Tải bản đầy đủ (.docx) (115 trang)

Nghiên cứu, xây dựng một hệ thống thông tin phục vụ công tác quản lí nhà nước về công nghệ thông tin cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.23 MB, 115 trang )

HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG

NGUYỄN ĐÌNH CHIẾN

NGHIÊN CỨU, XÂY DỰNG MỘT HỆ THỐNG THÔNG TIN
PHỤC VỤ CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ CÔNG
NGHỆ THÔNG TIN TẠI CẤP TỈNH, THÀNH PHỐ TRỰC
THUỘC TRUNG ƯƠNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT
(Theo định hướng ứng dụng)

HÀ NỘI – 2016


HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG

NGUYỄN ĐÌNH CHIẾN

NGHIÊN CỨU, XÂY DỰNG MỘT HỆ THỐNG THÔNG TIN
PHỤC VỤ CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC
VỀ CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TẠI CẤP TỈNH,
THÀNH PHỐ TRỰC THUỘC TRUNG ƯƠNG
CHUYÊN NGÀNH :

HỆ THỐNG THÔNG TIN

MÃ SỐ: 60.48.01.04 (Hệ thống thông tin)

LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT
(Theo định hướng ứng dụng)



NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN THANH TUYÊN

HÀ NỘI – 2016


1

LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và trừ trong trường hợp
được trích dẫn, chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác

Tác giả luận văn

Nguyễn Đình Chiến


2

LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian học tập tại Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn
thông từ năm 2014 - 2016, tôi đã tìm hiểu, đào sâu, mở rộng thêm được kiến
thức để áp dụng vào thực tế, nhờ đó hoàn thành tốt công việc của mình. Để
đạt được điều đó, tôi muốn bày tỏ lòng cảm ơn về sự giảng dạy nhiệt tình, sự
tâm huyết với học trò và kiến thức chuyên sâu cả lý thuyết lẫn thực hành của
đội ngũ thầy cô trong suốt quá trình tôi được học tập tại ngôi trường này. Tôi
xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc tới Ban lãnh đạo Khoa công nghệ thông tin –
Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn Thông vì đã luôn tạo mọi điều kiện tốt
nhất cho những học viên sau Đại học hoàn thành chương trình học tập đầy

thách thức của mình do vừa phải đi học, vừa phải đi làm.
Với lòng biết ơn chân thành nhất tôi xin gửi lời cảm ơn tới TS Nguyễn
Thanh Tuyên, Phó vụ trưởng Vụ Công nghệ thông tin – Bộ Thông tin và
Truyền thông, là người trực tiếp hướng dẫn khoa học cho tôi vì đã rất tận tình
chỉ bảo phương pháp nghiên cứu, đọc tài liệu, cách giải quyết vấn đề và giúp
đỡ trong việc xây dựng hoàn thiện luận văn. Xin cảm ơn gia đình đã luôn giúp
đỡ, động viên và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi không chỉ trong thời gian học
tập tại Học viện và làm luận văn.
Cuối cùng, mặc dù đã nỗ lực hết sức mình, nhưng do thời gian hạn hẹp
và những hạn chế của bản thân luận văn khó tránh khỏi thiếu sót nhất định.
Tôi rất mong được sự cảm thông và chỉ bảo tận tình của quý thầy cô.
Hà Nội, ngày 10 tháng 12 năm 2016
Học viên

Nguyễn Đình Chiến


3

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN...................................................................................................... 1
LỜI CẢM ƠN........................................................................................................... 2
MỤC LỤC................................................................................................................. 3
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT.................................................................................... 5
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU.............................................................................. 7
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ................................................................................... 8
LỜI MỞ ĐẦU......................................................................................................... 10
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ CÁC HỆ THỐNG ĐÁNH GIÁ, XẾP HẠNG VỀ
CÔNG NGHỆ THÔNG TIN................................................................................... 14

1.1

Tổng quan hệ thống thông tin quản lý................................................... 15

1.1.1
thống thông tin
1.1.2

Khái niệm hệ thống và hệ
15
Hệ thống thông tin quản
lý 15

1.2. Tổng quan về hệ thống Chỉ số Chính phủ điện tử EGDI của Liên Hợp
Quốc................................................................................................................. 17
1.3. Tổng quan hệ thống Chỉ số sẵn sàng cho phát triển và ứng dụng công
nghệ thông tin ở VIỆT NAM (VIETNAM ICT INDEX)................................. 20
1.4. Tổng quan hệ thống Chỉ số VIETNAM ICT INDEX của tỉnh, thành phố
trực thuộc Trung ương..................................................................................... 21
CHƯƠNG II. PHÂN TÍCH NHU CẦU VÀ PHƯƠNG PHÁP TÍNH HỆ THỐNG
CÁC CHỈ SỐ.......................................................................................................... 26
2.1 Phân tích yêu cầu về quản lý Nhà nước về CNTT tại cấp Tỉnh..................26
2.2 Tổng hợp các dữ liệu đầu vào của hệ thống VNMIS của tỉnh, thành phố
trực thuộc Trung ương..................................................................................... 28
2.3 Tổng hợp các dữ liệu đầu ra của hệ thống VNMIS của tỉnh, thành phố
trực thuộc Trung ương..................................................................................... 29


4


2.4. Xây dựng kiến trúc hệ thống VNMIS của tỉnh, thành phố trực thuộc
Trung ương...................................................................................................... 42
CHƯƠNG III: XÂY DỰNG MỘT HỆ THỐNG PHẦN MỀM TÍNH TOÁN CHỈ
SỐ VÀ ĐÁNH GIÁ................................................................................................ 44
3.1 Phân tích các yêu cầu về dữ liệu cần được lưu trữ.....................................44
3.2. Sử dụng hệ quản trị cơ sở dữ liệu SQL SERVER 2012 tạo lập, lưu trữ và
quản trị dữ liệu................................................................................................. 61
3.3. Thiết kế phần mềm, công cụ Visual studio 2013 để xây dựng phần mềm
áp dụng mô hình MVC.................................................................................... 67
3.4. Cài đặt, chạy thử và đánh giá kết quả........................................................ 67
KẾT LUẬN............................................................................................................. 75
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................. 76
PHỤ LỤC 01: DỮ LIỆU PHÂN TÍCH TỪ CÁC CHỈ SỐ...................................... 78


5

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Viết tắt
GP
ANTT
ATTT
CB
CNTT

CNTT-TT

CPĐT
CPNet
CQNN


CSDL
ĐH
DN
ĐVTT


6

Viết tắt

EGDI

HCI
HTTT
HTTTQL
OSI
PMNM
STTTT

TII

THCS
THPT
TTTT

VNMIS


7


DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1 Bảng xếp hạng của Việt Nam theo hệ thống Chỉ số EGDI từ năm 2008
đến năm 2016 …………………………..…………………………………………18
Bảng 1.2 Xếp hạng của tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương từ năm 2012 đến
năm 2014 theo hệ thống Chỉ số VIETNAM ICT INDEX (Nguồn: Báo cáo
VIETNAM ICT INDEX 2014, 2013, 2012) ……………………………………..22
Bảng 3.1 Trường dữ liệu người dùng........................................................................................ 46
Bảng 3.2 Trường dữ liệu chỉ tiêu hạ tầng kỹ thuật............................................................... 47
Bảng 3.3 Trường dữ liệu nhân lực CNTT................................................................................. 50
Bảng 3.4 Trường dữ liệu chỉ tiêu ứng dụng CNTT............................................................... 53
Bảng 3.5 Trường dữ liệu chỉ tiêu sản xuất, kinh doanh CNTT......................................... 59
Bảng 2.6 Trường dữ liệu chỉ tiêu môi trường tổ chức và chính sách............................. 60
Bảng 3.7 Trường dữ liệu tỉnh......................................................................................................... 60
Bảng 0.1 Phân tích dữ liệu đầu vào cho VNMIS từ Chỉ số EGDI.................................. 78
Bảng 0.2 Phân tích dữ liệu đầu vào cho VNMIS từ Chỉ số VIETNAM ICT INDEX
81
Bảng 0.3 Danh sách dữ liệu của Chỉ số EGDI chưa có trong VIETNAM ICT
INDEX................................................................................................................................................... 91
Bảng 0.4 dữ liệu đầu vào VNMIS................................................................................................ 93
Bảng 0.5 Dữ liệu đầu ra VNMIS.............................................................................................. 105


8

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
Hình 1.1 Mô hình cấu trúc hệ thống thông tin quản lý……………………………17
Hình 1.2 Mô hình Chỉ số Chính phủ điện tử EGDI của Liên Hợp Quốc ………....18
Hình 1.3 Biểu đồ vị trí xếp hạng Việt Nam theo hệ thống EGDI................................... 19
Hình 1.4 Mô hình hệ thống Chỉ số VIETNAM ICT INDEX của Tỉnh …………...24

Hình 2.1 Mô hình cấu trúc hệ thống thông tin phục vụ công tác quản lý Nhà nước
về công nghệ thông tin tại cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.......................43
Hình 3.1 Lược đồ ERD hệ thống VNMIS.............................................................................. 45
Hình 3.2 Lược đồ sau khi chuẩn hóa........................................................................................ 46
Hình 3.3 Bảng thiết kế dữ liệu người dung trong hệ quản trị SQL SERVER...........61
Hình 3.4 Bảng thiết kế dữ liệu tỉnh trong hệ quản trị SQL SERVER..........................61
Hình 3.5 Bảng thiết kế dữ liệu hạ tầng kỹ thuật trong hệ quản trị SQL SERVER .62
Hình 3.6 Bảng thiết kế dữ liệu nhân lực CNTT trong hệ quản trị SQL SERVER . 63
Hình 3.7 Bảng thiết kế dữ liệu ứng dụng CNTT trong hệ quản trị SQL SERVER.64
Hình 3.8 Bảng thiết kế dữ liệu sản xuất, kinh doanh CNTT trong hệ quản trị
SQL SERVER................................................................................................................................... 65
Hình 3.9 Bảng thiết kế dữ liệu môi trường tổ chức và chính sách trong hệ quản trị
SQL SERVER................................................................................................................................... 65
Hình 3.10 Bảng thiết kế quan hệ giữa các bảng dữ liệu trong hệ quản trị SQL
SERVER.............................................................................................................................................. 66
Hình 3.11 Mô hình lập trình MVC............................................................................................ 67
Hình 3.12 Giao diện trang chủ của hệ thống......................................................................... 68
Hình 3.13 Giao diện dữ liệu đầu vào các tỉnh...................................................................... 68
Hình 3.14 Giao diện dữ liệu đầu vào người dùng............................................................... 69
Hình 3.15 Giao diện dữ liệu đầu vào hạ tầng kỹ thuật..................................................... 69
Hình 3.16 Giao diện dữ liệu đầu vào tổ chức chính sách................................................ 70
Hình 3.17 Giao diện dữ liệu đầu vào nhân lực CNTT...................................................... 70


9

Hình 3.18 Giao diện dữ liệu đầu vào sản xuất kinh doanh CNTT.............................. 71
Hình 3.19 Giao diện dữ liệu đầu vào ứng dụng CNTT.................................................... 71
Hình 3.20 Giao diện dữ liệu đầu ra hạ tầng kỹ thuật....................................................... 72
Hình 3.21 Giao diện dữ liệu đầu ra tổ chức chính sách................................................... 72

Hình 3.22 Giao diện dữ liệu đầu ra nhân lực CNTT....................................................... 73
Hình 3.23 Giao diện dữ liệu đầu ra nhân lực CNTT....................................................... 73
Hình 3.24 Giao diện dữ liệu đầu ra ứng dụng CNTT..................................................... 74


10

LỜI MỞ ĐẦU
Ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin (CNTT) là một trong những lĩnh
vực được ưu tiên ở Việt Nam trong những năm qua cũng như trong giai đoạn 20162020. Nhiều văn kiện của Đảng và Nhà nước ban hành trong thời gian qua đã khẳng
định CNTT là một trong những nền tảng quan trọng của phát triển kinh tế, xã hội.
Nghị quyết số 36-NQ/TW ngày 01/7/2014 của Bộ Chính trị (khoá XI) về đẩy mạnh
ứng dụng, phát triển CNTT đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững và hội nhập quốc
tế nêu rõ “CNTT là một công cụ hữu hiệu tạo lập phương thức phát triển mới và bảo
vệ Tổ quốc trong tình hình mới; là một trong những động lực quan trọng phát triển
kinh tế tri thức, xã hội thông tin, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia trong quá
trình hội nhập quốc tế; góp phần đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá, bảo đảm
phát triển nhanh, bền vững đất nước.”
Tuy nhiên, về mặt lý thuyết cho đến nay khái niệm hệ thống thông tin quản
lý (HTTTQL) chủ yếu được áp dụng ở mức độ vi mô cho các tổ chức doanh nghiệp,
cho phép nhà lãnh đạo, quản lý có các thông tin đầy đủ, kịp thời để ra quyết định
điều hành một cách hợp lý.
Ở cấp độ vĩ mô, HTTTQL có thể áp dụng cho việc quản lý một ngành, địa
phương nhằm cung cấp thông tin đầy đủ kịp thời để hoạch định chính sách, kế
hoạch, chương trình, dự án một cách phù hợp. Luận văn này tập trung nghiên cứu
và xây dựng HTTTQL CNTT trong Nhà nước Việt Nam, nhằm nghiên cứu một số
vấn đề về lý thuyết và thực tiễn về HTTTQL áp dụng trong quản lý Nhà nước về
CNTT ở cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi tắt là Tỉnh). Thực
tế đây là một đề tài có tính mới về cả vấn đề lý luận (áp dụng cho quy mô địa
phương) và thực tiễn (góp phần cho công tác quản lý của Chính phủ và các cơ quan

liên quan).
Hiện nay những hệ thống thông tin phục vụ công tác quản lý Nhà nước tại
cấp Tỉnh về CNTT mặc dù đã được xây dựng nhưng chưa hoàn thiện. Bộ Thông tin
và Truyền thông, Tổng cục Thống kê và một số Hiệp hội đã điều tra, khảo sát số


11

liệu. Tuy nhiên các số liệu này thiếu sự đồng bộ và chủ yếu phục vụ cho công tác
thống kê, đánh giá xếp hạng mà chưa được xây dựng theo quan điểm, lý thuyết về
HTTTQL. Do vậy thông tin thường không đầy đủ, chính xác, kịp thời. Hơn nữa, dữ
liệu do các cơ quan Việt Nam xây dựng không nhất quán với các hệ thống đánh giá,
xếp hạng quốc tế, đặc biệt là của Liên Hợp Quốc, như hệ thống chỉ số về phát triển
Chính phủ điện tử E-Government Development Index (EGDI), đồng thời cũng
không đảm bảo công tác nghiên cứu xây dựng chính sách, ra quyết định quản lý của
Nhà nước một cách phù hợp đặc biệt cho Chính phủ ở Trung ương cũng như Ủy ban
nhân dân tỉnh và STTTT tại các địa phương. Do vậy, đề tài tập trung nghiên cứu,
xây dựng một hệ thống thông tin phục vụ công tác quản lý Nhà nước tại cấp Tỉnh về
CNTT.
Về mô hình, việc quản lý thông tin của một tỉnh có những nét tương đồng với
cấp chính phủ, quốc gia với các ngành kinh tế, xã hội về công tác ứng dụng và phát
triển CNTT...Tuy nhiên cũng có sự khác biệt đáng kể, ví dụ như có những tỉnh chỉ
có ứng dụng CNTT mà không có phát triển công nghiệp CNTT, có tỉnh cân đối
được ngân sách nhưng có tỉnh không tự cân đối được.
Các chỉ số phát triển Chính phủ điện tử EGDI là hệ thống đánh giá, xếp hạng
CNTT của Liên Hợp Quốc. Chỉ số EGDI bao gồm chỉ số thành phần Chỉ số dịch vụ
công trực tuyến (Online Service Index - OSI), Chỉ số cơ sở hạ tầng viễn thông
(Telecommunication Infrastructure Index - TII), và Chỉ số nguồn nhân lực (Human
Capital Index - HCI) cung cấp thông tin cần thiết.
Hệ thố ng ch ỉ s ố đánh giá xếp hạ ng mức độ sẵ n s àng cho phát tri ển và ứ

ng d ụng CNTT VIETNAM ICT INDEX do Hội Tin học Việt Nam phối hợp với
Văn phòng Ban Chỉ đạo quốc gia về CNTT thực hiện (nay là Vụ CNTT, Bộ Thông
tin và Truyền thông) đã phản ánh một phần về bức tranh phát triển về CNTT địa
phương. Tuy nhiên chưa phù hợp với hệ thống chỉ số EGDI của Liên Hợp Quốc,
đồng thời cũng không đáp ứng được yêu cầu về đánh giá các chương trình về phát
triển CNTT năm 2016-2020 tại các địa phương.


12

Một hệ thống thông tin phục vụ công tác quản lý Nhà nước tại cấp Tỉnh về
CNTT cần được xây dựng dựa trên yêu cầu đặt ra từ các chiến lược, chính sách,
chương trình, dự án của quốc gia, đồng thời có thể tham khảo từ hệ thống Chỉ số
EGDI và các Chỉ số VIETNAM ICT INDEX để có được một HTTTQL về CNTT
một cách đầy đủ, chính xác.
Các HTTTQL tin học hóa đang dần dần trở thành một công cụ không thể
thiếu trong công tác quản lý ở mọi cơ quan Nhà nước, các doanh nghiệp khác nhau.
HTTTQL trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh, các qui trình giải
quyết hồ sơ giấy tờ. Nó cho thấy được những lợi ích to lớn của các HTTTQL trong
việc khai thác, xử lý, lưu trữ và truyền đạt thông tin. Do CNTT ngày càng phát triển
lớn mạnh, việc đánh giá và đưa ra quyết định về phát triển CNTT tại cấp Tỉnh là
điều rất quan trọng. Trong khuôn khổ luận văn này, tác giả đề xuất nghiên cứu và
xây dựng một Hệ thống thông tin phục vụ công tác quản lý Nhà nước về CNTT tại
cấp Tỉnh (được gọi tắt là VNMIS).
Hệ thống này có nhiệm vụ thu thập thông tin tại cấp Tỉnh, xử lý thông tin
qua công thức tính toán trên phần mềm VNMIS, lưu trữ dữ liệu đầu vào, truyền tải
thông tin đầu ra nhanh và kịp thời đến người sử dụng qua hệ thống phần mềm trên
nền web.
Thu thập thông tin: Dữ liệu đầu vào của hệ thống được thu thập tại các tỉnh.
Để xác định một cách đầy đủ và chính xác các dữ liệu đầu vào cung cấp cho hệ

thống thông tin VNMIS. Tác giả phân tích các dữ liệu đầu vào từ hệ thống chỉ số
Chính phủ điện tử EGDI của Liên Hợp Quốc ở Chương I và phân tích các dữ liệu
đầu vào từ hệ thống chỉ số VIETNAM ICT INDEX của Tỉnh ở Chương II.
Xử lý thông tin: các dữ liệu đầu vào được phần mềm VNMIS tính toán theo
công thức ở Chương II để đưa ra được các bảng số liệu báo cáo, các con số đánh giá
hiện trạng và quá trình phát triển của CNTT tại các địa phương.
Lưu trữ dữ liệu đầu vào và kết quả sau khi xử lý thông tin: Kết quả của quá
trình xử lý thông tin được lưu trữ vào hệ quản trị cơ sở dữ liệu SQL server để sử


13

dụng lâu dài, các dữ liệu đầu vào và kết quả báo cáo sau khi sử lý thông tin được
thiết kế và xây dựng phần mềm ở Chương III.
Truyền đạt thông tin: Các kết quả xử lý thông tin được truyền đến người sử
dụng nội bộ tổ chức hoặc bên ngoài bằng phần mềm VNMIS. Phần mềm VNMIS
được thiết kế sử dụng công nghệ Web để cho phép việc cập nhật dữ liệu được liên
tục hoặc theo chu kỳ. Phần mềm này cũng cho phép cung cấp thông tin cho người
sử dụng nội bộ (các nhà quản lý) hoặc bên ngoài (người dân).
Hệ thống xử lý thông tin đưa ra các báo cáo đầu ra có vai trò rất quan trọng
trong công tác quản lý và ra quyết định. Nó cung cấp các thông tin cần thiết, kịp
thời và chính xác cho các cấp lãnh đạo và cán bộ quản lý để họ có thể đưa ra được
các quyết sách hiệu quả về ứng dụng và phát triển CNTT tại địa phương.
Đây là lý do tôi chọn đề tài: Nghiên cứu, xây dựng một hệ thống thông tin
phục vụ công tác quản lý Nhà nước về công nghệ thông tin tại cấp tỉnh, thành
phố trực thuộc Trung ương.
Nội dung nghiên cứu cụ thể của các chương bao gồm:

-


-

Nghiên cứu hệ thống chỉ số về phát triển Chính phủ điện tử EGDI.

-

Nghiên cứu hệ thống chỉ số VIETNAM ICT INDEX

Nghiên cứu chính sách, báo cáo về chỉ số sẵn sàng cho phát triển và ứng

dụng CNTT và truyền thông Việt Nam.
-

Ứng dụng xây dựng chương trình quản lý hệ thống VNMIS.

Nội dung luận văn gồm 3 chương:
Chương I: Tổng quan về các hệ thống đánh giá, xếp hạng về CNTT.
Chương II: Phân tích nhu cầu và phương pháp tính hệ thống các chỉ số.
Chương III: Xây dựng một hệ thống phần mềm tính toán chỉ số và đánh giá.


14

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ CÁC HỆ THỐNG ĐÁNH GIÁ,
XẾP HẠNG VỀ CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
Giới thiệu chung:
Chương này giải quyết những vấn đề: Đưa ra cái nhìn tổng quan về các hệ thống
chỉ số về CNTT trong nước và quốc tế. Nêu được tổng quan về các hệ thống Chỉ số
Chính phủ điện tử EGDI của Liên Hợp Quốc, Hệ thống Chỉ số VIETNAM ICT INDEX
và Hệ thống Chỉ số VIETNAM ICT INDEX của Tỉnh và sử dụng các phương pháp

luận phân tích các hệ thống đánh giá các hệ thống đó. Tác giả đề xuất đưa ra hệ thống
VNMIS là một hệ thống thông tin phục vụ công tác quản lý Nhà nước về CNTT tại cấp
Tỉnh. Hệ thống VNMIS này lưu trữ các trường dữ liệu đầu vào và đưa ra các dữ liệu
đầu ra theo yêu cầu cần thiết của các nhà lãnh đạo, quản lý.

Kết cấu của Chương I bao gồm:
1.1. Tổng quan hệ thống thông tin quản lý
1.2. Tổng quan về hệ thống Chỉ số Chính phủ điện tử EGDI của Liên Hợp Quốc.

1.3. Tổng quan hệ thống Chỉ số sẵn sàng cho phát triển và ứng dụng công
nghệ thông tin ở VIỆT NAM (VIETNAM ICT INDEX).
1.4 . Tổng quan hệ thống Chỉ số VIETNAM ICT INDEX của tỉnh, thành phố
trực thuộc Trung ương.


15

1.1 Tổng quan hệ thống thông tin quản lý
1.1.1 Khái niệm hệ thống và hệ thống thông tin
Hệ thống là một tập hợp các phần tử (các thành phần) có liên hệ với nhau,
hoạt động để hướng tới mục đích chung theo cách tiếp nhận các yếu tố vào, sinh ra
các yếu tố ra trong một quá trình xử lý có tổ chức.
Hệ thống có ba thành phần cơ bản:
-

Các yếu tố đầu vào.

-

Xử lý, chế biến.


-

Các yếu tố đầu ra.

Hệ thống thông tin (HTTT) là hệ thống có nhiệm vụ thu thập, xử lý, lưu
trữ và truyền thông tin đến các đối tượng cần sử dụng thông tin.
Dưới đây là các tiêu chuẩn chất lượng để đánh giá một HTTT:
-

Độ tin cậy: thể hiện qua độ xác thực và chính xác.

Tính đầy đủ: thể hiện sự bao quát các vấn đề đáp ứng yêu cầu của nhà
quản lý.
-

Tính thích hợp và dễ hiểu: Thể hiện sự mạch lạc, thích ứng với người nhận

thông tin không nên sử dụng quá nhiều từ viết tắt hoặc đa nghĩa... tránh tổn phí do việc
tạo ra những thông tin thừa hoặc là ra quyết định sai vì thiếu thông tin cần thiết.

-

Tính được bảo mật: Thông tin là một nguồn lực quý báu của tổ chức.

Thông tin phải được bảo vệ và chỉ những người được quyền mới được phép tiếp cận
tới thông tin. Sự thiếu an toàn về thông tin cũng có thể gây ra những thiệt hại lớn
cho tổ chức.
-


Tính kịp thời: Thông tin có thể là tin cậy, dễ hiểu, thích ứng và được bảo vệ

an toàn nhưng vẫn không có ích khi nó không được gửi tới người sử dụng vào lúc
cần thiết.

1.1.2 Hệ thống thông tin quản lý


16

HTTTQL là hệ thống có chức năng thu thập, xử lý, lưu trữ và phân phối thông
tin cần thiết cho các đối tượng sử dụng trong bộ máy quản lý để hỗ trợ ra quyết
định, phối hợp hoạt động và điều khiển các tiến trình trong tổ chức.
HTTTQL được chia làm 3 loại như sau:
Phân loại theo cấp ứng dụng: Các HTTTQL trong mỗi tổ chức phục
vụ các
cấp: tác nghiệp, chuyên gia, chiến thuật và chiến lược.
-

Phân loại theo mục đích phục vụ của thông tin đầu ra: Theo cách này có

năm loại: HTTT xử lý giao dịch, HTTT phục vụ quản lý, hệ thống trợ giúp ra quyết
định, HTTT hỗ trợ điều hành và Hệ thống chuyên gia.
-

Phân loại theo chức năng, nghiệp vụ: Các HTTT theo cách phân loại này sẽ

được gọi tên theo chức năng nghiệp vụ mà chúng hỗ trợ trong cả cấp tác nghiệp, cấp
chiến thuật và cấp chiến lược.
HTTTQL nhằm trợ giúp các hoạt động quản lý của tổ chức, các hoạt động

này nằm ở mức điều khiển tác nghiệp, điều khiển chiến thuật hoặc lập kế hoạch
chiến lược. Chúng dựa chủ yếu vào các cơ sở dữ liệu (CSDL) được tạo ra bởi các hệ
xử lý giao dịch cũng như từ các nguồn dữ liệu ngoài tổ chức. Chúng tạo ra các báo
cáo cho các nhà quản lý một cách định kỳ hoặc theo yêu cầu, tóm lược tình hình về
một mặt nào đó của tổ chức. Các báo cáo này thường có tính so sánh, chúng làm
tương phản tình hình hiện tại với một tình hình đã được dự kiến trước, tình hình
hiện tại với một dự báo, các dữ liệu hiện thời và các dữ liệu lịch sử. Vì các HTTT
phục vụ quản lý phần lớn dựa vào các dữ liệu sinh ra từ các hệ xử lý giao dịch, do
đó chất lượng thông tin mà chúng cho phụ thuộc rất nhiều vào việc vận hành tốt hay
xấu của hệ xử lý giao dịch. Hệ thống phân tích năng lực bán hàng, theo dõi chi tiêu,
theo dõi năng suất hoặc sự vắng mặt của nhân viên, nghiên cứu về thị trường... là
các HTTTQL.
HTTTQL hướng đến hỗ trợ thông tin toàn diện cho tất cả những ai cần và
được phép sử dụng thông tin của tổ chức. Dưới đây là cấu trúc của một HTTTQL.


17

Hình 1.1 Mô hình cấu trúc hệ thống thông tin quản lý

1.2. Tổng quan về hệ thống Chỉ số Chính phủ điện tử EGDI của Liên
Hợp Quốc.
Hệ thống đánh giá Chính phủ điện tử (CPĐT) của Liên Hợp Quốc EGDI là
hệ thống đánh giá toàn diện về tính sẵn sàng và khả năng của CPĐT quốc gia. Hệ
thống Chỉ số EGDI bao gồm 3 chỉ số là: Chỉ số OSI, Chỉ số TII, và Chỉ số HCI theo
các tiêu chí riêng và Chỉ số EGDI được tính theo công thức sau.
Công thức:

EGDI = (OSI + TII + HCI) / 3



18

EGDI

Chỉ số hạ tầng viễn thông
Chỉ số nguồn nhân lực

Hình 1.2 Mô hình Chỉ số Chính phủ điện tử EGDI của Liên Hợp Quốc

Dưới đây là bảng xếp hạng của Việt Nam theo hệ thống Chỉ số EGDI của
Liên Hợp Quốc.
Bảng 1.1 Bảng xếp hạng của Việt Nam theo hệ thống Chỉ số EGDI từ năm 2008 đến
năm 2016

Năm
2008
2010
2012
2014
2016


19

(Bảng thống kê trên được tổng hợp từ nguồn tài liệu:
- United Nations E-Government Survey 2010, nguồn:

/>- United Nations E-Government Survey 2012, nguồn:


/>- United Nations E-Government for the People E-Government Survey 2014 nguồn:
/>- United Nations E-Government Survey 2016 nguồn:

/>
Biểu đồ vị trí xếp hạng Việt Nam với hệ thống EGDI
105
100
95
90
85
80
75
2008

2010

2012

2014

2016

Vị trí Việt Nam ở EGDI

Hình 1.3 Biểu đồ vị trí xếp hạng Việt Nam theo hệ thống EGDI


20

Từ biểu đồ trên cho thấy năm 2008 vị trí xếp hạng của Việt Nam là 91, năm

2010 là 90, năm 2012 có tăng lên là 83. Tuy nhiên năm 2014 giảm xuống vị trí là 99
đến năm 2016 là 89. Vị trí của Việt Nam năm 2008 đến năm 2016 không có sự tăng
nhiều mặc dù có nhiều chính sách để phát triển CPĐT và sự hiểu biết về tầm quan
trọng cũng như cố gắng nỗ lực phát triển CPĐT ở các tỉnh thành, địa phương. Do
vậy một hệ thống thông tin phục vụ công tác quản lý Nhà nước về CNTT tại cấp
Tỉnh (VNMIS) cần phải phù hợp với hệ thống Chỉ số EGDI và hệ thống Chỉ số
VIETNAM ICT INDEX.
Để thiết kế VNMIS được phù hợp với hệ thống EGDI. Tác giả phân tích hệ
thống Chỉ số EGDI. Kết quả phân tích hệ thống số liệu đầu vào cho VNMIS từ hệ
thống Chỉ số EGDI của Liên Hợp Quốc, được thể hiện tại Phụ lục 01 Bảng 0.1 Phân
tích dữ liệu đầu vào cho VNMIS từ chỉ số EGDI.
1.3. Tổng quan hệ thống Chỉ số sẵn sàng cho phát triển và ứng dụng công nghệ
thông tin ở VIỆT NAM (VIETNAM ICT INDEX).
Hệ thố ng ch ỉ s ố đánh giá xếp hạ ng mức độ sẵn sàng cho phát tri ển và ứng
dụ ng CNTT Việt Nam do Hội Tin học Việt Nam phối hợp cùng với Văn phòng Ban
Chỉ đạo quốc gia về CNTT/Vụ Công nghệ thông tin xây dựng từ 2005 đến 2013 và
sau đó là Vụ Công nghệ thông tin, Bộ Thông tin và Truyền thông từ năm 2014 đến
nay. VIETNAM ICT INDEX là thước đo mức độ sẵn sàng cho phát triển, ứng dụng
CNTT và truyền thông, giúp cho các Bộ, Ngành, các tỉnh thành và các doanh nghiệp
hiểu rõ về thực trạng ứng dụng Công nghệ thông tin và truyền thông (CNTT-TT)
của đơn vị mình để có biện pháp, chính sách phù hợp nhằm cải thiện, nâng cao hiểu
quả ứng dụng CNTT-TT phục vụ các mục tiêu chính trị, kinh tế, xã hội của ngành,
địa phương và doanh nghiệp.
VIETNAM ICT INDEX năm 2015 ứng dụng trong các khu vực như sau:
VIETNAM ICT INDEX của tỉnh, thành phố Việt Nam là chỉ số về độ sẵn sàng cho
ứng dụng và phát triển CNTT-TT của tỉnh, thành phố Việt Nam. ICT INDEX của
các Bộ, cơ quan ngang Bộ: Chỉ số về độ sẵn sàng cho ứng dụng và phát triển


21


CNTT-TT của các Bộ, cơ quan ngang Bộ. VIETNAM ICT INDEX của Ngân hàng
thương mại: chỉ số về độ sẵn sàng cho ứng dụng và phát triển CNTT-TT của Ngân
hàng thương mại. VIETNAM ICT INDEX của các tập đoàn kinh tế, tổng công ty
lớn: Chỉ số về độ sẵn sàng cho ứng dụng và phát triển CNTT-TT của các tập đoàn
kinh tế, tổng công ty lớn.
Mỗi bộ chỉ số gồm các chỉ số như sau:
VIETNAM ICT INDEX của tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương gồm các
chỉ tiêu đánh giá: Hạ tầng kỹ thuật gồm gồm 15 chỉ tiêu, Hạ tầng nhân lực CNTT
gồm 8 chỉ tiêu, Ứng dụng CNTT gồm 9 chỉ tiêu và Sản xuất, kinh doanh CNTT
gồm 3 chỉ tiêu.
VIETNAM ICT INDEX của Bộ, cơ quan ngang Bộ gồm các chỉ tiêu đánh
giá: Hạ tầng kỹ thuật CNTT gồm 6 chỉ tiêu, Hạ tầng nhân lực CNTT gồm 6 chỉ tiêu,
Ứng dụng CNTT gồm 10 chỉ tiêu, Môi trường tổ chức và chính sách gồm 3 chỉ tiêu.
VIETNAM ICT INDEX của các Ngân hàng thương mại gồm các chỉ tiêu
đánh giá: Hạ tầng kỹ thuật CNTT gồm 9 chỉ tiêu, hạ tầng nhân lực CNTT gồm 4 chỉ
tiêu, Ứng dụng CNTT gồm 10 chỉ tiêu, Ứng dụng CNTT gồm 10 chỉ tiêu, Môi
trường và chính sách gồm 2 chỉ tiêu.
VIETNAM ICT INDEX của các Tập đoàn kinh tế, tổng công ty lớn gồm các
chỉ tiêu đánh giá: Hạ tầng kỹ thuật CNTT gồm 5 chỉ tiêu, Hạ tầng nhân lực CNTT
gồm 4 chỉ tiêu, Ứng dụng CNTT gồm 6 chỉ tiêu, Môi trường tổ chức và chính sách
gồm 3 chỉ tiêu.
Hệ thống Chỉ số VIETNAM ICT INDEX áp dụng cho mỗi mô hình theo mỗi
chỉ tiêu riêng phù hợp giúp tăng hiệu quả đánh giá.
1.4. Tổng quan hệ thống Chỉ số VIETNAM ICT INDEX của tỉnh, thành phố
trực thuộc Trung ương.
Hệ thống Chỉ số VIETNAM ICT INDEX của Tỉnh là một trong các mô hình
trên, là một hệ thống chỉ số quan trọng đánh giá mức độ s ẵn s àng cho phát



22

tri ển và ứ ng d ụ ng CNTT của Tỉnh. Ngoài ra chỉ số này góp phần quan trọng trong
đánh giá mức độ sẵ n sàng cho phát triể n và ứng dụ ng CNTT của quốc gia nói
chung.
Dưới đây là bảng xếp hạng của Tỉnh từ năm 2012 đến năm 2014 theo hệ
thống Chỉ số VIETNAM ICT INDEX.
Bảng 4.2 Xếp hạng của tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương từ năm 2012 đến năm
2014 theo hệ thống Chỉ số VIETNAM ICT INDEX (Nguồn: Báo cáo VIETNAM ICT
INDEX 2014, 2013, 2012)

TT

Tên Tỉnh/Thành
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16

17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28

Đà Nẵng
Bắc Ninh
Hà Nội
Tp. Hồ Chí Minh
Bà Rịa Vũng Tầu
Nghệ An
Lào Cai
Thừa Thiên Huế
Thái Nguyên
Quảng Ninh
Hải Phòng
Thanh Hoá
Cần Thơ
Bình Dương
Lâm Đồng
Khánh Hoà
Đồng Tháp

Hà Tĩnh
Bình Thuận
An Giang
Long An
Vĩnh Long
Vĩnh Phúc
Đắk Lắk
Bắc Giang
Bình Phước
Phú Yên
Tiền Giang


23

TT
29
30
31
32
33
34
35
36
37
38
39
40
41
42

43
44
45
46
47
48
49
50
51
52
53
54
55
56
57
58
59
60
61
62
63

Tên Tỉnh/Thành
Hà Giang
Quảng Bình
Phú Thọ
Nam Định
Ninh Bình
Ninh Thuận
Quảng Trị

Trà Vinh
Tây Ninh
Quảng Ngãi
Đồng Nai
Cà Mau
Kiên Giang
Thái Bình
Sóc Trăng
Hải Dương
Quảng Nam
Kon Tum
Hà Nam
Bắc Kạn
Hưng Yên
Bình Định
Hậu Giang
Gia Lai
Đắk Nông
Hoà Bình
Lạng Sơn
Tuyên Quang
Cao Bằng
Bến Tre
Yên Bái
Bạc Liêu
Điện Biên
Sơn La
Lai Châu

Bảng xếp hạng của các tỉnh theo hệ thống Chỉ số VIETNAM ICT INDEX

mỗi năm giúp các tỉnh thấy được sự thay đổi, vị trí của tỉnh mình so sánh với các
tỉnh khác và cần có những biện pháp, chính sách để giúp phát triển tốt hơn về


×