch KKMĐC, thời gian đặt KKMĐC nhanh nhất (trong 5’ ở
nhiệt độ phòng) và có cả tác dụng với chủng vi khuẩn Mycobacteria đã kháng
lại với dung dịch Glutaraldehyde, nếu sử dụng trong 10 giờ ở nhiệt độ phòng

cũng có tác dụng tiệt khuẩn. Tuy nhiên nếu quá trình làm sạch không được
thực hiện kĩ còn sót lại protein sẽ tương tác với hóa chất này làm bắt màu với
ống soi, khay ngâm, đồ vải,…Nhưng chính điều này sẽ giúp các nhà quản lý
nhận ra chưa làm tốt quá trình làm sạch.
Dung dịch này có tính ổn định trung bình (14 ngày), không ăn mòn/phá
hủy kiim loại.
1.6.5 Peracetic axit

Là dung dịch dung để KKMĐC nhưng kém bền vững và gây ăn mòn DC.
1.6.6 Hydrogen Peroxide

Là dung dịch dung để KKMĐC ở nồng độ 7.5% nhưng kém bền vững.
1.6.7

Iodophors: là hợp chất có chứa iot, thường dung là Povidone

Iodine. Là dung dịch khử khuẩn mức độ trung bình.


14
1.6.8 Các dẫn chất phenol: là dung dịch khử khuản mức độ thấp dùng

để khử khuẩn 1 số DC không thiết yếu.
1.6.9

Formaldehyde: dung dịch này có thể dùng làm chất KKMĐC

hoặc chất tiệt khuẩn, nhưng ngày nay ít được sử dụng vì gây kích ứng
da, niêm mạc và khả năng gây ung thu, gây đột biến gen.
1.6.10 Hợp chất Amoni bậc 4: là dung dịch KKMĐT, có tính ổn định.


Không ăn mòn/phá hoại kim loại.
1.6.11 Ozon: gần đây đã xuất hiện máy khử khuẩn tự động tạo ozon để

khử khuẩn dụng cụ y tế và đã được nghiên cứu đánh giá khử khuẩn ống
nội soi mềm cao hơn so với khử khuẩn mức độ cao bằng hóa chất
Cidex OPA và tốt hơn cho sức khỏe người trực tiếp thực hiện khử
khuẩn dụng cụ. [19], [20]
1.6.12 Nguyên tắc lựa chọn hóa chất khử khuẩn và tiệt khuẩn DC y

tế: dựa vào các yêu cầu về khử khuẩn-tiệt khuẩn dụng cụ phù hợp với
mục đích sử dụng dụng cụ để lựa chọn hóa chất khử khuẩn và tiệt
khuẩn phù hợp dựa trên những nguyên tắc cơ bản sau [7],[8]:
- Dựa vào tiêu chuẩn lựa chọn hóa chất sao cho đạt hiệu quả, không tốn
kém và không gây tổn hại dụng cụ, bao gồm:
+ Phải có phổ kháng khuẩn rộng.
+ Tác dụng nhanh.
+ Không bị tác động của các yếu tố môi trường.
+ Không độc.
+ Không tác hại đến các dụng cụ kim loại, cao su, nhựa.
+Hiệu quả kéo dài trên các bề mặt dụng cụ được xử lý.
+ Dễ dàng sử dụng.
+ Không mùi hoặc có mùi dễ chịu.
+ Kinh tế.
+ Có khả năng pha loãng.


15

+ Có nồng độ ổn định kể cả khi pha loãng để sử dụng.

+ Có khả năng làm sạch tốt.
- Dựa vào khả năng tiêu diệt vi khuẩn của hóa chất:
+ Hóa chất KKMĐT: có khả năng tiêu diệt các vi khuẩn thực vật
(staphyloccus aureus, salmonella typhi, Pseudomonas aeruginosa, coliforms),
virut vỏ bọc (Herpes simples, varicella-zoster virut,cytomegalovirus,
opateinbarr virut, virut sởi, virut quai bị, virut rubella, influenza virut, virut
hợp bảo hô hấp, virut viêm gan B và C, bantaviruses và HIV)
+ Hóa chất khử khuẩn mức độ trung bình: có khả năng tiêu diệt các vi
khuẩn thực vật, virut vỏ bọc và nấm (Candida spscies, ryptococus species,
Arpergillns specics, Dematophytcs).
+ Hóa chất khử khuẩn mức độ cao: có khả năng tiêu diệt các vi khuẩn thực
vật, virut vỏ bọc, nấm, mycobacteria (Mycobacterium tuberculosis, M.Avium
Intracellular, M.Cholonac) và virut không vỏ bọc (Coxeackic viruses, pollo
viruses, rhinovirus, rotaviruses, Norwalk virus, hepatitis A Virus).
+ Hóa chất diệt khuẩn: Ngoài việc tiêu diệt được các VSV như trên còn
phải tiêu diệt cả nang Protozoa (Giardin Lambia, Cryptosporium parvam) và
bào từ vi khuẩn (Bacijus subtitis, Clostridium toani, Clostridium difficile,
Clostridium botulimm)
- Dựa vào mức độ gây hại đến dụng cụ để điều chỉnh hóa chất phù hợp với
dụng cụ cần được xử lý, tránh làm hỏng dụng cụ và gây hại cho người sử dụng.
- Dựa vào tính năng an toàn cho người sử dụng và môi trường.
1.7 Thực hiện công tác KK-TK dụng cụ y tế tại cơ sở y tế:
1.7.1 Các điều kiện để thực hiện KK-TK dụng cụ y tế

Điều kiện về cơ sở vật chất, phương tiện:
Mỗi khoa và cơ sở y tế cần phải phân định rõ khu vực hoặc phòng xử lý
DC bẩn riêng. Mỗi cơ sở y tế cần có trung tâm tiệt khuẩn tập trung đẻ KK-TK


16


các dụng cụ đã được xử lý sơ bộ tại các khoa phòng chuyển xuống là tốt nhất
để đảm bảo hiệu quả KK-TK nhằm giảm lây nhiễm chéo cho NB và NVYT
[12],[7]. Nhưng trên thực tế do điều kiện về nguồn kinh phí hạn chế, nhân lực
thiếu hoặc vì các lý do khác mà một số cơ sở y tế chưa thực hiện KK-TK tập
trung theo hướng dẫn của Bộ y tế.
Các cơ sở y tế cần trang bị sẵn sang các phương tiện để thực hiện KK-Tk
dụng cụ đảm bảo an toàn cho NB và nhân viên y tế tiếp xúc với DC y tế, bao gồm:
Các phương tiện để thực hiện khử nhiễm dụng cụ như xô/chậu có nắp đậy
kín, hóa chất khử nhiễm, nước, bồn cọ rửa và bàn chải cọ rửa phù hợp với DC.
Các phương tiện để thực hiện tiệt khuẩn DC như các máy tiệt khuẩn DC
bằng nhiệt ướt, máy sấy khô và máy tiệt khuẩn nhiệt độ thấp hoặc hóa chất
khử khuẩn mức độ cao để thực hiện KKMĐC với DC không chịu nhiệt.
Cần có xe vận chuyển DC bẩn và xe vận chuyển DC sạch riêng để thực
hiện vận chuyển DC riêng nhằm tránh tái nhiễm trong quá trình vạn chuyển
những DC đã tiệt khuản. Đồng thời cần có tủ/giá để bảo quản DC vô khuẩn
riêng để bảo quản DC khi chưa sử dụng nhằm tránh tái nhiễm trong quá trình
ảo quản, lưu giữ.
Các phương tiện phòng hộ cá nhan khi thực hiện KK-TK dụng cụ để
giảm phơi nhiễm cho NVYT như: găng tay, khẩu trang, quần áo bảo hộ, kính,
tạp dề,...
Yếu tố con người: tại các cơ sở y tế, việc thực hiện khử khuẩn tiệt khuẩn
DC tái sử dụng lại tại các khoa lâm sang có sự tham gia của điều dưỡng, hộ
sinh. Việc phân công điều dưỡng, hộ sinh thực hiện xử lý DC tái sử dụng tại
khoa và bảo quản DC tái sử dụng tùy thuộc vào từng khoa phòng trong mỗi
cơ sở y tế.Những nhân viên y tế trực tiếp thực hiện xử lý DC cần phải được
đào tạo [7].
Yếu tố về quy trình, quy định: Mỗi cơ sở y tế cần xây dựng quy trình,
quy định cụ thể về quy trình xử lý DC tái sử dụng dựa trên hướng dẫn của Bộ



17

y tế và thực hiện đào tạo cho NVYT để NVYT thực hiện xử lý DC theo quy
trình bệnh viện đã xây dựng. Mỗi khoa phòng trong bệnh viện có quy định cụ
thể về nơi xử lý DC bẩn và đồ bẩn riêng, có tủ để dụng cụ tiệt khuẩn đảm bảo
sạch sẽ và không để lẫn đồ bẩn cùng gói DC đã tiệt khuẩn. DC đã tiệt khuẩn
và dụng cụ bẩn được quy định thực hiện vận chuyển bằng phương tiện riêng
để tránh tái nhiễm cho Dc đã tiệt khuẩn. Quy định về hướng dẫn sử dungj các
loại hóa chất để KK-TK dụng cụ mà BV hiện đang sử dụng.Một quy trình
KK-TK là thứ tự các bước thực hiện KK-TK dụng cụ đó từ ngay sau khi sử
dụng cho đến khi DC đó được KKMĐC hoặc tiệt khuẩn, để DC không còn ô
nhiễm nữa. Người điều dưỡng, hộ sinh ngoài việc tham gia vào thực hiện quy
trình KK-TK, còn phải thực hiện các quy định về viecj bảo quản và lưu giữ
DC theo quy định.
Thực hiện theo dõi, giám sát: Việc theo dõi giám sát cán bộ nhân viên y
tế thực hiện đúng các quy trình quy định về KK-TK dụng cụ y tế trong mỗi cơ
sở y tế là một việc làm hết sức cần thiết trong công tác quản lý để đảm bảo
cho quy trình,quy định đó được thực hiện một cách có hiệu quả. Theo dõi
giám sát hằng ngày việc thực hiện KK-TK của điều dưỡng, hộ sinh thường
được thực hiện bởi điều dưỡng trưởng khoa hoặc hộ sinh trưởng khoa. Các
đoàn kiểm tr của bệnh viện hoặc của các cấp thì thường thực hiện theo định
kỳ hoặc đột xuất kiểm tra việc thực hiện KK-TK dụng cụ y tế tại các khoa
phòng của bệnh viện.
Điều kiện về đào tạo để có thể thực hành về KK-TK: NVYT cần được
đào tạo về KK-TK, đặc biệt là những người làm trực tiếp. Việc đào tạo này có
thể từ các trường đào tạo nghề hoặc do tuyến trên, bệnh viện tự tổ chức đào
tạo tập trung tại bệnh viện hoặc đao tạo tại chỗ bằng phương pháp cầm tay chỉ
việc do nhân viên chuyên trách hướng dẫn để có thực hành đúng về KK-Tk.



18

Tổ chức thực hiện; việc thực hiện KK-TK được phân công cụ thể cho
các cán bộ nhân viên trong từng khoa phòng tham gia vào quá trình thực hiện
KK-TK dụng cụ tái sử dụng.

1.7.2 Thực hiện KK-TK tại cơ sở y tế.

Thực hiện KK-TK dụng cụ tái sử dụng trong khám chữa bệnh là một
trong những công việc của điều dưỡng và hộ sinh, việc thực hiện KK-TK
đúng sẽ giảm được các nhiễm khuẩn do quá trình sử dụng ô nhiễm gây nên,
giảm thời gian nằm viện, giảm chi phí điều trị, tăng niềm tin của NB vào
NVYT.
Thực hiện KK-TK dụng cụ bao gồm thực hiện xử lý DC tái sử dụng theo
quy trình, vận chuyển, bảo quản/lưu giữ DC vô khuẩn và các Dc sạch hay bẩn
đúng quy định đến khi sử dụng DC. Người điều dưỡng, hộ sinh cần có kiến
thức về KK-TK để thực hiện KK-TK dụng cụ dùng lại có hiệu quả tốt nhất.
Các cơ sở y tế phải tổ chức thực hiện KK-TK dụng cụ y tế, với nguyên
tắc [10]:
+ DC y tế khi sử dụng cho mỗi NB đều phải được xử lý thích hợp dựa
trên mức độ nguy cơ gây nhiễm khuẩn liên quan đến việc sử dụng dụng cụ đó.
+ DC sau khi được xử lý phải được bảo quản đảm bảo an toàn cho đến
khi sử dụng tiếp theo.
+ NVYT phải được đào tạo, tập huấn và trang bị đủ các phương tiện
phòng hộ cá nhân khi thực hiện xử lý các DC.
+ DC y tế trong cơ sở y tế phải được xử lý tập trung. Việc thực hiện xử
lý DC tập trung tại trung tâm tiệt khuẩn để đảm bảo DC tái sử dụng được an
toàn cho NB và NVYT và giúp giảm thời gian cho điều dưỡng, hộ sinh tại các
khoa lâm sàng để có nhiều thời gian hơn cho việc chăm sóc và theo dõi NB.

Trên thực tế cho thấy, tại Bệnh viện Nhi Đồng 2, việc tổ chức thực hiện xử lý


19

DC tập trung tại trung tâm tiệt khuẩn trong 6 tháng đầu năm 2009 đã tiết kiệm
được chi phí cho một lượng lớn hóa chất, bao bì lên tới 123530757 đồng [21]
Thực hành của điều dưỡng, hộ sinh về KK-TK dụng cụ tái sử dụng bao
gồm thực hiện quy trình xử lý DC và vận chuyển, bảo quản/lưu giữ theo quy
định về KK-TK đối với từng nhóm DC.
NVYT phải xác định rõ DC đó thuộc lại DC nào để lựa chọn quy trình
xử lý cho phù hợp.
Đóng gói DC và dán nhãn:
Các dụng cu có thể bắt buộc phải được đóng gói hay không cần thiết
phải đóng gói tùy thuộc vào loại dụng cụ và mục đích sử dụng dụng cụ đó.
DC mà sau khi KKMĐC hoặc dụng cụ chỉ cần làm sạch tại khoa mà sử dụng
ngay sau khi xử lý thì có thể không cần đóng gói nhưng phải đóng gói khi vận
chuyển, lưu giữ và bảo quản như DC nội soi tiêu hóa, nhiệt độ, huyết áp,…
Đối với các dụng cụ sử dụng trong phẫu thuật, thủ thuật và các loại DC trong
quá trình vận chuyển, bảo quản, lưu giữ phải được đóng gói theo quy định
đảm bảo an toàn cho đến khi sử dụng lại cho người bệnh.
Trên mỗi gói dụng cụ phải dán nhãn người thực hiện tiệt khuẩn, thời gian
và hạn dùng tiệt khuẩn.
Lưu giữ và bảo quản DC:
+ Mỗi khoa phòng phải có tủ lưu giữ, bảo quản DC vô khuẩn đảm bảo
không bị hỏng khi tiếp xúc với bên ngoài bề mặt gói DC và không để chung
với cá DC hay vật dụng khác. Các tủ, giá để DC phải đảm bảo để vệ sinh,
chống được côn trùng xâm nhập. Nơi lưu giữ DC tại trung tâm tiệt khuẩn phải
có thông khí tốt và được giám sát nhiệt độ từ 18 độ C- 22 độ C và độ ẩm
35%-60%.

+ Khi lưu giữ DC tiệt khuẩn trước được xếp vào phía ngoài, DC tiệt
khuẩn sau được xếp vào phía trong và thường xuyên kiểm tra hạn dùng để
đảm bảo DC luôn còn hạn sử dụng.


20

+ Hạn Sử dụng của các DC tiệt khuẩn phụ thuộc vào phương pháp tiệt
khuẩn, chất lượng giấy gói và tình trạng lưu giữ: DC đựng trong hộp chuyên
dụng (dạng họp tròn, có lỗ và khóa kéo) thì hạn sử dụng không quá 10 ngày.
DC đóng gói bằng giấy chuyên dụng hạn sử dụng không quá 3 tháng, Dc
đóng gói với bao plasti một mặt giấy kín làm bằng polyethylene sau khi thực
hiện tiệt khuẩn có thể để trong vòng 6 tháng.
+ Khi sử dụng DC cho NB nếu thấy DC đựng trong hộp/gói hết hạn sử
dụng hoặc bị mờ không rõ hoặc bao bì không còn nguyên vẹn hoặc hộp DC
đã mở để lấy ra sử dụng trong ngày nhưng chưa hết thì không được sử dụng
cho NB mà phải tiệt khuẩn lại.
Theo dõi, giám sát kiểm tra chất lượng DC tiệt khuẩn:
+ Sử dụng các chỉ thị sinh học, hóa học, cơ học để giám sát quy trình TK.
Tất cả các gói DC đều phải được dán bang chỉ thị nhiệt ở bên ngoài để
kiểm tra nhiệt độ nhằm xác định DC đã được đưa vào lò/máy tiệt khuẩn.
+ Đặt chỉ thị hóa học vào bên trong các gói DC, đặc biệt là các gói DC
dùng cho phẫu thuật, ghép…
+ Chỉ thị sinh học cần thực hiện ít nhất 1 lần/tuần vào các mẻ DC dùng
trong cấy ghép, DC phẫu thuật đòi hỏi vô khuẩn tuyệt đối…
+ Nếu các gói DC và mẻ hấp DC không đạt chất lượng về chỉ thị hóa
học, sinh học, cơ học thì càn tiệt khuẩn lại.
+ Thường xuyên kiểm tra các thông số (về thời gian, nhiệt độ, áp suất)
của lò/máy hấp tiệt khuẩn.
1.8 Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình KK-TK dụng cụ y tế.

Việc tiêu diệt các vi sinh vật có trên DC phụ thuộc vào số lượng tác nhân
gây bệnh có trên DC và thời gian để tiêu diệt chúng. Chẳng hạn như trong
điều kiện chuẩn, kiểm tra khả năng tiêu diệt khi hấp ướt tiệt khuẩn cho thấy
trong vòng 30 phút tiêu diệt được 10 bào tử dạng Bacillus subtilis, trong 3 giờ
có thể tiêu diệt được 100000 Bacillus atrophacus. Vì vậy việc làm sạch DC


21

ngay sau khi sử dụng và trước khi KK-TK là rất quan trọng, giúp giảm số
lượng các vi sinh vật có trên DC, giúp giảm thời gian thực hiện quá trình KkTK,đảm bảo tối ưu chất lượng KK-TK [7],[8].
Các chất hữu cơ và vô cơ bám dính trên DC (như máu, mủ, chất bôi
trơn…) cũng có thể ảnh hưởng đến khả năng diệt khuẩn của hóa chất khử
khuẩn và quá trình tiệt khuẩn. Chúng có thể làm giảm khả năng diệt khuẩn và
giảm nồng độ hóa chất hoặc bảo vệ vi sinh vật sống sót trong quá trình KKTK, làm vi sinh vật có thể tái hoạt động khi sử dụng DC đó. Vì vậy việc làm
sạch DC ngay sau khi sử dụng và trước khi thực hiện KK-TK dụng cụ là hết
sức cần thiết [17].
Loại tác nhân gây bệnh có trên DC cũng ảnh hưởng đến quá trình KKTK, đặc biệt là hiện nay có nhiều vi khuẩn kháng thuốc kháng sinh và các vi
khuẩn kháng với hóa chất KK-TK để tiêu diệt chúng. Vì vậy việc lựa chọn
hóa chất để thực hiện quá trình KK-TK là hết sức cần thiết tại mỗ cơ sở y tế.
Nồng độ của hóa chất khử khuẩn có ảnh hưởng đến khả năng tiêu diệt
ccs vi sinh vật có trên DC. Vì vậy khi NVYT thực hiện xử lý DC cần phải
thực hiện đúng nồng dộ của hóa chất theo khuyến cáo của cơ sở y tế và của
nhà sản xuất, không được làm giảm nồng độ hóa chất trong quá trình thực
hiện KK-TK.
Hiệu quả tiêu diệt vi sinh vật còn ảnh hưởng bởi thời gian tiếp xúc với
hóa chất KK-TK của vi sinh vật. Do đó NVYT khi thực hiện xử lý DC cần
tuân thủ thời gian tiếp xúc tối thiểu với hóa chất. Thời gian DC tiếp xúc với
hóa chất cũng khác nhau tùy thuộc vào loại hóa chất được nhà sản xuất
khuyến cáo.

Các yếu tố vật lý, hóa học của hóa chất như nhiệt độ, độ ẩm,pH, độ cứng
của nước được xác định là cũng ảnh hưởng đến quá trình KK-TK dụng cụ.
Các màng sinh học do vi khuẩn tạo ra: Một số vi sinh vật có thể được
bảo vệ khỏi tác dụng của hóa chất khử khuẩn, tiệt khuẩn do chúng có khả


22

năng tiết ra những chất sinh học tạo thành màng sinh học bao quanh chúng và
dính với bề mặt DC làm khó khăn trong việc làm sạch DC, đặc biệt là những
DC dạng ống có khe, kẽ khớp và long hẹp. Nhưng cũng có một số chất tẩy
rửa có hoạt tính enzyme có thể phá tan sự hình thành màng sinh học và ngăn
chặn sự hình thành những chất sinh học này.
1.9 Các yếu tố ảnh hưởng đến thực hiện KK-TK dụng cụ y tế của
NVYT
Việc thực hiện KK-TK dụng cụ y tế của cán bộ NVYT tại mỗi cơ sở y tế
chịu sự tác động của nhiều yếu tố, trong đó có yếu tố về nhân lực y tế, yếu tố
về cơ sở vật chất, phương tiện để thực hiện và công tác quản lý của các cấp để
cho việc thực hiện KK-TK có hiệu quả.
1.9.1 Yếu tố về nhân lực y tế:

Các yếu tố về giới, trình độ chuyên, thâm niên công tác của NVYT khi
thực hiện KK-TK dụng cụ y tế. Có sự liên quan giữa trình độ học vấn và kiến
thực về quy trình KK-Tk,tại Italy đã có nghiên cứu của Sessa A năm 2008 cho
thấy kiến thức của điều dưỡng về quy trình KK-TK cao hơn đáng kể ở những
người có trình độ học vấn cao hơn (p=0.0195,X 2 = 12.35, OR >=1), phân tích
hồi quy tuyến tính cho thấy thái độ về quy trình KK-TK tích cực hơn ở nữ
giới (p=0.01), ở những điều dưỡng có thâm niên công tác thấp hơn (p=0.03)
và ở những người được đào tạo về quy trình khử khuẩn (p=0.04)[22]. Nghiên
cứu của Hashemipour MA trên đối tượng là sinh viên nha khoa năm thứ 4,

năm thứ 5 và năm thứ 6 tại trường nha khoa Kerman, Iran bằng bộ câu hỏi
phát vấn kiến thức thái độ về quy trình KK-TK cho thấy không có sự khác
biệt giữa giới tính nam và nữ về kiến thức (p=0.28) và thái độ (p=0.35) về
quy trình KK-TK [23]. Tại Việt Nam, qua khảo sát kiến thức của điều dưỡng
hộ sinh về KK-TK tại Bệnh viện đa khoa Tịnh Biên năm 2015 cho thấy: kiến
thức chung của điều dưỡng, hộ sinh ở các nhóm tuổi không có sự khác biệt
(p= 0.94, CI 95% (0.266 – 0.3448)), tỷ lệ đạt kiến thức chung về KK-TK giữa


23

ĐD, HS có trình độ đại học với ĐD, HS có trình độ trung học là tương đương
nhau (p=1.0) [24]. Nghiên cứu về kiến thức, thức độ và thực hành trên điều
dưỡng tại bệnh viện Nguyễn Tri Phương cho thấy không có sự khác biệt về
kiến thức, thái độ và thực hành cho nhóm tuổi, giới tính, trình độ chuyên môn
và thâm niên công tác [25].
Kiến thức và thái độ của nhân viên y tế về sự tuân thủ quy trình KK-TK:
NVYT chưa thực sự có ý thức bảo vệ NB và cộng đồng, thậm chí không biết
rằng những vi phạm đó gây hậu quả cho chính bản thân họ khi tiếp xúc với
DC ô nhiễm cũng như hệ lụy về mặt pháp luật khi NKBV xảy ra. Bênh cạnh
đó các CSYT chưa chú ý đến thực hiện đào tạo, giáo dục tốt để nâng cao nhận
thức và chưa giám sát tốt về việc tuân thủ KK-TK. NVYT thiếu kiến thức về
các quy trình KK-TK, các quy định về vận chuyển, bảo quản, lưu giữ DC, các
quy định về sử dụng hóa chất KKTK, kiến thức về các yếu tố ảnh hưởng tới
quá trình KKTK để tuân thủ nhằm có hiệu quả của việc thực hiện KKTK.
Nắm được vai trò, tầm quan trọng của kiến thức, thái độ về KKTK đối với
việc tuân thủ KKTK, năm 2012 BYT ban hành quyết định số 3671/QĐ-BYT
yêu cầu NVYT thực hiện KKTK phải được đào tạo, huấn luyện nâng cao kiến
thức về KKTK nhằm thực hiện tốt các yêu cầu về KKTK [8]. Nghiên cứu của
Nguyễn Lan Phượng và cộng sự tại BV Nguyễn Tri Phương năm 2006 cho

thấy có mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa kiến thức KKTK đúng với
thực hành về KKTK đúng, nhóm ĐD có kiến thức đúng tuân thủ thực hành
đúng cao gấp 3.76 lần so với nhóm ĐD khác (p=0.016) [25].
1.9.2 Yếu tố về điều kiện cơ sở vật chất, phương tiện

Sự sẵn có của các phương tiện, hóa chất để thực hiện KKTK cũng có vai
trò quan trọng để cán bộ NVYT tuân thủ các quy trình, quy định về KKTK.
Tình trạng thiếu trang thiết bị, phương tiện, hóa chất và DC cần thiết để thực
hiện KKTK dụng cụ là một nguyên nhân đáng chú ý cho tình trang hiện nay
tại các CSYT, không đủ bồn rửa DC riêng, thiếu máy tiệt khuẩn nhiệt độ thấp


24

để thực hiện TK DC không chịu nhiệt, không đủ dung dịch KKMĐC để
NVYT thực hiện KKTK dụng cụ thường xuyên, không đủ phương tiện để lưu
giữ và bảo quản DC tiệt khuẩn, không đủ phương tiện vận chuyển để vận
chuyển DC riêng khiến NVYT phải sử dụng túi nilon sạch để chuyển DC
hoặc vận chuyển DC đã tiệt khuẩn trên phương tiện vận chuyển khác làm tái
nhiễm DC đã tiệt khuẩn.
Thiếu dụng cụ mà NB thì đông nên NVYT vội vàng, cắt xén quy trình
KKTK dụng cụ tái sử dụng cho NB do đó không đảm bảo KKTK dụng cụ tái
sử dụng.
Cơ sở vật chất để thực hiện KKTK còn hạn chế : thiếu buồng để đồ bẩn
và xử lý DC riêng trong môi trường chật chội và ô nhiễm, không có buồn để
xử lý DC tập trung của BV, khu vực TK tập trung không đủ để thiết kế đường
đi một chiều khiến việc thực hiện phân cách 3 khu vực bẩn, sạch và tiệt khuẩn
bị lộn xộn.
Vì vậy có đầy đủ cơ sở vật chất và việc cung cấp các phương tiện, dụng
cụ, hóa chất sẵn sàng là hết sức cần thiết để thực hiện KKTK có hiệu quả.

Theo quy định của BYT thì các CSYT phải thực hiện cung cấp đủ phương
tiện, hóa chất để thực hiện KKTK nhằm đảm bảo an toàn cho NB. Đồng thời
các CSYT phải thực hiện KKTK tập trung, tại trung tâm tiệt khuẩn tập trung
của BV phải được thiết kế 1 chiều và có phân cách rõ rang 3 khu vực: bẩn,
sạch và vô khuẩn. [12], [7].
Nghiên cứu của Đào Văn Long và cộng sự tại BV ĐH Y HN từ tháng 8
năm 2011 đến tháng 9 năm 2012 cho thấy phương pháp khử khuẩn ống nội
soi mềm bằng máy tạo Ozone IHI hiệu quả hơn so với phương pháp khử
khuẩn ống nội soi mềm bằng dung dịch KKMĐC Cidex OPA: hiệu quả diệt
trừ vi khuẩn bằng máy tạo Ozone IHI đạt 94,6%, bằng dung dịch CIdex OPA
chỉ đạt 85,1%; việc sử dụng máy tạo Ozone tốt hơn cho sức khỏe người trực


25

tiếp thực hiện khử khuẩn, kinh phí đầu tư ban đầu lớn nhưng chi phí vận hành
bằng máy Ozone rẻ hơn [19].
Việc thực hiện KKTK tập trung tại trung tâm tiệ khuẩn mang lại hiệu quả
cao. Nghiên cứu của Hoàng Thị Mỹ Hằng và cộng sự tại BV Nhi Đồng II cho
thấy việc thực hiện KKTK tập trung trong 6 tháng đầu năm 2009 tiết kiệm được
chi phí lên đến 123.530.757 đồng và đảm bảo DC được tiệt khuẩn an toàn và
giúp điều dưỡng có nhiều thời gian hơn cho việc chăm sóc NB [21].
1.9.3 Yếu tố quản lý

Công tác tổ chức thực hiện: để thực hiện tốt KKTK thì rất cần công tác
tổ chức thực hiện. Thông tư 18 năm 2009 của Bộ y tế quy định rất cụ thể công
tác tổ chức thực hiện KKTK để thực hiện đúng KKTK nhằm đảm bảo an toàn
cho NB. Bệnh viện phải tổ chức triển khai KKTK tập trung, cán bộ chuyên
trách thuộc khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn tham mưu cho ban giám đốc xây
dựng các quy trình và quy định về KKTK phù hợp với quy định của Bộ y tế,

khoa kiểm soát nhiễm khuẩn phối hợp với trưởng khoa và điều dưỡng các
khoa phòng liên quan thực hiện giám sát hoạt động KKTK. Trưởng các khoa
trong cơ sở khám bệnh phải tổ chức thực hiện KKTK theo quy trình, quy
định. Việc thực hiện KKTK được điều dưỡng trưởng các khoa phân công cụ
thể cho điều dưỡng viên, hộ sinh viên trong từng khoa phòng tham gia vào
quá trình thực hiện KKTK dụng cụ tái sử dụng. Trên thực tế, một số nghiên
cứu cho thấy công tác tổ chức thực hiện KKTK chưa hiệu quả làm ảnh hưởng
đến chất lượng KKTK dụng cụ: nghiên cứu tại bệnh viện Nhi đồng II năm
2009 cho thấy công tác tổ chức thực hiện tốt giúp việc thực hiện KKTK đúng
đảm bảo an toàn cho NB và NVYT, đem lại hiệu quả kinh tế, đồng thời giúp
điều dưỡng có nhiều thời gian hơn trong chăm sóc và theo dõi NB [21]. Công
tác kiểm tra, giám sát chưa thường xuyên và chưa hiệu quả. Thực hiện kiểm
tra, giám sát là một tron các công việc của người quản lý ở các cấp. Bộ phận
chuyên trách thuộc khoa kiểm soát nhiễm khuẩn phối hợp với trưởng khoa và


×