Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

CÁC BÀI NGHỊ LUẬN CƠ BẢN DẠNG VIẾT ĐOẠN VĂN ÔN THI VÀO 10

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (116.49 KB, 15 trang )

TUYỂN TẬP CÁC BÀI NGHỊ LUẬN CƠ BẢN DẠNG VIẾT ĐOẠN VĂN
TỪ 10-12 CÂU TRONG CẤU TRÚC ĐỀ ÔN THI VÀO LỚP 10
ĐỀ SỐ 1:Viết một đoạn văn khoảng 12 câu trình bày suy nghĩ của em về ý
nghĩa của việc không ngừng học hỏi, liên hệ với phong trào "Tạm dừng đến
trường không dừng học" của ngành giáo dục trong thời gian qua.
*Giải thích thể nào là học hỏi
- Học hỏi là gì? Là quá trình tích lũy kiến thức, kinh nghiệm. Học hỏi góp phần
dẫn đến sự trưởng thành, thay đổi nhận thức và hành vi của cá nhân .
+ Không ngừng học hỏi là liên tục tìm tòi, tích lũy kiến thức, kĩ năng, kinh
nghiệm từ thầy cô, sách vở, các phương tiện thông tin, từ cuộc sống.
* Ý nghĩa của việc không ngừng học hỏi
+ Học hỏi không ngừng để có trình độ, có kĩ năng phục vụ cho cuộc sống của
chính mình và cho xã hội.
+ Để theo kịp xu thế thời đại.
+ Dẫn chứng.
- Liên hệ với phong trào "Tạm dừng đến trường không dừng học" của ngành
giáo dục trong thời gian qua :
+ Đại dịch covid - 19 lan nhanh khắp nơi, gây hậu quả khủng khiếp và ở Việt
Nam các nhà trường đã đóng cửa để thực hiện công tác phòng chống dịch.
Nhưng toàn ngành giáo dục triển khai theo chỉ đạo của BGD "Tạm dừng đến
trường không dừng học"
*Liên hệ
+ "Tạm dừng đến trường không dừng học" thể hiện trong các hoạt động dạy và
học trên mạng internet, trên truyền hình, zalo, ....để học sinh tiếp tục được học.
+ Học sinh thêm sáng tạo, biết vượt khó vươn lên làm chủ hoàn cảnh...
Đề số 2:Viết đoạn văn từ 10 – 12 câu, trình bày suy nghĩ của em về vai trò
của lòng khiêm tốn trong cuộc sống hiện nay.
a. Giải thích và biểu hiện: (0.25đ)
+ Giải thích: Khiêm tốn là có ý thức và thái độ đúng mức trong việc đánh giá
bản thân, không tự đề cao, không kiêu căng, tự phụ -> Là đức tính tốt của con
người.


b. Vai trò của lòng khiêm tốn (1,0đ)
- Giúp ta tiến bộ hơn, thành công hơn -> cơ sở tự hoàn thiện nhân cách.
- Giúp cho việc giao tiếp giữa người với người tốt đẹp hơn.
- Là đức tính cần có, được mọi người yêu mến, nể phục.
(D/c: Trong gia đình: yên ấm, hòa thuận….; ngoài xã hội: giữ được cái tình,
thấy được khiếm khuyết của mình, ưu điểm của người khác…)
c. Bàn luận, mở rộng: (0.25đ)


- Phê phán: Tự kiêu, tự mãn, coi thường người khác, khoe khoang…
- Khiêm tốn không có nghĩa là tự ti, tự hạ thấp mình.
- Bài học nhận thức và hành động.
ĐẾ SỐ 3: Viết một đoạn văn (khoảng 12 câu) trình bày suy nghĩ của em về
ý nghĩa của hi vọng đối với con người trong cuộc sống.
* Giải thích
- Hi vọng là niềm lạc quan, tin tưởng vào những điều tốt đẹp sẽ đến với
mỗi chúng ta.
* Ý nghĩa của hi vọng
+ Sống trong niềm tin, hi vọng là một điều cần thiết đối với mỗi người.
+ Đem lại niềm tin cho con người, giúp họ vượt qua mọi khó khăn, thử
thách. Là phương hướng giúp ta tìm ra con đường tiến tới phía trước, tìm được
lối ra trong những lúc bế tắc nhất của cuộc sống.
+ Hi vọng giúp con người sẵn sàng khám phá những điều mới mẻ.
+ Những người luôn lạc quan, hi vọng còn được sống một cuộc sống
hạnh phúc, họ truyền cảm hứng sống đến những người xung quanh.
( Dẫn chứng)
* Mở rộng : Hi vọng không đồng nghĩa với việc bạn chỉ ngồi đợi kết quả
mà phải gắn liền với sự nỗ lực, cố gắng không ngừng, không nản chí hay bỏ
cuộc lúc nguy nan, chỉ khi ấy bạn mới có thể thấy ánh sáng nơi cuối con đường.
ĐỀ SỐ 4: Em hãy viết một đoạn văn (khoảng 10 đến 12 câu ) trình bày suy

nghĩ về sự cần thiết của tinh thần lạc quan trong cuộc sống.
- Yêu cầu về hình thức: Học sinh viết đúng hình thức đoạn văn
- Yêu cầu về nội dung: Học sinh đảm bảo những ý cơ bản như sau:
* Giới thiệu vấn đề nghị luận: ý nghĩa của tinh thần lạc quan trong cuộc sống
- Lạc quan là luôn vui tươi, vui cười dù có bất kì chuyện gì xảy ra - Lạc quan
như là một liều thuốc bổ cho cuộc sống tươi đẹp hơn.
*Biểu hiện của tinh thần lạc quan
- Luôn tươi cười dù có chuyện gì xảy ra - Luôn yêu đời
- Luôn bình tĩnh xử lí mọi tình huống dù có chuyện gì xảy ra
*. Ý nghĩa của tinh thần lạc quan
- Lạc quan sẽ tạo nên cuộc sống tươi đẹp cho tất cả mọi người
- Giúp chúng ta biết sống một cách có ý nghĩa hơn
- Giúp con người tránh khỏi những hiểm họa trong cuộc sống
- Những người lạc quan thường thành công trong cuộc sống và công việc
- Một số tấm gương về tinh thần lạc quan
- Bác Hồ ở trong tù vẫn có thể sáng tác thơ, ngắm trăng
* Kết thúc vấn đề: Nêu cảm nghĩ của em về tinh thần lạc quan:


- Đây là một tinh thần rất tốt, giúp con người vượt qua số phận
- Bên cạnh đó nó còn có những tác động xấu khi con người có tinh thần lạc
quan thái quá.
ĐỀ SỐ 5: Trước tình hình dịch bệnh trên thế giới đang diễn biến hết sức
phức tạp, em hãy viết một đoạn văn (từ 10 đến 12 câu) trình bày những
việc mình sẽ làm để tự bảo vệ mình và cộng đồng trước sự nguy hiểm của
đại dịch Covid-19 hiện nay.
1. Khái niệm: Covid – 19 là một bệnh dịch do virut corona gây ra. Đó là loại
virut mới chưa từng được phát hiện trước đó, lây lan qua đường hô hấp dưới
dạng giọt bắn và gây ra căn bệnh viêm phổi quái ác.
2. Biểu hiện:

- Tình hình dịch bệch trên thế giới diễn biến vô cùng phức tạp với hơn 200 quốc
gia và vùng lãnh thổ bị nhiễm với hơn 1 triệu ca nhiễm, gần 60 nghìn người tử
vong.
- Nước ta, tình hình dịch bệnh bước sang giai đoạn mới ghi nhận hàng loạt
trường hợp nhiễm mới. Tuy nhiên, nước ta vẫn đang kiểm soát tốt dịch bệnh,
chưa có trường hợp nào tử vong và có hơn 90 bệnh nhân đã xuất viện.
3. Hành động:
- Bằng nhiều cách để hiểu đúng về bệnh dịch virut corona mới 2019, không chia
sẻ những thông tin không chính thống về dịch bệnh.
- Tuyên truyền, giúp đỡ người thân và người tiếp xúc để cùng hiểu đúng về
nCOV.
- Thực hiện đúng khuyến cáo của Bộ Y tế gửi qua tin nhắn SMS hoặc các
phương tiện truyền thông: thận trọng khi tiếp xúc với người khác, đeo khẩu
trang đúng cách, diệt khuẩn; ăn uống đủ chất, sống lạc quan, tin tưởng.
- Lên tiếng tố cáo những hành vi coi thường sức khỏe của cá nhân và cộng đồng
như trốn tránh cách li, khai báo thiếu trung thực, tung tin đồn giả.
ĐỀ SỐ 6: Ý nghĩa của lời cảm ơn
* Giải thích:
+ Lời cảm ơn là lời nói thể hiện sự biết ơn và tình cảm chân thành với người đã
giúp đỡ mình.
*Ý nghĩa của lời cảm ơn
Lời cảm ơn rất cần thiết trong cuộc sống.
+ Nếu trong cuộc sống thiếu đi lời cảm ơn thì cuộc sống mất đi ý nghĩa, mối
quan hệ giữa con người với con người sẽ thiếu sự cảm thông chia sẻ...
*Biểu hiện
- Biết nói thành lời thể hiện sự cảm ơn, biết ơn mỗi khi ai đó giúp mình. Biết ơn
không thể chỉ để trong lòng, nó phải được thể hiện một cách chân thành và kịp
thời.
* Liên hệ với bản thân



+ Những điều em đã làm để cảm ơn người đã giúp đỡ mình

Đề số 7: - Hiếu thảo là là một truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta từ xưa
đến nay, là một phẩm chất tốt đẹp của con người Việt Nam ta.
Giải thíchhiếu thảo là gì ?
- Hiếu thảo là hành động đối xử tốt với ông bà cha mẹ, luôn yêu thương họ
Biểu hiện của lòng hiếu thảo như thế nào?
- Những người có lòng hiếu thảo là người luôn biết cung kính và tôn trọng
ông bà, cha mẹ
- Biết vâng lời và làm cho cha mẹ được vui vẻ, tinh thần được yên tâm.
- Luôn biết sống đúng chuẩn mực với đạo đức xã hội, thực hiện lễ nghi hiếu
nghĩa đối với các bậc sinh thành.
- Lòng hiếu thảo là hành vi vô cùng ý nghĩa mang lại danh tiếng tốt cho ông
bà cha mẹ và tổ tiên.
Cần làm gì để có được lòng hiếu thảo?
- Phải biết kính trọng và yêu thương ông bà cha mẹ
- Chăm sóc, phụng cha mẹ ông bà khi về già
- Cư xử tốt với ông bà cha mẹ, không cãi lại
- Yêu thương anh em trong nhà
-Phê phán lối sống bất hiếu:Sống bất hiếu, vô lễ, thậm chí còn đánh đập đối
xử tàn nhẫn, bỏ rơi cha mẹ già. Đó là một lối sống vô ơn, một nhân cách kém
cỏi, đáng chê trách.
Ý thức rèn luyện
- Phải sống hiếu thảo với ông bà cha mẹ
- Cần thể hiện lòng hiếu thảo đối với ông bà cha mẹ ngay từ hôm nay.
Đề số 8: Suy nghĩ của em về lòng nhân ái
Lòng nhân ái là một trong những phẩm chất cao quý của con người.
* Giải thích: Lòng nhân ái là gì ? là thứ tình cảm thiêng liêng, là sự tôn
trọng, yêu thương, quan tâm, chăm sóc lẫn nhau giữa con người và con người.

* Ý nghĩa của lòng nhân ái
- Lòng nhân ái là một giá trị văn hoá lớn của dân tộc ta


- Giúp người với người gần nhau hơn
- San sẻ những bất hạnh khổ đau của người khác, giúp họ vượt qua
nghịch cảnh và sống tốt đẹp hơn.
- Giúp những con người lầm đường lạc lối trở về với cuộc sống hiền lành,
lương thiện.
- Làm cho tâm hồn trở nên cao đẹp, thánh thiện
- Cuộc sống hạnh phúc, xã hội phát triển.
* Khẳng định lại vấn đề: Lòng nhân ái là phẩm chất đạo đức cần thiết của
con người.
* Liên hệ bản thân: Mỗi cá nhân cần thể hiện lòng nhân ái bằng cách giúp đỡ
những người xung quanh. Cần mở rộng tấm lòng của mình ra xung quanh cuộc
sống để thấy rằng xung quanh ta còn có rất nhiều người cần sự giúp đỡ, yêu
thương.
Đề số 9
Suy nghĩ của em về lòng yêu nước
1. Lòng yêu nước
a. Lòng yêu nước là gì?
- Lòng yêu nước là tình yêu quê hương, đất nước và tinh thần sẵn sàng đem hết
khả năng của mình phục vụ lợi ích của tổ quốc.
- Lòng yêu nước bắt nguồn từ những tình cảm bình dị nhất, gần gũi nhất. Từ
tình cảm gắn bó với hàng xóm, quê hương và được nâng lên thành lòng yêu
nước.
b. Truyền thống yêu nước của dân tộc Việt Nam
- Yêu nước là một truyền thống đạo đức cao quý và thiêng liêng nhất của dân
tộc Việt Nam, là cội nguồn của hàng loạt các giá trị truyền thống khác.
- Lòng yêu nước được hình thành và hun đúc từ trong cuộc đấu tranh liên tục,

gian khổ, kiên cường chống ngoại xâm và trong lao động xây dựng đất nước
- Biểu hiện:
+ Tình cảm gắn bó với quê hương, đất nước
+ Tình yêu thương đối với đồng bào, nòi giống, dân tộc
+ Lòng tự hào dân tộc chính đáng
+ Đoàn kết, kiên cường bất khuất chống giặc ngoại xâm
+ Cần cù và sáng tạo trong lao động.
- Ý nghĩa: Là sức mạnh nội sinh giúp dân tộc, đất nước ta vượt qua khó khăn
thử thách, chiến thắng thiên tai khắc nghiệt và giặt ngoại xâm vươn lên với đầy
đủ bản sắc của mình. Là truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta.
2. Trách nhiệm xây dựng tổ quốc
- Chăm chỉ, sáng tạo trong học tập, lao động, có mục đích động cơ học tập đúng
đắn.


- Tích cực rèn luyện đạo đức, tác phong, sống trong sáng, lành mạnh, tránh các
tệ nạn xã hội.
- Quan tâm đến đời sống chính trị, xã hội của địa phương của đất nước.
- Tích cực tham gia bằng việc góp phần xây dựng quê hương bằng những việc
làm thiết thực, phù hợp với khả năng.
- Biết phê phán, đấu tranh với những hành vi đi ngược lại lợi ích quốc gia, dân
tộc.
3. Trách nhiệm bảo vệ tổ quốc
- Trung thành với tổ quốc, với chế độ xã hội chủ nghĩa.
- Tích cực học tập, rèn luyện thân thể , giữ gìn vệ sinh, bảo vệ sức khỏe.
- Tham gia đăng kí nghĩa vụ quân sự khi đến tuổi, sẵn sàng lên đường làm nghĩa
vụ bảo vệ tổ quốc.
- Tích cực tham gia các hoạt động an ninh quốc phòng ở địa phương, các hoạt
động đền ơn đáp nghĩa.
- Vận động bạn bè, người thân thực hiện tốt nghĩa vụ bảo vệ tổ quốc.

Đề số 10
Viết đoạn văn khoảng 10 đến 12 câu nêu suy nghĩ của em về ý kiến sau:
“Mất nghị lực là mất tất cả”.
1. Giải thích:
+ Nghị lực là ý chí, vượt lên khó khăn, trở ngại, sự cố gắng vượt lên trên bản
thân, vượt lên trên hoàn cảnh.
+Mất nghị lực là mất tất cả nghĩa là khi con người ta không còn cố gắng, phấn
đấu, nỗ lục thì thành công không đến gõ cửa.-> vai trò của nghị lục
2- Phân tích, chứng minh:
+ Khẳng định nhận định trên hoàn toàn đúng.
+ Nghị lực sẽ tôi luyện cho con người những phẩm chất khác như kiên trì, nhẫn
nại...
+ Người có nghị lực sẽ được mọi người yêu mến, kính trọng.
+ Khi mất nghị lực con người sẽ mất đi giá trị của bản thân, không có mục đích,
lí tưởng sống...
+ Dẫn chứng: Thầy Nguyễn Ngọc Kí, Nick Vujicic
3. Bàn luận, mở rộng:
Phê phán những người không có nghị lực, không biết phấn đấu để đạt
được những mục đích trong cuộc sống.
4. Bài học nhận thức và hành động:
+ Nhận thức rõ vai trò của nghị lực
+ Luôn rèn luyện đề ra những mục tiêu cần đạt trong tương lai và cố gắng hết
mình để thực hiện được.
Đề 11:
1) Hiện nay hiện tượng một số bạn học sinh nghiện chơi điện tử không còn
là một hiện tượng hiếm gặp và nó gây ra rất nhiều tác hại 2) Trò chơi


điện tử - game là trò chơi được thiết kế lập trình sẵn thành hệ thống
tương tác trên các thiết bị điện tử ( điện thoại, máy tính..)3) Nghiện

game là tình trạng không thể kiểm soát cảm giác thèm chơi game, chơi
liên tục và ưu tiên việc chơi game hàng đầu trong cuộc sống của người.
2) 4) thựctrạng: Nghiện game hiện nay là một hiện tượng đáng lo ngại và
có nguy cơ lan rộng trong giới học sinh, ngày càng có nhiều học sinh cấp
2 và cấp 3 nghiện chơi game.
3) 5) Khi học sinh nghiện game sẽ bỏ bê, sao nhãng học hành, kết quả giảm
sút. 6) Người nghiện game ăn ngủ thất thường, sức khỏe suy giảm, thậm
chí có cả biểu hiện bệnh lí về tâm thần. như trầm cảm, đờ đẫn thờ ơ với
mọi hoạt động xã hội.7) Ngoài ra nghiện game còn khiến có những bạn
sinh ra trộm cắp, lừa dối cha mẹ thầy cô để có thời gian và có tiền chơi
game. 8) Không ít những vụ án đau lòng trong thời gian gần đây xảy ra vì
vài trăm nghìn để chơi game mà gây ra án mạng,kẻ thủ ác chỉ là những
người còn rất trẻ dưới 18 tuổi. 9) Có những bạn học sinh đang là con
ngoan trò giỏi mà vì nghiện game bỏ nhà đi chơi lêu lổng sa ngã, bỏ học
ngang chừng.
4) Giải pháp liên hệ:
10) Là học sinh chúng ta cần ý thức được tác hại của việc nghiện chơi
game để từ đó không sa đà vào các trò chơi điện tử. 11)Chúng ta cần tập
chung vào nhiệm vụ học tập và vui chơi lành mạnh với bạn bè hoặc tham
gia các môn thể thao vận động để bớt đi thời gian nhàn rỗi trong cuộc
sống vì nhàn cư vi bất thiện. Gia đình …
Đề 12: Viết một đoạn văn về Sống giản dị
-Giải thích:Giản dị là sống một cách đơn giản, tự nhiên, không cầu kì phô
trương trong lối sống.0,25đ
- Biểu hiện của lối sống giản dị bộc lộ ở nhiều phương diện: trang phục, ăn
uống, thói quen, giao tiếp, nói năng, phong cách làm việc...Ý thức sâu sắc về
mục đích và cách sống sao cho hoà đồng và thoải mái, tự nhiên để tạo thành
một phong cách sống. 0,25đ
- Tác dụng của lối sống giản dị: 0,5đ
+ Giản dị khiến người ta dễ hòa nhập với mọi người, làm cho con người

trở nên thân thiện với nhau và giúp ta có thêm bạn bè... góp phần làm sáng lên
nhân cách của mỗi con người.
+ Giản dị tạo nên sự thanh thản, bình yên trong tâm hồn và sự nhàn nhã,
thư thái trong nhịp sống. Khiến con người hòa đồng với tự nhiên, gắn bó sâu sắc
với các cá nhân khác.
+ Sống giản dị giúp chúng ta hoàn thiện bản thân và tạo cho xã hội sự hòa
đồng, bình đẳng, nhân ái.
- Phản đề, cách phát huy: 0,5đ


+ Lối sống giản dị hoàn toàn khác với lối sống cẩu thả, lạc hậu, gò bó,
khuôn mẫu; giản dị cũng không đồng nghĩa với tiết kiệm, hà tiện... giản dị phù
hợp với điều kiện, với hoàn cảnh vẫn thể hiện được sự tao nhã, thanh lịch, văn
hóa.
+ Để sống giản dị, con người phải trải qua sự rèn luyện, cần một năng lực
sống, quyết tâm cao, cũng cần hoà mình vào cuộc sống đế sống và cảm nhận,
cần loại bỏ lòng tham và bù đắp tình yêu cuộc sống. Gia đình,nhà trường giáo
dục định hướng cho trẻ.
Đề 13:
Tác hại của thói quen ý lại















-GT: Ỷ lại là tự bản thân không có trách nhiệm, không cố gắng trong cuộc sống,
dựa dẫm trông chờ vào sự giúp đỡ của người khác một cách thái quá
-Thói ỷ lại đang là một căn bệnh nguy hiểm đặc biết với giới trẻ
2/Biểu
Hiện
thờ ơ với cuộc sống, công việc học tập của chính mình, không suỵ nghĩ cho
tương lai, để mặc bố mẹ sắp đặt mọi việc, bé thì được mua điểm, lớn thì được
chạy việc cho. Hay đơn giản hơn, từ những việc nhỏ nhất như dọn dẹp phòng ở,
giặt giũ,... cũng lười nhác, để bố mẹ làm; gặp bài tập khó thì nhờ vả bạn bè,...
3 / Nguyên nhân
Do sự lười biếng trong cả vận động và tư duy.
Do được gia đình nuông chiều.
4/
Hậu quả của thói ỷ lại:
Người sống ỷ lại, quen dựa dẫm thường lười lao động, suy nghĩ, tư duy,
thiếu năng lực đưa ra quyết định trong những hoàn cảnh cần thiết.Từđó, họ
không làm chủ được cuộc đời, không có bản lĩnh, không có sáng tạo,... dễ gặp
thất bại trong mọi việc.
Họ trở thành gánh nặng cho gia đình, xã hội.
Tương lai của đất nước không thể phát triển tốt đẹp nếu những chủ nhân
tương lai của đất nước đều lười biếng, ỷ lại như vậy.
=> Đó là quan niệm sống lệch lạc.
5/ Cách khắc phục
Thế hệ trẻ cần học cách tự đứng trên đôi chân của mình, không được tự
biến mình thành cây tầm gửi trong cuộc sống.
Thế hệ trẻ hôm nay cần tích cực rèn luyện, trau dồi kiến thức, kỹ năng

sống thật tốt đểluôn là người có bản lĩnh, có chính kiến và chủ động đưa ra
những quyết định tỉnh táo, sáng suốt trong mọi việc.
Gia đình, nhà trường, xã hội cần thay đổi quan niệm về tình yêu thương
và giáo dục, không nuông chiều hay quá bao bọc, cần hình thành và rèn luyện
tính tự lập cho con em mình.


6/ Kết bài
Đề 14: Ý nghĩa của tình bạn
- Giải thích: (0,5)
+ Tình bạn: là tình cảm cao đẹp, trong sáng, gắn bó thân thiết giữa những
người có nét chung về sở thích, tính tình, ước mơ, lý tưởng,…
+Tình bạn đẹp: là tình bạn gắn bó, yêu thương, sẻ chia, đồng cảm, trách nhiệm
và giúp đỡ nhau trong cuộc sống. Tình bạn đẹp đi xa hơn trên cơ sở tôn trọng
lẫn nhau và chân thành, tin cậy nhau.
- Bàn luận:(0,5) Tình bạn có vai trò vô cùng quan trọng đối với mỗi con người:
+ Có tình bạn đẹp thì có nhiều niềm vui và hạnh phúc hơn vì người bạn tốt sẽ là
chỗ dựa tinh thần giúp ta có ý chí, nghị lực để vượt qua khó khăn gian khổ hay
lúc buồn đau.
+ Có tình bạn đẹp giúp ta học hỏi điều hay lẽ phải để hoàn thiện bản thân mình.
Có thể kể đến những tình bạn đẹp của Lưu Bình và Dương Lễ, Bá Nha và Tử
Kì, Nguyễn Khuyến và Dương Khuê,…
+ Suy ngẫm về tình bạn chưa đẹp: những biểu hiện vụ lợi trong tình bạn
- Bài học nhận thức và hành động: (0,5)
+ Biết trân trọng tình bạn, cần giữ tình bạn bền chặt. Phải trung thành, cao
thượng....
Đề 15
Em hãy viết một đoạn văn 10 đến 12 câu trình bày suy nghĩ của em về
vai trò của tinh thần tự học đối với người học sinh trong đó có sử dụng
phép lặp để liên kết đoạn văn (chỉ rõ phép liên kết sử dụng).

a) Về hình thức:
- Viết đủ số câu, dùng phép liên kết và chỉ rõ theo yêu cầu.
- Diễn đạt rõ ràng, chữ viết sạch sẽ, không mắc lỗi chính tả, ngữ pháp.
- Gạch chân câu chủ đề của đoạn văn.
b) Về nội dung
Đoạn văn có thể triển khai theo một hoặc một số hướng sau:
- Giải thích thế nào là tinh thần tự học: Tự học là sự chủ động, tích cực, tự
giác của người học sinh để tìm hiểu, lĩnh hội tri thức và hình thành kĩ năng
cho mình.
- Vai trò của tinh thần tự học đối với học sinh:
+ Giúp ta nắm vững kiến thức sâu, rộng và chủ động hơn.
+ Giúp ta ghi nhớ lâu và vận dụng những kiến thức đã học một cách hữu ích
hơn trong cuộc sống phát huy khả năng sáng tạo của học sinh.
+ Tự học giúp kết quả học tập được nâng cao.
+ Tự học là con đường ngắn nhất giúp ta đạt được thành công và mơ ước.


Đề 16: Suy nghĩ của em về tính tự ti
"Tự ti": Thiếu tự tin, không tin vào khả năng của bản thân, sống mặc cảm, thu
mình.
- "Tự phụ": Kiêu căng, ảo tưởng về bản thân, xem mình luôn là nhất, là đúng,
mà coi thường mọi người xung quanh.
* Phân tích, bàn luận
* Tự ti
- Biểu hiện
+ Nói về tự ti, đó là thái độ tự xem mình thấp hơn người khác, thua kém người
khác.
+ Người tự ti luôn sống khép kín, thu mình, không tin tưởng vào khả năng của
bản thân.
+ Thiếu ý chí,không dám nghĩ, không dám làm.

+ Họ luôn sợ sệt, trốn tránh, nhút nhát trước chỗ đông người. (nêu một vài dẫn
chứng)
- Nguyên nhân
+ Nhận thức, suy nghĩ sai lầm, thiếu làm chủ bản thân.
+ Thiếu trình độ về nhận thức, hiểu biết và năng lực.
+ Thiếu bản lĩnh sống, không tin tưởng vào bản thân, sợ hỏng, sợ sai -> mặc
cảm luôn nghĩ là người bỏ đi...
+ Tác hại: Tự ti mang lại tác hại rất lớn
+ Hình thành một lối sống không tốt.
* Tự phụ
- Biểu hiện
+ Nói về tự phụ lại là một thái độ hoàn toàn trái ngược với tự ti. Nếu ngưòi tự ti
cứ xem mình thấp hơn ngưòi khác thì ngưòi tự phụ lại luôn tự đề cao bản thân
mình, tự xem mình tài giỏi hơn người khác, trong mắt họ thế giới thật nhỏ bé.
+ Người tự phụ luôn chủ quan tự cho mình là đúng.
+ Khi làm được việc gì đó thì tỏ ra coi thường người khác => Biểu hiện của căn
bệnh "ngôi sao". (nêu một vài dẫn chứng tiêu biểu).
- Nguyên nhân:
+ Do chủ nghĩa cá nhân, hay tự đề cao cái "tôi" của bản thân.
+ Do bản tính thiếu khiêm tốn trước mọi người.
- Tác hại: Thật sự rất tai hại cho một người tự phụ sống trong tập thể. Bản chất
chẳng xem ai ra gì rất dễ bị ngưòi khác ghét bỏ, không mến trọng. Do tự xem
mình là tài giỏi nên chẳng quan tâm gì đến cách làm của ngưòi khác, sẽ không
học hỏi được những bài học quý báu, dẫn đến tầm nhìn hạn hẹp, rất khó để có
thể phát triển và vươn ra xa hơn.
=> Tóm lại cả tự ti và tự phụ đều có tác hại rất xấu. Con người có những thái độ
như thế sẽ rất khó hoà nhập cùng với người khác, khó nhận được thiện cảm từ
người khác và quan trọng hơn là chất lượng công việc ngày càng thấp kém
3. Kết bài:



- Khẳng định lại vấn đề nghị luận
Đề 17
Viết một đoạn văn (khoảng 10 – 12 câu) bày tỏ suy nghĩ của em về ý nghĩa
của sự tự tin của con người trong cuộc sống.
* Yêu cầu về hình thức:
- Viết đúng hình thức một đoạn văn (dung lượng từ 10 – 12 câu).
- Diễn đạt mạch lạc, rõ ràng.
* Yêu cầu về nội dung:
- Giải thích: Tự tin là tin tưởng vào khả năng và giá trị của bản thân.
- Ý nghĩa của sự tự tin:
+ Sự tự tin khiến con người chủ động trong công việc, quyết đoán trong hành
động, dám nghĩ, dám làm, ít hoang mang, dao động.
+ Người tự tin luôn thể hiện được khả năng của bản thân, nắm bắt nhiều cơ hội
để thành công trong cuộc sống.
+ Khi gặp khó khăn, biến cố, người tự tin luôn làm chủ suy nghĩ và cảm xúc,
bình tĩnh tìm cách tháo gỡ khó khăn, vượt qua biến cố.
+ Ngược lại, những người không tự tin sẽ thường nhút nhát, e dè, không có ý
chí phấn đấu và khó đạt được thành công trong cuộc sống.
(kết hợp lấy dẫn chứng cụ thể)
- Bàn luận:
+ Tự tin là một phẩm chất cần thiết của mỗi con người trong cuộc sống. Tuy
nhiên, tự tin không có nghĩa là thổi phồng khả năng của bản thân, không nhận
thức đúng giá trị của bản thân, dẫn đến kiêu ngạo.
+ Phê phán những người tự ti, nhút nhát, không có chí tiến thủ, luôn lo âu, sợ
sệt. Phê phán người tự cao, kiêu ngạo
- Bài học nhận thức và hành động:
+ Mỗi người cần hiểu rõ ý nghĩa của sự tự tin trong cuộc sống, không ngừng rèn
luyện sự tự tin, bằng cách chấp nhận thử thách và đối mặt với khó khăn trong
cuộc sống, không ngừng trau dồi tri thức, kỹ năng để hoàn thiện và nâng cao

khả năng của mình.
+ Liên hệ bản thân.
- Liên hệ bản thân, mở ra những suy nghĩ mới.
Đề 18: Tác hại của thói quen xấu
– Thói quen là những phản xạ, hành vi, việc làm được lặp đi lặp lại nhiều lần,
lầu ngày trở thành nếp. Thói quen là thứ mà đôi khi con người ta không nhận ra,
không ý thức được nó. Đúng như nhận xét của Johnson: “Mới đầu, những mắt
xích của thói quen qùá nhỏ để nhận ra, cho tới khi chúng quá lớn thì khó mà
tháo gỡ”. Thói quen không có sẵn mà là kết quả của một quá trình sống, quá
trình hoạt động của mỗi cá nhân. Dựa vào lợi ích hoặc tầc hại do thói quen
mang lại, người ta chia nó thành hai loại: thói quen tốt và xấu. Những thói quen


tốt, chẳng hạn: ngủ dậy sớm, đọc sách, thường xuyên tập thể dục, xác định mục
tiêu công việc rõ ràng, vạch kế hoạch trước khi hành động, gọn gàng ngăn nắp,
… Những thói quen xấu, chẳng hạn: ỷ lại, lề mề, ngại suy nghĩ, luộm thuộm,
nói xấu người khác, tham ăn, nhìn mọi sự theo hướng tiêu cực,…
– Thói quen xấu như một chiếc giường thoải mái, dễ trèo vào nhưng lại khó trèo
ra,ý muốn nói: Việc thay đổi thói quen, đặc biệt thói quen xấu ở một con ngưòi
là rất khó khăn. Bởi vì, thói quen là những gì đã định hình, đã bắt rễ trong lối
sống, trong sở thích của họ. Chẳng thế mà dân gian có câu: Chứng nào tật đấy,
Ngựa quen đường cũ. Thói quen thường đem lại cho con người cảm giác dễ
chịu, “quyến rũ” con người hành động theo sở thích mà không cần phải suy
nghĩ. Theo các nhà tâm lí học, thói quen dựa trên nguyên tắc niềm vui: về bản
chất, con người chỉ muốn được vui vẻ, thoải mái; thích né tránh khó khăn, đau
khổ. Khi những hành động được lặp lại nhiều lần, mà chủ thể lại cảm thấy thoải
mái, thậm chí thích thú với nó thì hành động – tức thói quen đó sẽ rất khó loại
bỏ. Nhà văn người Anh, S. Maugham nhấn mạnh: “Điều bất hạnh ở cõi đời này
là chúng ta từ bỏ thói quen tốt dễ dàng hơn là loại bỏ thói quen xấu”.
– Do tác động của môi trường xã hội, do ảnh hưởng của gia đình và sự chi phối

của cảm xúc, tâm lí cá nhân, giới trẻ Việt Nam hiện đang nhiễm phải một số
thói quen xấu. Điển hình, có thể kể đến: thói quen văng tục chửi thề, dễ nổi
nóng, “nghiện” mạng xã hội, lười đọc sách, lười lao động chân tay, tư duy thụ
động, thờ ơ vô cảm, lạm dụng bia rượu, lười tập thể đục,…
– Văng tục, chửi thề đang trở thành một thói quen hằng ngày, thậm chí là từ cửa
miệng của một bộ phận giới trẻ, trong đó có học sinh, sinh viên. Bên cạnh đó,
đa số giới trẻ hiện nay đều mắc chứng “nghiện” mạng xã hội. Nhiều bạn ngồi
hàng giờ trước máy tính, điện thoại, thậm chí thức thâu đêm để Online, lướt
facebook, và ngủ bù vào ban ngày. Tiếp theo, lười đọc sách cũng là thói quen
phổ biến của những người trẻ tuổi. Có quá nhiều thứ hấp dẫn như phim, game,
mạng xã hội, các cuộc tụ tập vui chơi đã khiến họ, trong đó có học sinh, sinh
viên xa dần việc đọc sách. Ngoài ra, tư duy hòi hợt, ỷ lại, lười biếng, thụ động
cũng là thói quen điển hình của giới trẻ Việt. Họ lấy công nghệ google thay cho
quá trình tự tìm tòi, khám phá; lười tích luỹ.tri thức, lười hỏi, lười trả lời, lười
trao đổi, lười quan tâm,…
– Những thói quen xấu đó đã tàn phá sức khoẻ, gây ra nhiều bệnh tật cho con
người như: cận thị, loạn thị, rối loạn giấc ngủ, thể lực yếu,.. Nghiêm trọng hơn,
những thói quen xấu đó đã hình thành nên những lớp người thiếu kiến thức, yếu
kĩ năng, thiếu tự tin, không có khả năng hợp tác và cạnh tranh. Đất nước trì trệ
phát triển bởi những lớp chủ nhân tương lai trống rỗng, vô hồn như vậy.
– Thói quen rất dễ lây lan, bắt chước. “Trong gia đình, thói quen lan nhanh hơn
là bệnh sởi” (M. Mc Laughin). cần phải thay đổi, loại bỏ những thói quen xậu
càng sớm càng tốt. Bởi vì, “Nếu không chống lại, thói quen sớm trở thành sự
cần thiết” (St. Augustine). Để loại bỏ thói quen xấu, trước hết cần phải có ý chí,
nghị lực và sự quyết tâm mạnh mẽ của bản thân mỗi người. Sau đó, cần dành
thời gian để luyện tập thay đổi hành vi, thay thế thói quen xấu bằng việc hình


thành các thói quen tốt. Nếu cần, chúng ta có thể kêu gọi sự hỗ trợ của gia đình,
bạn bè. Chung ta cũng có thể tự khích lệ mình khi đã lấy lại được quyền “kiểm

soát” hành động chứ không thụ động, chiều lòng tật xấu. Nếu chẳng may nhiễm
lại thói quen cũ, không nên tự dày vò, tặc lưỡi buông xuôi mà phải bình tâm suy
nghĩ tìm lí do “ngựa quen đường cũ” để có cách khắc phục.
– Thói quen là rất cần thiết để con người có thể tiết kiệm được thời gian, tích
luỹ kinh nghiệm trong quá trình trưởng thành và phát triển. Nhưng đó phải là
những thói quen tốt. Gia đình, nhà trường phải là những môi trường đầu tiên và
quan trọng nhất để hình thành nên những thói quen tốt cho các thế hệ trẻ. Và
quan trọng nhất vẫn là sự tự ý thức của mỗi người. Các bạn trẻ hãy luôn rèn
luyện, thực hành thành thạo những thói quen tốt như: sống có trách nhiệm với
chính mình và những người xung quanh; có thói quen xác định mục tiêu, vạch
kế hoạch cụ thể trước khi hành động; kiên trì theo đuổi và thực hiện mục tiêu;
không trì hoãn công việc vì những lí do chủ quan; luyện tập tự duy chủ động,
tích cực và sáng tạo; tranh thủ thời gian để đọc sách và tích luỹ tri thức; tôn
trọng và hợp tác hiệu quả với người khác để cùng hướng tới mục tiêu chung,…
Làm được điều đó, thì dù “lớn lên” với những thói quen xấu chúng ta vẫn có thể
“già đi” với những thói quen tốt (ý của V. Hugo).
1.GT: Thói quen là những phản xạ, hành vi, việc làm được lặp đi lặp lại nhiều
lần, lầu ngày trở thành nếp.
Thói quen có thói quen xấu và tốt
2.Biểu hiện
3.tác hại:
-tàn phá sức khỏe, gây ra nhiều bệnh tật, nghiêm trọng hơn hình thành một lớp
người thiếu kiến thức kĩ năng thiếu tự tin không có khả năng cạnh tranh thiếu sự
hợp tác
4. Cách hạn chế
-để loại bỏ thói quen xấu phải biết nhìn nhận ra những thói quen xấu của bản
thân, có ý chí nghị lực, dành nhiều thời gian để thay đổi hành vi, nhờ mọi người
giúp đỡ
- các bạn trẻ cần sống tích cực và có mục tiêu, có trách nhiệm với bản thân và
những người xung quanh thì sẽ hạn chế được nhiều thói quen xấu

Đề 19
Viết đoạn văn từ 10 đến 12 câu trình bày suy nghĩ của em về vai tròcủa
đức tính tự học?
- Giải thích đức tính tự học: Là tự nỗ lực khám phá tri thức một cách chủ
động, là thái độ nghiêm túc,chăm chỉ, cần mẫn, rèn luyện bền bỉ không ngại khó
khăn, vất vả, tiếp thu tri thức một cách chủ động. (0,25 điểm)
- Vai trò của đức tính tự học(1,0 điểm)
+ Củng cố, tiếp thu nhanh, khắc sâu, nắm vững kiến thức sâu rộng và chủ
động làm chủ kiến thức.


+ Ghi nhớ kiến thức, vận dụng những kiến thức đã học vào cuộc sống.
+ Phát huy khả năng sáng tạo của bản thân.
+ Tạo hứng thú, say mê và năng động hơn trong học tập, giúp ta tự tin
hơn.
+ Kết quả học tập được nâng cao, mở ra cơ hội thành công.
(Dẫn chứng: Chú ý nghe giảng, ghi chép bài đầy đủ, chủ động tìm tòi kiến
thức… không nên học tủ, học vẹt, đối phó mà phải chủ động chiếm lĩnh tri
thức.)
- Mở rộng: Tự học không có nghĩa là tự kiêu không nhận sự chỉ bảo của người
khác mà là luôn chủ động tìm tòi chiếm lĩnh tri thức một cách chủ động ở mọi
nơi, mọi lúc thì mới thành công. (0,25 điểm)
Đề 20
Ý nghĩa việc làm tử tế
1. Giới thiệu vấn đề: Việc tử tế
2. Bàn luận vấn đề:
- Việc tử tế là gì?
+ Việc tử tế: những việc làm tốt, phù hợp với chuẩn mực xã hội và đạo đức, có
ích cho mình và cho mọi người.
+ Người tử tế: là người có tấm lòng tốt, biết quan tâm và chia sẻ, biết đặt lợi ích

chung trên lợi ích cá nhân.
+ Người tử tế không từ chối những việc tốt cần làm.
Nêu
dẫn
chứng
về
những
việc
làm
tử
tế:
+ Những việc tưởng chừng như rất nhỏ mà có ý nghĩa lớn: nhặt một mảnh chai
giữa đường để người khác không dẫm phải, một chiếc xe nghiêng đố có nhiều
bàn tay cùng dựng dậy, một bạn học sinh nhỏ sau giờ học giúp các cô lao công
nhặt rác trên sân trường…
+ Những việc lớn lao cần có sự hi sinh: một nhân viên gác cống xe lửa nhanh
tay cứu một em bé chơi trên đường ray, cộng đồng chung tay góp sức xoa dịu
nỗi đau của một người bệnh nan y,…
- Vì sao cần lắm những việc làm tử tế trong cuộc sống ?
+ Những việc làm tử tế tuy nhỏ sẽ tạo thành thói quen tốt cho mỗi người, dần
dàn hình thành nhân cách cao đẹp.
+ Những việc làm tử tế sẽ làm cho cuộc sống chung tốt đẹp hơn, xã hội văn
minh hơn, con người có văn hoá hơn. Mọi nỗi đau sẽ vơi đi, và hạnh phúc được
chia đều, không còn hận thù, ganh ghét…
+ Mọi người sẽ gắn kết với nhau bằng những việc làm tốt.
+ Những việc làm tử tế luôn được đề cao và người tử tế luôn được xã hội tôn
trọng.
- Phê phán:
- Hiện nay trong cuộc sống vẫn còn nhiều người sống ích kỉ, dửng dưng, vô cảm
với mọi việc đang diễn ra.

- Thậm chí có kẻ lạnh lùng gây ra nỗi đau hoặc phiền toái rắc rối cho người
khác: tài xế vô cảm khi vừa lái xe vừa nghe điện thoại, bạn nhỏ dửng dưng vứt


rác, gian thương làm hàng giả bất chấp tính mạng sức khoẻ người tiêu dùng,
nhiều công trình thi công vô trách nhiệm làm thất thoát tài sản, gây tai nạn…
- Nhận thức đúng, hành động đúng, biết làm việc tử tế hàng ngày:
+ Hãy chung tay góp sức xây dựng cuộc sống tốt đẹp hơn bằng những hành
động tử tế như: làm tốt nhiệm vụ học tập, giúp bạn vượt khó trong học tập,
chăm sóc và quan tâm đến người thân trong gia đình….
3. Kết thúc vấn đề: Sống tử tế là sống có tấm lòng, có nghĩa cử đẹp từ những
cái nhỏ nhặt, bình thường nhưng có khả năng góp phần tạo nên lối sống đẹp
trong xã hội.
Mẫu:
(1)Trong cuộc sống hiện nay , những việc làm tử tế có ý nghĩa vô cùng to lớn.
2)Việc tử tế có thể hiểu là những việc làm tốt, phù hợp với chuẩn mực xã hội và
đạo đức, có ích cho mình và cho mọi người.3) Người tử tế: là người có tấm
lòng tốt, biết quan tâm và chia sẻ, biết đặt lợi ích chung trên lợi ích cá nhân,
người tử tế không từ chối những việc tốt cần làm.4) Những việc tưởng chừng
như rất nhỏ mà có ý nghĩa lớn: nhặt một mảnh chai giữa đường để người khác
không dẫm phải, một chiếc xe nghiêng đố có nhiều bàn tay cùng dựng dậy, một
bạn học sinh nhỏ sau giờ học giúp các cô lao công nhặt rác trên sân trường…
5)Vì sao cần lắm những việc làm tử tế trong cuộc sống ?6) Những việc làm tử tế
tuy nhỏ sẽ tạo thành thói quen tốt cho mỗi người, dần dàn hình thành nhân cách
cao đẹp.7)Những việc làm tử tế sẽ làm cho cuộc sống chung tốt đẹp hơn, xã hội
văn minh hơn, con người có văn hoá hơn, mọi nỗi đau sẽ vơi đi, và hạnh phúc
được chia đều, không còn hận thù, ganh ghét…7) Mọi người sẽ gắn kết với
nhau bằng những việc làm tốt,những việc làm tử tế luôn được đề cao và người
tử tế luôn được xã hội tôn trọng.8) Hiện nay trong cuộc sống vẫn còn nhiều
người sống ích kỉ, dửng dưng, vô cảm với mọi việc đang diễn ra. 9)Nhận thức

đúng, hành động đúng, biết làm việc tử tế hàng ngày:hãy chung tay góp sức
xây dựng cuộc sống tốt đẹp hơn bằng những hành động tử tế như: làm tốt nhiệm
vụ học tập, giúp bạn vượt khó trong học tập, chăm sóc và quan tâm đến người
thân trong gia đình….10)Sống tử tế là sống có tấm lòng, có nghĩa cử đẹp từ
những cái nhỏ nhặt, bình thường nhưng có khả năng góp phần tạo nên lối sống
đẹp trong xã hội.



×