MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỀ XUẤT HOÀN THIỆN HỆ THỐNG
KÊNH PHÂN PHỐI SẢN PHẨM XE GẮN MÁY TẠI CÔNG TY
TNHH T T
1. Cơ sở các giải pháp hoàn thiện hệ thống kênh phân phối sản phẩm xe
gắn máy tại công ty T&T.
Việc xây dựng tốt mạng lưới phân phối sẽ làm tăng khả năng tiêu
thụ sản phẩm của doanh nghiệp. Mạng lưới phân phối là sự tổng hợp
của nhiều kênh phân phối khác nhau và mỗi kênh sẽ có một số lượng
thành viên nhất định được phân bố trên nhiều khu vực thị trường khác
nhau góp phần đẩy nhanh việc đưa sản phẩm đến tay người tiêu dùng.
Việc tổ chức và duy trì nhiều kênh phân phối cùng một lúc cho phép
doanh nghiệp cùng một lúc có thể tiếp cận nhiều thị trường khác nhau
đáp ứng được nhu cầu của nhiều loại khách hàng.
Xây dựng mạng lưới phân phối nhằm làm tăng khả năng cạnh tranh
của doanh nghiệp trên thị trường. Mạng lưới phân phối có nhiệm vụ thu
thập và cung cấp cho công ty các thông tin về đối thủ cạnh tranh và mức
độ cạnh tranh trên thị trường do vậy công ty có thể chủ động trong việc
thực hiện các biện pháp marketing hỗn hợp của mình. Việc tổ chức tốt
mạng lưới phân phối sẽ giúp cho khách hàng có nhiều cơ hội hơn trong
việc lựa chọn sản phẩm của công ty cũng như gây dựng được một hình
ảnh tốt về công ty. Mặt khác việc tổ chức tốt mạng lưới phân phối sẽ
giúp cho công ty có thể giảm được chi phí, do các trung gian là những
người có kinh nghiệm trong việc tiêu thụ, nhờ vậy giá cả hàng hoá có
thể giảm được một phần và khả năng cạnh tranh được tăng lên.
Việc tạo dựng mạng lưới phân phối chính là việc thực hiện quá
trình chuyên môn hoá, nhờ đó mà các nhà sản xuất có thể chuyên tâm
vào việc nghiên cứu và chế tạo sản phẩm để phục vụ người tiêu dùng
mà không phải lo lắng về việc tiêu thụ sản phẩm trên thị trường. Các
nhà phân phối trung gian do được chuyên môn hoá nên có điều kiện
tiếp cận và phát triển thị trường mục tiêu. Họ có nhiều kinh nghiệm trong
việc tổ chức tiêu thụ cho nên các sản phẩm sẽ được phân phối một
cách có hiệu quả.
Việc hoàn thiện hệ thống kênh phân phối còn nhằm một số mục
đích sau:
Nâng cao hiệu quả của hoạt động sản xuất và kinh doanh mà trước
hết là tăng doanh thu và lợi nhuận.
Đảm bảo cung cấp hàng hoá kịp thời cho người tiêu dùng đủ về số
lượng, đúng chất lượng và đảm bảo cho người tiêu dùng có thể mua
được hàng hoá với điều kiện thuận lợi nhất.
Đảm bảo giữ vững và mở rộng phần thị trường của công ty.
Tận dụng tối đa cơ sở vật chất và mạng lưới tiêu thụ của các trung
gian, nhất là mạng lưới phân phối của các khách hàng công nghiẹp.
2. Các giải pháp hoàn thiện hệ thống kênh phân phối sản phẩm của công ty
T&T.
2.1. Hoàn thiện việc tổ chức kênh.
T&T cần chú ý nhận thức được tầm quan trọng của kênh phân phối
trong việc kinh doanh của mình. Sự thành công của việc xây dựng kênh
phân phối sẽ giúp cho T&T phát triển và giữ vững được thị trường của
công ty, trực tiếp mang lại doanh thu cho công ty. Tuy nhiên, cần chú ý
rằng chi phí cho kênh phân phối là rất lớn và một khí hệ thống kênh
phân phối đã được lập ra thì sẽ phải tốn rất nhiều chi phí để thay đổi và
sự thay đổi này có ảnh hưởng rất lờn đến các hoạt động kinh doanh
khác của công ty.
Các giải pháp về kênh phân phối phải căn cứ vào đặc điểm của
sản phẩm: Như đã biết, đặc điểm của sản phẩm sẽ quy định cấp độ
kênh tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp. Đối với sản phẩm xe máy mà
công ty đang sản xuất kinh doanh nhìn chung không có sự khác biệt
nhiều lắm so với sản phẩm xe máy của các công ty khác.
Thiết kế kênh phân phối phải xuất phát từ thị trường và khả
năng của công ty. Sản phẩm của công ty có thị trường trải dài trên địa
bàn cả nước, tuy nhiên lại tập trung chủ yếu ở các thành phố, các trung
tâm kinh tế xã hội của vùng. Để có thể tồn tại trên thị trường thì việc
thiết kế kênh phân phối phải được xây dựng trên cơ sở nhu cầu của thị
trường, công ty phải hướng trọng tâm vào các thị trường là các trung
tâm kinh tế xã hội lớn bên cạnh đó phải duy trì hệ thống phân phối để
đảm bảo cung cấp sản phẩm cho các khu vực khác.Đồng thời việc gia
nhập vào WTO sẽ làm cho T&T phải đối đầu với nhiều đối thủ cạnh
tranh xâm nhập nên cần phải xây dựng được hệ thống kênh phân phối
mạnh đủ sức đáp ứng việc đưa sản phẩm tới tay khách hàng và hỗ trợ
cho các biện pháp Marketing khác.
Việc thiết kênh phải dựa trên khả năng tài chính của công ty vì đây
là điều kiện quan trọng có ảnh hưởng quyết định đến việc duy trì một
kênh phân phối nào đó.
2.2. Đổi mới cơ chế tuyển chọn trung gian.
Về nguyên tắc đại lý và chi nhánh là những trung gian có quyền
hành động thay mặt công ty trong việc tổ chức hoạt động tiêu thụ sản
phẩm của công ty, do vậy việc tuyển chọn các loại trung gian này phải
hết sức chặt chẽ.
Đối với các đại lý
Để có thể tuyển chọn được các đại lý có năng lực có thể đảm nhận
tốt việc tiêu thụ hàng hoá thì không phải chỉ căn cứ vào chỉ tiêu khả
năng tài chính của người nhận làm đại lý, mà còn phải quan tâm đến rất
nhiều các chỉ tiêu khác như địa điểm đặt đại lý và kho hàng, mối quan
hệ của đại lý với những trung gian khác như các nhà bán buôn và bán
lẻ… Các đơn vị muốn làm đại lý cho công ty chỉ cần chứng minh khả
năng thanh toán của mình và đủ điều kiện kinh doanh là có thể được
nhận làm đại lý cho công ty. Việc thẩm tra, xác minh những điều kiện
khác của đại lý như hệ thống kho hàng, và các phương tiện vật chất
phục vụ cho việc tiêu thụ hầu như là không có.
Do vậy để đảm bảo lựa chọn được đại lý phù hợp thì trước tiên
phải xuất phát từ mục tiêu của việc mở đại lý và phải phân tích xem có
thực sự cần thiết phải mở đại lý tại khu vực thị trường đó hay không.
Nếu thực sự cần thiết thì việc tiếp theo là tìm kiếm các ứng cử viên và
sau đó lựa chọn trong các ứng cử viên đó lấy một hoặc một số người
phù hợp nhất làm đại lý.