Tải bản đầy đủ (.docx) (8 trang)

Lý luận chung về kiểm toán khoản mục TSCĐ trong kiểm toán báo cáo tài chính

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (131.61 KB, 8 trang )

Phần 1: Lý luận chung về kiểm toán khoản mục TSCĐ trong kiểm toán báo cáo
tài chính.
1.1.TSCĐ với hoạt động sản xuất kinh doanh
1.1.1. Khái niệm TSCĐ
TSCĐ hữu hình:
Theo Chuẩn mực kế toán Việt Nam số 03: TSCĐ hữu hình là những tài sản có hình
thái vật chất do doanh nghiệp nắm giữ để sử dụng cho hoạt động sản xuất, kinh doanh
phù hợp với tiêu chuẩn ghi nhận TSCĐ hữu hình. Một tài sản được ghi nhận là TSCĐ
hữu hình phải thoả mãn đồng thời 4 tiêu chuẩn ghi nhận sau:
• Chắc chắn thu được lợi ích trong tương lai từ việc sử dụng tài sản đó;
• Nguyên giá tài sản phải được xác định một cách đáng tin cậy;
• Thời gian sử dụng ước tính trên một năm;
• Có đủ tiêu chuẩn giá trị theo quy định hiện hành;
TSCĐ vô hình:
Theo QĐ 206/2003/QĐ-BTC:: TSCĐ vô hình là những tài sản không có hình thái vật
chất, thể hiện một lượng giá trị đã được đầu tư thoả mãn các tiêu chuẩn của TSCĐ vô
hình, tham gia vào nhiều chu kỳ kinh doanh, như một số chi phí liên quan trực tiếp tới
đất sử dụng; chi phí về quyền phát hành, bằng phát minh, bằng sáng chế, bản quyền tác
giả…
Theo Chuẩn mực kế toán Việt Nam số 04: TSCĐ vô hình là tài sản không có hình
thái vật chất nhưng xác định được giá trị và do doanh nghiệp nắm giữ, sử dụng trong
sản xuất, kinh doanh cung cấp dịch vụ hoặc cho đối tượng khác thuê phù hợp với tiêu
chuẩn ghi nhận TSCĐ vô hình. Tiêu chuẩn ghi nhận TSCĐ vô hình cũng tương tự như
tiêu chuẩn ghi nhận TSCĐ hữu hình theo Chuẩn mực kế toán Việt Nam số 03.
TSCĐ thuê tài chính:
Theo Chuẩn mực kế toán Việt Nam số 06: Thuê tài chính là thuê tài sản mà bên cho
thuê có sự chuyển giao phần lớn rủi ro và lợi ích gắn liền với quyền sở hữu tài sản cho
bên thuê. Quyền sở hữu tài sản có thể chuyển giao vào cuối thời hạn thuê.
TSCĐ thuê tài chính là những tài sản chưa thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp đi
thuê. Nhưng bên thuê phải có nghĩa vụ và trách nhiệm pháp lý về quản lý, bảo dưỡng,
giữ gìn, sử dụng và trích khấu hao cho TSCĐ thuê tài chính như một TSCĐ của doanh


nghiệp.
Khấu hao TSCĐ:
Theo QĐ 206: Khấu hao TSCĐ là việc tính toán và phân bổ một cách có hệ thống
nguyên giá của TSCĐ vào chi phí sản xuất, kinh doanh trong thời gian sử dụng của
TSCĐ.
Theo Chuẩn mực kế toán Việt Nam số 03: Khấu hao TSCĐ là sự phân bổ có hệ thống
giá trị phải khấu hao của TSCĐ trong suốt thời gian sử dụng hữu ích TSCĐ
. Theo Chuẩn mực kế toán Việt nam số 03: có ba phương pháp khấu hao TSCĐ hữu
hình, gồm:
• Phương pháp khấu hao đường thẳng
• Phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần; và
• Phương pháp khấu hao theo số lượng sản phẩm.
Nguyên giá của TSCĐ:
Theo QĐ 206: Nguyên giá TSCĐ hữu hình là toàn bộ các chi phí mà doanh nghiệp
phải bỏ ra để có TSCĐ tính đến thời điểm đưa tài sản đó vào trạng thái sẵn sàng sử
dụng. Nguyên giá TSCĐ vô hình là toàn bộ các chi phí mà doanh nghiệp phải bỏ ra để
có TSCĐ vô hình tính đến thời điểm đưa tài sản đó vào sử dụng theo dự tính.
Theo Chuẩn mực kế toán Việt Nam số 03: Nguyên giá TSCĐ là toàn bộ các chi phí
mà doanh nghiệp bỏ ra để có được TSCĐ tính đến thời điểm đưa tài sản đó vào trạng
thái sẵn sàng sử dụng.
1.1.2. Đặc điểm TSCĐ
TSCĐ là những tư liệu lao động chủ yếu, có giá trị lớn và có thời gian sử dụng lâu
dài.
TSCĐ là cơ sỏ vật chất chủ yếu, giúp cho doanh nghiệp đạt được các mục tiêu về
hoạt động về tài chính trong quá trình sản xuất kinh doanh
Đặc điểm cơ bản nhất của TSCĐ là tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh.
Khi tham gia vào quá trình sản xuất – kinh doanh, TSCĐ bị hao mòn dần và giá trị của
nó được chuyển dịch từng phần vào chi phí kinh doanh…
1.1.3. Phân loẠi TSCĐ
Theo công dụng kinh tế: TSCĐ gồm 4 loại:

 TSCĐ dùng trong sản xuất kinh doanh
 TSCĐ hành chính sự nghiệp
 TSCĐ phúc lợi
 TSCĐ chờ xử lý
Theo nguồn hình thành: TSCĐ gồm có 4 loai:
 TSCĐ được hình thành từ nguồn vốn do Ngân sách Nhà nước hoặc cấp trên cấp;
 TSCĐ được hình thành từ nguồn vốn tự bổ sung (từ các quỹ xí nghiệp…)
 TSCĐ được hình thành từ nguồn vốn vay;
 TSCĐ được hình thành từ nguồn vốn liên doanh hoặc vốn cổ phần (góp vốn
bằng hiện vật là TSCĐ)
Theo hình thái biểu hiện kết hợp với tính chất đầu tư, TSCĐ gồm 3 loại:
• TSCĐ hữu hình
• TSCĐ vô hình
• TSCĐ thuê tài chính
Theo tính chất sở hữu: TSCĐ gồm có 2 loại:
 TSCĐ tự có
• TSCĐ thuê ngoài
1.2.Công tác kế toán TSCĐ
1.2.1. Chứng từ kế toán TSCĐ
Kế toán TSCĐ sử dụng các chứng từ chủ yếu sau:
Biên bản giao nhận TSCĐ (mẫu 01 – TSCĐ)
Biên bản thanh lý TSCĐ (mẫu 02 – TSCĐ)…
1.2.2. Hệ thống tài khoản và sổ sách kế toán
 Hệ thống tài khoản
TSCĐ hữu hình: TK 211, bao gồm những tiểu khoản sau:
TK 2111 “Nhà cửa, vật kiến trúc”
TK 2112 “Máy móc, thiết bị”
TK 2113 “Phương tiện, thiết bị vận tải, truyền dẫn”
TK 2114 “Thiết bị, dụng cụ quản lý”
TK 2115 “Cây lâu năm, súc vật làm việc và cho sản phẩm”

TK 2118 “TSCĐ khác”
TSCĐ vô hình: TK 213, bao gồm những tiểu khoản sau:
TK 2131 “Quyền sử dụng đất”
TK 2132 “Quyền phát hành”
TK 2133 “Bản quyền, bằng sáng ahế”
TK 2134 “Nhãn hiệu hàng hoá”
TK 2135 “Phần mềm máy vi tính”
TK 2136 “Giấy phép và giấy phép nhượng quyền”
TK 2138 “TSCĐ vô hình khác”
TSCĐ thuê tài chính : TK 212
Để theo dõi hao mòn TSCĐ, kế toán sử dụng TK 214 và theo dõi ngoài bảng nguồn
vốn khấu hao cơ bản của doanh nghiệp trên TK 009.
TK 214 có 4 tiểu khoản sau:
TK 2141 “Hao mòn TSCĐ hữu hình”
TK 2142 “Hao mòn TSCĐ đi thuê tài chính”
TK 2143 “Hao mòn TSCĐ vô hình”
TK 2147 “Hao mòn bất động sản đầu tư”
 Sổ sách kế toán TSCĐ:
Các doanh nghiệp sử dụng sổ (thẻ) TSCĐ để hạch toán chi tiết TSCĐ theo bộ phận
sử dụng hoặc theo loại TSCĐ.
Để hạch toán tổng hợp tăng, giảm TSCĐ, tương ứng với 4 hình thức sổ kế toán chủ
yếu sẽ có các loại sổ kế toán tổng hợp phù hợp.
1.2.3. Phương pháp và nội dung hạch toán TSCĐ
Trình từ kế toán tăng, giảm TSCĐ hữu hình
Trình tự kế toán tăng, giảm TSCĐ vô hình
Trình tự kế toán tăng giảm TSCĐ thuê tài chính
1.3. Kiểm toán TSCĐ trong kiểm toán báo cáo tài chính
1.3.1. Vai trò kiểm toán TSCĐ trong kiểm toán báo cáo tài chính
1.3.2. Mục tiêu kiểm toán TSCĐ
Mục tiêu của kiểm toán BCTC là giúp KTV và công ty kiểm toán đưa ra ý kiến xác

nhận rằng BCTC có được lập trên cơ sở chuẩn mục và chế độ kế toán hiện hành hoặc
được chấp nhận, có tuân thủ pháp luật liên quan và có phản ánh trung thực và hợp lý
tình hình tài chính trên các khía cạnh trọng yếu hay không
Mục tiêu kiểm toán tài chính gồm có 6 mục tiêu chung. Đối với khoản mục TSCĐ
trên BCTC, 6 mục tiêu chung này đựơc cụ thể hoá thành các mục tiêu đặc thù
1.3.3. Nội dung và trình tự kiểm toán TSCĐ trong kiểm toán báo cáo tài chính
1.3.3.1. Giai đoạn chuẩn bị kiểm toán
Theo Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 300 “Lập kế hoạch kiểm toán”: Kế hoạch
kiểm toán gồm ba bộ phận: kế hoạch chiến lược, kế hoạch kiểm toán tổng thể và
chương trình kiểm toán.
Ba bộ phận của kế hoạch kiểm toán được cụ thể hoá thành bước công việc sau:
 Thu thập thông tin cơ sở:
Theo Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 300 “Lập kế hoạch kiểm toán” và số 310
“Hiểu biết về tình hình kinh doanh”, KTV phải thu thập những hiểu biết về ngành nghề,
công việc kinh doanh của khách hàng.
Đối với khoản mục TSCĐ, qua quá trình thu thập thông tin cơ sở, KTV xác định
được đơn vị kiểm toán thuộc loại hình doanh nghiệp nào và xác định được tỷ trọng

×