Tải bản đầy đủ (.pdf) (89 trang)

Các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh cần thơ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.16 MB, 89 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH

PHAN THỊ HỒNG PHƯƠNG

CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN RỦI RO TÍN DỤNG TRONG
HOẠT ĐỘNG CHO VAY KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI
NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG
VIỆT NAM CHI NHÁNH CẦN THƠ

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

Thành phố Hồ Chí Minh - Năm 2020


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH

PHAN THỊ HỒNG PHƯƠNG

CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN RỦI RO TÍN DỤNG TRONG
HOẠT ĐỘNG CHO VAY KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI
NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG
VIỆT NAM CHI NHÁNH CẦN THƠ

Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng (Hướng ứng dụng)
Mã số: 8340201

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC


TS. NGUYỄN QUỐC ANH

Thành phố Hồ Chí Minh - Năm 2020


LỜI CAM ĐOAN
Tôi tên là: Phan Thị Hồng Phương
Sinh ngày: 25/01/1993
Quê quán: Cần Thơ
Nơi công tác: Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam – Chi nhánh Cần
Thơ
Tôi xin cam đoan luận văn thạc sĩ “Các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng
trong hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần
Công Thương Việt Nam – Chi nhánh Cần Thơ” là công trình nghiên cứu của riêng
tôi, các số liệu thu thập và kết quả nghiên cứu của bài luận văn là trung thực, không
trùng với bất kỳ đề tài nghiên cứu khoa học nào khác.
TP.HCM, ngày......tháng.......năm 2020
Tác giả

Phan Thị Hồng Phương


MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG
TÓM TẮT
ABSTRACT

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI.......................................................................1
1.1. Lý do chọn đề tài................................................................................................1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu...........................................................................................2
1.2.1 Mục tiêu tổng quát.............................................................................................2
1.2.2 Mục tiêu cụ thể…...............................................................................................2
1.3. Câu hỏi nghiên cứu............................................................................................2
1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.....................................................................2
1.4.1. Đối tượng nghiên cứu........................................................................................2
1.4.2. Phạm vi nghiên cứu….......................................................................................4
1.5. Phương pháp nghiên cứu...................................................................................3
1.6. Ý nghĩa của đề tài...............................................................................................3
1.7. Cấu trúc của luận văn........................................................................................3
Kết luận chương 1.......................................................................................................4
CHƯƠNG 2: VẤN ĐỀ RỦI RO TÍN DỤNG TRONG HOẠT ĐỘNG CHO
VAY KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG
THƯƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH CẦN THƠ.................................................5
2.1. Giới thiệu tổng quan về VietinBank – Chi nhánh Cần Thơ...........................5
2.1.1. Quá trình hình thành..........................................................................................5


2.1.2. Các hoạt động kinh doanh chính của VietinBank – Chi nhánh Cần Thơ.........5
2.1.3. Tình hình hoạt động kinh doanh tại VietinBank – Chi nhánh Cần Thơ giai
đoạn 2017 -2019..........................................................................................................6
2.2. Những dấu hiệu cảnh báo và biểu hiện liên quan rủi ro tín dụng trong hoạt
động cho vay KHCN tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam – Chi
nhánh Cần Thơ..........................................................................................................8
2.3. Xác định vấn đề nghiên cứu............................................................................11
Kết luận chương 2.....................................................................................................12
CHƯƠNG 3: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ RỦI RO TÍN DỤNG TRONG HOẠT
ĐỘNG CHO VAY KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN

CỨU..........................................................................................................................13
3.1. Tổng quan về hoạt động tín dụng cá nhân tại Ngân hàng Thương mại.....13
3.2. Cơ sở lý thuyết về rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay khách hàng cá
nhân tại Ngân hàng Thương mại….......................................................................14
3.2.1. Khái niệm rủi ro tín dụng................................................................................14
3.2.2. Phân loại rủi ro tín dụng..................................................................................15
3.2.2.1. Căn cứ vào nguyên nhân..............................................................................15
3.2.2.2. Căn cứ vào mức độ tổn thất.........................................................................15
3.2.2.3. Căn cứ vào nguyên nhân phát sinh rủi ro.....................................................16
3.2.2.4. Căn cứ vào giai đoạn phát sinh....................................................................17
3.2.3. Nguyên nhân của rủi ro tín dụng.....................................................................17
3.2.4. Các chỉ tiêu phản ánh rủi ro tín dụng .............................................................20
3.2.4.1. Hiệu suất sử dụng vốn…..............................................................................20
3.2.4.2. Nợ quá hạn………………...........................................................................20
3.2.4.3. Nợ xấu…………………………………......................................................21
3.2.4.4. Tỷ lệ trích lập dự phòng và bù đắp rủi ro tín dụng......................................24
3.2.5. Đo lường rủi ro tín dụng.................................................................................25


3.2.5.1. Đo lường định tính.......................................................................................25
3.2.5.2. Đo lường định lượng....................................................................................26
3.3. Lược khảo các công trình nghiên cứu có liên quan......................................26
3.3.1. Các công trình nghiên cứu trong nước............................................................27
3.3.2. Các công trình nghiên cứu ngoài nước...........................................................29
3.3.3. Khoảng trống nghiên cứu................................................................................34
3.4. Phương pháp nghiên cứu.................................................................................35
3.4.1. Phương pháp thu thập dữ liệu.........................................................................35
3.4.2. Phương pháp phân tích....................................................................................36
3.5. Mô hình nghiên cứu đề xuất............................................................................37
Kết luận chương 3.....................................................................................................42

CHƯƠNG 4: THỰC TRẠNG RỦI RO TÍN DỤNG TRONG HOẠT ĐỘNG
CHO VAY KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG
THƯƠNG VIỆT NAM – CHI NHÁNH CẦN THƠ............................................43
4.1. Phân tích tình hình cho vay khách hàng cá nhân tại VietinBank – Chi
nhánh Cần Thơ giai đoạn 2017-2019.....................................................................43
4.1.1. Thực trạng hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại VietinBank – Chi
nhánh Cần Thơ giai đoạn 2017-2019........................................................................43
4.1.1.1. Cơ cấu dư nợ khách hàng cá nhân theo kỳ hạn............................................44
4.1.1.2. Cơ cấu dư nợ khách hàng cá nhân theo ngành hàng....................................45
4.1.1.3. Cơ cấu dư nợ khách hàng cá nhân theo biện pháp bảo đảm........................46
4.2. Đánh giá thực trạng rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay khách hàng
cá nhân tại VietinBank – Chi nhánh Cần Thơ giai đoạn 2017 – 2019...............47
4.3. Tổng quan mẫu nghiên cứu ............................................................................49
4.3.1. Cơ cấu mẫu theo rủi ro tín dụng của khách hàng cá nhân..............................49
4.3.2. Cơ cấu mẫu theo giới tính...............................................................................50
4.3.3. Cơ cấu mẫu theo trình độ học vấn...................................................................50


4.3.4. Cơ cấu mẫu theo nghề nghiệp.........................................................................51
4.3.5. Cơ cấu mẫu theo mục đích sử dụng vốn vay..................................................51
4.3.6. Thống kê mô tả các biến.................................................................................52
4.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay khách
hàng cá nhân tại ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam – Chi nhánh Cần
Thơ............................................................................................................................56
4.4.1. Kiểm định đa cộng tuyến................................................................................56
4.4.2. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay
khách hàng cá nhân tại ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam – Chi nhánh Cần
Thơ............................................................................................................................57
Kết luận chương 4.....................................................................................................60
CHƯƠNG 5: GIẢI PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TRONG HOẠT

ĐỘNG CHO VAY KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG TMCP
CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM - CHI NHÁNH CẦN THƠ................................62
5.1. Định hướng hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại VietinBank – Chi
nhánh Cần Thơ giai đoạn 2020-2025.....................................................................62
5.1.1. Đối với chỉ tiêu kinh doanh.............................................................................62
5.1.2. Đối với việc kiểm soát rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay khách hàng cá
nhân...........................................................................................................................53
5.2. Giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay khách hàng cá
nhân tại Vietinbank – Chi nhánh Cần Thơ..........................................................65
5.2.1. Giải pháp gắn với thực trạng rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay khách
hàng cá nhân tại Vietinbank – Chi nhánh Cần Thơ..................................................65
5.2.2. Hàm ý quản trị đối với các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng trong hoạt
động cho vay khách hàng cá nhân tại Vietinbank – Chi nhánh Cần Thơ.................67
5.3. Hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo của đề tài.......................................69
5.3.1. Những mặt hạn chế...................................................................................... 69
5.3.2. Hướng nghiên cứu tiếp theo.........................................................................69


Kết luận chương 5...................................................................................................69
KẾT LUẬN..............................................................................................................70
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt

Từ đầy đủ

ATM


Automated teller machine

CN

Chi nhánh

DPRR

Dự phòng rủi ro

HĐKD

Hoạt động kinh doanh

KHCN

Khách hàng cá nhân

KHDN VVN

Khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ

NHNN

Ngân hàng Nhà nước

NHTM

Ngân hàng thương mại


PGD

Phòng giao dịch

RRTD

Rủi ro tín dụng

TCTD

Tổ chức tín dụng

TMCP

Thương mại cổ phần

VietinBank

Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công Thương
Việt Nam


DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của VietinBank - CN Cần Thơ
giai đoạn 2017-2019...............................................................................................7
Bảng 3.1: Bảng thống kê tổng hợp kết quả các công trình nghiên cứu trong và
ngoài nước có liên quan........................................................................................31
Bảng 3.2: Các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng trong cho vay khách hàng cá

nhân.......................................................................................................................38
Bảng 4.1: Dư nợ cho vay của khách hàng cá nhân giai đoạn 2017-2019..............43
Bảng 4.2: Cơ cấu dư nợ khách hàng cá nhân theo kỳ hạn.....................................44
Bảng 4.3: Cơ cấu dư nợ khách hàng cá nhân theo ngành hàng……………..........45
Bảng 4.4: Cơ cấu dư nợ khách hàng cá nhân theo biện pháp bảo đảm……..........46
Bảng 4.5: Tình hình nợ quá hạn, nợ xấu giai đoạn 2017-2019..............................47
Bảng 4.6: Hiệu suất sử dụng vốn giai đoạn 2017-2019.........................................48
Bảng 4.7: Cơ cấu mẫu theo rủi ro tín dụng của khách hàng cá nhân.....................49
Bảng 4.8: Cơ cấu mẫu theo giới tính......................................................................50
Bảng 4.9: Cơ cấu mẫu theo trình độ học vấn.........................................................50
Bảng 4.10: Cơ cấu mẫu theo nghề nghiệp..............................................................51
Bảng 4.11: Cơ cấu mẫu theo mục đích sử dụng nguồn vốn vay............................52
Bảng 4.12: Thống kê mô tả các yếu tố còn lại.......................................................53
Bảng 4.13: Kết quả ước lượng của mô hình hồi qui logit đa thức.........................57


TÓM TẮT
Tên đề tài: Các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng trong hoạt động cho
vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công Thương Việt
Nam – Chi nhánh Cần Thơ
Tóm tắt:
Lý do chọn đề tài: Hoạt động tín dụng là hoạt động quan trọng nhất trong
các hoạt động của ngân hàng, nó đem lại nguồn lợi nhuận chủ yếu cho ngân hàng
do đó nó luôn đi kèm với rủi ro rất cao. Xuất phát từ thực tế đó, VietinBank Cần
Thơ cần phải có một nghiên cứu cụ thể xác định các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro
tín dụng trong cho vay khách hàng cá nhân từ đó xây dựng các hàm ý chính sách
phù hợp giúp hạn chế rủi ro.
Mục tiêu nghiên cứu: Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng
trong hoạt động cho vay khách hàng cá nhân từ đó đề xuất một số giải pháp cơ
bản nhằm hạn chế rủi ro tín dụng.

Phương pháp nghiên cứu: Các phương pháp phân tích được sử dụng trong
nghiên cứu là thống kê mô tả và phân tích hồi quy logit đa thức
Kết quả nghiên cứu: Trong 10 nhân tố có 5 nhân tố ảnh hưởng rủi ro tín
dụng ở mức độ 1 (nhóm nợ 3, 4), có 3 nhân tố ảnh hưởng rủi ro tín dụng ở mức
độ 2 (nhóm nợ 5)
Kết luận và hàm ý: Dựa vào kết quả phân tích, đề tài đã đưa ra một số giải
pháp nhằm hạn chế rủi ro tín dụng trong cho vay khách hàng cá nhân tại
VietinBank Cần Thơ
Từ khóa: VietinBank Cần Thơ, rủi ro tín dụng, cho vay khách hàng cá nhân.


ABSTRACT
Title: Factors affecting credit risk in lending to individual customers at
Vietnam Joint Stock Commercial Bank for Industry and Trade (VietinBank) –
Can Tho Branch
Reason for writing: Credit activity is the most important activity in the
bank’s operations, it brings the main source profits for the bank it always comes
high risks. Stemming from the fact, VietinBank Can Tho needs to have a specific
study identifying factors affecting credit risk in lending individual customers
since then formulating appropriate policy implications that help to limit the risk.
Research objective: Analyze the factors affecting credit risk in lending to
individual customers and then propose some basic solutions to limit credit risk.
Research methods: Analytic methods were used in this research were
descriptive statistics and multinomial logistic regression.
Research results: Among 10 factors there are 5 factors that affect credit risk
at Level 1 (Debt Group 3, 4), there are 3 factors that affect credit risk at Level 2
(Debt Group 5).
Conclusion and implications: Based on the results of analysis, the topic has
come up with several solutions to limit credit risk in lending to individual
customers at VietinBank Can Tho.

Keywords: VietinBank Can Tho, credit risk, loans to individual customers.


1
CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI
1.1. Lý do chọn đề tài
Với xu thế hội nhập hiện nay, để đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa - hiện
đại hóa đất nước thì việc phát triển các doanh nghiệp Việt Nam nói chung, các tổ
chức tín dụng nói riêng có một ý nghĩa hết sức quan trọng. Tuy nhiên, sự cạnh tranh
khốc liệt giữa các tổ chức tín dụng cũng gây ra rất nhiều nguy cơ rủi ro cho các tổ
chức hoạt động trong lĩnh vực này.
Bên cạnh những vai trò tích cực của hệ thống các ngân hàng thương mại trong
việc thúc đẩy tăng trưởng nền kinh tế thì bản thân nội bộ từng ngân hàng cũng phải
đối mặt với rất nhiều rủi ro trong hoạt động kinh doanh, đặc biệt là rủi ro tín dụng là
rủi ro được các ngân hàng thương mại xem là mối lo ngại hàng đầu. Chính vì lẽ đó
phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng đối với các ngân hàng thương
mại là việc làm hết sức cấp thiết, vì đây là hoạt động đem đến nguồn lợi nhuận
chính cho ngân hàng. Ngân hàng thường cho vay chủ yếu là doanh nghiệp, các tổ
chức kinh tế. Tuy nhiên, trong điều kiện nền kinh tế Việt Nam hiện nay, các cá nhân
ngày càng tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh. Vì vậy, hệ thống Ngân hàng
VietinBank nói chung và Chi nhánh Cần Thơ nói riêng đã xác định khách hàng cá
nhân là đối tượng là cho vay tất yếu và là xu hướng phát triển chung của cả hệ
thống ngân hàng. Khách hàng cá nhân đã và đang là đối tượng khách hàng tiềm
năng, được nhiều ngân hàng chú trọng khai thác. Nhận thức được tầm quan trọng
của hoạt động tín dụng cá nhân trong toàn hệ thống VietinBank bài toán đặt ra là
làm thế nào để hạn chế rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay khách hàng cá nhân
xuống mức thấp nhất vẫn đang là dấu hỏi lớn đối với ban lãnh đạo của các ngân
hàng thương mại nói chung và tại VietinBank – Chi nhánh Cần Thơ nói riêng.
Vậy, VietinBank – Chi nhánh Cần Thơ đã và đang bị ảnh hưởng bởi những

yếu tố rủi ro tín dụng nào trong cho vay khách hàng cá nhân? Những thành công,
hạn chế và nguyên nhân của hoạt động này tại ngân hàng là gì? VietinBank – Chi


2
nhánh Cần Thơ và các cơ quan, ban ngành liên quan cần có những giải pháp nào để
hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng này trong thời gian tới?
Với những vấn đề phân tích trên để từ đó đề ra những giải pháp hạn chế rủi ro
tín dụng hiện hữu vì vậy tôi quyết định chọn đề tài “Các nhân tố ảnh hưởng đến
rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng
TMCP Công Thương Việt Nam – Chi Nhánh Cần Thơ” làm đề tài thạc sĩ của
mình
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1. Mục tiêu tổng quát
Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng trong cho vay khách hàng
cá nhân tại VietinBank – Chi nhánh Cần Thơ. Từ đó đề ra các biện pháp nhằm hạn
chế rủi ro tín dụng trong cho vay đối với khách hàng cá nhân tại VietinBank – Chi
nhánh Cần Thơ.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
(i) Phân tích thực trạng rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay khách hàng cá nhân
tại VietinBank – Chi nhánh Cần Thơ.
(ii) Đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay
khách hàng cá nhân tại VietinBank – Chi nhánh Cần Thơ.
(iii) Đề xuất giải pháp và hàm ý quản trị nhằm hạn chế rủi ro tín dụng trong hoạt
động cho vay đối với khách hàng cá nhân tại VietinBank – Chi nhánh Cần Thơ.
1.3. Câu hỏi nghiên cứu
(i) Thực trạng rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại
VietinBank – Chi nhánh Cần Thơ như thế nào?
(ii) Các nhân tố và mức độ ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay
khách hàng cá nhân tại VietinBank – Chi nhánh Cần Thơ ra sao?

(iii) Cần có những giải pháp nào nhằm hạn chế rủi ro tín dụng trong hoạt động cho
vay đối với khách hàng cá nhân tại VietinBank – Chi nhánh Cần Thơ?
1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.4.1. Đối tượng nghiên cứu


3
Các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay khách
hàng cá nhân tại VietinBank – Chi nhánh Cần Thơ.
1.4.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi không gian nghiên cứu: Nghiên cứu được thực hiện tại VietinBank
– Chi nhánh Cần Thơ.
Phạm vi thời gian:
Đề tài dựa trên số liệu thứ cấp thu nhập từ nguồn dữ liệu có sẵn của
VietinBank – CN Cần Thơ trong giai đoạn 2017-2019 để xác định các nhân tố ảnh
hưởng đến rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân
hàng TMCP Công Thương Việt Nam – CN Cần Thơ
1.5. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu định tính: Thống kê, so sánh và phân tích đối chiếu
với các nghiên cứu trước đây để lựa chọn và xác định các biến độc lập tác động đến
rủi ro tín dụng.
Phương pháp nghiên cứu định lượng: Đề tài sử dụng mô hình hồi qui Logistic
đa thức với những số liệu thu thập từ hồ sơ vay của khách hàng cá nhân còn dư nợ
đến 31/12/2019 để xác định các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng tại
VietinBank – CN Cần Thơ.
1.6. Ý nghĩa của đề tài
Về lý luận: Đề tài nghiên cứu tổng hợp các lý thuyết về giải pháp nhằm hạn
chế rủi ro tín dụng trong cho vay khách hàng cá nhân từ đó nêu lên được những
thành công, hạn chế trong cho vay khách hàng cá nhân tại VietinBank – CN Cần
Thơ.

Về thực tiễn: Từ kết quả nghiên cứu của đề tài, giúp định hướng và giảm thiểu
rủi ro tín dụng của hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại VietinBank nói chung
cũng như chi nhánh Cần Thơ nói riêng từ đó giúp định hướng và giảm thiểu rủi ro
tín dụng của hoạt động cho vay khách hàng cá nhân.


4
1.7. Cấu trúc của luận văn
Luận văn “Các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay
khách hàng cá nhân tại ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam – Chi nhánh Cần
Thơ” được chia làm 05 chương như sau:
Chương 1: Giới thiệu đề tài
Chương 2: Vấn đề rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay khách hàng cá nhân
tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam – Chi nhánh Cần Thơ.
Chương 3: Cơ sở lý thuyết về rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay khách
hàng cá nhân và phương pháp nghiên cứu.
Chương 4: Thực trạng rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay khách hàng cá
nhân tại ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam – Chi nhánh Cần Thơ.
Chương 5: Giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay khách
hàng cá nhân tại ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam – Chi nhánh Cần
Thơ.
Kết luận chương 1
Chương 1 đã đưa ra các vấn đề nghiên cứu cấp thiết liên quan đến rủi ro tín
dụng trong hoạt động cho vay khách hàng khách hàng cá nhân tại ngân hàng
thương mại. Từ đó, đề xuất mục tiêu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu, phương
pháp nghiên cứu cho luận văn.


5
CHƯƠNG 2

VẤN ĐỀ RỦI RO TÍN DỤNG TRONG HOẠT ĐỘNG CHO VAY
KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG
VIỆT NAM CHI NHÁNH CẦN THƠ
Giới thiệu tổng quan về quá trình hình thành, các sản phẩm chính cũng như
tình hình hoạt động kinh doanh của VietinBank – CN Cần Thơ; Bên cạnh đó là các
dấu hiệu cảnh báo và biểu hiện liên quan đến rủi ro tín dụng trong hoạt động cho
vay KHCN tại VietinBank – CN Cần Thơ là những vấn đề chính được đề cập trong
chương 2.
2.1. Giới thiệu tổng quan về VietinBank – Chi nhánh Cần Thơ
2.1.1. Quá trình hình thành
Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam – CN Cần Thơ tiền thân là Ngân
hàng khu vực thành phố Cần Thơ trực thuộc Ngân hàng Nhà nước. Đến ngày
01/07/1988, Ngân hàng VietinBank – CN Cần Thơ chính thức được thành lập theo
Nghị Định 53 của Chính phủ và có trụ sở tại số 09 Phan Đình Phùng, P. Tân An, Q.
Ninh Kiều, TP Cần Thơ. Sau hơn 30 năm thành lập và phát triển, VietinBank Cần
Thơ đã không ngừng nỗ lực để khẳng định được vị thế cũng như tầm quan trọng
trong hệ thống ngân hàng tại TP Cần Thơ. Chính vì đã tạo được sự tin tưởng cũng
như sự ủng hộ của khách hàng đến giao dịch tại Chi nhánh nên hoạt động ngày càng
hiệu quả.
VietinBank CN Cần Thơ là một trong những chi nhánh có qui mô lớn so với
các chi nhánh Ngân hàng thương mại khác trên địa bàn thành phố Cần Thơ. Cụ thể
tính đến ngày 31/12/2019, VietinBank CN Cần Thơ hiện có 141 cán bộ nhân viên,
phân bổ hoạt động tại 7 phòng nghiệp vụ chính và 8 phòng giao dịch bao gồm: PGD
Ninh Kiều, PGD Nguyễn Trãi, PGD Thắng Lợi, PGD Quang Trung, PGD An Thới,
PGD Cái Răng, PGD Phong Điền, PGD Thốt Nốt.
2.1.2. Các hoạt động kinh doanh chính của VietinBank – Chi nhánh Cần Thơ
a. Sản phẩm tiền gửi
Các loại sản phẩm tiền gửi của ngân hàng bao gồm:



6
- Tiền gửi thanh toán là loại hình tiền gửi không kỳ hạn được khách hàng gửi
vào tài khoản để thực hiện thanh toán giữa cá nhân hoặc tổ chức và được hưởng lãi
suất theo quy định của ngân hàng nhưng lãi suất của tiền gửi thanh toán là không
cao.
- Tiền gửi tiết kiệm là khoản tiền của khách hàng cá nhân được gửi vào tài
khoản tiền gửi tiết kiệm để hưởng lãi suất theo quy định của ngân hàng và được bảo
hiểm theo quy định của pháp luật về bảo hiểm tiền gửi.
b. Sản phẩm cho vay
- Cho vay mua nhà ở, đất ở, xây dựng, sửa chữa nhà ở.
- Cho vay hộ kinh doanh phục vụ nhu cầu kinh doanh.
- Cho vay mua ô tô.
- Cho vay thấu chi, tiêu dùng.
- Cho vay cầm cố sổ tiết kiệm
c. Dịch vụ chuyển tiền
- Chuyển tiền trong nước và quốc tế, chuyển nhanh Western Union
- Chuyển lương cho doanh nghiệp qua tài khoản thẻ ATM
d. Thẻ và ngân hàng điện tử
- Phát hành và thanh toán thẻ tín dụng nội địa, thẻ tín dụng quốc tế (Visa,
Mastercard, JCB…).
- Thẻ ghi nợ nội địa ATM
- Các dịch vụ ngân hàng điện tử như VietinBank Ipay, SMS Banking…
2.1.3. Tình hình hoạt động kinh doanh tại VietinBank – Chi nhánh Cần Thơ
giai đoạn 2017-2019
Trong năm 2019 với sự nỗ lực của toàn thể cán bộ công nhân viên, sự chỉ đạo
điều hành sát sao của Ban Giám Đốc, bám sát chỉ tiêu kế hoạch của Hội đồng quản
trị giao, tổ chức triển khai thực hiện kinh doanh hiệu quả, các chỉ tiêu nhiệm vụ


7

được giao đều đạt và có tăng trưởng một cách tích cực từ đó giúp CN Cần Thơ tiếp
tục hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao trong năm 2019. Kết quả đạt được
thông qua bảng số liệu sau:
Bảng 2.1 Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh giai đoạn 2017-2019
Đvt: Triệu đồng

Chỉ tiêu

Tổng
doanh thu
Tổng

chi

phí
Tổng

lợi

nhuận
Lợi nhuận
từ HĐKD

Năm

Năm

Năm

2017


2018

2019

2018/2017

2019/2018

%

%

Số tiền

thay

Số tiền thay

đổi

đổi

774.400

853.600

888.758

79.200


10.22

35.158

4.11

672.650

751.351

758.069

78.701

11.7

6.719

0.89

101.750

102.250

130.689

500

0.04


28.439

27.8

99.6

104.44

130.25

4.840

0.48

25.810

24.7

Nguồn: Báo cáo kết quả HĐKD VietinBank – CN Cần Thơ 2017-2019
Tổng doanh thu của VietinBank – CN Cần Thơ chiếm tỷ trọng cao và tăng dần
qua các năm. Cụ thể, tổng doanh thu năm 2018 tăng 79.200 triệu đồng so với năm
2017 tương ứng tăng 10.22% và năm 2019 tăng 35.158 triệu đồng so với năm 2018
tương ứng tăng 4.11%. Trong đó, thu lãi hoạt động tín dụng chiếm 30% và thu lãi
hoạt động kinh doanh khác (thu về kinh doanh ngoại tệ, các loại phí được chia sẻ từ
Chi nhánh khác, phí thu từ dịch vụ Ngân hàng Điện tử, thu lãi bán vốn huy động
được từ khách hàng, và các khoản phải thu điều tiết nội bộ khác) chiếm khoảng
40%. Điều này cho thấy sự nỗ lực của toàn thể cán bộ công nhân viên cũng như sự
chỉ đạo hiệu quả, sát sao của Ban lãnh đạo đã mang lại kết quả đáng khích lệ trong
việc thực hiện kết quả kinh doanh.



8
Về tổng chi phí năm 2018 so với năm 2017 tăng 78.701 triệu đồng tương ứng
tăng 11.7%, năm 2019 tổng chi phí chỉ tăng 6.719 triệu đồng tương ứng 0,89% tỷ lệ
tăng rất thấp so với năm 2018. Tổng chi phí có sự tăng giảm ở các năm là do các chi
phí như: Chi trả lãi tiền gửi, chi hoạt động dịch vụ, chi phí dự phòng rủi ro tín dụng
và chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp.
Tổng lợi nhuận lũy kế đến 31/12/2019 của chi nhánh đạt 130,25 tỷ đồng, đạt
80,45% kế hoạch năm và lợi nhuận từ HĐKD đạt 120% kế hoạch năm 2019. So với
cuối kì năm 2018, tổng lợi nhuận năm 2019 tăng tích cực 28,439 tỷ đồng tương
đượng tăng 27,8%, bên cạnh đó lợi nhuận từ HĐKD tăng 25,81 tỷ đồng tương ứng
tăng 24,7%. Lợi nhuận từ HĐKD tăng mạnh phải kể đến việc tăng trưởng vượt bậc
trong việc huy động nguồn vốn không kỳ hạn, đây được xem là nguồn vốn mang lại
lợi nhuận cao nhất, chính vì thế trong kế hoạch những năm tiếp theo chi nhánh cần
tập trung tăng trưởng nguồn vốn này. Bên cạnh đó, một số khách hàng đủ điều kiện
được tham chương trình tài trợ vốn ưu đãi của Chính phủ thì VietinBank cũng tăng
cường sàng lọc nhóm khách hàng để điều chỉnh tăng lãi suất một số phân khúc do
đó thu nhập từ hoạt động cho vay tăng cao góp phần vào lợi nhuận của chi nhánh.
Cũng trong năm 2019, mảng thu phí dịch vụ cũng góp phần đem lại cho chi nhánh
nguồn thu rất lớn, thực chất đây là hoạt động đem lại lợi nhuận rất cao tuy nhiên tại
VietinBank Cần Thơ trong những năm trước con số này không được lưu tâm nhiều,
chính vì lẽ đó việc tăng thu phí thông qua việc phát triển sản phẩm thẻ, đẩy mạnh
công tác tiếp thị chi lương qua thẻ tại các đơn vị, phí bảo hiểm và các phí dịch vụ
khác giúp đẩy mạnh lợi nhuận của chi nhánh thực sự là dấu hiệu đáng mừng.
2.2. Những dấu hiệu cảnh báo và biểu hiện liên quan rủi ro tín dụng trong hoạt
động cho vay KHCN tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam – CN Cần
Thơ
Trong thời gian công tác tại VietinBank – CN Cần Thơ, tôi nhận thấy việc
phát triển phân khúc khách hàng bán lẻ hiện đang được chú trọng hàng đầu, nó

dường như đang là mảnh đất màu mỡ mà không chỉ VietinBank mà hầu như các tổ
chức tín dụng trên địa bàn thành phố Cần Thơ đều đang khai thác rất triệt để. Tuy
nhiên, nơi nào càng giàu tiềm năng thì nơi đó càng tiềm ẩn nhiều rủi ro xảy ra. Tại


9
VietinBank – CN Cần Thơ cũng không ngoại lệ nhưng vấn đề nào cũng có 2 mặt
của nó đều có điểm tích cực và tiêu cực, chỉ ra được ưu điểm để phát huy và nhược
điểm để khắc phục chính là chìa khóa giúp VietinBank – CN Cần Thơ vươn lên
trong thời gian tới. Những dấu hiệu đáng mừng có thể kể đến đầu tiên là sự lãnh đạo
đúng đắn trong công tác điều hành. Ban lãnh đạo đã chủ động bám sát chỉ tiêu kế
hoạch của Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam từ đầu năm nhờ đó đã giao kế
hoạch cụ thể năm 2019 đến từng đơn vị. Luôn nêu cao tinh thần trách nhiệm,
thường xuyên kiểm tra đôn đốc các đơn vị triển khai thực hiện nhiệm vụ từ đó đạt
tốc độ tăng trưởng tín dụng và luôn nằm trong top dẫn đầu tại Khu vực Đồng Bằng
Sông Cửu Long. Tiếp đến là chính sách quản lý rủi ro tín dụng áp dụng tại chi
nhánh, mỗi cấp thẩm quyền được giao mức phán quyết cụ thể. Bên cạnh đó việc xét
duyệt tín dụng thông qua nhiều cấp, đảm bảo tính độc lập. Đối với những hồ sơ mới
phát sinh tại PGD thuộc CN Cần Thơ vượt ngoài mức phán quyết của PGD thì
những hồ sơ đó cần trình lên lãnh đạo thuộc phân khúc khách hàng bán lẻ và bộ
phận tái thẩm định tại Chi nhánh cụ thể là Phòng Bán lẻ để có thể sàng lọc và tiến
hành thẩm định, quyết định cấp tín dụng cho khách hàng. Bám sát cũng như tuân
thủ đầy đủ các tiêu chuẩn cấp tín dụng, biện pháp quản lý tín dụng cuả NHCT Việt
Nam đề ra cũng là chiến lược nhằm đảm bảo mức độ rủi ro của hoạt động tín dụng
luôn nằm trong tầm kiểm soát của CN. Song song đó là công tác nhận diện và sàng
lọc RRTD đang cho thấy những dấu hiệu đáng mừng do VietinBank xây dựng một
bộ quy chuẩn nhận diện và đánh giá các dấu hiệu về khách hàng có khả năng phát
sinh rủi ro từ đó cán bộ có thể hệ thống được danh mục RRTD cần phải thực hiện
khi tiến hành hoạt động cấp tín dụng. Cụ thể có thể đánh giá thông qua việc thẩm
định tư cách pháp lý khách hàng, thẩm định uy tín, các yếu tố phi tài chính khác của

khách hàng…Tuy nhiên bên cạnh những dấu hiệu khả quan đó thì tại VietinBank –
CN Cần Thơ vẫn tồn tại những dấu hiệu về RRTD cần được lưu tâm như sau:
+ Dấu hiệu thứ nhất: Tỷ trọng cho vay theo ngành hàng còn chênh lệch
lớn
Tại VietinBank - CN Cần Thơ tỷ trọng cho vay ngành lúa gạo vẫn tiếp tục
chiếm tỷ trọng cao nhất đến 23,26% trên tổng dư nợ của Chi nhánh vào năm 2019.


10
Điều này cho thấy ngành lúa gạo vẫn chiếm vai trò quan trọng trong thị phần tín
dụng cá nhân của Chi nhánh tuy nhiên nó cũng luôn tiềm ẩn rủi ro, vì theo định
hướng tín dụng cá nhân của Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam thì lúa gạo
hiện không nằm trong ngành ưu tiên cấp tín dụng và là ngành hạn chế cấp tín dụng
trung dài hạn. Nếu vẫn cứ tiếp tục tập trung tăng trưởng tín dụng vào một ngành
hàng mà không tập trung phân tán rủi ro cho các ngành hàng khác thì rủi ro tín dụng
xảy ra hàng loạt khi có biến cố đối với ngành hàng xảy ra là điều không tránh khỏi.
+ Dấu hiệu thứ hai: Tỷ lệ cho vay không tài sản bảo đảm chiếm tỷ trọng
cao
Tỷ lệ cho vay không tài sản bảo đảm tại Chi nhánh hiện chiếm đến 21,03%
trong dư nợ cho vay khách hàng cá nhân tại Chi nhánh. Thông thường Chi nhánh sẽ
hỗ trợ vay trong giới hạn số tiền theo khung quy định hiện hành mà không cần tài
sản thế chấp cho các đối tượng cán bộ có chuyển lương qua VietinBank và có ký
thỏa thuận liên kết với Ngân hàng. Tuy nhiên, qua thời gian triển khai sản phẩm đến
khách hàng bên cạnh sự tiện lợi về mặt quy trình, tinh giản hồ sơ trong tác nghiệp
cho cán bộ thì vẫn còn đó những rủi ro có thể dễ dàng nhận thấy. Có không ít
trường hợp do cán bộ có chi lương tại Ngân hàng tuy nhiên khi cán bộ nghỉ làm tại
cơ quan hiện tại cũng không thông báo đến ngân hàng dẫn đến tình trạng không
quản lý được nguồn thu nhập của khách hàng, hơn nữa đây là khoản vay tín chấp
không tài sản nên càng khó khăn hơn trong việc thu hồi nợ.
+ Dấu hiệu thứ ba: Công tác đo lường RRTD

Ngân hàng sử dụng bộ chỉ tiêu chấm điểm xếp hạng tín dụng nội bộ để đo
lường rủi ro của khách hàng. Tuy nhiên, việc này hiện còn phụ thuộc vào cảm tính
của cán bộ đánh giá khá nhiều, thêm nữa nếu muốn đưa ra nhận định chính xác số
liệu nhập vào hệ thống phải đảm bảo tính trung thực, chính xác. Bên cạnh đó, các
trọng số của các chỉ tiêu tài chính được sử dụng như nhau khiến cho khách hàng
làm việc trong những ngành khác nhau là chưa phù hợp.


11
+ Dấu hiệu thứ tư: Nhận thức của đội ngũ cán bộ trong công tác thẩm
định và giám sát sau vay
Hiện nay, do áp lực doanh số cho vay nên bộ phận quan hệ khách hàng trong
công tác tìm kiếm, phân tích khách hàng còn tồn tại một số điểm yếu như không
chấp hành đúng quy trình nghiệp vụ trước, trong và sau khi cho vay, phân tích
khách hàng một cách phiến diện tốt hơn so với thực tế như khả năng tài chính của
khách hàng chưa tốt hoặc lịch sử vay vốn đã từng vướng phải nợ cần chú ý, chỉ dựa
vào thông tin một chiều do khách hàng cung cấp. Thông tin pháp lý khách hàng
thiếu minh bạch và năng lực thẩm định yếu kém của cán bộ quan hệ khách hàng nên
quy trình cấp tín dụng còn nhiều rủi ro. Điều này gây lãng phí về nguồn lực ngân
hàng khi xử lý nợ xấu. Trong quá trình cấp tín dụng chưa có sự tham gia độc lập
của bộ phận quản lý rủi ro, do vậy quá trình giám sát tuân thủ các quy định rủi ro
chưa chặt chẽ, dẫn đến rủi ro và gây ảnh hưởng lớn đến lợi nhuận định hướng mà
ngân hàng đã đặt ra. Bên cạnh đó, việc không thường xuyên thực hiện kiểm tra
giám sát sau món vay dễ dẫn đến tình trạng khách hàng sử dụng vốn sai mục đích
và nếu cứ kéo dài khi phát hiện ra thì đã muộn kéo theo hệ lụy xấu nhất là phải
thanh lý tài sản của khách hàng để thanh toán cho ngân hàng.
+ Dấu hiệu thứ năm: Kinh nghiệm kinh doanh của khách hàng
Đây là một trong những yếu tố quan trọng tác động đến khả năng hoàn trả nợ
vay. Khi thẩm định cho vay, ngân hàng nào cũng ưu tiên khách hàng có kinh
nghiệm, thâm niên và đạt những thành công trong ngành hơn là những khách hàng

mới gia nhập thị trường. Khách hàng càng non trẻ kinh nghiệm trong ngành thì càng
dễ gặp rủi ro hơn so với những khách hàng hoạt động lâu năm. Do sự thiếu cẩn
trọng đôi khi chỉ quan tâm đến pháp lý khách hàng, thu nhập của khách hàng mà
quên mất đi kinh nghiệm của khách hàng cũng tác động rất lớn đến sự an toàn của
khoản vay.
2.3. Xác định vấn đề nghiên cứu
Thông qua những dấu hiệu cảnh báo và biểu hiện nêu trên, xét thấy việc tăng
trưởng tín dụng trong hoạt động cho vay KHCN là thật sự cần thiết tuy nhiên song
song với đó cần phải đảm bảo việc quản lý rủi ro tín dụng một cách an toàn và lành


12
mạnh nhất. Chính vì vậy trong thời gian tới VietinBank CN Cần Thơ cần phải quan
tâm chú trọng là làm cách nào để có thể phát triển hoạt động cho vay KHCN một
cách an toàn và hiệu quả nhất? Nguyên nhân dẫn đến thực trạng, dấu hiệu tiêu cực
của rủi ro tín dụng là gì?. Để trả lời cho câu hỏi này cần phải phân tích về thực trạng
rủi ro tín dụng trong cho vay KHCN tại VietinBank, qua đó sẽ tìm ra nguyên nhân
hạn chế để có thể đề xuất biện pháp cụ thể và phù hợp nhằm giải quyết vấn đề này.
Kết luận chương 2
Chương 2 đã trình bày khái quát về cơ cấu tổ chức, kết quả hoạt động kinh
doanh trong 3 năm 2017 đến 2019 tại VietinBank – CN Cần Thơ. Bên cạnh đó tác
giả chỉ ra những dấu hiệu cảnh báo, biểu hiện liên quan đến vấn đề và xác định vấn
đề cần nghiên cứu nhằm cho thấy được các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng
trong hoạt động cho vay khách hàng cá nhân.


13
CHƯƠNG 3
CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ RỦI RO TÍN DỤNG TRONG HOẠT ĐỘNG CHO
VAY KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Thông qua cơ sở lý luận, các nghiên cứu trong nước và ngoài nước và phương
pháp nghiên cứu được áp dụng sẽ làm rõ các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng
trong hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại VietinBank – CN Cần Thơ
3.1. Tổng quan về hoạt động tín dụng cá nhân tại Ngân hàng Thương mại
Theo Đường Thị Thanh Hải (2014) thì tín dụng cá nhân là hình thức tín dụng
mà trong đó ngân hàng thương mại đóng vai trò là người chuyển nhượng quyền sử
dụng vốn cho khách hàng cá nhân với mục đích phục vụ đời sống hoặc sản xuất
kinh doanh.
* Đặc điểm của tín dụng cá nhân
Theo Đường Thị Thanh Hải (2014) thì đặc điểm của tín dụng cá nhân gồm các
đặc điểm như sau:
- Quy mô khoản vay nhỏ nhưng số lượng các khoản vay lớn: Thông thường
khách hàng cá nhân thường có hai mục đích vay vốn đó chính là vay bổ sung vốn
hoạt động sản xuất kinh doanh và vay tiêu dùng phục vụ nhu cầu đời sống. Số tiền
cho vay đối với hai mục đích này thông thường xét trên rất nhiều các yếu tố như:
giá trị tài sản bảo đảm, tính khả thi của phương án, khả năng trả nợ tuy nhiên số
lượng khách hàng vay là rất lớn do đối tượng vay vốn là tất cả mọi cá nhân trong xã
hội có thu nhập từ cao đến thấp cùng với sự phát triển của xã hội thì người dân càng
có nhu cầu vay vốn để cải thiện chất lượng cuộc sống của bản thân và gia đình.
- Tín dụng cá nhân thường có rủi ro:
+ Rủi ro thông tin bất đối xứng: Hiện nay, vấn đề các ngân hàng đang gặp phải
đó chính là rủi ro tổn thất trong hoạt động tín dụng do khách hàng vay vốn không
thực hiện đúng nghĩa vụ trả nợ vay như cam kết. Chính vì vậy để có thể lưa chọn
đúng khách hàng, đúng mục đích nhằm hạn chế rủi ro trong cho vay, giảm thiểu
tình trạng nợ quá hạn, nợ xấu thì vấn đề thông tin bất đối xứng cần được ngân hàng
chú trọng. Nói một cách cụ thể lý thuyết thông tin bất đối xứng cho rằng người cho


×