Tải bản đầy đủ (.docx) (311 trang)

Tổ chức tư vấn hướng nghiệp cho thanh niên sau cai nghiện ma túy ở thành phố hồ chí minh luận án TS giáo dục học 62 14 05 10

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.53 MB, 311 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

KHOA SƢ PHẠM

TỔ CHỨC TƢ VẤN HƢỚNG NGHIỆP
CHO THANH NIÊN SAU CAI NGHIỆN
MA TUÝ Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÍ GIÁO DỤC

Chuyên ngành: Quản lí giáo dục
Mã số: 62 14 05 01

Hà Nội 2010


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

̀

LÊ HÔNG MINH

TỔ CHỨC TƢ VẤN HƢỚNG NGHIỆP
CHO THANH NIÊN SAU CAI NGHIỆN
MA TÚY Ở THÀNH PHỐ HỒ CHI MINH

LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC

Chuyên ngành: Quản lý giáo dục
Mã số: 62 14 05 01


HÀ NỘI - 2009
MỞ
ĐẦU

.
MỤC LỤC


1

Lý do chọn đề tài

2.

Mục đích nghiên cứu đề tài

3.

Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu

4.

Giả thuyết khoa học

5.

Nhiệm vụ nghiên cứu

9


6.

Phƣơng pháp nghiên cứu

7.

Phạm vi nghiên cứu

1
2

8.

Những luận điểm cần bảo vệ

9.

Đóng góp mới của luận án

10. Cấu trúc của luận án
CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TỔ CHỨC TƢ VẤN HƢỚNG NGHIỆP
CHO THANH NIÊN SAU CAI NGHIỆN
1.1.

Tổng quan tình hình nghiên cứu vấn đề

1.1.1. Nghiên cứu về quản lý giáo dục và tổchức quản lý người nghiện
1.1.2. Nghiên cứu về tư vấn hướng nghiệp (TVHN)
1.1.3. Nghiên cứu về TVHN cho các nhóm đối tượng đặc biệt

1.2.

Một số khái niệm cơ bản của luận án

1.2.1. Ma tuý, nghiện, cai nghiện, sau cai nghiên ma túy
1.2.2. Thanh niên sau cai nghiện (TNSCN)

1
2
1
2
1
2
1
3
1
7
1
7
1
7
1
8

1.2.3. Quản lý, tổ chức
1.2.4. Tư vấn hướng nghiệp cho thanh niên sau cai nghiện
1.2.5. Tổ chức tư vấn hướng nghiệpcho thanh niên sau cai nghiên
1
9
1

9
2
0


28
29
29
36
36

4
2
4
7


1

1.3.

Sự cần thiết và và tính nhân văn của tổ chức TVHN cho TNSCN

1.3.1. Sự cần thiết của hoạt động giáo dục hướng nghiệp cho TNSCN
1.3.2. Tính nhân văn của tổ chức TVHN cho TNSCN
.1.4. Các yếu tố ảnh hƣởng đến tổ chức TVHN cho TNSCN

5
3
5

3

1.4.1. Phẩm chất và năng lực của cán bộ quản lý

5
6

1.4.2. Đặc điểm tâm lý và hoàn cảnh xã hội của TNSCN

62

1.4.3. Tâm lý, trình độ nhận thức và thái độ của gia đình

62

1.4.4. Môi trường xã hội, nếp sống địa phương

63

1.5.

64

Các tiêu chí đánh giá hoạt động tổ chức TVHN cho TNSCN

1.5.1. Đánh giá về mặt khoa họchệ thống và cơ chế tổ chức TVHN
1.5.2. Đánh giá về mặt chất lượng nội dung giáo dục TNSCN qua TVHN
1.5.3. Đánh giá về mặt nhân sự tham gia tổ chức và TVHN
1.5.4. Kiểm chứng thực tế số TNSCN có việc làm trên cộng đồng
Tiểu kết chương 1


6
5
66
66
68
69

CHƢƠNG 2
THỰC TRẠNG TỔ CHỨC TƢ VẤN HƢỚNG NGHIỆP

69
70

CHO THANH NIÊN SAU CAI NGHIỆN Ở TP. HỒCHÍ MINH
2.1.

Tình hình chung về QLGD và tổ chức TVHN cho TNSCN

2.1.1. Tình hình quản lý giáo dục thanh niên nghiện, tái nghiện ma túy
2.1.2. Tình hình tái nghiện ma túy và thí điểm phòng chống tái nghiện
2.1.3 Quản lý giáo dục người nghiện và sau cai nghiện của TpHCM

71
71
76

.

80



2

2.2.

Khảo sát thực trạng tổ chức TVHN cho TNS

2.2.1.

Hệ thống và cơ chế tổ chức TVHN cho TNSCN

2.2.2.

Nội dung và phương pháp TVHN cho TNSCN

2.2.3.

Năng lực nhân sự của tổ chức và các lực lượng

2.2.4

Thực trạng TNSCN và tình hình an ninh trật tự

2.3.

Kinh nghiệm QLGD TNSCN chống tái nghiệ

2.3.1.


Ý kiến đánh giá của TNSCN về TVHN

2.3.2.

Kinh nghiệm từ chương trình Cai tại chỗ(CTC)
Tiểu kết chương 2
CHƢƠNG 3

GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN TỔ CHỨC VÀ CẢI TIẾN HOẠT ĐỘNG TƢ
VẤN HƢỚNG NGHIỆP CHO THANH NIÊN SAU CAI NGHIỆN TP. HỒ
CHÍ MINH
3.1.

Nguyên tắc đề xuất giải pháp mới và hệ thống các giải pháp

127

3.1.1. Một số nguyên tác đề xuất giải pháp mới

127

3.1.2. Hệ thống các giải pháp

129

3.2.

130

Nhóm giải pháp 1. Hoàn thiện tổ chức TVHN cho TNSCN ở cộng đồng


3.2.1. Giải pháp 1. Xây dựng văn phòng TVHN cho TNSCN ở cộng đồng

130

3.2.2. Giải pháp 2. Củng cố hệ thống tổ chức và cải tiến phương thức hoạt động
của Đội tình nguyện CTXH ở cộng đồng tham gia TVHN cho TNSCN

133

3.2.3. Giải pháp 3. Xây dựng quy chế hoạt động của hệ thống TVHN

139

3.2.4. Giải pháp 4. Tăng cường kiểm tra hoạt động TVHN cho TNSCN

140

3.2.5. Giải pháp 5. Tăng cường xã hội hóa tổ chức TVHN cho TNSCN

142


3

3.3.

Nhóm giải pháp 2: Xây dựng nội dung và phƣơng pháp giáo dục

TNSCN qua TVHN (10 chuyên đề giáo dục )


144

3.3.1. Giải pháp 1 : Giáo dục kỹ năng khởi nghiệp và lao động nghề nghiệp

144

3.3.2. Giải pháp 2: Giáo dục kỹ năng sống, đối phó tình huống có nguy cơ

148

3.4.

155

Nhóm giải pháp3: Bồi dƣỡng nhân sự tổ chức TVHN cho TNSCN

3.4.1. Giải pháp 1: Bồi dưỡng chung cho người làm việc với TNSCN

155

3.4.2. Giải pháp 2: Bồi dưỡng cán bộ quản lý TVHN cho TNSCN

160

3.4.3. Giải pháp 3: Bồi dưỡng nghiệp vụ TVHN cho tình nguyện viên

162

3.5.


Mối quan hệ hữu cơ giữa các giải pháp

163

3.6.

Tổ chức thực nghiệm

164

3.6.1. Mục đích, giới hạn thực nghiệm

164

3.6.2. Nội dung thực nghiệm

165

3.6.3. Tiến trình và phương pháp thực nghiệm

165

3.7.

176

Đánh giá kết quả thực nghiệm

3.7.1. Đánh giá về măṭ khoa hocc̣ tổ chức thực nghiệm TVHN choTNSCN


176

3.7.2. Đánh giá về mặt chất lượng nội dung giáo dục TNSCN qua TVHN

177

3.7.3. Đánh giá về phẩm chất và năng lực nhân sự tham gia TVHN

188

3.7.4. Kiểm chứng thực tế số lượng TNSCN có việc

189

làm Tiểu kết chương 3

192

Kết luận kiến nghị

193

Danh mục tài liệu tham khảo.

197

Danh mục công trình đã công bố liên quan đến luận

206


án Phụ lục

207


4

CHÖ THÍCH CÁC TỪ VIẾT TẮT

CLB

Câu lạc bộ

CTXH

Công tác xã hội

ĐC

Đối chứng

ĐTN

Đội tình nguyện hoạt động xã hội

LHQ

Liên Hiệp Quốc


LĐTBXH

Lao động Thƣơng binh và xã hội

LVEP

Chƣơng trình giáo dục giá trị sống

NCH

Ngƣời có HIV

NSC

Ngƣời sau cai

QLGD

Quản lý giáo dục

SXVL

Sắp xếp việc làm

TCGD

Tổ chức giáo dục

TN


Thực nghiệm

TNSCN

Thanh niên sau cai nghiện

Tp.HCM

Thành phố Hồ Chí Minh

TTDN

Trung tâm dạy nghề

TT.GTVL

Trung tâm giới thiệu việc làm

TVHN

Tƣ vấn hƣớng nghiệp

UBDSGĐTE

Ủy ban dân số gia đình và trẻ em

UBND

Ủy ban nhân dân


VPTV.GĐ.TE

Văn phòng tƣ vấn gia đình và trẻ em


5

DANH MỤC SƠ ĐỒ VÀ HÌNH VẼ
1.1

Tam giác hƣớng nghiệp Platonop

1.2

Quá trình tổ chức các hoạt động tƣ vấn hƣớng nghiệp c

1.3

Thang nhu cầu con ngƣời của Abraham Maslow

2.1

Số ngƣời nghiện ma túy Việt Nam tăng giảm hằng năm

2.2

Hệ thống quản lý các trung tâm cai nghiện ở TpHCM

2.3


Sơ đồ tổ chức Đội Tình Nguyện CTXH ở phƣờng /xã

2.4

Sơ đồ vị trí TVHN trong phòng tƣ vấn của Trung tâm c

2.5

Hiện trạng hệ thống quản lý giáo dục TNSCN trong cộ

2.6

Mối quan hệ của Đội tình nguyện CTXH với các tổ chứ

2.7

Tỷ lệ TNSCN có nghề và không có nghề

2.8

Tỷ lệ TNSCN có nghề, học nghề trƣớc và sau cai nghiệ

2.9

TNSCN đánh giá về cán bộ tƣ vấn

3.1

Các mối quan hê ̣liên kết hoaṭđông ̣ cua ănV phòng TVH


3.2

Mô hình tổ chức đội tình nguyện kiểu truyền thống

3.3

Mô hình tổ chức đội đặc nhiệm

3.4

Mô hình chọn ngẫu nhiên số TNSCN đại diện mẫu TN

3.5

Mức tiến bộ của mẫu thực nghiệm (%)

3.6

Mức tiến bộ của mẫu đối chứng (%)

3.7

Mức tiến bộ mẫu thực nghiệm so với mẫu đối chứng

̉̉

DANH MỤC BẢNG BIỂU
2.1

Tình hình cai nghiện và tỷ lệ tái nghiện ở một số tỉnh th


2.2

Nguyên nhân tái nghiện ở một số tỉnh thành (%)

2.3

Xu huớng chọn nghề của TNSCN khi còn ở trung tâm 0

2.4

Tình trạng việc làm của TNSCN trở về cộng đồng sau 6

2.5

Nghề và công việc phù hợp với TNSCN ở TpHCM


6

2.6

TNSCN có ý kiến về phƣơng pháp giáo dục đồng đ

2.7

Các phƣơng thức tiếp tục giáo dục TNSCN phù hợ

2.8


Khác biệt tâm lý quan trọng của TNSCN trƣớc và s

2.9

Nguyên nhân tái nghiện đối với TNSCN đƣợc TVH

2.10

Bệnh lý tâm thần và di chứng trên hệ thần kinh của

2.11

Hứng thú tự tạo việc làm đối với TNSCN đƣợc CB

2.12

Tỷ lệ % Số TNSCN ở cộng đồng đƣợc vay vốn

2.13

Tỷ lệ % tình nguyện viên đƣợc tập huấn TVHN và

2.14

TNSCN đánh giá chung về cán bộ tƣ vấn

2.15

Kiến thức kỹ năng cần đào tạo bổ sung cho tƣ vấn


3.1.

Ý kiến đánh giá của chuyên gia

3.2.

Kết quả đánh giá trƣớc thực nghiệm của mẫu thực

3.3

Kết quả đánh giá trƣớc thực nghiệm của mẫu đối c

3.4

So sánh trƣớc thực nghiệm giữa mẫu thực nghiệm

3.5

Kết quả

3.6

Kết quả

3.7

Mức tiến bộ của mẫu thực nghiệm (a‟-a)

3.8.


Mức tiến bộ của mẫu đối chứng (b‟-b)

3.9

So sánh mức tiến bộ giữa mẫu TN với mẫu ĐC

3.10

Đánh giá hiệu quả hoạt động của cán bộ và tình ngu

3.11

Báo cáo TNSCN đƣợc TVHN và SXVL ở mẫu thự

3.12

Báo cáo TNSCN đƣợc SXVL ở mẫu đối chứng 1

3.13

Báo cáo TNSCN đƣợc SXVL ở mẫu đối chứng 2

3.14

Tỷ lệ % TNSCN đƣợc TVHN và SXVL ở 2 mẫu Đ


7

MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
1.1. Những năm gần đây, ma tuý đã trở thành một tệ nạn xã hội trên khắp thế
giới, mang tính toàn cầu. Công ƣớc quốc tế 1961, 1971, 1988 và những hội
nghị quốc tế liên tiếp hằng năm từ năm 1991 đến nay về các vấn đề kiểm soát
và phòng chống ma tuý nói lên nguy cơ mà thế giới, trong đó có Việt Nam
đang phải đối đầu. Theo Báo cáo ma túy thế giới 2006 (2006 World drug
report), năm 2004, số ngƣời sử dụng ma túy trên thế giới tăng lên đến 200
triệu, chiếm 4,9% dân số 15-64 tuổi [93, trg 8].. Điều đáng lo ngại nhất là
ngày càng phát triển các đƣờng dây mua bán, vận chuyển ma túy xuyên quốc
gia; tạo nhiều băng đảng, mafia, khủng bố, câu kết nhiều thế lực chính trị, gây
chiến tranh. Ma túy thƣờng đi đôi với nghèo đói, thất nghiệp; Kết hợp với đại
dịch HIV-AIDS, lây lan rất nhanh trong cộng đồng, làm thay đổi chất lƣợng
dân số, hủy diệt nòi giống, ngăn cản nỗ lực xóa đói giảm nghèo, phát triển xã
hội, làm suy yếu nền kinh tế quốc gia, kéo theo nhiều tệ nạn xã hội, gây rối trị
an; Tội phạm tăng nhanh nhƣ những ung nhọt xã hội, khó chữa trị, ngủ ngầm
và dễ phát tán khi có thời cơ. Ngƣời nghiện ma túy đã đƣợc chữa trị rất dễ bị
tái nghiện nếu không có việc làm ý nghĩa, phù hợp, kèm theo các dịch vụ y
tế và tƣ vấn tâm lý xây dựng lại tố chất con ngƣời, chấp nhận các giá trị sống,
rèn luyện kỹ năng sống , yêu lao động, hòa nhập cộng đồng, tƣ duy tích cực...
1.2. Tổ chức giáo dục hƣớng nghiệp và hỗ trợ việc làm qua con đƣờng tƣ vấn
cụ thể cho thanh niên sau cai nghiện trở nên khẩn thiết hơn đối với thanh niên
bình thường vì con sâu làm rầu nồi canh . Môṭthanh niên nghiêṇ ma túy , cả
cộng đồng bất an, và hiểm họa ma túy dễ dàng kết hợp với tệ nạn mãi dâm ,
tôịphaṃ , HIV-AIDS bùng phát công ̣ hƣởng , nhanh chóng làm băng hoaị
đông đảo thanh niên , gây rối trâṭtƣ ̣, đời sống nhân dân , ảnh hƣởng phát
triển kinh tếxa h ̃ ôị, an ninh quốc gia ...nếu không đƣơc ̣ ngăn chăṇ kip ̣ thời .


8


1.3. Ở Việt Nam, năm 2000 nhà nƣớc tổ chức cai nghiện cho 92.617 ngƣời
nghiện ma túy trên cộng đồng và các trung tâm/trƣờng trại cai nghiện. Năm
2004 tăng lên 170.407 ngƣời và trong năm có gần 1.500 ngƣời chết vì tiêm
chích ma túy bị sốc, và dịch bệnh. Cả nƣớc chỉ còn 48,75% phƣờng xã không
có ma túy. Theo Báo cáo ma túy thế giới năm 2007, Việt Nam có 53% ngƣời
tiêm chích ma túy bị nhiễm HIV, gây tác hại nhiều mặt về an ninh, kinh tế, xã
hội. [94,trg 68]. Gần đây, tại thành phố Hồ Chí Minh, có 34.563 lƣợt ngƣời
đa số là thanh niên sau cai nghiện (TNSCN) đƣợc tập trung cai nghiện ở 18
trung tâm mãn hạn, trở về tái hòa nhập cộng đồng. Tính đến tháng 7/ 2009 đã
có 14.657 ngƣời hoàn thành cai nghiện, trong đó: về xã, phƣờng 12.259
ngƣời, 629 ngƣời nhiễm HIV/AIDS và 681 trƣờng hợp tử vong, nhưng đáng
ngại nhất là con số hằng vạn người này sẽ tái nghiện, (vào những năm 1990,
tỷ lệ tái nghiện thông thƣờng là trên 90% )
Do vậy, tiếp tục quản lý giáo dục, hỗ trợ việc làm, phòng chống tái nghiện
cho TNSCN là một vấn đề thời sự bức xúc của Nhà nước và của xã hội. Đến nay,
các nhà hoạch định chính sách chƣa giải quyết dứt khoát, nên tiếp tục quản lý
giáo dục TNSCN ở các cơ sở cai nghiện tập trung, hay tiếp tục tổ chức quản lý
giáo dục ở địa phƣơng.. Theo quan điểm lịch sử và quan điểm hệ thống trong
quản lý giáo dục đối tƣợng đặc biệt, phải công nhận rằng :

(1)

Dù tập trung cai nghiện bao lâu rồi cũng về cộng đồng sinh sống,

cần chuẩn bị thành lập một hệ thống tổ chức hợp lý, tiết kiệm ngân sách, hoạt
động bền vững, tiếp tục quản lý giáo dục TNSCN ở cộng đồng,
(2) Hệ thống tổ chức đó trực tiếp lãnh đạo các đội tình nguyện
công tác
xã hội, gồm những cán bộ lão luyện, giỏi giáo dục, giáo dục lại các đối tƣợng
đặc biệt, không đòi hỏi thù lao cao. Nhƣng làm việc theo phong trào thiếu tổ

chức thƣờng xuyên kiểm tra, động viên giao nhiệm vụ, và triết lý nghiệp vụ
thƣờng đƣợc suy diễn theo kiểu kẻ cả, dày dạn kinh nghiệm và ban ơn.


9

(3)

Do tâm lý của TNSCN, rất ngại giao tiếp, nên mọi hoạt động giáo

dục, quản lý giáo dục đều phải qua con đƣờng tư vấn tâm lý. Chủ đề của giáo
dục TNSCN là giáo dục hướng nghiệp, hoạt động chủ yếu của giáo dục viên
là hoạt động tư vấn hướng nghiệp (TVHN), tƣ vấn tự tạo việc làm hoặc tìm
việc làm hỗ trợ cho TNSCN.
Nhà nƣớc đã có Thông tƣ liên bộ số 27/2003/TTLT-BLĐ TBXH-BTCUBTƢM TQVN, ngày 18/12/2003, về việc hƣớng dẫn thành lập Đội tình
nguyện công tác xã hội (ĐTN.CTXH) địa phƣơng, phòng chống tệ nạn xã hội,
giúp đỡ TNSCN tái hoà nhập cộng đồng. Tuy nhiên, hiệu quả hoạt động của đội
chƣa cao, vì đội chịu nhiều đầu mối lãnh đạo ở phƣờng xã, hệ thống vận hành
nặng về quản lý hành chánh hơn là nghiệp vụ giáo dục, quản lý giáo dục.

Dựa vào thông tƣ trên, sử dụng nhân sự và các nguồn lực sẵn có trên
cộng đồng, hoàn thiện tổ chức, thành lập hệ thống tổ chức TVHN cho TNSCN
với cơ chế hoạt động linh hoạt nhƣng bền vững và đặc biệt sáng tạo nội dung
mới, phƣơng thức mới, cải tiến nội dung giáo dục, nuôi dưỡng mối quan hệ
tương giao nhân ái giữa người tư vấn và TNSCN, giúp TNSCN nhận thức sâu
xa giá trị sống với lao động nghề nghiệp và tăng cƣờng kỹ năng sống, hỗ trợ
TNSCN thực tế đối phó với các tình huống có nguy cơ tái nghiện là chiến
lƣợc khả thi và thiết thực, góp phần định hƣớng mục tiêu phƣơng pháp tiếp
tục quản lý giáo dục TNSCN ở cộng đồng.
Hiện nay, vấn đề tổ chức, quản lý giáo dục ngƣời sau cai nghiện nói chung

và TNSCN nói riêng đã có một số công trình nghiên cứu. Nhƣng dƣới nhãn quan
khoa học quản lý giáo dục, chƣa có công trình nào nghiên cứu ở cấp độ luận án tiến
sỹ. Với những lý do trên, tác giả đã chọn đề tài: “Tổ chức tư vấn hướng

nghiệp cho thanh niên sau cai nghiện ma túy ở thành phố Hồ Chí Minh”
làm luận án tiến sỹ của mình.


10

2.

Mục đích
Đề xuất giải pháp thành lập tổ chức hệ thống tư vấn hướng nghiệp

tiếp tục quản lý giáo dục TNSCN ở cộng đồng qua các bƣớc hoàn thiện tổ
chức và đổi mới nội dung phƣơng pháp giáo dục TNSCN của các đội tình
nguyện phòng chống TNXH ở Tp.Hồ Chí Minh.
3.

Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu

3.1. Khách thể: Quá trình tổ chức tƣ vấn hƣớng nghiệp cho TNSCN tại
cộng đồng trên địa bàn TP HCM.
3.2. Đối tượng: Giải pháp tổ chức hoạt động TVHN cho TNSCN tại TpHCM.

4.

Giả thuyết khoa học
Phòng chống tái nghiện ma tuý cho TNSCN tại cộng đồng hiện nay còn


ít kết quả, chủ yếu do cách tổ chức và nội dung, phƣơng pháp quản lý giáo
dục chƣa thật phù hợp.
Nếu xây dựng đƣợc một tổ chức TVHN làm đầu mối, liên kết, điều
phối sự tham gia của các cấp chính quyền, các tổ chức xã hội hiện có trên
cộng đồng dân cƣ và cải tiến nội dung, phƣơng pháp hoạt động TVHN phù
hợp với đối tƣợng TNSCN thì sẽ nâng cao đƣợc kết quả tổ chức, quản lý giáo
dục TNSCN tại cộng đồng.
5.

Nhiệm vụ nghiên cứu

5.1. Xác định cơ sở lý luận của tổ chức TVHN trong quản lý giáo dục TNSCN

5.2. Đánh giá thực trạng tổ chức TVHN cho TNSCN ở tp Hồ Chí Minh.
5.3. Đề xuất giải pháp thành lập tổ chức TVHN cho TNSCN qua các bƣớc hoàn
thiện tổ chức và cải tiến hoạt động đội tình nguyện CTXH tại phƣờng xã.

5.4. Tổ chức thực nghiệm giải pháp hoàn thiện tổ chức và cải tiến hoạt động
TVHN cho TNSCN tại cộng đồng.


11

6.
6.

Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu
1. Phương pháp luận


Luận án đƣợc tiến hành nghiên cứu theo hai quan điểm cơ bản sau:
6.

1.1. Quan điểm xã hội- lịch sử

TNSCN là một nhóm xã hội đặc thù, nhƣng họ là con đẻ của hoàn cảnh xã
hội lịch sử cụ thể trên địa bàn TP HCM. Họ mắc nghiện, quá trình cai nghiên
cũng nhƣ tái hoà nhập xã hội SCN đều gắn liền với diễn biến đời sống của họ
trong bối cảnh kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội không ngững biến đổi trên
địa bàn thành phố cũng nhƣ của cả nƣớc. Cho nên để nghiên cứu tổ chức
TVHN, quản lý giáo dục những TNSCN tại cồng đồng cần thấu hiểu tâm tƣ
nguyện vọng, hoàn cảnh sống của họ trong môi trƣờng cụ thể mới giúp họ
một cách thiết thực, cụ thể để tái hoà nhập cộng đồng có kết quả.
Mặt khác, cai nghiện là một vấn đề đã có ở nƣớc ta từ nhiều năm nay, Nhà
nƣớc ta cũng rất quan tâm đến vấn đề này và cũng đã hình thành nhiều loại
hình tổ chức, quản lý, giáo dục ngƣời nghiện và sau cai nghiện
Do vậy, nghiên cứu để xuất giải pháp về tổ chức tƣ vấn và hƣớng nghiệp
cho TNSCN cần kế thừa những kinh nghiệm đã có để đề xuất cách tổ chức
cũng nhƣ nội dung, phƣơng pháp hoạt động TVHN cho TNSCN phù hợp hơn
với hoàn cảnh hiện nay.
6.1.2. Quan điểm hệ thống
Quan điểm này đƣợc quán triệt trong nghiên cứu, phân tích hệ thống các
tổ chức quản lý giáo dục cai nghiện và sau cai nghiện đã có và hiện có trên địa
bàn TP HCM. Hệ thống tổ chức này đƣợc mô hình hoá, phân tích để đánh giá,
rút ra những ƣu điểm và hạn chế. Việc nghiên cứu, xây dựng một tổ chức mới
với mô hình và cơ chế hoạt động mới cũng phải dựa trên quan điểm hệ thống.
Tức là chỉ ra hệ thống các yếu tố cấu thành tổ chức, hệ thống các mối quan hệ và
cơ chế hoạt động; hệ thống các yếu tố cấu thành điều kiện tồn tại và phát triển
bền vững của tổ chức. Các hoạt động của tổ chức cũng đƣợc thiết kế theo



12

quan điểm hệ thống: Mục tiêu, nội dung, phƣơng pháp, điều kiện triển khai
hoạt động...
Tóm lại, cách tổ chức và các hoạt động TVHN cho TNSCN trong luận án
này đƣợc nghiên cứu theo quan điểm xã hội - lịch sử và quan điểm hệ thống.
6.2. Phương pháp nghiên cứu
6.2.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận
Để xây dựng cơ sở lý luận của luận án, tác giả đã thu thập, hệ thống hóa các tài
liệu liện quan, nghiên cứu, phân tích, khái quát hoá chúng theo ba hƣớng chủ yếu:

-

Lý luận về tổ chức, quản lý giáo dục TNSCN;

-

Lý luận về TVHN;

-

Tổ chức TVHN cho TNSCN tại cộng đồng.

6.2.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
6.2.2.1. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi
+

Khảo sát thực trạng TVHN cho TNSCN:
Tác giả đã phát phiếu hỏi 364 ngƣời, gồm 3 bảng hỏi CBQL (n=140)


và 3 bảng hỏi TNSCN, (n=224) kết quả đƣợc phân tích ở chƣơng 2.
+

Đánh giá kết quả tổ chức thực nghiệm :
Để đánh giá kết quả tổ chức thực nghiệm, tác giả đã phát phiếu hỏi cho

122 ngƣời, gồm 65 tƣ vấn viên hƣớng nghiệp (tình nguyện viên), 30 chuyên
gia và 27 cán bộ phụ trách TNXH phƣờng. (xem mẫu ở bảng 3.1, 3.2, và mẫu
phân tích kết quả 3.3, phụ lục 5, trg 243-250).
6.2.2.2. Phương pháp quan sát
Quan sát là phƣơng pháp thƣờng xuyên đƣợc sử dụng qua các cuộc
tiếp xúc với TNSCN qua quá trình hợp tác đào tạo nghề với các trung tâm cai
nghiện và các cộng đồng có TNSCN, nhất là khi tìm hiểu về thực trạng đời
sống, công việc, tâm tƣ của họ để tƣ vấn cho họ.


13

6.2.2.3. Phương pháp tổng kết thực tiển
Thành phố Hồ Chí Minh cũng nhƣ các nơi khác, đã có nhiều cách tổ
chức, quản lý giáo dục ngƣời sau cai nghiện; nhiều báo cáo tổng kết, trao đổi
kinh nghiệm của cán bộ, tƣ vấn viên tổng kết lại những hoạt động thực tiễn
phong phú, cần đƣợc nghiên cứu, đánh giá, tìm ra những giải pháp có thể áp
dụng cho công trình nghiên cứu này.
6.2.2.4. Phương pháp trắc nghiệm
Tác giả luận án tiếp thu và sử dụng một số trắc nghiệm đã có của các
tác giả khác, bao gồm những bài trắc nghiệm tổng quát 1 và 2 (TNTQ 01 và
2) thăm dò về khả năng và hứng thú nghề nghiệp theo mô hình lục nghệ của
Holland. Một số trắc nghiệm đƣợc chọn trong các bộ trắc nghiệm cá nhân

(TNCN) nhằm đánh giá sự phù hợp nghề/công việc để TVHN cho ngƣời
TNSCN học nghề hoặc tìm kiếm công việc phù hợp.
Trắc nghiệm giúp đánh giá một số mặt, nhƣ:
- Trắc nghiệm đo độ bền cơ tỉnh, độ rung tay;

- Đo chỉ số thời gian phản ứng cảm giác/vận động;
- Tƣ duy logic; Cảm thụ và diễn đạt ngôn từ;
- Trí nhớ hình tƣợng; Tính bền vững chú ý của
Riss; - Đặc điểm khí chất (H.J.Eyzenck);
- Đặc điểm cảm xúc (Heymans và Wierma)
- Kỹ năng giao tiếp; Kỹ năng sống; …

6.2.2.5. Phương pháp thực nghiệm
Tổ chức thực nghiệm các nhóm giải pháp chủ yếu:
-

Thành lập văn phòng và hệ thống TVHN cho TNSCN từ quận

đến phƣờng xã;
-

Tổ chức các khoá tập huấn giáo dục TNSCN qua TVHN ở

cộng đồng với 10 chuyên đề ( tự soạn) giáo dục TNSCN yêu lao
động và biết khởi nghiệp, giỏi kỹ năng sống phòng chống tái
nghiện,


14


Đo lƣờng mức độ thay đổi nhận thức, hành vi của nhóm
TNSCN ở
mẫu thực nghiệm so sánh với nhóm TNSCN ở mẫu đối chứng .
Kết quả thực nghiệm đƣợc đánh giá tính khoa học của hệ thống tổ
chức quản lý TVHN mới đƣợc thành lập, tính đồng bộ, thừa kế, khả thi và
khẩn thiết của giải pháp, đánh giá trình độ nghiệp vụ và nhiệt tình của cán bộ,
đánh giá mức độ thay đổi nhận thức của TNSCN, và cuối cùng còn đánh giá
kết quả thực tế TNSCN đƣợc sắp xếp việc làm thông qua TVHN. (Xem mục
3.2, 3.3, 3.4, chƣơng 3)
Số TNSCN ở quận 3 có tỷ lệ trên dân số và một số đặc điểm khác có
thể đại diện cho TNSCN thành phố HCM, nên quận 3 được chọn làm nơi
thực nghiệm. Quận 2 và quận Bình Tân là 2 quận vùng ven mới trở thành
quận nội thành cũng phản ánh đƣợc tình hình chung ngƣời sau cai trở về của
thành phố đƣợc chọn làm đối chứng, (dân số và số ngƣời sau cai của Quận 3
tƣơng đƣơng 2 quận mới Quận 2 và Bình Tân cộng lại).
6.2.2.6. Phương pháp nghiên cứu trường hợp
TVHN cho TNSCN đều cần sâu sát từng trƣờng hợp, nhất là những
trƣờng hợp nhiều khó khăn, phức tạp. Tuy nhiên trong giới hạn của quá trình
nghiên cứu, có 20 trƣờng hợp phỏng vấn sâu qua các cuộc trao đổi tƣ vấn việc
làm cụ thể, 20 trƣờng hợp đó gồm: 7 tƣ vấn viên và 3 học viên giai đoạn 2 và 10
TNSCN đã về địa phƣơng. (tổng hợp trong chƣơng 2, các câu hỏi mở)

6.2.3. Phương pháp bổ trợ
6.2.3.1. Phương pháp chuyên gia: Trong quá trình nghiên cứu, tác giả đã tranh
thủ sự tƣ vấn, giúp đỡ quan trọng của nhiều chuyên viên trong các lĩnh vực liên
quan; và một số ý kiến lãnh đạo các Trung tâm cai nghiện, Trung tâm Nguồn Tƣ
liệu Ma túy UBDSGĐTE.TpHCM, các quận huyện, phƣờng xã, kết hợp trong
các hội nghị chuyên đề và các buổi báo cáo tập huấn cán sự xã hội địa phƣơng.

6.2.3.1. Phương pháp thống kê toán học



15

Sử dụng phần mềm Window, Exel, SPSS,… với sự hỗ trợ của dàn máy
vi tính và chuyên viên của Văn phòng Tƣ vấn Trẻ em và Gia đình, Trung tâm
điều dƣỡng và cai nghiện Thanh Đa, Trung tâm Giới thiệu việc làm Tp, Trung
tâm dự báo nhân lực và thị trƣờng lao động, Trung tâm Dạy nghề Nhân Đạo,
Phòng LĐTBXH Q3 hỗ trợ thống kê và hoàn chỉnh tƣ liệu báo cáo.
7.

Phạm vi nghiên cứu
Về lý luận tập trung vào một số vấn đề làm cơ sở cho việc tổ chức quản

lý giáo dục TNSCN tại cộng đồng thông qua hoạt động TVHN.
Về thực trạng, khảo sát đánh giá tình hình tổ chức, quản lý giáo dục
TNSCN trên cộng đồng, chủ yếu ở Tp. Hồ Chí Minh.
Số TNSCN gồm những thanh niên đã cai nghiện trở về cộng đồng còn
sức khỏe và sức khỏe yếu, ngoại trừ số bệnh nhân AIDS giai đoạn cuối .
8.

Những luận điểm để bảo vệ

8.1. Tổ chức, quản lý giáo dục TNSCN muốn đạt kết quả bền vững cần phải
tiến hành ở cộng đồng, phải giúp họ tái hoà nhập cộng đồng, trở lại làm
ngƣời công dân, ngƣời lao động có cuộc sống bình thƣờng, gắn bó với gia
đình với cộng đồng bằng tình thƣơng và trách nhiệm.
8.2. Để tổ chức, quản lý giáo dục TNSCN tại cộng đồng có kết quả cần phải
xây dựng được một tổ chức có năng lực kết nối các lực lượng xã hội tại
cộng đồng cùng tiến hành các hoạt động chung, theo những chƣơng trình, kế

hoạch phù hợp.
8.3. Tổ chức các hoạt động TVHN cho TNSCN tại cộng đồng với những tƣ
vấn viên cộng tác có nhiệt tình và năng lực cùng với nội dung, phƣơng pháp
phù hợp có thể giúp TNSCN tái hoà nhập cộng đồng có kết quả khả quan hơn.
9.
9.1.

Đóng góp mới của luận án

1)

Về lý luận
Luận án đã hệ thống hóa đƣợc một số vấn đề lý luận về tƣ vấn hƣớng

nghiệp cho TNSCN: Bản chất của hƣớng nghiệp; Các giai đoạn hƣớng nghiệp;


16

Các hoạt động tƣ vấn hƣớng nghiệp và nội dung tƣ vấn hƣớng nghiệp cho
TNSCN tại cộng đồng.
2)

Đã nêu lên đƣợc một số vấn đề lý luận về tổ chức tƣ vấn hƣớng

nghiệp cho TNSCN trên các mặt:
- Xây dựng cơ cấu bộ máy và cơ chế hoạt động của tổ chức; Phát triển
nhân sự theo yêu cầu của tổ chức;
- Tổ chức triển khai các hoạt động TVHN cho TNSCN: TVHN về việc
làm phù hợp; TVHN tìm việc, tự tạo việc làm; TVHN giúp TNSCN thích ứng

nghề; Các hình thức TVHN cho TNSCN.
9.2.
1)

Về thực tiễn
Luận án đã hệ thống hoá đƣợc các loại hình tổ chức, quản lý giáo

dục ngƣời nghiện ma tuý và sau cai nghiện trên địa bàn TP HCM; đánh giá
đƣợc thực trạng về cách tổ chức các hoạt động quản lý giáo dục TNSCN ở tp
Hồ Chí Minh và chỉ ra những mặt hạn chế để tìm giải pháp khắc phục, hoàn
thiện tổ chức TVHN cho TNSCN tại cộng đồng;
2)

Đã đề xuất đƣợc cơ cấu tổ chức và cơ chế hoạt động của Văn phòng

làm cơ quan đầu mối cho hoạt động TVHN cho TNSCN ở cộng đồng ; Đề
xuất đổi mới mô hình tổ chức và phƣơng thức hoạt động của Đội tình nguyện.
3)

Xây dựng 2 chuyên đề bồi dƣỡng chung cho nguƣời làm việc với

TNSCN, 5 chuyên đề bồi dƣỡng cán bộ quản lý, 7 chuyên đề để bồi dƣỡng
tình nguyện viên. 10 chuyên đề giáo dục TNSCN qua TVHN mà trƣớc đó
phải bồi dƣởng cho tình nguyên viên tƣ vấn giáo dục.
10. Cấu trúc của luận án
Mở đầu
Chƣơng 1 : Cơ sở lý luận về tổ chức tƣ vấn hƣớng nghiệp cho TNSCN
Chƣơng 2: Thực trạng tổ chức TVHN cho TNSCN ma tuý ở TP. Hồ Chí
Minh Chƣơng 3: Giải pháp hoàn thiện tổ chức và cải tiến hoạt động TVHN
cho TNSCN Kết luận và kiến nghị.



17

CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TỔ CHỨC TƢ VẤN HƢỚNG NGHIỆP
CHO THANH NIÊN SAU CAI NGHIỆN
1.1.

Tổng quan tình hình nghiên cứu vấn đề

Tổ chức TVHN cho TNSCN là một vấn đề mới trong nghiên cứu và
triển khai thực hiện có hệ thống. Ở Tây phƣơng, đặc biệt ở Mỹ, có hẳn một
ngành học TVHN phục hồi cho các đối tƣợng xã hội đặc biệt.(Vocational
Rehabilitation Counseling- Viết tắt là VRC). Nhƣng chƣa có những công
trình nghiên cứu cụ thể về cách thức triển khai hƣớng tổ chức hệ thống quản
lý giáo dục ở cộng đồng, huy động các nguồn lực trong nhân dân.
Tƣ vấn hƣớng nghiệp ở Việt Nam chƣa là môn khoa học phổ biến,
thƣờng các ngƣời tƣ vấn cho lời khuyên ngay sau khi trắc nghiệm đo lƣờng
các chỉ số tâm sinh lý, dù công cụ chỉ là những trắc nghiệm mô phỏng nƣớc
ngoài, chƣa có tính chính xác đối với ngƣời Việt Nam.
Ngay từ “tƣ vấn”, cũng đã có nhiều cách hiểu khác nhau, do xuất phát
từ nhiều lãnh vực và học thuyết tƣ vấn khác nhau. Tổ chức TVHN một cách
khoa học và nặng về giáo dục hƣớng nghiệp, dƣới nhãn quan quản lý giáo
dục, giáo dục học, là một vấn đề tổ chức giáo dục lại đối tƣợng đặc biệt
TNSCN, bao hàm tính nhân văn, chịu ảnh hƣởng của quá trình hoạt động
công tác xã hội đối với những thanh niên đã một lần mất niềm tin trong cuộc
sống. Đề tài luận án có tính liên ngành, liên quan đến nhiều lĩnh vực lý luận
và thực tiễn. Để nghiên cứu đề tài nầy, tác giả đã tổng quan tình hình nghiên
cứu các lĩnh vực liên quan theo 3 hƣớng :

-

Nghiên cứu về quản lý giáo dục ngƣời nghiện và tái nghiện ma tuý.

-

Nghiên cứu về tư vấn hướng nghiệp.

Tƣ vấn hƣớng nghiệp cho thanh niên sau cai nghiện (đối tƣợng đặc
biệt).


18

1.1.1. Nghiên cứu về quản lý giáo dục người nghiện và tái nghiện ma tuý
1.1.1.1. Về quản lý giáo dục: Đã có nhiều công trình nghiên cứu lý luận chung
cũng nhƣ nhiều nghiên cứu đi vào các lĩnh vực quản lý giáo dục cụ thể.
Hà Thế Ngữ (1984) đã có một số bài viết về “khái niệm quản lý giáo
dục,” quản lý nhà trƣờng nói chung và đặc biệt bàn về vị trí vai trò chức năng
của quản lý nhà trƣờng [53].
Nguyễn Ngọc Quang (1989) đã trình bầy những vấn đề quản lý giáo
dục, quản lý nhà trƣờng một cách khá cơ bản, nhất là đƣa ra “Những khái
niệm cơ bản của quản lý giáo dục” [59].
Vũ Ngọc Hải (2004) đã trình bầy “ Các mô hình quản lý giáo dục”,
phân tích những cơ sở lý luận và thực tiễn của một số mô hình [32].
Đặng Bá Lãm, Nguyễn Cảnh Hồ, Vũ Ngọc Hải, (2005) đã trình bầy vấn
đề: Quản lý nhà nước về giáo dục - lý luận và thực tiễn [46]… Gần đây một
số nhà nghiên cứu về quản lý giáo dục đã quan tâm cập nhật những lý thuyết,
phƣơng pháp quản lý hiện đại vận dụng vào quản lý giáo dục, nhƣ:
Nguyễn Quốc Chí, Nguyễn thị Mỹ Lộc (2005) Những xu thế quản lý

hiện đại và việc vận dụng vào quản lý giáo dục[19]; Trần Kiểm “Tiếp cận
hiện đại trong quản lý giáo dục [42].
Mặt khác, đã có một số công trình vận dụng lý luận chung về quản lý
giáo dục vào nghiên cứu những lĩnh vực quản lý giáo dục cụ thể , nhƣ:
Hoàng Thị Bích Hƣờng (2002) đã đi sâu nghiên cứu các biện pháp tổ
chức giáo dục hành vi văn hoá cho trẻ em đƣờng phố tại Hà Nội, giúp các em
biết tự bảo vệ và hoà nhập xã hội. [37]
Đặng Huỳnh Mai (2007), đã vận dụng lý luận quản lý vào phân tích,
tổng kết thực tiễn quản lý giáo dục, trình bầy khá hệ thống các tình huống
quản lý giáo dục ở cơ sở trong tác phẩm “Những tình huống trong thực tiễn
quản lý giáo dục” [50]


19

Nguyễn Thanh Thiện (2007), trong Luận án Tiến sỹ Giáo dục học với
đề tài “Giải pháp nâng cao chất lượng chăm sóc trẻ đường phố trong điều
kiện hiện nay”, đã đề cập khá cụ thể cách tổ chức, cách phối hợp các lực
lƣợng xã hội, các nội dung, phƣơng pháp để nâng cao chất lƣợng chăm sóc,
giáo dục trẻ đƣờng phố.[70]
Nguyễn Thị Thuý Dung (2009), tiến hành tổ chức nghiên cứu thực
nghiệm bồi dƣỡng kỹ năng giải quyết các tình huống quản lý xẩy ra với các
hiệu trƣởng trƣờng Tiểu học trong tác phẩm “Kỹ năng giải quyết tình huống
quản lý của học viên các lớp bồi dưỡng hiệu trưởng Tiểu học”, Luận án tiến
sỹ tâm lý học, Hà Nội [26].
Tóm lại, phần trên đã tổng quan một số công trình nghiên cứu quản lý
giáo dục liên quan đến đề tài của luận án.
1.1.1.2. Về tổ chức quản lý giáo dục người nghiện ma tuý, TNSCN
Riêng về vấn đề chữa trị và tổ chức giáo dục phục hồi ngƣời nghiện ma
tuý, mỗi quốc gia có một phƣơng thức khác nhau. Theo Báo cáo ma tuy thế

giới 2006 và Báo cáo hằng năm 2007 (2006 Word Drug Report và Annual
report 2007) của Cơ quan Phòng chống tội phạm và ma túy Liên Hiệp Quốc:


Mỹ, có 2 hình thức cai nghiện nội trú và ngoại trú, và chứng minh cai

nghiện ngoại trú có chi phí tổng thể rẻ hơn nhiều lần so với nội trú. Các trang
Web về các giải pháp tổ chức quản lý giáo dục ngƣời sau cai nghiện cho thấy:
Ở Trung Quốc, Hồng Kông, Singapore, Malaysia tiến hành cùng lúc 5 giải
pháp chữa trị, gồm: (1) Bắt buộc chữa trị 3 năm tập trung do Cục Cải tạo phụ
trách; (2) Chữa trị tại địa phƣơng hoặc nhà tạm (haftway house) do các tổ
chức phi chính phủ, hội đoàn phụ trách; (3) Chữa trị bằng methadone của
ngành Y tế; (4) Chữa trị lâu dài dành cho ngƣời nghiện bị ở các trung tâm tƣ
vấn dành cho ngƣời nghiện bị tâm thần do ngành Phúc lợi xã hội phụ cấp; và
(5) Hệ thống các trạm xá chăm sóc ngƣời nghiện ma túy của các bệnh viện.


20

Tuy vậy, trong quản lý xã hội nặng về thực thi luật pháp, mô phỏng các giải
pháp ảnh hƣởng văn hóa phƣơng Tây, chƣa chú trọng xây dựng nội dung
giáo dục và các giải pháp quản lý giáo dục theo hƣớng vận dụng các nguồn
lực tinh thần từ gia đình và các phong trào vận động quần chúng trong cộng
đồng, trong các lực lƣợng hội đoàn tình nguyện tham gia lâu dài hỗ trợ các cá
nhân TNSCN khi trở về tái hội nhập cộng đồng.

-

Việt Nam, có một số công trình nghiên cứu chung nhƣ:


Đề tài nghiên cứu “Tệ nạn xã hội - Căn nguyên, Biểu hiện và Phương

thức khắc phục” của Viện thông tin KHXH (1996) [82]. Đề tài có tính tổng
quan tình hình các tệ nạn xã hội xảy ra ở nhiều nƣớc trên thế giới; đƣa ra
những phân tích của các học giả về những căn nguyên văn hoá, xã hội, sự
biến động kinh tế, cơ chế quản lý…; đồng thời cũng khuyến nghị những giải
pháp mang tính vĩ mô.
-

Đề tài“Những vấn đề lý luận và thực tiễn của việc đấu tranh phòng,

chống các tệ nạn ở nước ta” của Võ khánh Vinh [81] giúp cho mọi ngƣời
thấy rõ sự nguy hại, nguyên nhân sâu xa của các tệ nạn xã hội, trong đó nhấn
mạnh đến nạn nghiên ma tuý cũng nhƣ tầm quan trọng của cuộc đấu tranh với
các tệ nạn này, nhất là tệ nạn ma túy mà đất nƣớc chúng ta phải đối đầu, trong
thời kỳ hội nhập thế giới, xây dựng công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc.
Đề tài : «Đặc điểm nhân cách gái mại dâm, nguyên nhân tâm
lý – xã
hội và một số kiến nghị về giải pháp» của Lê Thị Hà (2002) là công trình
nghiên cứu công phu cả về lý luận lẫn thực tiễn. Tác giả đã phân tích rất sâu
sắc những nguyên nhân tâm lý, cũng nhƣ những hoàn cảnh xã hội dẫn các cô
gái đến con đƣờng lầm lỡ [31]
-

Đề tài CB 2001 “Các giải pháp tạo việc làm cho người nghiện ma

túy và người mại dâm sau khi được chữa trị phục hồi” do Nguyễn văn Minh
(2002) làm chủ nhiệm [51]; Đề tài CB 96-02-06, Cục phòng chống tệ nạn xã



21

hội “Thử nghiệm cách hạn chế tái nghiện cho các đối tượng sau khi được cai
nghiện” do Trần Xuân Sắc Chủ nhiệm (2006) [60], là những cố gắng tìm
kiếm giải pháp quản lý ngƣời sau cai nghiện. Tuy nhiên các giải pháp nặng về
tính vĩ mô; các giải pháp đa dạng, kết hợp nhiều mặt, những chƣa đề cập sâu
vấn đề quản lý giáo dục TNSCN qua con đƣờng TVHN cho họ tại cộng đồng.
Bên cạnh đó, có một số công trình bàn đến giáo dục lại, giáo dục công
dân, vấn đề quản lý giáo dục ngƣời cai nghiện và sau cai nghiện nhƣ: “Quy
trình chữa trị cho người nghiện ma túy của Trung tâm giáo dục dạy nghề Bình
Triệu; Giá trị sống là một chủ đề giáo dục chủ yếu cho thanh niên cai nghiện
trong các trung tâm cai nghiện, với giáo trình: “Chương trình giáo dục các giá
trị sống”, (trang Web:www.giatrisong.org,email : )

Hiện nay Nhà nƣớc thực hiện 2 chế độ: Cai nghiện tập trung và cai
nghiện tại cộng đồng với 2 hình thức, bắt buộc và tự nguyện. Tuy vậy, vấn đề
tổ chức các phƣơng thức nhằm quản lý ngƣời sau cai nghiện, hỗ trợ họ phòng
chống tái nghiện, còn gặp nhiều khó khăn. Nhất là tại thành phố Hồ Chí
Minh, khi hằng vạn ngƣời tập trung sau cai nghiện trở về hòa nhập cộng đồng
đang có nguy cơ tái nghiện. Nhìn chung, các công trình nghiên cứu có trƣớc,

(1)

nƣớc ngoài và trong nƣớc, cho thấy:
Ma túy là một đại nạn, có tính toàn cầu, có ảnh hƣởng trực tiếp đến

sự phát triển kinh tế xã hội đất nƣớc;
(2) Đối với TNSCN, bên cạnh các biện pháp y tế chữa trị lâu dài,
giải
pháp tiếp tục tổ chức quản lý giáo dục nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi,

quan tâm đến nghề nghiệp, việc làm giúp họ tự tạo cuộc sống lành mạnh là
rất cần thiết;
(3)

Ngƣời sau cai nghiện muốn phòng chống tái nghiện, có việc làm

hòa nhập cộng đồng, cần phải có sự giúp sức của cộng đồng và các chính
sách thực hiện các giải pháp thiết thực thuộc nhiều lãnh vực khác nhau...


×