Tải bản đầy đủ (.docx) (133 trang)

Dạy học truyện cổ tích trong sách giáo khoa ngữ văn 10 từ góc nhìn văn hóa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (452.75 KB, 133 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC

NGUYỄN VÂN ANH

DẠY HỌC TRUYỆN CỔ TÍCH TRONG SÁCH GIÁO KHOA
NGỮ VĂN 10 TỪ GÓC NHÌN VĂN HÓA

LUẬN VĂN THẠC SĨ SƢ PHẠM NGỮ VĂN

HÀ NỘI – 2020


ĐẠI

HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƢỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC

NGUYỄN VÂN ANH

DẠY HỌC TRUYỆN CỔ TÍCH TRONG SÁCH GIÁO KHOA
NGỮ VĂN 10 TỪ GÓC NHÌN VĂN HÓA

BỘ MÔN LÝ LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP DẠY HỌC NGỮ VĂN
Mã số: 8.14.01.11

LUẬN VĂN THẠC SĨ SƢ PHẠM NGỮ VĂN

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS Nguyễn Đức Khuông


HÀ NỘI – 2020


LỜI CẢM ƠN
Tác giả xin trân trọng cảm ơn Trƣờng Đại học Giáo dục – Đại học Quốc
gia Hà Nội, quý thầy cô tham gia giảng dạy lớp Cao học Lý luận và phƣơng
pháp dạy học Ngữ văn khóa QH2017S tại Trƣờng Đại học Giáo dục đã giúp
đỡ, động viên, tạo mọi điều kiện cho tác giả trong suốt quá trình học tập và
nghiên cứu đề tài.
Đặc biệt tác giả xin đƣợc bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc đến
thầy giáo TS Nguyễn Đức Khuông, ngƣời đã tận tình hƣớng dẫn khoa
học, giúp đỡ tác giả hoàn thành luận văn.
Tác giả xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu, các thầy cô giáo và các em
học sinh trƣờng THCS & THPT Tạ Quang Bửu đã động viên, cộng tác và
nhiệt tình giúp đỡ tác giả trong quá trình điều tra, nghiên cứu, kiểm chứng kết
quả nghiên cứu để hoàn thành luận văn này.
Cuối cùng gửi lời cảm ơn đến gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã động viên,
khích lệ, hỗ trợ tác giả trong suốt thời gian học tập và nghiên cứu để hoàn
thành luận văn này.
Tác giả đã có nhiều nỗ lực, cố gắng nghiên cứu song sẽ không tránh khỏi
những khiếm khuyết, tác giả mong nhận đƣợc sự góp ý chân thành của quý
thầy cô và đồng nghiệp.
Hà Nội, ngày ….tháng…năm 2020
Tác giả

Nguyễn Vân Anh

i



DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

ii


DANH MỤC CÁC BẢNG VÀ BIỂU ĐỒ
Bảng 1.1. Kết quả khảo sát thực trạng học của học sinh................................ 34
Bảng 2.1. So sánh dị bản truyện cổ tích..........................................................70
Bảng 2.2. So sánh truyện cổ tích Tấm Cám....................................................78
Bảng 3.1. Đối tƣợng thực nghiệm và đối chứng............................................ 88
Bảng 3.2. Thang đánh giá mức độ đạt đƣợc các câu hỏi trong phiếu kiểm tra.
110
Bảng 3.3. Đánh giá kết quả của các lớp tham gia.........................................112
Biểu đồ 3.1. Kết quả thực nghiệm và đối chứng tại trƣờng THCS và THPT Tạ
Quang Bửu – Hà Nội.................................................................................... 112

iii


MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN....................................................................................................i
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT............................................................... ii
DANH MỤC CÁC BẢNG VÀ BIỂU ĐỒ...................................................... iii
MỞ ĐẦU.......................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài...........................................................................................1
2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu............................................................................3
3. Mục đích nghiên cứu.....................................................................................9
4. Nhiệm vụ nghiên cứu....................................................................................9
5. Đối tƣợng nghiên cứu và Phạm vi nghiên cứu.............................................9

6. Giả thuyết nghiên cứu...................................................................................9
7. Phƣơng pháp nghiên cứu..............................................................................9
8. Cấu trúc của đề tài luận văn........................................................................10
CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI...............11
1.1 Khái lƣợc về văn hóa................................................................................11
1.1.1 Khái niệm văn hóa................................................................................. 11
1.1.2 Các đặc trƣng cơ bản của văn hóa.........................................................13
1.2 Khái quát về truyện cổ tích....................................................................... 17
1.2.1 Khái niệm...............................................................................................17
1.2.2 Đặc trƣng của truyện cổ tích................................................................. 19
1.2.2.1 Đề tài...................................................................................................19
1.2.2.2 Cốt truyện............................................................................................19
1.2.2.3 Nhân vật..............................................................................................20
1.2.2.4 Kết cấu................................................................................................ 23
1.2.2.5 Xung đột..............................................................................................24
1.2.2.6. Không gian, thời gian.........................................................................24

iv


1.3 Mối quan hệ giữa văn hóa và văn học dân gian - truyện cổ tích...............26
1.3.1 Văn học dân gian là một bộ phận của văn hóa.......................................26
1.3.2 Văn học dân gian là đỉnh cao của văn hóa, có khả năng bảo tồn các giá
trị văn hóa........................................................................................................27
1.4 Thực trạng dạy học truyện cổ tích trong sách giáo khoa Ngữ văn 10.......29
1.4.1 Truyện cổ tích trong sách giáo khoa Ngữ văn 10...................................29
1.4.2 Khảo sát thực trạng dạy học truyện cổ tích............................................31
Tiểu kết chƣơng 1...........................................................................................35
CHƢƠNG 2. DẠY HỌC TRUYỆN CỔ TÍCH TỪ GÓC NHÌN VĂN HÓA 36


2.1 Nét đẹp văn hóa trong truyện cổ tích........................................................36
2.1.1 Văn hóa ứng xử, giao tiếp trong truyện cổ tích......................................36
2.1.2 Phong tục, lễ giáo trong truyện cổ tích.................................................. 47
2.2 Một số yêu cầu đối với việc tổ chức dạy học truyện cổ tích sách giáo khoa
Ngữ văn 10 từ góc nhìn văn hóa..................................................................... 49
2.2.1. Đảm bảo mục tiêu dạy học truyện cổ tích về kiến thức, kĩ năng, thái độ
49
2.2.2. Đảm bảo trang bị cho HS khái niệm văn hóa từ đó xác định những
phƣơng diện văn hóa...................................................................................... 50
2.2.3 Đặt học sinh làm trung tâm, chủ thể của quá trình cảm thụ...................51
2.3 Một số biện pháp dạy học học truyện cổ tích từ góc nhìn văn hóa...........52
2.3.1 Hƣớng dẫn học sinh đọc hiểu thông qua hệ thống biểu tƣợng văn hóa
trong tác phẩm.................................................................................................52
2.3.2 Hƣớng dẫn học sinh trao đổi, thảo luận qua tình huống truyện............63
2.3.3 Hƣớng dẫn học sinh so sánh dị bản truyện cổ tích................................69
2.3.4 Xây dựng hệ thống câu hỏi đọc hiểu truyện cổ tích từ góc nhìn...........81
văn hóa............................................................................................................ 81
Tiểu kết chƣơng 2...........................................................................................86
CHƢƠNG 3. THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM..................................................87
v


3.1 Mục đích thực nghiệm.............................................................................. 87
3.2 Nội dung thực nghiệm...............................................................................87
3.3 Đối tƣợng, địa bàn và thời gian thực nghiệm...........................................87
3.4 Cách thức tiến hành thực nghiệm..............................................................88
3.5Thiết kế bài dạy thực nghiệm.....................................................................90
3.6 Kết quả thực nghiệm...............................................................................111
3.6.1 Phân tích kết quả thực nghiệm.............................................................113
3.6.2 Đánh giá kết quả thực nghiệm............................................................. 113

Tiểu kết chƣơng 3.........................................................................................114
KẾT LUẬN...................................................................................................115
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................ 117
PHỤ LỤC ........................................................................................................

vi


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Mỗi một quốc gia muốn phát triển và hội nhập, họ phải đào tạo đƣợc một
lớp công dân toàn cầu không chỉ bắt kịp với những xu thế hiện đại trên thế
giới, thấm nhuần và có ý thức giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc mà quan trọng
hơn, còn làm cho văn hóa Việt Nam ngày càng lan tỏa. Do đó, Đảng và nhà
nƣớc ta đã đặt trên vai ngành giáo dục nhiệm vụ đổi mới căn bản và toàn diện
nền giáo dục. Việc đổi mới giáo dục đã trở thành nhu cầu cấp thiết và xu thế
mang tính toàn cầu. Và mới đây, Bộ Giáo dục và đào tạo đã công bố Dự thảo
về Chƣơng trình giáo dục phổ thông (Chƣơng trình tổng thể) (24/01/2017),
dự thảo đã nhấn mạnh mục tiêu cơ bản: “Giúp học sinh tiếp tục phát triển
những phẩm chất, năng lực của người lao động, nhân cách công dân, ý thức
về quyền và nghĩa vụ đối với Tổ quốc, khả năng tự học và ý thức học tập suốt
đời, khả năng lựa chọn nghề nghiệp phù hợp với năng lực và sở thích, điều
kiện và hoàn cảnh của bản thân để tiếp tục học lên, học nghề hoặc bước vào
cuộc sống lao động, khả năng thích ứng với những đổi thay trong bối cảnh
toàn cầu hóa và cách mạng công nghiệp mới”[3, tr.3] và định hƣớng “Các
môn học và hoạt động giáo dục trong nhà trường áp dụng phương pháp tích
cực hóa hoạt động của người học, trong đó giáo viên đóng vai trò tổ chức,
hướng dẫn hoạt động cho học sinh, tạo môi trường học tập thân thiện và
những tình huống có vấn đề để khuyến khích học sinh tích cực tham gia và
các hoạt động học tập, tự phát hiện bản thân và phát triển”[3, tr.5]. Với sự

định hƣớng trên, nó không còn là sự thay đổi về tên gọi mà là sự thay đổi về
bản chất của dạy học, từ trọng tâm là giáo viên truyền thụ kiến thức sang
trọng tâm là trò chủ động, sáng tạo trong tiếp nhận tri thức.
Để phân biệt quốc gia, dân tộc này với quốc gia, dân tộc khác thì ngoài sự
khác biệt về vị trí địa lí, màu da... thì mỗi một dân tộc, một đất nƣớc, một
1


vùng đất đều có riêng cho mình những bản sắc văn hóa không thể pha lẫn. Ở
đó có thể là ngôn ngữ, là những phong tục tập quán, lễ hội và văn học nằm
trong văn hóa. Văn học là một trong những bộ phận quan trọng của văn hóa.
Văn hóa bao gồm các giá trị vật chất và giá trị tinh thần, từ đó làm nên diện
mạo riêng của văn hóa. Văn học là nơi lƣu giữ những giá trị văn hóa cốt lõi
của dân tộc. Việc nghiên cứu từ góc nhìn văn hóa trong tác phẩm văn học là
hết sức cần thiết. Bởi vì tính văn hóa của tác phẩm văn học là một thuộc tính
không thể tách rời của tác phẩm văn chƣơng, là một yếu tố quan trọng làm
nên giá trị muôn thuở của tác phẩm “Mỗi tác phẩm văn học đều mang trong
nó tính văn hóa đặc trưng của dân tộc, của đất nước nơi tác phẩm được sinh
ra. Không tác phẩm văn chương nào mà lại không mang trong nó chí ít một
đặc trưng văn hóa của dân tộc mình hoặc qua cách nói, cách diễn đạt hoặc
qua cách xây dựng, cách khái quát hình tượng”[5, tr.11]. Từ đấy, việc giảng
dạy tác phẩm văn học không chỉ dừng lại ở mức độ cảm thụ cái hay, cái đẹp
của hình tƣợng nghệ thuật mà còn phải chỉ ra sự độc đáo của vẻ đẹp văn hóa
dân tộc trong đó. Từ góc nhìn văn học soi chiếu vào tác phẩm văn chƣơng đã
nhìn thấy giá trị cốt lõi của văn hóa dân tộc.
Nằm trong hệ thống thể loại của VHDG, TCT từ lâu đã không còn xa lạ với
mỗi ngƣời con đất Việt. TCT là một thể loại tiêu biểu và quan trọng nhất làm
nên giá trị đặc sắc của kho tàng VHDG Việt Nam. TCT ra đời và phát triển trên
mảnh đất cằn cỗi của đời sống hiện thực và là một trong những tấm gƣơng trung
thành nhất phản ánh cuộc sống đó. Thông qua TCT, nhân dân lao động thể hiện

những quan niệm nhân sinh, tập quán lao động, những tín ngƣỡng, phong tục
hay phẩm chất đạo đức của dân tộc mình. Nó chứa đựng hệ giá trị văn hóa, nhân
văn cốt lõi của dân tộc đƣợc lƣu truyền từ đời này qua đời khác. Và điều này đã
làm cho TCT luôn luôn là một thế giới hấp dẫn, lôi cuốn mọi thế hệ bạn đọc. Đối
với trẻ em thì TCT mang lại “một thế giới trong đó trẻ em vận động chống chọi,
đem cái thiện chí của mình ra đối kháng với

2


cái ác”(V.Xukhomlinxky), còn đối với ngƣời lớn thì TCT mang lại “một thế
giới khác hẳn với cuộc đời hàng ngày tẻ nhạt và khô cằn, đầy tiếng thở than
của những kẻ tham lam khôn cùng và ghen ghét đến thành bản
năng”(M.Gooki).
Không thể phủ nhận những vị trí, vai trò quan trọng của các TCT đƣợc
đƣa vào chƣơng trình giảng dạy, nhƣng khi đƣợc lựa chọn và đƣa vào
chƣơng trình giáo dục thì đã gặp phải một số khó khăn trong quá trình giảng
dạy và học tập. Trong giảng dạy, giáo viên thƣờng áp đặt suy nghĩ cá nhân lên
tác phẩm, chỉ tập trung khai thác những giá trị nội dung, nghệ thuật cơ bản
của tác phẩm một cách đơn thuần mà có thể chƣa gắn với thực tế đời sống
trong hiện tại.
Thực tế hiện nay với sự phát triển của công nghệ hiện đại, HS không còn
chú ý nhiều đến các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc. Một thái độ
bàng quan trƣớc các vấn đề của xã hội, giao tiếp thiếu văn hóa, tƣ duy xảy ra
nhiều dẫn đến tình trạng bạo lực học đƣờng, hành xử thiếu tôn trọng với cha
mẹ thầy cô và ngƣời lớn tuổi.
Vì vậy, nghiên cứu “Dạy học truyện cổ tích trong sách giáo khoa Ngữ văn
10 từ góc nhìn văn hóa” là một hƣớng đi hứa hẹn nhiều kết quả tốt đẹp không
chỉ trên phƣơng diện văn hóa, văn học mà còn cả trên phƣơng diện giáo dục.
Việc nghiên cứu “Dạy học truyện cổ tích trong sách giáo khoa Ngữ văn 10 từ

góc nhìn văn hóa”, đối với tôi không chỉ mang ý nghĩa khoa học mà còn
mang ý nghĩa thực tiễn thiết thực.
2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu
Những công trình nghiên cứu về truyện cổ tích và việc dạy học truyện cổ
tích trong nhà trường.
Một số các cuốn sách giáo trình đề cập đến truyện cổ tích nhƣ: Văn học
dân gian Việt Nam của Lê Chí Quế, Võ Quang Nhơn, Nguyễn Hùng Vĩ
(2001), Văn học dân gian Việt Nam của Đinh Gia Khánh (chủ biên) (2006),
3


Giáo trình Văn học dân gian Việt Nam của Nguyễn Bích Hà, Giáo trình Văn
học dân gian của GS.TS Vũ Anh Tuấn (chủ biên), PGS.TS Phạm Thu Yến TS Nguyễn Việt Hùng, TS Phạm Đặng Xuân Hƣơng. Hầu hết các giáo trình
đã chỉ ra đƣợc khái niệm, phân loại và đặc trƣng của truyện cổ tích. Giáo
trình Văn học dân gian do GS. TS Vũ Anh Tuấn chủ biên đã trích: “Không có
một truyện cổ tích thần kì nào lại có tuổi đời trẻ hơn tuổi ông bà chúng ta và
cũng không có một câu truyện cổ tích nào già nua trong ngàn vạn đôi mắt trẻ
thơ của biết bao thế hệ”[23, tr112]. Cuốn sách Bình giảng truyện dân gian
của Hoàng Tiến Tựu đã đi cảm thụ cái hay, cái đẹp của từng thể loại VHDG,
trong đó có TCT.
Bài nghiên cứu Sơ bộ tìm hiểu những vấn đề của truyện cổ tích qua truyện
Tấm Cám của Đinh Gia Khánh, tác giả đã viết: “Chủ đề chiếc giày giao
duyên là một chủ đề có tính chất quốc tế, chủ đề miếng trầu giao duyên là
một chủ đề có tính chất dân tộc” [14, tr 47]. Nhƣ vậy, miếng trầu trong TCT
Tấm Cám là một nét riêng chỉ có ở Việt Nam, là một phong tục của nƣớc ta từ
thời vua Hùng. Miếng trầu trong TCT Tấm Cám trở thành “vật báu mang lại
hạnh phúc” cho Tám và đƣợc tác giả dân gian sử dụng nhƣ một biểu tƣợng
của tình yêu thủy chung. Hay bài nghiên cứu của Chu Xuân Diên đã có những
cái nhìn mới mẻ về một tác phẩm tiêu biểu của truyện cổ tích là Tấm Cám
“Về cái chết của mẹ con dì ghẻ trong truyện Tấm Cám”. Nguyễn Thị Huế

trong bài viết “Vấn đề nghiên cứu văn học dân gian những năm gần đây” cho
rằng: “Hướng tiếp cận các tác phẩm văn hóa dân gian theo folklore học bao
gồm các phương diện như ngữ văn dân gian, nghệ thuật dân gian, tri thức
dân gian , tín ngưỡng, phong tục và lễ hội. Cách tiếp cận này mang tính tổng
thể của văn hóa học”.
Luận án tiến sĩ nghiên cứu về các vấn đề của TCT nhƣ “Chủ đề hôn nhân
và sự phản ánh phong tục hôn nhân trong truyện cổ tích các dân tộc Việt
Nam” của Dƣơng Nguyệt Vân đã nghiên cứu chủ đề hôn nhân trong truyện cổ
4


tích ở cả nội dung phản ánh và các phƣơng thức nghệ thuật nhằm phát hiện
những lớp văn hóa ẩn chứa trong TCT qua những đặc trƣng thể loại của TCT.
Luận văn Thạc sĩ ngôn ngữ và văn hóa Việt Nam với đề tài “Hệ thống những
công trình nghiên cứu về loại hình nhân vật truyện cổ tích thần kì của người
Việt” đã hệ thống đƣợc những công trình nghiên cứu về loại hình nhân vật
truyện cổ tích thần kỳ của ngƣời Việt một cách lôgic nhằm đóng góp một
phần cho công việc nghiên cứu khoa học về loại hình nghệ thuật TCT thần kỳ.
Tác giả Cao Thị Phƣơng Thúy đã nghiên cứu đề tài luận văn “Dạy học
truyện cổ tích Tấm Cám ở trung học phổ thông theo hướng phát triển năng
lực học sinh” đã có hƣớng đi mang tính đổi mới, hiện đại, phù hợp với quan
điểm của giáo dục là lấy ngƣời học làm trung tâm. Tác giả đã đƣa ra một số
biện pháp tổ chức dạy học TCT Tấm Cám theo định hƣớng phát triển năng
lực học sinh nhƣ: Xây dựng các tình huống học tập làm nảy sinh nhu cầu học
tập TCT Tấm Cám, xây dựng và triển khai các nhiệm vụ học tập, sử dụng đa
dạng các phƣơng tiện dạy học thúc đẩy tích hợp kiến thức và kĩ năng và ngoài
ra còn là sự thay đổi trong kiểm tra đánh giá. Thông qua những biện pháp tổ
chức giờ dạy để thấy tác giả đã có những cái nhìn đổi mới.
Thông qua các cuốn giáo trình, các bài nghiên cứu, các đề tài luận văn,
luận án ta có thể thấy đƣợc TCT là thể loại đƣợc nghiên cứu rất nhiều và từ

rất sớm so với các thể loại VHDG khác. Các công trình nghiên cứu đã đề cập
đến nhiều mặt khác nhau của TCT để đƣa đến cái nhìn đa chiều hơn, sâu rộng
hơn. Dù đƣa ra những quan điểm, cách nhìn khác nhau nhƣng các nhà nghiên
cứu đã tìm TCT có những đặc trƣng cơ bản.
-

Các công trình nghiên cứu và dạy học truyện cổ tích dưới góc nhìn văn hóa.
Một số công trình nghiên cứu về văn hóa không thể không nhắc tới là cuốn

Cơ sở văn hóa Việt Nam của Trần Ngọc Thêm, Bản sắc văn hóa Việt Nam của
Phan Ngọc, Cơ sở văn hóa Việt Nam của Trần Quốc Vƣợng (chủ biên), Tô
Ngọc Thanh, Nguyễn Chí Bền, Lâm Mỹ Dung, Trần Thùy Anh hay cuốn Xã
5


hội học văn hóa của Mai Văn Hai- Mai Kiệm. Các cuốn sách đã đƣa ra các
khái niệm của văn hóa và đặc trƣng của chúng. Các nhà nghiên cứu đã có
những phân tích, bình luận sâu sắc xoay quanh khái niệm “văn hóa” và những
thành tố ảnh hƣởng đến văn hóa.
Về góc độ hƣớng tiếp cận văn học từ góc nhìn văn hóa, tác giả Lê Nguyên
Cẩn trong cuốn sách Tiếp cận văn học từ góc nhìn văn hóa đã cho ngƣời đọc
thấy đƣợc những minh chứng cụ thể của văn học từ góc nhìn văn hóa. Tác giả
đã xác định tính văn hóa, các mã văn hóa, các cách tiếp nhận phân tích tác
phẩm văn học, các phƣơng diện biểu hiện của văn hóa trong tác phẩm văn
học, mã văn hóa trong các quan hệ của tác phẩm văn học, các dạng thức tồn
tại của mã văn hóa, tiếp cận văn học từ góc nhìn văn hóa trong bối cảnh hiện
nay cũng đƣợc đề cập trong cuốn sách.
Năm 2010, trong cuốn sách Tiếp cận Truyện Kiều từ góc nhìn văn hóa, Lê
Nguyên Cẩn nghiên cứu một hệ thống lí luận về văn hóa và tác giả đã trình
bày sự vận hành lý luận văn hóa trong kiệt tác Truyện Kiều. Tác giả đã khẳng

định: “Tác phẩm văn học là một trong những kết tinh cao nhất của văn hóa
một dân tộc”, “mỗi tác phẩm văn học đều mang trong nó tính văn hóa đặc
trưng của dân tộc, của đất nước nơi đó tác phẩm được sinh ra” [4, tr.9]. Từ
đó tác giả xác định hệ thống biểu tƣợng văn hóa, hành động ứng xử thẩm mĩ
của nhân vật.
Luận văn thạc sĩ cũng đã nghiên cứu rất sâu sắc nhƣ “Yếu tố phong tục
trong TCT người Việt từ góc nhìn văn hóa” của Nguyễn Vũ Tuấn đã đi giải
thích về phong tục vòng đời, phong tục ngày lễ tết và thờ cúng tâm linh trong
TCT; đề tài “TCT sinh hoạt người Việt dưới góc nhìn văn hóa” của Nguyễn
Thị Hồng Ngân đã làm rõ vai trò của tín ngƣỡng, phong tục và văn hóa ứng
xử trong xã hội Việt Nam cổ xƣa thông qua sự phản ánh của TCT sinh hoạt.
Một số bài nghiên cứu “Giải mã văn hóa trong tác phẩm văn học” của
PGS. TS Trần Lê Bảo đã đi phân tích tâm lý văn hóa trong các tác phẩm văn
6


học, tác giả đã đƣa ra quan điểm của cá nhân về việc mã văn hóa là các kí
hiệu, biểu tƣợng trong các tác phẩm văn học. Bài viết “Từ góc nhìn văn hóa
xem lại một số TCT phổ biến trong nước với ý nghĩa răn dạy: Trừng trị kẻ
tham lam, độc ác đƣa ra những kiến giải, những bài học ý nghĩa của TCT
Tấm Cám, Thạch Sanh... Bài nghiên cứu của Lê Khánh Tùng trƣờng Đại học
Sƣ phạm _ Đại học Huế đã phân tích rất chi tiết về “Truyện thần thoại và cổ
tích Việt Nam từ góc nhìn văn hóa”, tác giả đã tìm ra mối liên hệ giữa văn hóa
và văn học dân gian, có những ví dụ chứng minh, những bình luận sâu chiều
để giải mã văn hóa.
Về dạy học tác phẩm văn chƣơng từ góc nhìn văn hóa, tức là từ lý luận
góc nhìn văn hóa trong tác phẩm văn chƣơng đã đƣợc chuyển hóa thành
những phƣơng pháp, biện pháp dạy học cụ thể mang tính tích cực theo hƣớng
văn hóa, ngƣời GV tổ chức các hoạt động làm cho giờ học sôi nổi, ý nghĩa;
HS thông qua các truyền thống văn hóa trong tác phẩm tiếp nhận các tầng ý

nghĩa của tác phẩm một cách chủ động, sáng tạo.
Luận văn Thạc sĩ “Dạy học tác phẩm An Dương Vương và Mị Châu –
Trọng Thủy theo hướng tiếp cận văn hóa” của Bùi Thế Nhung đã đƣa ra
những quan điểm về phƣơng pháp dạy học truyện truyền thuyết theo hệ thống
biểu tƣợng văn hóa. Tác giả đã đƣa ra “Bản chất, nguyên lí cốt lõi của
phƣơng pháp dạy học Truyện An Dƣơng Vƣơng và Mị Châu – Trọng Thủy
theo hƣớng tiếp cận văn hóa là sử dụng văn hóa (tín ngƣỡng, phong tục – tập
quán, lễ hội nảy sinh, phát triển Truyện An Dƣơng Vƣơng và Mị Châu –
Trọng Thủy) làm phƣơng tiện để khám phá, lí giải hình tƣợng nhân vật và giá
trị truyền thuyết này” [18, tr 40]. Tác giả đã xác định rõ mục đích đề tài
nghiên cứu của mình lí giải văn hóa để tìm hiểu rõ hơn về nhân vật. Hay Luận
văn “Tiếp cận hệ thống theo hướng văn hóa trong dạy học tác phẩm "Văn tế
nghĩa sĩ Cần Giuộc" của Nguyễn Đình Chiểu (Ngữ văn 11-Tập 1)” của tác giả
Lại Thị Thƣơng cũng đƣa ra một số phƣơng pháp khi dạy học tác phẩm từ
7


góc nhìn văn hóa nhƣ đề xuất các biện pháp đọc sáng tạo từ góc độ văn hóa,
sử dụng những câu hỏi nêu vấn đề, phân tích những nét văn hóa còn bổ sung
biện pháp phối hợp với các hình thức chú giải, trao đổi, thảo luận, vấn đáp.
Với việc điểm qua các công trình khoa học chúng ta thấy rằng hƣớng
nghiên cứu từ góc nhìn văn hóa rất hữu hiệu. Tác giả Bùi Thị Thu Hà trong
bài viết Vận dụng tiếp cận văn hóa trong dạy học tác phẩm văn chƣơng ở nhà
trƣờng phổ thông đã khẳng định: “Bỏ qua nội dung văn học trong tiếp nhận
tác phẩm văn chương là một sự tiếp nhận chưa đủ. Vận dụng tiếp cận văn
hóa trong dạy học tác phẩm văn chương làm bộc lộ phương diện văn hóa của
tác phẩm, giúp HS hiểu được về văn hóa dân tộc và thời đại và cảm nhận sâu
sắc trong tâm thức về vẻ đẹp văn hóa mà tác phẩm gợi lên”.
Chúng tôi nhận thấy tất cả các công trình nghiên cứu trên đều đã đƣa ra
biện pháp dạy học tác phẩm văn hóa từ góc nhìn văn hóa. Nhƣng trên thực tế

chƣa có công trình nào nghiên cứu một cách chuyên sâu để phục vụ cho việc
giảng dạy và học tập tại bậc THPT với phần VHDG đặc biệt là TCT.
Lý luận về dạy học tác phẩm văn học từ góc nhìn văn hóa và phƣơng
pháp, biện pháp dạy học tác phẩm văn chƣơng có những điểm chung, đó
chính là sự giao thoa giữa lý luận và phƣơng pháp. Nhƣng dấu ấn văn hóa
trong mỗi tác phẩm lƣu dấu qua lớp ngôn từ là khác nhau.
Dựa trên những công trình nghiên cứu đã có những nhận định chính xác và
khoa học, tôi đã chọn nghiên cứu đề tài “Dạy học truyện cổ tích trong sách
giáo khoa Ngữ văn 10 từ góc nhìn văn hóa” nhằm phát hiện những đặc trƣng
riêng biệt, độc đáo trong sinh hoạt văn hóa ngƣời Việt đƣợc phản ánh trong
truyện cổ tích. Bởi “Dạy học truyện cổ tích trong sách giáo khoa Ngữ văn 10
từ góc nhìn văn hóa” thì chƣa có công trình nghiên cứu nào để cập đến nên
chúng tôi mạnh dạn nghiên cứu đề tài này.

8


3. Mục đích nghiên cứu
Cung cấp kiến thức để nâng cao chất lƣợng giảng dạy và học tập văn học
dân gian nói chung và truyện cổ tích nói riêng. Tìm ra những phƣơng pháp
hiệu quả, đem đến cho HS những nhận thức đúng đắn về truyền thống văn
hóa. Đồng thời cho thấy sự gắn bó mật thiết, khăng khít giữa truyện cổ tích và
văn hóa của ngƣời Việt.
Chỉ ra đƣợc những nét văn hóa tiêu biểu trong truyện cổ tích nhƣ văn hóa
ứng xử, giao tiếp, phong tục, lễ giáo để từ đó giúp HS tiếp cận tác phẩm một
cách toàn diện hơn.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu.
Hệ thống hóa các vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến đề tài.
Đề xuất định hƣớng dạy học truyện cổ tích trong sách giáo khoa Ngữ văn 10
từ góc nhìn văn hóa, tổ chức các hoạt động phù hợp. Thực nghiệm các đề xuất

đã nêu.
5. Đối tƣợng nghiên cứu và Phạm vi nghiên cứu.
Đối tƣợng nghiên cứu của đề tài là truyện cổ tích trong SGK Ngữ văn 10
dƣới góc nhìn văn hóa.
Phạm vi nghiên cứu đè tài giới hạn trong SGK Ngữ văn 10 là bài TCT
Tấm Cám.
6. Giả thuyết nghiên cứu.
Nếu đƣa ra một số phƣơng pháp dạy học truyện cổ tích từ góc nhìn văn
hóa thì sẽ nâng cao đƣợc chất lƣợng giảng dạy và học tập của đồng thời giúp
HS thấy đƣợc nhiều truyền thống văn hóa tốt đẹp đƣợc gửi gắm qua TCT.
7. Phƣơng pháp nghiên cứu
Phƣơng pháp nghiên cứu liên ngành: Ba lĩnh vực Nghiên cứu phê bình –
văn học, Lý luận dạy học – Văn hóa học đƣợc dùng để soi chiếu sự tƣơng tác

9


giữa truyền thống văn hóa Việt Nam với truyền thống văn hóa trong VHDG,
đặc biệt là thể loại TCT.
Phƣơng pháp thống kê, điều tra, phỏng vấn: Phƣơng pháp này giúp chúng
tôi có đƣợc những số liệu tin cậy trong việc đánh giá thực trạng dạy học TCT,
đặc biệt là dạy TCT Tấm Cám tại trƣờng THPT.
Phƣơng pháp thực nghiệm sƣ phạm: tính khả thi và hiệu quả của định
hƣớng dạy học mà luận văn đề xuất sẽ đƣợc kiểm nghiệm qua phƣơng pháp
thực nghiệm sƣ phạm.
8. Cấu trúc của đề tài luận văn.
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Khuyến nghị, Tài liệu tham khảo, Lời
cảm ơn, Phụ lục, Luận văn bao gồm các chƣơng: Chƣơng 1: Cơ sở lý luận và
thực tiễn của đề tài.
Chƣơng 2: Dạy học truyện cổ tích từ góc nhìn văn hóa.

Chƣơng 3: Thực nghiệm sƣ phạm.

10


CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ
TÀI 1.1 Khái lƣợc về văn hóa.
1.1.1 Khái niệm văn hóa.
Văn hóa là một danh từ đƣợc sử dụng rất rộng rãi trong tất cả các cộng
đồng, các nhóm xã hội khác nhau, với những cách hiểu khác nhau. Vì vậy, khi
đi tìm hiểu về văn hóa với tƣ cách là một khái niệm khoa học, chúng ta cần
phải khái quát lại những tri thức, kinh nghiệm cũng nhƣ những ý kiến xung
quanh khái niệm này.
Theo các nhà ngôn ngữ học, từ culture (văn hóa) - với tƣ cách là một danh
từ độc lập - chỉ bắt đầu đƣợc sử dụng ở châu Âu vào cuối thế kỉ XVII đầu thế
kỉ XVIII. Mặc dù trƣớc đó rất lâu, khoảng đầu thế kỉ II TCN, ở La Mã, nhà
triết học Xixeron đã gắn văn hóa với hoạt động trí tuệ của con ngƣời, để sau
đó văn hóa đƣợc chuyển từ nghĩa đen “gieo trồng trên đất đai” sang nghĩa
bóng “vun trồng cho trí óc”. Ngƣời đầu tiên có công đƣa từ culture vào trong
khoa học là S. Pufendorf - nhà nghiên cứu pháp luật ngƣời Đức đã sử dụng
thuật ngữ này để chỉ toàn bộ những gì do con ngƣời tạo ra, để nói về tính chất
khai trí, có học vấn, có giáo dục của con ngƣời: “Văn hóa là của con người,
do con người và cho con người nên văn hóa gắn với cách nghĩ, cách nói,
cách làm của con người mang tính xã hội mà bản chất của con người này là
con người sáng tạo, đối lập với con người tự nhiên chỉ biết thừa hưởng một
cách sinh vật mọi thứ từ tự nhiên. Chỉ khi con người tự nhiên chuyển sang
con người xã hội thì lúc đó mới xuất hiện văn hóa”[5, tr.13].
Nhóm định nghĩa tâm lý học đã có những định nghĩa riêng của mình về
văn hóa. Ngƣời đại diện cho nhóm này là W.Summer đã viết: “Tổng thể
những sự thích nghi của con người với các điều kiện sinh sống của họ chính

là văn hóa”[10, tr.21]. Một đại diện khác là R. Benedict định nghĩa “Văn hóa
như hành vi ứng xử có được mà mỗi người cần phải nắm lại từ đầu”[10,

11


tr.21]. Tƣ duy đã nhấn mạnh đến các hành vi ứng xử và sự thích nghi với môi
trƣờng mang nặng tính truyền thống của con ngƣời.
Nhóm định nghĩa cấu trúc, học giả Đào Duy Anh trong cuốn Việt Nam văn
hóa sử cương đã đƣa ra một quan niệm rõ ràng về văn hóa. Ông cho rằng
“Văn hóa tức là sinh hoạt” - tức là một kiểu hình thức sinh tồn của xã hội.
Ông chú trọng đến khía cạnh cấu trúc của văn hóa, bởi sinh hoạt của con
ngƣời bao gồm nhiều phƣơng diện, kể cả vật chất, cách ứng xử và đời sống
tinh thần
Trong cuốn Cơ sở văn hóa của tác giá Trần Quốc Vƣợng đã trích dẫn quan
điểm của Hồ Chí Minh: “Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích cuộc sống, loài
người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật,
khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt hàng
ngày về mặt ăn, ở và các phương thức sử dụng. Toàn bộ những sáng tạo và
phát minh đó tức là văn hóa”[27, tr.21].
Cựu thủ tƣớng Phạm Văn Đồng viết: “Nói tới văn hóa là nói tới một lĩnh
vực vô cùng phong phú và rộng lớn, bao gồm tất cả những gì không phải tự
nhiên mà liên quan đến con người trong suốt quá trình tồn tại, phát triển, quá
trình con người làm nên lịch sử … cốt lõi của sự sống dân tộc là văn hóa với
nghĩa bao quát và cao đẹp nhất của nó, bao gồm cả hệ thống giá trị: tư tưởng
và tình cảm, đạo đức với phẩm chất, trí tuệ và tài năng, sự nhạy cảm và sự
tiếp thu cái mới từ bên ngoài, ý thức bảo vệ tài sản và bản lĩnh của cộng đồng
dân tộc, sức đề kháng và sức chiến đấu để bảo vệ mình và không ngừng lớn
mạnh”[27, tr.21].
Theo Unesco, “Văn hóa hôm nay có thể coi là tổng thể những nét riêng

biệt tinh thần và vật chất, trí tuệ và xúc cảm quyết định tính cách của một xã
hội hay của một nhóm người trong xã hội. Văn hóa bao gồm nghệ thuật và
văn chương, những lối sống, những quyền cơ bản của con người, những hệ
thống các giá trị, những tập tục và những tín ngưỡng: Văn hóa đem lại cho
12


con người khả năng suy xét về bản thân. Chính văn hóa làm cho chúng ta trở
thành những sinh vật đặc biệt nhân bản, có lý tính, có óc phê phán và dấn
thân một cách đạo lí. Chính nhờ văn hóa mà con người tự thể hiện, tự ý thức
được bản thân, tự biết mình là phương án chưa hoàn thành đặt ra để xem xét
những thành tựu của bản thân, tìm tòi không biết mệt những ý nghĩa mới mẻ
và sáng tạo nên những công trình vượt trội lên bản thân”[27, tr.24,25].
Có thể nói, mỗi một nhóm, trƣờng phái, một tác giả đều có những phát
kiến hay nêu đƣợc cụ thể một phƣơng diện nào đó nhƣng không một định
nghĩa nào có thể coi là một định nghĩa hoàn chỉnh về văn hóa. Từ những định
nghĩa trên ta luôn thấy đƣợc điểm chung là văn hóa luôn bao gồm những giá
trị vật chất và giá trị tinh thần của con ngƣời. Nó gắn liền với đời sống thực
tiễn xã hội. Văn hóa luôn gắn với vai trò của con ngƣời trong việc sáng tạo và
phát triển nó. Con ngƣời thông qua các hoạt động trong đời sống xã hội vừa
làm phong phú thêm các giá trị văn hóa cho dân tộc, vừa tự bồi đắp kiến thức
văn hóa cho bản thân mình.
1.1.2 Các đặc trưng cơ bản của văn hóa
Văn hóa là một chỉnh thể rộng lớn và toàn diện. Trong bất kì hiện tƣợng
nào của đời sống cũng có yếu tố văn hóa hay khía cạnh văn hóa, Vì vậy, văn
hóa có một số đặc trƣng sau:
1.1.2.1 Tính truyền thống của văn hóa
Văn hóa không phải là một cái gì đó cụ thể, không hình khối, không sờ mó
đƣợc nhƣng văn hóa lại có mặt ở mọi nơi, không một lĩnh vực, hoạt động xã
hội nào lại không có mặt văn hóa. Bởi vì văn hóa chính là cách lựa chọn, cách

ứng xử của con ngƣời trong quá trình sống, học tập và lao động. Nó đƣợc
hình thành trong lịch sử, dƣới tác động của môi trƣờng tự nhiên, môi trƣờng
xã hội mà tạo thành. Vì vậy, văn hóa mang tính ổn định tƣơng đối thể hiện ở
những khuôn mẫu xã hội, đƣợc tích lũy và tái tạo trong cộng đồng ngƣời qua

13


không gian, thời gian, kết tinh ở phép nƣớc lệ làng, các tín điều luân lí, các
chuẩn mực giá trị, phong tục tập quán, lễ nghi luật pháp. Một hiện tƣợng mới
nảy sinh, chƣa qua thử thách, chƣa đƣợc thừa nhận và lựa chọn thì không thể
đƣợc gọi là truyền thống văn hóa. Ngƣợc lại, những gì đã đƣợc cộng đồng
thừa nhận, gìn giữ trong thời gian dài, đã trở thành thuộc tính sâu rễ bền gốc
trong cộng đồng nhƣ một thành tố văn hóa, truyền thống văn hóa thì thật khó
có thể xóa bỏ hay thay đổi. Các giá trị văn hóa đƣợc bảo lƣu và chuyển giao
qua nhiều thế hệ của đời sống xã hội làm thành truyền thống. Nói đến tính
truyền thống cũng có nghĩa nhấn mạnh mặt ổn định tƣơng đối của văn hóa.
Nó là hệ thống giá trị tinh thần và vật chất, nó có thể hữu hình hoặc vô hình
cụ thể là các phong tục, tập quán, thói quen, hành vi, lối sống, lối tổ chức của
một dân tộc hay một xã hội đã đƣợc gia đình và xã hội tích lũy và truyền lại.
Ví dụ ngƣời Việt Nam thƣờng trọng tình cảm hơn lý trí, luôn tƣ duy “ăn
cho mình mặc cho ngƣời” tức là nghĩ cho ngƣời khác trƣớc khi nghĩ đến bản
thân mình, tôn trọng gia đình hay những quy tắc ứng xử “kính trên nhƣờng
dƣới”, “Uống nƣớc nhớ nguồn”, những luật lệ, đạo lí về “tam tòng tứ đức”
đối với ngƣời phụ nữ từ ngàn đời. Đó chính là những truyền thống văn hóa
của ngƣời Việt Nam.
1.1.2.2 Tính nhân bản của văn hóa
Văn hóa là hoạt động sáng tạo của con ngƣời. Văn hóa thƣờng đƣợc coi là
tiêu chuẩn để phân biệt con ngƣời với đồ vật, là cái chỉ có ở con ngƣời, là
những giá trị do con ngƣời tạo ra. Chỉ con ngƣời mới có văn hóa, các loài vật

khác dù có cao cấp đến đâu cũng hành động theo bản năng sinh tồn. Văn hóa là
hoạt động sáng tạo của con ngƣời. Văn hóa không có tính di truyền, nó là sự
chuyển giao một cách tự nhiên từ thế hệ này tới thế hệ khác qua con đƣờng giáo
dục, học tập và thấm nhuần. Vậy nhân bản là gì? Nhân là ngƣời, bản là gốc, có
thể coi là cái gốc của con ngƣời, là cái gốc của đạo làm ngƣời. Truyền thuyết
“Con rồng, cháu Tiên” đồng bào bọc trăm trứng là nét văn hóa đặc thù

14


của dân tộc. Nó là niềm tin vào nguồn gốc siêu nhiên, cao đẹp của giống nòi
và tình cảm ruột thịt của dân bản. Tính nhân bản ở đây là văn hóa cộng đồng,
dân tộc mặc nhiên công nhận con ngƣời Việt Nam bẩm sinh bản chất phi
thƣờng, đƣợc chứng minh qua lịch sử qua những câu chuyện về Thánh
Gióng, Thạch Sanh hay Trƣơng Chi….
Tính nhân bản không chỉ thể hiện ở bản năng, ở cái gốc của con ngƣời mà
nó còn là sự tác động của con ngƣời đối với thế giới thế giới tự nhiên và xã
hội để làm thay đổi cái gốc, thay đổi tƣ duy của một sự vật, hiện tƣợng nào
đó. Bởi văn học là phƣơng tiện phong phú để phát huy văn hóa. Nhƣng muốn
nó là thứ Văn hóa có thể “đƣa dân tộc từ chỗ đồi trụy đến chỗ thanh cao”,
phải có tính nhân bản.
Khi con ngƣời sống trong xã hội, họ tác động đến hình thức xã hội, cải tạo
xã hội, làm cho nó phát triển theo mục đích tác động của mình. Tuy nhiên, vai
trò của cá nhân từng con ngƣời trong xã hội khác nhau, họ sẽ tác động đến xã
hội ít nhiều, mạnh yếu khác nhau, đặc biệt là những ngƣời có vai trò thống trị
xã hội. Chỉ có con ngƣời mới cải tạo, phát triển xã hội theo những hình thức
khác nhau nhƣ vậy.
1.1.2.3 Tính thẩm mỹ của văn hóa
Văn hóa là giá trị, là kết quả sáng tạo của con ngƣời, thể hiện sự biến đổi
theo quy luật của cái đẹp. Trong đời sống, con ngƣời luôn có nhu cầu hƣớng

tới cái đẹp, cái hoàn mỹ. Đẹp trong ăn uống, đẹp trong cách ăn mặc, đẹp trong
cách ăn nói, ứng xử giao tiếp… tất cả những cái đó đã tạo nên tính thẩm mỹ
của văn hóa.
Giá trị thẩm mĩ đƣợc thể hiện trong mọi khía cạnh, mọi bộ phận của văn hóa,
cả ở văn hóa vật thể và văn hóa phi vật thể. Đẹp không chỉ thể hiện ở khuôn mặt,
nụ cƣời, hàm răng, mái tóc, mà còn cả ở trong cách ăn mặc, trong trang phục
thƣờng ngày, và cả trong lối sống, cách ứng xử, cách giao tiếp, văn hóa. Nhƣ
cha ông ta ngày xƣa từng khuyên dạy con cháu rằng: “Ngƣời đẹp vì

15


lụa, lúa tốt vì phân”, đó chẳng phải là lời khuyên bảo, muốn con cháu chúng
ta phải biết lựa chọn cách ăn mặc, cách ứng xử cho phù hợp hay sao? Một
trang phục đẹp tôn lên không chỉ tôn lên thẩm mỹ của ngƣời mặc, mà còn
giúp cho ngƣời đối diện có thể đánh giá đƣợc một phần nào đó văn hóa của
một con ngƣời. Trang phục vốn chỉ những thứ chúng ta mặc lên ngƣời mỗi
ngày. Ca dao xƣa có câu:
“Đàn ông đóng khố đuôi lươn
Đàn bà mặc yếm hở lườn, mới xinh”.
Trang phục đã có sự thay đổi rất nhiều trong văn hóa từ xƣa cho đến ngày
nay, hay sự khác nhau giữa các vùng miền. Trƣớc đó, đối với ngƣời miền Bắc
là quần áo của thƣờng dân rất đa dạng nhƣ áo nâu sòng, quần lụa đen, áo tứ
thân, áo yếm, áo dài, vấn khăn mỏ quạ, đội nón quai thao. Còn đối với vùng
Nam Bộ thì đặc trƣng là áo bà ba. Trang phục đƣợc sử dụng cho mục đích
cao cả nhất là giúp con ngƣời bảo vệ thân thể của mình. Những trang phục
phù hợp với văn hóa, với hoàn cảnh thì đƣợc gọi là những trang phục đẹp.
Trang phục đẹp sẽ tôn vinh lên con ngƣời cũng nhƣ tôn vinh phần nào đó lối
sống, phong cách của con ngƣời đó. Còn về văn hóa, ta hiểu đó là bao hàm
của cách sống, bao gồm nhiều mặt trong cuộc sống của con ngƣời, trong đó

có trình độ học vấn, trang phục, lối sống, văn hóa ứng xử ... Khi tiếp xúc với
một ngƣời, ấn tƣợng đầu tiên chúng ta bắt gặp, để lại sâu sắc trong lòng
chúng ta nhất phải nói tới trang phục. Từ đó có thể thấy rằng, trang phục cũng
góp một phần không nhỏ tạo nên những dấu ấn đầu tiên đối với mỗi ngƣời.
Đặc điểm văn hóa đó đã hình thành và khẳng định vị trí trong đời sống ngƣời
Việt Nam từ xa xƣa đến tận hôm nay và chắc chắn là mãi mãi sau này.
1.2.2.4 Bản sắc văn hóa
Văn hóa là sản phẩm quá trình tích lũy đƣợc lƣu truyền trong không gian
tập thể. Trong không gian tập thể sẽ xuất hiện những cái chung nhất của tập
thể đƣợc tích lũy trong quá trình lao động và sản xuất. Và ngƣời ta gọi đó là
16


bản sắc văn hóa. Có thể thấy, bản sắc văn hóa chính là đặc trƣng văn hóa của
mỗi cộng đồng dân tộc, thể hiện tập trung ở nếp sống, nếp nghĩ, nếp sinh hoạt
của cộng đồng đó. Nó là kết quả của những điều kiện tự nhiên, điều kiện lịch
sử xã hội đặc biệt ở mỗi cộng đồng mà hình thành bản sắc cộng đồng.
Bản sắc văn hóa bao gồm cả văn hóa vật chất và văn hóa tinh thần của mỗi
cộng đồng. Nó sẽ đƣợc thể hiện rõ nét nhất khi đem nó so sánh, đặt trong mối
tƣơng quan với bản sắc văn hóa của dân tộc, vùng miền khác. Và một trong
những điều quan trọng là bản sắc văn hóa không phải ngƣng đọng tại một
thời điểm lịch sử nào đó mà có sự dịch chuyển, biến thiên theo thời gian.
Chúng thu nạp những điều tốt đẹp, văn minh, tiến bộ đồng thời sa thải những
cái xấu, cái lạc hậu không phù hợp với thời đại, dân tộc.
Biểu hiện bản sắc văn hóa của ngƣời Việt Nam ở khía cạnh giao tiếp, ứng
xử thể hiện rất rõ trong truyền thống “Thương người như thể thương thân”,
“Tương thân tương ái’, “Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ” hay cách hành xử
văn hóa giữa những ngƣời không phải máu mủ “Bán anh em xa mua láng
giềng gần”. Đó là những truyền thống tốt đẹp của cha ông ta đƣợc đúc kết
thành những câu thành ngữ, tục ngữ.

Bốn đặc trƣng cơ bản của văn hóa là tính truyền thống, tính nhân bản, tính
thẩm mỹ và bản sắc văn hóa là những điều kiện cần thiết để phân biệt nó với
những vấn đề, hiện tƣợng khác.
1.2 Khái quát về truyện cổ tích
1.2.1 Khái niệm
“Cổ” có nghĩa là cũ, “tích” nghĩa là dấu vết còn để lại. Hiểu nhƣ vậy cổ
tích có nghĩa là những truyện xƣa còn truyền lại. Trong Từ điển Thuật ngữ
văn học TCT là “một loại truyện kể dân gian, nảy sinh từ xã hội nguyên thủy
nhưng chủ yếu phát triển trong xã hội có giai cấp với chức năng chính là
phản ánh, lí giải những vấn đề xã hội, những số phận khác nhau của con

17


×