Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (117.75 KB, 3 trang )
Lưu ý khi nuôi cá rô thương phẩm
Nguồn: hoind.tayninh.gov.vn
Trong thực tế, trọng lượng tối đa của cá rô đực thường chỉ bằng 1/2 cá rô
cái có khi chỉ bằng 1/3. Mặc dù cung cấp thức ăn đầy đủ trong quá trình nuôi
nhưng vẫn ảnh hưởng đến năng suất. Vì vậy bà con nên chọn những con cái thả
nuôi để đạt năng suất cao hơn, bà con có thể dùng phương pháp đơn giản sau để
chọn những con cái thả nuôi, mặc dù phương pháp này không đạt được 100% là cá
cái nhưng có thể đạt được khoảng trên 70% bằng cách: Cá giống sau khi ương 45-
60 ngày bà con lọc bỏ những cá nhỏ và chỉ chọn những cá lớn và đồng đều nhau
để thả nuôi. Trước khi lựa cá bà con phải luyện cá để hạn chế tối đa cá bị sây sát,
hao hụt. Còn trường hợp không có điều kiện tự sản xuất con giống, khi cá giống
mua về bà con nên đưa cá vào vèo, giữ cá trong vèo từ 10-15 ngày, sau đó tiến
hành lọc bỏ những con cá nhỏ, chỉ chọn những con cá lớn đồng đều thả nuôi. Bà
con có thể sử dụng thức ăn công nghiệp hoặc thức ăn tự chế biến để nuôi thương
phẩm. Để tránh tình trạng cá ôm trứng trước khi thu hoạch tốt nhất bà con nên tự
sản xuất con giống, nếu không có điều kiện sản xuất thì mua cá bột về ương
(Trung tâm Khuyến nông Kiên Giang đang phối hợp cùng Sở Khoa học Công
nghệ thực hiện đề tài nghiên cứu thử nghiệm sản xuất cá rô đồng toàn cái).
1- Diện tích:
2- Mật độ:
- Nuôi ruộng lúa: Có thể thả 2-3 con/m2. Có thể thả ghép thêm với một số
loài cá khác như: Chép, rô phi, mè trắng...
- Nuôi trong ao: Thả 20-25 con/m2 hay 25-30 con/m2, hoặc 30-40 con/m2.
3- Thức ăn:
Nếu nuôi cá trong ruộng lúa bà con còn tận dụng được nguồn thức ăn từ
ruộng lúa như sâu bọ, thức ăn tự nhiên khi bón phân cho lúa và lượng lúa chét sau
khi thu hoạch.
4- Phòng, trị bệnh:
- Cá nuôi trong vèo sau khi lọc bỏ cá nhỏ, nên tắm bằng nước muối với
nồng độ 1-2% thời gian 10-15 phút hoặc tắm bằng thuốc tím liều 10 ppm thời gian