Tải bản đầy đủ (.doc) (57 trang)

SKKN 2017 DẠY HỌC VĂN BẢN “HIỀN TÀI LÀ NGUYÊN KHÍ CỦA QUỐC GIA”

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.27 MB, 57 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ TĨNH


SÁNG KIẾN KINH
NGHIỆM
Đề tài
“DẠY HỌC VĂN BẢN “HIỀN TÀI LÀ NGUN KHÍ CỦA QUỐC
GIA” (TRÍCH BÀI KÍ ĐỀ DANH TIẾN SĨ KHOA NHÂM TUẤT, NIÊN
HIỆU ĐẠI BẢO THỨ BA) CỦA THÂN NHÂN TRUNG
THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỌC SINH”.
Người thực hiện: NGUYỄN THỊ LỆ THANH
Đơn vị: Trường THPT Lê Quảng Chí

Năm học 2016 – 2017
1


MỤC LỤC

A – ĐẶT VẤN ĐỀ …………………………………………………………..
I – Lí do chọn đề tài ………………………………………………………….
II – Đối tượng và phạm vi nghiên cứu……………………………………….
III – Mục tiêu và nhiệm vụ của đề tài ……………………………………….
IV – Giả thiết khoa học của đề tài …………………………………………...
V – Phương pháp nghiên cứu ………………………………………………..
VI – Đóng góp mới của đề tài ……………………………………………….
VII – Cấu trúc của đề tài …………………………………………………….
B – GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ………………………………………………...
CHƯƠNG I – CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI……….
1.Cơ sở lí luận………………………………………………………………..
1.1 Vài nét cơ bản về dạy học theo định hướng ………………………………..


1.2. Vài nét về văn nghị luận trung đại, thể văn bia ………………………...
2. Cơ sở thực tiễn…………… ………………………………………………
2. 1. Thực tế dạy học theo định hướng phát triển năng lực …………………
2.2. Thực tế dạy học văn bản “Hiền tài là nguyên khí quốc gia” ………………..
CHƯƠNG II – DẠY HỌC VĂN BẢN HIỀN TÀI LÀ NGUYÊN KHÍ
QUỐC GIA THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN…………………..........
1. Phương pháp dạy học văn bản “Hiền tài là nguyên khí quốc gia” ………
1. 1. Vận dụng phương pháp dạy học theo đặc thù bộ môn………………….
1.2. Vận dụng phương pháp dạy học tích cực ……………………………….
2. Thiết kế bài học “Hiền tài là nguyên khí quốc gia” ……..……………….
CHƯƠNG III – THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM…………………................
1.Thực nghiệm sư phạm……………………………………………………...
1. 1. Mục đích thực nghiệm…………………………………………………
1.2. Đối tượng thực nghiệm………………………………………………….
1.3. Kế hoạch thực nghiệm…………………………………………………..
1.4. Nội dung dạy học thực nghiệm………………………………………….
2. Đánh giá thực nghiệm …………………………………………………….
2.1. Các tiêu chí đánh giá ……………………………………………………
2.2. Phương tiện đánh giá ………………………………………………......
2.3. Kết quả thực nghiệm …………………………………………………….
2.4. Đánh giá kết quả thực nghiệm ………………………………………….
C – KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ …………………………………….......
1. Kết luận:…………………………………………………………………...
2. Kiến nghị:………………………………………………………………….

2

Trang
2
2

3
3
3
3
4
4
5
5
5
5
13
17
17
19
22
22
22
28
29
36
36
36
36
36
36
46
46
47
47
47

49
49
50


A – ĐẶT VẤN ĐỀ
I – Lí do chọn đề tài
Hiện nay, toàn Đảng, toàn dân đang bước vào công cuộc đổi mới căn bản và
toàn diện giáo dục. Với tinh thần: “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ và đồng bộ các yếu
tố cơ bản của giáo dục, đào tạo theo hướng coi trọng phát triển phẩm chất, năng
lực của người học”; “ Tập trung phát triển trí tuệ, thể chất, hình thành phẩm chất,
năng lực của công dân, phát hiện, bồi dưỡng năng khiếu, định hướng nghề nghiệp
cho học sinh”. Hơn nữa, chương trình giáo dục hiện hành là chương trình giáo dục
định hướng nội dung nên rất khó phát huy được vai trò trung tâm của người học.
Chính vì vậy, đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát triển năng lực học
sinh là một nhu cầu tất yếu của thời đại.
Tuy nhiên dạy học theo hướng phát triển năng lực học sinh không phải giáo
viên nào cũng có thể thích nghi và đáp ứng kịp thời được. Muốn làm tốt, đạt hiệu
quả cao thì người giáo viên phải hiểu và vận dụng phương pháp đó một cách linh
hoạt qua từng bài học, từng hoàn cảnh địa phương nhất định. Chính vì vậy, tôi chọn
vấn đề này, như một kinh nghiệm nhỏ cùng trao đổi với đồng nghiệp để hiểu hơn về
phương pháp mới, để việc dạy học đạt hiệu quả cao hơn.
Đối với môn Ngữ văn, đó là môn học có vai trò đặc biệt quan trọng trong hệ
thống chương trình giáo dục phổ thông. Đây cũng là môn học có nhiều sự đổi mới
trong cách dạy – học – kiểm tra đánh giá. Trong định hướng phát triển chương trình
sau 2015, môn Ngữ văn được coi là môn công cụ, chính vì vậy việc xác định dạy
và học những gì, như thế nào để đáp ứng được các năng lực cho học sinh là cực kì
quan trọng. Đối với chương trình môn Ngữ văn hiện nay, đã cung cấp kiến thức cho
người học một cách có hệ thống theo sự hình thành và phát triển của văn học Việt
Nam. Vì thế có những văn bản, những thể loại văn học cổ được đưa vào chương

trình giảng dạy cho học sinh. Tiểu biểu trong số đó là thể văn bia, qua văn bản
Hiền tài là nguyên khí của quốc gia (Trích bài kí đề danh tiến sĩ khoa Nhâm Tuất,
niên hiệu Đại Bảo thứ ba) (Thân Nhân Trung). Đây là một văn bản có tư tưởng tiến
bộ, giàu giá trị, tuy nhiên vì là thể loại văn nghị luận trung đại nên giáo viên và học
sinh khó tiếp nhận.
Từ tiếp cận xu hướng đổi mới, đến thực tế giảng dạy tôi quyết định chọn đề
tài “Dạy học văn bản “Hiền tài là nguyên khí của quốc gia” (Trích Bài kí đề
danh tiến sĩ khoa Nhâm Tuất, niên hiệu Đại Bảo thứ ba) của Thân Nhân Trung
theo định hướng phát triển năng lực học sinh”. Thông qua đề tài này, tôi muốn
đánh giá lại nhận thức của mình về phương pháp dạy học mới, cách thức tổ chức
dạy học mới, cũng như trao đổi kinh nghiệm để dạy văn bản Hiền tài là nguyên khí
của quốc gia (Trích bài kí đề danh tiến sĩ khoa Nhâm Tuất, niên hiệu Đại Bảo thứ
3


ba) nói riêng và văn bản nghị luận trung đại nói chung được tốt hơn, hướng tới mục
tiêu phát triển năng lực cho học sinh.
II – Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1. Đối tượng nghiên cứu: Phương pháp dạy học theo hướng phát triển năng
lực học sinh
2. Phạm vi nghiên cứu: văn bản Hiền tài là nguyên khí của quốc gia (Trích bài
kí đề danh tiến sĩ khoa Nhâm Tuất, niên hiệu Đại Bảo thứ ba) của Thân Nhân Trung
III – Mục tiêu và nhiệm vụ của đề tài
1. Mục tiêu của đề tài: Đề tài đặt ra vấn đề phương pháp để dạy học theo
hướng phát triển năng lực của học sinh. Trên cơ sở lí luận và thực tiễn, qua văn bản
Hiền tài là nguyên khí của quốc gia (Trích bài kí đề danh tiến sĩ khoa Nhâm Tuất,
niên hiệu Đại Bảo thứ ba) người viết muốn rút ra một số kinh nghiệm để giảng dạy
phần văn nghị luận trung đại tốt hơn, đặc biệt hình thành được cho học sinh các
năng lực cơ bản như:
+ Năng lực giải quyết vấn đề.

+ Năng lực sáng tạo.
+ Năng lực hợp tác.
+ Năng lực tự quản bản thân.
+ Năng lực giao tiếp tiếng Việt.
+ Năng lực thưởng thức văn học/cảm thụ thẩm mỹ.
2. Nhiệm vụ của đề tài
- Xây dựng hệ thống phương pháp để dạy văn bản Hiền tài là nguyên khí của
quốc gia (Trích bài kí đề danh tiến sĩ khoa Nhâm Tuất, niên hiệu Đại Bảo thứ ba)
của Thân Nhân Trung theo hướng phát triển năng lực học sinh.
- Thiết kế, tổ chức dạy học văn bản Hiền tài là nguyên khí của quốc gia
(Trích bài kí đề danh tiến sĩ khoa Nhâm Tuất, niên hiệu Đại Bảo thứ ba) của Thân
Nhân Trung theo hướng phát triển năng lực
- Tiến hành thực nghiệm sư phạm
IV – Giả thiết khoa học của đề tài
Nếu những phương pháp dạy học mà tôi đã vận dụng để tổ chức dạy bài văn
bản Hiền tài là nguyên khí của quốc gia (Trích bài kí đề danh tiến sĩ khoa Nhâm
Tuất, niên hiệu Đại Bảo thứ ba) được sử dụng linh hoạt, tùy vào đối tượng học sinh
và điều kiện của từng địa phương, đơn vị thì sẽ góp phần thúc đẩy, nâng cao chất
lượng dạy học văn trong nhà trường THPT. Đặc biệt là hình thành cho HS các năng
lực cơ bản để đáp ứng được những yêu cầu của thực tế.
V – Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu lí thuyết: phân tích, tổng hợp lí luận nhằm tìm
hiểu cơ sở lí luận của đề tài
4


- Phương pháp nghiên cứu thực tiễn: điều tra, khảo sát, thống kê, thực
nghiệm sư phạm...
VI – Đóng góp mới của đề tài
Đề tài có sự nghiên cứu các phương pháp, định hướng thiết kế giáo án, tổ

chức dạy học bài Hiền tài là nguyên khí của quốc gia (Trích bài kí đề danh tiến sĩ
khoa Nhâm Tuất, niên hiệu Đại Bảo thứ ba) nhằm phát triển năng lực học sinh. Đây
là vấn đề khá mới mẻ và còn nhiều bỡ ngỡ trong quá trình tiếp cận xu hướng dạy
học mới hiện nay. Vì vậy, đề tài sẽ là một trong những tài liệu tham khảo tốt cho
giáo viên trong việc đổi mới phương pháp dạy học.
VII – Cấu trúc của đề tài
Ngoài phần mở đầu và kết luận, đề tài gồm những nội dung chính sau:
Chương I – Cơ sở lí luận và thực tiễn của đề tài
Chương II – Dạy học văn bản Hiền tài là nguyên khí của quốc gia (Trích bài
kí đề danh tiến sĩ khoa Nhâm Tuất, niên hiệu Đại Bảo thứ ba) của Thân Nhân
Trung theo định hướng phát triển năng lực học sinh.
Chương III – Thực nghiệm sư phạm

5


B – GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
CHƯƠNG I – CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
1. Cơ sở lí luận
1.1. Vài nét cơ bản về dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh
1.1.1. Khái niệm năng lực
Từ điển tiếng Việt do Hoàng Phê chủ biên(NXB Đà Nẵng. 1998) có giải
thích: Năng lực là: “Khả năng, điều kiện chủ quan hoặc tự nhiên sẵn có để thực
hiện một hoạt động nào đó. Phẩm chất tâm lí và sinh lí tạo cho con người khả năng
hoàn thành một loại hoạt động nào đó với chất lượng cao”
Trong tài liệu tập huấn việc dạy học và kiểm tra, đánh giá theo theo định
hướng phát triển năng lực của học sinh do Bộ giáo dục và Đào tạo phát hành năm
2014 thì “Năng lực được quan niệm là sự kết hợp một cách linh hoạt và có tổ chức
kiến thức, kỹ năng với thái độ, tình cảm, giá trị, động cơ cá nhân,… nhằm đáp ứng
hiệu quả một yêu cầu phức hợp của hoạt động trong bối cảnh nhất định. Năng lực

thể hiện sự vận dụng tổng hợp nhiều yếu tố (phẩm chất của người lao động, kiến
thức và kỹ năng) được thể hiện thông qua các hoạt động của cá nhân nhằm thực
hiện một loại công việc nào đó. Năng lực bao gồm các yếu tố cơ bản mà mọi người
lao động, mọi công dân đều cần phải có, đó là các năng lực chung, cốt lõi”. Định
hướng chương trình giáo dục phổ thông (GDPT) sau năm 2015 đã xác định một số
năng lực những năng lực cốt lõi mà học sinh Việt Nam cần phải có như:
– Năng lực làm chủ và phát triển bản thân, bao gồm: Năng lực tự học; Năng
lực giải quyết vấn đề; Năng lực sáng tạo; Năng lực quản lí bản thân.
– Năng lực xã hội, bao gồm: Năng lực giao tiếp; Năng lực hợp tác.
– Năng lực công cụ, bao gồm: Năng lực tính toán; Năng lực sử dụng ngôn
ngữ; Năng lực ứng dụng công nghệ thông tin (ITC)
Như vậy có thể hiểu một cách ngắn gọn năng lực là khả năng vận dụng tất cả
những yếu tố chủ quan (mà bản thân có sẵn hoặc được hình thành qua học tập) để
giải quyết các vấn đề trong học tập, công tác và cuộc sống.
1.1.2. Chương trình giáo dục định hướng năng lực
Chương trình giáo dục định hướng phát triển năng lực (định hướng phát triển
năng lực) nay còn gọi là dạy học định hướng kết quả đầu ra được bàn đến nhiều từ
những năm 90 của thế kỷ XX và ngày nay đã trở thành xu hướng giáo dục quốc tế. Giáo
dục định hướng phát triển năng lực nhằm mục tiêu phát triển năng lực người học.
Khác với chương trình định hướng nội dung, chương trình dạy học định
hướng phát triển năng lực tập trung vào việc mô tả chất lượng đầu ra, có thể coi là
“sản phẩm cuối cùng” của quá trình dạy học. Việc quản lý chất lượng dạy học
6


chuyển từ việc điều khiển “đầu vào” sang điều khiển “đầu ra”, tức là kết quả học
tập của HS.
Bảng so sánh một số đặc trưng cơ bản của chương trình định hướng nội dung
và chương trình định hướng phát triển năng lực sẽ cho chúng ta thấy ưu điểm của
chương trình dạy học định hướng phát triển năng lực:

Chương trình định hướng Chương trình định hướng phát
nội dung
triển năng lực
Mục tiêu Mục tiêu dạy học được mô tả Kết quả học tập cần đạt được mô tả
giáo dục
không chi tiết và không nhất chi tiết và có thể quan sát, đánh giá
thiết phải quan sát, đánh giá được; thể hiện được mức độ tiến bộ
được
của HS một cách liên tục
Nội dung Việc lựa chọn nội dung dựa Lựa chọn những nội dung nhằm đạt
giáo dục
vào các khoa học chuyên được kết quả đầu ra đã quy định, gắn
môn, không gắn với các tình với các tình huống thực tiễn. Chương
huống thực tiễn. Nội dung trình chỉ quy định những nội dung
được quy định chi tiết trong chính, không quy định chi tiết.
chương trình.
Phương
GV là người truyền thụ tri – GV chủ yếu là người tổ chức, hỗ trợ
pháp dạy thức, là trung tâm của quá HS tự lực và tích cực lĩnh hội tri thức.
học
trình dạy học. HS tiếp thu thụ Chú trọng sự phát triển khả năng giải
động những tri thức được quyết vấn đề, khả năng giao tiếp,…;
quy định sẵn.
– Chú trọng sử dụng các quan điểm,
phương pháp và kỹ thuật dạy học tích
cực; các phương pháp dạy học thí
nghiệm, thực hành
Hình thức Chủ yếu dạy học lý thuyết Tổ chức hình thức học tập đa dạng;
dạy học
trên lớp học

chú ý các hoạt động xã hội, ngoại
khóa, nghiên cứu khoa học, trải
nghiệm sáng tạo; đẩy mạnh ứng dụng
công nghệ thông tin và truyền thông
trong dạy và học
Đánh giá Tiêu chí đánh giá được xây Tiêu chí đánh giá dựa vào năng lực
kết quả học dựng chủ yếu dựa trên sự ghi đầu ra, có tính đến sự tiến bộ trong
tập của HS nhớ và tái hiện nội dung đã quá trình học tập, chú trọng khả năng
học.
vận dụng trong các tình huống thực
tiễn.

7


1.1.3. Các năng lực mà môn học Ngữ văn hướng đến
* Năng lực giải quyết vấn đề
Trên thực tế, có nhiều quan niệm và định nghĩa khác nhau về năng lực giải
quyết vấn đề (GQVĐ). Tuy nhiên, các ý kiến và quan niệm đều thống nhất cho rằng
GQVĐ là một NL chung, thể hiện khả năng của mỗi người trong việc nhận thức,
khám phá được những tình huống có vấn đề trong học tập và cuộc sống mà không
có định hướng trước về kết quả, và tìm các giải pháp để giải quyết những vấn đề
đặt ra trong tình huống đó, qua đó thể hiện khả năng tư duy, hợp tác trong việc lựa
chọn và quyết định giải pháp tối ưu.
Với môn học Ngữ văn, năng lực này cũng cần được hướng đến khi triển khai
các nội dung dạy học của bộ môn, do tính ứng dụng thực tiễn và quy trình hình
thành năng lực có thể gắn với các bối cảnh học tập (tiếp nhận và tạo lập văn bản)
của môn học, khi nảy sinh những tình huống có vấn đề. Với một số nội dung dạy
học trong môn Ngữ văn như: xây dựng kế hoạch cho một hoạt động tập thể, tiếp
nhận một thể loại văn học mới, viết một kiểu loại văn bản, lí giải các hiện tượng

đời sống được thể hiện qua văn bản, thể hiện quan điểm của cá nhân khi đánh giá
các hiện tượng văn học,… quá trình học tập các nội dung trên là quá trình giải
quyết vấn đề theo quy trình đã xác định. Quá trình giải quyết vấn đề trong môn
Ngữ văn có thể được vận dụng trong một tình huống dạy học cụ thể hoặc trong một
chủ đề dạy học.
* Năng lực sáng tạo
Năng lực sáng tạo được hiểu là sự thể hiện khả năng của học sinh trong việc
suy nghĩ và tìm tòi, phát hiện những ý tưởng mới nảy sinh trong học tập và cuộc
sống, từ đó đề xuất được các giải pháp mới một cách thiết thực, hiệu quả để thực
hiện ý tưởng. Trong việc đề xuất và thực hiện ý tưởng, học sinh bộc lộ óc tò mò,
niềm say mê tìm hiểu khám phá.
Việc hình thành và phát triển năng lực sáng tạo cũng là một mục tiêu mà
môn học Ngữ văn hướng tới. Năng lực này được thể hiện trong việc xác định các
tình huống và những ý tưởng, đặc biệt những ý tưởng được gửi gắm trong các văn
bản văn học, trong việc tìm hiểu, xem xét các sự vật, hiện tượng từ những góc nhìn
khác nhau, trong cách trình bày quá trình suy nghĩ và cảm xúc của HS trước một vẻ
đẹp, một giá trị của cuộc sống. Năng lực suy nghĩ sáng tạo bộc lộ thái độ đam mê
và khát khao được tìm hiểu của HS, không suy nghĩ theo lối mòn, theo công thức.
Trong các giờ đọc hiểu văn bản, một trong những yêu cầu cao là HS, với tư cách là
người đọc, phải trở thành người đồng sáng tạo với tác phẩm (khi có được những
cách cảm nhận riêng, độc đáo về nhân vật, về hình ảnh, ngôn từ của tác phẩm; có
cách trình bày, diễn đạt giàu sắc thái cá nhân trước một vấn đề,…).
8


* Năng lực hợp tác
Học hợp tác là hình thức học sinh làm việc cùng nhau trong nhóm nhỏ để
hoàn thành công việc chung và các thành viên trong nhóm có quan hệ phụ thuộc
lẫn nhau, giúp đỡ nhau để giải quyết các vấn đề khó khăn của nhau. Khi làm việc
cùng nhau, học sinh học cách làm việc chung, cho và nhận sự giúp đỡ, lắng nghe

người khác, hoà giải bất đồng và giải quyết vấn đề theo hướng dân chủ. Đây là hình
thức học tập giúp học sinh ở mọi cấp học phát triển cả về quan hệ xã hội lẫn thành
tích học tập.
Năng lực hợp tác được hiểu là khả năng tương tác của cá nhân với cá nhân
và tập thể trong học tập và cuộc sống. Năng lực hợp tác cho thấy khả năng làm việc
hiệu quả của cá nhân trong mối quan hệ với tập thể, trong mối quan hệ tương trợ
lẫn nhau để cùng hướng tới một mục đích chung. Đây là một năng lực rất cần thiết
trong xã hội hiện đại, khi chúng ta đang sống trong một môi trường, một không
gian rộng mở của quá trình hội nhập.
Trong môn học Ngữ văn, năng lực hợp tác thể hiện ở việc HS cùng chia sẻ,
phối hợp với nhau trong các hoạt động học tập qua việc thực hiện các nhiệm vụ học
tập diễn ra trong giờ học. Thông qua các hoạt động nhóm, cặp, học sinh thể hiện
những suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về những vấn đề đặt ra, đồng thời lắng nghe
những ý kiến trao đổi thảo luận của nhóm để tự điều chỉnh cá nhân mình. Đây là
những yếu tố rất quan trọng góp phần hình thành nhân cách của người học sinh
trong bối cảnh mới.
* Năng lực tự quản bản thân
Năng lực này thể hiện ở khả năng của mỗi con người trong việc kiểm soát
cảm xúc, hành vi của bản thân trong các tình huống của cuộc sống, ở việc biết lập
kế hoạch và làm việc theo kế hoạch, ở khả năng nhận ra và tự điều chỉnh hành vi
của cá nhân trong các bối cảnh khác nhau. Khả năng tự quản bản thân giúp mỗi
người luôn chủ động và có trách nhiệm đối với những suy nghĩ, việc làm của mình,
sống có kỉ luật, biết tôn trọng người khác và tôn trọng chính bản thân mình.
Cũng như các môn học khác, môn Ngữ văn cũng cần hướng đến việc rèn
luyện và phát triển ở HS năng lực tự quản bản thân. Trong các bài học, HS cần biết
xác định các kế hoạch hành động cho cá nhân và chủ động điều chỉnh kế hoạch để
đạt được mục tiêu đặt ra, nhận biết những tác động của ngoại cảnh đến việc tiếp thu
kiến thức và rèn luyện kĩ năng của cá nhân để khai thác, phát huy những yếu tố tích
cực, hạn chế những yếu tố tiêu cực, từ đó xác định được các hành vi đúng đắn, cần
thiết trong những tình huống của cuộc sống.

* Năng lực giao tiếp tiếng Việt
Giao tiếp là hoạt động trao đổi thông tin giữa người nói và người nghe, nhằm
đạt được một mục đích nào đó. Việc trao đổi thông tin được thực hiện bằng nhiều
9


phương tiện, tuy nhiên, phương tiện sử dụng quan trọng nhất trong giao tiếp là
ngôn ngữ. Năng lực giao tiếp do đó được hiểu là khả năng sử dụng các quy tắc của
hệ thống ngôn ngữ để chuyển tải, trao đổi thông tin về các phương diện của đời
sống xã hội, trong từng bối cảnh/ngữ cảnh cụ thể, nhằm đạt đến một mục đích nhất
định trong việc thiết lập mối quan hệ giữa những con người với nhau trong xã hội.
Năng lực giao tiếp bao gồm các thành tố: sự hiểu biết và khả năng sử dụng ngôn
ngữ, sự hiểu biết về các tri thức của đời sống xã hội, sự vận dụng phù hợp những
hiểu biết trên vào các tình huống phù hợp để đạt được mục đích.
Trong môn học Ngữ văn, việc hình thành và phát triển cho HS năng lực giao
tiếp ngôn ngữ là một mục tiêu quan trọng, cũng là mục tiêu thế mạnh mang tính đặc
thù của môn học. Thông qua những bài học về sử dụng tiếng Việt, HS được hiểu về
các quy tắc của hệ thống ngôn ngữ và cách sử dụng phù hợp, hiệu quả trong các
tình huống giao tiếp cụ thể, HS được luyện tập những tình huống hội thoại theo
nghi thức và không nghi thức, các phương châm hội thoại, từng bước làm chủ tiếng
Việt trong các hoạt động giao tiếp. Các bài đọc hiểu văn bản cũng tạo môi trường,
bối cảnh để HS được giao tiếp cùng tác giả và môi trường sống xung quanh, được
hiểu và nâng cao khả năng sử dụng tiếng Việt văn hóa, văn học. Đây cũng là mục
tiêu chi phối trong việc đổi mới phương pháp dạy học Ngữ văn là dạy học theo
quan điểm giao tiếp, coi trọng khả năng thực hành, vận dụng những kiến thức tiếng
Việt trong những bối cảnh giao tiếp đa dạng của cuộc sống.
Năng lực giao tiếp trong các nội dung dạy học tiếng Việt được thể hiện ở 4 kĩ
năng cơ bản: nghe, nói, đọc, viết và khả năng ứng dụng các kiến thức và kĩ năng ấy
vào các tình huống giao tiếp khác nhau trong cuộc sống.
* Năng lực thưởng thức văn học/cảm thụ thẩm mĩ

Năng lực cảm thụ thẩm mĩ thể hiện khả năng của mỗi cá nhân trong việc
nhận ra được các giá trị thẩm mĩ của sự vật, hiện tượng, con người và cuộc sống,
thông qua những cảm nhận, rung động trước cái đẹp và cái thiện, từ đó biết hướng
những suy nghĩ, hành vi của mình theo cái đẹp, cái thiện. Như vậy, năng lực cảm
thụ (hay năng lực trí tuệ xúc cảm) thường dùng với hàm nghĩa nói về các chỉ số
cảm xúc của mỗi cá nhân. Chỉ số này mô tả khả năng tự nhận thức để xác định,
đánh giá và điều tiết cảm xúc của chính mỗi người, của người khác, của các nhóm
cảm xúc.
Năng lực cảm thụ thẩm mĩ là năng lực đặc thù của môn học Ngữ văn, gắn
với tư duy hình tượng trong việc tiếp nhận văn bản văn học. Quá trình tiếp xúc với
tác phẩm văn chương là quá trình người đọc bước vào thế giới hình tượng của tác
phẩm và thế giới tâm hồn của tác giả từ chính cánh cửa tâm hồn của mình. Năng
lực cảm xúc, như trên đã nói, được thể hiện ở nhiều khía cạnh; trong quá trình
10


người học tiếp nhận tác phẩm văn chương năng lực cảm xúc được thể hiện ở những
phương diện sau:
– Cảm nhận vẻ đẹp của ngôn ngữ văn học, biết rung động trước những hình
ảnh, hình tượng được khơi gợi trong tác phẩm về thiên nhiên, con người, cuộc sống
qua ngôn ngữ nghệ thuật.
– Nhận ra được những giá trị thẩm mĩ được thể hiện trong tác phẩm văn học:
cái đẹp, cái xấu, cái hài, cái bi, cái cao cả, cái thấp hèn,….từ đó cảm nhận được
những giá trị tư tưởng và cảm hứng nghệ thuật của nhà văn được thể hiện qua tác
phẩm.
– Cảm hiểu được những giá trị của bản thân qua việc cảm hiểu tác phẩm văn
học; hình thành và nâng cao nhận thức và xúc cảm thẩm mĩ của cá nhân; biết cảm
nhận và rung động trước vẻ đẹp của thiên nhiên, con người, cuộc sống; có những
hành vi đẹp đối với bản thân và các mối quan hệ xã hội; hình thành thế giới quan
thẩm mĩ cho bản thân qua việc tiếp nhận tác phẩm văn chương.

Từ việc tiếp xúc với các văn bản văn học, HS sẽ biết rung động trước cái
đẹp, biết sống và hành động vì cái đẹp, nhận ra cái xấu và phê phán những hình
tượng, biểu hiện không đẹp trong cuộc sống, biết đam mê và mơ ước cho cuộc sống
tốt đẹp hơn.
Như vậy, quá trình dạy học Ngữ văn đồng thời giúp HS hình thành và phát
triển các năng lực đáp ứng với yêu cầu phát triển của xã hội, thông qua việc rèn
luyện và phát triển các kĩ năng đọc, viết, nghe, nói. Trong quá trình hướng dẫn HS
tiếp xúc với văn bản, môn Ngữ văn còn giúp HS từng bước hình thành và nâng cao
các năng lực học tập của môn học, cụ thể là năng lực tiếp nhận văn bản (gồm kĩ
năng nghe và đọc) và năng lực tạo lập văn bản (gồm kĩ năng nói và viết).
1.1.4. Phương pháp dạy học Ngữ văn theo hướng phát triển năng lực
a) Các phương pháp dạy học đặc thù của bộ môn
* Dạy học đọc hiểu:
Môn Ngữ văn được coi là môn học công cụ, môn học bắt buộc ở cả 3 cấp,
hướng tới việc hình thành và phát triến các năng lực đọc, viết tiếng Việt (năng lực
tiếp nhận và xử lí thông tin, năng lực cảm thụ thẩm mĩ, năng lực trình bày, tạo lập
các kiểu loại văn bản cần thiết trong cuộc sống). Để phát huy vai trò công cụ của
môn học, một trong những điểm nhấn quan trọng khi vận dụng các PPDH bộ môn
là cần có quan niệm mới hơn về việc dạy đọc – hiểu trong môn học Ngữ văn.
Dạy học đọc hiểu là một trong những nội dung cơ bản của đổi mới phương
pháp dạy học Ngữ văn trong việc tiếp nhận văn bản. Nếu như trước đây chúng ta
coi phân tích tác phẩm hay giảng văn là một phương pháp đặc thù của dạy văn thì
hiện nay đã có những thay đổi trong cách tiếp cận vấn đề này của chương trình và
SGK Ngữ văn mới. Cách dạy đọc – hiểu không nhằm truyền thụ một chiều cho học
11


sinh những cảm nhận của giáo viên về văn bản được học, mà hướng đến việc cung
cấp cho học sinh cách đọc, cách tiếp cận, khám phá những vấn đề nội dung và nghệ
thuật của văn bản, từ đó hình thành cho HS năng lực tự đọc một cách tích cực, chủ

động, có sắc thái cá nhân. Hoạt động đọc – hiểu của HS cần được thực hiện theo
một trình tự từ dễ đến khó, từ thấp đến cao, trải qua các giai đoạn từ đọc đúng, đọc
thông đến đọc hiểu, từ đọc tái hiện sang đọc sáng tạo. Khi hình thành năng lực đọc
– hiểu của học sinh cũng chính là hình thành năng lực cảm thụ thẩm mĩ, khơi gợi
liên tưởng, tưởng tượng và tư duy. Năng lực đọc - hiểu của học sinh còn được hiểu
là sự tích hợp những kiến thức và kĩ năng của các phân môn cũng như toàn bộ kĩ
năng và kinh nghiệm sống của học sinh.
Mặt khác, môn Ngữ văn không chỉ nhằm giúp HS hình thành và phát triển
năng lực đọc – hiểu các văn bản theo thể loại với phương tiện biểu đạt là ngôn ngữ,
mà còn hướng dẫn học sinh cách đọc và tìm hiểu các loại văn bản với các phương
tiện biểu đạt đa dạng, sử dụng nhiều yếu tố phi ngôn ngữ (sơ đồ, bản đồ, biểu bảng,
hình ảnh,…). Nội dung thông tin trong các văn đọc hết sức phong phú, có liên quan
đến nhiều lĩnh vực cuộc sống và nhiều môn học khác, do vậy, cần chú ý đến những
vấn đề liên môn trong việc dạy đọc – hiểu, đồng thời cần giúp HS có phương pháp
đọc, khả năng tự tìm kiếm nguồn thông tin đã dạng của cuộc sống để đáp ứng năng
lực, sở thích của cá nhân.
Đọc hiểu bất kì một văn bản nào, người đọc cũng phải thực hiện các nhiệm
vụ sau đây:
- Tìm kiếm thông tin từ văn bản.
- Giải thích, cắt nghĩa, phân loại, so sánh, kết nối… thông tin để tạo nên hiểu
biết chung về văn bản.
- Phản hồi và đánh giá thông tin trong văn bản.
- Vận dụng những hiểu biết về các văn bản đã đọc vào việc đọc các loại văn
bản khác nhau, đáp ứng những mục đích học tập và đời sống.
* Dạy học tích hợp
Để đáp ứng với yêu cầu dạy học Ngữ văn theo hướng hình thành và phát
triển năng lực, cần chú ý đến việc tổ chức dạy học môn Ngữ văn theo hướng tích
hợp. Quá trình dạy học tích hợp lấy chủ thể người học làm xuất phát điểm và đích
đến, trong đó tích hợp là việc tổ chức nội dung dạy học của GV sao cho học sinh có
thể huy động nội dung, kiến thức, kĩ năng thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau nhằm

giải quyết các nhiệm vụ học tập, thông qua đó lại hình thành những kiến thức, kĩ
năng mới, từ đó phát triển được những năng lực cần thiết. Trong môn học Ngữ văn,
dạy học tích hợp là việc tổ chức các nội dung của các phân môn văn học, tiếng Việt,
làm văn trong các bài học, giúp HS từng bước nâng cao năng lực sử dụng tiếng Việt
12


trong việc tiếp nhận và tạo lập các văn bản thuộc các kiểu loại và phương thức biểu
đạt.
Mặt khác, tính tích hợp của CT và SGK Ngữ văn còn thể hiện ở mối liên
thông giữa kiến thức sách vở và kiến thức đời sống (qua việc tìm hiểu các văn bản
văn học, đặc biệt là các văn bản nhật dụng, văn bản hành chính, qua chương trình
dành cho địa phương), liên thông giữa kiến thức, kĩ năng của môn Ngữ văn với các
môn học thuộc ngành khoa học xã hội nhân văn và các ngành học khác, nhằm giúp
HS có được kiến thức và kĩ năng thực hành toàn diện, góp phần giáo dục đạo đức
công dân, kĩ năng sống, hiểu biết xã hội,... Như vậy, tích hợp trong môn học Ngữ
văn không chỉ là phối hợp các kiến thức và kĩ năng của tiếng Việt và văn học mà
còn là sự tích hợp liên ngành để hình thành một “phông” văn hoá cho HS trong việc
đọc - hiểu tác phẩm văn học và tạo lập những văn bản theo các phương thức biểu
đạt khác nhau, có nghĩa là để thực hiện các mục tiêu đặt ra trong môn học Ngữ văn,
HS cần vận dụng tổng hợp những hiểu biết về ngôn ngữ, văn hoá, văn học, lịch sử,
địa lí, phong tục, vốn sống, vốn tri thức và kinh nghiệm của bản thân. Điều này
cũng thể hiện rõ một trong những nhiệm vụ của môn học là hướng đến việc cá thể
hoá người học.
b) Các phương pháp dạy học tích cực
Bên cạnh những phương pháp dạy học theo đặc trưng của bộ môn, việc phát
huy các phương pháp dạy học tích cực cũng góp phần vào việc đổi mới phương
pháp dạy học Ngữ văn đạt hiệu quả : Thảo luận nhóm, Đóng vai, Dạy học dự án…
*Thảo luận nhóm:
Thảo luận nhóm là một trong những phương pháp dạy học tạo được sự tham

gia tích cực của học sinh trong học tập. Trong thảo luận nhóm, HS được tham gia
trao đổi, bàn bạc, chia sẻ ý kiến về một vấn đề mà cả nhóm cùng quan tâm. Thảo
luận nhóm còn là phương tiện học hỏi có tính cách dân chủ, mọi cá nhân được tự
do bày tỏ quan điểm, tạo thói quen sinh hoạt bình đẳng, biết đón nhận quan điểm
bất đồng, hình thành quan điểm cá nhân giúp học sinh rèn luyện kỹ năng giải quyết
vấn đề khó khăn.
* Đóng vai
Đóng vai là phương pháp tổ chức cho học sinh thực hành để trình bày những
suy nghĩ, cảm nhận và ứng xử theo một “vai giả định”. Đây là phương pháp giảng
dạy nhằm giúp học sinh suy nghĩ sâu sắc về một vấn đề bằng cách đứng từ chỗ
đứng, góc nhìn của người trong cuộc, tập trung vào một sự kiện cụ thể mà các em
quan sát được từ vai của mình.
Trong môn học Ngữ văn, phương pháp đóng vai được thực hiện trong một số
nội dung học tập sau: vào vai một nhân vật kể lại câu chuyện đã học; chuyển thể
13


một văn bản văn học thành kịch bản sân khấu, xử lí một tình huống giao tiếp giả
định, trình bày một vấn đề, một ý kiến từ các góc nhìn khác nhau...
*Dạy học theo dự án
Dạy học theo dự án là một phương pháp hay một hình thức dạy học, trong đó
người học thực hiện một nhiệm vụ học tập phức hợp, có sự kết hợp giữa lý thuyết
và thực tiễn, thực hành. Nhiệm vụ này được người học thực hiện với tính tự lực cao
trong toàn bộ quá trình học tập, từ việc xác định mục đích, lập kế họach, đến việc
thực hiện dự án, kiểm tra, điều chỉnh, đánh giá quá trình và kết quả thực hiện.
Phương pháp dạy học dự án có một số đặc điểm nổi bật như sau:
- Định hướng thực tiễn.
- Có ý nghĩa thực tiễn xã hội
- Định hướng hứng thú người học
- Dự án học tập mang nội dung tích hợp

- Định hướng hành động
- Tính tự lực cao của người học
- Tinh thần cộng tác làm việc
- Tạo ra sản phẩm:
1.2. Vài nét về văn nghị luận, nghị luận trung đại, thể văn bia và văn bản
Hiền tài là nguyên khí của quốc gia của Thân Nhân Trung.
1.2.1. Khái lược về văn nghị luận và nghị luận trung đại
- Văn nghị luận:
Văn nghị luận là một thể văn ra đời từ rất lâu, nhất là ở Trung Hoa. Ở nước
ta, văn nghị luận cũng là một thể loại có truyền thống lâu đời, có giá trị và tác dụng
hết sức to lớn trong trường kỳ lịch sử, trong công cuộc xây dựng và giữ nước.
Theo Lê Bá Hán, văn nghị luận là thể loại văn: “Viết về những vấn đề nóng
bỏng thuộc nhiều lĩnh vực đời sống khác nhau: chính trị, kinh tế, triết học, văn
hóa… Mục đích của văn nghị luận là bàn bạc, thảo luận, phê phán hay truyền bá
tức thời một tư tưởng, một quan điểm nào đó nhằm phục vụ trực tiếp cho lợi ích
của một tầng lớp, một giai cấp nhất định… Đặc trưng cơ bản của văn nghị luận là
tính chất luận thuyết – khác với văn học nghệ thuật, văn chương nghị luận trình bày
tư tưởng và thuyết phục người đọc chủ yếu bằng lập luận, lý lẽ…”
Chất trí tuệ và sức thuyết phục của bài văn nghị luận thể hiện ở hệ thống luận
điểm, luận cứ và cách lập luận. Muốn thể cần đặt ra các phản lập luận, sau đó dùng
lí lẽ và dẫn chứng để khẳng định hoặc bác bỏ. Lời văn trong văn nghị luận phải
sáng sủa mạch lạc, nhiều khi phải đanh thép, hùng hồn. Loại từ khẳng định và phủ
định, câu có mệnh đề chính phụ thường xuyên được sử dụng để tạo nên đặc sắc của
lời văn.
- Văn nghị luận trung đại:
14


Văn nghị luận trung đại được viết theo nhiều thể loại cụ thể: cáo, chiếu, sách,
dụ, hịch, thư, luận, biện, thuyết, điếu văn, tự bạt, tựa, văn bia…Mỗi thể loại này có

đặc trưng rất riêng về nội dung và nghệ thuật. Song giữa các thể loại này cũng có
điểm chung – mang đầy đủ những đặc trưng thi pháp văn học trung đại. Khi tiếp
nhận tác phẩm văn học trung đại nói chung, tác phẩm nghị luận trung đại nói riêng
cần lưu ý hoàn cảnh ra đời của nó, đặc biệt là hoàn cảnh văn hóa xã hội, chịu sự chi
phối mạnh mẽ của tư tưởng kinh điển Nho gia, các tác phẩm nghị luận trung đại
không đơn thuần là đề xuất ý kiến, quan điểm của người viết về các vấn đề của đời
sống mà còn mang tính văn học rất cao. Các tác phẩm nghị luận trung đại sử dụng
nhiều từ Hán Việt, từ cổ, điển cố, điển tích nên văn phong rất trang và hàm súc…
Đây cũng chính là điểm khác biệt nhất giữa tác phẩm nghị luận trung đại với các
tác phẩm nghị luận hiện đại.
Một số tác phẩm văn nghị luận trung đại được đưa vào giảng dạy ở chương
THPT hiện nay (chương trình cơ bản): Bình Ngô đại cáo (Nguyễn Trãi); Hiền tài là
nguyên khí quốc gia (Thân Nhân Trung); Tựa Trích Diễm thi tập (Hoàng Đức
Lương); Chiếu cầu hiền (Ngô Thị Nhậm); Xin lập khoa luật (Nguyễn Trường Tộ)
1.2.2. Vài nét về thể loại văn bia
Mục Tri thức đọc – hiểu trong SGK Ngữ văn 10 nâng cao cho biết: “Văn bia
là loại văn khắc trên mặt đá nhằm ghi chép các sự kiện trọng đại hoặc tên tuổi, cuộc
đời của những người có công đức lớn để lưu truyền cho đời sau.
Bia có ba loại chính: bia ghi công đức, bia ghi việc xây dựng các công trình
kiến trúc và bia lăng mộ. Bia ghi công đức gồm có ba phần: Thứ nhất là tự ( kể),
nêu lí do, quá trình làm bia, sự tích nhân vật được khắc vào bia; Thứ hai, viết bằng
văn vần tóm lược nội dung tự sự ở trên để người đọc ghi nhớ, phần này còn gọi là
minh (ghi nhớ); thứ ba là phần ghi ngày tháng, họ tên người làm bia (viết bằng văn
xuôi) dần dần phần tự trở thành quan trọng nhất, thể hiện tư tưởng, quan niệm của
người làm bia.
Bài kí đề danh tiến sĩ khoa Nhâm Tuất niên hiệu Đại Bảo thứ ba giữ vai trò
quan trọng như một lời tựa chung cho cả 82 tấm bia tiến sĩ ở Văn Miếu Hà Nội”.
Theo Từ điển Thuật ngữ văn học: “Văn bia gồm bi kí, bi văn, bi minh, mộ
chí minh. Thể loại văn học lịch sử trung đại, rất phổ biến ở các nước Đông Á như
Trung Quốc, Việt Nam, Triều Tiên, Nhật Bản. Đó là những bài văn khắc trên bia đá

đặt ở chùa chiền, đền miếu, lăng mộ, cầu đình...để ghi công tích các bậc danh nhân,
anh hùng hoặc các sự kiện quan trọng đáng nhớ, thường viết bằng văn xuôi, phần
minh thường được viết bằng văn vần, gồm phần ghi chép tiểu sử, lai lịch và phần
ngợi ca, phẩm bình...”
Một số nét đặc trưng của thể loại của Văn Bia:
15


Đặc trưng về chỗ đứng: Văn bia là những bài văn được khắc trên những tấm
bia đá đặt ở đền, chùa, miếu, cầu đình, lăng mộ...để ghi công tích của danh nhân
hoặc các sự kiện quan trọng.
Đặc trưng về nội dung: Bia ghi công đức và bia đề danh thường gồm hai phần:
- Ghi chép tiểu sử, lai lịch của danh nhân, anh hùng, sự việc
- Ngợi ca và phẩm bình về người hoặc sự việc ở trên
Đặc trưng về hình thức: Văn bia thường được viết bằng văn xuôi chữ Hán
theo lối thuyết minh.
1.2.3. Vài nét về Thân Nhân Trung và văn bản Hiền tài là nguyên khí
của quốc gia
* Vài nét về Thân Nhân Trung
Thân Nhân Trung (1419-1499), người xã Yên Ninh, huyện Yên Dũng, nay là
thôn Yên Ninh, xã Ninh Sơn, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang, là cha của Thân
Nhân Tín, Thân Nhân Vũ, ông nội của Thân Cảnh Vân. Đỗ Hội nguyên, đệ tam
giáp đồng tiến sĩ xuất thân khoa Kỷ Sửu, niên hiệu Quang Thuận thứ mười (1469).
Làm quan đến chức Lại bộ Thượng thư, Chưởng Hàn lâm viện kiêm Đông các đại
học sĩ, Nhập nội phụ chính, Quốc Tử giám Tế tửu (1493). Ông và Đỗ Nhuận cùng
được (vua Lê Thánh Tông) vời vào hoàng cung dạy học cho các hoàng tử, là thành
viên được vua lê Thánh Tông phong là "Tao Đàn Phó nguyên soái" (Theo Các nhà
khoa bảng Việt Nam)
Thân Nhân Trung đỗ đại khoa vào năm 1469, lúc ông đã trên 50 tuổi, là khá
muộn so với nhiều người khác, ông đã phải mất gần 40 năm mới đạt được học vị

cuối cùng của khoa cử phong kiến. Tuy muộn, nhưng ông lại gặp may, có một sự
kiện quan trọng có tác dụng quyết định cuộc đời hoạt động giúp nước của Thân
Nhân Trung, đó là việc Lê Thánh Tông lên ngôi Hoàng đế, mở ra một thời kỳ thịnh
đạt mới trong sự nghiệp nhà Lê, đồng thời cũng tạo điều kiện cho Thân Nhân Trung
có cơ hội phát huy tài năng và hoài bão của mình. Dưới triều Lê Thánh Tông, nhà
nước phong kiến độc lập Việt Nam bước vào một thời kỳ phát triển mới trong đó
mọi mặt chính trị, kinh tế, văn hoá giáo dục đều đạt tới đỉnh cao. Cuộc gặp gỡ giữa
"minh quân" Lê Thánh Tông và "lương tướng" Thân Nhân Trung quả không phải là
diều dễ gì trong cuộc đời một con người, nhất là dưới chế độ phong kiến và đây là
bước ngoặt quyết định sự nghiệp của Thân Nhân Trung. Từ đây, ông sẽ mang hết
tâm lực của mình ra để đền đáp tấm ơn tri ngộ đối với vị "vua hiền" và ngược lại vị
vua hiền cũng đã biết dùng đúng tài năng của ông để ông trở thành một danh thần
về văn hoá và chính trị nổi tiếng một thời.
Ông được triều đình tin dùng trong việc tuyển chọn nhân tài và đào tạo nhân tài
cùng các công việc quan trọng khác trong triều. Các kỳ thi hương, thi hội ông đều có
đóng góp tích cực, việc xem xét bài vở của các thí sinh, vua đều giao cho Thân Nhân
16


Trung xem xét đọc duyệt để trình lên. Uy tín và vai trò của Thân Nhân Trung càng
được đề cao vào năm 1493, khi ông được giữ chức Hàn lâm viện thừa chỉ, Đông các
đậi học sĩ kiêm Quốc Tử Giám Tế tửu. Với trọng trách này, Thân Nhân Trung lại càng
phải tăng thêm trách nhiệm chăm lo vun trồng cho sự nghiệp nhân tài của đất nước.
Khẳng định tầm quan trọng của nhân tài đối với quốc gia, Thân Nhân Trung không
quên vai trò của triều đình phong kiến trong việc "chăm lo nuôi dưỡng và đào tạo
nhân tài, bồi đắp thêm nguyên khí" (Dục tài, thủ sĩ bồi thực nguyên khí). Về tầm quan
trọng của việc giáo dục, việc nuôi dưỡng nhân tài, trong Bài ký đề tên Tiến sĩ khoa
Đinh Mùi (1487), Thân Nhân Trung viết: " Trời mở cuộc thịnh trị thái bình ức vạn
niên cho nước nhà, ắt sinh ra các bậc hiền tài để nước nhà sử dụng. Bởi vì, nền giáo
dục thịnh trị là gốc ở việc có người tài, người hiền tài đông đảo là do giáo dưỡng

...Kính nghĩ: Thánh triều ta, đức Thái Tổ Cao Hoàng đế (Lê Lợi), thuở đầu mở cuộc
cách tân khai sáng, đã lấy việc xây dựng nhà học, bồi dưỡng nhân tài là nhiệm vụ hàng
đầu".
Muốn bồi dưỡng nhân tài, theo Thân Nhân Trung, người trên phải biết lo cho
dân, lo việc nước, khiến cho nước mạnh, dân giàu. Ông viết: "Trị nước càng thịnh
vượng lòng càng phải thận trọng, càng phải lo cho dân, chăm chỉ chính sự hàng ngày
nơm nớp lo lắng" là muốn người ở ngôi cao phải luôn ghi nhớ. Trong lời bình "Đạo
làm vua" của Lê Thánh Tông trong khuôn khổ hội Tao Đàn do chính Lê Thánh Tông
làm Đô Nguyên suý và Thân Nhân Trung làm Phó Đô Nguyên suý, ông đã nói rõ điều
tâm đắc của mình:" Nay đức Thánh thượng lại lấy mùa màng tươi tốt làm điềm lành,
điều ấy khác hẳn hạng khoe lạ vô ích, và phổ và lời ca là có ý giữ gìn sự cần cù cẩn
trọng mãi không thôi...Bắt đầu đặt vấn đề như thế thì đó là một vị vua khiêm tốn".
Tư tưởng xuyên suốt con người Thân Nhân Trung, kể cả trong văn chương dù
làm trong lúc vua tôi ngâm vịnh, có tính thù tạc, người đọc vẫn thấy ở ông một tấm
lòng yêu nước thương dân sâu xa, một ý thức trách nhiệm cao với dân, với nước, một
đòi hỏi cao về đạo đức đối với mọi người, ngay cả với bậc đế vương.Thân Nhân Trung
không chỉ là một vị quan đại triều có uy tín về đức độ và tài năng mà ông còn là nhà
giáo dục mẫu mực của thời đại. Ông là tấm gương sáng về tinh thần hiếu học để gia
đình, con cháu và quê hương noi theo. Câu nói Hiền tài là nguyên khí quốc gia của
Thân Nhân Trung không chỉ dừng lại trong xã hội thời Lê mà câu nói ấy đối với chúng
ta vẫn còn nguyên giá trị, khi giáo dục đang trở thành quốc sách hàng đầu, khi văn
hoá, khoa học và đội ngũ trí thức đang giữ một vai trò cực kỳ quan trọng trong sự
nghiệp kiến quốc đất nước hôm nay.
* Vài nét về văn bản “Hiền tài là nguyên khí quốc gia”
Hoàn cảnh ra đời “Bài kí đề danh tiến sĩ khoa Nhâm Tuất, niên hiệu Đại
Bảo thứ ba”
17


Để khuyến khích nhân tài phát triển giáo dục Từ năm 1439, triều Lê đặt ra lệ

xướng danh, yết bảng, ban áo mũ, cấp ngựa, đãi yến và vinh quy bái tổ cho những
người đỗ đạt cao
Năm 1484, thời Hồng Đức, Thân Nhân Trung đã soạn. Bài Đại Bảo tam niên
Nhâm Tuất, khoa tiến sĩ đề danh kí – Bài kí đề danh tiến sĩ khoa Nhâm Tuất niên
hiệu Đại Bảo thứ ba (1442), khắc trên bia tiến sĩ ở Văn Miếu, Hà Nội
Lịch sử ghi lại rằng: trong kỳ thi Đình năm 1442, đích thân vua Lê Thái
Tông ra đề bài: "Trẫm từ khi lên ngôi tới nay, gắng sức trị nước, thế mà việc chọn
nhân tài vẫn mờ mịt thăm thẳm. Sao người quân tử khó tìm, kẻ tiểu nhân khó biết
như vậy? Các ngươi hãy đem hết hiểu biết của mình trả lời, trẫm sẽ đích thân xem
xét”. Thí sinh Nguyễn Trực khi ấy trả lời: "Bệ hạ muốn quân tử tiến, tiểu nhân lùi
thì không gì bằng gần gũi bề tôi khí tiết, sử dụng kẻ sĩ chính trực để họ đưa vua đi
đúng hướng và đặt vua vào chỗ không lầm lỗi”. Rồi lại nói thẳng với vua rằng:
"Vua có nhân, không ai không có nhân. Vua có nghĩa, không ai không có nghĩa.
Vua chân chính, không ai không chân chính. Trước hết, vua chân chính rồi cả nước
sẽ bình yên”. Nguyễn Trực cho rằng đạo làm vua là phải biết tự mình chọn người
tài, song tiến cử tài năng cho đất nước phải là chuyện thường xuyên của các bậc đại
thần. Nếu đại thần mà ngầm nuôi mưu gian, ghen ghét người tài, chỉ cất nhắc bè lũ,
phe cánh chẳng ra gì thì làm sao có nhân tài ra giúp nước. Nguyễn Trực đỗ trạng
nguyên khoa thi đó và trở thành vị trạng nguyên đầu tiên của triều Lê. Tấm bia ghi
chép về khoa thi này cũng là tấm bia đầu tiên ở Văn Miếu được dựng năm 1484.
Cũng trên tấm bia này Thân Nhân Trung viết: "Hiền tài là nguyên khí quốc gia”.
Đoạn trích “Hiền tài là nguyên khí quốc gia” là một những đoạn văn nghị
luận xuất sắc của văn học trung đại Việt Nam.
2. Cơ sở thực tiễn
2.1. Thực tế dạy học theo định hướng phát triển năng lực của môn Ngữ
văn trong nhà trường THPT.
Giáo dục Việt Nam đang trong giai đoạn chuyển mình, đổi mới để trưởng
thành hơn, bắt kịp với sự phát triển của kinh tế - xã hội. Từ tinh thần của Nghị
quyết 29 Hội nghị TW 8 khóa XI đã tác động mạnh mẽ đến thực tế dạy và học của
học sinh và giáo viên. Từ năm học 2014 – 2015 giáo viên đã được tiếp thu, tập

huấn về dạy học theo hướng phát triển năng lực học sinh. Từ bước vận dụng vào
thực tế giảng dạy, tích cực vận động tìm tòi nghiên cứu phương pháp dạy học phù
hợp. Thực sự chủ trương đã tạo một cú hích, một sự thay đổi mạnh mẽ trong tất cả
các hoạt động chuyên môn của nhà trường. Về phía học sinh, tâm thế học tập đã có
nhiều thay đổi, các em không bị áp lực quá nhiều về ghi nhớ kiến thức một cách
máy móc mà phát triển được năng lực tiềm ẩn của bản thân qua các hoạt động trãi
18


nghiệm sáng tạo của môn học. Môn Ngữ văn được các em nhìn nhận thực tế hơn,
gần gũi và “đời” hơn.
Tuy nhiên, dạy học theo hướng phát triển năng lực cho học sinh là chương
trình dạy học mới, nên việc dạy và học cũng còn nhiều bất cập. Giáo viên còn gặp
nhiều lúng túng, chưa xác định được các phương pháp dạy học phù hợp. Qua thực
tế giảng dạy của bản thân và việc dự giờ đồng nghiệp, tôi nhận thấy việc dạy – học
tại đơn vị chưa thật sự phát huy và khơi dậy tối đa các năng lực của học sinh. Điều
đó, thể hiện ở những tồn tại sau:
Thứ nhất, đối với dạy học đọc – hiểu chủ yếu vẫn theo hướng truyền thụ một
chiều những cảm nhận của giáo viên về văn bản, chưa hướng tới việc cung cấp cho
học sinh cách đọc, cách tiếp cận, khám phá những vấn đề về nội dung và nghệ thuật
của văn bản. Dạy học chú trọng đến cung cấp nội dung tư tưởng của văn bản văn
học, ít chú trọng đến các phương tiện nghệ thuật. Tóm lại, vẫn là chú trọng dạy
kiến thức hơn là hình thành kỹ năng.
Thứ hai, đối với dạy học tích hợp vẫn mang tính khiên cưỡng, thiếu tự
nhiên, tức là giáo viên thường áp đặt những nội dung tích hợp vào bài học như bảo
vệ môi trường, giáo dục kỹ năng sống… một cách lộ liễu. Chưa phát huy học sinh
huy động kiến thức, kỹ năng của nhiều môn học, nhiều lĩnh vực… để giải quyết các
nhiệm vụ học tập. Chủ yếu tích hợp liên môn, chưa chú trọng tích hợp các phân
môn… chính vì vậy chưa giúp học sinh hình thành kiến thức, kỹ năng mới và tất
nhiên các năng lực của học sinh chưa được phát triển.

Thứ ba, đối với việc vận dụng các phương pháp và kỹ thuật dạy học tích
cực. Trong những năm học vừa qua, nhận thức của đội ngũ giáo viên về tính cấp
thiết phải đổi mới phương pháp dạy học đã thay đổi và có nhiều chuyển biến; việc
áp dụng những phương pháp dạy học tích cực đã được thực hiện. Tuy nhiên cách
thực hiện, hiệu quả giảng dạy để đạt được mục tiêu của nó là chưa cao, cụ thể như:
– Phương pháp thảo luận nhóm được tổ chức nhưng chủ yếu vẫn dựa vào
một vài cá nhân học sinh tích cực tham gia, các thành viên còn lại còn dựa dẫm, ỉ
lại chưa thực sự chủ động. Mục đích của thảo luận nhóm chưa đạt được – tính dân
chủ, mọi cá nhân được tự do bày tỏ quan điểm, thói quen bình đẳng, biết đón nhận
quan điểm bất đồng để hình thành quan điểm cá nhân.
– Phương pháp đóng vai thực sự là phương pháp chưa được giáo viên chú
trọng. Nếu có thực hiện thì chỉ là dạng bài viết (chẳng hạn nhập vai một nhân vật
để kể lại nội dung của tác phẩm), việc chuyển thể thành kịch bản, xử lí tình huống
giả định, trình bày một vấn đề chưa được quan tâm đúng mức. Vì vậy mà học sinh
19


ít có cơ hội bày tỏ thái độ, chưa hứng thú, chưa hình thành được các kỹ năng và
năng lực của người học.
Những tồn tại và thiếu sót này đã được tôi nhìn nhận, rút kinh nghiệm và sẽ
tiếp tục khắc phục trong từng giờ giảng tiếp theo.
2.2. Thực tế dạy học văn nghị luận trung đại và văn bản “Hiền tài là nguyên
khí quốc gia” của Thân Nhân Trung
* Thực tế dạy học văn nghị luận trung đại ở chương trình văn 10
Hệ thống văn bản nghị luận trong chương trình Ngữ Văn 10: chiếm khối
lượng khá nhiều.Cụ thể, ở bộ sách ban cơ bản như sau:
Thể loại
Tên văn bản
Tác giả
Chính trị

Đại cáo bình Ngô
Nguyễn Trãi
Tựa “Trích diễm thi tập” (trích)
Hoàng Đức Lương
Hiền tài là nguyên khí của quốc gia
Thân Nhân Trung
(Trích Bài kí đề danh tiến sĩ khoa Nhâm
Văn hoá XH
Tuất, niên hiệu Đại Bảo thứ ba) Đọc
thêm
Hưng Đạo đại vương Trần Quốc Tuấn
Ngô Sĩ Liên
(Trích Đại Việt sử kí toàn thư)
Thái sư Trần Thủ Độ
Ngô Sĩ Liên
Nhân vật lịch
(Trích Đại Việt sử kí toàn thư)
sử
Đọc thêm
Tuy nhiên, về cơ bản văn nghị luận là sản phẩm của tư duy lôgíc. Nhưng vẻ
đẹp của một áng văn nghị luận không chỉ thể hiện ở những tư tưởng đúng đắn, sâu
sắc mà còn ở hình thức lập luận phong phú, lý lẽ đanh thép, giọng điệu thuyết phục.
Hiện nay mặc dù những tác phẩm văn nghị luận trung đại đưa vào chương trình học
đều là những tác phẩm có giá trị cao về nội dung và nghệ thuật, nhưng thực tế trong
quá trình giảng dạy cả giáo viên và học sinh mới chỉ đi đúng, hiểu đúng những
quan điểm tư tưởng của tác giả (chú ý khai thác nội dung) mà chưa chú ý đến vẻ
đẹp về hình thức nghệ thuật của các tác phẩm. Vì thế việc dạy các tác phẩm nghị
luận, đặc biệt là nghị luận xã hội thường khó, không mấy hấp dẫn đối với cả giáo
viên và học sinh.
Về phía giáo viên:

- Thực tế cho thấy, không ít giáo viên có tâm lí không mặn mà, ít hứng thú
khi dạy văn bản nghị luận. Nhiều giáo viên cho rằng văn bản nghị luận khô khan,
khó cảm nhận, khó truyền được hứng thú cho học sinh. Do đó, dẫn đến việc dạy sơ
sài, thiếu tìm hiểu sâu, thiếu đầu tư cho tiết dạy này. Với thực tế đó, hiệu quả giờ
dạy văn bản nghị luận khó đạt được như yêu cầu đặt ra.
20


- Khi thực hiện chương trình sách giáo khoa Ngữ văn mới, nhiều đồng chí
giáo viên còn cảm thấy lúng túng về phương pháp dạy đọc - hiểu một số văn bản
nghị luận trung đại vì có nhiều bỡ ngỡ khi gặp một số thể loại mới như : chiếu, văn
bia, tựa, thư, cáo…với nhiều tác phẩm khác nhau về thời điểm ra đời, khác nhau về
loại hình văn hoá. Nhưng những tác phẩm ấy đều có sức hấp dẫn đặc biệt bởi tính
trí tuệ uyên bác và tình cảm sâu sắc của người cầm bút. Để vừa dạy đúng, lại vừa
hay, biến những tác phẩm nghị luận thiên về lý lẽ, lập luận trở thành một văn bản
văn học lôi cuốn, hấp dẫn học sinh là một điều không phải dễ đối với nhiều giáo
viên. Vì vậy, việc tìm ra những biện pháp tích cực phục vụ cho quá trình giảng dạy
các tác phẩm nghị luận trung đại là điều vô cùng cần thiết.
Về phía học sinh:
Về phía học sinh, do chưa có thói quen chủ động tìm hiểu, khám phá các tác
phẩm; bởi việc đọc - hiểu văn bản văn học trung đại đã khó thì việc đọc - hiểu một
văn bản nghị luận trung đại càng khó hơn. Vì trong văn bản nghị luận trung đại, tư
tưởng của tác giả khó nắm bắt bởi cách viết hàn lâm, với hệ thống điển tích, điển cố
dày đặc... Điều đó, càng đọc học sinh càng không hiểu bởi vốn kiến thức hạn chế,
từ ngữ “xa lạ”.
Đặc biệt là khả năng lập luận trong văn nghị luận của học sinh hiện nay rất
yếu, nhiều em khi viết bài văn tỏ ra rất lúng túng, thậm chí chưa xác lập được một
hệ thống luận điểm, luận cứ một cách rõ ràng và xác đáng. Trong khi những bài văn
nghị luận trung đại trong sách giáo khoa Ngữ văn có thể coi là những bài văn nghị
luận mẫu mực trong cách lập luận. Việc dạy đọc - hiểu tốt các văn bản nghị luận

trung đại sẽ góp phần rất lớn vào việc rèn luyện và nâng cao kĩ năng lập luận trong
văn nghị luận của học sinh, giúp học sinh có hứng thú học tập và tác phẩm sẽ
không còn bị đóng băng trong lớp sương nghệ thuật trung đại.
* Thực tế dạy học văn bản “Hiền tài là nguyên khí quốc gia” của Thân Nhân
Trung trong nhà trường hiện nay.
Khi thiết kế bộ SGK Ngữ văn 10 (cả bộ cơ bản và bộ nâng cao), nhóm biên
tập đều xếp văn bản “Hiền tài là nguyên khí quốc gia” của Thân Nhân Trung
vào phần đọc thêm. Bắt đầu từ năm học 2011 – 2012 Bộ giáo dục có ra Công văn
số 5842/BGDĐT-VP ngày 01 tháng 9 năm 2011 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về
việc Hướng dẫn điều chỉnh nội dung dạy học GDPT, theo đó văn bản này được
chuyển thành học chính khóa. Qua đó chứng tỏ tầm tư tưởng lớn của văn bản đó
đối với việc dạy học và giáo dục học sinh hiện nay.
Tư tưởng của câu nói “Hiền tài là nguyên khí quốc gia” cũng xuất hiện
nhiều trong môi trường giáo dục của Việt Nam, như: trở thành khẩu hiểu, phương
21


châm của các cơ sở giáo dục lớn nhỏ trên cả nước; trở thành đề kiểm tra, đề thi cho
học sinh trong phần kiến thức nghị luận xã hội trong chương trình Ngữ văn THPT.
Tuy nhiên, nằm trong hệ thống văn nghị luận trung đại, văn bản “Hiền tài là
nguyên khí quốc gia” cũng gặp những khó khăn trong việc giảng dạy và tiếp nhận.
Việc giảng dạy bài này còn khô khan, xơ cứng, ít có sự đầu tư sáng tạo từ phía giáo
viên; học sinh cũng ít có hứng thú khi tiếp nhận.
Vì thực tế đó, tôi quyết định xây dựng bài học này theo hướng phát triển
năng lực học sinh, thông qua đề tài này, sẽ là một lựa chọn để giáo viên linh hoạt
sáng tạo hơn trong việc dạy học chùm văn nghị luận trung đại trong chương trình.

22



CHƯƠNG II – DẠY HỌC VĂN BẢN HIỀN TÀI LÀ NGUYÊN KHÍ QUỐC
GIA (TRÍCH BÀI KÍ ĐỀ DANH TIẾN SĨ, KHOA NHÂM TUẤT, NIÊN HIỆU
ĐẠI BẢO THỨ BA) CỦA THÂN NHÂN TRUNG THEO ĐỊNH HƯỚNG
PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC CHO HỌC SINH
1. Phương pháp dạy học văn bản “Hiền tài là nguyên khí quốc gia (trích
bài kí đề danh tiến sĩ, khoa Nhâm Tuất, niên hiệu Đại Bảo thứ ba) của Thân
Nhân Trung nhằm phát triển năng lực học sinh
Phát triển các năng lực cho học sinh là hoạt động mang tính hệ thống, toàn
diện trong toàn bộ quá trình dạy và học của giáo viên và học sinh. Vì vậy qua một
bài học, hay một chủ đề giáo viên ngoài xác định mục tiêu về kiến thức, kĩ năng,
thái độ thì cần phải xác định được những năng lực mà bài học học sẽ hướng tới cho
học sinh. Về cơ bản, với bài học này là một tác phẩm lớn, chứa đựng nhiều giá trị
nội dung và nghệ thuật, đặc biệt lại phản ánh hiện thực cuộc sống đương đại nên rất
gần gũi với học sinh. Do đó, vận dụng tốt các phương pháp dạy học truyền thống
và hiện đại sẽ giúp các em phát triển các năng lực: Năng lực giải quyết vấn đề;
Năng lực sáng tạo; Năng lực thưởng thức văn học/ cảm thụ thẩm mỹ; Năng lực hợp
tác; Năng lực tự quản bản thân; Năng lực giao tiếp tiếng Việt
1. 1. Vận dụng phương pháp dạy học theo đặc thù bộ môn
1.1.1. Dạy học đọc – hiểu
Phương pháp dạy học đọc hiểu văn bản “Hiền tài là nguyên khí quốc gia
(trích bài kí đề danh tiến sĩ, khoa Nhâm Tuất, niên hiệu Đại Bảo thứ ba) của
Thân Nhân Trung được tôi tiến hành như sau:
* Công tác chuẩn bị: Học sinh đọc trước văn bản ở nhà, tóm tắt được văn
bản; huy động những hiểu biết đã có về tác giả, về thể loại, về hiện tượng đời sống
xã hội… để sẵn sàng thực hiện các nhiệm vụ trên lớp.
* Hoạt động trên lớp, tôi yêu cầu học sinh thực hiện các nhiệm vụ sau:
- Tìm kiếm thông tin từ văn bản:
+ Tìm hiểu thông tin về tác giả, tác phẩm:
Thân Nhân Trung (1419-1499), người xã Yên Ninh, huyện Yên Dũng, nay là
thôn Yên Ninh, xã Ninh Sơn, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang.

Thân Nhân Trung đỗ đại khoa vào năm 1469, là người nổi tiếng xuất sắc về
văn chương và rất được vua Lê Thánh Tông tin dùng. Ông được triều đình tin dùng
trong việc tuyển chọn nhân tài và đào tạo nhân tài cùng các công việc quan trọng
khác trong triều. Chính vì vậy ông được lệnh soạn thảo Bài kí đề danh tiến sĩ, khoa
Nhâm Tuất, niên hiệu Đại Bảo thứ ba (1442)
23


Thể loại Văn bia là những bài văn được khắc trên những tấm bia đá đặt ở
đền, chùa, miếu, cầu đình, lăng mộ...để ghi công tích của danh nhân hoặc các sự
kiện quan trọng; Bia ghi công đức và bia đề danh thường gồm hai phần: Ghi chép
tiểu sử, lai lịch của danh nhân, anh hùng, sự việc và Ngợi ca và phẩm bình về người
hoặc sự việc ở trên; Văn bia thường được viết bằng văn xuôi chữ Hán theo lối
thuyết minh.
+ Các chi tiết quan trọng: Xác định các luận điểm chính của văn bản: Vai trò
của hiền tài đối với quốc gia; Ý nghĩa, tác dụng của việc khắc bia, ghi tên tiến sĩ; Bài
học lịch sử rút ra từ việc khắc bia ghi tên tiến sĩ.
- Giải thích, cắt nghĩa, phân loại, so sánh, kết nối… thông tin để tạo nên
hiểu biết chung về văn bản:
+ Giải thích cắt nghĩa từ ngữ: Hiền tài là nguyên khí của quốc gia nghĩa là gì?
Hiền tài: Người có tài có đức, tài cao, đức lớn
Nguyên khí: Khí chất ban đầu làm nên sự sống còn và phát triển của sự vật.
Như vậy, với sự sống còn và phát triển của đất nước, dân tộc, người hiền tài
đóng vai trò vô cùng quan trọng, quý giá, không thể thiếu.
+ Mối liên hệ giữa các thông tin trong văn bản:
Xác định vai trò của hiền tài đối với quốc gia được đề cập trong văn bản:
Người tài cao, học rộng là khí chất ban đầu làm nên sự sống còn và phát triển của đất
nước, xã hội. Hiền tài có quan hệ lớn đến sự thịnh suy của đất nước.
Xác định những việc làm để đề cao vai trò và khuyến khích người hiền tài:
Việc đã làm: các triều đại phong kiến Việt Nam như Lí, Trần, Lê đã có chính

sách quý trọng hiền tài, khuyến khích hiền tài, đề cao kẻ sĩ, quý chuộng không biết
thế nào là cùng, ban ơn lớn mà vẫn không cho là đủ: Đề cao danh tiếng; Ban chức
tước, cấp bậc (trạng nguyên, thái học sinh, tiến sĩ); Bảng vàng, ban yến tiệc, mũ áo,
vinh quy bái tổ về làng (võng anh đi trước võng nàng theo sau)... Đây là những việc
làm đúng, tốt... Nhưng như thế vẫn chưa đủ vì chỉ mang danh ngắn ngủi một thời
lừng lẫy, mà không lưu truyền được lâu dài.
Việc tiếp tục làm: Khắc bia tiến sĩ đề danh, lưu truyền mãi mãi.
Ý nghĩa của việc khắc bia: Khuyến khích hiền tài: kẻ sĩ trông mà phấn chấn,
hâm mộ, rèn luyện danh tiết, gắng sức giúp vua; Ngăn ngừa điều ác kẻ ác: ý xấu bị
ngăn chặn, lòng thiện tràn đầy, kẻ ác thấy đó làm răn, người thiện xem đó mà cố
gắng; Dẫn việc dĩ vãng, chỉ lối tương lai, góp phần làm cho hiền tài nảy nở, đất nước
hưng thịnh, phát triển: rèn giũa danh tiếng cho kẻ sĩ phu, cũng cố mệnh mạch (huyết
mạch quan trọng) cho nhà nước.
+ Phân tích được mô hình tổ chức của văn bản: Các luận điểm xây dựng chặt
chẽ logic:
24


Vai trò quan trọng của hiền tài
Khuyến khích hiền tài
Việc đã làm
Việc tiếp tục làm: khắc bia tiến sĩ
Ý nghĩa, tác dụng của việc khắc bia tiến sĩ
- Phản hồi và đánh giá các thông tin trong văn bản:
+ Thể hiện tư tưởng tiến bộ của Thân Nhân Trung và vua Lê Thánh Tông về
coi trọng kẻ sĩ – nhân tài
+ Thân Nhân Trung và các bậc hiền tài đồng thời với ông đã đóng góp hết
sức mình trong việc xây dựng một thời đại hưng thịnh của đất nước với vua thánh,
tôi hiền.
- Vận dụng:

+ Đặt ra các câu hỏi gợi học sinh hiểu ý nghĩa sâu sắc của bài văn. Ví dụ:
Bài văn bia của Thân Nhân Trung có ý nghĩa gì đối với đương thời và thời
đại ngày nay? (Giúp mọi người hiểu ý nghĩa của việc dựng đá đề danh ở Văn Miếu
– Quốc Tử Giám. Lời văn của danh sĩ Thân Nhân Trung vâng mệnh vua thể hiện rõ
tư tưởng coi trọng hiền tài của các bậc minh quân thời bấy giờ. "Hiền tài là nguyên
khí của quốc gia”, không còn dừng lại trong phạm vi xã hội thời Lê, giờ đây nó đã
mang một ý nghĩa phổ quát đối với mọi quốc gia, qua mọi thời kỳ lịch sử. Điều đó
cũng chính là một trong những bài học vô giá, quan trọng và đầu tiên của tổ tiên ta
trong các kế sách dựng nước, giữ nước và củng cố nền độc lập, chủ quyền toàn vẹn
lãnh thổ cho dân tộc)
Từ tư tưởng của bài viết, em có suy nghĩ gì về nhiệm vụ quan trọng của
người học sinh hiện nay? (Liên hệ, so sánh để đạt được hiểu biết đầy đủ về VB
trong mối liên hệ với các kiến thức thân thuộc hàng ngày. Luyện nói văn nghị luận:
nêu quan điểm, thuyết phục bằng cách viết các câu khẳng định, phủ định, cầu
khiến, trình bày theo cách quy nạp hoặc diễn dịch, tổng - phân - hợp).
+ Viết sáng tạo:
Hãy tưởng tượng nếu em là Bộ trưởng Bộ giáo dục và đạo tạo, em sẽ là gì để
khuyến khích nhân tài?
Hãy tưởng tượng nếu em là Hiệu trưởng trường THPT, em sẽ là gì để
khuyến khích học sinh trở thành nhân tài?
Tóm lại: Cách dạy đọc hiểu giúp học sinh biết cách đọc, cách tiếp cận, khám
phá nội dung và nghệ thuật của văn bản theo các mức độ khác nhau từ đọc đúng,
đọc thông đến đọc hiểu, từ đọc tái hiện sang đọc sáng tạo, khơi dậy ở học sinh khả
25


×