Tải bản đầy đủ (.docx) (12 trang)

THỰC TRẠNG TIÊU THỤ SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY MAY VIỆT TIẾN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (340.93 KB, 12 trang )

THỰC TRẠNG TIÊU THỤ SẢN PHẨM CỦA
CÔNG TY MAY VIỆT TIẾN
2.1. Phân tích thực trạng tiêu thụ sản phẩm của Công ty May Việt Tiến:
Số liệu thu thập đuợc từ Công ty May Việt Tiến như sau:
Bảng 5: Khối lượng sản phẩm tiêu thụ:
Đơn vị tính: sản phẩm/năm
ST
T
Tên sản phẩm Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009
1. Áo jacket, áo khoác,
bộ thể thao
10.160.000 12.000.000 13.100.000
2. Áo sơ mi, áo nữ
14.170.000 15.560.000 15.130.000
3. Quần áo các loại
12.200.000 12.350.000 12.370.000
4. Veston
250.000 280.000 300.000
5. Các mặt hàng khác
960.000 1.020.000 1.000.000
(Nguồn: Phòng Kinh Doanh)
Nhận xét:
Do chịu ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế thế giới trong những năm
qua nên tình hình tiêu thụ sản phẩm có nhiều biến động. Nhưng nhìn chung
hàng năm vẫn có sự tăng trưởng, số lượng tiêu thụ từng loại sản phẩm năm sau
vẫn tăng hơn so với năm trước tuy không có sự vượt trội rõ rệt. Ban lãnh đạo
Công ty đang có những giải pháp cụ thể nhằm cải thiện tình hình. Những sản
phẩm chủ lực của Công ty như sơ mi, áo jacket…vẫn được Công ty chú trọng
đầu tư sản xuất hơn các mặt hàng khác.
Bảng 6: Doanh thu tiêu thụ của Công ty:
Đơn vị tính: Tỷ đồng


ST
T
Chỉ Tiêu 2007 2008 2009
1 Doanh thu 987 1250 1425
2 Lợi nhuận trước thuế 46 53 65
3 Lợi nhuận sau thuế 34 42 51
(Nguồn: Báo cáo tổng kết kinh doanh cuối năm của Phòng Kinh Doanh)
Nhận xét:
Thách thức lớn nhất là tình hình biến động về giá cả lớn, việc tăng giá
đông loạt các nguyên phụ liệu, nhiên liệu và những chi phí khác đã ảnh hưởng
tiêu cực, gây khó khăn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty.
Tình hình lạm phát tăng cao đã ảnh hưởng đến cuộc sống của người lao
động. Tuy nhiên, trước tình trạng đó Công ty vẫn phát huy được tính năng động
sáng tạo, chủ động đối phó được những biến động khách quan, tăng cường hơn
công tác quản lý, khai thác tốt các thị trường, áp dụng triệt để các biện pháp
thực hành tiết kiệm toàn diện, chống lãng phí, giảm giờ làm thêm, đẩy nhanh
việc tăng năng suất lao động nên việc sản xuất kinh doanh cơ bản thực hiện theo
đúng kế hoạch đã đề ra.
Doanh thu cũng như lợi nhuận các năm luôn tăng so với cùng kỳ. Đây là
nỗ lực đáng ghi nhận của tập thể Công ty, giúp doanh nghiệp có thể đứng vững
trên thị trường hiện nay.
2.2. Hoạt động thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm của Công ty May Việt Tiến:
2.2.1. Nghiên cứu thị trường và khách hàng:
- Đến nay cơ cấu thị trường của Việt Tiến đã được xác định như sau:
EU – 19%, Mỹ 20%, Nhật Bản – 15%, ASEAN – 18%, nội địa – 10%, thị
trường khác – 18%. Đối với thị trường trong nước Công ty đã dành 10% năng
lực để nắm thị phần trong nước và chuẩn bị hội nhập với nền kinh tế ASEAN.
- Công ty đặc biệt quan tâm đến phát triển hàng FOB để thay thế phương
thức gia công nhằm chủ động trong sản xuất và chiếm lĩnh thị trường với tỷ lệ
so với năng lực sản xuất là 30%. Doanh thu FOB chiếm 70% trong tổng doanh

thu sản xuất Công nghiệp.
- Công ty đặc biệt quan tâm đến chiến lược phát triển khách hàng tại thị
trường trong và ngoài nước. Hiện nay sự tín nhiệm của khách hàng đối với sản
phẩm Công ty Việt Tiến rất cao, uy tín của Công ty cũng đã được khẳng định.
Hiện nay Việt Tiến có 77 khách hàng là Doanh nghiệp trong nước và 82 khách
hàng là tổ chức trên quy mô 52 quốc gia trên thế giới. Phương trâm của Việt
Tiến hiện nay là tập trung vào thị trường nội địa, ưu tiên khách hàng truyền
thống và phát triển khách hàng ở thị trường mới.
Thông qua việc phân tích môi trường kinh doanh giúp Ban lãnh đạo thấy
được thế mạnh điểm yếu của Công ty, thấy được vị thế của sản phẩm trên thị
trường sơ với đối thủ cạnh tranh. Trên cơ sở đó có những phương pháp hoàn
thiện sản phẩm cũng như đưa ra những sản phẩm mới làm tăng sức cạnh tranh
của Công ty, từ đó xác định các chiến lược cạnh tranh phù hợp với từng đối thủ,
dành ưu thế chủ động trên thị trường.
2.2.2. Liên doanh hợp tác tiêu thụ sản phẩm:
Trong 10 năm qua Công ty Việt Tiến đã mở rộng hợp tác với các tỉnh
thành trong cả nước bao gồm: Hà Nội, Ninh Thuận, Thành phố Hồ Chí Minh,
Đồng Nai, Tiền Giang, Bến Tre, Vĩnh Long, Cần Thơ. Bên cạnh đó, Công ty
còn thành lập 6 Công ty liên doanh trong nước bao gồm:
- Công ty May Tây Đô là liên doanh giữa VTEC và Công ty thực phẩm
bách hóa Cần Thơ, công suất 3,5 triệu sản phẩm/năm, lao động 1347 người,
doanh thu 102 tỷ đồng/năm
- Công ty May Đồng Tiến là liên doanh giữa VTEC và Sở Thương Mại
Đồng Nai, công suất 3,2 triệu sản phẩm/năm, lao động 2270 người, doanh thu
129 tỷ đồng/năm.
- Công ty May Tiền Tiến là liên doanh giữa VTEC và Công ty Thương
Mại Tổng hợp Tiền Giang, công suất 3,4 triệu sản phẩm/ năm, lao động 1315
người, doanh thu 68.6 tỷ đồng/năm.
- Công ty may Việt Tân là liên doanh giữa VTEC với Công ty Thương
nghiệp huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang, công suất đạt 0,68 triệu sản phẩm/năm,

lao động 466 người, doanh thu đạt 6,7 tỷ đồng/năm.
- Công ty may Tiến Thuận là liên doanh giữa VTEC và Công ty sản xuất
kinh doanh tổng hợp tỉnh Ninh Thuận, công suất là 0,9 triệu sản phẩm/năm. Lao
động là 700 người, doanh thu 6,7 tỷ/ năm.
- Công ty may Việt Hồng là liên doanh giữa VTEC và Ngân hàng Công
thương tỉnh Bến Tre, công suất là 0,7 triệu sản phẩm/năm, lao động 463 người,
doanh thu đạt 10,5 tỷ đồng/năm.
Với hoạt động liên doanh này Công ty Việt Tiến đã tăng thêm thị trường
để phát triển tiêu thụ sản phẩm. Các Công ty liên doanh này đều hoạt động theo
hình thức: Việt Tiến chuyển giao Công nghệ, đào tạo bộ máy điều hành tổ chức
sản xuất – cung ứng thiết bị - khai thác thị trường và bao tiêu sản phẩm. Địa
phương chủ yếu góp mặt bằng nhà xưởng, đất đai, cung cấp lao động tại chỗ.
Nhìn chung hoạt động liên doanh mở rộng thị trường cho đến nay đều thành
công và có lãi.
2.2.3. Huy động các nguồn lực cho sản xuất sản phẩm:
Số liệu của Tổng cục thống kê cho thấy, tính đến ngày 01/01/2004 cả
nước có khoảng 72.012 doanh nghiệp thực tế hoạt động với tổng số vốn là
1.724.558 tỷ đồng. Nếu quy đổi ra Đôla Mỹ thì quy mô vốn của các Doanh
nghiệp Việt Nam chỉ tương đương với một tập đoàn đa quốc gia cỡ trung bình
trên thế giới.
Những khó khăn trong việc tiếp cận các nguồn vốn của doanh nghiệp
Việt Nam là rất lớn, trong khi vốn tồn đọng trong các nguồn là rất nhiều, và việc
huy động vốn trong dân vào đầu tư sản xuất chưa được phát huy tối đa. Với khả
năng tiếp cận nguồn vốn hạn chế, các doanh nghiệp thường có xu thế chiếm
dụng vốn lẫn nhau, gây ra tình trạng lây nhiếm rủi ro giữa các doanh nghiệp .
Ý thức được vấn đề trên, Ban lãnh đạo Công ty may Việt Tiến đã cố gắng
khắc phục bằng cách sau khi trừ đi các chi phí phục vụ sản xuất kinh doanh thì
phần lợi nhuận còn lại Công ty đưa vào đầu tư lại, huy động nguồn vốn tự có
của cán bộ công nhân viên trong doanh nghiệp và phát hành cổ phần ra bên
ngoài để thu hút vốn đầu tư.

Trong những năm gần đây, Công ty đã tiến hành thay thế lại toàn bộ các
thiết bị mới, hiện đại phục vụ cho sản xuất những sản phẩm đòi hỏi chất lượng
cao. Các máy móc được trang bị đồng bộ, các danh mục sản phẩm không ngừng
được mở rộng, nâng cao năng suất lao động và hạ giá thành sản phẩm. Đây là
một trong những khoản đầu tư lớn của doanh nghiệp, chiếm số vốn không nhỏ
của Công ty, nhưng Việt Tiến vẫn thực hiện và khá thành công.
2.2.4. Tổ chức tiêu thụ sản phẩm phục vụ xuất khẩu:
Như đã nói ở trên, Việt Tiến việc kinh doanh tiêu thụ sản phẩm chủ yếu
là xuất khẩu ra nước ngoài, Các thị trường như Nhật Bản, Hoa Kỳ, các nước
Tây Âu là những đất nước mà Việt Tiến xuất khẩu được nhiều nhất.
Đây là những thị trường rất khó tính, chỉ có những sản phẩm có chất
lượng cao mới có thể canh tranh với các sản phẩm cùng loại và tồn tại được lâu
dài.
Số liệu cụ thể được thể hiện trong biều đồ sau:

×