Tải bản đầy đủ (.doc) (92 trang)

ĐÁNH GIÁ sự TUÂN THỦ các QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT về bảo vệ môi TRƯỜNG tại CÔNG TY TNHH PANASONIC SYSTEM NETWORKS VIỆT NAM, KCN THĂNG LONG, HUYỆN ĐÔNG ANH, THÀNH PHỐ hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (11.57 MB, 92 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI
KHOA MÔI TRƯỜNG

NGUYỄN THỊ KHÁNH LY

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐÁNH GIÁ SỰ TUÂN THỦ CÁC QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ
BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TẠI CÔNG TY TNHH PANASONIC
SYSTEM NETWORKS VIỆT NAM, KCN THĂNG LONG,
HUYỆN ĐÔNG ANH, THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Hà Nội - Năm 2020


TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI
KHOA MÔI TRƯỜNG

NGUYỄN THỊ KHÁNH LY

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐÁNH GIÁ SỰ TUÂN THỦ CÁC QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ
BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TẠI CÔNG TY TNHH PANASONIC
SYSTEM NETWORKS VIỆT NAM, KCN THĂNG LONG,
HUYỆN ĐÔNG ANH, THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Ngành
: Quản lý Tài nguyên và Môi trường
Mã ngành : 785 01 01

NGƯỜI HƯỚNG DẪN: ThS. NGUYỄN HÀ LINH



Hà Nội - Năm 2020


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành khóa luận tốt nghiệp, lời đầu tiên tôi xin chân thành cảm ơn tới
các thầy cô giáo bộ môn trong Khoa Môi trường đã trang bị cho tôi những hành trang
kiến thức, kinh nghiệm quý báu nhất trong suốt quá trình học tập và rèn luyện tại
trường và tạo điều kiện tốt nhất để tôi hoàn thành khóa luận này.
Tiếp theo, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới cô giáo hướng dẫn ThS. Nguyễn
Hà Linh – Giảng viên Khoa Môi trường – Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường
Hà Nội, người đã tận tình giúp đỡ và hướng dẫn tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và
thực hiện khóa luận này.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến chị Cao Thị Thương là Trưởng bộ phận an toàn
môi trường tại Công ty TNHH Panasonic System Networks Việt Nam đã tạo điều kiện,
giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu và thu thập tài liệu liên quan tới việc thực hiện
đề tài này.
Mặc dù đã có rất nhiều cố gắng, nhưng do hạn chế về mặt thời gian và trình độ
chuyên môn của bản thân nên báo cáo khóa luận tốt nghiệp của tôi không tránh khỏi
những thiếu sót. Rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến, bổ sung và chỉ bảo của quý
thầy cô để khóa luận được hoàn thiện hơn.
Tôi xin trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, ngày .... tháng .... năm 2020
Sinh viên

Nguyễn Thị Khánh Ly

i



LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan khóa luận tốt nghiệp này là công trình nghiên cứu thực tế của
cá nhân tôi, được thực hiện trên cơ sở nghiên cứu lý thuyết, khảo sát tình hình thực tế
và dưới sự hướng dẫn của ThS. Nguyễn Hà Linh – Giảng viên Khoa Môi trường,
trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội.
Các số liệu được sử dụng trong khóa luận tốt nghiệp là trung thực, do phía
Công ty TNHH Panasonic System Network Việt Nam cung cấp.
Hà Nội, ngày .... tháng .... năm 2020
Sinh viên

Nguyễn Thị Khánh Ly

ii


MỤC LỤC
MỤC LỤC.....................................................................................................................iii
DANH MỤC BẢNG.......................................................................................................v
DANH MỤC HÌNH.......................................................................................................vi
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT.......................................................................................vii
PHẦN MỞ ĐẦU............................................................................................................. 1
1. Lý do chọn lựa đề tài...................................................................................................1
2. Mục tiêu nghiên cứu.....................................................................................................2
3. Nội dung nghiên cứu....................................................................................................2
CHƯƠNG I. TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU.........................................3
1.1. Tổng quan các công cụ pháp lý về bảo vệ môi trường..............................................3
1.1.1. Một số khái niệm liên quan đến công cụ pháp lý..................................................3
1.1.2. Vai trò của công cụ pháp lý trong bảo vệ môi trường............................................3
1.2. Tổng quan chung về Công ty TNHH Panasonic System Networks Việt Nam...........4
1.2.1. Thông tin chung....................................................................................................4

1.2.2. Vị trí địa lý............................................................................................................5
1.2.4. Công nghệ sản xuất...............................................................................................7
1.2.5. Danh mục máy móc, thiết bị và nguyên nhiên liệu trong sản xuất......................10
1.3. Tóm lược các cơ sở pháp lý liên quan đến các thủ tục về bảo vệ môi trường..........12
CHƯƠNG II. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.....15
2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu............................................................................15
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu...........................................................................................15
2.1.2. Phạm vi nghiên cứu.............................................................................................15
2.2. Phương pháp nghiên cứu........................................................................................15
2.2.1. Quy trình thực hiện đồ án....................................................................................15
2.2.2. Phương pháp thu thập tài liệu..............................................................................17
2.2.3. Phương pháp điều tra, khảo sát thực địa..............................................................17
2.2.4. Phương pháp điều tra xã hội học.........................................................................18
2.2.5. Phương pháp phân tích, tổng hợp tài liệu............................................................19
2.2.6. Phương pháp so sánh, đánh giá...........................................................................20
CHƯƠNG III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN...................................21
3.1. Thực trạng tuân thủ pháp luật về bảo vệ môi trường của doanh nghiệp..................21
iii


3.2. Đánh giá mức độ tuân thủ thủ tục Báo cáo đánh giá tác động môi trường...............22
3.2.1. Cơ sở pháp lý......................................................................................................22
3.2.2. Lập báo cáo đánh giá tác động môi trường..........................................................24
3.2.3. Đánh giá việc thực hiện các nội dung về bảo vệ môi trường trong Báo cáo ĐTM
đã được phê duyệt..........................................................................................................25
3.3. Đánh giá mức độ tuân thủ thủ tục Sổ chủ nguồn thải chất thải nguy hại.................51
3.3.1. Cơ sở pháp lý......................................................................................................51
3.3.2. Đánh giá việc tuân thủ thủ tục Sổ đăng ký nguồn thải CTNH.............................52
3.4. Đánh giá giá mức độ tuân thủ thủ tục Báo cáo giám sát môi trường định kỳ...........60
3.4.1. Cơ sở pháp lý......................................................................................................60

3.4.2. Đánh giá việc tuân thủ thủ tục Báo cáo giám sát môi trường định kỳ.................61
3.5. Đề xuất giải pháp phù hợp để duy trì và hoàn thiện việc tuân thủ các quy định pháp
luật về bảo vệ môi trường...............................................................................................68
3.5.1. Giải pháp duy trì và hoàn thiện thủ tục Báo cáo đánh giá tác động môi trường. .68
3.5.2. Biện pháp duy trì và hoàn thiện thủ tục Sổ chủ nguồn thải CTNH......................70
3.5.3. Đánh giá các giải pháp duy trì, hoàn thiện thủ tục Báo cáo giám sát môi trường
định kỳ .......................................................................................................................... 71
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ......................................................................................72
KẾT LUẬN.................................................................................................................... 72
KIẾN NGHỊ................................................................................................................... 73
TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................................74
PHỤ LỤC

iv


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1. 1. Các hạng mục công trình chính của công ty.................................................6
Bảng 1. 2. Danh mục các loại máy móc, thiết bị..........................................................10
Bảng 1. 3. Danh mục các loại nguyên, phụ liệu, hóa chất cho quá trình sản xuất........11
Bảng 2. 1. Cách thức thực hiện phương pháp điều tra xã hội học………….………….18
Bảng 3. 1. Thực trạng tuân thủ các thủ tục hành chính liên quan đến bảo vệ môi trường
tại Công ty TNHH Panasonic System Networks Việt Nam…………………………..21
Bảng 3. 2. Nguồn gây bụi và khí thải trong quá trình hoạt động của Công ty..............26
Bảng 3. 3. Việc thực hiện tưới ẩm hệ thống đường giao thông của Công ty................27
Bảng 3. 4. Thống kê các chất thải rắn sản xuất phát sinh năm 2019............................39
Bảng 3. 5. Độ ồn phát sinh từ máy móc thiết bị khi đang hoạt động............................42
Bảng 3. 6. Thiết bị, phương tiện phòng ngừa sự cố hóa chất tại kho hóa chất.............48
Bảng 3. 7. Đánh giá chung sự tuân thủ thủ tục Báo đánh giá tác động môi trường......49
Bảng 3. 8. Danh sách CTNH đã đăng ký (phát sinh thường xuyên và đột xuất)..........53

Bảng 3. 9. Thống kê lượng chất thải nguy hại năm 2019.............................................54
Bảng 3. 10. Đánh giá mức độ tuân thủ thủ tục Sổ đăng ký nguồn thải CTNH.............59
Bảng 3. 11. Các điểm lấy mẫu quan trắc môi trường không khí..................................62
Bảng 3. 12. Kết quả quan trắc môi trường không khí tại công ty.................................63
Bảng 3. 13. Đánh giá sự tuân thủ việc quan trắc chất lượng môi trường không khí.....64
Bảng 3. 14. Đánh giá chung về việc tuân thủ thủ tục Báo cáo giám sát.......................67

v


DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1. Sơ đồ vị trí của Công ty TNHH Panasonic System Networks Việt Nam........5
Hình 1. 2. Sơ đồ quy trình công nghệ sản xuất chung cho các sản phẩm.................................................8

Hình 2.1. Sơ đồ quá trình thực hiện khóa luận tốt nghiệp............................................16
Hình 2. 2. Bảng tổng hợp phiếu điều tra các đối tượng bằng Excel........................................................20

Hình 3. 1. Sơ đồ nguồn phát sinh bụi, khí thải của công ty..........................................25
Hình 3. 2. Thực tế việc thực hiện dắt xe ra vào công ty của công nhân.......................27
Hình 3. 3. Việc thực hiện che đậy bạt cho phương tiện vận chuyển.............................28
Hình 3. 4. Tỷ lệ công nhân nhận định về hoạt đông của hệ thống thông gió................29
Hình 3. 5. Hệ thống thoát khí thải trên mái xưởng của công ty....................................30
Hình 3. 6. Việc trang bị các thiết bị an toàn lao động cho người lao động...................31
Hình 3. 7. Vị trí đặt bể tự hoại ngầm của công ty........................................................33
Hình 3. 8. Hợp đồng thỏa thuận đấu nối thoát nước thải của Công ty TNHH Panasonic
System Networks Việt Nam và Công ty TNHH Panasonic Việt Nam..........................34
Hình 3. 9. Cống thoát nước mưa tại công ty................................................................35
Hình 3. 10. Khu vực lưu giữ chất thải sinh hoạt của công ty.......................................36
Hình 3. 11. Các thùng rác tại khu vực nhà ăn của công ty...........................................37
Hình 3. 12. Tỷ lệ tần suất thu gom chất thải rắn sinh hoạt...........................................38

Hình 3. 13. Sơ đồ quy trình thu gom rác......................................................................38
Hình 3. 14. Kho chứa chất thải rắn sản xuất của công ty.............................................40
Hình 3. 15. Tỷ lệ hướng dẫn phân loại các loại chất thải cho công nhân viên.............41
Hình 3. 16. Mức độ phát sinh tiếng ồn, độ rung...........................................................43
Hình 3. 17. Tần suất bảo dưỡng máy móc của công ty................................................43
Hình 3. 18. Khuôn viên cây xanh quanh Công ty TNHH Panasonic System Networks
Việt Nam...................................................................................................................... 44
Hình 3. 19. Hộp cứu hỏa và bình chữa cháy được bố trí ở công ty..............................45
Hình 3. 20. Biên bản nghiệm thu hệ thống phòng cháy chữa cháy..............................46
Hình 3. 21. Hướng dẫn sử dụng an toàn hóa chất của công ty.....................................47
Hình 3. 22. Kho lưu giữ hóa chất tại công ty...............................................................48
Hình 3. 23. Tỷ lệ đối tượng khảo sát nhận biết được các loại CTNH..........................56
Hình 3. 24. Tỷ lệ đối tượng khảo sát thực hiện phân loại CTNH.................................56
Hình 3. 25. Thùng và kho lưu giữ chất thải nguy hại của công ty................................57
Hình 3. 26. Thùng dán đúng mã CTNH.......................................................................58
Hình 3. 27. Thùng dán sai mã CTNH..........................................................................58
Hình 3. 28. Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường..66
vi


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

BVMT

Bảo vệ môi trường

BTNMT

Bộ Tài nguyên và Môi trường


CTNH

Chất thải nguy hại

CTRSH

Chất thải rắn sinh hoạt

CTRSX

Chất thải rắn sản xuất

ĐTM

Đánh giá tác động môi trường

HTXL

Hệ thống xử lý

IPA

Isopropyl Alcohol

NĐ-CP

Nghị định Chính phủ

KCN


Khu công nghiệp

QH

Quốc hội

QTMT

Quan trắc môi trường

TLIP

Thăng Long Industrial Park

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

VBHN

Văn bản hợp nhất

vii


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn lựa đề tài
Việt Nam đã và đang là một thị trường nhộn nhịp cho ngành công nghiệp và chế
tạo linh kiện điện tử với tiềm năng thu hút nguồn vốn đầu tư từ các nước trên thế giới.
Theo báo cáo tại một hội thảo về phát triển ngành công nghiệp điện tử, Việt Nam hiện

đang đứng thứ 12 trên thế giới và thứ 3 trong khu vực ASEAN về xuất khẩu điện tử
với giá trị vượt ngưỡng 70 tỷ (cuối năm 2017). Hiện lĩnh vực này thu hút về cho nền
kinh tế Việt Nam hơn 10 tỷ USD vốn FDI với các tên tuổi lớn như Samsung, Foxconn,
LG, Panasonic, Intel,... kéo theo sự xuất hiện các các doanh nghiệp cung ứng linh kiện,
phụ kiện cho các sản phẩm điện tử.
Tuy nhiên, tốc độ phát triển nhanh chóng của ngành công nghiệp điện tử cũng
kéo theo nhiều ảnh hưởng xấu đến môi trường. Quá trình đó gây ra nhiều hậu quả tiêu
cực đến môi trường như: ô nhiễm môi trường đất, nước, không khí; chất thải rắn, chất
thải rắn nguy hại; mất cân bằng hệ sinh thái và suy giảm đã dạng sinh học; biến đổi khí
hậu;... Chính vì vậy, để phát triển bền vững ngành công nghiệp điện tử Nhà nước cần
phải đẩy mạnh công các thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các quy định pháp luật về
bảo vệ môi trường của doanh nghiệp để đảm bảo việc sản xuất gắn liền với việc bảo vệ
môi trường.
Công ty TNHH Panasonic System Networks Việt có địa chỉ tại lô J1-J2 KCN
Thăng Long, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội, với các sản phẩm chủ yếu là sản
xuất, lắp ráp và gia công các sản phẩm điện và điện tử công nghệ cao gồm: máy và
thiết bị xử lý dữ liệu tự động và các chi tiết liên quan; thiết bị và sản phẩm điện tử kỹ
thuật số; thiết bị văn phòng, thiết bị và sản phẩm thông tin liên lạc; bán thành phẩm,
linh kiện, phụ tùng thay thế và các phần mềm liên quan đến các sản phẩm nói trên và
chi tiết liên quan. Việc sản xuất các sản phẩn điện và điện tử thúc đẩy sự phát triển
mạnh mẽ của các ngành công nghiệp hiện đại khác, đồng thời nâng cao chất lượng đời
sống của con người, tuy nhiên, quá trình sản xuất cũng đồng thời thải ra một lượng lớn
các chất ô nhiễm như nước thải, khí thải, chất thải rắn, chất thải nguy hại và cũng tiềm
ẩn nhiều nguy cơ về cháy nổ. Do đó, việc thực hiện đầy đủ các thủ tục về bảo vệ môi
trường tại công ty là rất cần thiết.
Để đánh giá được mức độ tuân thủ pháp luật về bảo vệ môi trường và từ đó đưa
ra các giải pháp phù hợp giúp công ty duy trì việc thực hiện và hoàn thiện các thủ tục
môi trường em đã thực hiện đề tài: “Đánh giá sự tuân thủ các quy định pháp luật về
bảo vệ môi trường tại Công ty TNHH Panasonic System Networks Việt Nam,
KCN Thăng Long, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội”.

1


2. Mục tiêu nghiên cứu
- Đánh giá được mức độ tuân thủ các thủ tục hành chính về bảo vệ môi trường
của Công ty TNHH Panasonic System Networks Việt Nam
- Đề xuất được các giải pháp để duy trì, cải tiến và hoàn thiện các thủ tục hành
chính về bảo vệ môi trường nhằm nâng cao hiệu quả quản lý môi trường của Công ty
TNHH Panasonic System Networks Việt Nam
3. Nội dung nghiên cứu
- Nghiên cứu các cơ sở pháp lý, hệ thống văn bản pháp lý về bảo vệ môi trường
mà Công ty TNHH Panasonic System Networks Việt Nam cần tuân thủ.
- Đánh giá hiện trạng công tác bảo vệ môi trường của công ty.
- Đánh giá sự tuân thủ các thủ tục hành chính về bảo vệ môi trường của Công ty
TNHH Panasonic System Networks Việt Nam đối với các thủ tục sau:
 Báo cáo đánh giá tác động môi trường
 Sổ đăng ký chủ nguồn thải chất thải nguy hại
 Báo cáo giám sát môi trường định kỳ
- Đề xuất các giải pháp để duy trì, cải tiến và hoàn thiện các thủ tục hành chính
về bảo vệ môi trường nhằm nâng cao hiệu quả quản lý môi trường của công ty.

2


CHƯƠNG I. TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Tổng quan các công cụ pháp lý về bảo vệ môi trường
1.1.1.Một số khái niệm liên quan đến công cụ pháp lý
Theo Luật bảo vệ môi trường số 55/2014/QH13 được Quốc Hội nước cộng hòa
xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 23/06/2014 và có hiệu lực ngày 01/01/2015
[12]:

- Môi trường là hệ thống các yếu tố vật chất tự nhiên và nhân tạo có tác động với
sự tồn tại và phát triển của con người và sinh vật.
- Hoạt động bảo vệ môi trường là hoạt động giữ gìn, phòng ngừa, hạn chế các tác
động xấu đến môi trường; ứng phó sự cố môi trường; khắc phục ô nhiễm, suy thoái,
cải thiện, phục hồi môi trường; khai thác, sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên nhằm
giữ vững môi trường trong lành.
- Pháp luật về bảo vệ môi trường là hệ thống các quy phạm pháp luật do cơ quan
Nhà nước có thẩm quyền ban hành điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong việc
khai thác, sử dụng, tiết kiệm, bảo vệ, giữ gìn, quản lý tài nguyên thiên nhiên nhằm bảo
vệ sức khỏe nhân dân, đảm bảo quyền con người được sống trong môi trường trong
lành gắn kết hài hòa với sự phát triền kinh tế cũng như đảm bảo tiến độ xã hội để phát
triển bền vững đất nước.
Quản lý môi trường là tổng hợp các biện pháp, luật pháp, chính sách kinh tế, kỹ
thuật, xã hội thích hợp nhằm bảo vệ chất lượng môi trường sống và phát triển bền
vững kinh tế xã hội quốc gia.
Công cụ quản lý môi trường là các biện pháp hoạt động thực hiện công tác quản
lý môi trường của nhà nước, các tổ chức khoa học và sản xuất. Mỗi một công cụ có
một chức năng và phạm vi tác động nhất định, liên kết và hỗ trợ lẫn nhau.
Sự tuân thủ là việc thực hiện đầy đủ các quy định, các yêu cầu trong giấy phép đã
được cấp hoặc các văn bản, hiệp ước mà tổ chức đó đã cam kết hoặc tham gia [12].
1.1.2.Vai trò của công cụ pháp lý trong bảo vệ môi trường
Pháp luật về bảo vệ môi trường là một công cụ hữu hiệu để quản lý và bảo vệ
môi trường. Đặc biệt, trong thời gian vừa qua pháp luật về bảo vệ môi trường ở nước
ta đang từng bước được xây dựng và hoàn thiện, góp phần điều chỉnh các quan hệ xã
hội liên quan đến lĩnh vực môi trường, cụ thể như sau [17]:
- Luật bảo vệ môi trường là một lĩnh vực trong hệ thống pháp luật Việt Nam.
- Pháp luật là cơ sở pháp lý cho việc quy định cơ cấu tổ chức của các cơ quan
quản lý nhà nước đối với lĩnh vực bảo vệ môi trường. Pháp luật bảo vệ môi trường đã
quy định sự thống nhất các cơ quan quản lý nhà nước, xây dựng hệ thống các cơ quan
quản lý đối với vấn đề bảo vệ môi trường trong phạm vi cả nước, từ trung ương tới địa

phương. Tại cơ sở pháp lý cho hoạt động bảo vệ môi trường.
3


- Pháp luật là cơ sở pháp lý cho hoạt động thanh tra, giám sát, xử lý vi phạm pháp
luật về bảo vệ môi trường.
- Pháp luật là cơ sở pháp lý cho xã hội công tác bảo vệ môi trường: Dựa vào các
văn bản bản pháp luật do nhà nước ban hành các cơ quan thực hiện theo đó để hoàn
thành nhiệm vụ của mình.
Công cụ quản lý môi trường có thể phân thành các loại cơ bản sau [16]:
- Nhóm công cụ pháp lý (pháp luật, chính sách): Bao gồm các văn bản luật quốc
tế, luật quốc gia, các văn bản dưới luật, các kế hoạch và chính sách môi trường quốc
gia, các ngành kinh tế, các địa phương
- Nhóm công cụ kinh tế: Gồm các loại thuế, phí đánh vào thu nhập bằng tiền của
hoạt động sản xuất kinh doanh. Các công cụ này chỉ áp dụng trong nên kinh tế thị
trường.
- Nhóm công cụ kỹ thuật quản lý: Thực hiện vai trò kiểm soát, giám sát nhà nước
về chất lượng các thành phần môi trường, về sự hình thành và phân bố chất ô nhiễm
môi trường. Công cụ quản lý có thể bao gồm các đánh giá môi trường, xử lý chất thải.
- Nhóm công cụ phụ trợ: Gồm quản lý trên phần mềm Excel, GIS, giáo dục,
truyển thông.
Trong các công cụ quản lý, công cụ pháp lý là công cụ có ảnh hưởng và tầm quan
trọng lớn đối với vấn đề bảo vệ môi trường. Công cụ pháp lý được thể hiện thông qua
Hiến pháp, luật, nghị định, thông tư và các quyết định. Pháp luật định hướng hành vi
con người không xâm hại tới môi trường, đảm bảo các hành vi của con người không
xâm hại tới môi trường, hạn chế những tác hại, ngăn chặn suy thoái và ô nhiễm môi
trường. Pháp luật quy định các chế tài hành chính, dân sự, hình sự để bắt buộc các tổ
chức, cá nhân phải thực hiện đầy đủ các quy định pháp luật trong việc khai thác và sử
dụng các yếu tố môi trường. Thông qua pháp luật mà các tiêu chuẩn môi trường sẽ
được các tổ chức, cá nhân tuân thủ nghiêm ngặt khi khai thác, sử dụng các yếu tối môi

trường. Đồng thời các tiêu chuẩn môi trường cũng là cơ sở pháp lý cho việc xác định
các hành vi vi phạm luật môi trường và truy cứu trách nhiệm với hành vi đó [16].
1.2.

Tổng quan chung về Công ty TNHH Panasonic System

Networks Việt Nam
1.2.1.Thông tin chung
- Tên công ty: Công ty TNHH Panasonic System Networks Việt Nam
- Trụ sở chính: Lô J1-J2 KCN Thăng Long, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội
- Loại hình sản xuất: Sản xuất, lắp ráp và gia công các sản phẩm điện và điện tử
công nghệ cao.
- Công suất của công ty: 9.276.500 sản phẩm/năm
1.2.2.Vị trí địa lý

4


Theo Báo cáo ĐTM: Công ty TNHH Panasonic System Networks Việt Nam là
công ty con thuộc chủ quyền quản lý của Công ty TNHH Panasonic Việt Nam cùng có
địa chỉ tại Lô J1-J2 KCN Thăng Long, Đông Anh, Hà Nội với diện tích sử dụng hiện
tại là 40.213,81m2. Vị trí tiếp giáp của Công ty TNHH Panasonic Việt Nam như sau:
- Phía Đông giáp: Tường ngoài của TLIP (Công ty TNHH Khu công nghiệp
Thăng Long)
- Phía Tây giáp: Nhà máy Panasonic Industrial Device
- Phía Nam giáp: Bãi gần đê sông Hồng
- Phía Bắc: Đối diện Công ty Asahi Việt Nam.
Nhà xưởng do Công ty TNHH Panasonic Việt Nam xây dựng bao gồm nhà
xưởng công nghiệp 2 tầng vị trí tại KCN Thăng Long, hệ thống đường nội bộ, nhà ăn,
kho rác và kho hóa chất. Nhà xưởng cho công ty TNHH Panasonic System Networks

Việt Nam & công ty Panasonic Industrial Device thuê lại. Hệ thống đường ống nước
thải sinh hoạt và nước mưa riêng biệt, đấu nối với hệ thống của KCN. Vị trí nhà xưởng
của công ty nằm trong khuôn viên khu công nghiệp, xa khu dân cư nên không gây ảnh
hưởng nhiều đến sức khỏe của người dân sống quanh khu vực.

Công
Công ty
ty TNHH
TNHH Panasonic
Panasonic
System
System Networks
Networks Việt
Việt Nam
Nam

Hình 1.1. Sơ đồ vị trí của Công ty TNHH Panasonic System Networks Việt Nam

5


1.2.3.Hạng mục các công trình của công ty
 Hạng mục các công trình chính của công ty
Trên tổng diện tích 40.231,81 m2 xưởng và công trình phụ trợ mà công ty đang
thuê lại từ Công ty TNHH Panasonic Việt Nam, công ty đã bố trí hạng mục các công
trình chính như được liệt kê tại bảng 1.1 sau:
Bảng 1. 1. Các hạng mục công trình chính của công ty
STT

Diện tích (m2)


Các khu vực sản xuất

1

Kho nguyên liệu 1

3.150,5

2

Xưởng sản xuất bản mạch

6.500

3

Xưởng sản xuất linh kiện nhựa

3.600

4

Xưởng lắp ráp

5.300

5

Kho xuất hàng


300

6

Kho nguyên liệu 2

7

Kiểm tra chất lượng

8

Văn phòng sản xuất tầng 1

9

Kiểm tra chất lượng

10

Văn phòng sản xuất tầng 2

1.100

11

Văn phòng hành chính tầng 2

1.750


12

Xưởng lắp ráp hoàn thiện

5.500

13

Kho hóa chất

64

14

Kho chứa chất thải

167

15

Diện tích xưởng trống

7.604

16

Khu vực locker

228,31


2.100
600
1.350
900

Tổng diện tích sử dụng

40.213,81

(Nguồn: Báo cáo đánh giá tác động môi trường 2019)
 Các hạng mục công trình phụ trợ của công ty
- Hệ thống giao thông: Do nhà máy nằm trong KCN đã được quy hoạch cho phát
triển của các nhà máy, nhà xưởng phục vụ sản xuất nên hệ thống đường giao thông ra
vào công ty được xây dựng theo đúng tiêu chuẩn. Hệ thống đường chính và đường phụ
riêng biệt được quy hoạch đạt tiêu chuẩn quốc tế, được xây dựng với trọng tải lớn,
rộng rãi thông thoáng đáp ứng được số lượng lớn xe cộ lưu thông trong khu công
nghiệp. Hệ thống đường chính rộng 37 – 42m với 6 làn đường cùng với hành lanh
dành cho người đi bộ. Hệ thống đường phụ rộng 26 – 27m chia làm 2 làn đường.
6


- Hệ thống cấp điện: Nguồn điện cấp cho các hoạt động sản xuất và sinh hoạt của
Công ty được cung cấp từ hệ thống điện chung của toàn Khu công nghiệp.
- Hệ thống cấp nước: Nước cấp cho hoạt động sản xuất công ty được lấy từ
nguồn sạch của KCN, hiện đại và đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng nước sinh hoạt
QCVN 02:2009/BYT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước sinh hoạt.
- Hệ thống thoát nước mưa: Hệ thống thoát nước mưa đã được xây dựng hoàn
chỉnh bởi Công ty TNHH Panasonic Việt Nam (Công ty PV). Nước mưa được thu gom
vào hệ thống mưa, lọc qua các chắn, đổ vào hệ thống mương nội bộ, sau đó thoát ra hệ

thống thoát nước chung của khu công nghiệp.
- Hệ thống thoát nước thải sinh hoạt: Nước thải sinh hoạt được xử lý qua các bể
tự hoại 3 ngăn của công ty, rồi được đấu nối vào hệ thống xử lý nước thải của công ty
TNHH Panasonic Việt Nam có công suất 450 m 3/ngày.đêm theo thỏa thuận đấu nối
giữa 2 công ty được ký ngày 1/4/2015.
1.2.4.Công nghệ sản xuất
Quy trình sản xuất chung của các sản phẩm của Công ty TNHH Panasonic
System Networks Việt Nam được thể hiện qua Hình 1.2. Đây là quy trình sản xuất
chung nhất cho các loại sản phẩm, tuy nhiên, với mỗi quy trình sản xuất cụ thể như: sản
xuất bản mạch, đúc linh kiện nhựa PMG, hàn lò vi sóng, lắp ráp đều có quy trình sản
suất riêng cụ thể hơn về các giai đoạn sản xuất và sản phẩm thải bỏ của từng giai đoạn.

7


Nhập NVL
(bản mạch, linh kiện)

Rác thải: Nilon, carton, gỗ

Kiểm tra chất lượng
đầu vào

Rác thải: linh kiện hỏng,
bản mạch hỏng, hóa chất
thải

Nhập NVL
(hạt nhựa)
Rác thải: hạt nhựa hỏng


Nhập NVL
(thép tấm)
Rác thải: nilon, gỗ

Kiểm tra chất
lượng đầu vào

Kiểm tra chất lượng
đầu vào

Rác thải: hạt nhựa hỏng

Rác thải: thép tấm
ng
Uốn tạo
hình

SMT (Cắm linh kiện
vào bản mạch)

PMG (đúc linh kiện nhựa)

Dây chuyền hàn
xung điện

o bản mạch)
Lắp ráp sản phẩm
hoàn thiện
Sản phẩm lò

vi sóng

Kiểm tra chất lượng
m

NVL: Nguyên vật liệu

Xuất hàng

Hình 1. 2. Sơ đồ quy trình công nghệ sản xuất chung cho các sản phẩm
 Thuyết minh quy trình sản xuất
Quy trình sản xuất chung của tất cả các loại sản phẩm được mô tả như sau:
- Bước 1: Nhập nguyên vật liệu
8


Nguyên vật liệu bao gồm bản mạch điện tử, linh kiện điện tử, hạt nhựa, linh kiện
nhựa khi nhập về nhà máy sẽ được kiểm tra Rohs (Restriction of Certain Hazardous
Substances – hạn chế vật chất nguy hiểm). Đối với bản mạch, linh kiện sẽ sử dụng
hóa chất aceton, ethanol để kiểm tra, mỗi hóa chất được sử dụng để kiểm tra mẫu vật
khác nhau, do đó công đoạn này sẽ phát sinh hơi aceton, ethanol, hóa chất thừa thải ra,
bao bì đựng hóa chất thải, ngoài ra có các linh kiện, bản mạch hỏng bị loại trong quá
trình kiểm tra.
- Bước 2: Quy trình SMT, PMG và hàn xung điện
+ Quy trình SMT (Surface Mount Technology) - là việc cắm linh kiện vào bản
mạch bằng phương pháp xuyên lỗ, cho phép làm tăng mật độ của linh kiện: Linh kiện
và bản mạch sau khi được kiểm tra chất lượng đầu vào sẽ được đưa vào sấy để đảm
bảo độ ẩm tối ưu cho sản phẩm điện tử. Tiếp theo, quét kem hàn (thiếc hàn) lên bản
mạch rồi đặt linh kiện lên bản mạch, chạy qua lò nung để gắn linh kiện có kích thước
nhỏ. Sau khi linh kiện được cắm lên bản mạch thì tiếp tục được đưa đi hàn nhúng ở

nhiệt độ 250 – 3000C, quá trình hàn nhúng nhằm gắn các linh kiện kích thước lớn hơn.
Sau đó sử dụng IPA để ngâm, rửa pallet chứa bản mạch. Toàn bộ công đoạn này có thể
phát sinh hơi nóng do lò nung, hơi và xỉ thiếc hàn, hơi dung môi Isopropyl Alcohol
(IPA)và bao bì đựng hóa chất thải. Ngoài ra, trong quá trình bảo dưỡng hệ thống cũng
phát sinh dầu máy, nước thải chứa thành phần nguy hại và can đựng hóa chất.
+ Quy trình PMG (đúc linh kiện nhựa): Hạt nhựa nhập về kho sẽ được kiểm tra
chất lượng sau đó đưa vào sấy ở nhiệt độ 80 – 120 0C rồi đưa vào máy đúc tại nhiệt độ
180 – 3200C làm nóng chảy hạt nhựa theo khuôn mẫu để cho ra hình dạng sản phẩm
mong muốn. Sản phẩm được chạy qua băng tải để làm nguội nhờ cánh tay robot. Bước
tiếp theo, sản phẩm được đưa đi in, kiểm tra chất lượng in rồi chuyển sang bộ phận lắp
ráp. Toàn bộ quy trình này phát sinh chất thải bao gồm: hơi nhựa, hơi mực in, mực in
thừa thải, dung môi thừa thải và vỏ can hóa chất. nhựa cục, nhựa hỏng, nước thải chứa
dầu từ quá trình làm mát máy đúc.
+ Hàn xung điện: Riêng đối với sản phẩm lò vi sóng có kích thước lớn, sau khi
thép tấm được uốn tạo hình cần sử dụng hàn xung điện để kết nối các vật liệu thép lại
với nhau. Giai đoạn này phát sinh các tấm thép hỏng.
- Bước 3: Lắp ráp hoàn thiện: Các bán thành phẩm (bản mạch, linh kiện nhựa,
linh kiện điện tử...) sau khi được kiểm tra chất lượng sẽ được lắp ráp lại thành sản
phẩm hoàn thiện, sau đó được kiểm tra tổng thể rồi đóng gói, kiểm tra chức năng và
xuất kho.
Nhận xét: Quy trình sản xuất chung của Công ty TNHH Panasonic System
Networks Việt Nam không sử dụng nước nên không tạo ra nước thải sản xuất, chất thải
chủ yếu trong quy trình là các loại khí như: hơi aceton, ethanol, hơi nhựa, hơi mực in
9


hơi và xỉ thiếc hàn, hơi dung môi IPA; các loại chất thải nguy hại như: hóa chất thừa
thải ra, bao bì đựng hóa chất thải, linh kiện, bản mạch hỏng, mực in thừa thải, dung
môi thừa thải và vỏ can hóa chất; các loại chất thải rắn sản xuất: nhựa cục, nhựa hỏng,
tấm thép hỏng, nilon, carton, gỗ;…

1.2.5.Danh mục máy móc, thiết bị và nguyên nhiên liệu trong sản xuất
Danh sách các máy móc, thiết bị, nguyên liệu, phụ liệu và hóa chất dùng cho quá
trình sản xuất của Công ty TNHH Panasonic System Networks Việt Nam được thể
hiện ở bảng 1.2 và bảng 1.3 sau đây:
Bảng 1. 2. Danh mục các loại máy móc, thiết bị
STT
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24

25

Loại máy móc
Máy cắm linh kiện vào bản mạch
Máy reflow
Máy đúc nhựa
Máy in lưới
Máy in tampo
Máy dán thùng carton
Máy kiểm tra chức năng bo mạch
Máy kiểm tra chức năng âm thanh cho ống nghe
Máy cắt bản mạch bằng tay
Máy đo tia cực tím
Máy kiểm tra chức năng âm thanh
Máy hàn siêu âm
Máy cấp nguồn xoay chiều
Máy phân tích âm thanh điện thoại
Máy kiểm tra an toàn dòng điện
Máy hàn nhựa bằng sóng siêu âm
Máy đổ mực
Máy kiểm tra đầu cảm biến
Máy đóng gói thùng carton (máy shrink)
Máy kiểm tra chức năng bo mạch
Máy kiểm tra chức năng âm thanh cho ống nghe
Máy hàn
Máy dập
Máy kiểm tra chức năng
Máy đo độ sáng

Số

lượng
61
37
35
2
7
5
3
20
20
1
25
5
145
35
61
3
2
5
3
1
5
17
1
6
12

Xuất xứ
Nhật Bản
Nhật Bản

Nhật Bản
Malaysia
Malaysia
Việt Nam
Nhật Bản
Malaysia
Nhật Bản
Nhật Bản
Malaysia
Nhật Bản
Nhật Bản
Nhật Bản
Hong Kong
Malaysia
Malaysia
Nhật Bản
Việt Nam
Nhật Bản
Malaysia
Nhật Bản
Nhật Bản
Nhật Bản
Nhật Bản

(Nguồn: Báo cáo đánh giá tác động môi trường 2019)

10


Bảng 1. 3. Danh mục các loại nguyên, phụ liệu, hóa chất cho quá trình

sản xuất
STT
I
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
II
1
2
3
4
5
6
7
8

Nguyên, phụ liệu, hóa
chất
Nguyên liệu
Linh kiện nhựa
Hạt nhựa

Linh kiện thép
Linh kiện cao su
Linh kiện đồng
Linh kiện nylon
Carton, giấy
Bản mạch điện tử
Linh kiện điện tử
Linh kiện nhôm
Linh kiện kính quang
Linh kiện xốp
Hóa chất
Solder (thiếc, đồng, bạc)
IPA (isopropyl alcohol)
Flux (nhựa thông, isopropyl)
Dung môi vệ sinh jig, lưới in,
khuôn Lonox (H2 SiO3, Glyxin)
Mực in (isophoron, ethylene
glycol)
Retarder (dung môi pha mực)
Ethanol
Aceton

Đơn
vị
Chiếc
Kg
Chiếc
Chiếc
Chiếc
Chiếc

Chiếc
Chiếc
Chiếc
Chiếc
Chiếc
Chiếc
Kg
Kg
Kg

Khối
lượng/năm

Nguồn gốc

306.965.767
745.444
234.755.795
60.614.897
Nội địa, nhập khẩu
3.902.867
từ Trung Quốc,
33.914.988
81.547.992
Malaysia, Nhật
33.659.421
Bản
4.925.553.524
76,492,726
7,915,000

1,370,000
68.245
28.532
Malaysia, Nhật Bản
24.871
Việt Nam
7.696
Nhật

Kg

4889

Hong Kong

Kg

584

Malaysia

Kg
Kg
g

137
6,5
0,195

Malaysia

Nội địa, Malaysia,
Nhật Bản
Công ty Điện lực
Đông Anh
Công ty TNHH
KCN Thăng Long

III

Điện

MWh

18.717,51

IV

Nước

m3

65.400

(Nguồn: Báo cáo đánh giá tác động môi trường 2019)

11


1.3. Tóm lược các cơ sở pháp lý liên quan đến các thủ tục về bảo vệ môi trường
 Luật

- Luật Bảo vệ môi trường số 55/2014/QH13 được Quốc Hội ban hành ngày 23
tháng 06 năm 2014. Có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2015.
 Nghị định
- Nghị định 18/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 02 năm 2015 của Chính phủ quy định
về quy hoạch bảo vệ môi trường, đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi
trường và kế hoạch bảo vệ môi trường. Có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 04 năm
2015.
- Nghị định 38/2015/NĐ-CP ngày 24 tháng 04 năm 2015 của Chính phủ về quản
lý chất thải và phế liệu. Có hiệu lực từ ngày 15 tháng 06 năm 2015.
- Nghị định 40/2019/NĐ-CP ban hành ngày 13 tháng 5 năm 2019 của Chính phủ
sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành
Luật bảo vệ môi trường. Có hiệu lực từ ngày 01 tháng 07 năm 2019.
- Nghị định 11/VBHN-BTNMT ban hành ngày 15 tháng 10 năm 2019 của Bộ Tài
nguyên và Môi trường quy định về quy hoạch bảo vệ môi trường, đánh giá môi trường
chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường.
- Nghị định 155/2016/NĐ-CP ban hành ngày 18 tháng 11 năm 2016 của Chính
phủ Quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.
 Thông tư
- Thông tư 25/2019/TT-BTNMT ban hành ngày 31 tháng 12 năm 2019 quy định
chi tiết thi hành một số điều của Nghị định 40/2019/NĐ-CP ngày 13 tháng 05 năm 2019
của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định quy định chi tiết, hướng
dẫn thi hành Luật bảo vệ môi trường và quy định quản lý hoạt động dịch vụ quan trắc
môi trường. Có hiệu lực từ ngày 15 tháng 02 năm 2020.
- Thông tư 36/2015/TT-BTNMT ban hành ngày 30 tháng 06 năm 2015 về quản lý
chất thải nguy hại. Có hiệu lực từ ngày 01tháng 09 năm 2019. Quy định chi tiết tại
điều 5,7 Chương II, điều 12 Chương III, điều 23 Chương IV.
- Thông tư 35/2015/TT-BTNMT ban hành ngày 30 tháng 06 năm 2015 về bảo vệ
môi trường khu kinh tế, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao.
- Thông tư 43/2015/TT-BTNMT ban hành ngày 29 tháng 09 năm 2015 về báo
cáo hiện trạng môi trường, bộ chỉ thị môi trường và quản lý số liệu quan trắc.

- Thông tư 31/2016/TT-BTNMT ban hành ngày 14 tháng 10 năm 2016 về bảo vệ
môi trường cụm công nghiệp, khu kinh doanh, dịch vụ tập trung, làng nghề và cơ sở
sản xuất, kinh doanh, dịch vụ.
 Tiêu chuẩn, quy chuẩn
- QCVN 14:2014/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh hoạt.
- QCVN 40:2011/BTNMT (cột B) – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải
công nghiệp.
- QCVN 01:2008/BXD – Quy chuẩn xây dựng Việt Nam – Quy hoạch xây dựng
12


- QCVN 05:2013/BTNMT (cột B) – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng
không khí xung quanh
- QCVN 06:2009/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về một số chất độc hại
trong không khí xung quanh.
- QCVN 26:2010/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn.
- QCVN 24:2016/BYT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn – mức tiếp xúc
cho phép tiếng ồn nơi làm việc.
- QĐ 3733/2002/QĐ-BYT - Quyết định về việc ban hành 21 tiêu chuẩn vệ sinh
lao động, 5 nguyên tắc và 7 thông số vệ sinh lao động.
- Tiêu chuẩn TLIP I: Tiêu chuẩn nước thải của KCN Thăng Long
1.4. Hiện trạng công tác bảo vệ môi trường tại KCN Thăng Long
KCN Thăng Long do Công ty TNHH KCN Thăng Long làm chủ đầu tư, được
thành lập năm 1997; đây là liên doanh giữa Tập đoàn Sumitomo (Nhật Bản) và Công
ty Cơ khí Đông Anh (Việt Nam). Được xây dựng theo tiêu chuẩn của một KCN xanh,
phát triển bền vững nên công tác bảo vệ môi trường trong KCN được hai bên liên
doanh rất quan tâm. KCN Thăng Long đã đầu tưu xây dựng hệ thống xử lý nước thải
tập trung, hệ thống cây xanh và hệ thống giao thông thông thoáng. KCN Thăng Long
đã có các quy định về chỉ tiêu nước thải, nước sinh hoạt, tiếng ồn,... trước khi đấu nối
vào hệ thống chung của KCN [8].

KCN Thăng Long có diện tích khoảng 300 ha và được lấp đầy bởi các doanh
nghiệp sản xuất với các ngành điện tử, máy tính, ô tô, xe máy, thực phẩm…KCN
Thăng Long đã được phê duyệt ĐTM tại Quyết định số 582/QĐ-MTg của Bộ Khoa
học, Công nghệ và Môi trường ngày 20/5/1997 về việc phê chuẩn báo cáo đánh giá tác
động môi trường của dự án Khu công nghiệp Thăng Long – Hà Nội; Quyết định số
119/QĐ-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường ngày 31/12/2002 về việc phê
chuẩn báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án xây dựng cơ sở hạ tầng khu
công nghiệp Thăng Long (giai đoạn 2); Quyết định số 6843/QĐ-UB của Ủy ban nhân
dân thành phố Hà Nội ngày 12/10/2005 của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội về
việc phê chuẩn báo cáo đánh giá tác động môi trường của Dự án mở rộng Khu công
nghiệp Thăng long - Giai đoạn III (80,8ha). Ngày 29/11/2013, Khu công nghiệp Thăng
Long đã nhận được giấy xác nhận số 574/STNMT – CCMT của sở Tài nguyên và Môi
trường Hà Nội về việc hoàn thành các công trình biện pháp bảo vệ môi trường phục vụ
giai đoạn vận hành của Dự án "Mở rộng khu công nghiệp Thăng Long - giai đoạn III
với diện tích mở rộng 80,8 ha.
Hiện nay, KCN Thăng Long đã được Tổng cục thủy lợi cấp Giấy phép xả nước thải
vào hệ thống công trình thủy lợi số 2335/GP-TCTL-QLCT ngày 30 tháng 5 năm 2016.
Nước thải của các công ty trong khu công nghiệp được thu gom từ các hố ga đấu nối nước
thải chảy về 05 trạm trung chuyển, sau đó bơm về hệ thống xử lý nước thải. Khu công
13


nghiệp có hệ thống xử lý nước thải công suất 3.000 m3, nước thải sau xử lý của khu công
nghiệp đạt cột A của QCTĐHN 02:2014/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật về nước thải
công nghiệp trên địa bàn Thủ đô Hà Nội. Toàn bộ hệ thống kêt cấu hạ tầng kỹ thuật của
KCN bao gồm hệ thống giao thông, cấp nước, thoát nước, xử lý nước thải, cấp điện, chiếu
sáng, thông tin liên lạc... đều được thiết kế đồng bộ để đảm bảo thuận tiện trong xây dựng,
sửa chữa, vận hành và tuân theo Quy chuẩn xây dựng Việt Nam, đáp ứng yêu cầu bảo vệ
môi trường.
Tuy nhiên, thực tế công tác bảo vệ môi trường ở KCN Thăng Long hiện nay vẫn

còn nhiều hạn chế:
- Các cơ quan quản lý nhà nước về môi trường hiện nay vẫn đang thiên về kiểm
tra các thủ tục hành chính, chưa chú trọng kiểm tra thực tế việc thực hiện.
- Thủ tục lập hồ sơ đánh giá tác động môi trường hiện đang áp dụng vẫn mang
tính hình thức, chủ yếu dựa vào hồ sơ doanh nghiệp và cơ quan tư vấn tự thực hiện.
- Một số công ty, nhà máy chưa tuân theo các tiêu chuẩn chất lượng môi trường
nước thải đầu ra của KCN.

14


CHƯƠNG II. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu
Các thủ tục hành chính có liên quan đến bảo vệ môi trường và đánh giá sự tuân
thủ các thủ tục hành chính về bảo vệ môi trường của Công ty TNHH Panasonic
System Networks Việt Nam, cụ thể như sau:
 Báo cáo đánh giá tác động môi trường của công ty
 Sổ chủ nguồn chất thải nguy hại
 Báo cáo giám sát môi trường định kỳ
2.1.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi không gian: Lô J1-J2, KCN Thăng Long, xã Võng La, huyện Đông
Anh, thành phố Hà Nội.
- Phạm vi thời gian: Đề tài được thực hiện từ ngày 03 tháng 03 năm 2020 đến
ngày 15 tháng 6 năm 2020.
2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Quy trình thực hiện khóa luận
Quy trình thực hiện khóa luận đề tài: “Đánh giá sự tuân thủ các quy định pháp
luật về bảo vệ môi trường tại Công ty TNHH Panasonic System Networks Việt Nam,
KCN Thăng Long, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội” bao gồm 04 bước: thu thập

dữ liệu, điều tra khảo sát thực tế, tổng hợp thông tin và viết báo cáo. Quy trình cụ thể
được thể hiện qua hình 2.1 sau:

15


×