Tải bản đầy đủ (.docx) (6 trang)

Phân tích hình ảnh bà Tú trong bài thơ THƯƠNG VỢ VÀ Phân tích bức tranh thu trong bài thơ CÂU CÁ MÙA THU

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (63.59 KB, 6 trang )

ĐỀ BÀI: PHÂN TÍCH HÌNH ẢNH BÀ TÚ trong bài thơ “Thương vợ”.
1/Mở bài
Tú Xương là nhà thơ nổi tiếng của nền văn học trung đại Việt Nam.
Cuộc đời của ông tuy ngắn ngủi nhưng sự nghiệp thơ ca trở nên bất tử với
sáng tác phong phú ở hai mảng: Trào phúng và Trữ tình. Một trong những bài
thơ tiêu biểu của ông ở mảng thơ trữ tình là “Thương vợ”. Bài thơ thể hiện
tình cảm thương yêu, trân trọng của Tú Xương dành cho vợ và là bài thơ cảm
động nhất viết về vợ của ông. Bài thơ đã khắc họa hình ảnh bà Tú với những
phẩm chất cao đẹp, đáng quý.
2/Thân bài:
a/Giới thiệu chung về bài thơ (đề tài…)
Có thể thấy, đề tài người vợ vốn rất hiếm gặp trong văn học trung đại
nhưng trong thơ Tú Xương lại có hẳn một mảng thơ viết về vợ. Bà Tú phải là
người phụ nữ thật tuyệt vời thì nhà thơ mới cảm kích đến thế! Trong xã hội
phong kiến, mọi gánh nặng mưu sinh đều dồn lên vai người phụ nữ bé nhỏ.
Cảm kích trước nỗi vất vả khổ cực của vợ, Tú Xương đã dùng thơ làm
phương tiện bộc bạch nỗi lòng. Bài thơ “Thương vợ” là một lời tri ân vô cùng
chân thành của tác giả gửi đến người vợ tần tảo của mình.
b/Phân tích hình ảnh bà Tú lam lũ, vất vả, cơ cực
b1/ Công việc
Qua cảm nhận của Tú xương, bà Tú hiện lên là người phụ nữ lam lũ vất
vả, gian truân. Câu thơ mở đầu gợi lên công việc buôn bán của bà Tú:
“Quanh năm buôn bán ở mom sông”
Trong xã hội xưa, người phụ nữ thường gắn với không gian gia đình
nhưng công việc của bà Tú lại gắn với không gian bên ngoài xã hội, đó là
chốn chợ đời bon chen, xô bồ. Hoàn cảnh vất vả, lam lũ được gợi lên qua
cách nói thời gian, địa điểm làm việc của bà Tú. Thời gian làm việc của bà
diễn ra “quanh năm” suốt tháng, bà phải làm việc liên tục, không trừ ngày nào
dù mưa hay nắng. Quanh năm ở đây còn là năm này tiếp năm khác đến chóng
mặt, rã rời chứ không phải là chỉ một năm. Địa điểm làm việc của bà Tú còn
là nơi nguy hiểm, từ “mom sông” gợi lên sự bất trắc, thiếu an toàn. Khung


cảnh làm việc của bà Tú được thể hiện qua hai câu thơ:

1


“Lặn lội thân cò khi quãng vắng ,
Eo sèo mặt nước buổi đò đông.”
Thấm thía nỗi vất vả gian lao của vợ, Tú Xương đã mượn hình ảnh con cò trong ca
dao để nói về bà Tú. Hình ảnh ẩn dụ “thân cò” được tạo nên bởi hai hình ảnh quen
thuộc:“ thân em” gợi nỗi đau thân phận và “con cò” là biểu tượng cho hình ảnh ảnh
người lao động vất vả, lam lũ. Qua đó gợi lên hình ảnh bà Tú đơn côi, vất vả, khổ
sở, nhọc nhằn, gian truân trên con đường mưu sinh. Việc sử dụng từ láy tượng hình”
lặn lội” và từ láy tượng thanh “eo sèo” đã gợi liên tưởng tới hình ảnh bà Tú dò dẫm
kiếm sống và những tiếng kì kèo mặc cả đầy khó chịu trong buổi đầu đông. Nghệ
thuật đảo ngữ đã nhấn mạnh nỗi cơ cực vất vả của bà Tú khi phải bon chen giữa
chốn chợ đời. Trong bài thơ, bà Tú hiện lên là người phụ nữ lao động vất

vả, lam lũ, tất bật ngược xuôi, bươn chải (dù không giống như người
nông dân chân lấm tay bùn, bán mặt cho đất – bán lưng cho trời). Phải là
người phụ nữ đảm đang, tần tảo, chịu thương chịu khó mới có thể gánh
vác được công việc như thế với gia đình.
b2/ Trọng trách, gánh nặng của bà
Nỗi cơ cực của bà Tú còn được thể hiện qua trọng trách với gia đình:
“Nuôi đủ năm con với một chồng”
Thông thường, người phụ nữ trong gia đình thường đảm nhiệm vai trò “tề gia,
nội trợ” nhưng trong bài thơ này bà Tú phải gánh vác trọng trách nặng nề
được thể hiện qua từ “nuôi đủ”. Bà phải vất vả kiếm sống, chăm lo đầy đủ
nhu cầu vật chất cho các thành viên đồng thời còn động viên an ủi chồng, giáo
dục con cái nên người. Cách đặt vị trí từ ngữ đặc biệt:”con” trước “ chồng “
sau cho thấy tác giả tự coi mình chỉ là đứa con mọn, là gánh nặng mà bà Tú

phải gánh vác thêm. Ông tự nhận thức được vị trí của bản thân, đặt mình ở vị
trí ngang hàng, thậm chí là sau vị trí của con. Việc sử dụng số từ “năm con”,”
một chồng” đã nhấn mạnh số lượng thành viên trong gia đình rất đông đồng
nghĩa với việc bà Tú phải cố gắng bươn chải, mưu sinh để kiếm sống. Qua đó
ta thấy được bà Tú vừa đóng vai trò là vợ, là mẹ vừa đóng vai trò là trụ cột
trong gia đình.

2


c. Vẻ đẹp phẩm chất của bà Tú.
Qua lời của nhà thơ, bà Tú còn hiện lên với những phẩm chất cao đẹp:
đảm đang, tháo vát, chịu thương chịu khó, chu đáo và yêu thương chồng con
hết mực. Không chỉ vậy, bà còn là người phụ nữ giàu đức hi sinh:
“Một duyên hai nợ âu đành phận,
Năm nắng mười mưa dám quản công.”
Tác giả sử dụng hình ảnh ẩn dụ “nắng”, “mưa” kết hợp với các số từ “năm”,
“mười” đã khắc sâu những khó khăn, gian truân mà bà Tú phải đối mặt. Nỗi
gian truân ấy không thể định lượng được cụ thể là bao nhiêu. Thành ngữ “một
duyên hai nợ” gợi sự thiệt thòi của bà Tú khi lấy chồng. Tác giả tự coi mình là
gánh nợ mà bà Tú phải nhận: duyên thì ít mà nợ thì nhiều gấp đôi. Hàng loạt
những cụm từ “âu đành phận”,” dám quản công” đã cụ thể hóa sự hi sinh lớn
lao của bà Tú. Dù phải chịu nhiều thiệt thòi và vất vả nhưng bà không hề kêu
ca, phàn nàn, than trách mà trái lại, bà luôn cam chịu, sẵn sàng đương đầu với
những thử thách của cuộc đời. Đó là bản lĩnh mạnh mẽ, kiên cường và sự hy
sinh cao cả của bà Tú để làm tròn bổn phận của người vợ, người mẹ. Vẻ đẹp
giàu đức hi sinh ấy của bà Tú cũng là đức tính tốt của người phụ nữ Việt Nam
trong thời xưa và nay.
3/ Kết bài:
Bằng việc sử dụng hệ thống từ ngữ thơ Nôm giản dị kết hợp với việc sử

dụng các thành ngữ dân gian, các biện pháp tu từ đảo ngữ, ẩn dụ, nhà thơ Tú
Xương đã khắc họa thành công chân dung bà Tú: tuy cuộc sống vất vả gian
truân phải chịu nhiều thiệt thòi nhưng ở bà vẫn ngời sáng những phẩm chất
cao. Qua đó nhắc nhở chúng ta cần phải biết trân trọng những phẩm chất cao
đẹp và sự hy sinh lớn lao của những người phụ nữ trong gia đình.
------------------------------------------------------------ĐỀ: PHÂN TÍCH VẺ ĐẸP BỨC TRANH MÙA THU QUA BÀI THƠ:
“CÂU CÁ MÙA THU”
Nguyễn Khuyến là nhà nho có cốt cách thanh cao, tài năng hơn người
và tấm lòng yêu nước thương dân lớn lao. Nội dung sáng tác của ông rất
phong phú đa dạng, trong đó có nội dung tiêu biểu đó là khắc họa vẻ đẹp thiên
nhiên đất nước. Ông để lại nhiều tác phẩm có giá trị nhưng nức danh nhất
phải kể đến chùm thơ thu gồm 3 bài. Ấn tượng hơn cả là bài thơ “Câu cá mùa

3


thu” đã miêu tả bức tranh thu đẹp và gợi lên tâm trạng nỗi lòng của thi nhân.
Với bài thơ này, Nguyễn Khuyến được mệnh danh là nhà thơ của quê hương
làng cảnh Việt Nam (Theo Xuân Diệu).
“Ao thu lạnh lẽo nước trong veo,
Một chiếc thuyền câu bé tẻo teo.
Sóng biếc theo làn hơi gợn tí,
Lá vàng trước gió khẽ đưa vèo.
Tầng mây lơ lửng trời xanh ngắt,
Ngõ trúc quanh co khách vắng teo.
Tựa gối buông cần lâu chẳng được,
Cá đâu đớp động dưới chân bèo”.
2/Thân bài:
a/ giới thiệu đề tài
Bài thơ viết về đề tài mùa thu – một đề tài quen thuộc trong thơ ca

trung đại Việt Nam. Tuy nhiên, Nguyễn Khuyến lại khai thác đề tài này ở khía
cạnh khác. Nếu như các nhà thơ xưa khi viết về mùa thu thường gắn với
những hình ảnh ước lệ mang sắc thái trang trọng thì trong bài thơ này,
Nguyễn Khuyến lại lựa chọn những hình ảnh gần gũi, quuen thuộc, mộc mạc.
Bức tranh thu còn gửi gắm cả những tâm sự thầm kín của thi nhân Nguyễn
Khuyến.
b/Phân tích chi tiết
Trong bài thơ, tác giả đã lựa chọn điểm nhìn thật độc đáo: từ thấp –
gần hướng ra xa, đưa mắt lên cao rồi lại từ cao – xa trở về thấp – gần. Điểm
nhìn của thi nhân có sự dịch chuyển, di động liên tục làm cho không gian
thiên nhiên mùa thu gợi mở nhiều chiều hướng sinh động (bầu trời – tầng mây
– mặt đất). Vẻ đẹp của bức tranh thu hiện lên thật bình dị, quen thuộc, gần gũi
với làng quê Bắc Bộ Việt Nam xưa – khác với ca dao là những hình ảnh: cây
đa, bến nước, con đò… Tác giả vừa gợi khung cảnh thiên nhiên vừa gợi cái
hồn của cảnh. Bức tranh thu hiện lên với vẻ đẹp hài hòa, sinh động, hấp dẫn

4


qua cách gợi hình, hòa sắc, phối âm, tạo nét; qua mối quan hệ giữa thiên
nhiên và con người.
Tác giả đã xây dựng một hệ thống những hình ảnh như: ao thu, nước
thu, sóng biếc, lá vàng, mây trời, ngư ông, trúc, bèo. Hình ảnh thiên nhiên và
con người thật gần gũi, bình dị. Thiên nhiên mang vẻ đẹp vừa thơ mộng, yên
bình và thanh thoát, cuốn hút đượm nồng hồn quê. Con người thì xuất hiện
thấp thoáng giữa thiên nhiên cảnh vật đã làm cho bức tranh thu trở nên ấm áp,
sinh động hơn. Các yếu tố trong bức tranh mùa thu bao gồm: thu thủy, thu
thiên, thu diệp, ngư ông. Đó là những chất liệu quen thuộc trong thơ phương
ĐÔng xưa vì thế có thể thấy bức tranh mùa thu còn mang vẻ đẹp cổ điển.
Bức tranh thu còn gây ấn tượng mạnh trong cách gợi hình, hòa sắc,

phối âm, tạo đường nét. Nét vẽ trong bức tranh thanh mảnh bởi những hình
ảnh nhỏ xinh hài hòa: ao nhỏ - thuyền câu nhỏ. Đường nét mềm mại uyển
chuyển: từ “quanh co” gợi hình ảnh đường làng ngõ xóm mềm mại, uốn
lượn. Những chuyển động của cảnh vật rất nhẹ, rất khẽ không đủ để khuấy
động nên âm thanh (các động từ hơi gợn tí, khẽ, đưa vèo, lơ lửng). Bức tranh
thu thật tĩnh lặng và thanh bình biết mấy!
Gam màu chủ đạo của bức tranh thu là màu xanh (nước, trời, trúc,
bèo). Tác giả sử dụng những hình ảnh ước lệ trong văn học cổ khi nói về mùa
thu: thu thủy (nước), thu thiên (trời), thu diệp (lá trúc, cánh bèo). Sắc vàng
điểm xuyết trong bạt ngàn sắc xanh của thiên nhiên mùa thu:
Lá vàng trước gió khẽ đưa vèo
gợi cảm nhận không gian thiên nhiên mùa thu đẹp nhưng hơi se lạnh và man
mác buồn. Một chiếc lá vàng rơi mà có sức lay động lớn, gọi cả mùa thu về.
Hình ảnh này gợi ta liên tưởng đến bài thơ: “Tiếng thu” của Lưu Trọng Lư:
“Con nai vàng ngơ ngác
Đạp trên lá vàng khô”
Cách phối thanh của bài thơ cũng rất độc đáo. Âm thanh rất ít ỏi, có
chăng chỉ xuất hiện ở câu thơ cuối “Cá đâu đớp động dưới chân bèo”. Thực
chất, câu thơ cuối gợi ra hai cách hiểu qua từ “đâu”. Có thể hiểu là đâu đó,
đâu đây có tiếng cá đớp động dưới chân bèo. Âm thanh ấy thật mơ hồ xa xăm,
gợi không gian tĩnh lặng đến vô cùng. Nhà thơ đã thành công trong nghệ thuật
lấy động tả tĩnh với cách hiểu này. Nếu hiểu “đâu” là “không có” thì bức tranh
thu hiện lên với sự tĩnh lặng tuyệt đối, không có một chút âm thanh nào. Dù

5


hiểu theo cách nào thì câu thơ cũng đem đến cho người đọc những cảm nhận
về một mùa thu yên bình và không gian thu rộng lớn thoáng đãng, trong lành.
c. Đánh giá khái quát chung (Mở rộng)

Tác giả đã miêu tả sinh động bức tranh thu bằng sự quan sát tỉ mỉ, tài
tình và sử dụng chất liệu ngôn từ thơ Nôm giản dị, gần gũi. Hình ảnh thơ chân
thực, bình dị và cách gieo vần độc đáo “eo” đã tạo nên bức tranh thu đẹp, thơ
mộng hữu tình. Từ đó, thi nhân hiện lên với vẻ đẹp tâm hồn tinh tế và tình yêu
thiên nhiên, đất nước tha thiết.
3/Kết bài
Như vậy, bức tranh cảnh thu dưới đôi mắt của thi nhân Nguyễn Khuyến
thật ấn tượng và hấp dẫn. Cảnh và người hài hòa với nhau, tạo nên bức tranh
thu sinh động, mang những đặc trưng tiêu biểu của làng cảnh quê hương Bắc
Bộ. Qua bài thơ, chúng ta cần học tập tình yêu thiên nhiên, sống hòa hợp với
thiên nhiên để giữ cho tâm hồn luôn thoải mái và tinh thần lạc quan trong
cuộc sống.

6



×