Tải bản đầy đủ (.pptx) (11 trang)

PHƯƠNG PHÁP LÀM QUEN TÁC PHẨM VĂN HỌC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (134.54 KB, 11 trang )

Trường ĐHSP TP. Hồ Chí Minh
ĐHMN – Bến Thành K1

NHÓM 4
MÔN: PHƯƠNG PHÁP LÀM QUEN TÁC PHẨM
VĂN HỌC

Đề tài: Phương pháp hướng dẫn trẻ làm quen câu
đố


CHO TRẺ LÀM QUEN CÂU ĐỐ

Câu đố là một thể loại văn vần miêu tả và kể chuyện ngắn gọn về các đồ vật, các loại
cây, con vật, các hiện tượng của thế giới khách quan theo lối nói chệch, nói láy.
Muốn giải đươc câu đố, trẻ phải có khả năng phân tích, so sánh, đối chiếu các hình
ảnh mà câu đố miêu tả với các đặc diểm đặc trưng của đối tượng. Vì thế, việc cho trẻ
làm quen câu đố có ý nghĩa trong việc góp phần làm phát triển khả năng tư duy, óc
phán đoán của trẻ.


LỰA CHỌN CÂU ĐỐ CHO TRẺ MN


-

MG bé:



MG nhỡ:



Làm quen với những câu đố nói về đăc điểm đặc trưng vô hình dạng, màu sắc, kích
thước to nhỏ và những dấu hiệu bên ngoài của những con vật nuôi, những vật dụng và
thức ăn quen thuộc trong gia đình.

- Làm quen với những câu đố nói về đặc điểm của các loài cây hoa, các loài thú rừng, các
hiện tượng thiên nhiên, nói về chất liệu, công dụng… của các dụng cụ lao động, giao thông,
quần áo và vật dụng trong gia đình.



-

MG lớn:

-

Ở độ tuổi này trẻ đã có kinh nghiệm về các con vật, có dịp quan sát cây cối, nắm bắt
được quy luật hình thành. Vì thế chọn câu đố ngắn nhưng chỉ ra những dấu hiệu điển
hình của đối tượng cho trẻ làm quen.

Làm quen với những câu đố về động vật, về thế giới thực vật với sự phát triển lớn lên
của các loại cây về những hoạt động của con người trong cuộc sống, về sự thay đổi của
thời tiết vào những thời gian khác nhau trong ngày, trong năm, về công cụ lao động, thể
thao, sách vở…


NHIỆM VỤ HƯỚNG DẪN

MG BÉ


MG NHỠ

MG LỚN

- Cho trẻ làm quen với âm điệu, vần

- Phát triển khả năng so sánh, liên

- Tập cho trẻ kể chuyện, nêu đặc trưng

điệu, cách miêu tả và kể chuyện ngắn

tưởng, phân tích, tổng hợp, khái quát

của hiện tượng cây cối, con vật quen

gọn về các đồ vật, cây con… của thể

hóa, tự đưa ra kết luận. Từ đó, phát

thuộc xung quanh theo lối diễn đạt của

loại câu đố

triển khả năng tư duy logic.

câu đố.

- Giải đúng câu đố

- Hình thành và phát triển khả năng
so sánh, liên tưởng cho trẻ.


TIẾN HÀNH
Tổ chức hoạt động cho trẻ làm với câu đố luôn được bắt đầu bằng cuộc đàm thoại giữa cô và trẻ nhằm tìm
ra những đặc điểm đặc trưng về hình dáng, màu sắc, kích thước, chất liệu, công dụng… của các đối tượng
được nói đến trong câu đố sẽ giới thiệu với trẻ
- GV cần căn cứ vào nội dung của câu đố, khả năng của trẻ ở từng độ tuổi và tình huống cụ thể mà lựa
chọn câu hỏi cho cuộc đàm thoại.
- Cần chú ý là cuộc đàm thoại này phải tạo ra sự thoải mái, kích thích khả năng sử dụng ngôn ngữ và sự tò
mò khám phá của trẻ.
- Sau cuộc đàm thoại, đối với trẻ MG bé, gv đọc câu đố để trẻ đoán.


VD: cho trẻ làm quen với câu đố con gà trống.

Đầu tiên, cô nêu câu câu hỏi:
Nhà bạn nào có nuôi gà trống?
Gà trống thường thức dậy sớm hay trễ?
Ngay khi thức dậy, gà trống thường làm gì?
Gà trống gáy to để làm gì vậy các bạn?
Kết thúc cuộc đàm thoại, cô đọc chậm rãi câu đố
Con gì sáng sớm

-

Thức dậy gáy vang
Làm cho trẻ em
Không sao ngủ được?



Đối với trẻ MG nhỡ và lớn, hãy xem kĩ lại nội dung tổ chức cho trẻ làm quen câu đố cụ thể
như sau:
Đố về đám mây.
Cô cho trẻ ra sân, đề nghị trẻ chú ý quan sát xung quanh và bắt đầu đàm thoại.
Các con nhìn lên bầu trời xem có gì?
Bầu trời hôm nay như thế nào?

-

Những đám mây trông giống cái gì?
Có thể so sánh mây với cái gì?
Hãy chú ý xem đám mây đứng im hay chuyển động?
Vì sao chúng có thể chuyển động được?
Sau đó, GV đưa ra câu đố:


Không có chân mà chạy
Không có cánh mà bay
Không có buồm mà lướt
GV cần thúc đẩy cuộc đàm thoại tích cực hơn bằng cách nêu ra các câu hỏi giúp trẻ hiểu hơn ý nghĩa thực
sự chạy, bay, lướt.
GV có thể đề nghị trẻ nghĩ và đưa ra câu đố về đám mây của mình.
GV cần tận dụng cơ hội, tình huống trong cuộc sống hằng ngày để cho trẻ tiếp xúc với thể loại này. Phương
pháp, các bước tiến hành, thời điểm và thời gian cần linh hoạt nhằm khích lệ trẻ tham gia 1 cách tích cực.
VD: Trò chuyện sáng, trong và sau giờ học, sau giờ quan sát, hoặc giờ chơi… mọi lúc mọi nơi.


THỰC TRẠNG HIỆN NAY

Thực trạng cho trẻ làm quen với câu đố hiện nay chưa đạt hiệu quả cao do khả năng kiến
thức của giáo viên về văn học còn hạn chế, gv chưa biết cách xây dựng câu hỏi hợp lý để
khai thác đúng và đủ nội dung.
Vì câu đố không nằm trong kế hoạch soạn giảng, không tổ chức hoạt động mà chỉ tiến
hành kết hợp với các hoạt động khác nên GV ít khi đưa câu đố vào hoạt động dạy học hoặc
đưa nhưng không đủ các nội dung.


-

PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT HUY
GV cần tạo môi trường tâm thế thoải mái, tận dụng cơ hội, tình huống xảy ra trong
cuộc sống hằng ngày để cho trẻ tiếp xúc với thể loại này.
Đàm thoại và đưa câu đố mọi lúc mọi nơi, chơi cùng trẻ, khuyến khích trẻ tự suy nghĩ
và đặt câu đố.
Thời gian địa điểm cần tổ chức linh hoạt nhằm khích lệ trẻ tham gia một cách tích cực.
GV sưu tầm và học thuộc các câu đố để xây dưng hệ thống câu hỏi đàm thoại cùng trẻ,
trau dồi thêm kiến thức về văn học để hỗ trợ vào việc cho trẻ làm quen với văn học.



×