Tải bản đầy đủ (.docx) (127 trang)

Dạy học đoạn trích tình yêu và thù hận trong chương trình ngữ văn lớp 11 theo đặc trưng thể loại

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (512.66 KB, 127 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC

PHẠM THỊ YẾN

DẠY HỌC ĐOẠN TRÍCH “TÌNH U VÀ THÙ HẬN” TRONG
CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN LỚP 11 THEO ĐẶC TRƯNG THỂ LOẠI

LUẬN VĂN THẠC SĨ SƯ PHẠM NGỮ VĂN

HÀ NỘI – 2012

i


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC

PHẠM THỊ YẾN

DẠY HỌC ĐOẠN TRÍCH “TÌNH U VÀ THÙ HẬN” TRONG
CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN LỚP 11 THEO ĐẶC TRƯNG THỂ LOẠI

LUẬN VĂN THẠC SĨ SƯ PHẠM NGỮ VĂN
CHUYÊN NGÀNH: LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
(BỘ MÔN NGỮ VĂN)
Mã số: 60 14 10

Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Thị Ban

HÀ NỘI – 2012



ii


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Viết tắt
DHDA
DHTL
ĐC
GV
HS
TN
THCS
THPT

iv


DANH MỤC C
STT

Số và tên b

1

Bảng 1.1: Mức độ hứng thú của gi

2


Bảng 1.2. Mức độ bám sát đặc trƣ
kịch

3

Bảng 1.3: Mức độ hứng thú của họ
văn học

4

Bảng 1.4: Khả năng cảm thụ kịch

5

Bảng 3.1. Tổng kết điểm kiểm tra

6

Bảng 3.2. Phân loại kết quả

v


MỤC LỤC
Lời cảm ơn.............................................................................................................................................. i
Danh mục các chữ viết tắt................................................................................iv
Danh mục các bảng........................................................................................... v
MỞ ĐẦU.......................................................................................................... 8
CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN......................................16
1.1. Đôi nét về thể loại kịch.............................................................................16

1.1.1. Khái niệm.............................................................................................. 16
1.1.2. Phân loại................................................................................................17
1.1.3. Một số đặc trƣng của kịch bản văn học................................................ 18
1.2. Về tác phẩm Romeo và Juliet...................................................................25
1.3. Nghệ thuật kịch trong vở Romeo và Julilet nhìn từ đặc trƣng thể loại....29
1.3.1. Nhân vật................................................................................................ 29
1.3.2. Kết cấu...................................................................................................45
1.4. Thực trạng dạy học kịch bản văn học ở nhà trƣờng THPT......................60
1.4.1. Tình hình dạy kịch bản văn học ở nhà trƣờng THPT........................... 60
1.4.2. Tình hình học kịch bản văn học ở nhà trƣờng THPT........................... 64
CHƢƠNG 2 TỔ CHỨC DẠY HỌC ĐOẠN TRÍCH TÌNH U VÀ
THÙ HẬN THEO ĐẶC TRƢNG THỂ LOẠI...........................................67
2.1. Khái lƣợc về đoạn trích............................................................................67
2.2. Một số định hƣớng trong dạy học kịch bản văn học ở trƣờng phổ thông
theo đặc trƣng thể loại.................................................................................... 69
2.3. Cách thức tổ chức dạy học đoạn trích Tình u và thù hận theo đặc trƣng
thể loại.............................................................................................................72
2.3.1. Những lƣu ý khi dạy học đoạn trích Tình u và thù hận....................72
2.3.2. Lựa chọn hình thức tổ chức dạy học đoạn trích Tình u và thù hận .. 77
vi


CHƢƠNG 3 THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM...............................................79
3.1. Mục đích thực nghiệm..............................................................................79
3.2. Đối tƣợng và địa bàn thực nghiệm.......................................................... 79
3.2.1. Đối tƣợng..............................................................................................79
3.2.2. Địa bàn thực nghiệm............................................................................. 80
3.3. Nội dung và tiến trình thực nghiệm..........................................................80
3.3.1. Nội dung thực nghiệm...........................................................................80
3.3.2. Tiến trình thực nghiệm.......................................................................... 80

3.4. Kết quả thực nghiệm, nhận xét, đánh giá.................................................81
3.4.1. Kết quả bài kiểm tra mức độ nhận thức của HS sau bài học.................81
3.4.2. Kết quả điều tra ý kiến từ phía giáo viên và học sinh........................... 83
3.4.3. Nhận xét đánh giá chung.......................................................................84
KẾT LUẬN.................................................................................................... 86
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.....................................................88
PHỤ LỤC.......................................................................................................91

vii


MỞ ĐẦU
1.

Lí do chọn đề tài

1.1. Nghị quyết số 49/2000/QH10, ngày 19/12/2000 của Quốc hội khóa X về
đổi mới chƣơng trình giáo dục phổ thơng với chủ trƣơng “xây dựng nội dung
chƣơng trình, phƣơng pháp giáo dục, sách giáo khoa phổ thơng mới nhằm
nâng cao chất lƣợng giáo dục tồn diện thế hệ trẻ, đáp ứng yêu cầu phát triển
nguồn nhân lực phục vụ cơng nghiệp hố, hiện đại hóa đất nƣớc, phù hợp với
thực tiễn và truyền thống Việt Nam, tiếp cận trình độ giáo dục phổ thơng ở
các nƣớc phát triển trong khu vực và trên thế giới” đƣợc ban hành đã thúc
đẩy ngành giáo dục tiến hành nhiều cải cách, đổi mới. Một trong những mũi
nhọn đƣợc các nhà giáo dục đặc biệt quan tâm đó là đổi mới chƣơng trình
sách giáo khoa. Theo dõi chƣơng trình sách giáo khoa Ngữ văn THPT chúng
ta dễ dàng nhận thấy sau năm 2000 bên cạnh các thể loại khác, thể loại kịch
đã đƣợc các nhà biên soạn lựa chọn và đƣa vào chƣơng trình với ba tác phẩm
tiêu biểu: đoạn trích “Tình u và thù hận” (trích vở Romeo và Juliet Shakespear), đoạn trích “Vĩnh biệt Cửu Trùng đài” (trích vở “Vũ Nhƣ Tơ –
Nguyễn Huy Tƣởng), đoạn trích “Hồn Trương Ba da hàng thịt” (Lƣu Quang

Vũ). Sự đổi mới về chƣơng trình này cho thấy sự ghi nhận vai trị, giá trị của
các tác phẩm kịch, sự tồn diện của chƣơng trình đồng thời cũng đặt ra những
thử thách mới cho cả ngƣời dạy và ngƣời học. Thực tiễn đó đặt ra yêu cầu
cần phải có một cách tiếp cận phù hợp để khai thác đƣợc hết cái hay cái đẹp
của các tác phẩm kịch – một thể loại với nhiều những nét đặc sắc nhƣng
không phải ai cũng dễ dàng cảm nhận đƣợc.
1.2. Trong số ba trích đoạn kịch bản đƣợc đƣa vào giảng dạy trong chƣơng
trình Ngữ văn THPT dễ dàng nhận thấy chỉ có một trích đoạn thuộc văn học
nƣớc ngồi đƣợc đƣa vào giảng dạy đó là đoạn trích “Tình u và thù hận”
(trích vở Romeo và Juliet) của William Shakespear. Sự lựa chọn này của các
nhà biên soạn đã thể hiện sự ƣu ái đặc biệt đối với Shakespear – một kịch gia
hàng đầu của làng kịch thể giới, với vở Romeo và Juliet – một kiệt tác đã và
8


đang chinh phục trái tim triệu triệu con ngƣời khắp năm châu. Lựa chọn
nghiên cứu đoạn trích “Tình u và thù hận” (trích Romeo và Juliet) của
Shakespear chúng tơi có tham vọng giúp những học sinh của mình có thể
nhận thức đƣợc những đặc trƣng của thể loại kịch thông qua một kiệt tác của
một kịch gia bậc thầy từ đó có hình thành kĩ năng khai thác các cái hay, cái
đẹp của các tác phẩm cùng thể loại.
1.3. Qua thực tế giảng dạy ở nhà trƣờng phổ thông cũng nhƣ tham khảo ý
kiến của các đồng nghiệp chúng tôi nhận thấy việc dạy học kịch bản văn học
gặp rất nhiều khó khăn. Hiện nay các sách nghiên cứu về giảng dạy văn bản
kịch không nhiều, các thầy cô giáo chủ yếu dựa vào hƣớng dẫn trong sách
giáo viên và những định hƣớng trong những lần tập huấn để giảng dạy. Các
giáo viên lâu năm trong nghề với kinh nghiệm đƣợc tích lũy xử lí linh hoạt
hơn trong các giờ dạy, cơ bản các kiến thức đảm bảo nhƣng chƣa tạo đƣợc
sức hấp dẫn, cuốn hút đối với học sinh trong những tiết học về kịch bản văn
học. Đối với giáo viên trẻ, kiến thức phong phú, tích cực trong đổi mới

phƣơng pháp giảng dạy nhƣng kinh nghiệm xử lí, truyền thụ cịn hạn chế nên
thƣờng rơi vào tình trạng lúng túng trong lựa chọn kiến thức, phƣơng pháp
khi dạy kịch bản văn học. Những hạn chế cơ bản nêu trên đã làm cho những
tiết học kịch bản ở nhà trƣờng phổ thông chƣa mang lại hiệu quả cao.
Với mong muốn đóng góp một phần nhỏ bé nhằm nâng cao chất lƣợng
giáo dục nói chung, tăng hiệu quả trong các tiết dạy học kịch bản nói chung
và đặc biệt là khi dạy học đoạn trích “Tình u và thù hận” chúng tơi mạnh
dạn chọn đề tài “Dạy học đoạn trích “Tình yêu và thù hận”trong chương
trình Ngữ văn lớp 11 theo đặc trưng thể loại”. Hi vọng đề tài này khơng chỉ
giúp chúng tơi có nền tảng kiến thức tốt chuẩn bị cho việc giảng dạy trích
đoạn “Tình u và thù hận” (sách giáo khoa lớp 11 tập 1) mà hơn thế nữa
chúng tôi sẽ hiểu rõ hơn về nghệ thuật kịch nói chung từ đó có phƣơng pháp
tốt để giảng dạy thể loại kịch trong nhà trƣờng phổ thông.
2.

Lịch sử vấn đề nghiên cứu
9


2.1.Những nghiên cứu về đoạn trích Tình u và thù hận
Theo lời đánh giá của Êmecxơn, Shakespeare là “nhân vật vĩ đại nhất
của lịch sử thế giới cận đại” [32, tr. 26], ông đã để lại một gia tài văn học
khổng lồ khiến nhân loại nhiều thế kỉ qua tốn khơng ít giấy mực. Ở nhiều
nƣớc khoa Shakespeare học đã đƣợc hình thành, cùng với nó là số lƣợng các
bài nghiên cứu về ông và những tác phẩm của ông càng trở nên đông đảo. Ở
phần này chúng tôi chỉ tập trung vào lịch sử nghiên cứu đoạn trích “Tình yêu
và thù hận”, một trích đoạn trong vở Romeo và Juliet nổi tiếng của ơng.
Với tính chất là một tác phẩm đƣợc lựa chọn một đoạn trích trong
chƣơng trình văn học phổ thông nhiều năm qua, vở Romeo và Juliet đã đƣợc
nghiên cứu khá tỉ mẩn trong nhiều bộ sách tham khảo trong nhà trƣờng trong

các sách tham khảo của giáo viên và học sinh phổ thông: Sách giáo viên lớp
11 tập 1, Thiết kế bài giảng lớp 11 tập 1, Phân tích và bình giảng tác
phẩm
văn học 11…Tuy nhiên, phần lớn những bài nghiên cứu này hầu nhƣ chỉ tập
trung vào nội dung đoạn trích “Tình u và thù hận”.
Trong đó đáng chú ý nhất là cuốn Uy-li-am Sếc-xpia của Lê Nguyên
Cẩn [7] và cuốn Cảm thụ và giảng dạy văn học nước ngoài của Phùng Văn
Tửu chủ biên [41]. Trong cuốn Uy-li-am Sếc-xpia, bên cạnh việc gợi ý phân
tích các vở Thương nhân thành Vơnidơ (đoạn trích Sự lựa chọn của Baxanio
và Vụ xử án), Hămlét (đoạn trích Sống hay không sống), tác giả Lê Nguyên
Cẩn đã đƣa ra một số gợi ý chỉ dẫn việc phân tích đoạn Dưới trăng đôi trẻ
đinh ninh thề nguyền và Gặp gỡ kì duyên. Phần hƣớng dẫn này chủ yếu
hƣớng vào giải đáp những câu hỏi trong sách giáo khoa, nó có tác dụng nhất
định trong việc định hƣớng việc phân tích đoạn trích. Trong cuốn Cảm thụ và
giảng dạy văn học nước ngoài tác giả cũng dành một phần bàn về trích đoạn
“Tình u và thù hận” trong đó tác giả đã nêu lên những cảm nhận chung về
đoạn trích này. Việc cảm thụ này chủ yếu hƣớng tới mặt nội dung của đoạn
trích và cịn mang tính chất sơ lƣợc phù hợp với trình độ tiếp nhận chung của

10


học sinh phổ thông. Đây cũng là tài liệu hay cho các thầy cơ giáo và học sinh
mn tìm hiểu thêm về tác phẩm này.
2.2. Những nghiên cứu giảng dạy tác phẩm kịch theo thể loại
Phƣơng pháp giảng dạy môn ngữ văn trong nhà trƣờng phổ thông là
một vấn đề đƣợc đề cập đến rất nhiều trong những năm gần đây. Vấn đề đổi
mới chƣơng trình, đổi mới phƣơng pháp giảng dạy đã trở thành một phong
trào huy động đƣợc sự tham gia của các thầy cô giáo và giới nghiên cứu. Việc
giảng dạy tác phẩm văn học theo thể loại là một hƣớng nghiên cứu thu hút

đƣợc nhiều sự quan tâm xong có thể nói đối với phƣơng pháp giảng dạy tác
phẩm kịch còn khá nhiều vấn đề bỏ ngỏ. Trong cuốn Phương pháp dạy học
văn của Phan Trọng Luận chủ biên [25] các nhà nghiên cứu phân chia phƣơng
pháp dạy học ngữ văn theo ba hƣớng: Phƣơng pháp dạy học tác phẩm văn
chƣơng, phƣơng pháp dạy học văn học sử, phƣơng pháp dạy học môn làm
văn, phƣơng pháp dạy học lí luận văn học. Trong phần phƣơng pháp dạy tác
phẩm văn chƣơng, các tác giả phân chia thành các phƣơng pháp chung nhƣ:
Phƣơng pháp đọc diễn cảm, phƣơng pháp so sánh trong phân tích văn học,
phƣơng pháp phân tích nêu vấn đề, phƣơng pháp gợi mở, phƣơng pháp giảng
bình. Có thể nói đây là phƣơng pháp chung trong việc giảng dạy các thể loại
văn học nhƣ thơ, truyện, tiểu thuyết và kịch.
Trong cuốn Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên giáo viên trung học phổ
thông [6] ban hành năm theo quyết định của Bộ trƣởng Bộ Giáo dục và Đào
tạo, phƣơng pháp giảng dạy tác phẩm theo thể loại đƣợc triển khai một cách
khá cụ thể nhƣng mới tập trung vào các thể loại nhƣ: Sử thi, truyền thuyết,
truyện cổ tích, truyện thơ, tục ngữ, ca dao…điều này cho thấy nhiều thể loại
cịn bỏ ngỏ trong đó có kịch.
Trong cuốn Tập bài giảng phương pháp dạy học ngữ văn của Khoa sƣ
phạm trƣờng Đại học Giáo dục [20] phƣơng pháp giảng dạy thể loại kịch đã
đƣợc đề cập tới tuy nhiên đây mới chỉ là những lí thuyết chung còn khá sơ
lƣợc.
11


Cuốn Năm tập bài giảng về thể loại tác giả Hồng Ngọc Hiến [14] có
viết bài “Về một đặc trƣng thể loại của bi kịch” trên cơ sở phân tích về “Vua
Ơđip” của Xôphơdơ, đề cập tới một vở bi kịch cổ đại mà kết thúc của nó
mang tƣ tƣởng lạc quan, thi pháp truyền thống của bi kịch trong sự phát triển
cốt truyện. Tác giả đã chỉ ra một đặc trƣng thể hiện của bi kịch Hy Lạp cổ đại
đƣợc minh họa qua vở “Ơđip làm vua”. Ngoài ra bài viết khơng đề cập gì tới

các vở bi kịch sau nó nữa hay cũng nhƣ những gợi ý để cụ thể giảng dạy vở
kịch này.
Cuốn Cảm thụ và giảng dạy văn học nước ngoài [41] giáo sƣ Phùng
Văn Tửu đã có những nghiên cứu đóng góp đáng kể cho việc giảng dạy tác
phẩm kịch theo đặc trƣng thể loại. Tác giả nêu rõ: “Khi giảng kịch chúng ta
phải lƣu ý tới đặc trƣng của loại hình nghệ thuật này để học sinh khỏi rơi vào
tình trạng thấy học kịch chẳng khác gì học truyện ngắn hay tiểu thuyết”. Các
bài giảng chủ yếu dựa vào văn bản kịch nhƣng đồng thời phải giúp học sinh
hình dung đƣợc phần nào kịch bản dƣới ánh đèn sân khấu. Khi phân tích một
đoạn kịch phải gắn liền với kết cấu, bối cảnh, không gian, thời gian, lời thoại,
hành động kịch, xung đột kịch…Tuy những lƣu ý nêu trên mới chỉ mang tính
chất định hƣớng nhƣng có thể nói tác giả đã đƣa ra đƣợc hƣớng tiếp cận hợp
lí khi tiến hành tiếp nhận tác phẩm kịch.
Trong cuốn Phương pháp dạy học tác phẩm văn chương (theo thể loại)
của Nguyễn Viết Chữ [8], tác giả đã trình bày ba vấn đề chính: Phƣơng pháp
và biện pháp dạy học tác phẩm trữ tình. Phƣơng pháp và biện pháp chung
dành cho các loại thể văn học nƣớc ngồi – một loại thể đặc biệt của chƣơng
trình văn học trong nhà trƣờng và bƣớc đầu vận dụng những nguyên tắc trong
việc chọn giảng văn học nƣớc ngoài trong nhà trƣờng hiện nay. Tác giả đã
khẳng định: “việc xác định thể loại là vấn đề mấu chốt trong quá trình phát
triển khoa học phƣơng pháp dạy học tác phẩm văn chƣơng”. Tuy nhiên cuốn
sách này chủ yếu hƣớng vào phƣơng pháp dạy tác phẩm trữ tình và những lí
luận chung về việc giảng dạy văn học nƣớc ngồi ở nhà trƣờng phổ thông.
12


Phƣơng pháp giảng dạy kịch bản trong nhà trƣờng vẫn chƣa đƣợc quan tâm
một cách thích đáng.
Trong cuốn Vấn đề giảng dạy tác phẩm văn học theo loại thể của tác
giả Trần Thanh Đạm cùng nhiều tác giả khác [9] vấn đề dạy học theo thể loại

đã bƣớc đầu đƣợc đề cập. Với bài viết “Về vấn đề giảng dạy tác phẩm văn
học theo loại thể” Trần Thanh Đạm đã chú ý tới ba thể loại văn học lớn: Tự
sự, trữ tình và kịch. Ơng khẳng định: “Nhà văn sáng tác theo loại thể thì
ngƣời đọc cũng cảm thụ theo loại thể và ngƣời dạy cũng giảng dạy theo loại
thể” [9, tr. 30]. Cũng trong cuốn sách này tác giả Huỳnh Lý có bài “Kịch và
giảng dạy kịch”. Tác giả nhấn mạnh: “Chúng ta khơng giảng dạy kịch với tính
cách là một loại hình nghệ thuật mà chỉ giảng dạy kịch bản về phƣơng diện
văn học [9, tr. 239]. Cũng trong bài viết này tác giả đã đề cập đến nhiều vấn
đề nhƣ: khái niệm về kịch, vị trí của kịch trong các loại hình nghệ thuật,
những lƣu ý khi giảng dạy tác phẩm kịch, sự khác nhau giữa hài kịch và bi
kịch, sự phát triển của kịch nói nƣớc ta, những tác phẩm kịch đƣợc giảng dạy
trong chƣơng trình trung học phổ thông…Kết thúc bài viết tác giả đã khẳng
định: “Kịch là một loại hình phức tạp, chúng ta chỉ dạy kịch về phƣơng diện
văn học nhƣng lại phải có nhiều kiến thức về diễn xuất, về cả những loại thể,
những kiểu kịch khơng có ở nƣớc ta nữa: [9, tr. 294]
Phạm Thị Xuân Thu trong khóa luận tốt nghiệp Phương pháp dạy học
kịch bản văn học trong trường trung học phổ thông (Khoa sƣ phạm Đại học
Quốc gia Hà Nội, Hà Nội, 2006) đã trình bày thực trạng giảng dạy kịch bản ở
trƣờng phổ thơng từ đó đƣa ra định hƣớng phƣơng pháp dạy kịch bản văn học
theo đặc trƣng thể loại trong nhà trƣờng phổ thông. Tuy nhiên, khóa luận chỉ
chủ yếu đƣa ra những “gợi ý” về giảng dạy văn bản kịch nói chung chứ chƣa
khai thác sâu trong một trƣờng hợp cụ thể. Cùng khai thác phƣơng pháp dạy học
kịch nhƣng luận văn của chúng tôi sẽ đi từ đặc trƣng của thể loại này để tìm ra
phƣơng pháp giảng dạy phù hợp đồng thời ứng dụng vào dạy học một trích đoạn
kịch trong sách giáo khoa. Hi vọng hƣớng khai thác mới của chúng
13


tơi sẽ góp phần tiến sát hơn trong việc tìm hiểu nghệ thuật kịch và phƣơng
pháp dạy học kịch bản kịch.

Với phần lịch sử vấn đề trên đây, chúng tôi đã có cái nhìn tổng qt về
việc nghiên cứu đoạn trích “Tình u và thù hận” và việc giảng dạy thể loại
kịch bản văn học ở Việt Nam. Những công trình này sẽ là những tƣ liệu q
cho chúng tơi nghiên cứu đề tài của mình.
3.
3.1.

Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu
-Xây dựng một số luận điểm về phƣơng pháp dạy kịch bản văn

học trong chƣơng trình trung học phổ thông nhằm nâng cao hiệu quả dạy học
tác phẩm kịch trong nhà trƣờng phổ thông
-

Đƣa ra phƣơng pháp dạy đoạn trích “Tình u và thù hận” (lớp

11 tập 1) theo đặc trƣng thể loại kịch
3.2.
-

Nhiệm vụ nghiên cứu
Nghiên cứu tổng quan tài liệu về thể loại kịch (đặc biệt là bi kịch

thời kì Phục hƣng), tác phẩm Romeo và Juliet và đoạn trích “Tình u và thù
hận”.
- Tìm hiểu, điều tra khảo sát thực trạng dạy kịch bản văn học
trong
nhà trƣờng trung học phổ thông.
-


Đề xuất, xây dựng phƣơng pháp dạy học đoạn trích “Tình u và

thù hận” theo đặc trƣng thể loại kịch bản văn học.
4.

Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Các đặc trƣng của bi kịch cổ điển thông qua tác phẩm Romeo


Juliet và đặc biệt là đoạn trích “Tình u và thù hận”.
Từ những nghiên cứu trên chúng tôi sẽ đƣa ra phƣơng pháp
dạy học
đoạn trích Tình u và thù hận theo đặc trƣng thể loại và tiến hành thực
nghiệm giảng dạy đoạn trích.
5.

Phƣơng pháp nghiên cứu


14


Để đạt tới mục đích nghiên cứu, chúng tơi tiến hành nghiên cứu dựa
trên hai nhóm phƣơng pháp cơ bản:
-

Nhóm phƣơng pháp nghiên cứu về mặt lí thuyết với những phƣơng

pháp cơ bản nhƣ: Phân tích, tổng hợp tài liệu…

-

Nhóm phƣơng pháp nghiên cứu thực tế nhƣ: Điều tra, khảo sát,

thống kê, thực nghiệm sƣ phạm...
6.

Cấu trúc luận văn
Tƣơng ứng với đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ở trên, ngoài phần

mở đầu và kết thúc, luận văn của chúng tơi đƣợc chia thành 3 chƣơng.
Chƣơng 1. Cơ sở lí luận và thực tiễn
Chƣơng 2. Tổ chức dạy học đoạn trích “Tình u và thù hận” theo đặc
trƣng thể loại
Chƣơng 3. Thực nghiệm sƣ phạm

15


CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1.1. Đơi nét về thể loại kịch
1.1.1. Khái niệm
Thuật ngữ kịch đã đƣợc nhóm tác giả Lê Bá Hán, Trần Đình Sử,
Nguyễn Khắc Phi trình bày trong cuốn Từ điển thuật ngữ văn học của với hai
cấp độ: Cấp độ loại hình và cấp độ thể loại
Ở cấp độ loại hình: “Kịch là một trong ba phƣơng thức cơ bản của văn
học (Kịch, tự sự, trữ tình). Kịch vừa thuộc sân khấu vừa thuộc văn học. Kịch
bản vừa dùng để diễn là chủ yếu lại vừa để đọc vì kịch bản chính là phƣơng
diện văn học của kịch. Theo đó tiếp nhận kịch bản chính là tiếp nhận phƣơng

diện của văn học kịch” [13, tr. 142]. Nói đến kịch là phải nói đến sự biểu diễn
trên sân khấu của các diễn viên bằng hành động, cử chỉ, điệu bộ và bằng lời
nói. (Riêng kịch câm không diễn tả bằng lời).
Kịch đƣợc xây dựng trên cơ sở những mâu thuẫn lịch sử, xã hội hoặc
những xung đột mang tính phổ biến (giữa thiện và ác, giữa cao cả và thấp hèn,
giữa ƣớc mơ và hiện thực,…). Những xung đột ấy đƣợc thể hiện bằng một
cốt truyện có cấu trúc chặt chẽ qua hành động của các nhân vật và theo những
quy tắc nhất định của nghệ thuật kịch. Nói đến kịch là nói đến kịch tính. Các
kịch tính đƣợc hình thành, phát triển và giải quyết qua hành động kịch.
Ở cấp độ loại thể: “Thuật ngữ kịch đƣợc dùng để chỉ một thể loại văn
học - sân khấu có vị trí tƣơng đƣơng với bi kịch và hài kịch. Với ý nghĩa này
kịch còn đƣợc gọi là chính kịch” [13, tr. 143].
Kịch thực ra không phải là một loại thể văn học đơn thuần, không nên
đánh đồng kịch bản với nghệ thuật sân khấu nói chung bao gồm kịch nói, kịch
hát, kịch múa, nhạc kịch... Bất cứ loại kịch nào, kể cả kịch câm cũng có kịch
bản, nhƣng chỉ có kịch hát, nhất là kịch nói mới có kịch bản văn học.

16


Là đối tƣợng của lý luận văn học, kịch bản văn học là một trong 3 loại
chính của văn học. Sự khác nhau giữa nó với thể loại trữ tình là điểm rất rõ
nhƣng với loại tự sự thì kịch cịn có nhiều điểm tƣơng đồng. Bêlinxki cho
rằng: Tác phẩm kịch là “Sự dung hợp của các yếu tố đối lập của tính khách
quan tự sự và tính chủ quan trữ tình”, khơng phải chỉ trong loại hình kịch mới
có sự dung hợp các yếu tố của loại hình khác. Trong thơ, truyện, ký đều có,
nhƣng kịch có ƣu thế trong sự kết hợp khả năng biểu hiện của tự sự và trữ
tình. Kịch là một thể loại văn học nhƣng lại gắn liền sinh tử với sân diễn, sân
khấu, vì thế kịch tất sẽ khơng bao giờ là một thể loại văn học đơn thuần nhƣ
tự sự và trữ tình. Kịch bản viết ra vừa để đọc vừa để diễn, do đó đọc kịch bản

văn học nếu chúng ta tách hồn tồn với nghệ thuật sân khấu thì ta khơng thể
nào hiểu đƣợc. Nhƣ vậy, nhìn từ góc độ nào ta cũng thấy kịch bản văn học là
một bộ phận hợp thành của nghệ thuật sân khấu. Không phải ngẫu nhiên mà
khi sáng tác kịch bản, nhà văn bao giờ cũng tính đến các yếu tố khơng gian,
thời gian, khả năng biểu hiện nghệ thuật của các phƣơng tiện sân khấu nhất là
sự diễn xuất của các diễn viên. Nhƣng kịch bản văn học khơng chỉ có đời
sống gắn bó với nghệ thuật sân khấu mà nó cịn có đời sống độc lập riêng của
nghệ thuật ngơn từ. Có thể xem “Kịch”, “Kịch bản văn học” hay “Văn học
kịch” nhƣ những khái niệm đồng nghĩa chính là vì thế. Muốn xác định đặc
trƣng thể loại của kịch bản văn học phải tính đến sự chi phối của nghệ thuật
sân khấu.
1.1.2. Phân loại
Dựa trên đặc điểm tính chất của xung đột kịch, N.A Gulaiep trong cuốn
Lí luận văn học đã phân chia kịch thành bi kịch, chính kịch, hài kịch.
Bi kịch:
Bi kịch là tác phẩm kịch đƣợc xây dựng trên một xung đột, thể hiện về
mặt thẩm mỹ những mâu thuẫn tồn tại trong cuộc sống giữa khát vọng chủ
quan của con ngƣời và khả năng khách quan không thể thực hiện đƣợc đƣợc
nó. Những xung đột bi kịch nảy sinh do những hoàn cảnh này hay hoàn cảnh
17


khác đƣợc kết thúc bằng sự hủy diệt của con ngƣời. Mỗi thời đại lịch sử tìm
hiểu nguyên nhân nảy sinh những tình huống bi kịch theo cách riêng của
mình.
Hài kịch:
Hài kịch là tác phẩm kịch phản ánh những mâu thuẫn hình thành trong
xã hội giữa những quan điểm và khái niệm mới với các hình thái ý thức đã lỗi
thời của đời sống xã hội và đời sống tinh thần đang cố gắng duy trì địa vị xã
hội của mình. Xung đột bi kịch xuất hiện khi chế độ lỗi thời hãy cịn sức

mạnh và cịn tin vào tính hợp pháp của mình, cịn xung đột hài kịch xuất hiện
vào lúc niềm tin đã mất đi nhƣng cái vũ vẫn bám lấy cuộc sống và trở thành
đối tƣợng chế giễu
Chính kịch:
Chính kịch là tác phẩm kịch dựa trên cơ sở những xung đột có tính chất
khơng vƣợt lên trên cá nhân con ngƣời. Nhân vật chính kịch chết thì cái chết
của họ phần nhiều là hành động của một quyết định đƣợc chấp thuận một
cách tự nguyện chứ không phải là kết quả của một tình thế bế tắc, bi thảm.
Mơi trƣờng của chính kịch là thời đại, cuộc đời riêng của con ngƣời, những
tình thế đƣợc xây dựng trên những xung đột giải quyết đƣợc liên quan đến số
phận con ngƣời riêng lẻ không đề cập đến những sự kiện có ý nghĩa lớn lao
trên đất nƣớc.
1.1.3. Một số đặc trưng của kịch bản văn học
1.1.3.1. Về nhân vật
Kịch là nghệ thuật thể hiện hình tƣợng con ngƣời một cách sống động
nhất, nhƣng trong cuộc đời thực, ngƣời bình thƣờng khơng thể nói to trƣớc
đám đơng những toan tính xấu xa, những dục vọng thấp hèn của mình giống
nhƣ các nhân vật trên sàn diễn. Cho nên, hình tƣợng con ngƣời trong kịch
cũng thuộc loại hình tƣợng mang tính ƣớc lệ cao nhất. Nó là nhân vật của trị
diễn mà diễn viên là ngƣời đóng vai các nhân vật ấy trên sân khấu. Tác phẩm
trữ tình, nhất là tác phẩm tự sự, tìm đủ mọi cách làm mờ tính chất trị diễn của
18


nghệ thuật. Tính chất trị diễn lại thƣờng xun đƣợc tô đậm, không cần che
đậy trong kịch văn học và nghệ thuật sân khấu. Đây là đặc điểm ta dễ dàng
phân biệt nhân vật kịch với hình tƣợng trữ tình và hình tƣợng tự sự.
Là hình tƣợng trị diễn, nhân vật kịch chịu sự chi phối, ràng buộc chặt
chẽ bởi những điều kiện, luật lệ của nghệ thuật sân khấu. Nhƣ đã nói ở trên,
do cốt truyện trong kịch bản văn học phải tập trung chính vì vậy mà số lƣợng

nhân vật kịch không thể nào nhiều nhƣ tự sự, tiểu thuyết đƣợc.
Là hình tƣợng trị diễn, nhân vật kịch đƣợc cụ thể hóa bằng chất liệu
riêng. Tuy kịch bản khơng có nhân vật ngƣời kể chuyện, khơng cho tác giả tự
do can thiệp, mách nƣớc cho độc giả, vì kịch bản viết ra không phải để đọc
mà là để biểu diễn trên sân khấu.
Khi viết kịch bản, chất liệu quan trọng nhất mà nhà văn có thể sử dụng
để xây dựng hình tƣợng nhân vật là lời thoại cùng với giọng nói của các nhân
vật. Qua lời đối thoại và độc thoại, nhân vật kịch cất lên tiếng nói tự biểu
hiện, tự bộc lộ thế giới nội tâm đầy bí mật của mình nhƣng thế giới nội tâm
của nhân vật kịch khơng phải là thế giới tự đóng kịch trong bản thân. Lời của
nhân vật kịch là lời nói tác động tới các nhân vật khác trong một môi trƣờng
đối thoại giữa các lời nói khác nhau.
Nhân vật kịch khơng đƣợc khắc họa với nhiều khía cạnh tỉ mỉ, các nhân
vật kịch phần đông đều đơn giản về mặt bên trong hơn so với hình tƣợng tự sự.
Tuy nhiên, tính cách nổi bật, xác định khơng có nghĩa là đơn giản một chiều,
xoay quanh nét tính cách nổi bật cịn có những nét tính cách khác vừa liên đới
vừa biến thái làm cho gƣơng mặt nhân vật sinh động, đa dạng hơn.

Nhân vật văn học quả là tổng hợp của nhiều vai trò nhƣ vai xã hội, vai
tâm lý, vai tƣ tƣởng, vai tính cách. Trong tác phẩm tự sự, các vai trị này
nhiều khi khơng đồng nhất với nhau. Vai trị của nhân vật kịch thƣờng mang
tính chất đơn nhất và hay bị đồng nhất với vai tính cách. Cho nên, thể hiện
tính cách của nhân vật kịch vẫn là nhiệm vụ quan trọng của các vai diễn trên
sân khấu.
19


Trong các vở bi kịch nhân vật chính thƣờng là “những con ngƣời
lƣơng thiện, dũng cảm, anh hùng, cao thƣợng, đấu tranh vì những mục đích
tốt đẹp, vì lí tƣởng cao quý nhƣng điều kiện khách quan chƣa cho phép thực

hiện” [33, tr. 227] nhƣng những nhân vật này thƣờng có kết thúc bi thảm.
Tính đến thế kỉ XIX, phần đa các nhân vật chính đều kết thúc bằng cái chết ở
cuối tác phẩm.
1.1.3.2. Về kết cấu
Kết cấu của một vở kịch bao gồm cốt truyện và nghệ thuật liên kết cụ
thể các thành phần của nó; cách tổ chức thời gian, khơng gian, tính cách…sao
cho tồn bộ tác phẩm thực sự trở thành một chỉnh thể nghệ thuật.



Kịch tính

Trong bài “Sự phân chia văn học thành loại và thể”, Bêlinxki đã nói về
sự giống nhau giữa tự sự và kịch nhƣ hai phƣơng thức biểu hiện đời sống.
Theo Bêlinxki, kịch giống tác phẩm tự sự vì: Ở đây cũng hiện hữu một hành
động xác định đang tự vận động cái bên trong, cái lý tƣởng (tức là cái chủ
quan) đã trở thành cái bên ngồi, cái hình thức (tức là cái khách quan).
Muốn phản ánh đời sống trong tính khách quan, tác phẩm tự sự và kịch
phải dựa vào một hệ thống sự kiện, biến cố đƣợc tổ chức thành cốt truyện.
Tuy cùng xây dựng cốt truyện để phản ánh đời sống theo nguyên tắc
khách quan, nhƣng từ trong bản chất, kịch và tự sự là hai loại tác phẩm có nội
dung thể loại rất khác nhau.
Kịch khác tác phẩm tự sự ở kịch tính. Kịch tính là đặc điểm nổi bật của
thể loại kịch. Khơng có xung đột, mâu thuẫn thì khơng có kịch tính. Kịch tính
bao giờ cũng đƣợc tạo thành bởi những hành động đối nghịch. Không phải
ngẫu nhiên, trong ngôn ngữ của nhiều nƣớc Châu Âu, chữ “Kịch” đều có
nguồn gốc từ tiếng HyLạp (drama) mà nghĩa của nó là hành động. Và hơn hai
nghìn năm nay, phạm trù “hành động” bao giờ cũng nằm ở vị trí trung tâm của
các hệ thống lý thuyết kịch. Aristote gọi bi kịch là “Sự bắt chƣớc một hành
động quan trọng và hoàn chỉnh”. Hegel cho rằng kịch phải trình bày cho

20


chúng ta một biến cố, một kỳ công, một hành động, nhƣng nó phải tƣớc mất
tính chất bên ngồi của chúng và phải đƣa một cá nhân có ý thức và hành
động vào thay thế. Ơng nói tiếp “Hành động là cái ý chí đƣợc thực hiện và
đây là một ý chí mà ngƣời ta biết nguồn gốc, điểm xuất phát bên trong cũng
nhƣ kết quả cuối cùng”.
Nhƣ vậy, hành động kịch bao giờ cũng bao hàm động cơ, mục đích,
mƣu đồ, do đó nó bão hịa nội dung tâm hồn, thể hiện khuynh hƣớng tính
cách và ý chí tự do của cá nhân con ngƣời. Làm nổi bật sức mạnh của hành
động thể hiện khuynh hƣớng tính cách và ý chí tự do của con ngƣời chính là
đặc trƣng thể hiện loại của tác phẩm kịch.
Có thể định nghĩa, kịch tính là trạng thái căng thẳng đặc biệt của mâu
thuẫn, xung đột, đƣợc tạo ra bởi những hành động thể hiện các khuynh
hƣớng tính cách và ý chí tự do của con ngƣời. Trong kịch, hành động bộc lộ
ý chí tự do của con ngƣời làm nảy sinh những mâu thuẫn, xung đột gay gắt
giữa cá nhân và xã hội, giữa chủ thể với cái tất yếu, khách quan, thúc đẩy sự
vận động của hệ thống sự kiện, biến cố trong cốt truyện, mang lại kịch tính
cho tác phẩm. Cho nên, kịch tính khơng phải là dấu hiệu hình thức cũng
không thuộc phƣơng diện nội dung cụ thể nhƣ đề tài, chủ đề của tác phẩm mà
là đặc điểm mang tính loại hình của nội dung thể loại.



Cốt truyện

Nếu kịch tính là đặc điểm của nội dung thể loại thì sự tập trung cao độ
của cốt truyện là đặc điểm kết cấu của kịch bản văn học. Đây là đặc điểm gắn
với yêu cầu biểu diễn của nghệ thuật sân khấu. Không gian và thời gian hạn

hẹp của sân khấu đòi hỏi hành động kịch phải thống nhất và cốt truyện kịch
phải có sự tập trung cao độ.
Tính tập trung cao độ biểu hiện trƣớc hết ở các bộ phận cấu thành cốt
truyện kịch. Bộ phận cấu thành duy nhất của cốt truyện kịch là hành động
đƣợc triển khai qua một hệ thống sự kiện diễn ra theo trật tự thời gian. Cốt
truyện kịch thƣờng đơn tuyến. Mỗi vở kịch thƣờng chỉ tập trung phát triển
21


một tuyến cốt truyện. Bởi vì, yêu cầu về sự thống nhất hành động cho phép
mỗi vở kịch chỉ theo đuổi một mục đích, hƣớng vào một vài chủ đề then chốt,
cơ bản, nhằm gợi ra một vài hứng thú nào đấy, mọi chi tiết cùng toàn bộ hệ
thống sự kiện biến cố đƣợc sử dụng để tạo dựng cốt truyện đều phải dồn về
một mối, hƣớng tới mục đích ấy, góp phần thể hiện chủ đề ấy, làm nổi bật
cảm hứng ấy.
Để gây hứng thú cho ngƣời xem, thi pháp cốt truyện của kịch rất coi
trọng việc sáng tạo ra cái bất ngờ. Muốn tạo ra cái bất ngờ, ngƣời sáng tác
phải biết dẫn dắt các sự kiện biến cố rẽ vào những chỗ ngoặt, những bƣớc
nhảy vọt, những đoạn đột biến, biến cố trong cốt truyện phải đƣợc liên kết, tổ
chức chặt chẽ, lôgic. Cho nên, thi pháp kịch vừa coi trọng việc sáng tạo ra cái
bất ngờ, vừa chú ý tổ chức những chi tiết có chức năng giới thiệu, báo trƣớc,
đặt tính cách, số phận, động cơ, ý đồ của các nhân vật và các sự kiện, biến cố
vào một quan hệ nhân quả tất yếu nhằm mang lại cho cốt truyện sự hấp dẫn
mà vẫn tự nhiên.
Cốt truyện của tác phẩm kịch lại thƣờng phát triển với nhịp điệu mau
lẹ, vì thế tác phẩm kịch không đƣợc phép mở rộng không gian, kéo dài thời
gian diễn biến của các sự kiện, biến cố.
Việc tôn trọng nguyên tắc về sự tập trung của cốt truyện đã chi phối cách
thức tổ chức bố cục của kịch bản văn học. Một vở kịch thƣờng đƣợc chia thành
ba hoặc năm hồi tƣơng ứng với ba giai đoạn vần động hết sức mau lẹ của hành

động kịch: thắt nút (trƣớc đó thƣờng có phần trình bày) - đỉnh điểm

-

mở nút (có thể thêm phần vĩ thanh).



Khơng gian và thời gian

Thời gian và không gian nghệ thuật là hai yếu tố quan trọng của nghệ
thuật kết cấu. “Ngay từ buổi đầu ra đời, kịch đã vấp phải một mâu thuẫn vốn
có, đã giải quyết một vấn đề vốn có do chính bản thân đời sống và đặc trƣng
nghệ thuật kịch đặt ra là mâu thuẫn giữa tính vơ hạn của đời sống và tính có
hạn của kịch, là vấn đề khơng gian và thời gian trong kịch. Giải quyết vấn đề
22


khơng gian, thời gian kịch, đó là vấn đề đeo đuổi của nghệ thuật kịch, nghệ
thuật sân khấu bao đời nay” [36, tr. 24]. Nếu nhƣ những vở kịch thời cổ đại
Hi Lạp, La Mã chịu sự quy định ngặt nghèo bởi luật “tam duy nhất” (địa điểm
duy nhất, hành động kịch duy nhất và gói gọn trong một ngày) thì đến thời kì
Phục hƣng luật “tam duy nhất” đã bƣớc đầu bị phá vỡ mà đại diện là trong
một số sáng tác của Shakespeare. Không gian, thời gian của văn bản kịch do
ảnh hƣởng về mặt bản chất của thể loại này nên cho dù có phá vỡ luật “tam
duy nhất” thì khơng gian, thời gian của nó cũng vẫn bị giới hạn. Không gian,
thời gian này thƣờng không đƣợc gợi ra với tính chất miêu tả trực tiếp nhƣ
nhiều tác phẩm tự sự, không gian và thời gian trong tác phẩm kịch thƣờng
đƣợc thể hiện thông qua lời chú thích ngắn gọn của tác giả hoặc đơi khi thơng
qua ngơn ngữ của nhân vật hay nói nhƣ Corine Klicker đó là những mảng

khơng gian, thời gian đƣợc nói tới và đƣợc hƣớng tới. Có thể nói dù khơng
gian và thời gian trong kịch không đƣợc dành nhiều tâm huyết miêu tả nhƣ
trong truyện ngắn, tiểu thuyết nhƣng nó vẫn giữ một vai trị quan trọng.
Khơng gian, thời gian giúp ngƣời đọc xác định đƣợc vị trí, thời điểm diễn ra
hành động kịch từ đó giúp ta hiểu rõ hơn ý nghĩa của hành động kịch đó. Đối
với việc dạy học, tiếp nhận văn bản kịch, không gian thời gian lại càng đóng
vai trị quan trọng bởi nó khiến ngƣời đọc hiểu đƣợc bối cảnh nảy sinh hành
động, đặt tác phẩm vào thời điểm ra đời của nó để có hƣớng tìm hiểu phù
hợp.



Ngơn ngữ

Trong kịch khơng có nhân vật ngƣời kể chuyện, cho nên không xuất
hiện ngôn ngữ của ngƣời kể chuyện. Tuy vậy, vẫn có lời chú thích trực tiếp
của tác giả, trƣớc hết là nhằm nêu rõ thời gian, đặc điểm, bối cảnh của câu
chuyện hoặc để nói rõ các hành động khơng lời của nhân vật, những lời
hƣớng dẫn ấy chỉ có giá trị với ngƣời đọc, đạo diễn, diễn viên, cịn trong lúc
trình diễn chỉ có lời của nhân vật. Ngơn ngữ của nhân vật trong tác phẩm kịch
có ba dạng ngơn ngữ đối thoại, ngôn ngữ độc thoại và ngôn ngữ bàng thoại.
23


“Đối thoại là lời các nhân vật nói với nhau” [33, tr. 224], vì kịch bản chủ yếu
là sự liên kết của một chuỗi các đối thoại nên đây là thành phần chính của
kịch bản văn học. Dĩ nhiên khơng phải bất cứ tác phẩm nào đƣợc viết theo
hình thức đối thoại cũng là kịch, song có thể nói, ngơn ngữ đối thoại đƣợc coi
là dấu hiệu đầu tiên của ngơn ngữ kịch. Vì vậy khi phân tích một kịch bản văn
học, phân tích đối thoại là khâu khơng thể thiếu. Độc thoại không phải là một

“đặc sản” của kịch nhƣng trong văn bản kịch độc thoại mang những nét rất
đặc trƣng. “Độc thoại là lời của nhân vật nói với chính mình” [33, tr. 224].
Trong văn bản kịch, độc thoại mang đậm tính ƣớc lệ, độc thoại là một biện
pháp đặc biệt để nhân vật bộc lộ thế giới nội tâm của mình. Nếu nhƣ ở các tác
phẩm tự sự khác nhƣ tiểu thuyết, văn xuôi, ngôn ngữ độc thoại thƣờng mang
tính chất vơ thức, nó thƣờng là những lời nói “đầu Ngơ mình Sở” thì trong
kịch, ngơn ngữ độc thoại lại hết sức mạch lạc, trên sân khấu, những lời nói
độc thoại này sẽ đƣợc nhân vật nói to trƣớc cơng chúng. “Bàng thoại là lời
nhân vật nói riêng với khán giả” [33, tr. 224]. Bàng thoại thƣờng đƣợc sử
dụng với mục đích giải thích cho khán giả biết về một cảnh ngộ, một tâm
trạng hay một điều bí mật nào đó để khán giả dễ theo dõi mạch cốt truyện.
Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng bàng thoại là yếu tố thể hiện rõ nhất tính chất
diễn trị đầy ƣớc lệ của ngơn ngữ kịch.
Mặc dù có sự phân loại nhƣ trên nhƣng suy cho cùng ngôn ngữ kịch
cũng mang những đặc điểm chung không thể trộn lẫn:
Ngôn ngữ kịch là ngơn ngữ có tính hành động. Hệ thống ngơn
ngữ ấy
có nhiệm vụ mơ tả chân dung nhân vật kịch bằng một loạt các thao tác hành
động, là cơ sở giúp cho đạo diễn, diễn viên xử lí thích hợp với hành động của
nhân vật trên sân khấu.
-

Ngơn ngữ kịch là một hình thái ngơn ngữ hội thoại gần gũi với đời

sống: súc tích, dễ hiểu và ít nhiều mang tính chất khẩu ngữ.
-

Ngơn ngữ kịch mang tính tổng hợp và phải phù hợp với tính cách

nhân vật.

24


Trong kịch, thoại cũng là hành động đầy kịch tính. Kịch khai
thác triệt
để chức năng hành động của lời nói, cho nên đây là đặc điểm thể hiện bản
chất thể loại của ngôn ngữ kịch. Chức năng hành động của lời nói bộc lộ đầy
đủ nhất trong lời đối thoại của các nhân vật. Trong đối thoại, muốn lời thoại
trở thành hành động có kịch tính, mỗi lời nói phải bộc lộ một mục đích, một
khuynh hƣớng ý chí. Triệt để khai thác chức năng hành động của lời thoại,
kịch văn học sử dụng ngôn ngữ nhƣ một phƣơng tiện hữu hiệu để khắc hoạ
tính cách. Tính cách nhân vật là một cấu trúc phức tạp. Trong tính cách vừa có
yếu tố thuộc tâm lý, tính cảm, tính khí, khí chất, vừa có yếu tố thuộc tƣ
tƣởng, quan niệm, vừa có yếu tố thuộc về cá tính cá nhân, vừa có yếu tố thuộc
về cái chung, cái xã hội.
Nói tóm lại, khi nói tới đặc trƣng của kịch bản văn học đặc biệt là đặc
trƣng của bi kịch ngƣời ta thƣờng nói tới các đặc trƣng về mặt nhân vật, kết
cấu (cốt truyện, không gian thời gian, xung đột, ngôn ngữ…). Khi phân tích
một vở kịch, chúng ta cần phân tích làm rõ những đặc điểm trên để tìm hiểu ý
nghĩa của nó đồng thời thấy đƣợc sự khác biệt của thể loại này với các thể
loại khác.
1.2. Về tác phẩm Romeo và Juliet
Romeo và Juliet đƣợc coi là vở bi kịch nổi tiếng đầu tiên của
Shakepeare đƣợc viết trong khoảng những năm 1594 – 1595 gồm 5 hồi bằng
thơ xem lẫn văn xuôi. Viết vở kịch này Shakespeare dựa theo một truyện bằng
văn vần của nhà thơ trẻ ngƣời Anh là Arthur Brooke xuất bản năm 1562.
Brooke đã phóng tác dựa theo một truyện bằng văn xuôi của Matteo Bandello
(ngƣời Ý) viết xuất bản năm 1554, hay nói đúng hơn là theo bản dịch tiếng
Pháp của truyện này do Pierre Boisteau dịch xuất bản năm 1559. Nhƣng có lẽ
chính thơng qua tác phẩm của Shakespeare mà chuyện tình của chàng trai và

cô gái thành Vêrôna này sống mãi trong lòng ngƣời ở mọi thế hệ.
1.2.1. Nội dung vở kịch có thể tóm tắt nhƣ sau: Ngày xƣa ở thành Vêrôna của
nƣớc Ý tồn tại một mối thâm thù giữa dòng họ Capiulet và Montaghiu. Mối
25


×