Tải bản đầy đủ (.docx) (9 trang)

một số những kiến nghị nhằm hoàn thiện nghiệp vụ kế toán cho vay tạI chi nhánh ngân hàng ĐT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (76.69 KB, 9 trang )

một số những kiến nghị nhằm hoàn thiện nghiệp vụ kế toán cho
vay tạI chi nhánh ngân hàng ĐT&PT hà tây
Qua thời gian 4 năm nghiên cứu tại trường và thời gian 3 tháng thực
tập tại chi nhánh Ngân hàng ĐT&PT Hà Tây, em nhận thức được tầm quan
trọng của kế toán cho vay và qua phân tích tình hình kế toán cho vay tại Ngân
hàng, em nhận thấy, nghiệp vụ này còn tồn tại một số vấn đề cần giải quyết.
Do vậy, em mạnh dạn đưa ra ý kiến nhằm hoàn thiện nghiệp vụ kế toán cho
vay.:
I. ĐA DẠNG HOÁ CÁC HÌNH THỨC CẤP TÍN DỤNG.
Để tăng thu nhập, hạn chế rủi ro và mở rộng hoạt động kinh doanh
Ngân hàng cần đa dạng hoá các hình thức cấp tín dụng. Trong quyết định số
284/2000/QD-NHNN1 quy định có 8 phương thức cho vay; cho vay theo hạn
mức tín dụng, cho vay từng lần, cho vay theo dự án đầu tư, cho vay hợp vốn,
cho vay trả góp, cho vay theo hạn mức tín dụng dự phòng, cho vay thông qua
nghiệp vụ phát hành và sử dụng thẻ tín dụng và các phương thức cho vay
khác. Trong 8 phương thức này thì có 3 phương thức được sử dụng chủ yếu ở
Ngân hàng ĐT&PT Hà Tây, đó là phương thức cho vay theo hạn mức tín dụng,
phương thức cho vay từng lần, phương thức cho vay theo dự án còn các
phương thức còn lại chưa được sử dụng. Vậy theo em để tăng thu nhập, hạn
chế rủi ro cho Ngân hàngthì Ngân hàng cần mở rộng các phương thức cho
vay, việc này sẽ giúp cho Ngân hàng thu hút được ngày càng nhiều khách hàng
từ đó tăng thu nhập và mở rộng hoạt động kinh doanh.
Bên cạnh việc đa dạng hoá các hình thức cho vay Ngân hàng tiến hành
cải tiến và định kì hạn nợ cho phù hợp với từng khách hàng, với từng món vay,
việc định kì hạn nợ hợp lý cho khách hàng sé thúc đẩy họ hoạt động kinh
doanh hiệu quả hơn thông qua lợi nhuận và chi phí hợp lý từ đó tạo niềm tin
tưởng của khách hàng đối với Ngân hàng ngày càn cao- đây là một hướng
phát triển của Ngân hàng trong việc mở rộng quan hệ tín dụng với khách
hàng.
Về áp dụng phương thức cho vay đối với từng bộ phận kinh tế:
Hiện nay Ngân hàng ĐT&PT Hà tây chủ yếu sử dụng phương thức cho


vay từng lần và cho vay theo hạn mức tín dụng trong cho vay ngắn hạn. Đối
với bộ phận kinh tế quốc doanh thì Ngân hàng sử dụng cả 2 phương thức cho
vay nhưng trong đó chủ yếu áp dụng phương thức cho vay theo hạn mức tín
dụng, còn bộ phận kinh tế ngoài quốc doanh thì chỉ áp dụng phương thức cho
vay từng lần. Mỗi phương thức cho vay đều có những ưu nhược điểm nhất
định do vậy Ngân hàng nên áp dụng phương thức cho vay theo hạn mức tín
dụng đối với cả bộ phận kinh tế ngoài quốc doanh nếu bộ phận này cũng có
những doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh ổn định, có hiệu quả, tình
hình tài chính lành mạnh và có tín nhiệm cao với Ngân hàng. Khi Ngân hàng
áp dụng phương thức cho vay theo hạn mức tín dụng vào bộ phận kinh tế
quốc doanh sẽ tạo điều kiện thuận lợị cho khách hàng trong việc vay trả đông
thời giúp họ hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả và Ngân hàng cũng
tăng cường được vai trò kiểm soát của mình, thu hút khách hàng và nguồn
vốn nhàn rỗi từ khách hàng vay này.
II. THỦ TỤC GIẤY TỜ TRONG CHO VAY:
Ngân hàng cần đơn giản hoá các thủ tục giấy tờ trong cho vay vì khách hàng
của Ngân hàng có trình độvăn háo khác nhau, không phảI ai cũng hiểu hết
được nội dung trên các giấy tờ vay vốn. Có nhiều người có trình độ văn háo
thấp nêm sự hiểu biết của họ về tín dụng Ngân hàng còn hạn chế, họ muốn tiến
hành hoạt động kinh doanh nhưng không có vố và cũng ngại khi tới vay Ngân
hàng vì thủ tục giấy tờ rườm rà, để được Ngân hàng chấp thuận cho vay họ
phải làm nhiều thủ tục.Đây cũng là vấn đề Ngân hàng cần xem xét làm sao để
thủ tục cho vay thuận tiệnmà vẫn đảm bảo tính hợp pháp hợp lệ cho mỗi món
vay. Khi thủ tục vay vốn thuận tiện, nhanh gọn sẽ thu hút được mọi đối tượng
khách hàg đến với Ngân hàng, từ đó Ngân hàng có đIều kiện để mở rộng hoạt
động kinh doanh của mình.
III. KIẾN NGHỊ VỀ PHƯƠNG PHÁP THU LÃI ĐỐI VỚI TỪNG MÓN VAY.
Hiện nay Ngân hàng ĐT&PT Hà Tây đang áp dụng thu lãi theo tháng,
còn nợ gốc tiến hành thu khi hết thời hạn vay (thường tiến hành tính lãi là vào
ngày 25 trong tháng). Việc thu lãi hàng tháng ít nhiều cũng có ảnh hưởng đến

hoạt động kinh doanh của khách hàng vay vốn nhất là các khách hàng hoạt
động sản suất kinh doanh có số vòng quay vốn chậm, chu kỳ sản suất kinh
doanh mang tính thời vụ, hơn nữa đối với những món vay có giá trị nhỏ thì
việc thu lãi hàng tháng đã gây không ít phiền hà cho khách hàng vay và làm
cho chi phí về thu lãi của Ngân hàng tăng lên. Để đảm bảo việc thu lãi vừa
thuận tiện cho khách hàng vừa tiết kiệm được chi phí về thu lãi và giảm cường
độ lao động của kế toán cho vay, em xin đưa một số kiến nghị về phương pháp
thu lãi đối với từng loại khách hàng vay:
- Đối với những khách hàng vay có vòng chu chuyển vốn nhanh (trên 3
vòng trong quý trở lên), có thu nhập thường xuyên ổn định, tình hình tài chính
lành mạnh, có uy tín cao với Ngân hàng và các đối tác kinh doanh thì áp dụng
tính lãi theo phương pháp tích số (thu hàng tháng). Điều này sẽ đảm bảo thu
nhập đều đặn thường xuyên cho Ngân hàng vừa có lợi cho khách hàng vay, vì
lãi được trả dần hàng tháng mà vẫn không ảnh hưởng đến hoạt động kinh
doanh của khách hàng vay vốn.
- Đối với các khách hàng có vốn luân chuyển chậm sản xuất kinh doanh
mang tính thời vụ thì Ngân hàng không áp dụng thu lãi theo tháng mà sẽ thu
lãi cùng với thu gốc khi khách hàng vay trả nợ cho Ngân hàng. Thực hiện
theo cách thu lãi này sẽ tạo điều kiện cho khách hàng có thêm thu nhập để
hoạt động kinh doanh, từ đó có thể hoàn trả cho khách hàng cả gốc và lãi khi
đến hạn thanh toán. Đồng thời sẽ giảm được việc tính và theo dõi các khoản
lãi đã chuyển sang tài khoản ngoại bảng (tài khoản “ lãi chưa thu"). Với cánh
thu lãi này, sẽ không đảm bảo thu nhập hàng tháng đều đặn cho Ngân hàng
nhưng đó không phải là vấn đề phải quan tâm mà vấn đề đáng quan tâm hơn
cả là khách hàng có hoàn trả hết cả gốc và lãi khi hết thời hạn thanh toán
không.
- Đối với các món vay có gía trị nhỏ, có thời hạn 3 tháng, 6 tháng, 9
tháng hay một năm mà số tiền lãi nhỏ, Ngân hàng nên quy định thu lãi vào
ngày cuối cùng của kỳ hạn nợ khi thu gốc. Điều này tạo điều kiện cho khách
hàng có thời gian tập trung vào sản suất kinh doanh, tiết kiệm được chi phí đi

lại không cần thiết. Đồng thời còn làm giảm khối lượng công việc của kế toán
cho vay mà vẫn không ảnh hưởng gì đến hoạt động kinh doanh chung của
Ngân hàng và của phòng kế toán nói riêng.
Với cách thu lãi này, thì hàng tháng, sau khi tính lãi kế toán cho vay sẽ
tiến hành hạch toán vào tài khoản “Lãi cộng dồn dự thu”. Cụ thể hạch toán như
sau:
NỢ : Tài khoản lãi cộng dồn dự thu
CÓ : Tài khoản phải thu của khách hàng
Đến khi đến hạn khách hàng trả nợ kế toán sẽ hạch toán như sau:
NỢ : Tài khoản tiền mặt (nếu khách hàng trả bằng tiền mặt)
NỢ : Tài khoản tiền gửi thanh toán
(nếu khách hàng trả bằng hình thức chuyển khoản)
CÓ : Tài khoản lãi cộng dồn dự thu
IV. HẠCH TOÁN, THEO DÕI CÁC KHOẢN LÃI PHẢI THU.
Tình trạng “lãi chưa thu “ tồn tại khá phổ biến ở các Ngân hàng thương
mại. Ngân hàng ĐT&PT Hà Tây cũng không trách khỏi tình trạng trên, từ đó nó
ảnh hưởng nhiều đến nguồn thu nhập của Ngân hàng. Để động viên và thúc
đẩy khách hàng thực hiện nhanh hơn và tốt hơn trong quá trình trả nợ cũng
như trả lãi cho Ngân hàng, hạn chế phần nào thiệt hại cho Ngân hàng. Giải
thích cho khách hàng vay tiền và khách hàng gửi tiền đều có quyền lợi và nghĩa
vụ, quyền bình đẳng. Khách hàng gửi tiền đến kỳ hạn được rút gốc và lãi một
cánh nhanh chóng, đầy đủ. Còn khách vay Ngân hàng nói chung đa số cũng trả
trả nợ sòng phẳng cả gốc và lãi. Nhưng bên cạnh đó cũng có những người vay
rất “chây ỳ” không muốn trả gốc và lãi cho ngân hàng. Tôi xin đưa ra kiến nghị
áp dụng kỷ luật phạt đối với những khoản lãi tiền vay mà khách hàng trả cho
Ngân hàng không đúng hạn quy định như sau:
Khoản “lãi chưa thu” được coi như một khoản nợ mới phát sinh, đây lại
là khoản khách hàng đã cam kết mà chưa trả được do vậy cần phải áp dụng
một tỷ lệ phạt thích hợp. Việc làm trên sẽ làm giảm thiệt hại cho ngân hàng mà
còn tác động thúc đẩy khách hàng nhanh chóng trả lãi cho ngân hàng đúng

thời hạn. khách hàng càng trả lãi chậm thì khoản phạt càng tăng. Đây là biện
pháp nhằm mục đích đôn đốc khách hàng phải thực hiện đầy đủ, nghiêm túc
các khoản trong hợp đồng tín dụng.
Tỷ lệ phạt áp dụng theo lãi suất tiền gửi không kỳ hạn, có kỳ hạn 3
tháng, 6 tháng... thời điểm phát sinh lãi chưa thu
Thời gian tính lãi phạt kể từ ngày ghi nhập vào tài khoản “ lãi chưa thu “ đến
khi người vay hoàn thành trả lãi.
Ví dụ:
Sổ lãi ghi nhập tài khoản ngoại bảng “lãi chưa thu”số tiền 5000.000 đ
Ngày nhập tài khoản ngoại bảng là ngày 01\03.
Người vay trả lãi là ngày 01\04
Lãi suất tiền gửi không kỳ hạn là 0,3% tháng
Số tiền phạt =(5000.000 x 0,3 x 30 ngày): 30 = 15000 đ
Sau khi tính lãi xong sẽ hạch :
Xuất tài khoản ngoại bảng “ lãi chưa thu” số tiền 5000.000đ
Đồng thời hạch toán nội bảng
Nợ : TK tiền mặt (nếu trả bằng tiền mặt) số tiền 5015.000 đ
HoặcTK tiền gửi người vay (nếu bằng chuyển khoản) số tiền 5.015.000đ

×