Tải bản đầy đủ (.doc) (68 trang)

skkn ỨNG DỤNG PHẦN mềm VIOLET và BẢNG THÔNG MINH THIẾT kế bài GIẢNG TƯƠNG tác TRONG môn TOÁN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.04 MB, 68 trang )

MỤC LỤC
PHẦN 1. MỞ ĐẦU..............................................................................................4
1. Lý do chọn đề tài....................................................................................5
2. Mục đích nghiên cứu...............................................................................6
3. Nhiệm vụ nghiên cứu..............................................................................6
4. Giả thuyết khoa học................................................................................6
5. Phương pháp nghiên cứu.........................................................................6
6. Đóng góp của sáng kiến..........................................................................7
PHẦN 2. PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH.........................................................8
CHƯƠNG I. CƠ SỞ LÍ LUẬN...................................................................8
1. LÍ LUẬN VỀ NĂNG LỰC.....................................................................8
1.1 Khái niệm năng lực...............................................................................8
1.2 Đặc điểm của năng lực..........................................................................8
1.3 Cấu trúc của năng lực............................................................................8
1.4 Phân loại năng lực.................................................................................9
2. LÍ LUẬN VỀ VAI TRÒ CỦA BẢNG THÔNG MINH TRONG HOẠT
ĐỘNG DẠY HỌC....................................................................................10
2.1 Bảng tương tác thông minh là gì?.......................................................10
2.2 Những tiện ích của bảng tương tác thông minh..................................11
3. LÍ LUẬN VỀ TÍNH NĂNG CỦA PHẦN MỀM VIOLET..................13
3.1 Giới thiệu chung..................................................................................13
3.2 Cấu trúc một bài giảng điện tử và quy trình tạo bài giảng..................13
3.3 Khả năng kết nối Store........................................................................14
3.4 Đầy đủ các mẫu bài tập thông dụng dưới dạng Plugin........................15
3.5 Các bài kiểm tra tổng hợp với nhiều kiểu giao diện............................17
3.6 Sử dụng các game giáo dục hấp dẫn kiểu ViOlympic và IOE...........20
3.7 Cho phép vẽ bản đồ tư duy Mindmap.................................................22
3. 8 Các module chuyên dụng cho từng môn toán, và vật lí.....................22
Vẽ đồ thị hàm số...........................................................................................22
Trường THPT Đức Hợp



Lập trình mô phỏng......................................................................................24
Thiết kế mạch điện.......................................................................................27
CHƯƠNG II. ỨNG DỤNG PHẦN MỀM VIOLET ĐỂ THIẾT KẾ BÀI
GIẢNG TƯƠNG TÁC TRONG MÔN TOÁN................................................29
1. Ứng dụng chức năng tạo bài kiểm tra tổng hợp của phần mềm Violet để
thiết kế hoạt động luyện tập trong môn Toán............................................29
2. Ứng dụng phần mềm Violet để thiết kế hoạt động khởi động trong môn
Toán...........................................................................................................47
3. Ứng dụng chức năng vẽ bản đồ tư duy của phần mềm Violet để thiết kế
hoạt động khởi động trong bài ôn tập môn Toán.......................................50
4. TIẾN HÀNH NGHIÊN CỨU...............................................................58
CHƯƠNG III. THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM............................................62
1. MỤC ĐÍCH...........................................................................................62
2. NHIỆM VỤ...........................................................................................62
3. TIẾN HÀNH THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM.........................................62
3.1 Đo lường..............................................................................................62
3.2 Phân tích kết quả.................................................................................64
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ...................................................................66
1. Kết luận.................................................................................................66
2. Khuyến nghị..........................................................................................66
TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................67

Trường THPT Đức Hợp

2


PHẦN LÝ LỊCH


Họ và tên tác giả:
1. Nguyễn Mạnh Cường – Giáo viên Toán (Chủ trì)
2. Lê Văn Quân – Giáo viên Vật lí (Cộng sự)
3. Nguyễn Tiến Vũ– Giáo viên Toán (Cộng sự)

Đơn vị công tác:
Trường THPT Đức Hợp, Hưng Yên

Tên sáng kiến:
Ứng dụng phần mềm Violet và bảng thông minh
thiết kế bài giảng tương tác trong môn Toán

Trường THPT Đức Hợp

3


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Năm học 2018 – 2019 là năm học tiếp tục thực hiện Chương trình hành
động của Bộ GD-ĐT về thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013
của BCH TƯ khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo; Thực
hiện tổ chức dạy học nhằm định hướng phát triển năng lực và phẩm chất học
sinh; tăng cường kỹ năng thực hành, vận dụng kiến thức, kỹ năng vào giải quyết
các vấn đề thực tiễn; đa dạng hóa các hình thức tổ chức dạy học, đẩy mạnh ứng
dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy và học.
Việc ứng dụng công nghệ thông tin là xu thế tất yếu trong hoạt động đổi
mới phương pháp dạy học. Để phát huy tốt năng lực người học, người giáo viên
cần đặt học sinh làm trung tâm, tạo cơ hội cho học sinh tham gia tích cực vào
hoạt động học. Việc tạo ra những bào giảng tương tác bằng phần mềm Violet

cùng với việc sử dụng bảng thông minh trong hoạt động dạy và học đáp ứng tốt
được kì vọng trên. Do đó, chúng tôi đã mạnh dạn tiến hành nghiên cứu, triển
khai sáng kiến: “Ứng dụng phần mềm Violet và bảng thông minh thiết kế bài
giảng tương tác trong môn Toán” tại trường THPT Đức Hợp nhằm mục đích
khơi dậy hứng thú tìm hiểu, học tập bộ môn toán trong học sinh trường THPT
Đức Hợp.
Sáng kiến của chúng tôi đã được nghiên cứu và áp dụng thành công tại
trường THPT Đức Hợp. Sáng kiến đã góp phần làm rõ hơn quy trình sử dụng
bảng thông minh trong hoạt động dạy học. Đồng thời, sáng kiến hệ thống cách
sử dụng các tiện ích của phần mềm Violet đối với việc soạn giảng bài giảng trực
tuyến. Hơn hết, sáng kiến xây dựng quy trình tạo bài giảng tương tác rất trực
quan, những tiện ích hỗ trợ hoạt động nhóm, những tiện ích hỗ trợ hoạt động
kiểm tra đánh giá… nhằm phát huy năng lực học sinh.
Sáng kiến được tiến hành nghiên cứu tại trường THPT Đức hợp với 2 nhóm
học sinh đối chứng tại lớp 11A4 và 11A5.

Trường THPT Đức Hợp

4


2. Mục đích nghiên cứu
Sáng kiến khai thác một số ứng dụng của phần mềm Violet và bảng thông
minh vào việc thiết kế bài giảng tương tác trong môn Toán nhằm tích cực hóa
các hoạt động học tập của học sinh, làm cho các em có thể chủ động tiếp thu
kiến thức, sôi nổi trong học tập, tạo hứng thú cho các em trong các giờ học và
đáp ứng yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học hiện nay.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
Thiết kế một số hoạt động trong các bài giảng tương tác của môn Toán với
ứng dụng phần mềm Violet và bảng thông minh.

Tiến hành thực nghiệm sư phạm, kiểm tra tính khả thi và hiệu quả của việc
ứng dụng phần mềm Violet và bảng thông minh để thiết kế bài giảng tương tác
trong môn Toán.
4. Giả thuyết khoa học
Trên cơ sở chương trình SGK nếu thiết kế các bài giảng tương tác trong
môn Toán nhờ sử dụng sự hỗ trợ của phần mềm Violet và bảng thông minh một
cách hợp lý thì sẽ góp phần nâng cao chất lượng dạy học môn học này ở trường
THPT và đáp ứng yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học hiện nay.
5. Phương pháp nghiên cứu
5.1. Nghiên cứu lý luận.
Nghiên cứu các tài liệu hướng dẫn sử dụng phần mềm Violet và bảng
thông minh để thiết kế bài giảng tương tác.
5.2. Quan sát.
Dự giờ, quan sát các hoạt động của GV và hoạt động của HS trong các tiết
học môn Toán.
Quan sát các giờ giảng môn Toán có sử dụng phần mềm PowerPoint.
5.3. Thực nghiệm sư phạm.
Bằng thực nghiệm sư phạm kiểm chứng tính hiệu quả của việc ứng dụng
phần mềm Violet và bảng thông minh để thiết kế bài giảng tương tác trong môn
Toán.
Xử lí các số liệu thực nghiệm bằng phương pháp thống kê Toán học.
Trường THPT Đức Hợp

5


6. Đóng góp của sáng kiến
Cách ứng dụng phần mềm Violet và bảng thông minh để thiết kế một số
hoạt động trong các bài giảng tương tác của môn Toán.
Đưa ra một giải pháp hiệu quả để thực hiện tổ chức dạy học nhằm định

hướng phát triển năng lực và phẩm chất học sinh.
Nâng cao chất lượng học tập bộ môn toán của học sinh và đáp ứng yêu
cầu đổi mới phương pháp dạy học hiện nay.
Tạo hứng thú tìm tòi, học tập bộ môn toán trong học sinh của một số lớp
trường THPT Đức Hợp.

Trường THPT Đức Hợp

6


PHẦN 2. PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH
CHƯƠNG I. CƠ SỞ LÍ LUẬN
1. LÍ LUẬN VỀ NĂNG LỰC
1.1 Khái niệm năng lực
Năng lực là khả năng vận dụng những kiến thức, kinh nghiệm, kĩ năng, thái
độ và hứng thú để hành động một cách phù hợp và có hiệu quả trong các tình
huống đa dạng của cuộc sống.
1.2 Đặc điểm của năng lực
- Có sự tác động của một cá nhân cụ thể tới một đối tượng cụ thể (kiến thức,
quan hệ xã hội, …) để có một sản phẩm nhất định; do đó có thể phân biệt người
này với người khác.
- Năng lực là một yếu tố cấu thành trong một hoạt động cụ thể. Năng lực chỉ tồn
tại trong quá trình vận động, phát triển của một hoạt động cụ thể. Vì vậy, năng
lực vừa là mục tiêu, vừa là kết quả hoạt động.
- Đề cập tới xu thế đạt được một kết quả nào đó của một công việc cụ thể, do
một con người cụ thể thực hiện (năng lực học tập, năng lực tư duy, năng lực tự
quản lý bản thân, … Vậy không tồn tại năng lực chung chung.
1.3 Cấu trúc của năng lực
- Năng lực chuyên môn (Professional competency): Là khả năng thực hiện các

nhiệm vụ chuyên môn cũng như khả năng đánh giá kết quả chuyên môn một
cách độc lập, có phương pháp và chính xác về mặt chuyên môn. Nó được tiếp
nhận qua việc học nội dung - chuyên môn và chủ yếu gắn với khả năng nhận
thức và tâm lý vận động.
- Năng lực phương pháp (Methodical competancy): Là khả năng đối với những
hành động có kế hoạch, định hướng mục đích trong việc giải quyết các nhiệm vụ
và vấn đề. Năng lực phương pháp bao gồm năng lực phương pháp chung và
phương pháp chuyên môn. Trung tâm của phương pháp nhận thức là những khả
năng tiếp nhận, xử lý, đánh giá, truyền thụ, và trình bày tri thức. Nó được tiếp
Trường THPT Đức Hợp

7


nhận qua việc học phương pháp luận - giải quyết vấn đề.
- Năng lực xã hội (Social competency): Là khả năng đạt được mục đích trong
những tình huống giao tiếp ứng xử xã hội cũng như trong những nhiệm vụ khác
nhau trong sự phối hợp chặt chẽ với những thành viên khác. Nó được tiếp nhận
qua việc học giao tiếp.
- Năng lực cá thể (Induvidual competency): Là khả năng xác định, đánh giá
được những cơ hội phát triển cũng như những giới hạn của cá nhân, phát triển
năng khiếu, xây dựng và thực hiện kế hoạch phát triển cá nhân, những quan
điểm, chuẩn giá trị đạo đức và động cơ chi phối các thái độ và hành vi ứng xử.
Nó được tiếp nhận qua việc học cảm xúc - đạo đức và liên quan đến tư duy và
hành động tự chịu trách nhiệm.
1.4 Phân loại năng lực
- Năng lực chung: Năng lực chung là những năng lực cơ bản, thiết yếu hoặc cốt
lõi… làm nền tảng cho mọi hoạt động của con người trong cuộc sống và lao
động nghề nghiệp. Một số năng lực cốt lõi của học sinh trung học phổ thông:
Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực tự quản

lý, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng công nghệ thông tin
và truyền thông, năng lực sử dụng ngôn ngữ , năng lực tính toán.
- Năng lực chuyên biệt: Là những năng lực được hình thành và phát triển trên cơ
sở các năng lực chung theo định hướng chuyên sâu, riêng biệt trong các loại
hình hoạt động, công việc hoặc tình huống, môi trường đặc thù, cần thiết cho
những hoạt động chuyên biệt, đáp ứng yêu cầu hạn hẹp hơn của một hoạt động
như Vật lí, Toán học, Âm nhạc, Mĩ thuật, Thể thao, Địa lí,…Một số năng lực
chuyên biệt môn vật lí: Năng lực sử dụng kiến thức vật lí, năng lực thực nghiệm,
năng lực mô hình hóa, năng lực trao đổi thông tin, năng lực cá nhân.

Trường THPT Đức Hợp

8


2. LÍ LUẬN VỀ VAI TRÒ CỦA BẢNG THÔNG MINH TRONG HOẠT
ĐỘNG DẠY HỌC
2.1 Bảng tương tác thông minh là gì?

- Bảng tương tác thông minh là một thiết bị hỗ trợ dạy học mới xuất hiện vài
năm gần đây, có nhiều tác dụng giúp giáo viên thực hành giảng dạy nhằm nâng
cao hiệu quả giờ dạy, học sinh hứng thú học tập.
- Đa phần bảng tương tác thông minh là một tấm bảng tương tác rắn, chống va
đập kết hợp với các máy tính và máy chiếu. Được sử dụng công nghệ cảm biến
cảm ứng Infrared. Điều hành bởi một cây bút điện tử hoặc ngón tay, phát hiện vị
trí vẽ trên bề mặt một cách nhanh chóng và chính xác, gửi thông tin cho máy
tính cùng một lúc.
- Với bút điện tử, người dùng có thể trực tiếp kiểm soát các ứng dụng từ bảng
trắng, viết, vẽ, chỉnh sửa, chú thích. Người dùng có thể thưởng thức các chức
năng khác như chụp ảnh màn hình, ghi màn hình, nhận dạng chữ viết, nhập văn

bản, phát lại, liên kết web và các cuộc họp từ xa…
- Mặt bảng được sử dụng như một giao diện máy tính hiện đại. Hình ảnh và chữ
viết được lưu vào máy tính và được chia sẻ như những dữ liệu điện tử thông
thường - một file trong máy tính. Ngoài ra còn hỗ trợ giáo viên thuận tiện soạn
thảo giáo án phục vụ cho công tác giảng dạy.
- Không chỉ có vậy, sự thông minh của bảng tương tác giúp đổi màu bút viết, đổi
màu nét bút đậm nhạt khác nhau. - Có khả năng chụp ảnh desktop như một tập
tin và lưu vào máy tính, cũng có khả năng đổi phông nền của desktop sang bảng
trắng để viết.

Trường THPT Đức Hợp

9


2.2 Những tiện ích của bảng tương tác thông minh
Bảng tương tác thông minh có rất nhiều tiện ích. Cụ thể như: Tạo môi
trường tương tác toàn diện; thu hút sự tập trung chú ý, tham gia của tất cả học
sinh, kích hoạt khả năng tư duy, sáng tạo của học sinh; tạo bài giảng phù hợp với
nhu cầu của học sinh; giúp học sinh có thể dễ dàng hình dung và có khái niệm
chính xác về các hình ảnh, sự vật, âm thanh; khuyến khích học sinh xây dựng
các khái niệm thông qua thực hiện và thử nghiệm; tạo bài học vui nhộn; nâng
cao năng lực của học sinh và chuyên môn của giáo viên. Ngoài ra còn có thư
viện tài liệu với đầy đủ công cụ hỗ trợ giáo viên soạn giáo án một cách dễ dàng,
nhanh chóng, hiệu quả.
Các chức năng của bảng tương tác thông minh
- Các tài liệu được chiếu lên bảng tương tác thông minh để trình diễn khi máy
chiếu được kết nối với máy tính. Giáo viên có thể viết hoặc vẽ trên bảng tương
tác bằng tay. Đặc biệt bảng có chức năng cảm ứng đa điểm (hai người có thể
tương tác trên bảng cùng lúc). Bên cạnh đó là chức năng phóng to, thu nhỏ nhờ

tính năng hiển thị zoom to, zoom nhỏ. Ngoài ra, có thể truy cập vào Google trực
tiếp từ phần mềm tích hợp của bảng tương tác.
- Người sử dụng bảng tương tác thông minh cũng có thể thao tác thoát ứng dụng
hay trở lại các thao tác đang dùng một cách dễ dàng. Trên màn hình bảng tương
tác là các phím nóng mà người dùng có thể sử dụng các phím nóng này để viết,
dùng bút màu vẽ, chèn hình khối, các ký tự đặc biệt… Riêng trong giáo dục,
giáo viên dễ dàng chèn các sách điện tử vào phần mềm của bảng tương tác để
giảng dạy.
- Bên cạnh đó, người dùng dễ dàng sao chép, lưu các thao tác, ghi âm phần
thuyết trình, giảng dạy và sau đó phát lại thông qua phần mềm dành riêng cho
bảng.

Trường THPT Đức Hợp

10


- Chức năng chỉnh sửa: Chỉnh sửa một đối tượng như sao chụp, xóa, di chuyển.
Có thể sử dụng bút dạ viết thường để thao tác trên bảng. Chèn files FLASH,
PPT, WORD, Video và các tập tin. Chức năng phóng to vùng hình ảnh được
trình chiếu, chức năng che những hình ảnh được chiếu trên bảng và mở dần từng
phần, chức năng chiếu sáng vùng cần nhấn mạnh, chức năng ghi lại các thao tác
trong quá trình sử dụng bảng, chức năng thu nhỏ thanh công cụ trên màn hình
máy tính theo kích cỡ khác nhau.
- Ngoài ra còn có các chức năng khác là tẩy, xóa một phần hoặc tất cả, hủy bỏ
thao tác hoặc khôi phục lại thao tác, hiển thị bàn phím để đánh chữ...
Với những tính năng hiện đại, bảng tương tác thông minh được ứng dụng
rộng rãi trong giáo dục. Thông qua máy chiếu, bảng tương tác giúp giáo viên đổi
mới phương pháp giảng dạy truyền thống bằng các cách chia sẻ ý kiến, thông tin
trình chiếu, thêm tài liệu với đồng nghiệp thông qua internet. Biến bảng trắng

thành bảng tương tác rộng, làm việc số hóa. Sử dụng kết hợp âm thanh, hình
ảnh, màu sắc, những đoạn phim để thiết kế bài giảng gây hứng thú và lòng say
mê học tập của học sinh. Lưu lại những bài giảng trên bảng vào máy tính sau đó
có thể in ra, lưu lại server, gửi lên trang web, email hoặc cắt dán vào các ứng
dụng khác, giúp học sinh nắm được nội dung và trọng tâm của bài học được ghi
trên bảng trắng.
Ưu điểm của bảng thông minh: Tạo sự tương tác tốt nhất từ nhiều
phía
Tạo nên sức hút từ những bài giảng, bảng tương tác thông minh chính là công cụ
để gắn kết những con người với nhau, trong một điều kiện học tập-lao động. Với
sản phẩm này, mọi người có thể dễ dàng trao đổi, đưa ra nhận định của mình, và
trình bày nó một cách thuyết phục nhất. Sử dụng bảng tương tác trong trường
học tạo hiệu quả giáo dục tốt hơn, và các học sinh thụ động cũng dần có được sự
năng động và tự tin cần thiết cho chính mình.

Trường THPT Đức Hợp

11


3. LÍ LUẬN VỀ TÍNH NĂNG CỦA PHẦN MỀM VIOLET
3.1 Giới thiệu chung

Violet là phần mềm giúp giáo viên tự soạn được các bài giảng điện tử, hỗ
trợ việc trình chiếu trên lớp, giảng dạy E-learning qua mạng, và xây dựng các tài
liệu media trên máy tính bảng. Violet có nhiều chức năng dành riêng cho bài
giảng như tạo các dạng bài tập (Quiz), vẽ bản đồ tư duy (Mindmap), hoặc tạo
các game giáo dục tương tác phù hợp cho hoạt động dạy và học.
3.2 Cấu trúc một bài giảng điện tử và quy trình tạo bài giảng
Không giống như các sản phẩm từ Powerpoint chỉ là các slide trình chiếu

liên tiếp, nội dung trong một bài giảng điện tử cần được phân cấp và sắp xếp có
cấu trúc theo các chủ đề và các mục (tương ứng như trong SGK có các mục lớn
và mục nhỏ). Mỗi mục nhỏ là một trang slide bao gồm nhiều hình thức truyền tải
kiến thức khác nhau, tùy theo thiết kế của giáo viên.

Cấu trúc một bài giảng xây dựng bằng Violet

Trường THPT Đức Hợp

12


Quy trình tạo bài giảng sử dụng phần mềm Violet
3.3 Khả năng kết nối Store
Violet không phải là phần mềm tĩnh, tích hợp toàn bộ các chức năng và dữ
liệu cần thiết để tạo bài giảng cho mọi môn học, mọi lớp học, bởi như vậy sẽ rất
đồ sộ, rắc rối và khó sử dụng. Violet được xây dựng với những chức năng soạn
thảo cơ bản nhất, cùng với khả năng kết nối với các kho (store) trên mạng như:
thư viện các chức năng, thư viện dữ liệu, thư viện các mẫu giao diện,… để
người dùng cần chuyên sâu cái nào thì sẽ cập nhật cái đó về Violet của mình.
Đây là giải pháp rất hợp lý cho phần mềm soạn bài giảng, vừa đáp ứng đầy đủ
mọi nhu cầu đa dạng của giáo viên về chức năng và dữ liệu, vừa đáp ứng đòi hỏi
phần mềm phải đơn giản, gọn nhẹ và dễ sử dụng.

Trường THPT Đức Hợp

13


Kho các chức năng

phần mềm hỗ trợ

Kho tư liệu giáo
dục (ảnh, phim,…)

Kho biểu tượng,
hình vẽ

Kho các mẫu giao
diện, hình nền

Kho hiệu ứng
(animation, effect)

Ngân hàng câu hỏi
trắc nghiệm

Chia sẻ

Phần mềm Violet

Chia sẻ trực tiếp
lên Violet.vn

- Các chức năng cơ bản
- Các thư viện nội bộ
- Giao diện phần mềm

Thư viện giáo án
bài giảng mẫu


Thư viện đề thi
và bài kiểm tra

Kho lưu trữ cá
nhân

Violet Add-in trong
PPT và Word

Save Load online

Violet online trên
trình duyệt
Xuất bài giảng

Bài giảng độc lập
(tài liệu media)
Windows
Linux
Macintosh
Android
iOS

Website HTML
để chạy online,
hoặc module
Flash để nhúng
vào các phần
mềm khác


Dạng chuẩn
SCORM để
đưa lên các hệ
thống LMS.

Các bài giảng
Powerpoint có
chèn Violet
(nếu sử dụng
Violet tích hợp
trong PPT).

Mô hình kết nối các Store trên mạng của Violet
3.4 Đầy đủ các mẫu bài tập thông dụng dưới dạng Plugin
Violet cung cấp sẵn các mẫu bài tập thường dùng trong SGK như: trắc
nghiệm, ghép đôi, ô chữ, kéo thả, điền khuyết,... Vì vậy, ta có thể tạo ra các bài
tập theo ý mình một cách rất nhanh chóng. Ví dụ để tạo một bài tập trắc nghiệm
dạng multi-choice (hoặc ghép đôi dạng matching), chỉ cần nhập các thông tin
Trường THPT Đức Hợp

14


câu hỏi và các đáp án, sẽ tạo được các bài tập trắc nghiệm tương ứng như các
hình dưới đây:

Soạn thảo một dạng bài tập trắc nghiệm và kết quả

Soạn thảo bài tập trắc nghiệm kiểu ghép đôi và kết quả

Còn để tạo một bài tập kéo thả hay điền khuyết, chỉ cần nhập văn bản vào (hoặc
Copy-Paste văn bản từ đâu đó) rồi đánh dấu các từ cần ẩn đi, nếu cần thiết thì
thêm phương án nhiễu nữa. Rất đơn giản như vậy là được.

Soạn thảo bài tập kéo thả chữ (hoặc điền khuyết) và kết quả
Trường THPT Đức Hợp

15


Với dạng bài tập ô chữ, ta cũng chỉ cần nhập dữ liệu các câu hỏi và trả lời vào là
được.

Trò chơi ô chữ cũng có thể tạo ra một cách dễ dàng
3.5 Các bài kiểm tra tổng hợp với nhiều kiểu giao diện
Chức năng này ta có thể:
 Tạo ra bài kiểm tra với một bộ câu hỏi, có tính điểm tổng kết và hiển thị kết
quả đạt hay không đạt. Bộ câu hỏi có thể do giáo viên tự nhập, hoặc được chọn
ngẫu nhiên từ ngân hàng câu hỏi trên mạng Internet, hoặc được paste vào từ một
văn bản Word.
 Các câu hỏi trong bài kiểm tra có thể có rất nhiều dạng khác nhau: trắc
nghiệm đa lựa chọn, đúng-sai, sắp xếp thứ tự, ghép cặp, điền từ vào chỗ trống,
v.v…
 Cho phép chọn giao diện bài kiểm tra là những hình ảnh sinh động giống
kiểu các bài thi Violympic/IOE, hoặc giao diện là những trò chơi vô cùng hấp
dẫn như Đua xe, Tìm vàng, Ném ống bơ, Câu cá, Rùa và Thỏ, Thạch Sanh cứu
công chúa, v.v…

Trường THPT Đức Hợp


16


Rất nhiều giao diện hấp dẫn cho bài kiểm tra để người dùng lựa chọn

Ví dụ giao diện trò chơi Rùa và Thỏ, mỗi lần trả lời sai Thỏ sẽ lăn ra ngủ…

Hoặc giao diện trò chơi dân gian Ném ống bơ
Trường THPT Đức Hợp

17


 Một số trò chơi còn kết hợp cả kỹ năng chơi và kiểm tra kiến thức: Ví dụ trò
câu cá, học sinh phải nhanh tay và chính xác để câu được cá, nhưng cũng phải
trả lời đúng thì mới giật được cá lên,…

Trò chơi câu cá kết hợp học và chơi, phải nhanh tay nhanh mắt,
câu trúng con cá thì mới hiện ra câu hỏi để trả lời


Các câu hỏi và câu trả lời có thể sử dụng cả văn bản và hình ảnh. Việc sử

dụng ảnh ở đây rất dễ dàng vì hệ thống được kết nối trực tiếp với kho lưu trữ
đám mây, với hệ thống thư viện tư liệu chuẩn và với công cụ tìm kiếm ảnh
Google.

Một bài tập dạng ghép cặp kiểu kéo thả. Các hình ảnh có thể lấy luôn
từ thư viện online hoặc sử dụng trực tiếp công cụ Google


Trường THPT Đức Hợp

18


 Các bài tập xuất ra nếu được đưa lên các hệ thống LMS sẽ hoạt động theo
đúng chuẩn SCORM, có lưu vết làm bài, lưu kết quả, tự động tính điểm và đánh
giá được chất lượng quá trình học tập.
3.6 Sử dụng các game giáo dục hấp dẫn kiểu ViOlympic và IOE
Violet hỗ trợ rất nhiều các bài tập dạng game, giống như các bài tập trong
các chương trình Violympic hoặc IOE. Khi giáo viên dùng các game này, thay vì
làm các bài tập theo kiểu truyền thống, học sinh sẽ như được tham gia vào các
trò chơi sinh động hấp dẫn, hoặc các game show truyền hình, giúp cho việc học
tập hứng thú hơn rất nhiều.
Nội dung chuyên môn (cụ thể là đề bài và các đáp án) của các trò chơi này
có thể do người dùng tự nhập vào, hoặc sẽ được chương trình lựa chọn ngẫu
nhiên từ một ngân hàng câu hỏi do người dùng đã lựa chọn và giới hạn trước đó.

Giao diện các trò chơi kiến thức trong Violet rất sinh động hấp dẫn
Các mẫu trò chơi này khá là phong phú, lại thường xuyên được tạo mới và
đưa lên mạng để người dùng có thể cập nhật về. Trong đó sẽ gồm có mô phỏng
của khoảng 20 trò chơi trong Violympic và IOE, các trò chơi truyền hình như Ai
là triệu phú, Rung chuông vàng, Đấu trường 100, Đuổi hình bắt chữ, v.v… tất cả
đều có trên hệ thống kho phần mềm của Violet.

Trường THPT Đức Hợp

19



Các kiểu bài tập mô phỏng game của Violympic và IOE

Một kiểu bài tập mô phỏng game show truyền hình Ai là triệu phú
Với các trò chơi hấp dẫn như trên, giáo viên không chỉ giúp cho tiết học
chuyên môn của mình hiệu quả hơn, mà còn có thể ứng dụng rất nhiều trong các
Trường THPT Đức Hợp

20


hoạt động ngoài giờ lên lớp, thiết kế các cuộc thi đấu trong toàn trường, hoặc tạo
ra các hoạt động vui chơi trong các dịp kỷ niệm, hội hè, v.v…
3.7 Cho phép vẽ bản đồ tư duy Mindmap
Các chức năng vẽ như sau:
1. Vẽ các nhánh và các nút của bản đồ, thay đổi màu sắc, nhập và định dạng
văn bản (hoặc phim ảnh) trên các nhánh và các nút.
2. Đóng, mở, dịch chuyển các nút. Phóng to, thu nhỏ, dịch chuyển bản đồ tư
duy.
3. Trình chiếu tự động

Bản đồ tư duy với nội dung thông tin nằm trên các đường nhánh

3. 8 Các module chuyên dụng cho từng môn toán, và vật lí
Vẽ đồ thị hàm số
Với module vẽ đồ thị cho phép vẽ được mọi loại đồ thị, chỉ cần nhập đúng
hàm số vào là được. Ví dụ đồ thị hàm Hypecbol y 

Trường THPT Đức Hợp

x 2  x 1

và các tiếp tuyến
x 1

21


Nhập hàm số để vẽ đồ thị Hypecbol và các tiếp tuyến
Các biểu thức có thể sử dụng tham số, và khi các tham số biến đổi trong
một khoảng nào đó sẽ làm cho hình dạng đồ thị biến đổi theo. Trong ví dụ dưới
đây, khi đồ thị biến đổi, người xem có thể thấy được sự cộng hưởng của mạch
RLC càng rõ khi điện trở R càng nhỏ.

Trường THPT Đức Hợp

22


Nhập hàm cộng hưởng RLC và các tham số để vẽ đồ thị “động”
Violet cũng hỗ trợ vẽ các đồ thị không gian 3 chiều rất tốt, ví dụ hình
Paraboloid: z = x2 + y2 hoặc hình Hypecboloid: z = x2 - y2

Đồ thị 3 chiều Paraboloid và Hypecboloid
Trường THPT Đức Hợp

23


x sin(a * t)  cos(b * t)
Các đồ thị của hàm phụ thuộc tham số, ví dụ: 
(t = 02)

 y sin(b * t)  cos(a * t)

Với tham số b = 1, còn tham số a chạy từ 0  4, ta sẽ có một đồ thị biến đổi từ
đường tròn, đoạn thẳng, hoa 3 cánh, hoa 4 cánh và cuối cùng là hoa đào 5 cánh
như hình dưới đây:

Đồ thị thay đổi hình dáng khi tham số thay đổi
Lập trình mô phỏng
Violet hỗ trợ module lập trình mô phỏng Violet Script, đây là một chức
năng rất thú vị của Violet, được các giáo viên đón nhận và ứng dụng rất hiệu
quả. Thực chất đây là một ngôn ngữ lập trình theo dạng mô tả và chuyên về đồ
họa, để tạo ra các mô phỏng hỗ trợ dạy học.
Với cấu trúc và ngữ nghĩa đơn giản hơn nhiều so với các ngôn ngữ lập trình
thông thường, nhưng vẫn đầy đủ và chặt chẽ, Violet Script giúp người dùng có
thể dễ dàng mô tả các ý tưởng của mình, hoặc có thể sửa đổi một sản phẩm có
sẵn cho phù hợp kịch bản của mình.
Ví dụ để mô phỏng các bài tập dựng hình, người dùng sẽ sử dụng các lệnh
trực quan như: xuất hiện thước kẻ, đưa thước kẻ tới vị trí X, đưa bút chì tới vị trí
X, vẽ một nét đến vị trí Y, đưa compa đến Y, mở compa một đoạn N cm, quay
compa một góc A độ, v.v…

Trường THPT Đức Hợp

24


Lập trình mô phỏng dựng tam giác biết độ dài cạnh a, trung tuyến m,
đường cao h và mô phỏng dựng đường trung trực của một đoạn thẳng bất kỳ
Với tính năng đồ họa mạnh mẽ, Violet Script giúp tạo ra những mô phỏng
với hình ảnh, chuyển động và tương tác vô cùng sinh động và hấp dẫn. Và vì là

một ngôn ngữ lập trình, nên VioletScript có tính mở rất cao, do đó người dùng
có thể ứng dụng sáng tạo cho rất nhiều mục đích khác nhau.

Mô phỏng cắt hình bằng dao cắt, mô phỏng dùng bút vẽ đồ thị, và mô phỏng
thao tác đo độ dài cạnh tam giác bằng thước kẻ
Violet Script giúp người dùng dễ dàng mô phỏng các chuyển động với
những phương trình phức tạp (ví dụ như đường Cycloide, dao động điều hòa,…)

Mô phỏng quá trình vẽ đường Cycloide, mô phỏng dao động điều hòa
Trường THPT Đức Hợp

25


×