Tải bản đầy đủ (.doc) (71 trang)

Luận văn kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (436.3 KB, 71 trang )

Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD: NCS.Th.S Nguyễn Phi Sơn

PHẦN I
LÝ LUẬN CHUNG VỀ KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH
THEO LƯƠNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN 28 ĐÀ NẴNG
I KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM, Ý NGHĨA VÀ NHIỆM VỤ HẠCH TOÁN TIỀN
LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG
1. Khái niệm tiền lương
- Tiền lương là biểu hiện bằng tiền của hao phí lao động sống cấn thiết mà
doanh nghiệp trả cho người lao động theo thời gian, khối lượng công việc mà người
lao động đã cống hiến cho doanh nghiệp.
- Tiền lương là khoản tiền công trả cho người lao động tương ứng với số lượng
chất lượng và kết quả lao động.
- Tiền lương là toàn bộ chi phí nhân công trong doanh nghiệp là khoản tiền,
tiền công, tiền thưởng và các khoản chi phí khác mà doanh nghiệp phải trả cho
người lao động theo kết quả về số lượng và chất lượng lao động, mà người lao động
đã bỏ ra trong quá trình sản xuất kinh doanh.
2. Đặc điểm tiền lương
- Tiền lương là một phạm trù kinh tế gắn liền với lao động tiền tệ và nền sản
xuất hàng hoá.
- Trong điều kiện sản xuất hàng hoá và tiền tệ, tiền lương cấu thành nên giá
thành của sản phẩm lao vụ, dịch vụ.
- Tiền lương là một đòn bẩy kế toán quan trọng để nâng cao hiệu quả sản xuất
kinh doanh tăng năng suất lao động, có tác dụng động viên khuyến khích công nhân
viên phấn khởi, tích cực lao động, hăng say làm việc và tạo mối quan tâm của người
lao động đến kết quả công việc của mình.
3. Ý nghĩa tiền lương
- Đối với doanh nghiệp tiền lương có ý nghĩa rất quan trọng để nâng cao hiệu
quả sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp, có ảnh hưởng trực tiếp đến người lao


động.
- Đối với người lao động tiền lương là nguồn thu nhập chủ yếu để họ có thể
đảm bảo cuộc sống cho bản thân và gia đình. Tiền lương có tác dụng động viên,
khuyến khích công nhân viên tích cực lao động và tạo mối quan tâm đến kết quả
công việc của mình.
4. Nhiệm vụ tiền lương
- Tổ chức ghi chép, phản ánh, tổng hợp số liệu chính xác, đầy đủ kịp thời về số
lượng, chất lượng. Tính toán các khoản tiền lương, tiền thưởng các khoản trích nộp,
trợ cấp bảo hiểm xã hội và tình hình thanh toán các khoản đó cho người lao động.
SVTH: Đậu Thị Hằng

Trang 1


Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD: NCS.Th.S Nguyễn Phi Sơn

Kiểm tra việc chấp hành chính sách tiền lương, trợ cấp BHXH và việc sử dụng quỹ
tiền lương quỹ BHXH.
- Tính toán và phân bổ chính xác, hợp lý các khoản chi phí tiền lương và các
khoản trích theo lương vào chi phí kinh doanh theo từng đối tượng. Hướng dẫn
kiểm tra các nhân viên hạch toán ở các bộ phận, các phòng ban thực hiện đầy đủ các
chứng từ ghi chép tiền lương và bảo hiểm xã hội, mở sổ cần thiết và hạch toán tiền
lương, bảo hiểm xã hội đúng chế độ phương pháp.
- Tổ chức lập báo cáo tiền lương, tình hình trợ cấp bảo hiểm xã hội, chi phí
nhân công năng suất lao động, quỹ tiền lương, quỹ bảo hiểm xã hội của doanh
nghiệp để có những đề xuất nhằm khai thác sử dụng triệt để có hiệu quả và ngăn
ngừa những vi phạm chính sách chế độ lao động tiền lương và bảo hiểm xã hội.
II. PHÂN LOẠI LAO ĐỘNG

1. Phân loại theo thời gian lao động
Có thể chia thành lao động thường xuyên, lao động tạm thời.
- Lao động thường xuyên: Là số lao động làm việc dài hạn tại doanh nghiệp,
do doanh nghiệp trực tiếp quản lý và chi trả lương.
- Lao động tạm thời (mang tính tạm thời): Là số lao động làm việc tại doanh
nghiệp ngắn hạn hoặc thời vụ: lao động thời vụ theo công việc, hợp đồng ngắn hạn
dưới 1 năm, vv…
2. Phân loại theo mối quan hệ với quy trình sản xuất
- Lao động trực tiếp sản xuất: Lao động trực tiếp sản xuất chính chính là bộ
phận công nhận trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất. Người điều khiển thiết bị,
máy móc, người phục vụ quy trình sản xuất.
- Lao động gián tiếp sản xuất: Tham gia gián tiếp vào quy trình sản xuất, bao
gồm: nhân viên kỹ thuật, nhân viên quản lý kinh tế, hành chính.
3. Phân loại theo chức năng trong quá trình sản xuất kinh doanh
- Lao động thực hiện chức năng sản xuất, chế biến: Bao gồm bộ phận lao động
tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp vào quá trình sẳn xuất, chế tạo sản phẩm hay thực
hiện các lao vụ, dịch vụ như công nhân trực tiếp sản xuất, nhân viên phân xưởng…
vv
- Lao động thực hiện chức năng bán hàng: Là những lao động tham gia hoạt
động tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa, lao vụ, dịch vụ như nhân viên bán hàng, tiếp thị,
nghiên cứu thị trường…vv
- Lao động thực hiện chức năng quản lý: Là những lao động tham gia hoạt
động quản trị kinh doanh và quản lý hành chính của doanh nghiệp như nhân viên
quản lý kinh tế, nhân viên quản lý hành chính…vv
SVTH: Đậu Thị Hằng

Trang 2


Chuyên đề tốt nghiệp


GVHD: NCS.Th.S Nguyễn Phi Sơn

III. PHÂN LOẠI TIỀN LƯƠNG
1. Phân theo tính chất lương
Theo cách phân loại này tiền lương được phân theo các loại sau:
- Tiền lương chính: là tiền lương phải trả cho công nhân viên trong thời gian
công nhân thực hiện nhiệm vụ chính của mình bao gôm tiền lương trả theo cấp bậc
và các khoản phụ cấp kèm theo các khoản phụ cấp trách nhiệm, phụ cấp khu cực,
phụ cấp thâm niên.
- Tiền lương phụ: trả cho công nhân viên trong thời gian công nhân viên không
thực hiện nhiệm vụ chính của họ và thời gian công nhân viên theo chế độ được
hưởng lương như nghỉ phép, nghỉ do ngưng sản xuất đi học, đi họp….
2. Phân theo đối tượng được trả lương
Theo phân loại này tiền lương được phân thành các loại như sau:
- Tiền lương sản xuất: là lương được trả cho nhân viên trực tiếp sản xuất sản
phẩm
- Tiền lương bán hàng: là lương mà daonh nghiệp trả cho nhân viên ở bộ phận
bán hàng
- Tiền lương quản lý: lằ lương mà doanh nghiệp trả cho nhân viên ở bộ phận
quản lý daonh nghiệp
3. Phân theo hình thức trả lương
Theo cách này tiền lương được phân thành:
- Tiền lương theo thời gian: Lương tháng, lương tuần, lương ngày, lương giờ:
căn cứ vào thời gian làm việc thực tế để trả lương
- Tiền lương theo sản phẩm: Căn cứ vào số lượng, chất lượng sản phẩm họ làm
ra và theo đơn giá tiền lương tính cho 1đơn vị SP.
IV. CÁC HÌNH THỨC TRẢ LƯƠNG
- Việc tính và chi trả chi phí tiền lương cho công nhân có thể thực hiện theo
nhiều hình thức khác nhau, tuỳ theo đặc điểm hoạt động kinh doanh tính chất của

công việc và trình độ quản lý của doanh nghiệp để thực hiện hình thức trả lương.
- Trong các doanh nghiệp ở nước ta hiện nay chủ yếu áp dụng 2 hình thức trả
lương như sau:
+ Hình thức tiền lương theo thời gian.
+ Hình thức tiền lương theo sản phẩm
1. Tiền lương trả theo thời gian
1.1 Khái niệm
Tiền lương theo thời gian là tiền lương tính trả cho người lao động theo thời
gian làm việc, cấp bậc và thang lương của người lao động, tùy theo yêu cầu và trình
SVTH: Đậu Thị Hằng

Trang 3


Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD: NCS.Th.S Nguyễn Phi Sơn

độ quản lý thời gian lao động cuat doanh nghiệp. Tiền lương theo thời gian có thể
tính theo tháng, ngày, giờ làm việc của người lao động. Tiền lương theo thời gian có
thể tính theo thời gian đơn giản hay tính theo thời gian có thưởng.
Trả lương theo thời gian là hình thức thù lao được chi trả cho người lao động
dựa vào hai căn cứ chủ yếu là thời gian lao động và trình độ kỹ thuật hay nghiệp vụ
của họ.
1.2. Các hình thức trả lương theo thời gian
1.2.1 Trả lương theo thời gian giản đơn
Tiền lương thời gian tính theo đơn giá cố định được gọi là tiền lương giản đơn
và được tính theo ngày, tháng, giờ như sau:
Trả lương
theo thời gian

giản đơn

Lương
cơ bản

=

+

Phụ cấp theo chế độ khi
hoàn thành công việc và
đạt yêu cầu

a) Tiền lương ngày : là tiền lương trả cho người lao động theo mức lương ngày và
số ngày làm việc.
Tiền lương ngày thường áp dụng để trả lương cho người lao động trực tiếp
hưởng lương theo thời gian.
Tiền lương ngày còn là cơ sở để tính trợ cấp BHXh trả cho người lao động
trong trường hợp được phép hưởng theo chế độ quy định, lương ngày được xác định

Lương ngày

Mức lương tháng
=
số ngày làm việc trong tháng theo chế độ

b) Tính tiền lương theo giờ:
Là tiền lương trả cho 1 giờ làm việc thường được áp dụng để trả cho người lao
động trực tiếp, không hưởng lương theo sản phẩm hoặc làm cơ sở để tính giá tiền
lương trả theo sản phẩm

Công thức tính:
Mức lương giờ

=

Mức lương ngày

Số giờ làm việc trong ngày theo quy định

SVTH: Đậu Thị Hằng

Trang 4


Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD: NCS.Th.S Nguyễn Phi Sơn

c) Tính tiền lương theo tuần
- Là lương được tính cho một tuần và trả cho một tuần làm việc.
Công thức tính
Mức lương tháng
Tiền lương phải
=
x
12 tháng
trả trong tuần
52

d) Tính tiền lương theo tháng

- Là tiền lương trả cố định theo hợp đồng lao động trong một tháng hoặc có thể
là tiền lương được qui định sẵn đối với từng bậc lương trong các tháng trong chế độ
lương.
- Tiền lương tháng thường áp dụng trả lương cho nhân viên làm công tác quản
lý kinh tế, người lao động làm việc theo hợp đồng ngắn hạn và các nhân viên thuộc
các ngành hoạt động không có tính chất sản xuất. Lương tháng tương đối ổn định và
được áp dụng khá phổ biến nhất đối với công nhân viên chức
Công thức tính
Mức lương
tháng

=

Mức lương tối
thiểu

Tiền lương phải trả trong tháng
Tiền lương phải
trả trong tháng

=

x

Hệ số
lương

Hệ số phụ cấp được
hưởng theo quy định


+

Mức lương tháng
x

Số ngày làm việc trong tháng
theo quy định

Số ngày công làm
việc thực tế

1.2.2. Trả lương theo thời gian có thưởng
- Trả lương theo thời gian có thưởng là hình thức trả lương theo thời gian giản
đơn kết hợp với tiền lương trong thời gian sản xuất kinh doanh như: Thưởng do
nâng cao chất lượng sản phẩm, thưởng do tăng năng suất lao động, thưởng do tiết
kiệm nguyên vật liệu… Nhằm kích thích người lao động hoàn thành tốt công việc
được giao.
Công thức tính
Trả lương theo thời
gian có thưởng

=

Trả lương theo thời
gian giản đơn

+

Các khoản tiền
thưởng


- Như vậy, hình thức trả lương theo thời gian về nguyên tắc dựa vào thời gian
làm việc của người lao động, không có tác dụng khuyến khích tăng năng suất ở
SVTH: Đậu Thị Hằng

Trang 5


Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD: NCS.Th.S Nguyễn Phi Sơn

doanh nghiệp, do chưa chú ý đến chất lượng và kết quả lao động tại các nơi làm
việc trong doanh nghiệp. Để hạn chế phần nào nhược điểm các doanh nghiệp có thể
áp dụng trả lương theo thời gian kết hợp có thưởng đi kèm nhằm khuyến khích
người lao động tiết kiệm nguyên liệu, tăng năng suất lao động hoặc chất lượng dịch
vụ.
2. Trả lương theo sản phẩm
2.1 Khái niệm
 Khái niệm:
- Tiền lương theo sản phẩm là tiền lương tính trả cho người lao động theo kết
quả lao động, khối lượng sản xuất, công việc lao vụ đã hoàn thành, đảm bảo đúng
tiêu chuẩn, kỹ thuật, chất lượng đã quy định và đơn giá tiền lương tính cho một đơn
vị sản phẩm, công việc lao vụ đó.
2.2 Các hình thức trả lương theo sản phẩm
- Hình thức tiền lương theo sản phẩm là hình thức trả lương cho người lao
động hay các nhóm người lao động tuỳ thuộc vào số lượng và chất lượng của khối
lượng công việc, sản phẩm dịch vụ hoàn thành.
2.2.1 Tiền lương tính theo sản phẩm trực tiếp ( không hạn chế)
- Được tính cho từng đối tượng lao động hay cho một tập thể người lao động

thuộc bộ phận trực tiếp sản xuất. Theo cách tính này tiền lương được lĩnh được căn
cứ vào số lượng sản phẩm hay khối lượng công việc hoàn thành và đơn giá tiền
lương, không hạn chế khối lượng sản phẩm, công việc là hụt hay vượt mức quy
định.
- Theo hình thức này tiền lương trả cho người lao động tuỳ thuộc vào số lượng
sản phẩm hoàn thành và đơn giá sản phẩm tiền lương phải trả được xác định
Đơn giá tiền
Số lượng công
x
lương
việc, sản phẩm
hoàn thành
2.2.2 Tiền lương theo sản phẩm gián tiếp
Tiền lương theo sản phẩm gián tiếp cũng được tính cho từng người lao động
hay cho một tập thể người lao động thuộc bộ phận gián tiếp phục vụ sản xuất hưởng
lương phụ thuộc vào kết quả lao động của bộ phận trực tiếp sản xuất.
Công thức tính:
Tiền lương được
lãnh trong tháng

Tiền lương được
lĩnh trong tháng

SVTH: Đậu Thị Hằng

=

=

Tiền lương được lĩnh trong

tháng của bộ phân gián tiếp

x

tỷ lệ tiền lương
gián tiếp

Trang 6


Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD: NCS.Th.S Nguyễn Phi Sơn

2.2.3 Tính tiền lương theo sản phẩm có thưởng
- Theo hình thức này, ngoài lương tính theo sản phẩm trực tiếp người lao động
còn được thưởng trong sản xuất như thưởng về chất lượng sản phẩm tốt, thưởng về
năng suất lao động, tiết kiệm vật tư. Nếu người lao động làm ra sản phẩm hỏng,
lãng phí vật tư, không đảm bảo ngày công quy định thì phải chịu phạt vào thu nhập
của họ bằng tiền lương theo sản phẩm trực tiếp trừ đi các khoản tiền phạt.
2.2.4 Tính lương theo sản phẩm lũy tiến
- Tiền lương tính theo sản phẩm lũy tiến là hình thức trả lương mà ngoài tiền
lương tính theo sản phẩm trực tiếp người ta còn căn cứ vào mức độ vượt định mức
quy định để tính thêm tiền lương theo tỷ lệ luỹ tiến. Số sản phẩm hoàn thành vượt
mức càng nhiều thì tiền lương càng tính thêm càng cao. Áp dụng hình thức này
doanh nghiệp cần tổ chức quản lý tôt định mức lao động, kiểm tra và nghiệm thu
chặt chẽ số lượng và chất lượng sản phẩm.
- Lương trả theo sản phẩm lũy tiến có tác dụng mạnh mẽ tăng năng suất lao
động nên được áp dụng ở những khâu quan trong, cần thiết để đẩy nhanh tốc độ xản
xuất đảm bảo cho sản xuất cân đối.

2.2.5 Tính lương khoán theo khối lượng công việc
- Là hình thức trả lương cho người lao động theo khối lượng và chất lượng
công việc mà họ hoàn thành.
- Hình thức này thường áp dụng cho những công việc có tính giản đơn như bốc
dỡ vật tư, sửa chữa. Hình thức khoán lương là một dạng đặc biệt của tiền lương trả
theo sản phẩm được sử dụng để trả lương cho những người làm việc tại các phòng
ban của doanh nghiệp
* Nhìn chung hình thức tiền lương theo sản phẩm có nhiều ưu điểm hơn so với
hình thức trả lương theo thời gian. Hình thức này quán triệt được phân phối theo lao
động, góp phần khuyến khích tăng năng suất lao động.
V. QUỸ LƯƠNG
- Quỹ tiền lương là tổng số tiền lương phải trả cho tất cả các loại lao động mà
doanh nghiệp đang quản lý và sử dụng tại các bộ phận kể cả lao động biên chế và
hợp đồng.
Bao gồm:
- Tiền lương tính theo thời gian, theo sản phẩm, tiền lương khoán, công nhật.
- Tiền lương trả cho người tạo ra sản phẩm trong phạm vi chế độ quy định.
- Tiền lương trả cho người lao động trong thời gian ngừng sản xuất do nguyên
nhân khách quan trong thời gian điều động công tác, làm nghĩa vụ theo chế độ quy
định, thời gian nghỉ phép, thời gian hội họp, đi học, …vv
SVTH: Đậu Thị Hằng

Trang 7


Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD: NCS.Th.S Nguyễn Phi Sơn

- Các loại phụ cấp có tính chất lương: phụ cấp làm đêm, làm thêm giờ, phụ cấp

khu vực độc hại, nguy hiểm, phụ cấp trách nhiệm lưu động.
- Các khoản tiền thưởng có tính chất thường xuyên…
- Nói cách khác thì quỹ tiền lương của doanh nghiệp bao gồm tất cả các khoản
tiền lương, tiền công và các khoản phụ cấp có tính chất tiền lương mà doanh nghiệp
phải trả cho người lao động
1. Lương chính
Là lương trả cho người lao động trong những thời gian không làm việc chính
đã quy định cho họ bao gồm tiền lương cấp bậc, các khoản phụ cấp thường xuyên
và tiền thưởng trong sản xuất.
2. Lương phụ:
Là tiền lương trả cho người lao động trong những thời gian không làm nhiệm
vụ chính nhưng vẫn được hưởng lương theo chế độ quy định như tiền lương nghỉ
phép, tiền lương trong thời gian đi làm nghĩa vụ xã hội, hội họp, học tập, tiền lương
theo thời gian nghỉ việc ngừng sản xuất.
+ Việc phân chia quỹ tiền lương thành tiền lương chính và tiền lương phụ có ý
nghĩa nhất định trong công tác hạch toán.
Quỹ tiền
lương

=

Đơn giá
lương

x

Kết quả sản xuất
kinh doanh

VI. NỘI DUNG CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG

Đối với doanh nghiệp ngoài tiền lương phải trả theo quy định còn phải tính
theo tỷ lệ tiền lương các khoản trích theo lương và được hạch toán vào chi phí như:
- Bảo hiểm xã hội (BHXH)
- Bảo hiểm thất nghiệp (BHTN)
- Bảo hiểm y tế (BHYT)
- Kinh phí công đoàn (KPCĐ)
1. Quỹ bảo hiểm xã hội (BHXH)
Bất kỳ một quốc gia nào cũng quan tâm đến chính sách an ninh xã hội để dảm
bảo vật chất góp phần ổn định đời sống cho những người lao động trong các trường
hợp đặc biệt như ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, mất sức lao động phải nghỉ việc
hưu trí. tử tuất… Ở nước ta chính sách an ninh xã hội thể hiện một phần qua quỹ
Bảo hiểm xã hội. Từ năm 2012 mức trích bảo hiểm xã hội có một số thay đổi
Theo luật Bảo hiểm xã hội, cứ hai năm một lần tỷ lệ đóng bảo hiểm xã hội lại
tăng lên 2%. Bắt đầu từ ngày 1.1.2012, tỷ lệ đóng bảo hiểm xã hội là 24% tiền
lương của người lao động, tăng 2%. Trong đó, chủ sử dụng tăng 1% và người lao
SVTH: Đậu Thị Hằng

Trang 8


Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD: NCS.Th.S Nguyễn Phi Sơn

động tăng 1%. Cụ thể, mức đóng của chủ sử dụng sẽ tăng từ 16% tiền lương của
người lao động như hiện nay lên 17%, người lao động tăng từ 6% lên 7%. Những
người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện hiện đang đóng góp bằng 18% thu nhập
cũng sẽ tăng lên 20%.
2. Qũy bảo hiểm y tế (BHYT)
- Bảo hiểm y tế là hình thức bảo hiểm được áp dụng trong lĩnh vực chăm sóc

sức khỏe, không vì mục đích lợi nhuận, do Nhà nước tổ chức thực hiện và các đối
tượng có trách nhiệm tham gia theo quy định của Luật này.
- Mức trích BHYT: Quy định về luật BHYT kể từ ngày 01/01/2010, mức đóng
của các đối tượngtham gia BHYT là 4,5% tiền lương, tiền công, tiền lương hưu, trợ
cấp mất sức lao động và bằng 3% mức lương tối thiểu đối với học sinh sinh viên.
- Nhưng bước sang năm 2012 luật BHYT có một số thay đổi. Mức đóng hằng
tháng của đối tượng quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 12 của Luật này tối đa
bằng 6% mức tiền lương, tiền công tháng của người lao động, trong đó người sử
dụng lao động đóng 2/3 và người lao động đóng 1/3. Trong thời gian người lao
động nghỉ việc hưởng chế độ thai sản khi sinh con hoặc nuôi con nuôi dưới 4 tháng
tuổi theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội thì người lao động và người sử
dụng lao động không phải đóng bảo hiểm y tế nhưng vẫn được tính vào thời gian
tham gia bảo hiểm y tế liên tục để hưởng chế độ bảo hiểm y tế.
3. Kinh phí công đoàn
Tỷ lệ trích lập của khoản này không thay đổi, vẫn là 2% trên tổng thu nhập của
người lao động và toàn bộ khoản này sẽ được tính vào chi phí của doanh nghiệp.
4. Bảo hiểm thất nghiệp
- Người lao động đóng bằng 1% tiền lương , tiền công tháng đóng bảo hiểm
thất nghiệp.
- Người sử dụng lao động đóng bằng 1% quỹ tiền lương, tiền công tháng đóng
bảo hiểm thất nghiệp của những người lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp.
- Hằng tháng, Nhà nước hỗ trợ từ ngân sách bằng 1% quỹ tiền lương, tiền công
tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp của những người lao động tham gia bảo hiểm thất
nghiệp và mỗi năm chuyển một lần.
Vậy, tỷ lệ trích lập BHTN của doanh nghiệp là 2%, trong đó người lao động
chịu 1% và doanh nghiệp chịu 1% tính vào chi phí.
- Đơn vị sử dụng lao động là người đại diện đóng bảo hiểm thất nghiệp hàng
tháng cho người lao động. Cơ quan BHXH là nơi chịu trách nhiệm thu bảo hiểm
thất nghiệp. Khi tham gia bảo hiểm thất nghiệp người lao động sẽ được hưởng trợ
cấp bằng 60% mức bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm thất

SVTH: Đậu Thị Hằng

Trang 9


Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD: NCS.Th.S Nguyễn Phi Sơn

nghiệp của 6 tháng liền kề trước khi thất nghiệp. Thời gian hưởng trợ cấp 3 tháng,
nếu đóng bảo hiểm thất nghiệp đủ 12 tháng đến dưới 36 tháng; hưởng 6 tháng, nếu
đóng đủ 36 tháng đến dưới 72 tháng; hưởng 9 tháng nếu đóng đủ 72 tháng đến dưới
140 tháng; hưởng 12 tháng, nếu đóng từ đủ 140 tháng trở lên. Được hỗ trợ học nghề
với thời gian không quá 6 tháng. Hỗ trợ tìm việc làm, được tư vấn, giới thiệu việc
làm miễn phí. Thời gian hỗ trợ tư vấn giới thiệu việc làm tương ứng với thời gian
hưởng trợ cấp thất nghiệp (3 tháng, 6 tháng, 9 tháng hoặc 12 tháng). Trong thời gian
hưởng trợ cấp thất nghiệp được hưởng BHYT.
- Những người làm việc trong các doanh nghiệp sử dụng dưới 10 lao động
hoặc ký hợp đồng lao động dưới 12 tháng và cán bộ công chức nhà nước không
phải là đối tượng tham gia bảo hiểm thất nghiệp.
VII. KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG
1. Chứng từ sử dụng
- Bảng chấm công
MS 01 – LĐTL
- Bảng thanh toán tiền lương
MS 02 – LĐTL
- Bảng thanh toán tiền thưởng
MS 05 – LĐTL
- Phiếu xác nhận sản phẩm hoặc công việc hoàn thành
MS 06 – LĐTL

- Phiếu báo làm thêm giờ
MS 07 – LĐTL
- Hợp đồng giao khoán
MS 08 - LĐTL
- Biên bản điều tra tai nạn lao động
MS 09 – LĐTL
2. Tài khoản sử dụng
- TK 334 “Phải trả người lao động”: Tài khoản này dùng để phản ánh tình
hình thanh toán các khoản phải trả cho người lao động của doanh nghiệp về tiền
lương, tiền công, tiền thưởng, BHXH và các khoản phải trả khác thuộc về thu nhập
của người lao động

SVTH: Đậu Thị Hằng

Trang 10


Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD: NCS.Th.S Nguyễn Phi Sơn

- Kết cấu và nội dung phản ánh của tài khoản 334:
Nợ

TK 334: Phải trả người lao đông

SPS: Các khoản tiền lương, tiền
công, tiền thưởng, BHXH và các
khoản khác đã trả, đã chi, đã ứng
trước cho người lao động.

- Các khoản khấu trừ vào tiền lương,
tiền công của người lao động.
- Các khoản tiền lương và thu nhập
của người lao độngchuwa lĩnh,
chuyển sang các khoản thanh tóan
khác.
SD: Phản ánh số tiền đã trả lớn hơn
số phải trả về tiền lương, tiền công,
tiền thưởng và các khoản khác cho
người lao động

SVTH: Đậu Thị Hằng



SDĐK: Các khoản còn phải trả
cho người lao động
SPS: Các khoản tiền lương, tiền
công, tiền thưởng, BHXH và các
khoản khác còn phải trả cho người
lao động
SD: Phản ánh khoản tiền lương,
tiền thưởng, tiền công và các
khoản khác cho người lao động

Trang 11


Chuyên đề tốt nghiệp


GVHD: NCS.Th.S Nguyễn Phi Sơn

3. Phương pháp hạch toán
Sơ đồ trình tự hạch toán tiền lương
TK 333

TK 334
Khấu trừ thuế thu nhập

TK 622

Tiền lương phải thanh toán cho công
nhân trực tiếp sản xuất
TK 352

TK 338
Khấu trừ BHYT và
BHXH

Lương nghỉ phép
thực tế phải thanh
toán

Trích trước tiền
lương nghỉ phép
của CNTT

TK 627
TK 141
Khấu trừ tiền tạm ứng


Tiền lương nhân viên ở phân
xưởng
TK 641

TK 1388

Tiền lương nhân viên bán hàng
Khấu trừ các khoản phải
thu khác

TK 111

TK 642
Tiền lương nhân viên quản lý chung

ứng lương và thanh toán
cho công nhân

TK 241, 811
Tiền lương của công nhân các hoạt
động khác

TK 3388
Giữ hộ tiền lương cho
công nhân

TK 3384
BHXH phải thanh toán cho công nhân


TK 512

Thanh toán tiền lương, tiền
thưởng, BHXH trả thay
lương bằng vật tư, sản phẩm

TK 4311
Tiền thưởng phải thanh toán cho công
nhân

SVTH: Đậu Thị Hằng

Trang 12


Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD: NCS.Th.S Nguyễn Phi Sơn

VIII. KẾ TOÁN CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG
1. Chứng từ sử dụng
- Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội
MS 03 – LĐTL
- Danh sách người lao động hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội MS 04 – LĐTL
- Phiếu nghỉ hưởng BHXH
MS 10 – LĐTL
- Bảng thanh toán BHXH
MS 11 – LĐTL
2. Tài khoản sử dụng
TK 338 “ Các khoản trích theo lương”

Người lao động ngoài việc được hưởng khoản tiền thù lao lao động, thì họ còn
được hưởng thêm các khoản phụ cấp, trợ cấp ... Trong đó có các khoản như BHXH,
BHYT, KPCĐ mà trong quá trình làm việc họ đã đóng góp vào. Để hạch toán tốt về
chi phí tiền lương thì vấn đề hạch toán các khoản trích theo lương cũng là một vấn
đề quan trọng. Vì vậy kế toán các khoản trích theo lương phải phản ánh, trình bày
tình hình trích lập một cách phù hợp, chính xác.
3. Phương pháp hạch toán
Sơ đồ hạch toán:
TK 111, 112

TK 622, 627, 641, 642

TK 338

Nộp BHXH, BHTN, KPCĐ
và mua BHYT

Trích theo
lương

Tính vào
chi phí

TK 334
Thanh toán BHXH cho
công nhân

TK 334
Trừ lương công nhân


TK 111, 112
Chi cho hoạt động công đoàn
tại đơn vị, chi trợ cấp BHXH,
BHTN

SVTH: Đậu Thị Hằng

TK 111, 112
BHXH và KPCĐ được cấp bù

Trang 13


Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD: NCS.Th.S Nguyễn Phi Sơn

IX. KẾ TOÁN TRÍCH TRƯỚC TIỀN LƯƠNG NGHỈ PHÉP
1. Khái niệm
- Hàng năm, người lao động trong danh sáchcuar đơn vị được nghỉ một số
ngày trong phép theo quy đingj mà vẫn được hưởng đủ lương.
- Đây là một khoản chi phí được thừa nhận là chi phí hoạt động sản xuất kinh
doanh trong kỳ nhưng thực tế chưa phát sinh. Đối với những doanh nghiệp sản xuất,
để đảm bảo sựu ổn định của giá thành sản phẩm, doanh nghiệp có thể trích trước
tiền lương nghỉ phép của công nhân trực tiếp sản xuất tính vào chi phí sản xuất sản
phẩm, coi như là một khoản chi phí phải trả.
2. Chứng từ sử dụng
- Bảng kê lương và phụ cấp cho người lao động.
- Bảng thanh toán BHXH là cơ sở thanh toán trợ cấp xã hội trả thay lương cho
người lao động

- Piếu thu, phiếu chi.
- Giấy báo nợ, giấy báo có
- Các chứng từ khác có liên quan
3. Tài khoản sử dụng
Tài khoản này dùng để phản ánh tình hình phải trả với công nhân viên của
doanh nghiệp về tiền lương, thưởng, trợ cấp bảo hiểm xã hội và các khoản phải trả
khác thuộc về thu nhập công nhân viên mà doanh nghiệp đã trích trước.
TK: 335 Chi phí phải trả


TK 335: Chi phí phải trả

- Các chi phí phát sinh
- Điều chỉnh phần chênh
lệch giữa khoản chin thực tế
và khoản trích trước



- Các khoản chi đã trích
trước vào chi phí hoạt động
sản xuất kinh doanh

4. Phương pháp hạch toán
Trình tự hạch toán trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân sản xuất
như sau:
- Hàng tháng, khi tiến hành trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân sản
xuất, kế toán ghi.
Nợ TK 622 - Chi phí nhân công trực tiếp
Có TK 335 - Chi phí nhân công phải trả

- Khi công nhân nghỉ phép theo chế độ hàng năm, xác định số tiền lương nghỉ
phép phaỉ trả, kế toán hạch toán.
SVTH: Đậu Thị Hằng

Trang 14


Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD: NCS.Th.S Nguyễn Phi Sơn

Nợ TK 335 - Chi phí phải trả
Có TK 334 - Phải trả công nhân viên
- Khi trả lương nghỉ phép cho người nghỉ phép kế toán hạch toán.
Nợ TK 334 - Phải trả công nhân viên
Có TK 111 - Tiền mặt
Đến cuối niên độ kế toán:
+ Nếu số trích trước tiền lương nghỉ phép của CNSX lớn hơn số thực tế phát
sinh, thì số trích thừa được hoàn nhập lại, kế toán hạch toán như sau:
Nợ TK 335 - Chi phí phải trả
Có TK 622 - Chi phí nhân công trực tiếp
+ Nếu số thực lớn hơn số trích trước về tiền lương nghỉ phép của công nhân
sản xuất thì số trích thiếu được tính vào chi phí, kế toán hạch toán
Nợ TK 622 - Chi phí nhân công trực tiếp
Có TK 335 - Chi phí phải trả

SVTH: Đậu Thị Hằng

Trang 15



Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD: NCS.Th.S Nguyễn Phi Sơn

PHẦN II
TÌNH HÌNH THỰC TẾ KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN
TRÍCH THEO LƯƠNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN 28 ĐÀ NẴNG.
A. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN 28 ĐÀ NẴNG
I. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN
28 ĐÀ NẴNG
1. Qúa trình hình thành
Công ty Cổ Phần 28 Đà Nẵng tiền thân là cơ sở hai của xí nghiệp may 27/7
của cục hậu cần quân khu V được hình thành theo quyết định số 62/ QĐQK ngà 25
tháng 04 năm 1995 của tư lệnh quân khu V đi vào hoạt động ngày 02/05/1996 vời
nhiệm vụ sản xuất kinh danh hàng may mặc.
Theo yêu cầu quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh và thực hiện sắp xếp tại
các doanh nghiệp trong quân đội. Xí nghiệp may 27/7 của cục hậu cần quân khu V
được sáp nhập vào công ty 28 – Tổng cục hậu cần theo quyết định số 637/1999/QĐ
– của bộ trưởng Bộ quốc phòng.
Ngày 26/6/1999, xí nghiệp may 27/7 của cục hậu cần quân khu V tiến hành
bàn giao cho công ty 28 trực tiếp quản lý và chính thức hoạt động kể từ ngày
01/07/1999 với tên gọi tạm thời là “ Cơ quan đại diện” Công ty 28 tại Đà Nẵng theo
quyêt định số 503/2000/QĐ Bộ Quốc Phòng.
Ngày 01/01/2009 “ Chi nhánh công ty 28” được chuyển thành “ Công ty Cổ
Phần 28- Đà Nẵng” theo quyết định số 817/2000 QĐ – BQĐ ngày 08/04/2008 của
bộ trưởng bộ quốc phòng. Giấy phép kinh doanh số: 04007099400, cấp ngày
02/01/2009 cuả sở kế hoạch và đầu tư thành phố Đà Nẵng về việc chuyển chi nhánh
Công ty 28 Đà Nẵng thành “Công ty Cổ Phần 28 Đà Nẵng”.
Qua hơn 10 năm xây dựng và trưởng thành cho đến nay công ty đã trở thành

một trong những nhà may mặc hàng đầu Việt Nam, Công ty có hệ thống tài khoản
và con dấu riêng.
Hệ thống quản lý chất lượng của công ty đã được BM TRADA (Anh Quốc)
cấp chứng nhận phù hợp với tiêu chuẩn ISO 9001-2000. Hiện nay công ty đang áp
dung hệ thống trách nhiệm xã hội SA 8000.
Trụ sở của công ty Cổ Phần 28 Đà Nẵng:
Tên công ty: Công ty Cổ Phần 28 Đà Nẵng.
Địa chỉ: số 67 Duy Tân- phường Hòa Thuận Tây- Hải Châu – Đà Nẵng
Điện thoại: 05113618595
Fax: 05113615036
Email:
SVTH: Đậu Thị Hằng

Trang 16


Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD: NCS.Th.S Nguyễn Phi Sơn

Website: www.Agtedanang.com.vn
Người liên hệ:
Tổng giám đốc: Ông Hồ Anh Thứ
Email:
Vồn điều lệ của công ty: 15.433.000.000
Số công nhân 1000 lao động được phân bố và được sắp xếp theo phòng ban và
hai phân xưởng.
2. Quá trình phát triển
Quá trình phấn đấu và phát triển đến nay tổng vốn kinh doanh của công ty đã
hơn 15 tỷ đông và gần 1000 lao động được phân bổ và được sắp xếp theo các phòng

ban khác nhau. Nhũng buổi ban đầu khó khăn của công ty không chỉ là trang thiết bị
sản xuất xuống cấp hư hỏng nặng nề mà ngay cả cán bộ quản lý và thợ giỏi chỉ đếm
trên đầu ngón tay. Cũng thời điểm đó giá hàng gia công may mặc trên thị trường có
nhũng biến động bất lợi cho những doanh nghiệp kinh doanh hàng may mặc.
Những khó khăn thật sự là những thử thách đối với ban giám đốc phải tự
mình phải tự mình chuyển đổi cách thức kinh doanh thích ững với xu hướng cạnh
tranh quyết liệt của kinh tế thi trường đơn vị mới có thể hoàn thành nhiệm vụ mà
tổng công ty giao là sản xuất hàng may mặc cho các đơn vị Quân Đội đóng trên địa
bàn miền trung Tây Nguyên. Nhận thức rõ điều đó lãnh đạo công ty đã tập trung
mọi nỗ lực thắt chặt đoàn kết nội bộ động viên mọi người trong công ty cùng chung
tay góp sức.
Trong thời gian không dài được sự quan tâm của tổng công ty, cục hậu cần
trực tiếp là đảng ủy, Ban Giám Đốc tổng công ty trong việc đầu tư máy móc thiết bị
cơ sở hạ tầng và mở rộng xưởng sản xuất nhằm phục vụ tôt hơn cho nhệm vụ sản
xuất kinh doanh.
Cho đến nay công ty đã trang thiết bị xản xuất các loại máy móc. Máy một
kim, hệ thống làm mát phân xưởng, hệ thống trải vải tự động và các thiết bị tự động
khác.
Tất cả các biện pháp mà công ty thực hiện là nhằm giảm chi phí đầu vào, hạ giá
thành sản phẩm, tăng năng suất và hiệu quả sản xuất.
Ngoài việc hoàn thành nhiệm vụ sản xuất hàng Quốc Phòng để đảm bảo việc
làm và nâng cao thu nhập cải thiện đời sống người lao động. Được sự hỗ trợ của
Tổng Công Ty 28 chi nhánh đã mạnh dạn tìm kiếm các mặt hàng mới trong và ngoài
nước để nhận sản xuất với hướng đi này những năm gần đây công ty đã nhận thêm
nhiều hợp đồng sản xuất cho các đối tác, viêc làm ổn định với mức thu nhập binh
quân cho người lao động tăng dần theo năm.
SVTH: Đậu Thị Hằng

Trang 17



Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD: NCS.Th.S Nguyễn Phi Sơn

Đặc biệt năm 2006 doanh thu sản xuất đạt hơn 120 tỷ đồng, giá trị gia công
chế biến trên 26 tỷ đồng dạt 1155 kế hoạch.
Thu nhập của người lao động đạt trên 1.3 triệu đồng/ 1 người/ 1 tháng.theo đó
niềm tin của người lao động đối với công ty được củng cố và thắt chặt hơn.
Thành công trong sản xuất kinh doanh của công ty Cổ Phần 28 Đà Nẵng trong
những năm qua nhờ đơn vị đã xác định hướng đi đúng và dúc kết được nhiều kinh
nghiệm trong thực tiễn đó là “ biết kết hợp sự hỗ trợ của Tổng Công ty với toàn đợn
vị phát huy tinh thần tự lực tự cường của tập thể cán bộ công nhân viên, xây dựng ý
thức kỷ luật lao động nghiêm túc lấy chất lượng sản phẩm làm mục tiêu hàng đầu,
xây dựng niềm tin với khách hàng trong và ngoài quân đội”
Với một tập thể doàn kết gẵn bó công ty Cổ phần 28 Đà Nẵng sẽ tiếp tục có
những bước vững chắc trong thời kỳ hội nhập kinh tế hiện nay.
II. ĐẶC ĐIỂM SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN 28 ĐÀ
NẴNG
1. Đặc điểm về lĩnh vực hoạt động
Công ty Cổ Phần may 28 Đà Nẵng của bộ Quốc Phòng hoạt động theo chế độ
hạch toán độc lập, chịu sự lãnh đạo trực tiếp của Đảng ủy, sự điều hành quản lý của
Tổng Giám Đốc công ty, Tổng Cục Hậu Cần và quy chế quản lý của Công Ty may 28.
Công ty Cổ Phần may 28 Đà Nẵng chuyên sản xuất hàng Quốc Phòng phục vụ
quân đội, hàng sản xuất được tiêu thụ nội bộ qua công ty. Ngoài ra công ty còn sản
xuất hàng may mặc kinh tế khác được tiêu thụ bởi các đơn vị bên ngoài nên việc
vay vốn và chiếm dụng vốn là rất ít, nợ phải trả chủ yếu là các khoản nợ ngắn hạn :
phải trả công nhân viên, phải nộp khác.
2. Đặc điểm về sản phẩm
Hiện nay, Công ty hoạt động trong nhiều lĩnh vực: sản xuất kinh doanh hàng

may mặc. kinh doanh vật tư thiết bị, nguyên phụ liệu, hóa chất phục vụ nghành dệt
may, kinh doanh xăng dầu đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng công nghiệp, dân dụng và
kinh doanh nhà đất. Tuy nhiên sản phẩm chính của công ty là bộ quân phục, đồng
phục, bộ vecton, quần áo thời trang: áo sơ mi, jacket, quần…
3. Đặc điểm về quy trình công nghệ
Do quy trình sản xuất đặc điểm của ngành may mặc là loại hình sản xuất
hàng loạt theo quy trình công nghệ khép kín từ khâu đầu đén giai doạn đóng dấu
nhập kho thành phẩm.
Tổ chức may gồm các bộ phận sau:
- Gồm 2 phân xưởng:
 Phân xưởng cắt
SVTH: Đậu Thị Hằng

Trang 18


Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD: NCS.Th.S Nguyễn Phi Sơn

 phận trải vải
 Bộ phận cắt phá, cát vòng
 Phân xưởng may.
 Bộ phận bẻ lộn, gọt bán thành phẩm, làm dấu.
 Bộ phận nhặt chỉ
 Bộ phận thu hóa
 Bộ phận KCS theo chuyên môn hóa kiểm tra chất lượng sản phẩm chung.
 Bộ phận theo đúng kỹ thuật chuyên môn hướng dẫn công nhân theo dũng kỹ thuật.
- Phòng kỹ thuật: ra mẫu, giác mẫu. Thiết kế chuyển định múc vật liệu, thiết
kế mẫu mới.

- Tổ điện: kiểm tra điện,sửa chữa máy móc bảo quản máy.
- Tổ là, đóng gói: có nhiệm vụ xếp hàng theo đúng mẫu quy định, đóng bao
bì, đây là khâu đóng gói.
SƠ ĐỒ QUY TRÌNH SẢN XUẤT Ở PHÂN XƯỞNG CẮT MAY
Phân xưởng cắt

Trải vải

Kho thành
phẩm

Cắt phá

Đóng gói

Cắt vòng

KCS
KCS
Đóng gói
Thu hóa
Kho bán
thành phẩm

SVTH: Đậu Thị Hằng

Phân xưởng
may

May


Trang 19


Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD: NCS.Th.S Nguyễn Phi Sơn

4. Đặc điểm về thị trường, thị phần
Thi trường tiêu thụ là vấn đế sống còn của nhiều doanh nghiệp. Sản phẩm của
công ty Cổ Phần 28 chủ yếu là hàng quốc phòng được thực hiện theo phương thức
gia công nên được tiêu thu nội địa bên cạnh đó còn xuất khẩu các mặt hàng kinh tế.
III. TỔ CHỨC QUẢN LÝ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN 28 ĐÀ NẴNG
1. Tổ chức bộ máy quản lý tại công ty
Sơ đồ bộ máy quản lý tại công ty

Giám đốc

Phó giám đốc sản xuất

Phòng
kế hoạch

Phòng
kỹ thuật

Phòng tài chính
Kế toán

Phòng Tổ chức

Hành chính

Phân xưởng I

Phân xưởng II

Các tổ sản xuất

Các tổ sản xuất

Tổ cắt

Quan hệ trực tuyến:
Quan hệ chức năng:
2. Chức năng, nhiệm vụ tại các phòng ban

SVTH: Đậu Thị Hằng

Trang 20


Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD: NCS.Th.S Nguyễn Phi Sơn

 Tổng giám đốc: do tổng cục hậu cần bổ nhiệm, là người điều hành cao nhất có
quyền quyết định mọi hoạt động theo đúng kế hoạch đã được đảng ủy, giám đốc
công ty phê duyệt và thông qua. Chịu trách nhiệm trước pháp luật và Đảng ủy về
mọi hoạt động sản xuất kinh doanh tại công ty.
 Phó tổng giám đốc: Trực tiếp chỉ đạo phòng kế hoạch, kỹ thuật công nghệ, xây

dựng các dự án liên quan đến sản xuất, kinh doanh của công ty. Các yếu tố kỹ
thuật công nghệ, máy móc thiết bị lao động, chuyên môn nghiệp vụ để trình
giám đốc phê duyệt, phụ trách công tác đảng, công tác chính trị trong toàn chi
nhánh. Giúp tổng giám đốc quản lý chỉ đạo các hoạt động của tổ chức quần
chúng, tổ chức hoạt động của phòng TC- HC, quản lý và lập phương án sửa
chữa cơ bản trong toàn công ty.
 Phòng tài chính kế toán: Về lĩnh vực tài chính: thực hiện công tác hạch toán kế
toán theo đúng chế độ, chuẩn mực kế toán và pháp luật của nhà nước. Lưu trữ
ghi chép các chứng từ kế toán, quyêt toán chứng từ thsnh toán theo đúng chế độ
nhà nước, quy định của công ty. Xây dựng kế hoạch tài chính, cân đói thu chi
theo hàng tháng, quý, năm, lập báo cáo tài chính năm.. trợ giúp tổng giám đốc
đánh giá nguồn lực tài chính của công ty.
 Phòng tổ chức hành chính: theo dõi, quản lý tình hình giảm lao động trong toàn
công ty. Là đầu mối thực hiện các chỉ thị, công văn quyết định của ban giám đốc
để triển khai đến các phòng ban nghiệp vụ và các đơn vị thành viên
 Phong kế hoạch: là bộ phận tham mưu tổng hợp trực tiếp quản lý công tác kế
hoạch vật tư, hàng hóa tổ chức lao động, điều hành sản xuất, phối hợp với phòng
tài chính phân tích hoạt động kinh doanh, xây dựng các dự án theo quy định của
công ty.
 Phòng kỹ thuật công nghệ: Trực tiếp hướng dẫn giám sát về mặt kỹ thuật trong
quá trình kinh doanh tại công ty, quản lý và kiểm tra chất lượng sản phẩm, may
mẫu….
 Khối sản xuất: bao gồm các phân xưởng sản xuất thực hiện các kế hoạch được
giao. Theo dõi đánh giá năng lực các tổ sản xuất, thường xuyên làm vệ sinh
phân xưởng.
 Tổ cắt: chịu trách nhiệm cắt các mặt hàng theo mẫu do phòng kỹ thuật hướng
dẫn.
 Phân xưởng sản xuất: tổ chức triển khai sản xuất theo kế hoạch đã được giám
đốc công ty giao, thường xuyên làm vệ sinh phân xưởng.


SVTH: Đậu Thị Hằng

Trang 21


Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD: NCS.Th.S Nguyễn Phi Sơn

IV Tổ chức kế toán tại công ty Cổ Phần 28 Đà Nẵng
1. Tổ chức bộ máy kế toán
Sơ đồ bộ máy kế toán

Trưởng phòng TC KT

Kế toán 1

Kế toán 2

Kế toán 3

Quan hệ trực tuyến:
Quan hệ chức năng:
2. Chức năng nhiệm vụ của các phần hành kế toán
Trưởng phòng TC – KT:
- Là người trực tiếp điều hành mọi hoạt động của phòng tài chính kế toán, chịu
mọi trách nhiệm trước Tổng giám đốc về việc hoàn thành nhiệm vụ của phòng và
thực hiện một số nhiệm vụ công tác tài chính kế toán của công ty như thực hiện
tham mưu đề suất về quản lý vốn của công ty trên cơ sở chấp hành nghiêm chỉnh
các chế độ chỉ thị và nguyên tắc quản lý của công ty.

- Giúp giám đốc trong việc giám sát kiểm tra phần giá cả điều khoản thanh
toán của hợp đồng kinh tế của công ty trước khi giám đốc kí.
- Trực tiếp tổng hợp số liệu hoàn thành báo cáo tài chính
- Chỉ đạo và tổ chức thực hiện kiểm kê thanh quyêt toán tài chính kịp thời và
đúng quy định.
Nhân viên kế toán 1:
- Hạch toán tiền gửi ngân hàng
- Theo dõi thanh toán các chế độ chính sách liên quan đến người lao động như:
lập công văn ứng kinh phí chi tiêu hàng tháng theo dõi thanh toán các chế độ chính
sách liên quan đến người lao động như: lập bảng thanh toán tiền lương, tiền thưởng,
thanh toán bảo hiểm xã hội, các khoản trợ cấp, theo dõi quyết toán tiền ăn ca, tiền
giữa ca

SVTH: Đậu Thị Hằng

Trang 22


Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD: NCS.Th.S Nguyễn Phi Sơn

- Theo dõi hạch toán, đối chiếu kiểm tra số dư tất cả các tài khoản công nợ và
một số TK khác như: TK112, TK 131, TK 141, TK 1388, TK 331, TK 338.
- Theo dõi công nợ nội bộ, các đơn vị thành viên và khách hàng.
- Theo dõi công nợ thu chi, phải trả.
- Tiền lương, bảo hiểm.
- Lập báo cáo tài chính quý, tháng, năm.
Nhân viên kế toán 2:
- Thanh toán.

- Theo dõi thành phẩm, hàng hóa, hàng gửi bán.
- Tổng hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm, tiêu thụ, xác định kết quả kinh
doanh.
- Lập bảng kê khai thuế giá trị gia tăng tháng và các loại thuế khác, kiểm tra,
báo cáo thuế, quyết toán thuế cuối năm và nộp các loại thuế theo thông báo của cục
thuế.
- Theo dõi toàn bộ nghiệp vụ xuất nhập khẩu, chênh lệch tỷ giá.
- Lập bảng báo cáo tài chính tháng, quý các phần hành kế toán liên quan.
Nhân viên kế toán 3 kiêm thủ quỹ:
- Quản lý tiền mặt, cập nhập phiếu thu chi và sổ quỹ hàng tháng, định kỳ kiểm
tra tiền mặt.
- Mọi khoản tiền qua quỹ đều phải có phiếu thu, phiếu chi hoặc phải có ý kiến
bằng văn bản của tổng giám đốc công ty hoặc kế toán trưởng.
- Theo dõi hạch toán tài sản cố định khấu hao TSCĐ, hạch toán tăng, giảm,
nguồn vốn kinh doanh do tăng giảm TSCĐ hoặc nộp khấu hao TSCĐ
Kế toán nguyên vật liệu và công cụ dụng cụ.
Lập báo cáo tài chính, tháng, qúy các phần hành kế toán liên quan
3. Hình thức sổ kế toán áp dụng tại công ty cổ phần 28 Đà Nẵng
- Niên độ kế toán của Công ty từ ngày 01/01 đến ngày 31/12 hàng năm
- Đơn vị sử dụng trong ghi chép kế toán là Đồng Việt Nam
- Công ty áp dụng Chuẩn mực và Chế độ kế toán Việt Nam
-Hệ thống tài khoản sử dụng theo quyết định 15/2006/QĐ-BTC ban hành
ngày 26/03/2006, cụ thể thêm việc hạch toán một số tài khoản kế toán cho phù hợp
với đặc điểm và tổ chức quản lý của Công ty
- Hạch toán tổng hợp theo phương pháp kê khai thường xuyên.
- Hạch toán chi tiết theo phương pháp thẻ song song
- Phương pháp tính thuế: phương pháp khấu trừ
Hiện nay công ty áp dụng hình thức kế toán: “Nhật ký chung” trên máy vi tính
với phần mềm G – Cam.


SVTH: Đậu Thị Hằng

Trang 23


Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD: NCS.Th.S Nguyễn Phi Sơn

Trình tự ghi sổ: Để thuận tiện cho công tác theo dõi nguyên vật liệu ở công ty
cải biến một số mẫu sổ, chính vì vậy công ty có đặc thù riêng ( sổ cái chi tiết ghi tất
cả các nghiệp vụ phát sinh theo ngày, tháng, sổ nhật ký chung chỉ theo dõi số dư
đầu kỳ, tổng số phát sinh và số dư cuối kỳ). Do vậy trình tự ghi sổ của công ty như
sau.

Chứng từ kế toán

Sổ quỹ

Sổ cái chi tiết

Sổ nhật ký chung

Sổ theo dõi
công nợ

Bảng tổng hợp chi tiết

Bảng cân đối
Số phát sinh


Báo cáo tài chính
Ghi chú:
Ghi hằng ngày:
Ghi cuối kỳ:
Kiểm tra đối chiếu:
Hằng ngày căn cứ vào chứng từ gốc thu thập được tiến hành kiểm tra, phân
loại và ghi sổ chi tiết đồng thời phản ánh vào sổ cái chi tiết. Sau đó căn cứ vào số
SVTH: Đậu Thị Hằng

Trang 24


Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD: NCS.Th.S Nguyễn Phi Sơn

liệu đã ghi trên sổ cái chi tiết để ghi vào nhật ký chung theo tài khoản phù hợp.
Cuối tháng căn cứ vào sổ cái, bảng tổng hợp chi tiết, kế toán tổng hợp lại để lên
bảng cân đối số phát sinh, báo cáo tài chính trình lên các cấp quản lý hiện hành.
Hiện nay công ty sử dụng phần mềm kế toán G- Cam nên công việc của
phòng kế toán được tiến hành nhanh chóng thuận tiện hơn. Kế toán mỗi phần hành
chỉ cần cập nhật chứng từ gốc chương trình phần mềm sẽ tự xử lý thông tin kế toán
theo lập trình sẵn.
Trình tự ghi sổ theo phần mềm kế toán:
Hằng ngày hoặc định kỳ căn cứ vào nghiệp vụ kinh tế phát sinh được phản
ánh trên chứng từ hợp lệ ban đầu, kế toán viên tại phần hành liên quan tới nghiệp vụ
đó sẽ tiến hành cập nhật dữ liệu vào máy. Theo đó, chương trình máy tự động thực
hiện phân loại, tính toán, xử lý theo từng nghiệp vụ kinh tế liên quan. Đối với các
nghiệp vụ liên quan đến các đối tượng cần hạch toán chi tiết chương trình kế toán

máy tự động phản ánh vào các sổ, thẻ kế toán chi tiết tương ứng.
Cuối tháng hoặc bất kể khi nào cần, kế toán cho xem các số liệu của sổ chi
tiết, bảng tổng hợp chi tiết, nhật ký chung, sổ cái chi tiết. Cuối tháng in ra các báo
cáo phục vụ cho công tác kế toán tại công ty.
Hệ thống sổ gồm:
 Nhật ký chung.
 Sổ chi tiết vật liệu.
 Sổ cái chi tiết.
 Báo cáo nhập xuất tồn.
 Bảng cân đối tài khoản.
 Báo cáo tài chính.
Sơ đồ kế toán máy:
CHỨNG TỪ KẾ
TOÁN
PHẦN MỀM
KẾ TOÁN

BẢNG TỔNG
HỢP CHỨNG TỪ
KẾ TOÁN

SVTH: Đậu Thị Hằng

MÁY VI
TÍNH

SỔ KẾ TOÁN
- Sổ tổng hợp
- Sổ chi tiết


- Báo cáo tài chính
- Báo cáo kế toán quản
trị

Trang 25


×