Tải bản đầy đủ (.doc) (7 trang)

16 bao cao nha thau về CLCT hoàn thành (bản theo TT26)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (106.75 KB, 7 trang )

CÔNG TY CP CÔNG NGHỆ
THIẾT BỊ ĐIỆN KANTA

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Phú Thọ, ngày 25 tháng 05 năm 2020.

BÁO CÁO
NHÀ THẦU XÂY DỰNG VỀ CHẤT LƯỢNG XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH
Công trình: Xây dựng hệ thống đèn tín hiệu giao thông trên tuyến ĐT.316, thuộc địa
bàn thị trấn Thanh Thủy, huyện Thanh Thủy.
1. Đại diện Quản lý dự án: Ban quản lý dự án xây dựng và bảo trì công trình giao thông.
2. Công trình: Xây dựng hệ thống đèn tín hiệu giao thông trên tuyến ĐT.316, thuộc địa
bàn thị trấn Thanh Thủy, huyện Thanh Thủy.
3. Chủ đầu tư: Sở giao thông vận tải tỉnh Phú Thọ.
4. Nhà thầu thi công: Công ty cổ phầncông nghệ thiết bị điện Kanta.
5. Giai đoạn nghiệm thu: Nghiệm thu hoàn thành công trình đưa vào sử dụng.
6. Địa điểm xây dựng: Huyện Thanh Thủy – Tỉnh Phú Thọ.
7. Các căn cứ pháp lý, tiêu chuẩn sử dụng để nghiệm thu các giai đoạn xây lắp, các
hạng mục công trình và toàn bộ công trình.
7.1. Căn cứ pháp lý:
- Căn cứ Quyết định số 1961/QĐ-UBND ngày 06/8/2019 của UBND tỉnh Phú Thọ về
việc phê duyệt báo cáo kinh tế kỹ thật và kế hoạch lựa chọn nhà thầu công trình: Xây dựng
hệ thống đèn tín hiệu giao thông tại nút giao QL.32C với ĐT.324, thuộc địa bàn huyện
Lâm Thao.
- Quyết định số 582/QĐ- SGTVT ngày 20/8/2018 của Giám đốc Sở giao thông vận tải
Phú Thọ về việc phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu gói thầu: Thi công xây dựng công
trình: Xây dựng hệ thống đèn tín hiệu giao thông tại nút giao QL.32C với ĐT.324, thuộc
địa bàn huyện Lâm Thao.
- Hợp đồng số: 18/2019/HĐXD, ngày 20 tháng 08 năm 2019 về việc thực hiện gói thầu
01: Thi công xây dựng công trình: Xây dựng hệ thống đèn tín hiệu giao thông tại nút giao


QL.32C với ĐT.324, thuộc địa bàn huyện Lâm Thao, giữa Ban quản lý dự án đầu tư xây
dựng công trình giao thông tỉnh Phú Thọ và Công ty CP sản xuất thương mại và dịch vụ
An Phát.
- Biên bản BGMB ngày 20/08/2019 về việc bàn giao vị trí thi công công trình: Xây
dựng hệ thống đèn tín hiệu giao thông tại nút giao QL.32C với ĐT.324, thuộc địa bàn
huyện Lâm Thao.
7.2. Các tiêu chuẩn thi công và nghiệm thu:
+ TCVN 4055:2012 Công trình xây dựng – Tổ chức thi công;
+ TCVN 4447:2012 Công tác đất- Thi công và nghiệm thu;
+ TCVN 4091:1985 Nghiệm thu các công trình xây dựng;
+ TCVN 5637:1991 Quản lý chất lượng xây lắp công trình xây dựng.Nguyên tác cơ
bản;
+ Tiêu chuẩn: TCXDVN 371:2006 Nghiệm thu chất lượng thi công công trình;
+ Tiêu chuẩn: TCVN 4086:1985 An toàn điện trong xây dựng;
1


+ Tiêu chuẩn, quy chuẩn xây dựng được phép áp dụng: 22 TCN 273-01, 22 TCN
266-2000.
- QCVN 41:2016/BGTVT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về báo hiệu đường bộ;
- Sơn tín hiệu giao thông – Vật liệu kẻ đường phản quang nhiệt dẻo – yêu cầu kỹ
thuật, phương pháp thử, thi công và nghiệm thu TCVN 8791-2011;
- Các quy trình kỹ thuật, tiêu chuẩn thi công và nghiệm thu có liên quan khác.
8. Quy mô công trình và giải pháp kỹ thuật:
8.1. Mục tiêu và quy mô xây dựng:
Mục tiêu: Xây dựng hệ thống đèn tín hiệu giao thông trên tuyến ĐT.316, thuộc địa
bàn thị trấn Thanh Thủy, huyện Thanh Thủy, góp phần đảm bảo phân luồng giao thông
hợp lý tại ngã tư giao cắt, hạn chế tình trạng tai nạn giao thông tại ngã tư, đảm bảo an toàn
giao thông cho người và phương tiện.
Quy mô xây dựng: Xây dựng hệ thống đèn tín hiệu giao thông trên tuyến ĐT.316,

thuộc địa bàn thị trấn Thanh Thủy, huyện Thanh Thủy, bổ xung hệ thống báo hiệu bằng
sơn kẻ vạch mạch đường, xắp xếp biển báo hợp lý.
8.2. Giải pháp kỹ thuật:
* Lắp đặt tủ Điều khiển trung tâm, cột đèn, cáp ngầm chi tiết như:
- Tủ điều khiển tín hiệu giao thông tự động dùng để điều khiển hệ thống đèn tín
hiệu phù hợp theo chương trình đã được lập trước và thông qua thiết bị giao diện màn hình
LCD và nút bấm đặt chế độ hoạt động và chương trình hoạt động theo ý muốn của người
điều khiển.
- Tủ điều khiển thể hiện kỹ năng làm chủ hệ thống của nhà cung cấp, cho phép lập
trình thay đổi các chương trình điều khiển dễ dàng, giúp cho việc sử dụng hệ thống được
dễ dàng, thuận lợi nhất.
- Dự án sẽ đưa ra các yêu cầu kỹ thuật mà Tủ điều khiển cần phải đáp ứng để đảm
bảo một hệ thống hiện đại, ổn định, có khả năng nâng cấp mở rộng dễ dàng.
- Tủ điều khiển phải hiện đại, tiên tiến, không bị lạc hậu trong vòng 10 năm tới
- Sử dụng công nghệ điều khiển tập trung với hệ thống mở (có khả năng mở rộng
và kết nối về trung tâm điều khiển tập trung: khu vực, vùng và trung tâm).
- Điều khiển hoàn toàn tự động, các tín hiệu đèn điều khiển giao thông phải theo
các chương trình định sẵn, đặc biệt thiết bị điều khiển phải được thực hiện trên công nghệ
Vi xử lý là công nghệ được sử dụng trong môi trường công nghiệp, yêu cầu tính ổn định
cao.
- Bộ điều khiển Vi xử lý phải có khả năng giao tiếp với thiết bị giao diện người máy
bên ngoài thông qua màn hình giao diện LCD và nút bấm.
- Thiết bị điều khiển phải có tính “thông minh”, có khả năng kết nối về trung tâm
giám sát điều hành. Kết nối với máy tính, phối hợp hệ thống khi được liên kết nhóm với
các tủ điều khiển tín hiệu giao thông lân cận.
- Kiểu hoạt động độc lập, kiểu định sẵn theo thời gian hoặc thay đổi theo lưu lượng
thiết kế, kiểu nhấp nháy.
- Có khả năng đồng bộ chu kỳ thời gian giữa bộ đếm lùi và các đèn tín hiệu.
- Tủ điều khiển phải có cấu trúc Module và điều khiển bằng Bộ điều khiển Vi xử lý.
Bộ điều khiển có khả năng điều khiển ít nhất 16 chương trình đèn, tuỳ thuộc vào thời gian

trong ngày.
- Điều khiển đèn tín hiệu bắt buộc bằng công nghệ phi tiếp điểm TRANSISTOR,
khả năng đóng cắt tối thiếu 20.000 lần/ ngày đêm, độ bền hàng chục năm.
Đảm bảo tính ổn định, an toàn cao về đặc tính điện và đặc tính cơ học, bền với môi
trường nhiệt đới.
2


Căn cứ từ tình hình thực tế qua khảo sát đếm xe tham gia trên nút Chu kỳ của đèn
được tạm thời được thiết lập như sau:
Giờ cao điểm chu kỳ:
60 giây.
Giờ bình thường chu kỳ:
45 giây.
Thời gian đèn vàng:
3 giây.
Thời gian đèn xanh phân theo tỷ lệ từng nút sao cho hợp lý.
(Chu kỳ này được tính toán cho mật độ giao thông tại thời điểm hiện tại có tính hệ
số gia tăng tăng là 1,5 lần).
Khi nút giao đi vào hoạt động thì tuỳ theo tình hình giao thông thực tế tại từng nút
thời gian và chu kỳ đèn sẽ được điều chỉnh linh hoạt theo mật độ giao thông tại thời điểm
hiện tại của nút.
Hệ thống vận hành theo lịch trình:
Từ 5h sáng đến 11h tối: hoạt động theo chế độ điều khiển giao thông 2 pha.
Từ 11h đêm đến 5h sáng hôm sau: hoạt động chế độ chờ (đèn vàng nhấp nháy)
Các thông số của tủ Điều khiển và thiết bị phải đảm bảo hoạt động tốt trong môi
trường làm việc liên tục 24giờ/ngày.
Tự động chuyển chế độ khi tín hiệu giao thông bị sự cố để nhằm đảm bảo an toàn
cho các phương tiện tham gia giao thông tại các nút.
Khuyến nghị lựa chọn tủ điều khiển có các tính năng kỹ thuật sau:

Dải điện áp hoạt động 180-260VAC
Tần số 50-60Hz
Nhiệt độ làm việc 0-650 C
Bộ điều khiển: Vi xử lý
+ Tần số xử lý 16Mhz
+ Bộ nhớ: 512 Bytes EEPROM/1K Byte Internal SRAM
+ Chế độ thời gian thực: 16-bit Timer/Counter
Chế độ hoạt động: theo cam giờ, theo pha, theo ngày, theo mùa.
Khả năng điều khiển: 2 pha, 3 pha, 4 pha, 32 nhóm tín hiệu vào ra.
Khả năng mở rộng: có khả năng kết nối nhóm, kết nối trung tâm.
Khả năng lưu giữ tham số khi mất điện nguồn: 05 năm.
Đặt thông số: cam giờ, ngày tháng, thời gian các pha, ...thông qua màn hình giao
diện LCD.
Bảo vệ: Tủ có thiết kế đặc chủng hai lớp: Lớp trong nhựa ABS, lớp ngoài tủ thép
sơn tĩnh điện: chống nước mưa, chống bụi, chống ẩm....
Kích thước tủ (Cao x Rộng x Sâu): 700 x 500 x 250mm.
* Lắp đặt đèn tín hiệu giao thông
Tính năng: Đèn tín hiệu giao thông dùng để báo hiệu và hướng dẫn cho người điều
khiển phương tiện giao thông biết và tuân theo các báo hiệu của đèn
Đèn tín hiệu phương tiện, gồm 3 màu:
Đỏ: Cấm các phương tiện đi ở tất cả các hướng.
Vàng: Báo phương tiện chuẩn bị dừng lại.
Xanh: Cho phép các loại phương tiện được đi.
Đèn tín hiệu cho người đi bộ:
Đỏ: Người đi bộ không được băng qua đường.
Xanh: Người đi bộ được băng qua đường.
Đèn tín hiệu đếm lùi:
Hiển thị giá trị thời gian còn lại của tín hiệu đèn: Đèn đỏ, đèn xanh theo chu kỳ thời
gian đã được lập trình sẵn và có thể thay đổi theo mùa, theo chủ trương của Sở, của Tỉnh.
3



Đèn tín hiệu mũi tên rẽ phải:
Xanh: Chỉ dẫn các phương tiện được phép rẽ phải tại nơi có đèn tín hiệu.
Đèn tín hiệu mũi chữ thập:
Đỏ: Báo hiệu tín hiệu đèn đỏ cùng hướng tham gia giao thông tại nơi có đèn
tín hiệu.
* Yêu cầu kỹ thuật:
Các đèn tín hiệu sử dụng loại đèn LED (Đèn điốt phát quang - eXtra Bright LED),
có độ sáng cao, góc nhìn rộng. Đèn tín hiệu D300, đèn dành cho người đi bộ sử dụng các
loại LED đơn sắc đỏ - xanh. Đèn tín hiệu đếm lùi sử dụng 2 LED màu xanh - đỏ D300:
ứng với đèn xanh, tín hiệu đếm lùi có màu xanh, với đèn đỏ thì tín hiệu đếm lùi có màu
đỏ. Đây là loại đèn được sử dụng rộng rãi nhất hiện nay tại tất cả các đô thị và thành phố
lớn ở nước ra như Hà Nội, Đã Nẵng, thành phố Hồ Chí Minh.
Một số đặc tính kỹ thuật của các LED được sử dụng:
Đèn LED đơn sắc màu đỏ:
+ Kích thước: Cao x Rộng x Sâu = 330x370x160.
+ Cường độ sáng
5.100 mcd.
+ Góc nhìn
300
+ Công suất tiêu thụ 130mW.
+ Nhiệt độ hoạt động -40º đến 950C.
Đèn LED đơn sắc màu vàng:
+ Kích thước: Cao x Rộng x Sâu = 320x320x380.
+ Cường độ sáng
5.100 mcd.
+ Góc nhìn
300
+ Công suất tiêu thụ 130mW.

+ Nhiệt độ hoạt động -40º đến 950C.
Đèn LED đơn sắc màu xanh:
+ Kích thước: Cao x Rộng x Sâu = 320x320x380.
+ Cường độ sáng
6.300 mcd.
+ Góc nhìn
300
+ Công suất tiêu thụ 120mW.
+ Nhiệt độ hoạt động -40º đến 850C.
Đèn tín hiệu sử dụng LED tiết kiệm tối đa năng lượng tiêu thụ, công suất tối đa
20W cho mỗi đèn. Ngoài ra độ an toàn cũng được tăng cao, đèn có thể hoạt động ngay cả
khi một phần LED bị hỏng. Cường độ sáng không đổi khi điện áp nguồn thay đổi do bộ ổn
áp biến đổi nguồn đặt trên mỗi đèn. Vỏ chụp đèn được làm bằng vỏ sắt sơn tĩnh điện, có
khả năng chống bụi, chống nước và phù hợp với điều kiện thời tiết tại Việt Nam.
Đèn tín hiệu phương tiện: có 3 màu (Đỏ - Vàng - Xanh), đường kính 300mm.
Đèn tín hiệu đếm lùi 2 màu Xanh, Đỏ loại đường kính 300mm.
Đèn tín hiệu 2 màu cho người đi bộ có 2 màu loại đường kính 300mm dạng hình
người: Hình người đi màu xanh và hình người đứng màu đỏ.
Toàn bộ phần mạch điện tử bên trong đèn cần được bảo vệ có chức năng chống bụi,
chống ẩm, chống nước mưa đảm bảo độ bền cho mạch điện tử bên trong.
* Lắp đặt cột tín hiệu giao thông
Cột đèn tín hiệu cao 6,2m tay vươn dài 6m. Sử dụng loại cột bát giác mạ kẽm
nhúng nóng, thân cột chế tạo bằng thép C dày 5mm, cần vươn bằng thép dày 3,5mm.
Cột đèn tín hiệu cao 3m. Sử dụng loại cột bát giác mạ kẽm nhúng nóng, thân cột
chế tạo bằng thép C dày 3mm.

4


Hạng mục an toàn giao thông: Đảm bảo an toàn giao thông trong quá trình thi

công theo đúng quy định hiện hành.
9. Thời gian thi công xây dựng công trình:
- Ngày khởi công công trình: 15/05/2020.
- Ngày hoàn thành công trình theo hợp đồng: 30/06/2020.
- Ngày khởi công công trình theo thực tế: 15/05/2020.
- Ngày hoàn thành công trình theo thực tế: 25/05/2020.
10. Quá trình tổ chức thực hiện thi công, giám sát xây dựng công trình:
10.1 Công tác quản lý chất lượng:
Đơn vị thi công đã tuân thủ đúng Quy trình, Quy phạm hiện hành của Nhà nước và
theo đúng các yêu cầu trong Nghị định số 46/2015/NĐ-CP ngày 12/5/2015 về quản lý chất
lượng và bảo trì công trình xây dựng của Chính phủ cụ thể như sau:
- Các vật liệu đưa vào sử dụng đều được thị trường công nhận, được kiểm tra thí
nghiệm chất lượng đầu vào bởi đơn vị thí nghiệm và có kết quả đạt yêu cầu trước khi đưa
vào sử dụng.
- Công tác kiểm tra chất lượng, khối lượng, tiến độ xây dựng các công việc, từng bộ
phận, giai đoạn xây lắp, từng hạng mục công trình đều được thực hiện đúng qui trình, qui
phạm hiện hành và dựa vào các căn cứ để nghiệm thu như: Hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công
và các thay đổi, điều chỉnh bổ sung đã được phê duyệt, các Quy chuẩn, Tiêu chuẩn kỹ
thuật xây dựng hiện hành, yêu cầu kỹ thuật của hợp đồng xây lắp và các tài liệu khác có
liên quan.
- Trong suốt thời gian thi công công trình đơn vị Tư vấn giám sát thường xuyên
kiểm tra giám sát chặt chẽ và nghiệm thu từng hạng mục công việc đồng thời chứng kiến
lấy mẫu và thí nghiệm vật liệu theo đúng qui trình, qui phạm thi công và nghiệm thu hiện
hành.
10.2. Trình tự thi công các hạng mục công việc chính:
a. Công tác chuẩn bị:
- Nhận mặt bằng, đo đạc kiểm tra thực tế;
- Tổ chức xây dựng lán trại, kho bãi tập kết vật liệu.
b. Chuẩn bị máy móc thi công:
- Huy động, bảo dưỡng máy móc thiết bị để luôn trong luôn trong điều kiện chuẩn

bị thi công tốt nhất.
c. Chuẩn bị nguồn vật tư, vật liệu:
- Khảo sát các mỏ vật liệu, thí nghiệm nguồn vật liệu với các đơn vị cung cấp.
d. Thi công hạng mục xây dựng lắp đặt đèn THGT:
- Thi công các hạng mục theo thiết kế đã được phê duyệt.
g. Thi công hạng mục an toàn giao thông:
- Sơn kẻ đường: Định vị các vị trí sơn kẻ đường, vệ sinh mặt đường, sơn lót và sơn
phản quang.
10.3. Công tác đảm bảo an toàn giao thông trong thi công:
- Các tuyến thi công đều có nhân công đảm bảo giao thông của công trường làm
nhiệm vụ hướng dẫn phương tiện chở vật tư, vật liệu, ... cũng như các phương tiện phục vụ
thi công.
- Sử dụng cọc tiêu sơn đỏ trắng, dây phản quang để ngăn cách phạm vi thi công và
phần dành cho các phương tiện lưu thông.
- Cắm đầy đủ các biển báo giao thông theo đúng quyết định phân luồng giao thông
phục vụ thi công của cấp có thẩm quyền, tại hai đoạn đầu và cuối khu vực thi công cắm

5


đầy đủ các loại biển báo gồm: biển báo công trường đang thi công, biển báo đường thu
hẹp, hạn chế tốc độ và biển báo chỉ dẫn giao thông...
10.4. Khối lượng công việc thực hiện:
- Về cơ bản, công trình không có sự thay đổi lớn so với hồ sơ thiết kế ban đầu chỉ
có sự điều chỉnh, bổ sung ở một số hạng mục cho phù hợp với thực tế thi công tại công
trình.
- Phần khối lượng đã thi công được thống kê trong phần phụ lục khối lượng.
11. Đánh giá kết quả thực hiện:
11.1. Thuận lợi, khó khăn trong quá trình thực hiện dự án:
Trong quá trình xây dựng vừa phải thi công vừa phải đảm bảo giao thông, tiến độ

thi công gấp rút nên đòi hỏi nhu cầu huy động lớn về phương tiện và máy móc thiết bị thi
công trên công trường, mặt khác do mật độ giao thông trên tuyến là rất lớn nên yêu cầu về
đảm bảo giao thông trên tuyến được thông suốt trong suốt trong quá trình thi công và an
toàn lao động trong quá trình thi công là yêu cầu nghiêm ngặt và thực hiện rất khó
khăn.
11.2. Đánh giá chung:
* Đánh giá sự phù hợp về năng lực của nhà thầu thi công xây dựng so với hồ sơ
dự thầu và hợp đồng xây dựng:
- Nhà thầu đã lập đầy đủ tiến độ thi công toàn bộ công trình, bố trí bộ phận kiểm tra
nội bộ của Nhà thầu phù hợp với hệ thống quản lý chất lượng theo yêu cầu trong hợp đồng
giao nhận thầu xây lắp và phù hợp với Danh sách cán bộ trong hồ sơ dự thầu.
- Nhà thầu đã tập kết đủ máy móc thiết bị, vật liệu và nhân lực thi công, có đội ngũ
lành nghề phụ trách từng công đoạn, nhìn chung về nhân lực và thiết bị Nhà thầu đã đáp
ứng đủ và phù hợp với hồ sơ dự thầu.
* Đánh giá về khối lượng, tiến độ công việc đã hoàn thành, công tác tổ chức thi
công và đảm bảo an toàn lao động trong thi công xây dựng công trình:
- Nhà thầu thực hiện đầy đủ khối lượng theo hồ sơ thiết kế được duyệt.
- Nhà thầu thực hiện đảm bảo tiến độ dự án theo tiến độ hợp đồng, các quá trình thi
công được kiểm tra, giám sát chặt chẽ của TVGS. Đảm bảo đầy đủ hệ thống đảm bảo
ATGT và đặc biệt chú trọng đến an toàn trong quá trình thi công.
* Đánh giá công tác kiểm tra vật liệu, sản phẩm xây dựng, cấu kiện, thiết bị lắp
đặt vào công trình:
- Các vật liệu đưa vào sử dụng đều được thị trường công nhận, được kiểm tra thí
nghiệm chất lượng đầu vào bởi đơn vị thí nghiệm và có kết quả đạt yêu cầu trước khi đưa
vào sử dụng.
* Đánh giá về công tác tổ chức nghiệm thu công việc xây dựng, nghiệm thu giai
đoạn (nếu có), điều kiện nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình, công trình xây
dựng:
- Công tác kiểm tra chất lượng, khối lượng, tiến độ xây dựng các công việc, từng bộ
phận, giai đoạn xây lắp, từng hạng mục công trình đều được thực hiện đúng qui trình, qui

phạm hiện hành và dựa vào các căn cứ để nghiệm thu như: Hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công
và các thay đổi, điều chỉnh bổ sung đã được phê duyệt, các Quy chuẩn, Tiêu chuẩn kỹ
thuật xây dựng hiện hành, yêu cầu kỹ thuật của hợp đồng xây lắp và các tài liệu khác có
liên quan.
* Đánh giá về sự phù hợp của hồ sơ quản lý chất lượng thi công xây dựng công
trình, quy trình vận hành, quy trình bảo trì công trình xây dựng theo quy định:
- Hồ sơ quản lý chất lượng đầy đủ, đúng theo quy định, thể hiện đầy đủ, chi tiết các
thành phần công việc xây dựng công trình, có đầy đủ kết quả thí nghiệm kèm theo.
6


* Đánh giá về sự tuân thủ các quy định của pháp luật về môi trường, pháp luật
về phòng cháy chữa cháy và các quy định khác của pháp luật có liên quan:
Trong suốt quá trình thi công, do trên tuyến đang khai thác, mật độ lưu thông lớn
nên vừa đảm bảo giao thông Nhà thầu còn phải đảm bảo về bảo vệ môi trường, không để
bụi gây ảnh hưởng đến người tham gia giao thông (đặc biệt là thời điểm đông người tham
gia giao thông vào các giờ cao điểm).
* Kết luận về điều kiện nghiệm thu (đủ điều kiện hoặc không đủ điều kiện
nghiệm thu) hoàn thành hạng mục công trình, công trình xây dựng:
- Đơn vị thi công đã tuân thủ đúng Quy trình, Quy phạm hiện hành của Nhà nước
và theo đúng các yêu cầu trong Nghị định số 46/2015/NĐ-CP ngày 12/5/2015 về quản lý
chất lượng và bảo trì công trình xây dựng của Chính phủ.
- Công trình đủ điều kiện nghiệm thu đưa vào sử dụng.
13. Kết luận và kiến nghị
Đơn vị thi công đã thi công theo đúng hồ sơ thiết kế đã được phê duyệt. Thực hiện
đúng các quy định về xây dựng cơ bản hiện hành, bảo đảm an toàn lao động và vệ sinh
môi trường, không để xảy ra sự cố. Công trình đạt yêu cầu chất lượng, đủ điều kiện bàn
giao đưa vào sử dụng./.
Nhà thầu kính đề nghị Chủ đầu tư nghiệm thu bàn giao công trình đưa vào sử dụng
và khai thác.


Đ.D ĐƠN VỊ THI CÔNG

7



×