Tải bản đầy đủ (.docx) (42 trang)

Sinh viên trường ĐH thương mại học tập và làm theo tư tưởng đạo đức, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trong giai đoạn hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (230.76 KB, 42 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI
KHOA QUẢN TRỊ NHÂN LỰC

BÀI THẢO LUẬN
MÔN: TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH

Đề tài 2: Sinh viên trường ĐH thương mại học tập và làm
theo tư tưởng đạo đức, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh
trong giai đoạn hiện nay

Giảng viên hướng dẫn: Ngô Thị Minh Nguyệt
Sinh viên thực hiện: Nhóm 1
Lớp học phần: 2083HCMI0111

HÀ NỘI, T10 - 2020


Tư tưởng Hồ Chí Minh

Nhóm 1

BIÊN BẢN ĐÁNH GIÁ THẢO LUẬN NHÓM 1

STT

Họ và tên

Nội dung công việc

1


Bùi Phương Anh
(Nhóm trưởng)

Thuyết trình + Mở đầu,
kết luận (đề tài 2). Tổng
hợp word

2

Nguyễn Thị Kim
Anh

2.3; 2.4; 2.5 (Đề tài 1)

3

Nguyễn Thị Lan Anh

2.1.2; 2.1.3 (Đề tài 2)

4

Nguyễn Thị Phương
Anh

2.1; 2.2 (Đề tài 1)

Ý thức tham gia thảo luận

Powerpoint

Mở đầu, kết luận (Đề
tài 1)

5

Phạm Quỳnh Anh

6

Trần Cẩm Anh

1.2.2; 1.2.3 (Đề tài 2)
Căn chỉnh word

7

Trần Phương Anh

1.2.4; 2.1.1 (Đề tài 2)

8

Vũ Mai Anh

1.1.1; 1.1.2 (Đề tài 2)

9

Vũ Thị Lan Anh


2.1.2; 2.1.3 (Đề tài 2)

10

Dương Thị Ánh

1.1; 1.2 (Đề tài 1)

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
2


Tư tưởng Hồ Chí Minh

Nhóm 1

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

BIÊN BẢN HỌP NHÓM 1 (Lần 1)
HỌC PHẦN: TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH
MÃ HỌC PHẦN: 2083HCMI0111

I. Thời gian: 16h Ngày 16/10/2020
II. Địa điểm: Phòng học 601 nhà V trường Đại học Thương Mại
III. Thành viên tham gia
1. Bùi Phương Anh (nhóm trưởng)

6. Trần Cẩm Anh

2. Nguyễn Thị Kim Anh


7. Trần Phương Anh

3. Nguyễn Thị Lan Anh

8. Vũ Mai Anh

4. Nguyễn Thị Phương Anh

9. Nguyễn Thị Nhung

5. Phạm Quỳnh Anh

10. Dương Thị Ánh

IV. Mục đích cuộc họp
- Tìm hiểu 2 đề tài
Đề tài 1: Tư tưởng Hồ Chí Minh hình thành trong thời kỳ 1920 - 1930 (giai đoạn
hình thành cơ bản tư tưởng về con đường cách mạng Việt Nam).
Đề tài 2: Sinh viên trường ĐH thương mại học tập và làm theo tư tưởng đạo đức,
tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trong giai đoạn hiện nay.
- Nhóm trưởng phân công các công việc cần làm.
- Thống nhất thời gian thực hiện và hạn nộp các tài liệu thảo luận.
V. Tiến trình cuộc họp
- Nhóm nghiên cứu, phân tích đề tài thảo luận.
- Nhóm trưởng phân công công việc

Thuyết trình + Mở đầu, kết luận đề tài

Bùi Phương Anh

3

22/10/2020


Tư tưởng Hồ Chí Minh

Nhóm 1

2
Slide

Phạm Quỳnh Anh

Mở đầu, kết luận đề tài 1

28/10/2020
22/10/2020

Ghi biên bản các buổi thảo luận nhóm

Nguyễn T. Phương Anh

23/10/2020

Chỉnh sửa, tổng hợp, tóm tắt word

Bùi Phương Anh

26/10/2020


Tổng hợp word

Trần Cẩm Anh

27/10/2020

1.1; 1.2

Dương Thị Ánh

21/10/2020

2.1; 2.2

Nguyễn T. Phương Anh

21/10/2020

2.3; 2.4; 2.5

Nguyễn Thị Kim Anh

21/10/2020

1.1.1; 1.1.2

Vũ Mai Anh

21/10/2020


1.1.3; 1.2.1

Nguyễn Thị Nhung

21/10/2020

1.2.2; 1.2.3

Trần Cẩm Anh

21/10/2020

1.2.4; 2.1.1

Trần Phương Anh

21/10/2020

2.1.2; 2.1.3

Nguyễn Thị Lan Anh

21/10/2020

Đề tài 1

Đề tài 2

VI. Đánh giá chung

- Các thành viên đều đồng ý với sự phân công của nhóm trưởng.
- Nhóm làm việc tốt, thống nhất ý kiến, các thành viên nghiêm túc
Cuộc họp kết thúc vào 16h50 ngày 16 tháng 10 năm 2020.
Ngày 16 tháng 10 năm 2020
Người viết
Anh
Nguyễn Thị Phương Anh

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
4


Tư tưởng Hồ Chí Minh

Nhóm 1

BIÊN BẢN HỌP NHÓM 1 (Lần 2)
HỌC PHẦN: TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH
MÃ HỌC PHẦN: 2083HCMI0111
I. Thời gian: 16h Ngày 22/10/2020
II. Địa điểm: Phòng học 601 nhà V trường Đại học Thương Mại
III. Thành viên tham gia
1. Bùi Phương Anh (nhóm trưởng)

6. Trần Cẩm Anh

2. Nguyễn Thị Kim Anh

7. Trần Phương Anh


3.Nguyễn Thị Lan Anh

8. Vũ Mai Anh

4. Nguyễn Thị Phương Anh

9. Nguyễn Thị Nhung

5. Phạm Quỳnh Anh

10. Dương Thị Ánh

IV. Mục đích cuộc họp
- Giúp đỡ, chia sẻ, cùng nhau đưa ra phương án giải quyết khó khăn mà mỗi cá nhân
gặp phải trong quá trình thực hiện nhiệm vụ.
V. Tiến trình cuộc họp
- Tổng hợp, nhận xét phần nội dung tìm hiểu của từng bạn trong nhóm.
- Đánh giá hiệu quả làm việc của từng thành viên và đưa ra các nội dung cần chỉnh
sửa.
VI. Đánh giá chung
- Nhóm làm việc hiệu quả, các thành viên nhiệt tình giúp đỡ lẫn nhau. Các thành viên
nghiêm túc.
Cuộc họp kết thúc vào 16h40 ngày 22 tháng 10 năm 2020.
Ngày 22 tháng 10 năm 2020
Người viết
Nguyễn Thị Phương Anh

BẢNG ĐIỂM THẢO LUẬN NHÓM
Lớp: …………………………………...

Nhóm: …………………………………
5


Tư tưởng Hồ Chí Minh

Nhóm 1

Nhóm trưởng: …………………………
Thư ký: ………………………………..
Điểm TB nhóm: ……………………....
Điểm tổng nhóm: ……………………..
STT

Họ và tên

1

Bùi Phương Anh

2

Nguyễn Thị Kim Anh

3

Nguyễn Thị Lan Anh

4


Nguyễn Thị Phương Anh

5

Phạm Quỳnh Anh

6

Trần Cẩm Anh

7

Trần Phương Anh

8

Vũ Mai Anh

9

Vũ Thị Lan Anh

10

Dương Thị Ánh

Mã SV

Điểm thảo
luận


SV ký tên

Ngày

tháng

năm

Nhóm trưởng
(Ký và ghi rõ họ tên)

MỤC LỤC
BIÊN BẢN ĐÁNH GIÁ THẢO LUẬN NHÓM 1......................................................2
BIÊN BẢN HỌP NHÓM 1 (Lần 1).............................................................................3
6


Tư tưởng Hồ Chí Minh

Nhóm 1

BIÊN BẢN HỌP NHÓM 1 (Lần 2).............................................................................5
BẢNG ĐIỂM THẢO LUẬN NHÓM.........................................................................6
MỞ ĐẦU......................................................................................................................8
1.1.1. Vai trò của đạo đức............................................................................................9
1.1.2. Tư tưởng Hồ Chí Minh về chuẩn mực đạo đức.............................................10
1.1.2.1. Trung với nước, hiếu với dân...................................................................10
1.1.2.2. Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư.....................................................12
1.1.2.3. Thương yêu con người, sống có tình có nghĩa.........................................14

1.1.2.4. Tinh thần quốc tế trong sáng....................................................................15
1.1.3. Quan điểm về những nguyên tắc xây dựng đạo đức cách mạng..................16
1.2. Tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.....................................................................20
1.2.1. Trung với nước, hiếu với dân......................................................................20
1.2.2. Cần kiệm liêm chính trí công vô tư.............................................................21
1.2.3. Đức tin vào quần chúng nhân dân, tôn trọng quần chúng nhân dân, hết
lòng hết sức phục vụ nhân dân.............................................................................30
1.2.4. Tinh thần, nghị lực vượt khó khăn gian khổ..............................................33
2.1. Thực trạng của việc trường Đại học Thương mại học tập và làm theo tư
tưởng đạo đức, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh..................................................35
2.1.1. Ưu điểm........................................................................................................35
2.1.2. Hạn chế.........................................................................................................37
2.1.3. Giải pháp vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh để vận dụng hạn chế, phát
huy ưu điểm............................................................................................................38
KẾT LUẬN................................................................................................................41
TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................................................42

MỞ ĐẦU

7


Tư tưởng Hồ Chí Minh

Nhóm 1

Chủ tịch Hồ Chí Minh, lãnh tụ kính yêu của dân tộc ta đã hiến dâng tất cả tình
cảm, trí tuệ và cuộc đời cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và nhân dân ta. Người đã
để lại tài sản vô giá là tư tưởng và tấm gương đạo đức trong sáng, mẫu mực, cao đẹp,
kết tinh những giá trị truyền thống của dân tộc, của nhân loại và thời đại. Học tập và

làm theo tấm gương đạo đức của Bác là niềm vinh dự và tự hào đối với người dân Việt
Nam nói chung và sinh viên Đại học Thương mại nói riêng.
Với đề tài “Sinh viên trường ĐH thương mại học tập và làm theo tư tưởng đạo
đức, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trong giai đoạn hiện nay” được giao, nhóm
1 đã lên kế hoạch phân công và thực hiện làm bài thảo luận. Với nội dung như vậy, bài
thảo luận được chia làm 2 phần: “Tư tưởng đạo đức và tấm gương đạo đức Hồ Chí
Minh” và “Sinh viên trường Đại Học Thương mại học tập và làm theo tư tưởng đạo
đức, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trong giai đoạn hiện nay”.
Với tinh thần nghiêm túc, nhiệt tình và sự hướng dẫn tận tình của giảng viên Ngô
Thị Minh Nguyệt, thành viên nhóm 1 đã hoàn thành bài thảo luận và đưa đến độc giả.
Mặc dù vậy, không thể tránh khỏi sai sót. Nhóm 1 rất mong nhận được phản hồi, góp ý
từ độc giả để bài thảo luận được hoàn chỉnh hơn.
Xin chân thành cảm ơn!

CHƯƠNG 1:

8


Tư tưởng Hồ Chí Minh

Nhóm 1

TƯ TƯỞNG ĐẠO ĐỨC VÀ TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HỒ CHÍ
MINH

1.1.1. Vai trò của đạo đức
* Đạo đức là gốc, là nền tảng tinh thần của xã hội, của cách mạng
Khi đánh giá vai trò của đạo đức trong đời sống, từ rất sớm, Hồ Chí Minh đã nêu
rõ đạo đức là nguồn nuôi dưỡng và phát triển con người. Bác nhiều lần khẳng định đạo

đức là gốc, là nền tảng, là sức mạnh, là tiêu chuẩn hàng đầu của người cách mạng.
Người coi đạo đức rất quan trọng như gốc của cây, như ngọn nguồn của sông, suối.
Trong tác phẩm Sửa đổi lối làm việc (1947), Người viết: “Cũng như sông thì có nguồn
mới có nước, không có nguồn thì sông cạn. Cây phải có gốc, không có gốc thì cây héo.
Người cách mạng phải có đạo đức, không có đạo đức thì dù tài giỏi mấy cũng không
lãnh đạo được nhân dân. Vì muốn giải phóng cho dân tộc, giải phóng cho loài người là
một công việc to tát, mà tự mình không có đạo đức, không có căn bản, tự mình đã hủ
hoá, xấu xa thì còn làm nổi việc gì?”
Đạo đức trở thành nhân tố quyết định của sự thành bại của mọi công việc, phẩm
chất của mỗi con người. Bởi vì, có đạo đức cách mạng trong sáng mới làm được
những việc cao cả, vẻ vang. Theo Hồ Chí Minh, “Đại đa số chiến sĩ cách mạng là
người có đạo đức: Cả đời hết lòng hết sức phục vụ nhân dân, sinh hoạt ngày thường thì
làm gương mẫu: gian khổ, chất phác, kính trọng của công… Đạo đức ấy có ảnh hưởng
lớn đến sự nghiệp đổi xã hội cũ thành xã hội mới và xây dựng mỹ tục thuần phong.”
Đặc biệt, theo Hồ Chí Minh đạo đức cũng là chỗ giúp cho con người vững vàng trong
mọi thử thách.
Tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh là đạo đức trong hành động, lấy hiệu quả thực tế
làm thước đo. Chính vì vậy, Hồ Chí Minh luôn đặt đạo đức bên cạnh tài năng, gắn đức
với tài, lời nói đi đôi với hành động và hiệu quả trên thực tế. Đức và tài phải là những
phẩm chất thống nhất của con người. Nếu đạo đức là tiêu chuẩn cho mục đích hành
động thì tài là phương tiện thực hiện mục đích đó. Vì vậy, con người cần có cả đức và
tài, nếu thiếu tài thì làm việc gì cũng khó, nhưng thiếu đức thì vô dụng, thậm chí có
hại.
9


Tư tưởng Hồ Chí Minh

Nhóm 1


Vai trò của đạo đức còn thể hiện là thước đo lòng cao thượng của con người.
Trong bài Đạo đức cách mạng (1955), Hồ Chí Minh viết: “Tuy năng lực và công việc
của mỗi người khác nhau, người làm việc to, người làm việc nhỏ; nhưng ai giữ được
đạo đức đều là người cao thượng”. Thực hành tốt đạo đức cá nhân không chỉ có tác
dụng tôn vinh nâng cao giá trị của mình mà còn tạo ra sức mạnh nội sinh giúp ta vượt
qua thử thách. Qua đó, Hồ Chí Minh hết sức quan tâm giáo dục toàn diện cho các em
học sinh, sinh viên cả “Đức, Trí, Thể, Mỹ”. Trong đó, đức là gốc, là trước hết; tài là
cực kỳ quan trọng, không có tài thì không có xây dựng, phát triển được đất nước. Đức
bao gồm nếp ăn ở, sinh hoạt hằng ngày, trước hết là với gia đình, anh em, bạn bè, rộng
ra là với quốc gia, dân tộc; học để làm việc, làm người, làm cán bộ.
* Đạo đức là nhân tố tạo nên sức hấp dẫn của chủ nghĩa xã hội
Hồ Chí Minh cho rằng, sức hấp dẫn của chủ nghĩa xã hội chưa phải là ở mức sống
vật chất dồi dào, ở tư tưởng được tự do, giải phóng, mà trước hết là ở những giá trị đạo
đức cao đẹp, ở phẩm chất của những người cộng sản ưu tú, bằng tấm gương sống và
hành động của mình, chiến đấu cho lý tưởng xã hội chủ nghĩa thành hiện thực. Hồ Chí
Minh quan niệm, phong trào cộng sản công nhân quốc tế trở thành lực lượng quyết
định vận mệnh của loài người không chỉ do chiến lược và sách lược thiên tài của cách
mạng vô sản, mà còn do phẩm chất đạo đức cao quý làm cho chủ nghĩa cộng sản trở
thành một sức mạnh vô địch. Đây cũng chính là một trong những vai trò quan trọng
của đạo đức trong tư tưởng Hồ Chí Minh, là nhân tố quan trọng tạo nên sức hấp dẫn
chủ nghĩa xã hội.
Hồ Chí Minh tượng trưng cho tinh hoa dân tộc Việt Nam, cho ý chí kiên cường,
bất khuất của nhân dân Việt Nam suốt hàng nghìn năm lịch sử. Tấm gương đạo đức và
nhân cách cao đẹp của Hồ Chí Minh có sức hấp dẫn mạnh mẽ đối với nhân dân Việt
Nam và cả nhân dân trên thế giới. Tấm gương sáng của Người từ lâu đã là nguồn cổ vũ
động viên tinh thần quan trọng đối với nhân dân Việt Nam và nhân loại tiến bộ đoàn
kết đấu tranh vì mục tiêu hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội.
1.1.2. Tư tưởng Hồ Chí Minh về chuẩn mực đạo đức
1.1.2.1. Trung với nước, hiếu với dân


10


Tư tưởng Hồ Chí Minh

Nhóm 1

Trung với nước, hiếu với dân là phẩm chất đạo đức bao trùm quan trọng nhất và
chi phối các phẩm chất khác. Trung và hiếu là những khái niệm đạo đức cũ đã có từ
lâu trong tư tưởng đạo đức truyền thống Việt Nam và phương Đông, phản ánh mối
quan hệ lớn nhất và cũng là phẩm chất bao trùm nhất: “Trung với vua, hiếu với cha
mẹ”. Hồ Chí Minh không gạt bỏ từ ngữ trung, hiếu đã ăn sâu, bám rễ trong con người
Việt Nam hàng nghìn năm với ý nghĩa trách nhiệm, bổn phận của người dân, người
con mà Hồ Chí Minh đưa vào nội dung mới, cách mạng, phản ánh đạo đức ngày nay
cao rộng hơn: “Trung với nước, hiếu với dân”, đã tạo nên cuộc cách mạng trong quan
niệm đạo đức. Người nói: “Đạo đức cũ như người đầu ngược xuống đất chân chổng
lên trời. Đạo đức mới như người hai chân đứng vững được dưới đất, đầu ngẩng lên
trời.” Nhân dân từ chỗ là kẻ nghèo hèn, phải được chăn dắt, sai khiến trở thành lực
lượng làm nên lịch sử, sáng tạo ra lịch sử. Trước, quan là phụ mẫu của dân, thì nay Đảng, cán bộ, đảng viên là đầy tớ trung thành của nhân dân. Theo Hồ Chí Minh, trung
với nước, hiếu với dân là phải suốt đời đấu tranh cho cách mạng, ra sức làm việc, giữ
vững kỷ luật, thực hiện tốt đường lối, chính sách của Đảng. Hồ Chí Minh dạy rằng,
hiếu với dân thì phải hoà mình với quần chúng thành một khối, tin quần chúng, hiểu
quần chúng, lắng nghe ý kiến của quần chúng, làm cho dân tin, dân phục, dân yêu,
đoàn kết quần chúng chặt chẽ xung quanh Đảng, tổ chức tuyên truyền và động viên
quần chúng hăng hái thực hiện chính sách và nghị quyết của Đảng; phải lấy dân làm
gốc, phải thực hiện dân chủ, bao nhiêu lợi ích đều vì dân. Đảng, Nhà nước hoạt động
phải gần dân, thân dân, lấy trí tuệ ở dân, học hỏi dân, phải biết làm học trò dân mới
làm được thầy học của dân. Chỉ có thực hiện được như thế thì người cách mạng mới
được dân tin yêu, cách mạng mới đi đến thành công.
Tư tưởng “trung với nước, hiếu với dân” của Hồ Chí Minh không những kế thừa

giá trị yêu nước truyền thống của dân tộc, mà còn vượt qua những hạn chế của truyền
thống đó. Trung với nước là trung thành với sự nghiệp dựng nước và giữ nước. Khi Hồ
Chí Minh đặt vấn đề “Bao nhiêu lợi ích đều vì dân… Bao nhiêu quyền hạn đều của
dân… Nói tóm lại, quyền hành và lực lượng đều ở nơi dân. Hồ Chí Minh cho rằng,
trung với nước phải gắn liền hiếu với dân. Trung với nước là phải yêu nước, tuyệt đối
trung thành với Tổ quốc, suốt đời phấn đấu cho Đảng, cho cách mạng, phải làm cho
“dân giàu, nước mạnh”. Hiếu với dân, là phải thương dân, tin dân, thân dân, học hỏi
dân, lấy trí tuệ ở dân, kính trọng dân, lấy dân làm gốc, “hết lòng hết sức phục vụ nhân
11


Tư tưởng Hồ Chí Minh

Nhóm 1

dân. Phải yêu kính nhân dân. Phải thật sự tôn trọng quyền làm chủ của nhân dân. Tuyệt
đối không được lên mặt “quan cách mạng” ra lệnh làm oai. Đảng và Chính phủ là “đầy
tớ nhân dân” chứ không phải “quân nhân dân để đè đầu cưỡi cổ nhân dân”, thì quan
niệm về nước và dân đã hoàn toàn đảo lộn so với trước; rất ít lãnh tụ cách mạng đã nói
về dân như vậy, điều này càng làm tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh vượt xa lên phía
trước. Thư gửi thanh niên (1965), Người viết: “Phải luôn nâng cao chí khí cách mạng
“trung với nước, hiếu với dân, nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng vượt
qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng”. Luận điểm đó của Hồ Chí Minh vừa là lời kêu gọi
hành động, vừa là định hướng chính trị - đạo đức của mỗi người Việt Nam không chỉ
trong cuộc đấu tranh cách mạng trước đây, hôm nay mà còn về lâu dài về sau.
1.1.2.2. Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư
Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư là nội dung cốt lõi của đạo đức cách mạng,
đó là phẩm chất đạo đức gắn liền với hoạt động hằng ngày của Người. Vì vậy, Hồ Chí
Minh đã đề cập đến phẩm chất này rất nhiều, thường xuyên nhất, phản ánh ngay từ
cuốn sách “Đường cách mệnh” đến bản “ Di chúc cuối đời”. Hồ Chí Minh chỉ rõ:

“Bọn phong kiến ngày xưa nêu ra cần, kiệm, liêm, chính, nhưng không bao giờ làm
mà bắt nhân dân phải tuân theo để phụng sự quyền lợi cho chúng. Ngày nay ta đề ra
cần, kiệm, liêm, chính cho cán bộ thực hiện làm gương cho nhân dân theo để lợi cho
nước cho dân”. Với ý nghĩa như vậy, cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư cũng là
một biểu hiện cụ thể của phẩm chất “trung với nước, hiếu với dân”. Qua đó ta thấy rõ
được sự tiến bộ của Hồ Chí Minh trong nhìn nhận về “cần, kiệm, liêm, chính, chí công
vô tư”, không phải trên lý thuyết suông dùng quyền lợi mình có để đàn áp dân như
truyền thống. “Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư” cũng là những khái niệm cũ
trong đạo đức truyền thống dân tộc, nhưng được lọc bỏ những nội dung không phù
hợp và đưa vào những nội dung mới đáp ứng yêu cầu của cách mạng. Mà với Người,
các cán bộ của Đảng phải thực hiện nghiêm chỉnh thì dân mới hạnh phúc, ấm no. Tư
tưởng đạo đức Hồ Chí Minh cũng nhấn mạnh về ý nghĩa của từng từ đồng thời chỉ ra
mối quan hệ giữa chúng để thấy rõ sự quan trọng trong công tác, tác phong làm việc
của một cán bộ cần phải có và phải luôn áp dụng trong mọi lúc mọi nơi. Khác với Nho
giáo, tuy đề cao vai trò của đạo đức, nhưng Bác gắn “đức trị” với “pháp trị”, chủ
trương tăng cường pháp luật với đẩy mạnh giáo dục đạo đức cho cán bộ và nhân dân.
12


Tư tưởng Hồ Chí Minh

Nhóm 1

“Đức trị” ở Nho giáo thuần túy là chủ trương dùng đức để trị dân, dẫn dắt dân chúng
bằng đạo đức. “Đức trị” của Bác là sự kết hợp chặt chẽ với pháp trị, trên cơ sở pháp trị
và bao hàm cả một phần của pháp trị. Bởi Hồ Chí Minh quan niệm rằng, người cán bộ
cách mạng phải làm gương không chỉ về đạo đức, mà trước hết còn phải làm gương
trong việc chấp hành nghiêm chỉnh kỷ cương, phép nước, cho nhân dân noi theo. Đây
chính là sự tiến bộ của Người so với đạo đức truyền thống cũ.
“Cần” tức là siêng năng, chăm chỉ, cố gắng dẻo dai; là lao động cần cù, siêng

năng; lao động có kế hoạch, sáng tạo, có năng suất cao; lao động với tinh thần tự lực
cánh sinh, không lười biếng. Phải thấy rõ được “Lao động là nghĩa vụ thiêng liêng
liêng, là nguồn sống, nguồn hạnh phúc của chúng ta.”
“Kiệm” là tiết kiệm, không xa xỉ, không hoang phí, không bừa bãi; là tiết kiệm sức
lao động, tiết kiệm thì giờ, tiết kiệm tiền của của dân, của nước, của bản thân mình;
không phô trương hình thức, không liên hoan chè chén lu bu. “Tiết kiệm” không phải
là bủn xỉn, việc đáng tiêu mà không tiêu thì chính là bủn xỉn, chứ không phải tiết kiệm.
“Cần” với “kiệm” phải đi đôi với nhau, như hai chân của con người như Hồ Chí Minh
yêu cầu “Phải cần kiệm xây dựng nước nhà.”
“Liêm” là trong sạch, không tham lam, là liêm khiết, luôn tôn trọng giữ gìn của
công, của dân. “Liêm” là không tham địa vị, tiền tài, không tham sung sướng, không
ham người tâng bốc mình. Vì vậy mà quang minh chính đại, không bao giờ hủ hoá, chỉ
có một thứ là ham học, ham làm, ham tiến bộ. Chữ “liêm” phải đi đôi với chữ “kiệm”.
“Chính” nghĩa là không tà, là thẳng thắn, đứng đắn. Điều gì không đứng đắn,
thẳng thắn tức là tà. Việc thiện dù nhỏ đến mấy cũng phải làm, việc ác dù nhỏ đến mấy
cũng cần tránh.
Hồ Chí Minh không chỉ giải thích nghĩa của cần, kiệm, liêm, chính mà Người còn
nêu lên mối quan hệ giữa bốn phẩm chất đó: Cần, Kiệm, Liêm, là gốc rễ của Chính.
Nhưng một cây cần có gốc rễ, lại cần có ngành, lá, hoa, quả mới là hoàn toàn. Một
người phải Cần, Kiệm, Liêm, nhưng còn phải Chính mới là người hoàn toàn. So sánh
với bốn mùa của trời, bốn phương của đất, Người cho rằng: Thiếu một mùa thì không
thành trời, thiếu một phương thì không thành đất, thiếu một đức, thì không thành
người.
13


Tư tưởng Hồ Chí Minh

Nhóm 1


Hồ Chí Minh cho rằng, các đức tính cần, kiệm, liêm, chính có quan hệ chặt chẽ
với nhau, ai cũng phải thực hiện, song cán bộ, đảng viên phải là người thực hành trước
để làm kiểu mẫu cho dân. Người thường nhắc nhở cán bộ, công chức, những người
trong công sở đều có nhiều hoặc ít quyền hạnCần, kiệm, liêm, chính đối với cán bộ
đảng viên lại càng cần thiết, bởi vì: Cán bộ các cơ quan, các đoàn thể, cấp cao thì
quyền to, cấp thấp thì quyền nhỏ. Dù to hay nhỏ, có quyền mà thiếu lương tâm là có
dịp đục khoét, có dịp ăn của đút. Theo Bác, càng có chức, có quyền càng cần phải cần
kiệm, liêm, chính. Người viết: Những người trong các công sở đều có nhiều hoặc ít
quyền hành. Nếu không giữ đúng Cần, Kiệm, Liêm, Chính thì dễ trở nên hủ bại, biến
thành sâu mọt của dân.
“Chí công vô tư” hoàn toàn là vì lợi ích chung, không vì tư lợi; là hết sức công
bằng, không chút thiên vị, thiên tư, công tâm, luôn đặt lợi ích của Đảng, của nhân dân,
của dân tộc lên trên hết, trước hết; chỉ biết vì Đảng, vì dân tộc, “lo trước thiên hạ, vui
sau thiên hạ”. Chí công vô tư là chống chủ nghĩa cá nhân mà thực chất là sự tiếp nối
cần, kiệm, liêm, chính. Cần, kiệm, liêm, chính còn là nền tảng của đời sống mới, của
phong trào thi đua yêu nước. Để trở thành người có phẩm chất đạo đức tốt, phải hội tụ
đủ các yếu tố cần, kiệm, liêm, chính. Hồ Chí Minh coi cần, kiệm, liêm, chính là bốn
đức tính cơ bản của con người, giống như bốn mùa của trời, bốn phương của đất
“Thiếu một đức tính thì không thành người.”
1.1.2.3. Thương yêu con người, sống có tình có nghĩa
Sự tiến bộ trong đạo đức Hồ Chí Minh ở đây ngoài việc kế thừa truyền thống nhân
nghĩa của dân tộc Người còn kết hợp với chủ nghĩa nhân đạo cộng sản, tiếp thu tinh
thần nhân văn của nhân loại qua nhiều thập niên, cùng với việc thể nghiệm chính bản
thân mình qua hoạt động thực tiễn, Hồ Chí Minh đã xác định tình yêu thương con
người là một trong những phẩm chất đạo đức cao đẹp nhất.
Theo Hồ Chí Minh, người cách mạng là người giàu tình cảm, có tình cảm cách
mạng mới đi làm cách mạng. Vì yêu thương nhân dân, yêu thương con người mà Hồ
Chí Minh sẵn sàng chấp nhận mọi gian khổ, hy sinh để đem lại độc lập cho dân tộc, tự
do hạnh phúc cho nhân dân. Tình yêu thương con người là tình cảm nhân ái sâu sắc,
rộng lớn, trước hết dành cho những người nghèo khổ, những người bị mất quyền,

những người bị áp bức, bị bóc lột không phân biệt màu da, dân tộc. Người cho rằng,
14


Tư tưởng Hồ Chí Minh

Nhóm 1

nếu không có tình yêu thương như vậy thì không thể nói đến cách mạng, càng không
thể nói đến chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản. Tình thương người, yêu đồng bào,
yêu đồng loại, yêu đất nước là tư tưởng lớn, là mục tiêu phấn đấu cả đời của Hồ Chí
Minh, đã được thể hiện ở sự ham muốn tột bậc của Người là “Làm sao cho nước ta
được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ta ai cũng có cơm ăn
áo mặc, ai cũng được học hành”. Đây là yếu tố cốt lõi đầu tiên tạo nên nền tảng tư
tưởng Hồ Chí Minh. Đó cũng là lý tưởng chính trị, lý tưởng đạo đức và lý tưởng nhân
văn của Người. Tình thương yêu con người theo Hồ Chí Minh phải được xây dựng
trên lập trường giai cấp công nhân, thể hiện trong các mối quan hệ hằng ngày với bạn
bè, đồng chí, anh em, phải được thể hiện ở hành động cụ thể thiết thực. Nó đòi hỏi mỗi
người phải chặt chẽ và nghiêm khắc với mình; rộng rãi, độ lượng và giàu lòng vị tha
đối với người khác; phải có thái độ tôn trọng những quyền của con người, tạo điều
kiện cho con người phát huy tài năng; nâng con người lên, kể cả những người nhất
thời lầm lạc, chứ không phải thái độ “dĩ hoà vi quý”, không phải hạ thấp, càng không
phải vùi dập con người. Bằng hành động và ứng xử của mình, Hồ Chí Minh truyền lại
cho chúng ta một đạo lý làm người là phải biết yêu thương và sống với nhau có tình có
nghĩa. Theo Hồ Chí Minh, “hiểu chủ nghĩa Mác – Lênin là phải sống với nhau có tình
có nghĩa. Nếu thuộc bao nhiêu sách mà sống không có tình có nghĩa thì sao gọi là hiểu
chủ nghĩa Mác – Lênin được”. Trong di chúc, người viết: “Đầu tiên là công việc đối
với con người,… Phải có tình đồng chí yêu thương lẫn nhau”. Tình yêu thương của
Người còn thể hiện đối với những người có sai lầm khuyết điểm. Với tấm lòng bao
dung của một người cha, Người căn dặn, chúng ta: "Mỗi con người đều có thiện và ác

ở trong lòng ta, phải biết làm cho phần tốt ở trong mỗi con người nảy nở như hoa mùa
xuân và phần xấu bị mất dần đi, đó là thái độ của người cách mạng. Đối với những
người có thói hư tật xấu, từ hạng người phản lại Tổ quốc và nhân dân, ta cũng phải
giúp họ tiến bộ bằng cách làm cho cái phần thiện trong con người nảy nở để đẩy lùi
phần ác, chứ không phải đập cho tơi bời".
1.1.2.4. Tinh thần quốc tế trong sáng
Chủ nghĩa quốc tế là một trong những phẩm chất quan trọng nhất của đạo đức
cộng sản chủ nghĩa. Điều này được bắt nguồn từ bản chất của giai cấp công nhân,
nhằm vào mối quan hệ rộng lớn vượt ra khỏi giới hạn quốc gia dân tộc. Đồng thời đó
15


Tư tưởng Hồ Chí Minh

Nhóm 1

cũng là tinh thần “tứ hải giai huynh đệ” mà Người đã tiếp thu được của Nho giáo và đã
cải biến bằng mệnh đề “bốn phương vô sản đều là anh em”. Sự tiếp thu và tiến bộ của
Bác so với đạo đức truyền thống đã mở rộng hơn tinh thần đoàn kết của nhân dân Việt
Nam với các dân tộc bị áp bức, với nhân dân lao động các nước, với những người tiến
bộ, yêu chuộng hòa bình công lý trên thế giới nhằm mục tiêu lớn của thời đại là hòa
bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội, là hợp tác và hữu nghị với tất cả các
nước các dân tộc.
Hồ Chí Minh là tượng trưng cao đẹp của chủ nghĩa yêu nước chân chính kết hợp
nhuần nhuyễn với chủ nghĩa quốc tế vô sản. Nội dung chủ nghĩa quốc tế trong tư
tưởng Hồ Chí Minh rất rộng lớn và sâu sắc. Đó là sự tôn trọng, hiểu biết, thương yêu
và đoàn kết với giai cấp vô sản toàn thế giới, với các dân tộc bị áp bức, với tất cả các
dân tộc và nhân dân các nước, với những người tiến bộ trên toàn cầu, chống lại mọi sự
chia rẽ, hằn thù, bất bình đẳng và phân biệt chủng tộc; chống lại chủ nghĩa dân tộc hẹp
hòi, vô sanh, biệt lập và chủ nghĩa bành trướng bá quyền. Hồ Chí Minh nêu cao tinh

thần độc lập, tự chủ, tự lực, tự cường, nhưng luôn luôn kêu gọi phải tăng cường đoàn
kết và hợp tác quốc tế, đồng thời ra sức ủng hộ và giúp đỡ đối với các cuộc đấu tranh
của nhân dân các nước vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội. Đoàn
kết quốc tế của Hồ Chí Minh theo tinh thần quốc tế trong sáng:
“Quan sơn muôn dặm một nhà,
Bốn phương vô sản đều là anh em”
Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng, Hồ Chí Minh đã dày công xây đắp tinh
thần đoàn kết hữu nghị giữa nhân dân Việt Nam và nhân dân thế giới, đã tạo ra một
kiểu quan hệ quốc tế mới: đối thoại thay đối đầu, nhằm kiến tạo một nền văn hoá hoà
bình cho nhân loại; đó là di sản thời đại vô giá của Người về hoà bình, hữu nghị, hợp
tác phát triển giữa các dân tộc.
1.1.3. Quan điểm về những nguyên tắc xây dựng đạo đức cách mạng
a. Nói đi đôi với làm, nêu gương về đạo đức
Nói đi đôi với làm là nét đẹp trong đạo đức truyền thống của dân tộc được Hồ Chí
Minh nâng lên một tầm cao mới. Người coi đây là nguyên tắc quan trọng bậc nhất
trong xây dựng nền đạo đức mới. Nguyên tắc cơ bản này là sự thống nhất giữa lý luận
16


Tư tưởng Hồ Chí Minh

Nhóm 1

và thực tiễn, nó đã trở thành phương pháp luận trong cuộc sống và nền tảng triết lý
sống hết sức bình dị của Người. Trong tác phẩm Đường Cách Mệnh, khi đề cập tư
cách một người cách mệnh, Hồ Chí Minh yêu cầu: “Nói thì phải làm”. Trong bài Nâng
cao đạo đức cách mạng, quét sạch chủ nghĩa cá nhân, Người viết: “Đảng viên đi trước,
làng nước theo sau”. Trong suốt cuộc đời mình, Hồ Chí Minh là tấm gương trong sáng
tuyệt vời về lời nói đi đôi với việc làm. Hồ Chí Minh đòi hỏi cán bộ, đảng viên:
“Trước hết, mình phải làm gương, gắng làm gương trong anh em, và khi đi công tác

gắng làm gương cho dân. Làm gương về cả ba mặt: Tinh thần, vật chất và văn hoá”
Hồ Chí Minh nêu luận điểm quan trọng đối với cán bộ, đảng viên: “Trước mặt
quần chúng không phải cứ viết lên trán hai chữ “cộng sản” mà ta được họ yêu mến.
Quần chúng chỉ quý mến những người có tư cách, đạo đức. Muốn hướng dẫn nhân
dân, làm mực thước cho người ta bắt chước” Luận điểm ấy đã khẳng định rất rõ vấn đề
nêu gương có tầm quan trọng đặc biệt trong đời sống đạo đức, nhất là đối với trách
nhiệm của cán bộ, đảng viên.
Tấm gương đạo đức của Hồ Chí Minh là tấm gương chung cho cả dân tộc, cho các
thế hệ mai mãi về sau. Nhưng còn nhiều tấm gương của các vị anh hùng, chiến sỹ thi
đua nhứng tấm gương của những người tiêu biểu cho từng ngành, từng cấp, những tấm
gương "Người tốt việc tốt" rất gần gũi trong đời thường có ở mọi lúc mọi nơi mà
chúng ta không thể coi thường. Về vấn đề này Hồ Chí Minh đã nói: "Người tốt, việc
tốt nhiều lắm ở đâu cũng có. Ngành nào, giới nào, địa phương nào, lứa tuổi nào cũng
có". Những tấm gương về đạo đức phải được hiểu theo cả nghĩa rộng và nghĩa hẹp, có
tấm gương chung và riêng, lớn nhỏ, xa gần. Một nền đạo đức mới chỉ được xây dựng
trên một nền rộng lớn, vững chắc, những phẩm chất chuẩn mực đạo đức đã trở thành
hành vi đạo đức hàng ngày phổ biến trong toàn xã hội mà những tấm gương đạo đức
của những người tiêu biểu, những người tốt việc tốt có ý nghĩa thúc đẩy cho quá trình
đó.
b. Xây đi đôi với chống
Theo Hồ Chí Minh trong đời sống hàng ngày, những hiện tượng tốt - xấu, đúng sai, cái đạo đức và phi đạo đức thường đan xen lẫn nhau, đối chọi lẫn nhau thông qua
hành vi của những con người khác nhau, thậm chí trong mỗi con người. Chính vì vậy
17


Tư tưởng Hồ Chí Minh

Nhóm 1

vừa phải xây vừa phải chống: xây tức là xây dựng các giá trị, chuẩn mực đạo đức mới;

chống là chống các biểu hiện, các hành vi vô đạo đức, suy thoái đạo đức.
Muốn xây phải chống, chống nhằm mục đích xây, lấy xây làm chính. Cũng vì vậy
Hồ Chí Minh căn dặn toàn Đảng: "Phải cương quyết quét sạch chủ nghĩa cá nhân nâng
cao đạo đức cách mạng bồi dưỡng tư tưởng tập thể, tinh thần đoàn kết, tính tổ chức và
kỷ luật".
Việc xây dựng đạo đức mới trước hết phải được tiến hành bằng việc giáo dục
những phẩm chất, chuẩn mực đạo đức mới ngay từ trong gia đình, nhà trường, xã hội
nhất là trong những tập thể gắn với hoạt động mỗi người. Vấn đề quan trọng trong việc
giáo dục đạo đức là phải khơi dạy ý thức đạo đức lành mạnh ở mọi người để mọi
người tự giác nhận thức được trách nhiệm đạo đức của mình. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã
nói, Cảm nhận thấy sâu sắc việc trau dồi đạo đức cách mạng là việc làm "Sung sướng
vẻ vang nhất trong đời này" tiếp nhận sự giáo dục đạo đức là vấn đề nhất thiết không
thể thiếu được, nhưng sự tự giáo dục, tự trau dồi đạo đức ở mỗi người còn quan trọng
hơn nhiều đó cũng chính là điều mà Hồ Chí Minh nói về niềm vui của việc trau dồi
đạo đức phải trở thành phổ biến trong xã hội.
Xây dựng đạo đức mới, đạo đức cách mạng phải được tiến hành bằng việc giáo
dục những phẩm chất, những chuẩn mực đạo đức mới. Việc giáo dục đạo đức mới phải
được tiến hành phù hợp với từng giai đoạn cách mạng, phù hợp với từng lứa tuổi,
ngành nghề, giai cấp, tầng lớp và trong từng môi trường khác nhau; phải khơi dậy
được ý thức đạo đức lành mạnh ở mỗi người. Hồ Chí Minh quan niệm: “Mỗi con
người đều có thiện và ác ở trong lòng. Ta phải biết làm cho phần tốt ở trong mỗi con
người nảy nở như hoa mùa Xuân và phần xấu bị mất dần đi, đó là thái độ của người
cách mạng. Bản thân sự tự giác cũng là một phẩm chất đạo đức cao quý đối với mỗi
người và mỗi tổ chức, trước hết là đối với đảng viên và cán bộ.
Hồ Chí Minh cho rằng, trên con đường đi tới tiến bộ và cách mạng, đạo đức mới
chỉ có thể xây xựng thành công trên cơ sở kiên trì mục tiêu chống chủ nghĩa đế quốc,
chống những thói quen và tập tục lạc hậu, phải loại trừ chủ nghĩa cá nhân. Đây thực sự
là một cuộc cách mạng khó khăn, lâu dài, gian khổ, sâu sắc giữa tiến bộ và lạc hậu,
giữa cách mạng và phản cách mạng. Muốn giành được thắng lợi trong cuộc chiến này,
điều quan trọng là phải phát hiện sớm, phải tuyên truyền, vận động hình thành phong

18


Tư tưởng Hồ Chí Minh

Nhóm 1

trào quần chúng rộng rãi đấu tranh cho sự lành mạnh, trong sạch về đạo đức; phải chú
trọng kết hợp giáo dục đạo đức với tăng cường tính nghiêm chỉnh của pháp luật.
Muốn xây dựng đạo đức mới, chung quy lại phải chống cho được chủ nghĩa cá
nhân. Trong tác phẩm: Nâng cao đạo đức cách mạng quét sạch chủ nghĩa cá nhân được
công bố vào ngày 3/2/1969, nhân kỷ niệm lần thứ 39 ngày thành lập Đảng cộng sản
Việt Nam đã mang ý nghĩa xây đi đôi với chống. Muốn nêu cao đạo đức cách mạng
phải quýet sạch chủ nghĩa cá nhân. Người viết: “do cá nhân chủ nghĩa mà phạm nhiều
sai lầm… Phải kiên quyết quét sạch chủ nghĩa cá nhân, nâng cao đạo đức cách mạng,
bồi dưỡng tư tưởng tập thể, tinh thần đoàn kết, tính tổ chức và kỉ luật”. Tuy nhiên,
Người lưu ý: “Đấu tranh chống lợi ích cá nhân không phải “giày xéo lên lợi ích cá
nhân.
c. Tu dưỡng đạo đức suốt đời
Theo Hồ Chí Minh tu dưỡng đạo đức như một cuộc cách mạng trường kỳ, gian
khổ. Một nền đạo đức mới chỉ có thể được xây dựng trên cơ sở tự giác tu dưỡng đạo
đức của mỗi người. Người đã nhiều lần chỉ rõ: Mỗi con người phải thường; xuyên
chăm lo tu dưỡng đạo đức như việc rửa mặt hàng ngày đấy cũng là công việc phải kiên
trì bền bỉ suốt đời, không người nào có thể chủ quan tự mãn. Người nhắc lại luận điểm
của Khổng Tử “chính tâm, tu thân”; “tề gia, trị quốc, bình thiên hạ” và nêu rõ “Chính
tâm tu thân tức là cải tạo. Cải tạo cũng phải trường kì gian khổ, vì đó là một cục cánh
mạng trong bản thân của mỗi người. Bồi dưỡng tư tưởng mới để đánh thắng tư tưởng
cũ, đoạn tuyệt con người cũ để trở thành con người mới không phải là một việc dễ
dàng… Dù khó khăn gian khổ, nhưng muốn cải tạo thì nhất định thành công”.
Đạo đức cách mạng thể hiện trong hành động của người Việt Nam yêu nước vì độc

lập tự do của dân tộc, hạnh phúc của nhân dân. Đạo đức cách mạng đòi hỏi mỗi người
phải tự giác rèn luyện thông qua các hoạt động thực tiễn , trong công việc, trong các
mối quan hệ của mình, phải nhìn thẳng vào mình, không tự lừa dối, huyễn hoặc; phải
thấy rõ cái hay, cái tốt, cái thiện của mình để phát huy và thấy rõ cái dở, cái xấu, cái ác
của mình để khắc phục; phải kiên trì rèn luyện liên tục, tu dưỡng suốt đời, trong đó,
thời tuổi trẻ đặc biệt quan trọng.
Từ thực tiễn, Người tổng kết sâu sắc: "Đạo đức cách mạng không phải trên trời xa
xuống. Nó do đấu tranh rèn luyện bền bỉ hàng ngày mà phát triển củng cố. Cũng như
19


Tư tưởng Hồ Chí Minh

Nhóm 1

ngọc càng mài càng sáng, vàng càng luyện càng trong". Theo Người: “Muốn cải tạo
thế giới và cải tạo xã hội thì trước hết phải tự cải tạo bản thân chúng ta”. Thực hiện
việc này phải kiên trì bền bỉ, nếu không thì ở thời kỳ trước là người có công ở thời kì
sau lại là người có tội, lúc trẻ giữ được đạo đức nhưng lúc già lại thoái hoá hư hỏng.
Do vậy, Người lưu ý: “Một dân tộc, một đảng và mỗi con người, ngày hôm qua là vĩ
đại, có sức hấp dẫn lớn, không nhất định hôm nay và ngày mai vẫn được mọi người
yêu mến, ca ngợi, nếu lòng dạ không trong sáng nữa, nếu sa vào chủ nghĩa cá nhân.
1.2. Tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh
1.2.1. Trung với nước, hiếu với dân
Chủ tịch Hồ Chí Minh là người sáng lập, lãnh đạo và rèn luyện Đảng ta. Người đã
cống hiến trọn đời mình cho sự nghiệp giải phóng dân tộc của nhân dân Việt Nam, góp
phần vào cuộc đấu tranh chung của nhân dân thế giới vì hoà bình, độc lập dân tộc, dân
chủ và tiến bộ xã hội. Tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh là tấm gương của một con
người cả đời phấn đấu hy sinh, tất cả vì dân, vì nước, vì hạnh phúc con người.
Tư tưởng và tấm gương đạo đức sáng ngời của Người là tài sản tinh thần vô giá

mà chủ tịch Hồ Chí Minh đã để lại cho toàn Đảng, toàn dân ta. Tư tưởng đạo đức Hồ
Chí Minh là sự kế thừa, phát triển truyền thống đạo đức tốt đẹp của dân tộc, tiếp thu có
chọn lọc tinh hoa văn hoá nhân loại, được khái quát từ thực tiễn, được thể hiện bằng
hành động cách mạng của chính bản thân Người. Trong đó tư tưởng yêu nước, thương
dân, “trung với nước, hiếu với dân” là sợi chỉ đỏ xuyên suốt mọi hành động. Bất cứ ở
đâu, làm bất cứ việc gì, trong mọi hoàn cảnh, trên mọi cương vị, chủ tịch Hồ Chí Minh
cũng đều xuất phát từ quan điểm vì dân, vì nước.
Khi Ðảng ta được thành lập, Người luôn nhắc nhở: "Mỗi người đảng viên, mỗi
người cán bộ từ trên xuống dưới đều phải hiểu rằng: mình vào Ðảng để làm đày tớ cho
nhân dân. Bác nhấn mạnh: Làm đày tớ nhân dân chứ không phải là "quan" nhân dân".
Khi Ðảng ta trở thành Ðảng cầm quyền, lãnh đạo toàn dân vừa kháng chiến vừa kiến
quốc, dù ở đâu, làm gì, Người cũng chỉ tâm niệm một điều rằng: "Ðảng ta là Ðảng
cách mạng. Ngoài lợi ích của nhân dân, Ðảng ta không có lợi ích gì khác", "Chính
sách của Ðảng và Chính phủ là phải hết sức chăm nom đến đời sống của nhân dân" ...
Vì vậy, Người luôn chỉ rõ cho mọi người thấy và hiểu rõ vấn đề cốt lõi của đạo đức
20


Tư tưởng Hồ Chí Minh

Nhóm 1

cách mạng là: Việc gì lợi cho dân phải hết sức làm. Việc gì hại đến dân phải hết sức
tránh.
Chính trong quá trình ấy, Người đã nêu tấm gương sáng về lòng "tận trung với
nước, tận hiếu với dân". Lòng trung, hiếu ở Người là nhất quán, trước sau như một.
Ngay từ những ngày đầu ra đi tìm đường cứu nước, hướng tới mục tiêu độc lập cho Tổ
quốc, cơm no áo ấm cho đồng bào, Người đã vượt qua bao khó khăn, thử thách. Trong
lao tù của bọn thực dân, đế quốc, lòng kiên trung bất khuất, quyết tâm giải phóng dân
tộc, cơm no áo ấm cho đồng bào càng được bồi đắp thêm. Khi đất nước giành được

độc lập, Người "tuyệt nhiên không ham muốn công danh phú quý chút nào", không
muốn "dính líu gì với vòng danh lợi" mà "chỉ có một sự ham muốn, ham muốn tột bậc,
là làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào
ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành". Trong suốt cuộc đời của mình
người đã luôn phấn đấu hy sinh vì sự nghiêp cách mạng, vì công cuộc giải phóng dân
tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng con người”.
Mẩu truyện ngắn: Khi trúng cử với số phiếu tuyệt đối, Bác có thư cám ơn đồng
bào: "Tôi thành thật cám ơn quốc dân đồng bào đã có lòng yêu mến và tín nhiệm tôi,
giao cho tôi trọng trách, tôi như một người lính vâng lệnh quốc dân đồng bào ra mặt
trận sẽ hết lòng, hết sức để phục vụ đồng bào. Còn khi nào đồng bào bảo tôi thôi tức là
nghỉ, tôi sẵn sàng lui. Tôi sẽ làm một ngôi nhà nhỏ bên bờ suối sớm ngày trồng hoa
câu cá, ngâm thơ, vui chơi với các cháu nhỏ và bạn già. Tuyệt đối tôi không màng
danh lợi, tôi ở ngoài vòng danh lợi. Tôi chỉ có một ham muốn, ham muốn tột bậc là
nước nhà được độc lập, dân ta được tự do, đồng bào ta ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai
cũng được học hành".
Bác đã hy sinh mong muốn của cá nhân: “làm một ngôi nhà nhỏ bên bờ suối sớm
ngày trồng hoa câu cá, ngâm thơ, vui chơi với các cháu nhỏ và bạn già. Tuyệt đối tôi
không màng danh lợi, tôi ở ngoài vòng danh lợi” để dảm nhận trọng trách nhân dân
giao phó “như một người lính vâng lệnh quốc dân đồng bào ra mặt trận sẽ hết lòng, hết
sức để phục vụ đồng bào”.
1.2.2. Cần kiệm liêm chính trí công vô tư

21


Tư tưởng Hồ Chí Minh

Nhóm 1

Trong đạo đức thì việc nêu gương là vô cùng cần thiết, vì “Một tấm gương sống còn có

giá trị hơn một trăm bài diễn văn tuyên truyền”. Bản thân Bác là một tấm gương sáng ngời về
cần kiệm liêm chính, chí công vô tư để chúng ta học tập

 Về chữ “Cần” của chủ tịch Hồ Chí Minh
Ở Hồ Chí Minh luôn có sự gắn kết chặt chẽ giữa lý luận và thực tiễn, tư tưởng và
hành động. Vì thế, Hồ Chí Minh nói về cần sâu sắc bao nhiêu thì Người thực hiện chữ
cần bền bỉ và thiết thực bấy nhiêu.
Ngay từ nhỏ, Người đã chứng kiến những tấm gương lao động cần mẫn của người
thân trong gia đình và bà con làng xóm, đã trực tiếp tham gia vào công việc nên sớm
nhận thấy giá trị của lao động và biết quý trọng những người lao động.
Trong 30 năm bôn ba ở nước ngoài, Hồ Chí Minh đã “trải qua mười hai nghề vất
vả”. Cuộc sống cần lao đã rèn luyện Người trở thành một người lao động có đầy đủ
phẩm chất, tâm lý, tình cảm của giai cấp vô sản. Dù phải làm việc vất vả để kiếm sống,
Người vẫn dành thời gian thích đáng để học tập. Người từng nói với sinh viên: “Hồi
Bác còn đồng tuổi với các cháu ở đây thì Bác phải đi rửa bát hoặc làm nhiều công việc
khác để lấy tiền mà đi học”.
Để có công cụ giao tiếp và tuyên truyền cách mạng, tiếp cận tri thức nhân loại, Hồ
Chí Minh chăm chỉ học ngoại ngữ mà trước hết là tiếng Pháp. Với vốn tiếng Pháp ít ỏi
sau khi học ở trường Tiểu học Pháp - Việt, trong những ngày lênh đênh trên biển,
Người tiếp tục tự học. Người vừa đi vừa học, vừa làm vừa học. Sau đó, Người sang
Anh, dù phải làm các công việc khác nhau như cào tuyết, đốt lò, bồi bàn... hết sức vất
vả, “hàng ngày, buổi sáng sớm và buổi chiều, anh Ba ngồi trong vườn hoa Haiđơ
(Hyde), tay cầm một quyển sách và một cái bút chì. Hàng tuần vào ngày nghỉ, anh đi
học tiếng Anh với một giáo sư người Ý”. Hồ Chí Minh quyết tâm đến nước nào phải
học ngay tiếng nước đó. Với sự siêng năng hiếm có và phương pháp học tập khoa học,
Người nhanh chóng thành thạo nhiều ngôn ngữ trên thế giới. Người thường đọc
Đíchken, Sêchxpia bằng tiếng Anh, Lỗ Tấn bằng tiếng Trung Hoa và Huygô, Dôla
bằng tiếng Pháp...; đọc các cuốn sách về nhà nước pháp quyền của Vônte, Rútxô,
Môngtexkiơ... Chẳng vậy mà báo cáo của mật thám Pháp theo dõi Nguyến Ái Quốc
trong tháng 3-1920 đã ghi rõ: “Hiện Quốc đang dịch một đoạn Tinh thần Luật phápcủa

Môngtexkiơ sang quốc ngữ”. Người còn dịch tiêu đề “Khế ước xã hội” của Rút xô là
22


Tư tưởng Hồ Chí Minh

Nhóm 1

“Dân ước”. Năm 1935, trong tờ khai lý lịch của đại biểu tham dự Đại hội VII Quốc tế
Cộng sản, Người ghi: Biết các thứ tiếng Pháp, Anh, Trung Quốc, Ý, Đức, Nga... Thực
ra, danh mục ngoại ngữ mà Người nắm vững còn nhiều hơn thế. Tất cả là nhờ ý chí tự
học và sự siêng năng
Là một nhà hoạt động chính trị chuyên nghiệp, Hồ Chí Minh hiểu rõ tầm quan
trọng của báo chí trong việc tuyên truyền cách mạng, Người đã quyết tâm học cách
làm báo, viết báo. Điều đặc biệt là Người “học viết báo Pháp trước, rồi học viết báo
Trung Quốc. Rồi sau mới học viết báo Việt”. “Vạn sự khởi đầu nan”, lúc đầu, khi từ
vựng còn ít, kỹ năng viết chưa có thì Người viết ngắn, mỗi tin chỉ năm ba dòng, dần
dần Người kéo dài tin thành cả cột báo. Sau khi đã viết được dài thì Người lại học cách
viết rút ngắn lại sao cho thật rõ, thật gọn, thật hấp dẫn. Từ viết báo, dần dần Người
chuyển sang viết truyện, viết kịch... Sau nửa thế kỷ cầm bút, nhà báo Hồ Chí Minh
khẳng định: “Không sợ khó, có quyết tâm. Không biết thì phải cố gắng học, mà cố
gắng học thì nhất định học được”. Tức là kinh nghiệm làm báo của Hồ Chí Minh cũng
không nằm ngoài chữ cần mà Người thường nói đến. Năm 1954, trả lời câu hỏi của
đạo diễn người Nga Rôman Cacmen: “Chủ tịch làm việc bao nhiêu tiếng một ngày”,
Hồ Chí Minh đã nói: “Chim rừng đánh thức tôi, còn tôi đi nằm lúc trên trời xuất hiện
những vì sao”. Chúng ta thật ngạc nhiên khi biết bộ phận giúp việc của Người sau năm
1945 ban đầu chỉ có 8 người, sau năm 1954 cũng chỉ có hơn 10 người mà vẫn đảm
đương được một khối lượng công việc khổng lồ. Sự gọn nhẹ và hiệu quả của bộ máy
đó xuất phát từ việc Hồ Chí Minh đã đặt con người vào đúng sở trường của họ và
không ngừng giáo dục cho cán bộ phẩm chất cần cù, siêng năng thông qua tấm gương

lao động của chính mình.
Không chỉ chuyên tâm giải quyết những công việc “đại sự quốc gia”, phẩm chất
cần cù, siêng năng của Hồ Chí Minh còn thể hiện ở việc Người rất tích cực tăng gia
sản xuất trong thời gian rảnh rỗi. Người tăng gia sản xuất vừa để cải thiện đời sống và
làm gương cho cán bộ dưới quyền, vừa để thư giãn sau những giờ lao động trí óc căng
thẳng. Trong 8 năm ở núi rừng Việt Bắc, để đảm bảo bí mật, đã 30 lần Hồ Chí Minh
phải chuyển cơ quan nhưng bất kỳ ở đâu, chỗ ở của Người cũng được lựa chọn theo
tiêu chí: “Trên có núi/ Dưới có sông/ Có đất ta trồng/ Có bãi ta vui”. Bác còn đúc kết

23


Tư tưởng Hồ Chí Minh

Nhóm 1

nếp làm việc của mình như sau: “Việc quân, việc nước đã bàn/ Xách bương dắt trẻ ra
vườn tưới rau”.
Hồ Chí Minh cũng là người hết sức siêng năng luyện tập thể thao và ra sức truyền
cho nhân dân tinh thần đó. Sau Cách mạng Tháng Tám, trong bộn bề công việc, Hồ
Chí Minh vẫn dành thời gian cho việc rèn luyện sức khỏe. Người chỉ rõ: “Luyện tập
thể dục, bồi bổ sức khỏe là bổn phận của mỗi một người yêu nước. Việc đó không tốn
kém, khó khăn gì. Gái trai, già trẻ ai cũng nên làm và ai cũng làm được... Dân cường
thì quốc thịnh. Tôi mong đồng bào ta ai cũng gắng tập thể dục. Tự tôi, ngày nào tôi
cũng tập”. Là người luôn nói đi đôi với làm, Chủ tịch Hồ Chí Minh hăng say luyện tập
thể thao trong mọi điều kiện thời tiết, tuổi tác.
Nhờ đức tính cần cù, siêng năng, bền bỉ hiếm có trong mọi công việc, khi đã 79
tuổi, Hồ Chí Minh tự thấy “đầu óc vẫn rất sáng suốt”. Lòng yêu lao động và khát vọng
cống hiến của Người vẫn tràn đầy nên trước khi ra đi, nỗi tiếc nuối duy nhất của
Người vẫn chỉ là “không được phục vụ Tổ quốc, phục vụ nhân dân lâu hơn nữa, nhiều

hơn nữa”. Về cuộc đời của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã viết:
“Đời sống của Hồ Chủ tịch là một đời sống khắc khổ, cần lao và tranh đấu. Người lãnh
tụ của một dân tộc mất nước không thể có một đời sống khác. Phải khắc khổ, cần lao
và tranh đấu để mưu cầu hạnh phúc ngày mai”. Bằng sự nhất quán cao độ giữa tư
tưởng và hành động, giữa nói và làm, Hồ Chí Minh đã giúp chúng ta hiểu sâu hơn về
cần, cổ vũ chúng ta thực hành chữ cần để từ đó, mỗi người có thể vươn tới các giá trị
làm người.

 Về chữ “Kiệm” của chủ tịch Hồ Chí Minh
Chủ tịch Hồ Chí Minh - vị anh hùng vĩ đại của dân tộc Việt Nam, danh nhân văn
hoá thể giới nhưng suốt cả cuộc đời, Người luôn sống một cuộc sống giản dị, mẫu mực
và là tấm gương sáng về thực hành tiết kiệm. Đó là một trong những phẩm chất đạo
đức vô cùng cao quý, hiếm thấy ở một vị lãnh tụ nào trên thế giới. Chẳng thế mà,
những câu chuyện về tính tiết kiệm của Bác luôn được lưu truyền tới muôn đời sau.
Về việc ăn uống: Bác ăn thanh đạm và vẫn giữ khẩu vị quê hương Nghệ An: Dưa,
cà, cá quả kho đường khô và chắc. Mỗi tuần Bác nhịn ăn chiều thứ năm. Không ai hỏi
Bác tại sao, nhưng anh em đoán Bác muốn đồng cam cộng khổ với nhân dân lao động
đang sống khó khăn. Vào ăn Bác dự liệu nếu ăn không hết thì Bác san canh sang bát
24


Tư tưởng Hồ Chí Minh

Nhóm 1

con ấy để về sau người khác còn dùng được. Ăn xong tự Bác xếp lại đĩa to, đĩa con,
bát to, bát con, để gọn trong mâm, đậy lồng bàn lại. Đồng chí phục vụ chỉ còn việc bê
cả mâm đi. Bữa cơm chiều cũng tương tự như bữa cơm trưa.
Ðồng chí Phạm Văn Ðồng, đã từng viết: "Lúc ăn Bác không để rơi vãi một hạt
cơm, ăn xong, cái bát bao giờ cũng sạch và thức ăn còn lại thì được sắp xếp tươm tất.

Ở việc làm nhỏ đó, chúng ta càng thấy Bác quý trọng biết bao kết quả sản xuất của con
người và kính trọng như thế nào người phục vụ".
Về mặc: đối với người dân Việt Nam thì không mấy ai là không biết tới đôi dép
của Bác, đôi dép đã cùng Bác đi qua bao năm tháng bom đạn chiến tranh, trở thành
một hình tượng quen thuộc đối với người dân Việt Nam và trở thành huyền thoại đối
với bạn bè năm châu. Trên đường đi công tác, Bác hay nói vui với các anh em chiến sĩ
rằng: “Đó là đôi hài vạn dặm trong chuyện cổ tích ngày xưa, đôi hài thần đất đi đến
đâu mà chẳng được!”. Chẳng những khi hành quân mà những ngày đông Bác cũng đi
đôi dép ấy. Có hôm trời rét quá, Bác chỉ đi thêm đôi tất cho ấm chân. Tiếp khách trong
nước hay khách quốc tế vẫn thường thấy Bác đi đôi dép ấy. Đi thăm bà con nông dân,
Bác xắn quần cao lội ruộng cùng mọi người, tay vẫn không quên xách hoặc nách kẹp
đôi dép. Bên cạnh đôi dép của Bác thì còn có bộ quần áo kaki. Bộ quần áo này đã gắn
bó với Bác trong suốt thời gian dài, từ sau khi Cách mạng Tháng Tám thành công, Bác
đã mặc trong các sự kiện quan trọng như Lễ ra mắt Chính phủ Lâm thời nước Việt
Nam Dân chủ Cộng hòa ngày 3/9/1945; chủ trì các cuộc họp của Chính phủ, của Quốc
hội… đặc biệt là những cuộc gặp gỡ, nói chuyện với đồng bào Việt Nam cũng như
Việt kiều ở nước ngoài. Nhưng Bác thường nhìn lại cán bộ ngoại giao và nhắc nhở
quần áo phải tươm tất và phải được là phẳng phiu. Bác thường nói: Mình mặc ka-ki là
việc của mình. Các chú là cán bộ ngoại giao phải chỉnh tề.
Về ở: Lúc ở chiến khu, Người sống chung với cán bộ, nhân viên, cùng ăn ở, sinh
hoạt như mọi người. Sau chiến thắng Điện Biên Phủ, Bác cùng Trung ương Đảng trở
về Hà Nội. Thể theo nguyện vọng của nhân dân, Đảng và nhà nước trân trọng mời Bác
về ở tại tòa nhà của Toàn quyền Đông Dương trước kia, nhưng Bác đã từ chối. Bác đã
chọn cho mình ngôi nhà nhỏ của một người thợ điện phục vụ Phủ Toàn quyền Đông
Dương để ở và làm việc. Đến năm 1958, theo ý tưởng của Bác, Đảng và Nhà nước đã
làm cho Người ngôi nhà sàn bằng gỗ giống như những ngôi nhà sàn của đồng bào trên
25



×