Tải bản đầy đủ (.pdf) (53 trang)

skkn công nghệ 11 vận DỤNG GIÁO dục STEM vào HOẠT ĐỘNG SÁNG tạo TRONG bài CÔNG NGHỆ CHẾ tạo PHÔI môn CÔNG NGHỆ 11 (chủ đề STEM chế tạo phôi bằng phương pháp đúc trong khuôn thạch cao)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.3 MB, 53 trang )

MỤC LỤC
STT

NỘI DUNG
A. PHẦN MỞ ĐẦU

1

1

I. Bối cảnh của giải pháp

1

1. Tổng quan những thông tin cần thiết về vấn đề cần
nghiên cứu

1

1.1. Giáo dục STEM là gì?

1

1.2. Vai trò, ý nghĩa của giáo dục STEM

2

1.3. Các đặc trưng của một bài học, chủ đề STEM

2


1.4. Các bước thực hiện xây dựng chủ đề dạy học
STEM

3

2. Thực trạng việc thực hiện giáo dục STEM hiện nay

3

II. Lý do chọn đề tài

4

III. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu

5

1. Phạm vi nghiên cứu

5

2. Đối tượng nghiên cứu

5

IV. Mục đích nghiên cứu
B. PHẦN NỘI DUNG

6
7


I. Thực trạng của giải pháp đã có

7

II. Nội dung sáng kiến

7

1. Các bước/ quy trình thực hiện giải pháp mới

2

Trang

7

1.1. Quy trình thiết kế chủ đề STEM

7

1.2. Kế hoạch, giáo án thực hiện chủ đề

10

1.2.1. Kế hoạch thực hiện chủ đề

10

1.2.2. Giáo án thực hiện chủ đề


14

2. Những ưu điểm, nhược điểm của giải pháp mới

20

2.1. Ưu điểm

20

2.2. Nhược điểm

21


3. Đánh giá về sáng kiến được tạo ra

3

4

3.1. Tính mới

21

3.2. Hiệu quả áp dụng

22


3.3. Khả năng áp dụng của sáng kiến

25

C. PHẦN KẾT LUẬN

26

1. Những bài học kinh nghiệm được rút ra từ quá trình
áp dụng sáng kiến

26

2. Những kiến nghị, đề xuất điều kiện để triển khai, ứng
dụng sáng kiến vào thực tiễn

26

3. Cam kết không sao chép hoặc vi phạm bản quyền

27

TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
Phụ lục 1 : Mẫu phiếu học tập từng bước của quá trình thiết
kế kỹ thuật

5

21


Phụ lục 2: Bảng các tiêu chí đánh giá học sinh
Phụ lục 3: Phiếu thăm dò ý kiến học sinh
Phụ lục 4 : Một số hình ảnh quá trình thực hiện đề tài


DANH MỤC CHỮ CÁI VIẾT TẮT

TT

Viết đầy đủ

Chữ cái viết tắt

1

ĐT

Đào tạo

2

HS

Học sinh

3

GD


Giáo dục

4

GV

Giáo viên

5

PP

Phương pháp

6

THPT

Trung học phổ thông

7

SGK

Sách giáo khoa

8

SKKN


Sáng kiến kinh nghiệm


THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN
1. Tên sáng kiến:
VẬN DỤNG GIÁO DỤC STEM VÀO HOẠT ĐỘNG SÁNG TẠO TRONG
BÀI CÔNG NGHỆ CHẾ TẠO PHÔI
MÔN CÔNG NGHỆ 11
(Chủ đề STEM: Chế tạo phôi bằng phƣơng pháp đúc trong khuôn thạch
cao)
2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Giảng dạy môn Công Nghệ
3. Tác giả:
- Họ và tên: Nguyễn Thị Thùy Trang

Nam (nữ): Nữ

- Trình độ chuyên môn: Thạc sĩ Lý Luận và phương pháp dạy hoc KT
- Chức vụ, đơn vị công tác: Trường THPT Trấn Biên
- Điện thoại: 0908933789

. Email:

- Tỷ lệ đóng góp tạo ra sáng kiến (%): 100%
4. Đồng tác giả (nếu có)
- Họ và tên: ……………........................…….. Nam (nữ): ..........................
- Trình độ chuyên môn: …...........................................................................
- Chức vụ, đơn vị công tác: …....................................................................
- Điện thoại: ……........……….. Email: ......................................................
- Tỷ lệ đóng góp tạo ra sáng kiến (%): .........................................................
(Ghi số lượng % đồng tác giả đóng góp vào sáng kiến)



1

A. PHẦN MỞ ĐẦU
I. BỐI CẢNH CỦA GIẢI PHÁP
1. Tổng quan những thông tin cần thiết về vấn đề cần nghiên cứu.
1.1. Giáo dục STEM là gì?
STEM là cụm từ viết tắt của các từ Science (khoa học), Technology
(công nghệ), Engineering (kỹ thuật) và Math (toán học).
- Science (Khoa học): Là lĩnh vực phát triển các khả năng vận dụng các kiến
thức, kỹ năng khoa học (vật lý, hóa học, sinh học và khoa học trái đất ) của học
sinh.
- Technology (Công nghệ): Là lĩnh vực phát triển khả năng hiểu và đánh giá
công nghệ của học sinh.
- Engineering (Kỹ thuật): Là lĩnh vực nhằm phát triển sự hiểu biết của học sinh
về cách công nghệ đang phát triển thông qua quy trình thiết kế kỹ thuật.
- Maths (Toán): Là lĩnh vực nhằm phát triển ở học sinh khả năng phân tích biện
luận và truyền đạt ý tưởng một cách hiệu quả thông qua việc tính toán và giải
thích các giải pháp giải quyết các vấn đề toán học trong các tình huống đặt
ra.[4;tr12]
Giáo dục STEM được phát triển nhằm trang bị cho người học những kiến
thức và kỹ năng cần thiết liên quan đến các lĩnh vực kể trên. Những kiến thức và
kỹ năng này phải được tích hợp, lồng ghép và bổ trợ cho nhau nhằm giúp học
sinh không chỉ hiểu biết về nguyên lý mà còn có thể áp dụng để thực hành và tạo
ra được những sản phẩm trong cuộc sống hằng ngày. Giáo dục STEM đề cao
phong cách học tập sáng tạo. Đặt người học vào vai trò của một nhà phát minh,
người học sẽ phải hiểu thực chất của các kiến thức được trang bị; phải biết cách
mở rộng kiến thức; phải biết cách sửa chữa, chế biến lại chúng cho phù hợp với
tình huống có vấn đề mà người học đang phải giải quyết. [Theo Hiệp hội các

Giáo viên dạy khoa học Mỹ - NSTA.]


2

1.2. Vai trò, ý nghĩa của giáo dục STEM
Việc vận dụng giáo dục STEM vào trường học đã mang lại nhiều ý
nghĩa, phù hợp với định hướng đổi mới giáo dục. Cụ thể là:
- Đảm bảo giáo dục toàn diện: Bên cạnh các môn học đang được quan
tâm như Toán, Khoa học, các lĩnh vực Công nghệ, Kỹ thuật cũng sẽ được quan
tâm, đầu tư trên tất cả các phương diện về đội ngũ giáo viên, chương trình, cơ
sở vật chất.
- Nâng cao hứng thú học tập các môn học STEM: Các dự án học tập
trong giáo dục STEM hướng tới việc vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết
các vấn đề thực tiễn, học sinh được hoạt động, trải nghiệm và thấy được ý nghĩa
của tri thức với cuộc sống, nhờ đó sẽ nâng cao hứng thú học tập của học sinh.
- Hình thành và phát triển năng lực, phẩm chất cho học sinh: Khi
triển khai các dự án học tập STEM, học sinh hợp tác với nhau, chủ động và tự
lực thực hiện các nhiệm vụ học; được làm quen hoạt động có tính chất nghiên
cứu khoa học. Các hoạt động nêu trên góp phần tích cực vào hình thành và phát
triển phẩm chất, năng lực cho học sinh.
- Kết nối trƣờng học với cộng đồng: Để đảm bảo triển khai hiệu quả
giáo dục STEM, cơ sở giáo dục thường kết nối với các cơ sở giáo dục nghề
nghiệp, đại học tại địa phương nhằm khai thác nguồn lực về con người, cơ sở
vật chất triển khai hoạt động giáo dục STEM. Bên cạnh đó, giáo dục STEM
cũng hướng tới giải quyết các vấn đề có tính đặc thù của địa phương.
- Hƣớng nghiệp, phân luồng: Tổ chức tốt giáo dục STEM ở trường, học
sinh sẽ được trải nghiệm trong các lĩnh vực STEM, đánh giá được sự phù hợp,
năng khiếu, sở thích của bản thân với nghề nghiệp thuộc lĩnh vực STEM. [6]
1.3. Các đặc trƣng của một bài học, chủ đề STEM

Để có sự định hướng tổ chức dạy học một chủ đề, một bài học STEM
chúng ta có thể dựa vào các đặc trưng sau:
- Thứ nhất, chủ đề, bài học STEM phải gắn với vấn đề thực tiễn.
- Thứ hai, chủ đề, bài học STEM thường được phỏng theo quy trình thiết
kế kỹ thuật.
- Thứ ba, chủ đề, bài học STEM dẫn học sinh vào chuỗi hoạt động tìm tòi,
khám phá có kiến thức mở.
- Thứ tư, chủ đề, bài học STEM hướng tới việc định hướng nghề nghiệp.


3

- Thứ năm, chủ đề, bài học STEM có các nội dung toán học và khoa học
được liên kết chặt chẽ.
- Thứ sáu, chủ đề, bài học STEM không có câu trả lời đúng duy nhất, kể
cả việc thiết kế - thử nghiệm - điều chỉnh cũng là một phần cần thiết của bài học
- Thứ bảy, chủ đề, bài học STEM hướng tới việc phát triển phẩm chất
năng lực của học sinh. [4; tr15, 16]
1.4. Các bƣớc thực hiện xây dựng chủ đề dạy học STEM
Quy trình xây dựng chủ đề giáo dục STEM có nhiều cách xây dựng các
bước khác nhau dưới đây giới thiệu một số quy trình xây dựng mà tác giả sáng
kiến tìm hiểu được:
Theo tác giả Nguyễn Văn Biên, Tưởng Duy Hải, Quy trình xây dựng chủ
đề giáo dục STEM gồm 7 bước: Lựa chọn chủ đề → Xác định các vấn đề cần
giải quyết → định các kiến thức cần thiết để giải quyết vấn đề → Xây dựng mục
tiêu dạy học của chủ đề → Xây dựng nội dung các hoạt động dạy học của chủ đề
→ Lập kế hoạch dạy học chủ đề → Tổ chức dạy học và đánh giá chủ đề [4; tr
92].
Theo tác giả Nguyễn Thanh Nga và cộng sự (2017): Quy trình thiết kế
chủ đề giáo dục STEM gồm 5 bước: Vấn đề thực tiễn → Ý tưởng chủ đề STEM

→ Xác định kiến thức STEM cần giải quyết → Xác định mục tiêu chủ đề STEM
→ Xây dựng bộ câu hỏi định hướng chủ đề STEM [5; tr 34].
Theo tác giả Lê Xuân Quang (2017), quy trình xây dựng chủ đề STEM
gồm 5 bước: Lựa chọn nội dung cụ thể trong môn học → Kết nối với những sản
phẩm, vật phẩm ứng dụng trong thực tế → Phân tích ứng dụng → Chỉ ra các
kiến thức liên quan trong các môn thuộc lĩnh vực STEM → Hình thành chủ đề
[3; tr 43].
2. Thực trạng việc thực hiện giáo dục STEM hiện nay
Những năm qua, Bộ GD và ĐT không ngừng khuyến khích việc triển khai
giáo dục STEM vào dạy học ở các trường trên toàn quốc và đã đem lại nhiều kết
quả tích cực, có rất nhiều đề tài và ngày hội STEM được diễn ra. Bên cạnh
những mặt tích cực mà giáo dục STEM mang lại thì tác giả vẫn nhận thấy rằng
việc thực hiện giáo dục STEM hiện nay chỉ diễn ra trong khuôn khổ từng trường
riêng lẻ, đặc biệt diễn ra mạnh ở các trường làm tốt công tác xã hội hóa. Vậy
điều gì, những khó khăn nào đã làm cho giáo dục STEM chưa được ứng dụng
rộng rãi trong các trường học?
Theo một kết quả khảo sát nhận thức về giáo dục STEM trong giáo viên
trung học tại thành phố Hồ Chí Minh do Sở GD - ĐT về việc thành phố thực


4

hiện mới đây cho thấy, trên tổng số 5.331 giáo viên được khảo sát có đến 51,5%
cho biết chỉ biết sơ qua về phương pháp giáo dục này; 62,3% giáo viên cho biết
phải tự tìm hiểu, nghiên cứu qua sách, báo, tạp chí, Internet, hoặc học hỏi kinh
nghiệm từ đồng nghiệp.[7]
Cũng theo kết quả khảo sát nói trên, có đến 30,5% giáo viên nói rằng gặp
khó khăn với chương trình, sách giáo khoa hiện tại khi triển khai phương pháp
giáo dục STEM; 34,9% giáo viên gặp khó khăn với cơ sở vật chất, trang thiết bị
ở trường học trong tổ chức dạy học theo định hướng STEM. [7]

Bên cạnh đó, Theo tác giả nhận thấy cái khó của việc thực hiện giáo dục
STEM không chỉ về giáo viên, chương trình, tài chính, kinh phí mà quan trọng
hơn là vấn đề quan điểm và con người, rất nhiều phụ huynh lo lắng khi con em
mình học theo phương pháp giáo dục mới thì sẽ không đạt thành tích cao trong
các kỳ thi, học sinh vẫn còn mang tâm lý chi phối bởi nhiều mục tiêu liên quan
đến điểm số, thành tích học tập, nguyện vọng của gia đình ….
II. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Như chúng ta đã biết thời gian gần đây, thuật ngữ STEM, giáo dục
STEM được đề cặp rất nhiều, không chỉ bởi các thầy cô giáo, các chuyên gia
giáo dục, mà còn có cả các chính trị gia, lãnh đạo các tập đoàn công nghệ toàn
cầu, điều này cho thấy vai trò và ý nghĩa quan trọng của giáo dục STEM. Ở
nước ta, giáo dục STEM đã chính thức được đưa vào chương trình giáo dục phổ
thông mới và được thể hiện cụ thể trong từng môn học .Đăc biệt chỉ thị số
16/CT-TTg ngày 4 tháng 5 năm 2017 và Quyết định số 522/QĐ-TTg ngày 14
tháng 5 năm 2018 của Thủ Tướng Chính Phủ về việc tăng cường năng lực tiếp
cận cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, trong đó có những giải pháp và
nhiệm vụ thúc đẩy giáo dục STEM tại Việt Nam. Một trong các giải pháp là:
“Thay đổi mạnh mẽ các chính sách, nội dung, phương pháp giáo dục và dạy
nghề nhằm tạo ra nguồn nhân lực có khả năng tiếp nhận các xu thế công nghệ
sản xuất mới, trong đó cần tập trung vào thúc đẩy đào tạo về khoa học, công
nghệ, kỹ thuật và toán học (STEM), ngoại ngữ, tin học trong chương trình giáo
dục phổ thông…”. Chỉ thị cũng giao nhiệm vụ cho Bộ GD và ĐT: “Thúc đẩy
triển khai giáo dục về khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học (STEM) trong
chương trình giáo dục phổ thông. [1, 2]
Là một giáo viên THPT, Bản thân tôi nhận thấy Giáo dục STEM có ý
nghĩa thiết thực trong dạy học nói chung và dạy học môn Công nghệ nói riêng.
Thông qua dạy học, STEM sẽ giúp HS phát triển phẩm chất, năng lực, khám phá
tri thức và vận dụng tri thức vào giải quyết các vấn đề thực tiễn. Trong quá trình
giảng dạy môn công nghệ tôi nhận thấy môn công nghệ là môn học trang bị cho



5

HS một số kiến thức, kĩ năng cơ bản cần thiết để chuẩn bị hành trang cho HS
tham gia vào hoạt động lao động sản xuất, là môn học giúp định hướng nghề
nghiệp cho HS, là môn học vận dụng kiến thức khoa học vào thực tiễn sản xuất
và đời sống.
Chính từ những lý do nêu trên nên bản thân tôi đã tìm hiểu và thử vận
dụng một số phương pháp dạy học mới nhằm nâng cao hiệu quả dạy học môn
công nghệ. Một trong những phương pháp Tôi đã vận dụng và đạt được kết quả
tích cực đó là dạy học theo định hướng giáo dục STEM. Vì vậy, Tôi xin được đề
xuất sáng kiến kinh nghiệm “VẬN DỤNG GIÁO DỤC STEM VÀO HOẠT
ĐỘNG SÁNG TẠO TRONG BÀI CÔNG NGHỆ CHẾ TẠO PHÔI - MÔN
CÔNG NGHỆ 11
(Chủ đề STEM: Chế tạo phôi bằng PP đúc trong khuôn thạch cao)
III. PHẠM VI VÀ ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU
1. Phạm vi nghiên cứu:
- Đề tài áp dụng đối với học sinh lớp 11 trong bài 16: Công nghệ chế tạo
phôi, phần I: công nghệ chế tạo phôi bằng phương pháp đúc. Công nghệ
chế tạo phôi bằng phương pháp đúc là một đề tài tương đối rộng do đó tác
giả giới hạn đề tài và cũng là chủ đề STEM tác giả xây dựng đó là: Công
nghệ chế tạo phôi bằng phương pháp đúc trong khuôn thạch cao để tạo ra
sản phẩm phôi bằng vật liệu sáp nến.
- Trong khuôn khổ của đề tài tác giả sẽ hướng dẫn học sinh tìm hiểu kiến
thức SGK, đồng thời hướng học sinh vận dụng kiến thức đã có tìm hiểu
bản vẽ khuôn đúc, cách làm khuôn đúc trên thực tế, học sinh sẽ đi sâu vào
thực tiễn sản xuất và bằng sự sáng tạo của mình học sinh sẽ tạo ra sản
phẩm khuôn đúc và sản phẩm đúc theo ý mình muốn.
2. Đối tƣợng nghiên cứu: Phương pháp dạy học theo chủ đề giáo dục
STEM vào môn công nghệ lớp 11 tại trường THPT Trấn Biên, Thành

phố Biên Hòa tỉnh Đồng Nai.


6

IV. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Việc vận dụng giáo dục STEM vào giảng dạy môn công nghệ lớp 11
nhằm giúp quá trình dạy của GV và quá trình học của HS trở nên sinh động và
dễ hiểu hơn. Thông qua đó, HS sẽ dễ dàng làm chủ được kiến thức, giúp HS
năng động, tích cực, sáng tạo, nhiệt huyết hơn với công việc mà HS được giao.
Đó là những phẩm chất rất cần thiết cho các em HS khi các em bước vào hoạt
động nghề nghiệp trong tương lai. Thông qua nội dung của sáng kiến tác giả
cũng nhằm hướng đến phát triển một số kĩ năng sau đây cho học sinh:
- Kỹ năng tư duy sáng tạo
- Kỹ năng hoạt động nhóm
- Kỹ năng thực nghiệm và trải nghiệm
- Kỹ năng ứng dụng lý thuyết để giải quyết vấn đề thực tiễn


7

B. PHẦN NỘI DUNG
I. THỰC TRẠNG CỦA GIẢI PHÁP ĐÃ CÓ
Hiện nay, Cụm từ STEM hay việc vận dụng giáo dục STEM vào dạy học
đã không còn xa lạ với GV và HS khi Bộ GD và ĐT, các Sở GD đánh giá rất
cao về vị trí vai trò của giáo dục STEM trong chương trình SGK mới, bằng
chứng để tiếp cận với chương trình SGK mới Bộ GD và ĐT đã kết hợp với Sở
GD địa phương tổ chức các buổi tập huấn cho GV các cấp trong đó có giáo dục
STEM .Trước khi thực hiện sáng kiến tác giả cũng đã nhận thấy sự chuyển biến
về nhận thức, phương pháp dạy học ở một số GV rất nhiệt huyết, tích cực với

những phương pháp dạy học mới nhằm phát huy tính tích cực, chủ động của HS.
Nhưng bên cạnh đó, tác giả cũng nhận thấy phần lớn GV hiện nay vẫn truyền
thụ kiến theo phương pháp cũ tức là GV thường bám sát theo phân phối chương
trình để soạn bài và lên lớp theo kiểu từng bài riêng lẻ đúng trình tự sách giáo
khoa. Các bài học còn rời rạc làm cho HS chưa thấy được sự liên kết giữa các
bài học và hiểu được ứng dụng sản phẩm trong thực tiễn sản xuất nên chưa tạo
được hứng thú, động lực học môn công nghệ cho HS. HS lĩnh hội kiến thức một
cách tương đối thụ động và chưa biết vận dụng lý thuyết học trên lớp để thực
hiện những sản phẩm đơn giản gần gũi trong đời sống.
Từ thực trạng trên và phần “Thực trạng việc thực hiện giáo dục STEM
hiện nay” Tôi đã trình bày tại mục 2 của phần bối cảnh và giải pháp, kết hợp với
việc tham khảo một số tài liệu của các tác giả, ý kiến đồng nghiệp. Tôi đã
nghiên cứu, thiết kế chủ đề dạy học theo quy trình thiết kế STEM để nâng cao
hiệu quả cho dạy học phần công nghệ đúc môn Công nghệ 11. Qua quá trình áp
dụng phương pháp dạy học vào giảng dạy tại một số lớp, tôi đã quan sát, theo
dõi để xây dựng thành sáng kiến kinh nghiệm giảng dạy cho môn học. Đối với
giải pháp tôi đưa ra: Thiết kế bài học theo chủ đề STEM thì không phải giải
pháp mới. Nhưng thiết kế bài học theo chủ đề STEM phần công nghệ đúc môn
công nghệ 11: “Công nghệ chế tạo phôi bằng phương pháp đúc trong khuôn
thạch cao” thì tôi chưa tìm thấy tác giả nào thực hiện đề tài tương tự. Trong quá
trình thực hiện sáng kiến tôi nhận thấy sáng kiến của mình có mang lại hiệu quả
cho dạy học môn công nghệ. Đem lại hứng thú và những năng lực cần thiết cho
HS.
II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN
1. Các bƣớc / Quy trình thực hiện giải pháp mới
1.1 Quy trình thiết kế chủ đề STEM
Để xây dựng chủ đề STEM, Tôi đã nghiên cứu một số tài liệu tham khảo,
học hỏi, chia sẻ kinh nghiệm, góp ý của một số đồng nghiệp về quy trình thiết



8

kế, thực hiện chủ đề. Sau đây, Tôi xin đưa ra quy trình thiết kế kỹ thuật của chủ
đề STEM mà Tôi sẽ thực hiện như sau:


9

Tất cả các bước của quy trình thiết kế kỹ thuật này tác giả đã thiết kế các
phiếu học tập riêng (được đính kèm tại phần phụ lục 1) mục đích của các phiếu
học tập này để hướng học sinh theo mạch kiến thức logic giải quyết vấn đề đặt
ra một cách hiệu quả hơn theo thứ tự công việc HS phải hoàn thành.Tác giả xin
làm rõ quy trình thiết kế kỹ thuật trên:
-Vấn đề chủ đề cần giải quyết là gì?
Vấn đề

Khảo sát

Ý tƣởng

Kế hoạch

Tạo dựng

Kiểm tra

-Từ vấn đề cần giải quyết HS sẽ đi tìm hiểu những kiến
thức liên quan xung quanh đến vấn đề cần giải quyết,
những dụng cụ, vật liệu sẽ sử dụng để giải quyết vấn đề,
những tính chất đặc trưng của vật liệu, những chú ý, các

cách để tạo ra sản phẩm mà vấn đề cần giải quyết yêu cầu.
-HS suy nghĩ giải pháp thực hiện là gì?
-HS động não suy nghĩ một số ý tưởng có thể giải quyết
vấn đề đặt ra.
-HS chọn một ý tưởng tốt nhất.
-HS sẽ vẽ sơ đồ phác họa cho ý tưởng trên.
-Lập danh sách thiết bị cần dùng để thực hiện vấn đề đặt ra.
-Phân công công việc cho từng thành viên trong nhóm.
-HS thực hiện theo kế hoạch đã xây dựng.
-Thử nghiệm sản phẩm xem có đạt được những tiêu chí đặt
ra không.
- Kiểm tra sản phẩm xem có đạt được những tiêu chí đặt ra
không.

Cải thiện

-HS suy nghĩ phương án cải thiện làm cho thiết kế sản
phẩm tốt hơn.
-HS thử nghiệm thiết kế, sản phẩm cải thiện của mình.

Chia sẻ

-Tính toán chi phí thực hiện sản phẩm.
-Giới thiệu sản phẩm của nhóm.


10

1.2 Kế hoạch, Giáo án thực hiện chủ đề STEM
1.2.1. Kế hoạch thực hiện chủ đề

Chủ đề: CHẾ TẠO PHÔI BẰNG PHƢƠNG PHÁP ĐÖC TRONG
KHUÔN THẠCH CAO.
Nội dung STEM liên quan trong chủ đề:
Tên sản
phẩm

CHẾ TẠO
PHÔI BẰNG
PP ĐÖC
TRONG
KHUÔN
THẠCH
CAO

Khoa học

Công nghệ

(Science)

(Technology)

(S)

(T)

-Thành phần,
Tính chất của
bột thạch cao,
sáp nến.


-Công
nghệ
chế tạo phôi
bằng phương
pháp đúc.

-Quá trình đông
đặc và khô của
thạch cao và
sáp nến.

-HS
nghiên
cứu tỉ lệ trộn
bột thạch cao
với nước, chọn
sáp nến, màu
sắc để hình
thành
sản
phẩm.

-Cách tạo lòng
khuôn
với
những mẫu có
nhiều chi tiết,
hình dạng phức -Hs nghiên cứu
tạp.

pha màu cho
-Tìm hiểu các khuôn hoặc sản
loại sáp nến sử phẩm có từ 2
dụng phù hợp màu trở lên, có
với khuôn thạch thể pha thêm
tinh dầu tạo
cao.
mùi thơm vào
-Lựa chọn vật sản
phẩm
liệu làm hòm (Khuyến
khuôn phù hợp khích)
với vật liệu làm
khuôn.

Kỹ thuật

Toán học

(Engineering)

(Math)

(E)

(M)

-Bản vẽ khuôn -Tính toán
đúc.
kích thước

kế
-Qui trình chế thiết
hệ
tạo khuôn, chế khuôn,
thống
rót,
tạo sản phẩm.
thành khuôn,
-Dùng
kéo kích thước
hoặc máy cắt sản phẩm…
cầm tay, súng
bắn keo, súng -Kích thước
bắn đinh gim, khuôn dưới,
keo( hồ) để tạo khuôn trên.
hòm
khuôn -Khối lượng,
(HS được tự kích thước
quyết định hình khuôn, sản
dáng,
kích phẩm
thước của hòm -Tính toán,
khuôn)
dự trù kinh
phí của sản
phẩm.


KẾ HOẠCH CHỦ ĐỀ
Tên chủ đề

Chế tạo phôi bằng phƣơng pháp đúc trong khuôn thạch
11
cao
Lớp
11
Thời lƣợng
90 phút trên lớp (2 tiết) + Thời gian ngoài giờ lên lớp
phần tạo dựng sản phẩm.
Sĩ số học sinh/ Lớp
42
KIẾN THỨC TÍCH HỢP ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ:
Môn trọng tâm:
Công nghệ 11
Bài: Công nghệ chế tạo phôi
Kiến thức tích hợp :
 Thiết kế khuôn đúc
 Chế tạo khuôn đúc
 Chế tạo phôi đúc
Câu hỏi định hƣớng kiến
thức
+ Có thể làm phôi đúc từ những vật liệu có tính chất
như thế nào?
+ Khuôn đúc bao gồm những bộ phận nào? Mỗi bộ
Mục tiêu chính
phận đó có vai trò gì?
+ Nêu quy trình làm khuôn đúc và tạo ra phôi từ
phương pháp đúc?
Kỹ Năng vận dụng :
- Phân tích: Tình huống GV đưa ra để lựa chọn cách
thực hiện sản phẩm.

- Đánh giá: Đưa ra nhận xét về sản phẩm của
nhóm mình và nhóm khác, chấm điểm sản phẩm các
nhóm.
- Thực hành: Tạo được khuôn đúc bằng thạch cao
và sản phẩm đúc bằng sáp nến.
- Làm việc nhóm: Phân công nhiệm vụ rõ ràng, hỗ
trợ nhau.
- Thuyết trình: Trình bày một cách thuyết phục sản
phẩm của nhóm.
- Phản biện: Trao đổi, chia sẻ ý kiến cá nhân
một cách thuyết phục, lắng nghe và chấp nhận ý kiến
của nhau.
- Quản lý thời gian: Chủ động trong thời gian quy
định và phân công nhiệm vụ hợp lý để hoàn thành sản phẩm
đúng tiến độ.


12

- Sáng tạo: Tạo được khuôn đúc bằng thạch cao và
sản phẩm đúc bằng sáp nến.
- Định hƣớng nghề nghiêp: Có cái nhìn tổng quát
ngành kỹ thuật.
- Quản lý tài chính: HS lựa chọn vật liệu, dụng
cụ có giá thành rẻ nhưng vẫn đảm bảo yêu cầu của sản
phẩm.
THÁI ĐỘ
- Yêu thích Giáo dục STEM
- Yêu ngôi trường đang học
- Biết bảo vệ môi trường

Tiết trước chúng ta đã được nghiên cứu phần” Công
nghệ chế tạo phôi bằng phương pháp đúc”. Chúng ta đã
được xem video clip quy trình làm khuôn đúc và đúc phôi
trong ngành chế tạo kim loại. Vậy các em nghĩ như thế nào
nếu chúng ta tự tay thiết kế khuôn và tự tay làm ra một sản
phẩm quà lưu niệm bằng phương pháp đúc để dành làm quà
Bối cảnh/ vấn đề
tặng bạn bè, người thân vào một dịp đặc biệt nào đó? Chắc
chắn là sẽ rất thú vị đúng không nào! Vậy tiết này chúng ta
sẽ cùng nhau làm ra những sản phẩm đặc biệt của riêng
chúng ta nhé! Chúng ta sẽ tiến hành các bước để làm ra
những “Sản phẩm ngộ nghĩnh bằng sáp nến sử dụng khuôn
đúc bằng thạch cao” do chính chúng ta tạo ra nhé!
Mỗi nhóm thực hiện chế tạo sản phẩm:
- Khuôn đúc bằng vật liệu thạch cao
- Sản phẩm bằng vật liệu sáp nến
Lưu ý :
+ Hình dạng, kích thước của khuôn và sản phẩm do nhóm
Yêu cầu sản phẩm tự quyết định.
+ Khuôn đúc có 2 nửa: Khuôn trên và khuôn dưới. Khi lắp
ráp khuôn trên và khuôn dưới phải khít với nhau, khe hở
nhỏ.
+Lòng khuôn phải nhẵn, bóng, không bị bể, in hình rõ nét
của mẫu.
+Phôi tạo ra có hình dạng của lòng khuôn, không bị khuyết
tật (rỗ khí, lõm, thiếu kích thước, lượng chỉnh sửa để tạo ra
sản phẩm là thấp nhất).


13


File đính kèm phần phụ lục 2

Tiêu chí đánh giá
Số học
Nhóm

sinh

/

6-7 hs/ nhóm

Vật liệu, dụng cụ

File đính kèm phụ lục 1

Nơi thực hiện

Phòng thực hành công nghệ

Học sinh sẽ sử
dụng những hình
thức hoạt động
nào?

Hình thức trình
bày sản phẩm
Các lƣu ý khác:


✓ Quan sát
✓ Thảo luận nhóm
✓ Phân tích
✓ Đánh giá
✓ Thực nghiệm ✓ Cải tiến
✓ Thuyết trình

Triển lãm
Thuyết trình
Tuân thủ tuyệt đối:
- Không đùa giỡn trong khi thực hành làm sản phẩm
- Sử dụng các dụng cụ an toàn.
- Tiết kiệm các vật liệu.
- Thực hiện đúng tiến độ.
- Lắng nghe lẫn nhau.
- Giữ vệ sinh chỗ ngồi của mình.


14

1.2.2. Giáo án thực hiện chủ đề:
Tiết 1 (45 phút)
TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TIẾT HỌC
Hoạt động

Thời
lƣợng

I.
ỔN ĐỊNH LỚP

1.Ngồi đúng vị trí/nhóm 2 phút

Học sinh

1. Thực hiện

1. Ổn định lớp

2.Chiếu ppt slide
sinh hoạt nội quy
tiết STEM
3. Sinh hoạt từng
3. Thực hiện
nội dung với học
4. Nhận vật liệu dụng sinh
cụ
2. Lắng nghe

2. Nhắc nội quy lớp học
STEM
3. Điểm danh
4. Phát thùng vật liệu,
dụng cụ

5. Nhận phiếu học tập

5. Phát phiếu học tập
của tiết 1 (bước 1 tới
bước 4)


II.
TỔ CHỨC TIẾT HỌC
2 phút HS nhắc lại vấn đề
1.VẤN ĐỀ
a)Đặt vấn đề/ Bối Cảnh
b) Liên hệ kiến thức
5 phút HS hoàn thành 4 câu hỏi
tại mục 2 trong phiếu
học sinh
c) Vật liệu / dụng cụ
2 Phút HS thực hiện nhiệm vụ
Check list vật liệu dụng
cụ.
7 phút HS dùng điện thoại tra
2. KHẢO SÁT
cứu và trả lời 5 câu hỏi.

3. Ý TƢỞNG

Giáo viên

7 phút

- HS viết hoặc vẽ ý tưởng
cá nhân vào phiếu (từ 2-4
ý tưởng)
- Nhóm thống nhất chọn
1 ý tưởng tốt nhất.

GV nêu bối

cảnh:
GV quan sát , hỗ
trợ HS nếu cần
GV phát phiếu
và thùng vật liệu
dụng cụ.
GV quan sát, hỗ
trợ HS nếu cần.
GV quan sát, hỗ
trợ hoặc định
hướng cho HS
nếu cần.


15

4. KẾ HOẠCH

7 phút

Phần thuyết trình của
tiết 1

10
phút

HS lập kế hoạch theo
hướng dẫn trong phiếu
HS.
Các nhóm cử đại diện lên

trình bày các phiếu học
tập của nhóm và giải
thích tại sao nhóm chọn ý
tƣởng khoanh tròn trên
phiếu học tập số 3.( Phần
ý tưởng)

GV quan sát, hỗ
trợ HS nếu cần.
-GV nhận xét.
-GV phát phiếu
cho Hs để các
nhóm nhận xét,
đánh giá chéo
giữa các nhóm

III. KẾT THÚC TIẾT HỌC
1.Dọn dẹp vệ sinh chỗ
3 phút - HS dọn dẹp, vệ sinh
ngồi
chỗ ngồi.

3. Thu phiếu học tập 4
bước đầu của quy trình
thiết kế kỹ thuật.

- GV kiểm tra
vệ sinh các
nhóm.
- Học sinh cất, giữ những - Nhắc nhở

HS phải bảo
vật liệu, dụng cụ/nhóm
quản tránh
để thực hành tạo dựng
làm mất ,hỏng
sản phẩm ngoài giờ lên
dụng cụ
lớp.
- Hs kiểm tra và nộp lại - Gv thu lại
phiếu học tập
phiếu học tập.
của các nhóm.

4. Dặn dò :

- Hs lắng nghe dặn dò

2. Học sinh cất, giữ vật
liệu, dụng cụ/nhóm.

- GV dặn dò
các nhóm HS
ngoài giờ lên
lớp sẽ tạo
dựng sản
phẩm theo
những quy
trình đã được
nghiên cứu
khi học phần

lý thuyết của
phương pháp
đúc.


16

C. TỰ ĐÁNH GIÁ VÀ RÚT KINH NGHIỆM CHO TIẾT HỌC VÀ GIÁO ÁN
Họ tên giáo viên:
Trƣờng:
Những mặt tích cực
Những hạn chế
Cần cải thiện
……………………………
Đánh giá ……………………………
tiết học
……………………………
……………………………
……………………………
……………………………
……………………………..
……………………………

……………………………
……………………………
……………………………
……………………………
……………………………
……………………………
……………………………

……………………………

………………………
………………………
………………………
………………………
………………………
………………………
………………………
………………………

……………………………
……………………………
Góp ý tiết ……………………………
dạy
……………………………
……………………………
……………………………
……………………………
……………………………
……………………………

……………………………
……………………………
……………………………
……………………………
……………………………
……………………………
…………………………….
.……………………………

…………………………..

………………………
………………………
………………………
………………………
………………………
………………………
………………………
………………………
……………………


17

Giáo án thực hiện chủ đề: Tiết 2 (45 phút)
TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TIẾT HỌC
Hoạt động

Thời
lƣợng
I.
ỔN ĐỊNH LỚP
1.Ngồi đúng vị trí/nhóm 3 phút

Học sinh

Giáo viên

1. Thực hiện


1. Ổn định lớp

2. Nhắc nội quy lớp học
STEM

2. Lắng nghe

3. Điểm danh

3. Thực hiện

4. Phát phiếu học tập của
tiết 2

4. Nhận phiếu học tập
của tiết 2

2.Chiếu ppt slide
sinh hoạt nội quy
tiết STEM
3. Sinh hoạt từng
nội dung với học
sinh

TỔ CHỨC TIẾT HỌC
Từng HS tiến hành làm khuôn
nhóm và sản phẩm của nhóm
HS
trong thời gian ngoài giờ

làm
lên lớp .
sản
5. TẠO DỰNG
phẩm
ngoài
giờ
lên
lớp
7 phút -HS quan sát sản phẩm
6. KIỂM TRA
của nhóm và trả lời 3 câu
hỏi Kiểm tra vào phiếu
học tập của HS.
5 phút -HS thực hiện cải thiện
sản phẩm theo hướng dẫn
trong phiếu học tập của
7. CẢI THIỆN
HS.
II.

-GV hỗ trợ các
nhóm thông qua
zalo,face
messenger, mail,
-Nhắc nhở HS
chú ý về an toàn

-GV quan sát, hỗ
trợ HS nếu cần.


-Nếu sản
phẩm của HS
đã tốt, GV
khuyến khích
HS sáng tạo
thêm.
-Nếu sản phẩm
của HS cần cải


18

thiện, yêu cầu
HS tiến hành
cải thiện theo
hướng dẫn
trong phiếu
HS
8. CHIA SẺ
a) Tính chi phí

7 phút

-HS tính chi phí làm sản
phẩm vào phiếu HS.

b) Thuyết trình chia sẻ

20

phút

-HS chuẩn bị bài thuyết
trình.
- Các nhóm tham gia
thuyết trình lần lượt.
-Các nhóm còn lại tiến
hành đánh giá chéo.

III. KẾT THÚC TIẾT HỌC
1. Dọn dẹp vệ sinh chỗ 3 phút -HS dọn dẹp dụng cụ, vệ
ngồi
sinh chỗ ngồi, phân loại
vật liệu có khả năng tái
chế.
2. Trả thùng vật liệu,
-HS trả thùng dụng cụ
dụng cụ/nhóm
cho GV, nộp phiếu học
tập tiết 2.
3. Thu phiếu học tập,
-Nộp lại phiếu học tập
phiếu đánh giá chéo các
của tiết 2, phiếu đánh giá
nhóm, sản phẩm của HS
chéo của các nhóm lẫn
nhau.
-Nộp lại sản phẩm để
trưng bày.
4. Dặn dò

- Hs lắng nghe dặn dò

-GV cung cấp
bảng báo giá
vật liệu, quan
sát, hỗ trợ HS
nếu cần.

-GV quan sát,
chấm điểm,
nhận xét.
-GV ghi nhận
kết quả đánh giá
của các nhóm,
tổng hợp điểm.
-Tuyên dương
các nhóm
-GV kiểm tra
vệ sinh các
nhóm.
-Kiểm tra, thu
thùng vật liệu,
dụng cụ.
-Thu phiếu
học tập, phiếu
đánh giá chéo
các nhóm
-Thu sản
phẩm.



19

C. TỰ ĐÁNH GIÁ VÀ RÚT KINH NGHIỆM CHO TIẾT HỌC VÀ GIÁO ÁN
Họ tên giáo viên:
Trƣờng:
Những mặt tích cực
Những hạn chế
Cần cải thiện
……………………… ……………………… …………………
Đánh giá ……………………… ……………………… …………………
tiết học
……………………… ……………………… …………………
……………………… ……………………… …………………
……………………… ……………………… …………………
……………………… ……………………… …………………
……………………… ……………………… …………………
………………………
………………………
Góp ý tiết ………………………
dạy
………………………
………………………
………………………
………………………
………………………
………………………
………………………
……………………….


………………………
………………………
………………………
………………………
………………………
………………………
………………………
………………………
……………..………
………………………
………………………

…………………
…………………
…………………
…………………
…………………
…………………
…………………
…………………
…………………
…………………
…………………


20

2. Những ƣu điểm, nhƣợc điểm của giải pháp mới
2.1. Về ƣu điểm
Là một giáo viên giảng dạy tại trường THPT Trấn Biên, theo tôi đây là

ngôi trường có điều kiện cơ sở vật chất rất tốt: môn công nghệ có phòng thực
hành riêng, tất cả các lớp đều được hỗ trợ bảng thông minh có cổng kết nối với
máy tính và có kết nối Internet để giáo viên và học sinh dễ dàng học theo
phương pháp mới, học sinh dễ dàng tìm kiếm tài liệu, hình ảnh phục vụ cho việc
dạy và học. Đó là những điều kiện rất tốt cho tôi thực hiện đề tài này. Trong quá
trình thực hiện đề tài tôi nhận thấy đề tài mà tôi xây dựng có những ưu điểm sau:
Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ được giao HS phải giải quyết những
vấn đề phức tạp mang tính thực tế, học sinh phải khám phá, đánh giá, giải
thích và tổng hợp thông tin một cách có khoa học, qua đó phát triển các
kỹ năng của HS . Điều đó, thể hiện rõ nhất trong việc thực hiện nhiệm vụ
được giao bằng những phiếu học tập tác giả chuẩn bị ( vì các phiếu học
tập tác giả đưa ra ở từng bước của chủ đề tác giả đã thiết kế theo mạch
kiến thức logic nên luôn hướng HS muốn đi tiếp các bước sau để tìm đến
kết quả cuối cùng )
Trong khi HS thực hiện công việc được giao tôi nhận ra khi học tập theo
chủ đề này HS được rèn luyện năng lực cộng tác, kỹ năng giao tiếp giữa
học sinh với giáo viên và giữa các học sinh với nhau. Đôi khi sự cộng tác
còn được mở rộng ra các thành viên ngoài lớp học.
Trong quá trình thực hiện đề tài tôi luôn hướng HS tiếp thu tri thức theo
cách học của người lớn là học và ứng dụng tri thức thông qua đó phát
triển năng lực sáng tạo, năng lực tự giải quyết vấn đề một cách đầy đủ,
thúc đẩy suy nghĩ sâu hơn khi gặp các vần đề khác nhau.( điều đó thể hiện
ở các bản vẽ, phần lập kế hoạch thực hiện , cải thiện sản phẩm , tính toán
chi phí sản phẩm )
Thông qua đề tài tôi nhận thấy học sinh có cơ hội để định hướng việc học
của mình, họ coi trọng việc học hơn. Do những nghiên cứu theo chiều
sâu, việc học tập của học sinh được mở rộng ra khỏi những vấn đề trước
mắt.
Sau khi hoàn thành chủ đề mà tác giả xây dựng HS tạo được những sản
phẩm đúng yêu cầu nhưng vẫn mang tính mở (hình dáng, kích thước, màu

sắc của khuôn và sản phẩm do HS tự quyết định) nên chủ đề kích thích
động cơ, thúc đẩy mong muốn học tập của học sinh, phát huy khả năng
làm việc, tính trách nhiệm và mong muốn được nhìn nhận, đánh giá sản
phẩm của chính mình.


21

Sau khi làm xong sản phẩm, các thành viên cùng suy nghĩ cách trình bày,
giới thiệu sản phẩm để hấp dẫn, giải đáp thắc mắc của người nghe. Điều
này giúp tăng khả năng thuyết trình, phản biện cũng như tư duy khoa học.
2.2. Về nhƣợc điểm
Điều kiện kinh tế của GV và HS chưa đủ mạnh để thực hiện rộng rãi với
chủ đề.
Để thực hiện đề tài mà tác giả xây dựng đòi hỏi HS phải đầu tư thời gian,
công sức làm sản phẩm ngoài giờ lên lớp do đó đề tài vẫn chưa thật sự
mang lại sự hứng thú với tất cả 100% học sinh.
Lớp học sỉ số đông (42 HS) nên việc sâu sát từng học sinh chưa cao, số
thành viên trong nhóm (6-7 HS) vẫn đông so với ý muốn của tác giả
(1 nhóm tối đa 4 HS) nên hiệu quả của đề tài vẫn chưa phát huy tối ưu.
3. Đánh giá về sáng kiến đƣợc tạo ra
3.1. Tính mới
Qua thực nghiệm dạy theo phương pháp giáo dục STEM với chủ đề : Chế
tạo phôi bằng phương pháp đúc trong khuôn thạch cao. Tôi thu được những
thông tin ngược được phản hồi từ phía HS:
HS rất hào hứng với phương pháp dạy học này.( Điều này thể hiện trong
phiếu khảo sát học sinh mà tôi đã thống kê trong phần hiệu quả áp dụng:
Mức độ hứng thú của học sinh.)
So với các phương pháp dạy học truyền thống, khi xây dựng chủ đề
STEM trong dạy học, HS thảo luận sôi nổi hơn giữa các cá nhân trong

nhóm, hay giữa các nhóm với nhau để hoàn thành nhiệm vụ được giao.
(Minh chứng là trong quá trình thực hiện chủ đề học sinh phải thảo luận
nhóm, họp nhóm để trả lời các phiếu học tập qua từng bước của chủ đề
và tiến hành tạo dựng sản phẩm trong thời gian ngoài giờ lên lớp để hoàn
thành công việc được giao. Qua đó các em rèn luyện được một số kỹ năng
như: quan sát, phân tích, tổng hợp, suy luận, khái quát hoá, đặc biệt là
phát triển được kỹ năng tự học…)
Với phương pháp học này HS không chỉ thể hiện được chính kiến của
mình mà còn chủ động, sáng tạo hơn trong quá trình khám phá tri thức để
áp dụng vào thực tế.
Đồng thời, trong quá trình giải quyết các vấn đề HS còn tìm hiểu thêm các
kiến thức mới mẻ và nâng cao, tự nhận định được các ý kiến đúng, sai khi
lắng nghe lập luận của bạn khác nên dễ dàng sữa chữa những sai lầm
trong nhận thức, qua đó không chỉ giúp học sinh hiểu bài mà còn nhớ lâu.
Đa số học sinh được lôi cuốn vào nội dung bài học, các em không còn thụ


×