Tải bản đầy đủ (.doc) (67 trang)

BÁO CÁO TỐT NGHIỆP QUẢN LÝ XE BUS BẰNG CÁCH XÂY DỰNG PHẦN MỀM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.97 MB, 67 trang )

LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành tốt đề tài thực tập tốt nghiệp, bên cạnh sự nỗ lực cố gắng của
bản thân còn có sự hướng dẫn nhiệt tình của quý thầy cô, cũng như sự động viên
ủng hộ của gia đình và bạn bè trong suốt thời gian học tập nghiên cứu.
Xin chân thành cảm ơn sâu sắc đến thầy Cù Việt Dũng, người đã hết lòng giúp
đỡ, dìu dắt tôi. Nhờ có những lời hướng dẫn, dạy bảo quý giá đó mà tôi đã hoàn
thành đề tài một cách tốt nhất.
Xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn đến toàn thể quý thầy cô trong khoa Công
nghệ thông tin, trường Đại học Điện Lực, đã tạo điều kiện và tận tình truyền đạt
những kiến thức quý báu cho tôi trong suốt quá trình học tập nghiên cứu.
Xin chân thành cảm ơn đến tập thể lớp D9CNPM đã cùng tôi đi qua những
tháng ngày miệt mài học tập, luôn động viên, giúp đỡ và nhiệt tình chia sẻ với tôi
những kinh nghiệm học tập, trong suốt khóa học.
Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn đến gia đình và bạn bè đã luôn ở bên
cạnh tôi những lúc khó khăn nhất, giúp tôi vượt qua khó khăn trong học tập cũng
như trong cuộc sống.

Hà Nội, ngày 10 tháng 11 năm 2018
Sinh viên thực hiện
Trịnh Đức Dương


LỜI NÓI ĐẦU
Ngày nay, Công nghệ thông tin đã và đang đóng vai trò rất quan trọng trong
đời sống kinh tế - xã hội của rất nhiều quốc gia trên thế giới. Việc nhanh chóng
đưa ứng dụng công nghệ thông tin vào quá trình tự động hoá trong sản xuất kinh
doanh là vấn đề đang luôn được quan tâm bởi lẽ công nghệ thông tin có vai trò rất
lớn trong các hoạt động kinh tế, sản xuất kinh doanh, bán hàng, xúc tiến thương
mại, quản trị doanh nghiệp.
Cùng với tốc độ phát triển của thế giới, ngành công nghệ thông tin ở Việt
Nam cũng đang được chú trọng và phát triển. Nó nhanh chóng trở thành một trong


những ngành mũi nhọn và là tiền đề cho sự phát triển của đất nước. Mặc dù còn
đang trong thời kỳ non trẻ, nhưng ngành công nghệ thông tin đã được ứng dụng và
phát triển khá mạnh mẽ, trong các lĩnh vực về quảng bá thương hiệu và quản lý
sản xuất.
Chương trình quản lý xe buýt trong nội thành Hà Nội được nghiên cứu và
thực hiện. Nhằm mục đích tin học hóa vào việc quản lý, góp phần nâng cao chất
lượng phục vụ người dân thành phố khi tham gia giao thông bằng xe buýt; đồng
thời làm giảm khối lượng công việc, giảm bớt chi phí về thời gian và nhân lực.
Trong thời gian tìm hiểu hệ thống đang hoạt động, cách thức quản lý, các
nghiệp vụ làm việc của Xí nghiệp xe điện Hà Nội. Em đã phân tích hệ thống đang
hoạt động và đưa ra hệ thống mới tốt hơn; đồng thời xây dựng một chương trình
quản lý xe buýt, áp dụng Công nghệ thông tin vào bài toán quản lý của xí nghiệp.
Em xin chân thành cảm ơn cô giáo: ThS: Nguyễn Thị Hồng Khánh đã tận
tình hướng dẫn em, giúp em hoàn thành tốt bài báo cáo tổng hợp này.


MỤC LỤC
CHƯƠNG 1: KHẢO SÁT VÀ LẬP KẾ HOẠCH THỰC TẬP...................6
1.1 Khảo sát thực tế........................................................................................6
1.1.1 Nghiệp vụ phòng quản lý nhân sự......................................................8
1.1.2 Quy trình nghiệp vụ phòng điều hành................................................8
1.1.3 Quy trình nghiệp vụ của phòng Kinh doanh.......................................9
1.2 Nhận xét về cơ sở vật chất của đơn vị....................................................10
1.3 Hướng giải quyết....................................................................................11
1.4 Đặt vấn đề Về bài toán...........................................................................12
1.5 Yêu cầu hệ thống....................................................................................13
1.6 Lập kế hoạch dự án................................................................................15
1.7 Ước lượng dự án.....................................................................................15
1.8 Quy trình quản lý chi phí dự án..............................................................17
1.8.1 Ba đại lượng cần ước lượng:............................................................17

1.8.2 Bảng chi tiết chi phí..........................................................................17
1.8.3 Ước lượng chi phí theo điểm chức năng...........................................21
Chương 2: PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HỆ THỐNG....................................24
2.1. Danh sách actor.....................................................................................24
2.2. Danh sách Use Case..............................................................................24
2.3. Biểu đồ Use Case..................................................................................25
2.3.1. Biểu đồ Use Case tổng quát.............................................................25
2.3.2. Use Case DangNhap........................................................................25
2.3.3. Biểu đồ use case Đăng Kí................................................................26


2.3.4. Biểu đồ use case Quản lý tài xế.......................................................27
2.3.5. Biểu đồ use case Quản lý Phụ Xe....................................................28
2.3.6. Biểu đồ use case Quản lý Vé ngày...................................................30
2.3.7. Biểu đồ use case Quản lý Vé ngày...................................................31
2.3.8. Biểu đồ use case Quản lý Điểm Bán................................................33
2.4. Biểu đồ tuần tự......................................................................................35
2.4.1. Biểu đồ tuần tự của Use Case Dangnhap.........................................35
2.4.2. Biểu đồ tuần tự của use case Dang Ki.............................................36
2.4.3. Biểu đồ tuần tự của chức năng quản lí Tuyến Xe............................36
2.4.4. Biểu đồ tuần tự của chức năng quản lí Vé Ngày..............................38
2.4.5. Biểu đồ tuần tự của chức năng quản lí tháng...................................40
2.4.6. Biểu đồ tuần tự của chức năng quản lí Tài xế..................................43
2.4.7. Biểu đồ tuần tự của chức năng quản lí Phụ xe.................................46
Chương 43 BIỂU ĐỒ HOẠT ĐỘNG VÀ THIẾT KẾ GIAO DIỆN.........49
3.1 Biểu đồ hoạt động:.................................................................................49
3.2. Phương pháp.........................................................................................55
3.3. Môi trường............................................................................................55
3.4. Ngôn ngữ...............................................................................................56
3.5. Hệ quản trị CSDL..................................................................................56

3.6 Thiết kế giao diện...................................................................................59
3.6.1 Giao diện trang chủ..........................................................................59
3.6.2 Giao diện quản lý nhân viên.............................................................59
3.6.3 Giao diện quản lý tài xế....................................................................60
3.6.4 Giao diện quản lý phụ xe..................................................................60


3.6.5 Giao diện quản lý nhân viên bán vé tháng........................................61
3.6.7 Giao diện quản lý xe buýt.................................................................61
3.6.8 Giao diện quản lý tuyến xe...............................................................62
3.6.9 Giao diện quản lý tuyến đường.........................................................62
3.6.10 Giao diện quản lý biểu đồ...............................................................63
3.6.11 Giao diện quản lý thống kê doanh thu............................................63
Chương 4: KẾT THÚC THỰC TẬP...........................................................64
4.1 Đánh giá.................................................................................................64
4.1.1 Ưu điểm............................................................................................64
4.1.2 Nhược điểm......................................................................................64
4.1.4 Hướng phát triển...............................................................................64
4.2 Tài liệu tham khảo..................................................................................65
4.3 Phần mềm sử dụng.................................................................................66
KẾT LUẬN...................................................................................................67


CHƯƠNG 1: KHẢO SÁT VÀ LẬP KẾ HOẠCH THỰC TẬP
1.1 Khảo sát thực tế
Xí nghiệp xe điện Hà Nội có trụ sở chính đặt tại địa chỉ: 69B – Thụy Khuê –
Tây Hồ - Thành phố Hà Nội, là một trong các xí nghiệp tham gia hoạt động vận
chuyển hành khách bằng xe buýt trong thành phố. Đây là một xí nghiệp đóng góp rất
lớn trong việc vận chuyển hành khách nội đô, với cơ sở vật chất kỹ thuật như sau:
+ Tuyến xe: 30 tuyến

+ Xe buýt: hơn 200 xe
+ Nhân sự:
Tài xế: gần 400 người
Phụ xe: gần 400 người
Nhân viên bán vé: 20 người
Điểm bán vé: 20 điểm
Ngoài ra còn nhiều nhân viên kỹ thuật, thống kê…
 Cơ cấu tổ chức của xí nghiệp xe điện Hà Nội:

Giám Đốc

Phòng
Nhân sự

Phòng
Điều hành

Phòng
Kỹ Thuật

Phòng
Kinh Doanh

Phòng
Thống kê

 Chức năng của các phòng ban:
Phòng nhân sự: có nhiệm vụ quản lý về mặt nhân sự trong xí nghiệp như: tài xế,

6



phụ xe, nhân viên bán vé tháng, nhân viên văn phòng… Mỗi khi có sự thay đổi
về mặt Nhân sự, phòng này có nhiệm vụ thu thập thông tin về nhân sự rồi lưu thông
tin vào kho hồ sơ Nhân sự.
Phòng điều hành: có nhiệm vụ điều hành hoạt động các tuyến xe buýt về thời
gian, khi tắc đường sẽ điều động thêm xe tăng cường nhằm đảm bảo về tần suất hoạt
động của tuyến xe. Phòng điều hành ngoài việc quản lý các tuyến xe buýt mà còn
quản lý cả các đầu xe của xí nghiệp. Khi có sự thay đổi về xe thì phòng điều hành sẽ
cập nhật những thông tin này. Việc bố trí và xây dựng các điểm dừng đón khách cũng
được phòng điều hành quản lý. Ngoài ra, hoạt động lưu thông của các tuyến xe cũng
được phòng điều hành cập nhật và quản lý.
Phòng kỹ thuật: có nhiệm vụ sửa chữa xe buýt, bảo trì, bảo dưỡng xe để đảm bảo
xe luôn hoạt động tốt, không bị sự cố trong khi đang vận chuyển hành khách trong
thành phố.
Phòng kinh doanh: có nhiệm vụ phân tích doanh thu của công ty, phân tích thị
trường để điều chỉnh giá vé cho hợp lý. Đồng thời, quản lý việc phát hành vé và kiểm
soát vé đã bán được (bao gồm cả vé ngày và vé tháng). Khi có sự thay đổi về vé, giá
vé thì phòng kinh doanh có nhiệm vụ cập nhật lại thông tin về vé và giá vé. Phòng
kinh doanh cũng đảm nhiệm chức năng phát triển và quản lý các địa điểm bán vé
tháng cho xí nghiệp.
Phòng thống kê: có nhiệm vụ tập hợp tất cả các thông tin, số liệu của xí nghiệp
để đưa ra báo cáo tổng hợp về tình hình của xí nghiệp.
Xí nghiệp đã chia thành 5 phòng ban rõ rệt nhưng việc quản lý của các phòng
ban này chưa được đổi mới, tất cả các số liệu đều ghi trên giấy tờ và xử lý một cách
thủ công, chưa ứng dụng được những thành tựu khoa học công nghệ mới về quản lý
vào trong xí nghiệp. Khi cần một báo cáo tổng hợp đòi hỏi bộ phận thống kê phải đi
tổng hợp lại tất cả các số liệu của tất cả các phòng ban trong xí nghiệp rồi tính toán
một cách thủ công để đưa ra báo cáo gửi lên ban giám đốc.


7


1.1.1 Nghiệp vụ phòng quản lý nhân sự
Phòng nhân sự có nhiệm vụ quản lý vấn đề nguồn nhân lực trong xí nghiệp như:
Tài xế, phụ xe, nhân viên bán vé tháng, nhân viên kỹ thuật, nhân viên kế toán, nhân
viên văn phòng. Khi có sự bổ sung về nhân lực hoặc giảm bớt nhân viên nào đó thì
phòng này có nhiệm vụ cập nhật thông tin về những thay đổi này rồi lưu vào kho hồ
sơ Nhân sự. Khi người lao động ký hợp đồng, phòng nhân sự sẽ cập nhật thông tin
hồ sơ của người lao động. Nếu người lao động xin nghỉ làm việc tại xí nghiệp thì
thông tin của người này sẽ bị loại trừ ra khỏi danh sách những người đang làm việc
tại xí nghiệp. Nhân lực trong xí nghiệp như: tài xế, phụ xe, nhân viên bán vé, nhân
viên kỹ thuật, nhân viên văn phòng…
1.1.2 Quy trình nghiệp vụ phòng điều hành
Phòng điều hành thực hiện quản lý về xe buýt, các điểm dừng đón khách, các
tuyến xe và quản lý thời gian hoạt động về các tuyến xe. Khi có sự thay đổi về xe
buýt hay các điểm dừng đón khách thì phòng điều hành sẽ cập nhật thông tin rồi đưa
vào hồ sơ lưu. Việc quản lý lưu thông của các tuyến xe được cũng được phòng điều
hành quản lý.
Hàng ngày, tại mỗi bến đỗ sẽ có một nhân viên trực ban làm nhiệm vụ kiểm tra
hoạt động của xe buýt. Khi đến bến cuối cùng, nhân viên trực ban sẽ so sánh thời
gian quy định cho tuyến xe với thời gian thực tế để từ đó tính xem xe đó có bị sớm
hơn hay muộn hơn thời gian quy định hay không? Sau mỗi ngày sẽ tổng hợp số lần
vi phạm về thời gian của các xe. Nếu xe đó có sai phạm về thời gian sẽ được ghi lại
làm căn cứ để xử phạt hành chính sau này. Nhân viên trực ban đồng thời đóng dấu
chốt vé sau mỗi lượt đi trong Danh sách vé ngày đã bán của phụ xe. Mục đích của
việc đóng dấu chốt vé là để biết được lưu lượng hành khách đi vé ngày với những
thời điểm khác nhau, đây sẽ là một phần căn cứ để đưa ra tần suất các tuyến xe ở các
thời điểm.
Mỗi khi xảy ra tình trạng tắc đường, để đảm bảo về tần suất hoạt động của

tuyến xe, phòng điều hành sẽ đưa thêm một số xe buýt tăng cường hoạt động cho
8


tuyến xe đó. Hàng ngày, phòng điều hành cập nhật thông tin về các tuyến xa, thông
tin tham gia hoạt động vận chuyển hành khách của các tài xế, phụ xe trên tuyến đó.
Để quản lý xe buýt, các điểm dừng đón khách, tuyến xe, hoạt động của tuyến xe…
1.1.3 Quy trình nghiệp vụ của phòng Kinh doanh
Trước giờ làm, phụ xe đến phòng kinh doanh, ở đó, phòng kinh doanh thực hiện
nhiệm vụ phát vé cho phụ xe, ghi lại số vé phát cho phụ xe.

Hình 1.1 Mẫu ảnh vé xe buýt
Phụ xe nhận vé và giấy ghi Danh sách vé tháng mà phụ xe đã bán được. Hết ca
làm việc, phụ xe nộp cho phòng kinh doanh số vé xe còn lại. Phòng kinh doanh sẽ
lấy số vé thu về để tính số lượng vé bán được trong ngày và yêu cầu phụ xe ký nhận
vào Bảng theo dõi bán vé ngày.
Việc bán vé tháng cũng được phòng kinh doanh quản lý. Hàng ngày, nhân viên
bán vé tháng đến nhận tem vé tháng bao gồm: vé ưu tiên 1 tuyến, vé ưu tiên liên
tuyến, vé bình thường 1 tuyến, vé bình thường liên tuyến và một số vé đặc biệt như
tem vé tháng tuyến số 07 (Nội Bài – Kim Mã)… Nhân viên bán vé tháng nhận tem
vé tháng và giấy Danh sách vé tháng đã bán. Khi phát hành các loại tem vé tháng cho
nhân viên bán vé, phòng kinh doanh sẽ ghi lại số vé phát ra.

Hình 1.2: Mẫu ảnh tem vé tháng

9


Sau một ngày làm việc, nhân viên bán vé tháng nộp lại tem cho phòng kinh
doanh đồng thời ký nhận vào Bảng theo dõi bán vé tháng. Phòng kinh doanh có

quyền điều những nhân viên bán vé tháng tới các điểm bán vé tháng một cách định
kỳ và luôn phiên.
1.2 Nhận xét về cơ sở vật chất của đơn vị
Với tình hình hoạt động thực tế của xí nghiệp ta có thể thấy được những ưu điểm
và nhược điểm sau:
* Ưu điểm:
- Có đầy đủ cơ sở vật chất kỹ thuật cho hoạt động vận chuyền hành khách đi lại
trong thành phố bằng xe buýt.
- Các phòng ban trong xí nghiệp được chia ra riêng rẽ và mỗi phòng ban đó đều
đảm nhận một công việc nhất định, không phụ thuộc vào một đơn vị nào cả.
* Nhược điểm:
- Nhược điểm lớn nhất mà ta cần phải nói đến ở đây đó là nghiệp vụ hoạt động
của xí nghiệp (cụ thể là công việc quản lý) đều dựa trên giấy tờ như: cập nhật, sửa
đổi về nhân sự, về vé ngày, vé tháng, tuyến xe, điểm dừng. Việc tính toán như: tổng
số tem vé tháng bán được trong một ngày, số vé ngày bán được của một tuyến xe…
đều diễn ra rất thủ công và phải làm bằng tay nên việc xử lý các yêu cầu đề ra sẽ rất
mất nhiều thời gian và công sức.
- Việc quản lý dựa trên giấy tờ nên khi cần tìm đến một hồ sơ nào đó thì mất rất
nhiều thời gian và công sức để tìm kiếm trong kho hồ sơ lưu.
- Vì mỗi phòng ban làm một công việc độc lập nên khi bộ phận thống kê cần làm
báo cáo thì phải đến các phòng ban còn lại lấy số liệu, từ đó tính toán để đưa ra
những con số chính xác liên quan đến tình hình hoạt động kinh doanh và lưu thông
hành khách của xí nghiệp.

10


1.3 Hướng giải quyết
Với thực trạng trên của Xí nghiệp xe điện Hà Nội, thiết nghĩ ta cần phải xây
dựng một hệ thống quản lý xe buýt mới giúp cho tình hình quản lý và điều hành xe

buýt ngày càng tốt hơn. Để làm được ta phải đưa ứng dụng Công nghệ thông tin vào
bài toán quản lý hệ thống xe buýt thay vì phải làm một cách thủ công trên giấy tờ.
Điều này không những góp phần làm giảm áp lực công việc mà còn giảm tối đa thời
gian và công sức mỗi khi cập nhật, sửa đổi hay tìm kiếm trong hồ sơ lưu. Áp dụng tin
học hóa – cụ thể ở đây là thiết kế một phần mềm quản lý xe buýt – sẽ giúp cho việc
quản lý và điều hành xe buýt thành phố Hà Nội sẽ linh hoạt và thông minh hơn. Phần
mềm này đòi hỏi phải được triển khai ở tất cả các phòng ban trong xí nghiệp, tạo nên
một khối thống nhất. Các phòng ban có thể cập nhật, sửa đồi thông tin và nộp báo
cáo lên trực tiếp ban giám đốc mà không cần tới bộ phận thống kê.
Công việc của phòng nhân sự không phải là cập nhật thông tin tài xế, phụ xe,
nhân viên bán vé, nhân viên kỹ thuật hay nhân viên văn phòng… trên giấy tờ nữa mà
có thể cập nhật, bổ sung trực tiếp trên máy tính. Việc làm này sẽ giảm gánh nặng đi
nhiều. Đặc biệt, khi cần tìm thông tin của một người nào đó phòng nhân sự chỉ cần
đưa ra thông tin cần tìm rồi hệ thống sẽ trả lại kết quả tìm kiếm. Khi ban giám đốc
yêu cầu báo cáo thông tin về danh sách nhân sự của xí nghiệp thì phòng nhân sự sẽ
cập nhật toàn bộ thông tin về nhân sự trong xí nghiệp để đưa ra các thông tin báo cáo
đúng như theo yêu cầu.
Tất cả xe buýt, các điểm dừng sẽ được phòng điều hành quản lý trên máy tính.
Điểm đặc biệt là khi muốn kiểm tra xem hai địa điểm nào đó đã có những tuyến xe
nào chạy qua, cán bộ phòng điều hành chỉ cần cung cấp tên hai địa điểm đó mà
chương trình sẽ tự động tìm kiếm trong cơ sở dữ liệu xem đã tồn tại tuyến xe nào đi
qua hai điểm đó chưa. Nếu chưa có tuyến xe nào chạy qua 2 điểm đó, cán bộ phòng
quản lý có thể mở rộng thêm một tuyến xe hoặc bổ sung các điểm dừng đón khách
đó vào danh sách các điểm dừng đón khách của một tuyến phù hợp. Ngoài ra, việc
quản lý lưu thông sẽ được chương trình quản lý một cách tối ưu cho phòng điều
hành. Nó giúp trả lời được những câu hỏi như: Tài xế nào lái xe có biển kiểm soát là
11


bao nhiêu? Phụ xe nào làm việc trên tuyến xe buýt nào đó? Ca làm việc là ca mấy?

Số lần sai phạm về thời gian mà tài xế xe buýt mắc phải là bao nhiêu? ...
Phòng kinh doanh sẽ sử dụng phần mềm để quản lý việc bán vé ngày và vé
tháng của xí nghiệp. Phần mềm quản lý hệ thống xe buýt của thành phố sẽ giúp cho
phòng kinh doanh có thể cập nhật thêm được các loại vé mới, giá cả của từng loại vé
mỗi khi có sự thay đổi. Việc này rất hữu ích, vì khi nhân viên bán vé tháng hoặc phụ
xe đến chốt vé thì phòng kinh doanh không những có thể tính được số lượng vé đã
bán ra mà còn tính ra được số tiền thu được của từng loại vé vì phần giá vé đã được
cập nhật trong hệ thống. Khi đó chương trình sẽ tự động tính toán được tổng số tiền
đã bán được của các loại vé mà không cần sự tính toán thủ công nữa. Khi cần lập báo
cáo về tình hình kinh doanh của xí nghiệp, phòng kinh doanh sẽ sử dụng phần mềm
để thống kê số tiền bán được theo từng ngày, từng tháng của các tuyến xe buýt, của
các điểm bán vé tháng; đồng thời tạo ra các báo cáo tổng hợp về doanh thu vé ngày,
doanh thu vé tháng, số lượng khách tham gia lưu thông trong từng tháng, từng năm.
Việc tạo ra báo cáo số lượng hành khách tham gia lưu thông bằng xe buýt sẽ giúp
cho ban giám đốc và phòng kinh doanh trong xí nghiệp tính toán và đưa ra những
quyết định đúng đắn về việc bổ sung thêm xe hoặc cắt giảm một số xe để chuyển
sang các tuyến xe có lượng hành khách tham gia lưu thông nhiều hơn.
1.4 Đặt vấn đề Về bài toán.
Hiện nay, xe buýt được xem là một phương tiện vận chuyển hữu ích cho đông
đảo người dân thành phố Hà Nội trong đó có cả cán bộ, công nhân, viên chức và số
lượng lớn học sinh, sinh viên. Việc lưu hành hệ thống xe buýt trong thành phố có tác
dụng làm giảm số lượng người và phương tiện tham gia giao thông góp phần làm
giảm tình trạng ách tắc đường phố trong những giờ cao điểm. Đưa xe buýt vào lưu
thông cũng góp phần làm giảm số lượng xe máy và xe đạp tham gia giao thông vì
những tiện dụng mà xe buýt mang lại. Hơn nữa, với tình trạng giá cả xăng dầu đang
ngày càng leo thang như hiện nay thì việc lựa chọn đi lại bằng xe buýt sẽ giúp cho
hành khách không những tiết kiệm chi phí một cách đáng kể mà còn đảm bảo tính an

12



toàn về con người. Xe buýt đang dần dần xây dựng lên một biểu tượng đẹp cho thành
phố Hà Nội.
Do nhu cầu đi lại của người dân ngày càng cao nên hệ thống xe buýt Hà Nội phải
có những đổi mới tích cực nhằm mục đích nâng cao chất lượng dịch vụ vận chuyển
hành khách. Từ đó sẽ thu hút được nhiều hành khách tham gia giao thông bằng xe
buýt hơn, tạo điện phát triển kinh tế cho công ty; đồng thời làm giảm tình trạng tắc
nghẽn giao thông đang gặp nhiều bất cập hiện nay.
Phải quản lý một số lượng công việc lớn như: quản lý về nhân sự, quản lý xe,
quản lý về các tuyến xe, các điểm dừng, quản lý vé, điều hành hoạt động của các
tuyến xe… để rồi đưa ra những thông tin cần thiết để từ đó làm cơ sở xác định được
phương hướng giải quyết một cách tối ưu, giảm áp lực về công việc. Để làm được
điều này đòi hỏi ta phải xem lại toàn bộ hoạt động của công ty sau đó phân tích và
đưa ra những biện pháp cụ thể, từ phương pháp quản lý đến cách thức điều hành giúp
cho việc quản lý và điều hành hệ thống xe buýt phục vụ hành khách ngày càng tốt
hơn.
1.5 Yêu cầu hệ thống
Với mục đích nâng cao hiệu quả cho công việc quản lý Hệ thống xe Bus, hệ
thống phải đảm bảo những yêu cầu sau:
-

Thực hiện tốt các chức năng hiện hành.
Hệ thống phải dễ sử dụng, truy cập dữ liệu nhanh chóng và chính xác,
thao tác đơn giản.
Giao diện thân thiện, khoa học.
Tìm kiếm, thống kê nhanh chóng, chính xác theo yêu cầu.
Có đầy đủ các tính năng của một chương trình quản lý.

Yêu cầu khác
Yêu cầu về thiết kế: Có giao diện thuần Việt (Sử dụng bảng mã tiếng Việt

Unicode TCVN 6909-2001) và được thiết kế khoa học, dễ sử dụng. Được xây dựng
theo mô hình ứng dụng dạng Winform.
Yêu cầu bảo mật: Ở mức ứng dụng: Hệ thống có mật khẩu cho người quản lý.
Chống được việc truy nhập trái phép. Chỉ có người quản lý có nhiệm vụ và quyền
13


hạn liên quan mới được truy cập các chức năng và dữ liệu liên quan; kể cả việc in ấn
các tài liệu, số liệu. - Ở mức hệ thống: Chống được việc truy nhập trái phép CSDL hệ
thống.
Yêu cầu về an toàn:
- Có các cơ chế ngăn ngừa việc thực hiện sai quy trình, sai quy định, nhập
sai dữ liệu.
- Có các cơ chế thông báo, cảnh báo các trường hợp sửa, xóa các dữ liệu
quan trọng.
- Bảo đảm tính nhất quán, thống nhất, toàn vẹn dữ liệu hệ thống.
- Có cơ chế bảo đảm an toàn CSDL hệ thống bằng các giải pháp sao lưu dự
phòng định kỳ.
- Có các cơ chế cấu hình cho phép linh động trong việc thay đổi, di dời hạ
tầng thiết bị liên quan như máy chủ, máy trạm, cấu hình mạng…
Yêu cầu về vận hành:

Bảo đảm tính ổn định cao, vận hành 24giờ/ngày,

7ngày/tuần khi không có sự cố về phần cứng, hạ tầng CNTT. - Có cơ chế kiểm tra
vận hành, bảo trì hệ thống định kỳ để phát hiện các hỏng hóc, rủi ro có thể gây bất ổn
đối với hoạt động hệ thống.
Yêu cầu về hạ tầng: Không đòi hỏi sự khác biệt về hạ tầng phần cứng, phần
mềm. - Công nghệ có tính phổ biến, dễ dàng quản lý, phát triển mở rộng, tích hợp
trong tương lai.

Yêu cầu về sử dụng: Có giao diện thuần Việt (Sử dụng bảng mã tiếng Việt
Unicode TCVN 6909-2001) và được thiết kế khoa học, dễ sử dụng.
-Được xây dựng theo mô hình ứng dụng dạng Form.
- Bảo đảm yêu cầu về tính dễ sử dụng. Không đòi hỏi người tham gia phải
có các kỹ năng về CNTT.
- Có tài liệu hướng dẫn cụ thể đính kèm chương trình vận hành

14


1.6 Lập kế hoạch dự án
Để xây dựng phần mềm quản lý “Hệ thống xe Bus” thì chúng ta thực hiện các
bước dưới đây:
• Bước 1: Xác định mô hình quản lý Xe Bus trên địa bàn hà nội.
• Bước 2: Phân tích và thiết kế hệ thống tiếp đến lập cơ sở dữ liệu và thiết
kế giao diện cho chương trình.
• Bước 3: Xây dựng chức năng đăng nhập hệ thống.
• Bước 4: Xây dựng chức năng tạo, sửa ,tìm kiếm tuyến xe, quản lý vé xe
ngày, tháng, Nhân viên lái xe.
• Bước 5: Xây dựng test case và unit test.
• Bước 6: Cài đặt phần mềm.
• Bước 7: Kiểm thử phần mềm.
• Bước 8: Tích hợp và bảo trì.
1.7 Ước lượng dự án
Ngân sách của dự án: Hiện nay với tiềm lực của công ty là 1 công ty với quy mô
còn nhỏ nên ngân sách đổ vào dự án rất là hạn chế và để khắc phục hạn chế này
chúng ta cần phải quy hoạch dự án thật rõ ràng, cẩn thận, và cần phải cắt giảm 1 số
chi tiết rườm rà, không thật sự cần thiết đối với dự án.
Thời gian thực hiện dự án: Với hạn chế về mặt ngân sách chúng ta cần giảm thiểu
thời gian thực hiện dự án sao cho ngắn nhất có thể nhưng vẫn phải đảm bảo được

chất lượng của phần mềm, tạo sự tin cậy đối với khách hàng. Sau khi phân tích,
nghiên cứu tôi xin đề nghị chúng ta cần xây dựng dự án này với thời gian tối đa làm
4 tháng.
Nhân lực của dự án: Nhân lực để thực hiện dự án cũng cần được cân nhắc, điều
chỉnh sao cho phù hợp với điều kiện của dự án. Với quy mô của dự án và điều kiện
của công ty tôi đề xuất chúng ta thành lập đội thực hiện dự án với các module cụ thể
sau:

STT

Tên công việc

Thời gian

Đi sau công

Người

thực hiện

việc

thực

15


hiện
Công việc 1
Công việc 2


Khảo sát dự án, phân
tích yêu cầu
Lập kế hoạch dự án,
phân công công việc.

7 ngày
5 ngày

Công việc 3

Xác định các rủi ro.

4 ngày

Công việc 4

Đặc tả yêu cầu.

4 ngày

Công việc 5

Phân tích thiết kế hệ
thống

7 ngày

Công việc 1
Công việc 2

Công việc 4

Công việc 6

Thiết kế cơ sở dữ liệu.

4 ngày

Công việc 5

Công việc 7

Thiết kế giao diện

3 ngày

Công việc 6

Công việc 8

Lập trinh các Module.

15 ngày

Công việc 7

Công việc 9

Kiểm thử phần mềm.


4 ngày

Công việc 10

Công việc 11

Viết tài liệu hướng dẫn
sử dụng.
Triển khai và bảo trì hệ
thống, hỗ trợ người dùng

6 ngày

Công việc 7
Công việc 8
Công việc 9
Công việc 9

4 ngày

Công việc
10

Từ bảng phân công công việc của dự án, ta vẽ được sơ đồ mạng của lịch trình
các công việc của dự án như sau:

16


Hình 2.5.1: Lịch trình các công việc

1.8 Quy trình quản lý chi phí dự án
• Lập kế hoạch cho nguồn tài nguyên: Xác định nguồn tài nguyên cần thiết
và số lượng để thực hiện dự án.
• Ước lượng chi phí: ước tính chi phí về các nguồn tài nguyên để hoàn tất
một dự án.
• Dự đoán chi phí: phân bố toàn bộ chi phí ước tính vào từng hạng mục
công việc để thiết lập một đường mức cho việc đo lường việc thực hiện.
• Kiểm soát-điều chỉnh chi phí: điều chỉnh thay đổi chi phí dự án.
1.8.1 Ba đại lượng cần ước lượng:






Chi phí công lao động: Số người-tháng, số người-tuần, số người- ngày
Vốn bằng tiền = số ngày /giờ công *giá
Số lao động: người
Chi phí thời gian: ngày, tuần, tháng.
Nguyên tắc chung: phân nhỏ nhiệm vụ, ước lượng từng phần từ dưới lên,
rồi cộng lại.

1.8.2 Bảng chi tiết chi phí
Tổng nguồn lực

3 tháng công

Nguồn lực trong công ty

3 tháng công


Nguồn lực ủy thác ngoài công ty

0.0 tháng công
17

85 triệu


Chi phí mua thiết bị

Chi phí mua server, thiết bị

40 triệu

mạng
Chi phí khác (mô tả các chi phí

Chi phí dự phòng

chính)

Chi phí đi lại, lắp đặt

15 triệu

Tổng chi phí phát triển

140 triệu


Tổng chi phí ứng dụng
Bảng 1.1: Bảng chi phí ước lượng

TT

Chi tiết

Đơn giá

SL

Thành

(1 người)

tiền

(Nghìn VNĐ)

(Nghìn
VNĐ)

1

Xác định yêu cầu,
phân tích thiết kế
Nắm bắt yêu cầu dự 500

2


1000

500

2

1000

500

2

1000

1500

1

1500

1000

1

1000

500

1


500

1500

2

3000

án
Khảo sát hiện trạng
Tổng hợp yêu cầu
và phân tích yêu
cầu
Đặc tả yêu cầu và
hợp thức hóa yêu
cầu
Viết tài liệu đặc tả
yêu cầu
Tìm hiểu mô hình
xây dựng phần
mềm
Thiết kế CSDL

18

Người thực hiện


2


Thiết kế giao diện
Trao đổi bàn bạc ý

1000

2

2000

1500

2

3000

2500

2

5000

1000

1

1000

1000

1


1000

1200

1

1500

1200

1

1500

2500

1

2500

1000

1

1000

2000

2


4000

2500

1

2500

tưởng
Thiết kế giao diện
chính
Thiết kế giao diện
các chức năng
Lập trình và test
sản phẩm
Lập trình phần
mềm
Xây dựng lớp
DATA - entity
Xây dựng lớp
Control
Xây dựng lớp
Presentation –
Boundary
Module đăng nhập/
đăng xuất
Module quản lý xe
bus
Module quản lý

nhân viên bán vé
Module quản lý vé
tháng
Module quản lý vé
ngày
Module quản lý
lịch trình
19


Module quản lý tài

2500

2

5000

3000

2

7000

Module quản lý báo 3000

2

6000


1000

1

1000

1000

1

1000

1000

1

1000

1000

1

1000

1000

2

2000


1000

1

1000

1000

1

1000

1000

1

1000

1000

1

1000

500

2

1000


xế
Module tra cứu
thông tin
cáo
Cài đặt và kiểm
thử phần mềm
kiểm tra chức năng
đăng nhập/ đăng
xuất
Kiểm tra chức năng
quản lý xe Bus
Kiểm tra chức
Nhân viên bán vé
Kiểm tra chức năng
quản lý Vé tháng
Kiểm tra chức năng
quản lý vé ngày
Kiểm tra chức năng
thống kê
Kiểm tra chức năng
quản lý tra cứu
Kiểm tra chức năng
quản lý hóa đơn
Kiểm tra chức năng
quản lý báo cáo
Tạo dữ liệu kiểm
thử kiểm tra đồng
bộ các bước
20



Viết báo cáo kiểm

1500

2

3000

thử
Tích hợp và kiểm
thử hệ thống
Sửa lỗi phát sinh và
cập nhật danh sách
phần cứng bổ sung,
cập nhật tài liệu

4000
2000

2

Chuẩn bị môi
trường kiểm thử hệ

5000
2500

2


3000

2

6000

2000

2

4000

thống
Triển khai trên môi
trường thật, kiểm
thử hệ thống theo
dữ liệu thực tế,
chỉnh sửa lỗi phát
sinh, cập nhật tài
liệu
Bàn giao và
nghiệm thu
Chuyển giao sản
phẩm, tài liệu, họp
thống nhất kết thúc
dự án
Tổng

85
triệu


Bảng 1.2 Phân công công việc
1.8.3 Ước lượng chi phí theo điểm chức năng
Với yêu cầu đã nêu của hệ thống, ta có thể thống kê lại như sau:
21


• 7 nhập vào - ở mức độ trung bình
• 6 xuất ra - ở mức độ trung bình
• 1 thao tác với tệp - ở mức độ trung bình
• 7 tìm kiếm - ở mức độ trung bình
• FPS = 7*4 + 6*5 + 1*10 + 7*4 = 96
Ước lượng hệ số điều chỉnh:
Trả lời các câu hỏi, với điểm đánh giá là từ 0 (N/A) đến 5 (Absolutely Essential)
T

Câu hỏi

Fi

Hệ thống có yêu cầu lưu trữ và phục hồi dữ liệu tin cậy

5

không?
Cần có những dữ liệu giao tiếp không?

0

Có các chức năng phân tán không?


0

Việc thực hiện có đạt yêu cầu không?

5

Hệ thống có chạy trên một môi trường chưa tồn tại không?

0

Hệ thống có yêu cầu dữ liệu vào trực tuyến hay không?

0

Dữ liệu vào trực tuyến yêu cầu thực hiện nhập để xây dựng

0

nhiều màn hình hoặc nhiều chức năng?
Các files cập nhật trực tuyến?

0

Việc nhập, xuất files hoặc yêu cầu có phức tạp không ?

4

0


Xử lý xong có phức tạp không ?

3

1

Mã lệnh thiết kế có dùng lại được không ?

3

2

Sự chuyển đổi và cài đặt có bao gồm trong thiết kế không ?

3

3

Hệ thống thiết kế cho nhiều bộ cài đặt cho nhiều tổ chức khác

0

nhau ?
4

Có ứng dụng được thiết kế để dễ dàng thay đổi và sử dụng với
người dùng không ?
27
Bảng 1.3 : bảng ước lượng hệ số điều chỉnh
22


4


 LOC = 27*[96*(0.65+0.01*27)] = 2384
 KLOC =2,384
 Kiểu dự án Organic : cấu trúc rõ ràng, môi trường quen thuộc (dễ) .
Công sức : E = 3.2*
= 8 (Người.tháng)
Số người trong đội dự án : 2 người
 Ước tính thời gian cần để hoàn thành dự án :
Ngày dự định bắt đầu dự án : 10/3/2017
Ngày dự định kết thúc : 19/6/2017
Ngày dự định đưa lên môi trường thật : 20/6/2017
Có dự trù ngân sách không ?
Yes
No
Lý do chọn [yes] vì dự án này có vị trí ưu tiên cao hơn các dự án khác

23


Chương 2: PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HỆ THỐNG
2.1. Danh sách actor
Dựa vào yêu cầu của hệ thống và khảo sát nghiệp vụ nhóm đề tài đã xác định
được danh sách actor như sau:
STT

Tên tác nhân


Ý nghĩa, ghi chú

1

Admin

Người quản trị

2

KhachHang

Khách hàng

2.2. Danh sách Use Case
Dựa vào yêu cầu của hệ thống và khảo sát nghiệp vụ nhóm đề tài đã xác định
được danh sách Use Case như sau:
STT

Tên Use Case

Ý nghĩa/ghi chú

1

Dang nhap

Đăng nhập

2


QL_taixe

Quản lý tài xế

3

QL_ phuxe

Quản lý phụ xe

4

QL_tuyenxe

Quản lý Tuyến xe

5

QL_vengay

Quản lý vé ngày

6

QL_vethang

Quản lý vé tháng

7


QL_Diemban

Quản lý điểm bán

8

TimKiem

Tìm kiếm

9

ThongKe_BaoCao

Thống kê báo cáo

24


2.3. Biểu đồ Use Case
2.3.1. Biểu đồ Use Case tổng quát

QL Phu xe

<<include>>
Phan hoi

QL Tai Xe
<<include>>


<<include>>
QL Tuyen xe
act_admin

Xem tin
<<include>>

Dang nhap
act_nguoidung

QL Ve ngay

<<include>>
Dat ve
<<include>>

QL V Thang

Dang ky

QL diem ban

Hình 2.1 Biểu đồ use case tổng quát
2.3.2. Use Case DangNhap

Act_NguoiQuanTri

DangNhap


Hình 2.2. Use Case DangNhap

25


×