Tải bản đầy đủ (.docx) (117 trang)

Thực trạng rối loạn lo âu của học sinh lớp 9 trên địa bàn thành phố hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (590.53 KB, 117 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC

HOÀNG THỊ THU HƢỜNG

THỰC TRẠNG RỐI LOẠN LO ÂU CỦA HỌC SINH LỚP 9
TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SĨ TÂM LÝ HỌC

HÀ NỘI - 2015


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC

HOÀNG THỊ THU HƢỜNG

THỰC TRẠNG RỐI LOẠN LO ÂU CỦA HỌC SINH LỚP 9 TRÊN ĐỊA
BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
LUẬN VĂN THẠC SĨ TÂM LÝ HỌC
CHUYÊN NGÀNH: TÂM LÝ HỌC LÂM SÀNG TRẺ EM VÀ
VỊ THÀNH NIÊN
Mã số: Thí điểm

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS. TS. Đinh Thị Kim Thoa

HÀ NỘI - 2015


LỜI CẢM ƠN


Hoàn thành đƣợc luận văn tốt nghiệp này, em xin bày tỏ lòng kính trọng
và biết ơn sâu sắc đến PGS. TS. Đinh Thị Kim Thoa – ngƣời đã tận tình
hƣớng dẫn, giúp đỡ em trong suốt quá trình thực hiện.
Em xin bày tỏ lòng biết ơn tới các thày, các cô trong và ngoài khoa Tâm
lý học lâm sàng, đã giảng dạy và trang bị cho em những kiến thức khoa học
để em có thể áp dụng trong công việc và cuộc sống.
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn tập thể các thày cô giáo và các em học
sinh khối lớp 9 của 3 trƣờng: THCS Văn Yên, THCS Lê Lợi, THCS Vạn
Phúc quận Hà Đông – Hà Nội, cùng gia đình, bạn bè, ngƣời thân…đã ủng hộ
và tạo điều kiện, giúp đỡ cho tôi điều tra số liệu, khảo sát thực trạng vấn đề tại
địa bàn nghiên cứu trong suốt thời gian qua.
Do điều kiện, thời gian và kinh nghiệm nghiên cứu còn nhiều hạn chế
nên luận văn này không tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy em rất mong nhận
đƣợc sự góp ý của các thày cô giáo và các bạn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 7 tháng 7 năm 2015
Học viên
Hoàng Thị Thu Hƣờng

i


DANH MỤC CÁC
Từ viết

STT

tắt
1
2

3
4

5
6
7
8
9
10

ii


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1:Phân biệtlo âu bình thƣờng và rối loạn lo âu

1718

Bảng 2.1: Số lƣợng học sinh tham gia nghiên cứu theo trƣờng.......................323
Bảng 2.2: Số lƣợng học sinh tham gia nghiên cứu phân theo lớp......................32
Bảng 2.3: Số lƣợng học sinh tham gia nghiên cứu theo giới tính...................... 35
Bảng 2.4: Số liệu về thành tích học tập của học sinh theo các năm....................35
Bảng 2.5: Số liệu về xếp loại hạnh kiểm của học sinh theo các năm..................35
Bảng 2.6: Số anh chị em ruột sống chung dƣới một mái nhà.............................36
Bảng 2.7: Tình trạng hôn nhân của cha mẹ.........................................................36
Bảng 2.8: Trình độ học vấn của cha mẹ..............................................................38
Bảng 2.9: Nghề nghiệp của cha mẹ.....................................................................39
Bản0g 2.10: Thu nhập bình quân tháng của cha/mẹ...........................................40
Bảng 2.11: Hệ số Cronbach – Alpha phản ảnh độ tin cậy ổn định bên trong
của thang và các tiểu thang đo lo âu học đƣờng của Phillips..............................44

Bảng 3.1: Phân loại lo âu theo thang sàng lọc lo âu GAD7................................48
Bảng 3.2: Phân loại rối loạn lo âu theo trƣờng...................................................50
Bảng 3.3: Phân loại rối loạn lo âu theo giới........................................................53
Bảng 3.4: Phân loại rối loạn lo âu theo học lực.................................................. 55
Bảng 3.5: Điểm trung bình và độ lệch chuẩn thang đo của Phillips về các
dạng lo âu học đƣờng.......................................................................................... 57
Bảng 3.6: Phân loại lo âu học đƣờng theo tiêu chí đề xuất của Nguyễn Thị
Minh Hằng.................................................................................................................................................. 61
Bảng 3.7: Điểm trung bình và giá trị kiểm định ANOVA các trƣờng..................63
iii


Bảng 3.8: Giá trị kiểm định trung bình hai mẫu độc lập (t-test) về sự khác biệt
giữa học sinh nam và nữ...................................................................................... 65
Bảng 3..9: Hệ số tƣơng quan Pearson giữa lo âu và kết quả học tập các năm. . .67
Bảng 3.10: Hệ số tƣơng quan Pearson giữa lo âu và trình độ học vấn của cha
mẹ, thu nhập của gia đình....................................................................................69
Bảng 3.11: : Hệ số tƣơng quan giữa tình trạng hôn nhân của cha mẹ, số con
trong gia đình với lo âu theo thang đo Phillips và GAD7.................................... .70
Bảng 3.12: Hệ số tƣơng quan giữa nghề nghiệp của cha mẹ với lo âu theo
thang đo Phillip và lo âu theo thang đo GAD........................................................................... 71

iv


DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 2.1: Số lƣợng học sinh phân theo lớp thƣờng và lớp chọn tham gia
nghiên cứu............................................................................................................33
Biểu đồ 2.2: Thành tích học tập của học sinh qua các năm................................ 35
Biểu đồ 2.3: Biểu đồ về số anh chị em ruột sống chung trong gia đình..............36

Biểu đồ 2.4: Biểu đồ về tình trạng hôn nhân của cha mẹ....................................37
Biểu đồ 2.5: Biểu đồ về thu nhập bình quân của cha mẹ..................................390
Biểu đồ 3.1: Phân loại lo âu theo thang sàng lọc lo âu GAD7............................47
Biểu đồ 3.2: Phân loại RLLA theo trƣờng..........................................................51
Biểu đồ 3.3: Phân loại rối loạn lo âu theo giới....................................................54
Biểu đồ 3.4: Phân loại rối loạn lo âu theo học lực.............................................. 55
Biểu đồ 3.5: Xếp hạng điểm trung bình thang đo của Phillips về các dạng lo
âu học đƣờng....................................................................................................... 58

v


MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT...............................................................ii
DANH MỤC CÁC BẢNG..............................................................................iii
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ...........................................................................v
MỞ ĐẦU...........................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài..........................................................................................1
2. Mục đích nghiên cứu................................................................................... 3
3. Nhiệm vụ nghiên cứu...................................................................................3
4. Khách thể, đối tƣợng nghiên cứu................................................................ 4
4.1. Khách thể nghiên cứu.......................................................................... 4
4.2. Đối tượng nghiên cứu.......................................................................... 4
5. Câu hỏi nghiên cứu......................................................................................4
6. Giả thuyết khoa học..................................................................................... 4
7. Phạm vi nghiên cứu..................................................................................... 5
8. Phƣơng pháp nghiên cứu.............................................................................5
9. Kế hoạch nghiên cứu................................................................................... 6
10. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài...................................................6
10.1. Đóng góp về mặt lý luận....................................................................6

10.2. Đóng góp về mặt thực tiễn................................................................. 6
11. Cấu trúc của luận văn.................................................................................6
1.1. Tổng quan nghiên cứu về vấn đề lo âu và tỉ lệ rối loạn lo âu trong các
nghiên cứu đi trƣớc......................................................................................... 7
vi


1.1.1. Nghiên cứu về rối loạn lo âu và tỉ lệ rối loạn lo âu trên thế giới.....7
1.1.2. Nghiên cứu về rối loạn lo âu và tỉ lệ rối loạn lo âu tại Việt Nam.....8
1.1.3. Nghiên cứu về các yếu tố có liên quan tới rối loạn lo âu ở trẻ.......10
1.2. Các khái niệm cơ bản liên quan đến vấn đề nghiên cứu.........................12
1.2.1. Lo âu............................................................................................... 12
1.2.2. Rối loạn lo âu..................................................................................15
1.2.3. Các dạng RLLA...............................................................................18
1.2.4. Lo âu học đường............................................................................. 19
1.3. Nguyên nhân rối loạn lo âu.....................................................................21
1.3.1. Nguyên nhân sinh học.....................................................................21
1.3.2. Nguyên nhân thuộc vềgia đình – xã hội..........................................21
1.3.3. Nguyên nhân thuộc về chủ thể........................................................ 22
1.4. Đặc điểm sự phát triển tâm – sinh lý ở học sinh lớp 9............................23
Kết luận chƣơng 1......................................................................................... 25
CHƢƠNG 2: TỔ CHỨC VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU...........27
2.1. Vài nét về địa bàn và khách thể nghiên cứu........................................... 27
2.1.1. Địa bàn nghiên cứu.........................................................................27
2.1.2. Khách thể nghiên cứu..................................................................... 29
2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu........................................................................39
2.2.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận....................................................39
2.2.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn.................................................40
2.2.3. Phương pháp xử lý số liệu bằng thống kê toán học........................41
vii



2.3. Công cụ nghiên cứu................................................................................ 41
2.3.1. Bảng hỏi thông tin chung................................................................41
2.3.2. Bảng đánh giá lo âu học đường Phillips........................................ 41
2.3.3. Bảng hỏi sàng lọc rối loạn lo âu GAD-7 của Spitzer.....................44
Kết luận chƣơng 2......................................................................................... 45
CHƢƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU.......................................................46
3.1 Thực trạng tỉ lệ RLLA ở học sinh lớp 9...................................................46
3.2. Thực trạng lo âu học đƣờng ở học sinh lớp 9.........................................56
3.3.Tƣơng quan giữa lo âu và một số yếu tố khác..........................................66
3.3.1. Tương quan giữa lo âu và kết quả học tập các năm.......................66
3.3.2. Tương quan giữa lo âu và trình độ học vấn của cha mẹ, thu nhập
của gia đình...............................................................................................68
3.3.3. Tương quan giữa lo âu và tình trạng hôn nhân của cha mẹ, nghề
nghiệp của cha mẹ, số con trong gia đình................................................ 69
Kết luận chƣơng 3......................................................................................... 71
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ..................................................................72
1. Kết luận......................................................................................................72
2. Khuyến nghị...............................................................................................73
TÀI LIỆU THAM KHẢO...............................................................................75
PHỤ LỤC........................................................................................................80

viii


MỞ ĐẦU
1.

Lý do chọn đề tài

Nếu coi tuổi trẻ là mùa xuân của đời ngƣời thì có thể nói độ tuổi thiếu niên

là mùa xuân của tuổi trẻ. Độ tuổi có nhiều điều đổi thay cả về cơ thể và suy nghĩ,
cảm xúc. Có bao nhiêu câu hỏi, có bao nhiêu trăn trở, bao cảm xúc vui
buồn...Những dự định, ƣớc mơ cho tƣơng lai, cho gia đình...Những mâu thuẫn
nội tâm, mâu thuẫn trong các mối quan hệ với ngƣời xung quanh. Ở giai đoạn
này, các em phải thực hiện nhiều vai trò, nhiều nhiệm vụ do cha mẹ, thày cô, xã
hội quy định. Trong quá trình dần trƣởng thành, các em có thể gặp những khó
khăn mà bản thân các em khó có thể vƣợt qua nếu các em không có sức mạnh,
không có sự trợ giúp từ những ngƣời xung quanh. Và hệ quả sẽ là sự bế tắc, buồn
chán hoặc tuyệt vọng, nhìn nhận tiêu cực về giá trị bản thân...dẫn đến các rối loạn
tâm thần ở các em.
Sức khỏe thể chất, tâm thần và xã hội phát triển cân bằng, hài hòa là cơ sở
cho một cá nhân phát triển toàn diện đƣa lại các hiệu quả của lao động có hữu ích
cho phát triển xã hội và cá nhân. Nếu sức khỏe tâm thần có vấn đề sẽ dẫn tới
thiếu hứng thú trong học tập, vui chơi, suy nghĩ không hợp lý, thiếu thực tế và
dẫn đến các hành vi lệch lạc, quấy nhiễu cuộc sống của cá nhân và các thành viên
trong gia đình, cản trở sự phát triển chung của xã hội.
Theo đánh giá chung của nhiều quốc gia trên thế giới, các rối loạn liên quan
đến tâm lý chiếm 20% -25% dân số. Trong đó rối loạn lo âu là rối loạn thƣờng
gặp và phổ biến. Nghiên cứu của Rieger và cộng sự (1990) cho thấy có khoảng
15% dân số nói chung đã trải nghiệm dấu hiệu đặc trƣng của rối loạn lo âu và
2,3% đến 8,1% đang có rối loạn lo âu hiện hành. Theo thống kê, tỉ lệ mắc phải lo
âu ƣớc tính ở thanh thiếu niên và trẻ em khoảng từ 3% đến 20%, làm cho rối loạn

1


lo âu trở thành một trong những rối loạn thƣờng gặp của trẻ em và thanh thiếu
niên (Albano, Chorpita, & Barlow, 2003).



Việt Nam, một số nghiên cứu gần đây cho thấy, tỷ lệ các vấn đề sức khỏe

tâm thần của trẻ em Việt nam dao đọng từ 9% đến 25%. Nghiên cứu của Ngô
Thanh Hồi (2005), trên địa bàn Hà Nội và lân cận trên 1203 học sinh tiểu học và
trung học cơ sở cho thấy 19,46% các em có vấn đề về sức khỏe tâm thần. Theo
một nghiên cứu về thực trạng lo âu ở học sinh trƣờng PTTH Xuân Đỉnh –Hà Nội
(Nguyễn Thị Hằng Phƣơng, 2010), kết quả thu đƣợc cho thấy 13,4% học sinh có
biểu hiện lo âu. Theo nghiên cứu thực trạng sức khỏe tâm thần của học sinh ở một
số trƣờng THCS thành phố Long Xuyên (Trần Thị Huyền Anh – trung tâm
nghiên cứu KHXH&NV) cho thấy kết quả tự đánh giá mức độ trầm cảm của học
sinh ở khoảng ranh giới là 25,99%, ở khoảng không bình thƣờng là 15,72%. Kết
quả tự đánh giá mức độ lo âu của học sinh ở mức ranh giới là 24,31%, ở khoảng
không bình thƣờng là 19,70%
Học sinh lớp 9 là lứa tuổi vừa bƣớc qua tuổi dậy thì nhƣng chƣa thực sự
trƣởng thành. Thời kì này các em đi qua một loạt những lớp sự kiện, những kinh
nghiệm, sự trải nghiệm hay những nhiệm vụ phát triển đƣợc xác định về mặt xã hội.
Trong giai đoạn phát triển này, những thay đổi của các yếu tố sinh học có ảnh hƣởng
đến các yếu tố tâm lý. Và ngƣợc lại, các sự kiện xã hội, sự trải nghiệm tâm lý đến
lƣợt nó cũng ảnh hƣởng lên hệ thống sinh học. Trong giai đoạn phát triển này có rất
nhiều những mâu thuẫn, những sự kiện xã hội liên quan đến nhu cầu và nhiệm vụ
phát triển đòi hỏi học sinh phải đáp ứng nhƣ chúng vừa muốn là trẻ con, đƣợc mọi
ngƣời chú ý, quan tâm, chăm sóc nhƣng cũng rất muốn là ngƣời lớn đƣợc trao
quyền tự quyết định, đƣợc tôn trọng các vấn đề riêng tƣ, đƣợc tự giải quyết các vấn
đề cá nhân... Học sinh lớp 9 phải đƣơng đầu với những khó khăn trong học hành, thi
cử. Quan trọng hơn đó là nỗi lo lắng về kì thi tốt nghiệp và thi

2



chuyển cấp vào THPT mà theo cha mẹ và các em thì đó là kì thi quyết định tƣơng
lai của mỗi ngƣời. Ngoài ra, các em còn phải đối mặt với các mối quan hệ bạn bè,
thày cô, gia đình……). Đó chính là những lo âu bình thƣờng mà bất cứ ngƣời

trƣởng thành nào cũng từng trải qua. Tuy nhiên, lo âu diễn ra quá mức sẽ ảnh
hƣởng đến các chức năng về mặt xã hội nhƣ là công việc học tập, giao tiếp. Nếu
lo âu quá nặng sẽ ảnh hƣởng đến chất lƣợng cuộc sống và tƣơng lai của các em
Với mong muốn tìm hiểu về những lo lắng mà học sinh lớp 9 đang trải qua,
những chủ điểm khiến các em lo lắng nhiều hơn trong giai đoạn này cũng nhƣ
cách các em đã ứng phó với những lo lắng đó, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề
tài: “Thực trạng rối loạn lo âu của học sinh lớp 9 trên địa bàn thành phố Hà
Nội”.
2.

Mục đích nghiên cứu
Chỉ ra thực trạng tỷ lệ RLLA và nguyên nhân chính gây ra RLLA cho học

sinh lớp 9. Từ đó đề xuất một số kiến nghị nhằm giảm tỷ lệ và mức độ lo âu cho
học sinh.
3.

Nhiệm vụ nghiên cứu

3.1. Điểm luận các công trình nghiên cứu về RLLA nói chung và RLLA của học
sinh THCS nói riêng về tỉ lệ rối loạn lo âu chung trong dân số, các yếu tố ảnh
hƣởng, các vấn đề, chủ điểm mà học sinh lứa tuổi này thƣờng lo lắng.
3.2. Trên cơ sở tham khảo công cụ của các công trình nghiên cứu đi trƣớc, chúng
tôi kế thừa một số công cụ để tham khảo xây dựng công cụ nghiên cứu cho đề tài
này.

3.3.Thử nghiệm công cụ nghiên cứu, tiến hành điều tra thực tế, làm sạch số liệu,
phân tích xử lý số liệu để viết báo cáo..

3


4.

Khách thể, đối tƣợng nghiên cứu

4.1. Khách thể nghiên cứu
Khách thể nghiên cứu là 348 học sinh khối lớp 9: 188 nam và 160 nữ, 15
tuổi, của 3 trƣờng THCS. Trƣờng THCS Lê Lợi 119 học sinh, trƣờng THCS Vạn
Phúc 118 học sinh, trƣờng THCS Văn Yên 111 học sinh. Trong đó có 170 học
sinh lớp chọn và 178 học sinh lớp thƣờng.
Tiêu chuẩn chọn mẫu nghiên cứu: Chỉ đƣa vào nghiên cứu những học sinh
tự nguyện và hợp tác tham gia làm test trong quá trình nghiên cứu và có khả năng
hiểu và trả lời các câu hỏi trong bộ câu hỏi nghiên cứu.
4.2. Đối tượng nghiên cứu
Thực trạng rối loạn lo âu của học sinh lớp 9 (tỉ lệ, các vấn đề lo âu)
5.

Câu hỏi nghiên cứu

5.1.Tỉ lệ RLLA ở học sinh lớp 9 là bao nhiêu?
5.2. RLLA của học sinh tập trung vào những vấn đề gì?
5.3.Mối liên hệ giữa rối loạn lo âu với một số yếu tố khác?
6. Giả thuyết khoa học
6.1.Tỉ lệ RLLA của học sinh lớp 9 là tƣơng đối phổ biến (khoảng từ 10 – 20%)
đo bằng thang sàng lọc GAD7 (theo nhƣ các nghiên cứu đi trƣớc)

6.2. Sự lo âu của học sinh tập trung vào một số lĩnh vựcnhƣ: gia đình, học tập,
quan hệ với giáo viên, với bạn bè…
6.3. Có mối tƣơng quan giữa lo âu với học lực và một số yếu tố nhân khẩu học
của học sinh.

4


7.

Phạm vi nghiên cứu
Do điều kiện về thời gian và tài chính nên mẫu nghiên cứu của chúng tôi chỉ

giới hạn mẫu trên 348 khách thể là học sinh trong 3 trƣờng THCS trên địa bàn Hà
Nội: Trƣờng THCS Lê Lợi Quận Hà Đông, trƣờng THCS Vạn Phúc Quận Hà
Đông, trƣờng THCS Văn Yên Quận Hà Đông.
8.

Phƣơng pháp nghiên cứu

8.1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Tổng hợp tài liệu để xây dựng cơ sở lý
luận, khoảng trống tri thức và tìm kiếm các công cụ hay đƣợc sử dụng trong các
công trình nghiên cứu đi trƣớc.
8.2. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi:Sử dụng các bộ công cụ nghiên cứu
nhƣ sau:
a. Thang đánh giá lo âu GAD7.
Thang sàng lọc, cho biết có bao nhiêu phần trăm học sinh có RLLA.
b. Thang đánh giá lo âu học đường của PHILIPS.
Cho biết các vấn đề học sinh lo lắng là gì? Các em lo lắng vấn đề nào nhất?
c. Bảng hỏi thông tin chung.

Thu thập các thông tin về nhân khẩu học nhƣ tuổi, giới, trình độ học vấn và
nghề nghiệp của cha mẹ, thành phần gia đình, năng lực học tập, hạnh kiểm.
8.3. Phương pháp thống kê: Để phân tích, xử lý số liệu nghiên cứu của đề tài.
Ngoài các phân tích thống kê thông dụng nhƣ phần trăm, tính tổng, điểm trung
bình chúng tôi dùng t-test và ANOVA để phân tích và so sánh giữa các nhóm.
Bên cạnh đó sử dụng tƣơng quan(Pearson) để tìm hiểu mối quan hệ giữa các
thang đo và tiểu thang đo, và một số mối quan hệ khác.

5


9.
-

Kế hoạch nghiên cứu
Tháng 3/2014: Đăng kí nhận đề tài, nhận giáo viên hƣớng dẫn, lập đề

cƣơng nghiên cứu.
- Tháng 4/2014: Bảo vệ đề cƣơng
-

Tháng 5/2014: Thu thập số liệu ở các trƣờng THCS Lê Lợi, THSC Vạn

Phúc, THCS Văn Yên quận Hà Đông, Hà Nội
- Tháng 8/2014: Hoàn thành nhập số liệu và xử lý số liệu nghiên cứu
- Tháng 6/2014: Hoàn thành luận văn
10. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
10.1. Đóng góp về mặt lý luận
Những kết quả thu đƣợc về mặt lý luận sẽ làm phong phú hơn nguồn tƣ liệu
về RLLA của học sinh. Thấy đƣợc một số yếu tố liên quan đến rối loạn lo âu của

các em.
10.2. Đóng góp về mặt thực tiễn
-

Chỉ ra đƣợc thực trạng RLLA của học sinh lớp 9 và mối tƣơng quan giữa

RLLA với một số yếu tố khác.
- Kết quả có thể sử dụng trong tham vấn học đƣờng
11. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu, tài liệu tham khảo, kết luận và khuyến nghị, nội dung
chính của luận văn đƣợc trình bày trong 3 chƣơng:
- Chƣơng 1: Cơ sở lý luận
- Chƣơng 2: Tổ chức và phƣơng pháp nghiên cứu
- Chƣơng 3: Kết quả nghiên cứu

6


CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1. Tổng quan nghiên cứu về vấn đề lo âu và tỉ lệ rối loạn lo âu trong các
nghiên cứu đi trƣớc
1.1.1. Nghiên cứu về rối loạn lo âu và tỉ lệ rối loạn lo âu trên thế giới
Cuối thế kỳ 19, nhiều nhà nghiên cứu đã có sự quan tâm đến tình trạng sức
khỏe tâm thần của con ngƣời. Trong các bệnh về sức khỏe tân tầm, lo âu, trầm
cảm đƣợc xem là những bệnh tâm căn. Đến năm 1866, Morel gộp chung lại
những trạng thái lo âu dƣới cái tên là: “Hoang tƣởng cảm xúc“ (Délire émotif),
khác với hystérie và ƣu bệnh (hypochondria) [30, tr.123].
Sigmend Freud cho rằng lo âu có căn nguyên tâm lý và liên quan đến tính
dục (libido). Theo ông lo âu xảy ra trong vô thức và liên quan đến những xung
đột nội tâm, xung đột này càng nhiều thì lo âu càng nặng. Nhƣng sau đó ông

nhận thấy rằng những tác động của môi trƣờng trong và ngoài cơ thể, đặc biệt là
các sang chấn tâm lý có thể gây lo âu ở các mức độ khác nhau. Cuối cùng ông
định nghĩa lo âu (anxiety) nhƣ là tín hiệu cảnh báo sự nguy hiểm (danger) trong
vô thức và không có đối tƣợng rõ ràng. Điều này khác với sợ hãi (fear) là tín hiệu
cảnh báo trong nhận thức tỉnh táo với một hay nhiều đối tƣợng đƣợc nhận thứccụ
thể.
Bảng phân loại bệnh quốc tế lần thứ 10 (ICD10, 1992) đã ghi nhận sự kết
hợp quan trọng của các rối loạn này với các nguyên nhân tâm lí. Rối loạn lo âu
đƣợc xếp vào các rối loạn tâm căn có liên quan đến stress và dạng cơ thể.
Năm 1994, Hội tâm thần học Mỹ đƣa ra bảng phân loại DSM – IV, coi rối
loạn tâm thần là những triệu chứng bất thƣờng về tâm lý hoặc hành vi có ý nghĩa
về mặt lâm sàng làm ảnh hƣởng đến chức năng sống của cá nhân, suy giảm năng
lực nhận thức hoặc mang đến cảm giác tiêu cực.

7


Nghiên cứu của Rieger và cộng sự (1990) có khoảng 15 % dân số nói chung,
trong cuộc đời đã trải nghiệm các triệu chứng mang đặc trƣng đủ của RLLA và
2,3 – 8,1 % có RLLA hiện hữu.
Tóm lại, qua các nghiên cứu đã đƣợc điểm luận, khái RLLA đã xuất hiện và
đƣợc chú ý nghiên cứu từ cuối thế kỷ 19 trên thế giới. Nội hàm của RLLA đƣợc
nhiều nhà nghiên cứu và tác giả bổ sung và khái quát theo thời gian. Tỉ lệ rối loạn
lo âu trong dân số nói chung ở các nƣớc trên thế giới trong vài thập kỷ qua dao
động trong khoảng từ 15 – 20% dân số trong đó tỉ lệ RLLA ở trẻ em dao động
trong khoảng từ 5,7 – 17,7 %.
1.1.2. Nghiên cứu về rối loạn lo âu và tỉ lệ rối loạn lo âu tại Việt Nam


Việt Nam, số lƣợng trẻ em trong độ tuổi học sinh mắc rối loạn lo âu và


trầm cảm có xu hƣớng tăng lên trong những năm gần đây. Ví dụ nhƣ nghiên cứu
của Hoàng Cẩm Tú và cộng sự trên 1500 trẻ tại hai phƣờng Kim Liên và Trung
Tự (2000) cho thấy có tới 1,9 % đến 3 % trẻ có lo âu – trầm cảm. Nghiên cứu của
Nguyễn Công Khanh (2000) trên 503 học sinh cấp II cho thấy tỉ lệ trẻ đã từng trải
qua rối loạn lo âu là rất cao: 17,65 % - 19,20 %. Một nghiên cứu khác của Hoàng
Cẩm Tú và cộng sự (2007) khảo sát sức khỏe tâm thần ở 1.727 học sinh THCS ở
Hà Nội cho thấy có 25,76% tổng số học sinh có vấn đề về sức khỏe tâm thần,
trong đó số học sinh có những vấn đề cảm xúc (lo âu – trầm cảm) là cao nhất –
chiếm tới 29,7%, tỷ lệ nữ mắc nhiều hơn nam. Còn theo nghiên cứu của Nguyễn
Thị Minh Hằng và Nguyễn Thị Nga (2009), có 20,65% học sinh lớp 1 có lo âu
học đƣờng ở mức độ vừa, trong đó tình huống kiểm tra kiến thức ở lớp học là
nguyên nhân lớn nhất.
Gần hơn, nghiên cứu của Đặng Hoàng Minh, Bahr Weiss và Nguyễn Cao
Minh (2013) đã điều tra dịch tễ trên 1.314 trẻ em từ 6 – 16 tuổi ở 10 tỉnh, thành
phố Việt Nam đã cho thấy có 9,6% trẻ có các vấn đề hƣớng nội ở mức lâm sàng.
8


Trong đó, lo âu/ trầm cảm chiếm 1,8%, thu mình chiếm 2,1%, than phiền cơ thể
chiếm 4,1%. Tỉ lệ này ở mức ranh giới là 18,3%.
Theo Bác sĩ Nguyễn Thanh Hồi - Giám đốc Bệnh viện Tâm thần ban ngày
Mai Hƣơng, kết quả cuộc khảo sát mới đây đƣa ra con số giật mình: 19,46 % học
sinh trong độ tuổi từ 10-16 tuổi gặp trục trặc về sức khỏe tâm thần. Trong khi đó,
hiểu biết của xã hội (thậm chí ngay trong ngành y tế) về chăm sóc sức khỏe tâm
thần còn rất nghèo nàn. Nhƣ vậy, gần 20% trẻ dƣới 16 tuổi có vấn đề sức khỏe
tâm thần [33].
Một nghiên cứu chúng tôi dẫn theo tài liệu của Nguyễn Công Khanh, "Báo
cáo của tổ chức y tế thế giới năm 1995 công bố rằng có khoảng 20% ngƣời lớn
đã có trải nghiệm cơn hoảng sợ trong đời. Theo thống kê của nhiều nƣớc trong

nhiều thập kỷ qua, tỉ lệ rối loạn lo âu trẻ em là 5,7 đến 17,7%. Theo Kashani và
O.Verchell (1997) tỉ lệ rối loạn lo âu trẻ em và vị thành niên Mỹ là khoảng 9%.
Còn tại Hoa Kỳ hiện nay, mỗi năm có hàng triệu dân mắc bệnh này" [16, tr.26].
Nghiên cứu về “Thực trạng gây ra RLLA ở học sinh trƣờng trung học phổ
thông chuyên Quảng Bình” – Nguyễn Thị Hằng Phƣơng, 2007. Điều tra trên 600
học sinh. Kết quả thu đƣợc có 130 học sinh có RLLA(21,6%). Trong một nghiên
cứu khác cũng của tác giả Nguyễn Thị Hằng Phƣơng, 2005 sƣ dụng trắc nghiệm
Zung trong khảo sát thực trạng lo âu ở học sinh đã rút ra một số nhận định nhƣ
sau: Khi so sánh về giới thì các em nam (7,72%) có biển hiện lo âu nhiều hơn nữ
(5,45%). So sánh giữa các lớp thì ở lớp có học lực khá hơn (7,72%) có lo âu
nhiều hơn lớp có học lực trung bình (5,09%). Tình hình lo âu ở học sinh THPT
trên địa bàn thành phố Hà nội qua điều tra dịch tễ trên 220 em, có 13,14% các em
có biểu hiện lo âu
Cụ thể là: 17 em (7,72%) có lo âu nhẹ. 9 em có lo âu trung bình( 4,09%). 1
em có lo âu trên trung bình và 2 em (0,9%) có biểu hiện lo âu bệnh lý.
9


Nguyễn Doãn Thành và cộng sự với nghiên cứu về Thực trạng Stress lo âu
và những liên quan đến lo âu ở học sinh cấp III ở một trƣờng cấp III ở Bình
Thuận (4/2009) thu đƣợc kết quả 38% học sinh có biểu hiện stress lo âu.
Nhƣ vậy, qua những công trình nghiên cứu về rối loạn lo âu ở trẻ em Việt
Nam đã đƣợc điểm luận trên đây, tỉ lệ rối loạn lo âu ở lứa tuổi học sinh trung học
phổ thông có sự dao động lớn có thể từ 15% – 30% tùy thuộc vào mẫu nghiên
cứu, phạm vi nghiên cứu và công cụ sàng lọc sử dụng trong các nghiên cứu.
1.1.3. Nghiên cứu về các yếu tố có liên quan tới rối loạn lo âu ở trẻ
Trong phần này, chúng tôi sẽ điểm luận một số công trình nghiên cứu trong
nƣớc và trên thế giới kết luận về các yếu tố có liên quan đến rối loạn lo âu ở trẻ.
Trong đó phải để đến các yếu tố thuộc về chủ thể, yếu tố gia đình và môi trƣờng
học đƣờng.

Ví dụ liên quan đến yếu tố thuộc về chủ thể, công trình của M. Pior và cộng
sự ( 1983 – 2001) trên 2443 trẻ theo chiều dọc từ lúc trẻ mới sinh tới tuổi 18. Kết
quả cho thấy 42 % những em có tính cách hay xấu hổ, nhút nhát, thu mình đo
đƣợc vào thời điểm 9 tuổi thƣờng phát triển thành rối loạn lo âu vào giai đoạn 13
– 14 tuổi.
Hay liên quan đến yếu tố gia đình, Warren và Huston ( 1997) cho rằng mối
quan hệ mẹ con quá kéo dài sẽ làm tăng trạng thái lo âu của trẻ và sự gắn bó kéo
dài là một yếu tố dự đoán quan trọng về trạng thái lo âu ở trẻ.
Còn liên quan đến môi trƣờng học đƣờng, kết quả thu đƣợc từ nghiên cứu
của Nguyễn Doãn Thành cho thấy có 29% học sinh thƣờng hay bị stress lo âu vì
áp lực thi cử và 33% học sinh thƣờng hay có stress lo âu vì áp lực học tập ở
trƣờng, 70% trong tổng số học sinh thƣờng hay bị stress lo âu vì học môn học
không thích, 48% trong tổng số học sinh bị stress lo âu vì không hợp thầy cô. Hay

10


trong nghiên cứu của Nguyễn Minh Hằng ở học sinh lớp 1 cho thấy có 26,65%
học sinh tham gia nghiên cứu cho biết rất lo lắng trong các tình huống nhƣ kiểm
tra bài cũ, bài tập về nhà, làm bài thi, bài kiểm tra, phát biểu trƣớc lớp, giải bài
tập trên bảng... Đặc biệt, 2/3 trẻ đƣợc hỏi có biểu hiện lo âu liên quan đến mối
quan hệ với giáo viên; 1/3 trẻ xem thành tích học tập là áp lực lớn .
Bên cạnh các nghiên cứu tập trung vào một nhóm nguyên nhân cụ thể, cũng
có nhiều nghiên cứu về các nguyên nhân của RLLA ở học sinh nói chung. Ví dụ
nhƣ nghiên cứu “Thực trạng gây ra RLLA ở học sinh trƣờng trung học phổ thông
chuyên Quảng Bình” của Nguyễn Thị Hằng Phƣơng cho thấy có 4 nhóm yếu tố
gây ra RLLA ở học sinh : 1) Yếu tố học tập. 2) Yếu tố gia đình. 3) Bản thân học
sinh. 4) Mối quan hệ xã hội. Tác giả cũng cho biết mức độ gây lo lắng của các
yếu tố này trong đó xếp hạng cao nhất gây ra RLLA cho học sinh là nhóm yếu tố
liên quan đến học tập. Thứ hai là nhóm yếu tố thuộc về bản thân học sinh. Thứ 3

là nhóm yếu tố thuộc về vấn đề gia đình. Nhóm có ảnh hƣởng ít nhất đến RLLA
là mối quan hệ xã hội. Hay trong một nghiên cứu của tác giả Nguyễn Doãn Thành
trên học sinh cấp III ở Bình Thuận tác giả đã chỉ ra các chỉ số đáng lƣu ý sau : có
5% trong tổng số học sinh thƣờng hay bị stress lo âu về kinh tế gia đình, 33%
trong tổng số học sinh thƣờng hay bị stress lo âu vì áp lực, kỳ vọng học tập từ gia
đình và 78% trong tổng số học sinh thƣờng hay bị stress lo âu vì xung đột trong
quan hệ gia đình
Nghiên cứu một số yếu tố ảnh hƣởng đến sức khỏe tâm thần của một số học
sinh ở một số trƣờng THCS đƣợc thực hiện năm 2005 bởi nhóm nghiên cứu:
TS.BS. Lê Thị Kim Dung, PGS. Nguyễn Võ Kỳ Anh, TS.BSCKII. Lã Thị Bƣởi,
TS.BS. Đinh Đăng Hòe, BS.Nguyễn Xuân Nguyên cho biết các yếu tố ảnh hƣởng
đến các tổn thƣơng SKTT trong đó có RLLA gồm (i) Yếu tố về gia đình (VD
nhƣ sự quan tâm không đúng mức của gia đình: 46,6%; Gia đình ly thân, ly hôn:

11


12,1% số học sinh nhóm đối tƣợng nghiên cứu không sống cùng bố mẹ đẻ; Cha
mẹ đã kỳ vọng vào con cái quá nhiều, nguyện vọng của bố mẹ quá mức về thành
tích học tập 88,9% đạt loại khá giỏi); (ii) Các yếu tố liên quan đến học tập (nhƣ
Điều kiện học tập: môi trƣờng học tập an toàn; học thêm quá nhiều; áp lực trả bài
và thi cử: có nhiều hơn 27% có các biểu hiện lo âu trong thời điểm thi cuối kỳ)
Qua những nghiên cứu trong và ngoài nƣớc đã chỉ ra khá nhiều yếu tố liên
quan tới lo âu ở trẻ tuổi đi học: đặc điểm khí chất,tính cách, hoàn cảnh gia đình đặc
biệt là môi trƣờng học đƣờng. Những yếu tố liên quan đến vấn đề học tập ảnh
hƣởng nhiều đến lo âu của trẻ: Kì vọng của gia đình, môi trƣờng học, áp lực thi cử,
quan hệ với giáo viên...Những yếu tố này có nhiều xáo trộn và thay đổi khi trẻ
chuyển từ cấp 2 lên cấp 3. Tuy nhiên nghiên cứu về RLLA của học sinh trong giai
đoạn chuyển cấp hầu nhƣ chƣa có. Vì vậy nghiên cứu này rất có ý nghĩa thực tiễn.


1.2. Các khái niệm cơ bản liên quan đến vấn đề nghiên cứu
1.2.1. Lo âu
Lo âu là một cảm xúc thông thƣờng của con ngƣời trƣớc các sự kiện của
cuộc sống. Là tín hiệu báo trƣớc một vài trở ngại sắp xảy ra kèm theo sự suy diễn
tính toán sắp đặt của quá trình tƣ duy trƣớc sự thay đổi của cuộc sống hàng ngày
và cho phép con ngƣời sử dụng mọi biện pháp để giải quyết, đƣơng đầu với các
mối đe dọa. Lo âu bình thƣờng sẽ hết khi mọi việc đã giải quyết xong hoặc đƣợc
trấn áp bằng tâm lý.
Có nhiều định nghĩa khác nhau về lo âu:
-

Theo từ điển Tâm lý học Cambridge, lo âu về bản chất là đáp ứng với một

đe dọa không đƣợc biết trƣớc từ bên trong, mơ hồ hay có nguồn gốc xung đột,
còn sợ là đáp ứng với một đe dọa đƣợc biết rõ ràng từ bên ngoài hay không có
nguồn gốc xung đột. Cả hai đều là đáp trả lại các kích thích bất lợi của môi

12


trƣờng nhằm gia tăng tính tích cực của hành vi, chẳng hạn sợ hãi con rắn đƣợc
tìm thấy ở nhiều ngƣời đƣợc cho là có ích nó giúp họ tránh những tổn thƣơng
mà ngƣời không có cảm giác sợ này có thể gặp phải do không lƣờng trƣớc đƣợc
nguy hiểm (nhƣ bị rắn cắn).
-

Theo tác giả Nguyễn Thị Minh Hằng, lo âu là phản ứng cảm xúc của chủ

thể đối với một mối đe dọa về thể chất hay tinh thần(dẫn theo [25, tr. 386])
-


Theo tác giả Nguyễn Minh Tuấn, lo âu là một rối loạn có cấu trúc đơn sơ

thể hiện ra ngoài bằng một mối lo âu không đối tƣợng, lan tỏa và dai dẳng [28,
tr11]
-

Theo tác giả Đinh Đăng Hòe: Lo âu là hiện tƣợng phản ứng bình thƣờng

của con ngƣời trƣớc những khó khăn và các mối đe dọa của tự nhiên, xã hội, mà
con ngƣời phải tìm cách vƣợt qua.
-

Theo bác sĩ Lâm Xuân Điền, Giám đốc bệnh viện tâm thần TP Hồ Chí

Minh: “Lo âu là tâm trạng chờ đợi một việc gì đó sắp xẩy ra mà mình không biết
đƣợc hậu quả”
-

Theo từ điển tâm lý của Nguyễn Khắc Viện, lo âu là việc suy nghĩ về một

điều gì đó có thể xảy ra mà không chắc có thể ứng phó đƣợc là lo. Nếu sự việc cụ
thể mà đã từng gây nguy hiểm thì là lo sợ. Nhƣng khi tâm lý bị rối loạn, thì cá
nhân thƣờng cảm thấy lo nhƣng không biết cụ thể la lo về điều gì.
Từ những cách hiểu khác nhau về lo âu vừa trình bày trên, chúng tôi hiểu
thuật ngữ lo âu nhƣ sau:
-

Lo âu là hiện tƣợng phản ứng cảm xúc tự nhiên (bình thƣờng) của con


ngƣời trƣớc những khó khăn và các mối đe dọa của tự nhiên, xã hội mà con
ngƣời phải tìm cách vƣợt qua để tồn tại.

13


-

Lo âu là một tín hiệu báo động nguy hiểm sắp xẩy đến, cho phép con ngƣời

sử dụng mọi biện pháp để đƣơng đầu với sự đe dọa. Lo âu và sợ hãi cũng có những
điểm khác nhau, với lo âu, đó là một đáp ứng với một sự đe dọa mà cá nhân không
biết đƣợc rõ ràng, mơ hồ, thƣờng phát sinh từ bên trong và mang tính

xung đột, mâu thuẫn. Còn sợ hãi là đáp ứng với một sự đe dọa, mà sự đe dọa này
thƣờng đƣợc xác định hoặc biết rõ, thƣờng phát sinh từ bên ngoài và không
mang tính xung đột.
Nhƣ vậy, trong cuộc sống con ngƣời có những lo âu là chuyện rất bình
thƣờng. Ngƣời lớn thì lo âu chuyện con cái, công việc, quan hệ. Trẻ em thì lo
lắng việc học hành, bạn bè...Cũng chính lo âu làm cho con ngƣời muốn hoàn
thiện bản thân mình, sống có mơ ƣớc, có quyết tâm để đạt đƣợc điều mình muốn,
để khắc phục những khó khăn, xây dựng cuộc sống tốt đẹp hơn.
Nhƣng nếu những lo âu đó kéo dài, lo âu với những nguyên nhân không rõ
ràng, những mối đe dọa không có thực sẽ dẫn đến lo âu mang tính bệnh lí RLLA.
Vấn đề lo âu ở thanh thiếu niên là cảm giác lo lắng về những gì xẩy ra trong
cuộc sống của các em, có ảnh hƣởng tới tình cảm, nguyện vọng... đời sống của
chính các em. Vì trong thời kì này hoạt động chủ đạo của các em là học tập và thể
hiện vai trò trong các mối quan hệ với gia đình, bạn bè, thày cô nên chúng ta có
thể phân loại đƣợc những nguyên nhân gây ra lo lắng, áp lực cho các em chính là
những lo lắng xung quanh áp lực về việc học tập, những mối quan hệ với bạn bè

với thầy cô giáo, và mối quan hệ với cha mẹ, anh chị em gia đình.

14


1.2.2. Rối loạn lo âu
Lo âu là một phản ứng bình thƣờng của con ngƣời. Trong cuộc sống hàng
ngày, khi vƣợt qua đƣợc sẽ giúp con ngƣời điều chỉnh, thích nghi với cuộc sống
và phát triển các chức năng tâm lý. Tuy nhiên, nếu tình trạng lo âu ở mức độ cao
sẽ dẫn tới những trở ngại trong cảm xúc, hành vi của cá nhân, gây khó khăn trong
các hoạt động thƣờng ngày. Ở mức độ cao hơn của tình trạng này là rối loạn lo
âu.
Rối loạn lo âu (RLLA) đƣợc định nghĩa là sự sợ hãi quá mức không rõ
nguyên nhân, do chủ quan của ngƣời bệnh và không thể giải thích đƣợc do một
bệnh tâm thần khác hoặc do một bệnh cơ thể. Rối loạn lo âu là rối loạn mà bệnh
nhân không thể kiểm soát đƣợc, biểu hiện vững chắc, mãn tính và khuếch tán
dƣới dạng kịch phát.
RLLA làm cản trở các hoạt động trong cuộc sống thƣờng ngày của chủ thể,
về cả mặt nhận thức, hành vi và sự phát triển nhân cách của chủ thể.
Theo P. Pichot (1967), lo âu chỉ là sự lo sợ về một đối tƣợng không rõ ràng
hoặc không cụ thể. Fiona Judd và Graham Burrows trong bài viết về “Các rối
loạn loâu”, cho rằng: Lo âu thƣờng gặp là một cảm giác sợ hãi mơ hồ, khó chịu,
lan tỏa cùng với rối loạn cơ thể ở bất cứ bộ phận nào, ít nhất trong thể nhẹ và nhất
thời,chúng ta thƣờng thấy mang tính chu kỳ.
Theo Bremmer có tới 50-90%bệnh nhân có các rối loạn tâm thần khác kéo theo
(trầm cảm, rối loạn ám ảnh cƣỡng chế, loạn thần cấp...). Rối loạn lo âu thƣờng biểu
hiện sau một yếu tố gây stress, chủ thể có cảm giác sợ hãi mơ hồ, sự bất an, bối rối
khó chịu, dễ bị kích thích lo nghĩ về những sự việc vụn vặt...kéo theo cảm giác đau
thắt ngực, đánh trống ngực, cảm giác trống rỗng thƣợng vị, có mồ hôi... Những
ngƣời bị rối loạn lo âu, trầm cảm, stress dai dẳng thƣờng có biểu


15


×