Tải bản đầy đủ (.pdf) (71 trang)

Bài giảng TỔ CHỨC MÔI TRƯỜNG HOẠT ĐỘNG CHO TRẺ Ở TRƯỜNG MẦM NON (Tài liệu dùng cho học viên bậc đại học hệ chính qui tập trung và hệ tại chức liên thông từ trung cấp và cao đẳng ngành SPMN)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.33 MB, 71 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM

TS. ĐINH THỊ ĐOAN HƢƠNG

Bài giảng

TỔ CHỨC MÔI TRƢỜNG HOẠT ĐỘNG
CHO TRẺ Ở TRƢỜNG MẦM NON
(Tài liệu dùng cho học viên bậc đại học hệ chính qui tập trung và hệ
tại chức liên thông từ trung cấp và cao đẳng ngành SPMN)

Đà Nẵng- 2015
TS. Đinh Thị Đoan Hƣơng | CHƢƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG 1
VỀ TỔ CHỨC MÔI TRƢỜNG HOẠT ĐỘNG CHO TRẺ MẦM NON


ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM

TS. ĐINH THỊ ĐOAN HƢƠNG

Bài giảng

TỔ CHỨC MÔI TRƢỜNG HOẠT ĐỘNG
CHO TRẺ Ở TRƢỜNG MẦM NON
(Tài liệu dùng cho học viên bậc đại học hệ chính qui tập trung và hệ tại
chức liên thông từ trung cấp và cao đẳng ngành SPMN)

Updated 10/3/2016


Đà Nẵng- 2015
TS. Đinh Thị Đoan Hƣơng | CHƢƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG 2
VỀ TỔ CHỨC MÔI TRƢỜNG HOẠT ĐỘNG CHO TRẺ MẦM NON


MỤC LỤC
CHƢƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ TỔ CHỨC MÔI TRƢỜNG
HOẠT ĐỘNG CHO TRẺ MẦM NON ............................................................................... 1
1.1. Môi trƣờng hoạt động và ý nghĩa của việc tổ chức môi trƣờng hoạt động
cho trẻ mầm non ........................................................................................................ 5
1.1.1. Một số khái niệm chính .................................................................................. 5
1.1.2. Phân loại môi trƣờng hoạt động..................................................................... 9
1.1.3. Ý nghĩa của việc tổ chức môi trƣờng hoạt động cho trẻ mầm non .............. 10
1.2. Một số quan điểm định hƣớng việc tổ chức môi trƣờng hoạt động cho trẻ
mầm non................................................................................................................... 13
1.2.1. Quan điểm hoạt động ................................................................................... 14
1.2.2. Lý thuyết “Vùng phát triển gần nhất” của L.X.Vƣgotxki ................................ 14
1.2.3. Quan điểm giáo dục “lấy trẻ làm trung tâm” và phát huy tính tích cực của trẻ
trong hoạt động ...................................................................................................... 15
1.2.4. Quan điểm giáo dục tích hợp ....................................................................... 15
1.2.5. Quan điểm cá thể hóa .................................................................................. 17
1.2.6. Quan điểm xã hội hóa giáo dục mầm non .................................................... 17
1.3. Một số yêu cầu đối với việc tổ chức môi trƣờng hoạt động cho trẻ mầm
non ............................................................................................................................ 17
1.3.1. Môi trƣờng vật chất ...................................................................................... 17
1.3.2. Môi trƣờng tâm lý- xã hội ............................................................................. 19
1.4. Vai trò của giáo viên trong việc tổ chức môi trƣờng hoạt động của trẻ mầm
non ............................................................................................................................ 19
1.4.1. Giáo viên là ngƣời quan sát, đánh giá sự phát triển của trẻ (observer) ....... 19
1.4.2. Giáo viên là ngƣời bạn đồng hành cùng trẻ (companion) ............................ 24

1.4.3. Giáo viên là ngƣời định hƣớng sự phát triển của trẻ (leader) ...................... 27
CHƢƠNG 2 : TỔ CHỨC MÔI TRƢỜNG HOẠT ĐỘNG CHO TRẺ MẦM NON............ 30
2.1. Tổ chức môi trƣờng vật chất cho trẻ ở trƣờng mầm non ............................ 30
2.1.1. Hƣớng dẫn tổ chức môi trƣờng hoạt động trong lớp học ............................ 30
2.1.2. Hƣớng dẫn tổ chức môi trƣờng hoạt động ngoài lớp học ............................ 49
TS. Đinh Thị Đoan Hƣơng | CHƢƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG 3
VỀ TỔ CHỨC MÔI TRƢỜNG HOẠT ĐỘNG CHO TRẺ MẦM NON


2.2. Tổ chức môi trƣờng tâm lý-xã hội cho trẻ ở trƣờng mầm non .................... 51
2.2.1. Tạo cho trẻ niềm tin vào bản thân ................................................................ 52
2.2.2. Tạo cho trẻ niềm tin vào giáo viên ............................................................... 53
2.2.3. Tạo cho trẻ niềm tin vào bạn ........................................................................ 54
2.2.4. Tạo cho trẻ niềm tin vào môi trƣờng ............................................................ 55
2.3. Một số mô hình tổ chức môi trƣờng hoạt động cho trẻ mầm non trên thế
giới ............................................................................................................................ 57
2.3.1. Môi trƣờng hoạt động Reggio Emilia ........................................................... 57
2.3.2. Môi trƣờng hoạt động Montessori ................................................................ 61

TS. Đinh Thị Đoan Hƣơng | CHƢƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG 4
VỀ TỔ CHỨC MÔI TRƢỜNG HOẠT ĐỘNG CHO TRẺ MẦM NON


CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ TỔ CHỨC MÔI TRƯỜNG
HOẠT ĐỘNG CHO TRẺ MẦM NON
1.1. Môi trường hoạt động và ý nghĩa của việc tổ chức môi trường hoạt
động cho trẻ mầm non
1.1.1. Một số khái niệm chính
* Khái niệm “Môi trƣờng hoạt động”
- Khái niệm “môi trƣờng” đƣợc hiểu theo nhiều cách khác nhau.

Theo định nghĩa chung nhất của UNESCO, môi trƣờng (nghĩa rộng) là tất cả những sự
vật có trong hành tinh của chúng ta đang sống; bao gồm tất cả các vật thể hữu sinh và
các yếu tố vô sinh, các tƣơng tác giữa chúng và sản phẩm của các tƣơng tác ấy. Ở
phạm vi hẹp hơn, môi trƣờng là tập hợp các điều kiện và hiện tƣợng bên ngoài có ảnh
hƣởng tới một vật thể hoặc một sự kiện.
"Môi trƣờng bao gồm các yếu tố tự nhiên và yếu tố vật chất nhân tạo quan hệ mật thiết
với nhau, bao quanh con ngƣời, có ảnh hƣởng tới đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát
triển của con ngƣời và thiên nhiên." (Theo Điều 1, Luật Bảo vệ Môi trƣờng của Việt
Nam).
Môi trƣờng sống của con ngƣời là tổng hợp các điều kiện tự nhiên và xã hội bao quanh
con ngƣời và có ảnh hƣởng tới sự sống, sự phát triển của từng cá nhân cũng nhƣ cả
cộng đồng ngƣời và tác động qua lại với hoạt động sống của con ngƣời. Môi trƣờng
sống của con ngƣời có thể phân thành môi trƣờng tự nhiên, môi trƣờng xã hội. Trong
đó:
Môi trƣờng tự nhiên là tập hợp các yếu tố vô sinh và hữu sinh nhƣ: nƣớc, không khí,
ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm, bức xạ mặt trời, hệ thực vật và động vật… môi trƣờng tự
TS. Đinh Thị Đoan Hƣơng | CHƢƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG 5
VỀ TỔ CHỨC MÔI TRƢỜNG HOẠT ĐỘNG CHO TRẺ MẦM NON


nhiên gần gũi, gắn bó và có ảnh hƣởng rất lớn tới con ngƣời nhất là đối với trẻ em. Tự
nhiên không chỉ là cuộc sống của con ngƣời về phƣơng diện cá thể mà còn là một
trong những phƣơng tiện giáo dục quan trọng, giúp trẻ phát triển toàn diện nhân cách.
Môi trƣờng xã hội là tổng thể các quan hệ giữa con ngƣời với con ngƣời trong cộng
đồng của họ. Những mối quan hệ đó có ý nghĩa rất quan trọng với sự phát triển của
con ngƣời, ảnh hƣởng đến nền văn hóa chung và sự phát triển của toàn xã hội. Trong
môi trƣờng xã hội, quan hệ của con ngƣời với nhau cũng phát triển theo xu hƣớng phát
triển lịch sử xã hội và ngƣợc lại nó cũng góp phần ảnh hƣởng tới sự phát triển và hoàn
thiện xã hội.
- Về khái niệm “hoạt động” cũng có nhiều định nghĩa khác nhau. Cụ thể:

Theo nghĩa thông thƣờng, hoạt động đƣợc coi là sự tiêu hao năng lƣợng thần kinh và
cơ bắp của con ngƣời khi tác động vào hiện thực khách quan nhằm thỏa mãn nhu cầu
nảy sinh trong cuộc sống của họ.
Ví dụ: Hoạt động vui chơi, học tập, văn nghệ, thể thao, lao động sản xuất…đều nhằm
thỏa mãn nhu cầu về vật chất và tinh thần của con ngƣời.
Theo triết học và tâm lý học, hoạt động đƣợc coi là tác động qua lại giữa con ngƣời và
thế giới để tạo ra sản phẩm ở cả chủ thể và đối tƣợng.
Trong mối quan hệ này có 2 quá trình diễn ra đồng thời và bổ sung cho nhau, thống
nhất biện chứng với nhau :
Quá trình đối tƣợng hóa : chủ thể chuyển năng lực của mình thành sản phẩm hoạt
động. Nói cách khác, tâm lý con ngƣời đƣợc bộc lộ, khách quan hóa trong quá trình
làm ra sản phẩm (đƣợc gọi là quá trình xuất tâm).

TS. Đinh Thị Đoan Hƣơng | CHƢƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG 6
VỀ TỔ CHỨC MÔI TRƢỜNG HOẠT ĐỘNG CHO TRẺ MẦM NON


Quá trình chủ thể hóa : khi hoạt động, chủ thể chuyển từ khách thể (thế giới) vào bản
thân mình những quy luật, bản chất của thế giới để tạo nên tâm lý, ý thức và nhân cách
của bản thân. (gọi là quá trình nhập tâm)
Nhƣ vậy, hoạt động là phƣơng thức tồn tại của con ngƣời. Trong quá trình hoạt động,
con ngƣời vừa tạo ra sản phẩm về phía thế giới vừa tạo ra tâm lý cho chính bản thân
mình. Nói cách khác, tâm lý, ý thức và nhân cách đƣợc hình thành trong chính hoạt
động của con ngƣời.
Ở mỗi một lứa tuổi có một dạng hoạt động chủ đạo mà thông qua đó quyết định sự biến
đổi về chất, chi phối toàn bộ đời sống tâm lý của trẻ và là tiền đề cho các hoạt động tiếp
theo.
Trong quá trình sống, lao động và tiến hành các hoạt động của mình, con ngƣời quan
hệ mật thiết với môi trƣờng. Các mối quan hệ này không ngừng phát triển và biến đổi
qua các thời đại, cũng nhƣ trong quá trình phát triển của từng các thể. Do vậy, sự phát

triển của mỗi cá thể sẽ diễn ra nhanh hơn và có chất lƣợng hơn nếu họ đƣợc tạo môi
trƣờng thuận lợi để hoạt động.
Dựa vào khái niệm “Môi trƣờng” và “Hoạt động”, có thể xác định khái niệm “môi trƣờng
hoạt động” nhƣ sau:
Môi trƣờng hoạt động là toàn bộ các hệ thống tự nhiên và xã hội do con ngƣời tạo ra,
trong đó đối tƣợng hoạt động phải chứa đựng tiềm năng trở thành động cơ bên trong
của chủ thể (tức là làm cho các cấu trúc tâm lý của chủ thể đƣợc động cơ hóa).
Trong môi trƣờng hoạt động, có nhiều yếu tố khác nhau (các giá trị vật chất, văn hóa,
chính trị, tƣ tƣởng, đạo đức, nghệ thuật, khoa học…) nhƣng chỉ những giá trị nào thích
hợp với đặc trƣng của lứa tuổi thì mới trở thành đối tƣợng hoạt động của họ. Nói cách
TS. Đinh Thị Đoan Hƣơng | CHƢƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG 7
VỀ TỔ CHỨC MÔI TRƢỜNG HOẠT ĐỘNG CHO TRẺ MẦM NON


khác : chỉ khi có đối tƣợng, giữa nó và kinh nghiệm của con ngƣời có những liên hệ
lôgic và phụ thuộc nhất định thì ở họ mới xuất hiện động cơ hoạt động và con ngƣời
mới trở thành chủ thể của hoạt động.
Môi trƣờng hoạt động của trẻ mầm non là hệ thống các phƣơng tiện, các điều kiện
vật chất mà nhà giáo dục lựa chọn để tiến hành hoạt động giáo dục. Đồng thời, có sự
phối hợp, điều hòa, định hƣớng của nhà giáo dục tới các mối quan hệ xã hội, các
phƣơng tiện giao lƣu, các đặc điểm tâm lý cá nhân… nhằm hƣớng tới mục tiêu giáo
dục.
Nhƣ vậy, xét theo phạm vi rộng, thì môi trƣờng hoạt động của trẻ là hệ thống các điều
kiện vật chất và tinh thần mà giáo viên dựa vào đó để tiến hành hoạt động giáo dục trẻ.
Nó vừa bao gồm cả môi trƣờng nhỏ là trƣờng mầm non vừa bao gồm cả môi trƣờng
rộng lớn xung quanh trẻ nhƣ: tự nhiên, gia đình, xã hội ở bên ngoài trƣờng nhƣng có
liên quan đến công tác giáo dục của nhà trƣờng.
Xét theo phạm vi hẹp, chuyên đề này chỉ đề cập đến môi trƣờng hoạt động của trẻ tại
trƣờng mầm non.
Môi trƣờng cho trẻ hoạt động đƣợc xác định gồm hai thành phần cơ bản là môi trƣờng

vật chất và môi trƣờng tâm lý xã hội.
Tổ chức môi trƣờng hoạt động cho trẻ mầm non là sự sắp xếp, bố trí tạo ra môi
trƣờng vật chất và môi trƣờng tâm lý sao cho trẻ và các mối quan hệ liên quan đến trẻ
trong môi trƣờng phải trở thành tiềm năng sinh ra động cơ hoạt động cho trẻ đồng thời
phải hỗ trợ và thúc đẩy trẻ thực hiện hoạt động đó một cách có hiệu quả.

TS. Đinh Thị Đoan Hƣơng | CHƢƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG 8
VỀ TỔ CHỨC MÔI TRƢỜNG HOẠT ĐỘNG CHO TRẺ MẦM NON


1.1.2. Phân loại môi trường hoạt động
Môi trƣờng cho trẻ hoạt động đƣợc xác định gồm hai thành phần cơ bản là môi trường
vật chất và môi trường tâm lý xã hội.
* Môi trƣờng vật chất là những điều kiện vật chất do giáo viên tạo ra hoặc có sẵn
trong môi trƣờng để cho trẻ hoạt động, bao gồm ba yếu tố chính: Thời gian - Không
gian - Đồ dùng, thiết bị, vật liệu đƣợc tổ chức phù hợp với mục tiêu giáo dục đã đề ra.
- Thời gian hoạt động: là thời gian diễn ra hoạt động. Ví dụ : trong hoạt động chơi, trẻ
cần thời gian để suy nghĩ về những gì mà trẻ muốn chơi, về cách triển khai trò chơi và
để thiết lập hoạt động chơi… Vì thế, giáo viên cần phải tạo cho trẻ sự thoải mái về thời
gian để giúp trẻ có cơ hội để triển khai ý tƣởng chơi, để phát triển các kỹ năng ngôn
ngữ, kỹ năng xã hội cần thiết…
- Không gian hoạt động: Không gian hoạt động đƣợc xác định là toàn bộ khu vực diễn
ra hoạt động (trong lớp, ngoài lớp…). Các không gian rộng hẹp khác nhau tùy vào tính
chất và chủ đề trẻ chọn ở từng góc hoạt động; đƣợc bố trí sắp xếp hợp lý giữa động và
tĩnh, đảm bảo cho trẻ đƣợc quan sát dễ dàng, an toàn về mặt thể chất, sức khỏe và
hài hòa giữa yếu tố tự nhiên, nhân tạo… đảm bảo sự tác hợp lẫn nhau và giúp trẻ đƣợc
sử dụng tối đa các giác quan trong hoạt động của chúng.
- Phƣơng tiện, thiết bị, đồ dùng, và vật liệu: đồ dùng, đồ chơi đa dạng đảm bảo sự tiện
ích cho trẻ, phù hợp với trẻ, gợi cho trẻ những mối liên quan tới cuộc sống thực, gợi
mở ý tƣởng và trở thành đối tƣợng hoạt động của trẻ trong suốt quá trình hoạt động.

Vật liệu chơi, đồ dùng, đồ chơi phải an toàn, vệ sinh, đảm bảo sự đa dạng, phong phú,
đƣợc sắp xếp một cách hấp dẫn và trẻ có thể sử dụng theo nhiều cách khác nhau.

TS. Đinh Thị Đoan Hƣơng | CHƢƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG 9
VỀ TỔ CHỨC MÔI TRƢỜNG HOẠT ĐỘNG CHO TRẺ MẦM NON


* Môi trƣờng tâm lý xã hội phản ánh không khí của trƣờng, của lớp học, mối quan hệ
giữa ngƣời với ngƣời, nói một cách cụ thể là mối quan hệ giữa trẻ với ngƣời lớn (giữa
trẻ với giáo viên, phụ huynh) và giữa trẻ với nhau. Sự tạo dựng nên các mối tình cảm
giữa các con ngƣời đó với nhau và các phƣơng thức biểu đạt những tình cảm đó nhƣ:
ngôn ngữ, hành động … đã hình thành nên không khí của trƣờng, của lớp học.
Qua nghiên cứu của các nhà sinh thái học đối với sự phát triển nhân loại đã chứng
minh rằng: Môi trƣờng tâm lý xã hội có liên quan đối với sự phát triển sự nhận biết, tình
cảm và cá tính của trẻ, càng quan hệ mật thiết với các hành vi xã hội của trẻ.
Việc tạo dựng nên một môi trƣờng tâm lý xã hội lành mạnh chủ yếu quyết định ở tố
chất của ngƣời làm công tác giáo dục. Những tố chất đó bao gồm cả những đặc trƣng
về nhân cách của giáo viên nhƣ sự nhiệt tình, kinh nghiệm, chí hƣớng và trình độ
chuyên môn cũng nhƣ năng chuyên môn của ngƣời làm công tác giáo dục. Những tố
chất đó đƣợc thể hiện trong công tác hàng ngày của giáo viên, hình thành nên tình cảm
nghề nghiệp đặc biệt mà ngƣời giáo viên có đƣợc. Môi trƣờng tâm lý xã hội lành mạnh
sẽ có tác dụng tốt trong mối quan hệ giữa trẻ với nhau, khiến cho trẻ giảm đƣợc những
sự xung đột và những hành vi cự tuyệt, tham gia một cách tích cực vào các hoạt động
mà giáo viên đã vạch kế hoạch và tích cực nêu lên sự suy nghĩ của bản thân mình.

1.1.3. Ý nghĩa của việc tổ chức môi trường hoạt động cho trẻ mầm non
Theo A.N.Leonchiev, “nhân cách chỉ đƣợc hình thành trong hoạt động và thông qua
hoạt động”, do vậy tổ chức môi trƣờng cho trẻ hoạt động là tạo điều kiện để trẻ đƣợc là
chủ thể của quá trình hoạt động, đáp ứng nhu cầu chơi tự do, tự nguyện và độc lập của
trẻ. Môi trƣờng hoạt động có tác dụng định hƣớng cho hành động của trẻ, nó khơi gợi

ở trẻ những ý tƣởng hành động, thúc đẩy trẻ tự mình tìm kiếm phƣơng thức hành động
TS. Đinh Thị Đoan Hƣơng | CHƢƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG 10
VỀ TỔ CHỨC MÔI TRƢỜNG HOẠT ĐỘNG CHO TRẺ MẦM NON


phù hợp, tự định hƣớng hoàn cảnh có vấn đề đơn giản và học cách tự giải quyết vấn
đề, giúp trẻ phát triển tƣ duy.
Môi trƣờng hoạt động mà ngƣời lớn tạo ra cho trẻ là nơi chứa đựng các sản phẩm tri
thức văn hóa mang giá trị văn hóa cộng đồng và đảm bảo tính thẩm mỹ cao, là một môi
trƣờng giáo dục đƣợc tổ chức theo một mục đích có sẵn nhằm hƣớng vào sự phát triển
của trẻ. Do đó, khi trẻ đƣợc ở vị trí là ngƣời chủ động tiếp cận vào môi trƣờng chơi và
trở thành chủ thể của hoạt động, trẻ sẽ đƣợc lĩnh hội sâu sắc các kinh nghiệm lịch sửvăn hóa xã hội và phát triển nhận thức, tƣ duy.
Môi trƣờng hoạt động gợi mở, hấp dẫn, phù hợp với sự phát triển của trẻ sé kích thích
trẻ tích cực hoạt động, tích cực trải nghiệm, khám phá bằng tất cả các giác quan, nhờ
đó trẻ đƣợc mở rộng những hiểu biết của mình về thế giới, về cuộc sống đầy màu sắc
với những điều lý thú xung quanh. Đây chính là cơ sở để giáo dục trí tuệ cho trẻ.
Môi trƣờng hoạt động thân thiện, đƣợc tổ chức có hệ thống, có mục đích mà giáo viên
chỉ đóng vai trò là ngƣời giám hộ, là ngƣời bạn khi thật cần chứ không phải là ngƣời
quản lý, giám sát thì sẽ hình thành ở trẻ những năng lực của một cá nhân tự lập, biết tự
định hƣớng không gian chơi, tự hoạch định các hoạt động, tự tin. Trẻ đƣợc tự do lựa
chọn hoạt động cá nhân hoặc theo nhóm. Đồng thời trẻ có cơ hội mạnh dạn triển khai
các ý tƣởng, phát huy tính sáng tạo trong quá trình hoạt động cũng nhƣ trong giải quyết
các tình huống nảy sinh. Mặt khác, khi hoạt động tích cực trong môi trƣờng an toàn,
đảm bảo các giá trị văn hóa và thẩm mỹ…. trẻ đƣợc luyện tập phát triển các giác quan,
phát triển tính thẩm mỹ, khả năng sáng tạo cũng nhƣ các kỹ năng nhận thức và ngôn
ngữ.

TS. Đinh Thị Đoan Hƣơng | CHƢƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG 11
VỀ TỔ CHỨC MÔI TRƢỜNG HOẠT ĐỘNG CHO TRẺ MẦM NON



Trong môi trƣờng hoạt động đó trẻ còn đƣợc phát triển các năng lực xã hội: trẻ học
cách xây dựng mối quan hệ với bạn cùng chơi, học cách hợp tác cùng nhau, học cách
chia sẻ thông tin và kinh nghiệm có đƣợc với bạn bè…Từ đó, sẽ giúp trẻ hình thành và
rèn luyện các kỹ năng nhƣ : giao tiếp, hợp tác, chia sẻ, đồng cảm, tự lập, giải quyết vấn
đề…
Môi trƣờng phù hợp, đa dạng, phong phú sẽ gây hứng thú cho trẻ và bản thân giáo
viên; góp phần hình thành và nâng cao mối quan hệ thân thiện, tự tin giữa giáo viên với
trẻ, giữa trẻ với trẻ. Ví dụ : khi thực hiện chủ điểm “Thực vật”, nếu trƣờng, lớp mẫu giáo
có môi trƣờng cho trẻ hoạt động nhƣ:
Trong lớp có các góc hoạt động với nhiều đồ dùng, đồ chơi và tranh ảnh về thực vật,
trẻ sẽ đƣợc chơi, đƣợc xem sách, đƣợc vẽ, xé dán, đƣợc so sánh, phân loại…các loại
cây khác nhau.
Ngoài lớp có nhiều cây, luống rau, vƣờn hoa, trẻ sẽ đƣợc quan sát sự thay đổi theo
ngày, theo mùa của lá trên cùng một cây hoặc tìm ra sự giống và khác nhau giữa cây
này với cây khác, cây hoa với cây ăn quả, cây bóng mát. Trẻ sẽ đƣợc hình thành và
rèn luyện các kỹ năng chăm bón cây nhƣ tƣới nƣớc, xới đất cho cây, bắt sâu, lau lá, khi
nào thì cần tƣới nƣớc cho cây…Nhƣ vậy, sẽ tạo điều kiện cho hoạt động của cô và trẻ
đa dạng, hấp dẫn hơn nhiều. Trẻ đƣợc cảm nhận vẻ đẹp thiên nhiên và hình thành thái
độ tốt đối với môi trƣờng.
Không chỉ ảnh hƣởng tới sự phát triển tâm lý và các năng lực cá nhân, môi trƣờng hoạt
động còn ảnh hƣởng trực tiếp tới sức khỏe, sự phát triển thể chất và vận động của trẻ.
Vì phần lớn các hoạt động đều kèm theo vận động nhƣ : đi, chạy, nhảy...những vận
động này sẽ giúp đẩy mạnh quá trình trao đổi chất, tăng hô hấp, máu lƣu thông…giúp
TS. Đinh Thị Đoan Hƣơng | CHƢƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG 12
VỀ TỔ CHỨC MÔI TRƢỜNG HOẠT ĐỘNG CHO TRẺ MẦM NON


cho các chức năng khác nhau của cơ thể phát triển và củng cố các vận động cơ bản.
Đồng thời góp phần phát triển các tố chất nhanh, mạnh, bền, khéo của trẻ.

Bên cạnh đó, việc tạo ra môi trƣờng hoạt động cũng giành cho giáo viên có cơ hội nhƣ:
cá thể hóa chƣơng trình cho từng trẻ và thỏa mãn nhu cầu hoạt động của trẻ; cho phép
giáo viên thực hiện chƣơng trình giáo dục trong phạm vi rộng hơn, linh hoạt hơn. Tạo
cơ hội cho giáo viên làm việc với từng nhóm, từng cá nhân. Giáo viên cũng có nhiều
thời gian để quan sát, đánh giá trẻ trong các hoạt động cá nhân trẻ và từ đó có thể điều
chỉnh môi trƣờng phù hợp cũng nhƣ tìm ra các phƣơng pháp, biện pháp giáo dục phù
hợp với trẻ.
Bằng cách bố trí sắp đặt đối tƣợng có mục đích, môi trƣờng hoạt động đƣợc giáo viên
sử dụng nhƣng là một công cụ nhằm củng cố kiến thức cho trẻ, là phƣơng tiện nhằm
phát triển các phẩm chất tâm lý cho trẻ : tính tự lập, tính tích cực, sáng tạo, tính tự
tin…Môi trƣờng hoạt động còn đƣợc giáo viên sử dụng nhƣ là biện pháp nâng cao hiệu
quả hoạt động của trẻ : tạo hứng thú, lôi cuốn trẻ hoạt động một cách năng nổ, tích
cực…

1.2. Một số quan điểm định hướng việc tổ chức môi trường hoạt động cho
trẻ mầm non
Dựa trên những thành tựu nghiên cứu về đặc điểm tâm sinh lý, sự phát triển của trẻ em
và giáo dục trẻ ở lứa tuổi mầm non trong những thập kỷ gần đây để định hƣớng cho
việc tổ chức môi trƣờng hoạt động cho trẻ. Cụ thể là:

TS. Đinh Thị Đoan Hƣơng | CHƢƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG 13
VỀ TỔ CHỨC MÔI TRƢỜNG HOẠT ĐỘNG CHO TRẺ MẦM NON


1.2.1. Quan điểm hoạt động
Lý thuyết hoạt động cho rằng: nhân cách chỉ đƣợc hình thành và phát triển trong hoạt
động. Sự phát triển của trẻ là một quá trình liên tục, trải qua nhiều giai đoạn và mỗi giai
đoạn lại có một hoạt động chủ đạo gây ra những biến đổi về chất có ảnh hƣởng quyết
định đến sự hình thành và phát triển tâm lý nhân cách ở giai đoạn đó và là tiền đề cho
hoạt động chủ đạo ở lứa tuổi tiếp theo. Nhà giáo dục phải coi trọng các hoạt động chủ

đạo của trẻ ở từng độ tuổi để từ đó đƣa ra nội dung, phƣơng pháp, các hình thức tổ
chức giáo dục cũng nhƣ tổ chức môi trƣờng cho trẻ hoạt động phù hợp với đặc điểm
của trẻ. Tạo điều kiện cho trẻ tích cực, hứng thú trong việc thực hiện những nhiệm vụ
tự chọn và ở chừng mực nhất định có thể giúp trẻ khám phá những ý tƣởng trong các
hoàn cảnh có mục đích.

1.2.2. Lý thuyết “Vùng phát triển gần nhất” của L.X.Vưgotxki
Những kết quả nghiên cứu của nhà tâm lý học Nga Vƣgotxki đã nhấn mạnh quan điểm
mới về việc tiếp nhận tri thức ở trẻ nhỏ. Ông cho rằng, sự chỉ dẫn của ngƣời lớn có thể
giúp ích cho trẻ nhƣng nó phụ thuộc vào sự tự phát triển của trẻ trong “Vùng phát triển
gần nhất”. Đây chính là “vùng” thể hiện khoảng cách giữa cái mà trẻ có thể tự làm với
cái trẻ có thể làm đƣợc với sự giúp đỡ của ngƣời lớn. Hay nói cách khác đây là vùng
vừa sức ở mức độ cao nhất của trẻ. Với lý thuyết này, Vƣgotxki cho rằng: nhà giáo dục
là “điểm tựa” của trẻ trong những lúc cần thiết, tạo điều kiện và cơ hội cho trẻ vƣơn lên.
Vai trò của giáo viên ở đây, là ngƣời tổ chức môi trƣờng hoạt động cho trẻ, điều khiển
sự phát triển của trẻ phù hợp với quy luật. Cô giáo cần quan tâm đến tiềm năng phát
triển của đứa trẻ hơn là tạo ra cơ hội tƣơng ứng với mức độ phát triển hiện tại của

TS. Đinh Thị Đoan Hƣơng | CHƢƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG 14
VỀ TỔ CHỨC MÔI TRƢỜNG HOẠT ĐỘNG CHO TRẺ MẦM NON


chúng. Cô giáo nâng đỡ trẻ bằng cách giảm dần mức độ trợ giúp khi trẻ có khả năng
hơn trong việc tự điều khiển hoạt động của mình. Mối quan hệ giữa cô và trẻ là mối
quan hệ tƣơng tác, hợp tác chia sẻ tƣơng trợ lẫn nhau, không mang tính áp đặt từ phía
cô.

1.2.3. Quan điểm giáo dục “lấy trẻ làm trung tâm” và phát huy tính tích cực của
trẻ trong hoạt động
Trẻ em vừa là sản phẩm vừa là chủ thể của hoạt động. Những kinh nghiệm, tri thức của

trẻ phải là sản phẩm của chính hành động trực tiếp của trẻ với môi trƣờng xung quanh.
Tính tích cực là một phẩm chất quan trọng của nhân cách có vai trò quyết định đến hiệu
quả hoạt động của con ngƣời nói chung và trẻ mầm non nói riêng. Hứng thú và nhu cầu
là nguồn gốc bên trong của tính tích cực, là động lực thúc đẩy con ngƣời hoạt động.
Trong quá trình tổ chức môi trƣờng hoạt động, ngƣời lớn phải hƣớng vào đứa trẻ, tạo
điều kiện cho chúng đƣợc hoạt động theo nhu cầu, hứng thú, ý thích, tạo cơ hội cho trẻ
tự lập, phát huy tính sáng tạo và tính tích cực hoạt động.

1.2.4. Quan điểm giáo dục tích hợp
Quan điểm tích hợp nhìn nhận thế giới tự nhiên, xã hội và con ngƣời nhƣ một thể thống
nhất, nó đối lập với cách nhìn nhận chia cắt rạch ròi các sự vật, hiện tƣợng. Quan điểm
này cho rằng : tích hợp không chỉ là đặt cạnh nhau, liên kết với nhau mà là xâm nhập,
đan xen vào nhau các đối tƣợng hay các bộ phận của một đối tƣợng vào nhau, tạo
thành một chỉnh thể. Trong đó, không những các giá trị của từng bộ phận đƣợc bảo
tồn, phát triển mà quan trọng hơn là ý nghĩa thực tiễn của toàn bộ chỉnh thể đó đƣợc
nhân lên.
TS. Đinh Thị Đoan Hƣơng | CHƢƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG 15
VỀ TỔ CHỨC MÔI TRƢỜNG HOẠT ĐỘNG CHO TRẺ MẦM NON


Xu hƣớng tiếp cận tích hợp trong GDMN xuất phát tự nhận thức thế giới tự nhiên-xã
hội con ngƣời nói chung và trẻ ở lứa tuổi MN nói riêng là một tổng thể thống nhất. Trẻ
đƣợc phát triển trong hoạt động và chỉ thông qua hoạt động mà hoạt động nào cũng
liên quan đến nhiều lĩnh vực kiến thức, kỹ năng. Vì thế phải cung cấp cho trẻ MN
những kiến thức, kinh nghiệm sống một cách tổng thể.
Cách tiếp cận tích hợp giúp cho nội dung giáo dục tránh đƣợc sự trùng lặp về kiến
thức, tránh đƣợc sự quá tải về nội dung chăm sóc giáo dục đối với trẻ. Theo quan điểm
này, nội dung giáo dục tác động một cách tổng thể đến sự phát triển của trẻ (các mặt
nhƣ trí tuệ, tình cảm đạo đức xã hội, sức khỏe-thể lực…) nhằm hình thành ở trẻ những
phẩm chất năng lực chung chứ không phải là những kiến thức, kỹ năng đơn lẻ.

Quan điểm tích hợp trong tổ chức môi trƣờng hoạt động cho trẻ cần đƣợc hiểu và thể
hiện trong quá trình giáo dục trẻ nhƣ sau :
- Tổ chức môi trƣờng tạo điều kiện để lồng ghép, đan cài các hoạt động của trẻ với
nhau và lấy các hoạt động chủ đạo làm hoạt động chính để tích hợp, sử dụng các hình
thức hoạt động ấy của trẻ làm phƣơng tiện giáo dục thiết thực phù hợp với từng cá
nhân, tạo điều kiện cho trẻ phát triển về mọi mặt nhƣ : thể chất, xã hội, tình cảm và trí
tuệ trong chính hoạt động đó. Trong các hoạt động tích hợp, trẻ tiếp thu lĩnh hội những
kinh nghiệm lịch sử xã hội dƣới nhiều góc độ, nhiều lĩnh vực khác nhau.
- Tổ chức môi trƣờng hoạt động cho trẻ phải xuất phát từ yêu cầu hình thành những
phẩm chất, năng lực chung nhằm hƣớng tới sự phát triển toàn diện của trẻ (chứ không
phải nhằm hình thành ở trẻ những kiến thức, kỹ năng đơn lẻ) đặt nền tảng ban đầu cho
sự phát triển nhân cách.

TS. Đinh Thị Đoan Hƣơng | CHƢƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG 16
VỀ TỔ CHỨC MÔI TRƢỜNG HOẠT ĐỘNG CHO TRẺ MẦM NON


1.2.5. Quan điểm cá thể hóa
Tổ chức môi trƣờng cho trẻ đƣợc hoạt động, tìm tòi khám phá thế giới xung quanh
ngay trong hoạt động của chúng, phải đảm bảo tạo cho trẻ sự phát triển tối đa. Muốn
đƣợc nhƣ vậy phải xem xét trẻ nhƣ một nhân cách trọn vẹn, có đặc điểm chung của độ
tuổi nhƣng cũng có những nét riêng biệt phụ thuộc vào gen di truyền, điều kiện, hoàn
cảnh, môi trƣờng sống. Do đó việc tổ chức môi trƣờng cho trẻ hoạt động cần tránh lối
rập khuôn, đồng loạt mà phải tăng cƣờng các hoạt động cá nhân để trẻ có điều kiện
tham gia hoạt động theo hứng thú, theo nhu cầu của chính bản thân trẻ. Vì thế trong
quá trình tổ chức môi trƣờng cho trẻ hoạt động phải chú ý đến từng cá nhân trẻ.

1.2.6. Quan điểm xã hội hóa giáo dục mầm non
Quan điểm này cho rằng cần có sự hợp tác chặt chẽ giữa gia đình, trƣờng MN và xã
hội, cộng đồng. Sự đa dạng của gia đình, cộng đồng phải là một phần của chƣơng trình

GDMN và tạo điều kiện cho gia đình, cộng đồng tham gia vào công tác chăm sóc giáo
dục trẻ nói chung và tổ chức môi trƣờng hoạt động cho trẻ nói riêng. Thể hiện quan
điểm xã hội hóa, nội dung giáo dục phải phù hợp với nhu cầu xã hội của cộng đồng.
Môi trƣờng hoạt động của trẻ đƣợc xây dựng dựa trên cơ sở vốn kiến thức và kinh
nghiệm của bản thân trẻ, của gia đình, cộng đồng, đảm bảo sự linh hoạt trong việc
thích ứng với các điều kiện, nhu cầu khác nhau.

1.3. Một số yêu cầu đối với việc tổ chức môi trường hoạt động cho trẻ mầm
non
1.3.1. Môi trường vật chất
Môi trƣờng vật chất cần đảm bảo một số yêu cầu sau:
TS. Đinh Thị Đoan Hƣơng | CHƢƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG 17
VỀ TỔ CHỨC MÔI TRƢỜNG HOẠT ĐỘNG CHO TRẺ MẦM NON


- An toàn vệ sinh
An toàn : không gây nguy hiểm cho trẻ (không sắc nhọn, không dễ vỡ, không làm xƣớc
da, chảy máu trẻ, không dùng vật liệu độc hại).
Ví dụ : đồ dùng, đồ chơi trong lớp và các thiết bị chơi ngoài trời không sắc nhọn; nếu bị
gãy, hỏng phải đƣợc sửa ngay hoặc không cho trẻ dùng, không dùng sơn độc hại,
không trồng cây có thể gây độc cho trẻ nhƣ cây trúc đào…
Vệ sinh : sạch sẽ, dễ rửa, dễ bảo quản.
- Có tác dụng giáo dục
Mỗi đồ dùng, đồ chơi cần phù hợp với độ tuổi và mục đích giáo dục trẻ theo từng chủ
điểm, kích thích trẻ phát triển các lĩnh vực vận động, nhận thức, ngôn ngữ, tình cảm và
các mối quan hệ xã hội.
- Kích thích trẻ tích cực hoạt động
Nguyên tắc về học tích cực đòi hỏi là các lớp học phải có môi trƣờng kích thích, đƣa ra
cho trẻ nhiều sự lựa chọn, kích thích trẻ tham gia vào nhiều hoạt động, và khuyến khích
trẻ tham gia vào nhiều hoạt động và khuyến khích chung khám phá nhiều loại đồ dùng

khác nhau. Các đồ dùng này là đồ dùng mở, cho phép trẻ hoạt động và chuyển hóa
chúng ở nhiều cách khác nhau. Cũng có nhiều cơ hội cho trẻ thể hiện những ý tƣởng
của chúng bằng nhiều cách khác nhau.
- Đảm bảo tính thẩm mỹ
Màu sắc, hình dáng đẹp, hấp dẫn trẻ, tiện lợi trong sử dụng.
- Hợp lý trong sắp xếp bàn ghế, các đồ dùng và đồ chơi
Cân nhắc vị trí hợp lý, thuận tiện cho trẻ hoạt động theo nhóm hoặc cá nhân. Ví dụ :
các đồ dùng vệ sinh cá nhân của trẻ nhƣ bàn chải đánh răng, khăn mặt, khăn lau tay
TS. Đinh Thị Đoan Hƣơng | CHƢƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG 18
VỀ TỔ CHỨC MÔI TRƢỜNG HOẠT ĐỘNG CHO TRẺ MẦM NON


phải để ở nơi mà thƣờng ngày trẻ rửa mặt, rửa tay, đánh răng với độ cao ngang tầm
tay trẻ.
- Các đồ dùng, đồ chơi trƣng bày trên giá, ngăn để ngỏ cho trẻ dễ thấy, dễ lấy, dễ sắp
xếp lại sau khi dùng. Có những chỗ để cố định từng loại đồ dùng, đồ chơi và có dán
nhãn/ tên với chữ viết rõ ràng.

1.3.2. Môi trường tâm lý- xã hội
Môi trƣờng tâm lý xã hội đƣợc tạo nên bởi trạng thái tâm lý của bản thân trẻ, mối quan
hệ giữa trẻ với cô giáo (ngƣời lớn) và giữa trẻ với trẻ, đƣợc thể hiện thông qua hành vi,
ngôn ngữ, qua cách trẻ giao tiếp với ngƣời lớn và với bạn.
Môi trƣờng tâm lý xã hội cần đảm bảo những yêu cầu sau:
- Tâm lý của bản thân trẻ: trẻ thoải mái, tự tin, chủ động, tích cực khi tham gia vào hoạt
động.
- Mối quan hệ giữa trẻ với trẻ : thân thiện, hợp tác, chia sẻ, giúp đỡ lẫn nhau.
- Mối quan hệ giữa trẻ với cô : tin tƣởng, gần gũi, yêu thƣơng, cô giáo vừa là “điểm
tựa”, là “thang đỡ”, là ngƣời tổ chức cho trẻ hoạt động vừa là ngƣời bạn cùng chơi với
trẻ.


1.4. Vai trò của giáo viên trong việc tổ chức môi trường hoạt động của trẻ
mầm non
1.4.1. Giáo viên là người quan sát, đánh giá sự phát triển của trẻ (observer)
Sự phát triển của trẻ thƣờng thể hiện không đồng đều : một số trẻ đạt đƣợc sự phát
triển nhanh hơn, ngƣợc lại sự phát triển ở một số trẻ khác lại diễn ra chậm hơn. Làm
thế nào để biết rõ đƣợc sự khác nhau này để có thể cung cấp các vật liệu và các hoạt
TS. Đinh Thị Đoan Hƣơng | CHƢƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG 19
VỀ TỔ CHỨC MÔI TRƢỜNG HOẠT ĐỘNG CHO TRẺ MẦM NON


động phù hợp với mọi trẻ? Điều này chỉ có thể thực hiện đƣợc khi giáo viên xác định
đƣợc mức độ phát triển của trẻ.
Để xác định mức độ phát triển riêng của từng trẻ, có thể tiến hành các phƣơng pháp
khảo sát khác nhau: sử dụng các bài tập, các dụng cụ đo, các bộ test, quan sát trực
tiếp…trong đó quan sát sự tƣơng tác của trẻ là nhiệm vụ quan trọng nhất.
Việc giáo viên quan sát sự tƣơng tác của trẻ là thực tế và có giá trị đối với việc xác định
mức độ cuốn hút trẻ vào các vật liệu và hoạt động. Nó là chìa khóa để lập kế hoạch và
tổ chức môi trƣờng hoạt động cho trẻ, giúp trẻ có thể tự lựa chọn hoạt động theo cách
của chúng, giúp giáo viên có nhiều thời gian để tiến hành giáo dục cá biệt. Hơn nữa, nó
cũng chỉ ra mức độ phát triển riêng biệt của trẻ, tạo cho chúng có cơ hội để tƣơng tác
với các vật liệu phù hợp với lứa tuổi và giai đoạn phát triển của chúng.
Quan sát sự tƣơng tác dựa trên kết quả nghiên cứu của Piagie và Vƣgotxki nhƣ đã nêu
trên. Nó tập trung vào nghiên cứu sự tương tác giữa trẻ với vật liệu và hoạt động.
* Hƣớng dẫn quan sát trẻ
- Quan sát sự tƣơng tác của trẻ với các vật liệu
Khi vào lớp học, trƣớc hết giáo viên nên đi một vòng quanh phòng để có thể chắc chắn
rằng trẻ tỏ ra thích hợp với các hoạt động tự chọn. Sau đó, giáo viên tiến hành quan sát
riêng từng trẻ để xem chúng hoạt động đƣợc bao lâu? Nghe chúng nói gì? Có hứng thú
không? Tất cả phụ thuộc vào “con mắt quan sát” của giáo viên. Khi nhìn trẻ làm, nghe
trẻ nói cần nghĩ tại sao trẻ làm hay nói nhƣ vậy và cần tìm ra câu trả lời. Một khi đã

cung cấp các vật liệu cho trẻ và sắp xếp chúng cẩn thận cần xác định liệu trẻ đã sẵn
sàng đón nhận các hoạt động có ý nghĩa chƣa.

TS. Đinh Thị Đoan Hƣơng | CHƢƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG 20
VỀ TỔ CHỨC MÔI TRƢỜNG HOẠT ĐỘNG CHO TRẺ MẦM NON


Trƣớc hết, cần xác định xem trẻ đang tƣơng tác với các vật liệu ở giai đoạn nào (thao
tác bằng tay, thao tác có điều khiển hay thao tác có ý nghĩa?)
Chẳng hạn : khi thấy một đứa trẻ 3 tuổi lôi hết các vật liệu trên giá xuống, chất thành
đống, đặt cả ôtô, bóng, các con vật lên đó; sau đó lại dỡ ra thì có thể khẳng định rằng
trẻ đang ở giai đoạn đầu của sự tƣơng tác.
Khi nhìn thấy một đứa trẻ vẽ những vòng tròn lên giấy rồi vo tờ giấy đó lại, lấy tờ giấy
khác để vẽ các vòng tròn tƣơng tự thì có thể nói rằng trẻ đang ở giai đoạn 2 vì chúng
lặp lại những nhiệm vụ nhƣ nhau.
Khi nhìn thấy một đứa trẻ gặp khó khăn trong trò chơi lắp ghép : trẻ cầm mẩu đinh và
cố ấn vào các lỗ nhỏ, khi thấy nó không cho vào đƣợc, cháu bỏ nó ra khỏi bảng và lấy
mẩu đinh khác thử, cũng không đƣợc. Sau đó, cháu đổ cả đống đinh lên bản và bỏ đi
chơi chỗ khác. Có thể thấy rằng trẻ đã qua giai đoạn thao tác bằng tay vì trẻ thực sự
muốn thử các loại đinh vào lỗ hơn là chơi với nó. Trẻ đã thử các đinh đó nhiều lần cho
đến khi tìm ra đƣợc cách đúng. Và trẻ sẽ chơi theo cách nhƣ vậy, lặp lại hành động
nhiều lần nghĩa là trẻ đang ở giai đoạn thao tác có điều khiển. Để giúp trẻ phát triển lên
giai đoạn tƣơng tác cao hơn, cần khuyến khích sự cố gắng, nỗ lực của trẻ bằng cách :
giáo viên có thể cần 1 mẩu đinh và khuyến khích trẻ thử lắp mẫu đinh đó vào các lỗ
khác nhau. Quá trình thực hiện giúp trẻ hiểu ra rằng muốn lắp đƣợc mẩu đinh đó vào lỗ
nhỏ cần so sánh mẫu đinh đó với lỗ, nghĩa là trẻ đã hiểu đƣợc ý nghĩa của nó.
- Quan sát sự tƣơng tác của trẻ với bạn
Cùng với việc quan sát sự tƣơng tác của trẻ với các vật liệu, cần xác định các tƣơng
tác xã hội của trẻ theo các mức độ biểu hiện nhƣ: Trẻ chơi một mình, hay chơi cạnh
nhau, hay chơi hợp tác.

TS. Đinh Thị Đoan Hƣơng | CHƢƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG 21
VỀ TỔ CHỨC MÔI TRƢỜNG HOẠT ĐỘNG CHO TRẺ MẦM NON


Những trẻ mới đến lớp ít khi tham gia vào hoạt động ngay. Chúng có thể ngồi 1 chỗ
hoặc đi theo giáo viên. Những giáo viên có kinh nghiệm sẽ hiểu ngay rằng những trẻ
này cần có thời gian để dành đƣợc sự tin cậy trƣớc khi chúng có thể thích thú với một
hoạt động nào đó trong lớp. Giáo viên cần lƣu ý điều đó và ghi lại tất cả những gì đã
quan sát đƣợc nhƣng không đƣợc vội vã thúc ép trẻ tham gia vào hoạt động.
Một số trẻ thƣờng thích xem trẻ khác làm hơn là tham gia trực tiếp vào hoạt động. Nếu
giáo viên biết rằng đây là giai đoạn tiếp theo để đạt đƣợc sự phát triển các kỹ năng xã
hội thì cung không đƣợc gợi ý hoặc ép buộc trẻ tham gia mà chỉ đoan giản là khuyến
khích trẻ lựa chọn hoạt động mà chúng thích vào một lúc nào đó hoặc cứ để chúng
đứng xem nếu chúng chƣa quyết định tự làm gì.
Chơi một mình là bƣớc tiếp theo của sự tƣơng tác xã hội. Nhiều trẻ (nhất là trẻ nhỏ hay
trẻ ít kinh nghiệm) thích chơi một mình. Thậm chí một số trẻ ở giai đoạn 2 hoặc 3 về
tƣơng tác với các vật liệu mà vẫn thích chơi một mình. Cần ghi lại tất cả và để ý xem có
khi nào trẻ giao tiếp với bạn không.
Trẻ sẽ có thêm hiểu biết khi xem những trẻ khác chơi và chúng bắt đầu chơi theo cách
của bạn. Đây là giai đoạn chơi cạnh nhau, thƣờng thấy ở những trẻ ở lớp bé. Hai, ba
trẻ có thể cùng xây những ngôi nhà giống nhau nhƣng không tƣơng tác với nhau.
Chơi hợp tác là giai đoạn phát triển cao nhất của sự tƣơng tác xã hội. Một nhóm trẻ
cùng chơi với những vật liệu nhƣ nhau, mỗi trẻ làm một phần công việc và thƣờng
xuyên trao đổi với nhau.
- Lắng nghe trẻ nói khi hoạt động
Khi quan sát trẻ tƣơng tác với các vật liệu và với bạn, cần thận trọng nghe trẻ nói gì.
Một số trẻ dƣờng nhƣ thƣờng nói chuyện một mình kiểu “độc thoại”, một số khác có thể
TS. Đinh Thị Đoan Hƣơng | CHƢƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG 22
VỀ TỔ CHỨC MÔI TRƢỜNG HOẠT ĐỘNG CHO TRẺ MẦM NON



nói chuyện với bạn bên cạnh : hỏi bạn, tuyên bố điều gì đó, hƣớng dẫn bạn và chúng
chờ câu trả lời nhƣng có thể cũng không cần bạn trả lời, một số trẻ tiến hành đàm thoại
thực sự với bạn.
Trong mọi tình huống, tất cả những lời nói của trẻ, các từ ngữ trẻ sử dụng đều là những
đầu mối về sự suy nghĩ hay mức độ phát triển của trẻ. Dựa vào từ ngữ trẻ sử dụng có
thể cân nhắc xem liệu trẻ có cần tiếp tục luyện tập trong hoạt động mà trẻ tự lựa chọn
hay không? Hay chúng đã sẵn sàng mở rộng hoạt động của chúng với những vật liệu
mới. Nếu có điều kiện có thể ghi chép lại nguyên văn câu nói của trẻ.
Giáo viên cần dành nhiều thời gian để quan sát và nghe trẻ nói để có thể lập kế hoạch
giáo dục cá biệt. Trong quá trình đó, giáo viên cần xác định rõ các vấn đề sau:
- Trẻ đang ở mức độ tƣơng tác nào?(thao tác bằng tay? Thao tác có điều khiển hay
thao tác có ý nghĩa?)
- Hứng thú xã hội của trẻ là gì (không hứng thú gì? Ngƣời xem? Hoạt động một mình?
Chơi cạnh nhau? Hay chơi hợp tác?)
- Giáo viên sẽ hành động nhƣ thế nào? (can thiệp hay không can thiệp? lƣu ý trẻ hay
đặt câu hỏi cho chúng? Đƣa cho trẻ thêm vật liệu mới…)
* Ghi chép quan sát
Ghi chép ngay những biểu hiện của trẻ trong quá trình hoạt động là việc làm cần thiết
và có ý nghĩa lớn. Bởi vì, nếu để sau mới ghi chép lại thì không thể nhớ hết chi tiết trẻ
đã làm gì, nói gì. Để giúp trẻ có thể phát triển trong môi trƣờng hoạt động cần quan sát
và ghi chép hằng ngày để có thể điều chỉnh môi trƣờng đó một cách kịp thời, phù hợp
với sự phát triển của từng trẻ.

TS. Đinh Thị Đoan Hƣơng | CHƢƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG 23
VỀ TỔ CHỨC MÔI TRƢỜNG HOẠT ĐỘNG CHO TRẺ MẦM NON


Sử dụng các công cụ quan sát để thu thập dữ liệu sẽ giúp cho việc quan sát tập trung
vào những khía cạnh đặc biệt của hành vi trẻ. Bởi vì, những số liệu đã thu thập đƣợc

qua quan sát cho phép chúng ta phân tích đƣợc sự tƣơng tác của trẻ với vật liệu, với
bạn trong các góc và điều này rất có ý nghĩa. Giáo viên có thể ghi lại các chi tiết những
việc làm của trẻ trong các góc hằng ngày. Có thể sử dụng bản “mẫu tƣơng tác” của trẻ
để ghi chép những gì có thể quan sát đƣợc về mỗi trẻ riêng biệt hoặc cả nhóm trẻ trong
một góc. Khi trẻ chuyển sang góc khác hoạt động, có thể mang bản ghi chép theo để có
thể ghi lại tất cả mọi hoạt động và ngôn ngữ của trẻ. Nếu muốn ghi chép hoạt động của
nhóm trẻ diễn ra trong mỗi góc để đánh giá tác động của góc học đối với mỗi trẻ nhƣ
thế nào có thể sử dụng một bản ghi chép chung cho cả nhóm trẻ trong góc.
Đằng sau bản “mẫu tƣơng tác” của trẻ là chỗ ghi chép nhận xét về việc thực hiện của
mỗi trẻ hoặc nhóm trẻ trong 1 góc. Những thông tin này có thể ghi cùng thời điểm với
ghi chép sự quan sát hoặc làm vào cuối ngày trong lúc rãnh rỗi. Mọi dữ liệu thu đƣợc
cần xem xét ngay vào cuối ngày để có thể kịp thời nắm đƣợc thông tin ngƣợc về mỗi
trẻ cũng nhƣ cả lớp. Những số liệu này là cơ sở cho việc lập kế hoạch giáo dục cá biệt
theo tuần, tháng.

1.4.2. Giáo viên là người bạn đồng hành cùng trẻ (companion)
Trong môi trƣờng hoạt động của trẻ, giáo viên không chỉ quan sát và ghi chép hành vi
của trẻ mà cần đáp ứng nhu cầu của trẻ ở các góc.
Trong môi trƣờng hoạt động, hành vi của giáo viên phải trở thành mẫu mực để trẻ bắt
chƣớc. Tất cả mọi lời nói, hành động, tình cảm của giáo viên thể hiện qua hành vi chính
là những điều mà chúng ta mong muốn có trong hành vi của trẻ. Do đó, giáo viên phải
điềm tĩnh khi xử lý các hành vi khó kiểm soát của trẻ; phải thể hiện sự ham hiểu biết về
TS. Đinh Thị Đoan Hƣơng | CHƢƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG 24
VỀ TỔ CHỨC MÔI TRƢỜNG HOẠT ĐỘNG CHO TRẺ MẦM NON


thế giới xung quanh nếu muốn trẻ cũng ham hiểu biết; ngôn ngữ của giáo viên cũng
ảnh hƣởng đến thói quen giao tiếp mà họ muốn phát triển ở trẻ.
Hành vi của giáo viên trong môi trƣờng hoạt động là một trong 3 ý tƣởng để tạo nên
hiệu quả của việc tổ chức môi trƣờng hoạt động cho trẻ. Đó là :

+ Hãy để cho môi trƣờng hoạt động dạy trẻ vì trẻ nhỏ học tốt nhất là thông qua sự
khám phá độc lập trong các hoạt động mà chúng tự lựa chọn đƣợc giáo viên bố trí, sắp
xếp phù hợp.
+ Hãy để cho giáo viên trở thành ngƣời tạo điều kiện cho việc học của trẻ bằng cách
quan sát các giai đoạn phát triển của trẻ trong các khu vực hoạt động bằng cách ủng
hộ, khuyến khích, định hƣớng hoạt động cho trẻ và bằng cách cung cấp mẫu hành vi
cho trẻ.
+ Hãy để cho trẻ học cách quan tâm đến ngƣời khác, đến môi trƣờng bằng cách bắt
chƣớc việc làm của giáo viên trong việc quan tâm đến bản thân, đến trẻ và môi trƣờng.
Để trở thành ngƣời tạo điều kiện cho việc học của trẻ có hiệu quả trong môi trƣờng
hoạt động nhất định, giáo viên cần đặt mình vào vị trí của trẻ. Do vậy, đôi lúc GV cũng
tham gia vào những trò chơi của trẻ, tiến hành những hoạt động mà trẻ vẫn làm để cho
những đề nghị, câu hỏi của giáo viên phù hợp với những điều trẻ cảm thấy trong môi
trƣờng tự khám phá. Giáo viên phải tự đặt ra các câu hỏi: trẻ sẽ làm gì với các vật liệu
mới? Làm thế nào để trẻ có thể tự tìm ra cách sử dụng chúng? Hỏi trẻ nhƣ thế nào để
trẻ có thể trả lời đƣợc? Cần làm gì để trẻ có thể thu hút sự quan tâm của những trẻ
khác trong lớp? Giáo viên cần tìm cách trả lời các câu hỏi trên bằng sự quan sát trẻ
hoạt động và tƣơng tác với nhau. Trẻ nhỏ thƣờng rất tò mò và muốn biết nhiều điều về

TS. Đinh Thị Đoan Hƣơng | CHƢƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG 25
VỀ TỔ CHỨC MÔI TRƢỜNG HOẠT ĐỘNG CHO TRẺ MẦM NON


×