Tải bản đầy đủ (.pdf) (19 trang)

Một số phương pháp về giải bài toán liên quan đến rút về đơn vị ở lớp 3

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (640.36 KB, 19 trang )

    Một số phương pháp về giải bài toán liên quan đến rút về đơn vị ở lớp 3
I. PHẦN MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
Giáo dục ở tiểu học được coi là quan trọng nhất. Mỗi một môn học ở 
tiểu học đều góp phần vào việc hình thành và phát triển những nhân cách 
cũng như tri thức con người, nó là nền tảng cho bậc học tiếp theo. Chính 
vì vậy mà phát triển giáo dục được xem là quốc sách hàng đầu. Trong các  
môn học thì môn Toán là một trong những môn học rất quan trọng vì: Các  
kiến thức kĩ năng của môn Toán có rất nhiều  ứng dụng trong cuộc sống 
hằng ngày, trong các ngành khoa học hiện đại cũng như các môn học khác. 
Việc đổi mới phương pháp dạy học được hiểu là tổ  chức các hoạt 
động học tập tích cực cho người học. Khơi dậy và thúc đẩy lòng ham 
muốn, phát triển nhu cầu tìm tòi, khám phá, phát huy khả năng tự học của  
học sinh. Trước vấn  đề   đó, người giáo viên không ngừng nghiên cứu, 
khám phá, xây dựng hoạt động, vận dụng phối hợp các phương pháp dạy  
học sao cho phù hợp với từng kiểu bài, từng đối tượng học sinh, xây dựng 
cho học sinh hướng phát huy chủ động, sáng tạo.
Trong những năm qua, do đặc thù nơi tôi công tác là vùng có điều  
kiện kinh tế  còn nhiều khó khăn, một số  các em thuộc gia đình có hộ 
nghèo hoặc cận nghèo và một số  ít là học sinh mồ  côi bố  hoặc mẹ  nên 
phụ  huynh còn chưa quan tâm đến việc học tập của các em. Điều quan  
trọng là một số em  có ý thức học tập chưa cao. Chính vì thế, một vài học 
sinh kết quả học tập còn thấp, các em giải bài toán có lời văn chưa thành  
thạo, đặc biệt là dạng toán  liên quan đến rút về đơn vị ở lớp 3 có hai kiểu  
bài toán khác nhau mà các em rất dễ nhầm lẫn. Đó là điều mà tôi luôn băn 
khoăn, suy nghĩ, tìm tòi những biện pháp giảng dạy để  đạt hiệu quả  cao  
nhất.
 2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài
 Xuất phát từ tình hình thực tế  và dựa trên nội dung giải bài toán có  
lời văn nói chung, dạng toán liên quan đến rút về  đơn vị  nói riêng, tôi 


muốn đưa ra một số  kinh nghiệm đổi mới, giúp các em thành thạo trong  
giải toán, tránh được những sai sót không đáng có và không bị  nhầm lẫn 
giữa các dạng toán, giúp các em cẩn thận, kiên trì, tự  tin. Từ  đó, các em 
nắm vững bài và yêu thích môn Toán hơn. Vì vậy, tôi lần lượt nghiên cứu  
phương pháp dạy giải dạng toán này theo từng bước sau:  
Bước 1: Giúp các em nắm chắc phương pháp chung để giải bài toán 
có lời văn.

GV: Phạm Thị Ba                                                                       Tr
1
ường TH Lý Tự Trọng


    Một số phương pháp về giải bài toán liên quan đến rút về đơn vị ở lớp 3
Bước  2:  Hướng dẫn học sinh nhận dạng tốt hai kiểu bài toán của 
dạng toán liên quan đến rút về đơn vị.
Bước 3: Hướng dẫn học sinh luyện tập, nhận diện các dạng toán.
Để giải quyết nhiệm vụ trên, tôi bám sát các phương pháp, hình thức 
tổ  chức dạy học toán  ở  Tiểu học nói chung, của lớp 3 nói riêng sao cho 
phù hợp với nhận thức của học sinh, giúp các em hứng thú, chủ động tiếp 
thu, không khí lớp học sôi nổi, chất lượng cao.
 3. Đối tượng nghiên cứu
         Một số  biện pháp giúp học sinh lớp 3 giải bài toán có lời văn nói 
chung và bài toán liên quan đến rút về đơn vị nói riêng.
4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu
Tôi thực hiện nghiên cứu đề tài này ở lớp 3C trường tiểu học Lý Tự 
Trọng với một số  nội dung sau: Cách tóm tắt, phân tích, tổng hợp, kiểm  
tra lời giải và đánh giá kết quả  của bài toán có lời văn nói chung và bài  
toán liên quan đến rút về đơn vị nói riêng. Nghiên cứu nội dung điều chỉnh  
và cách soạn giáo án đối với bài toán rút về  đơn vị. Điểm giống nhau và 

khác nhau của hai kiểu bài toán liên quan đến rút về đơn vị.
5. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu, lí luận: Đọc tài liệu cần thiết, tìm hiểu 
sách hướng dẫn học,…
Phương pháp lập kế hoạch nghiên cứu.
Phương pháp phỏng vấn, đàm thoại: Phỏng vấn giáo viên, học sinh  
và phụ huynh.
Phương pháp quan sát: Quan sát quá trình làm bài, học tập của học 
sinh…
Phương pháp thiết kế bài dạy.
Phương pháp thực hành, luyện tập.
Phương pháp kiểm tra thống kê kết quả:
+ Kiểm tra chất lượng qua mỗi giai đoạn.
+ Thống kê kết quả qua từng giai đoạn.
Phương pháp tổng kết kinh nghiệm.
II. PHẦN NỘI DUNG
1. Cơ sở lí luận
Theo tư  tưởng Hồ  Chí Minh, nội dung cơ  bản của giáo dục là phải 
đào tạo những con người “vừa hồng vừa chuyên” cho nên giáo dục có ý  
nghĩa vô cùng quan trọng. Vì vậy, mỗi thầy cô giáo phải là những chiến sĩ 
trên mặt trận, phải nhận thức được tầm quan trọng của giáo dục, coi giáo 
GV: Phạm Thị Ba                                                                       Tr
2
ường TH Lý Tự Trọng


    Một số phương pháp về giải bài toán liên quan đến rút về đơn vị ở lớp 3
dục là sự  nghiệp của quần chúng, là nhiệm vụ  của toàn Đảng, toàn dân.  
Từ  đó, mỗi thầy cô giáo ý thức được trách nhiệm của bản thân là phải  
luôn trau dồi đạo đức, không ngừng rèn luyện chuyên môn, nâng cao năng 

lực bản thân, cụ  thể là thường xuyên nghiên cứu các phương pháp giảng 
dạy phù hợp với từng đối tượng nhằm nâng cao chất lượng học tập và  
giáo dục đạo đức cho học sinh. 
Chính vì thế, bản thân tôi qua nhiều năm nghiên cứu, tôi đã nhận ra  
rằng: Bằng phương pháp dạy học mới theo mô hình VNEN, giáo viên 
phải hướng dẫn cho các nhóm trưởng điều hành các bạn suy nghĩ, học tập 
và làm việc hiệu quả, có thể giúp đỡ  các em huy động các kiến thức sẵn  
có, tìm ra con đường hợp lí nhất để  giải quyết vấn đề. Tuy nhiên, để  tổ 
chức được các hoạt động học tập có hiệu quả, giáo viên phải giúp các em  
hiểu được: Yêu cầu học sinh cần nắm được qua nội dung bài học là gì ? 
Các em phải biết cách giải quyết nhiệm vụ  học tập như  thế  nào? Xử  lí 
tình huống trong các hoạt động học tập ra sao? Nên việc giúp đỡ  các em  
giải bài toán có lời văn nói chung và dạng toán liên quan đến rút về đơn vị 
nói riêng là cả  một quá trình, không những giúp các em nắm chắc kiến  
thức Toán học mà còn giúp các em nâng cao trình độ  ngôn ngữ, khả  năng 
tư duy.
2. Thực trạng
2.1 Thuận lợi, khó khăn
Được sự  quan tâm, giúp đỡ  của Phòng giáo dục cùng với Lãnh đạo 
nhà trường, giáo viên đã kịp thời tiếp thu và đổi mới phương pháp dạy 
học theo mô hình VNEN nên không những nâng cao chất lượng giải toán 
cho học sinh mà còn giúp các em khả năng giao tiếp tốt, tự tin nêu ý kiến  
trước tập thể.
Học sinh chưa chịu khó ôn luyện ở nhà, cha mẹ học sinh cũng ít chú ý 
việc học tập của các em nên một số em có tình trạng học trước quên sau.  
Một vài em khả năng tư duy chưa cao, chưa phân biệt được các dạng toán, 
các kiểu bài nên kết quả học tập còn thấp.
2.2 Thành công, hạn chế 
Khi vận dụng đề  tài này tôi thấy học sinh giải quyết các hoạt động 
học tập khá nhanh, không bị  nhầm lẫn giữa hai kiểu bài, kết quả  đạt 

được cao hơn so với trước rất nhiều. 
Tuy nhiên, vẫn còn một vài em quá nhút nhát, chưa mạnh dạn nêu ý 
kiến trước nhóm nên phần nào ảnh hưởng đến kết quả học tập.
2.3 Mặt mạnh, mặt yếu

GV: Phạm Thị Ba                                                                       Tr
3
ường TH Lý Tự Trọng


    Một số phương pháp về giải bài toán liên quan đến rút về đơn vị ở lớp 3
Nội dung đề tài mà tôi đang nghiên cứu đã truyền đạt một cách ngắn 
gọn, đơn giản, dễ hiểu. Cách thiết kế bài giảng thể hiện rõ mục tiêu cần  
đạt được, giúp giáo viên dễ vận dụng và học sinh cũng dễ giải quyết vấn  
đề. Nội dung điều chỉnh đầy đủ, rõ ràng, dễ  hiểu giúp học sinh tích cực 
làm việc.
Phương pháp dạy học này hướng dẫn học sinh đi từ  dễ  đến khó 
nhằm giúp các em nắm được các bước giải bài toán có lời văn, từ  đó rèn 
kĩ năng phân biệt tốt hai kiểu bài toán trên.
Việc hướng dẫn cho học sinh nắm được cách tóm tắt, cách giải bài 
toán có lời văn không chỉ khi dạy dạng toán này mà bất kì lúc nào có thể. 
Đồng thời, giáo viên phải biết kết hợp nhuần nhuyễn giữa nội dung đề tài 
và các bài toán có liên quan trong quá trình giảng dạy.
2.4 Các nguyên nhân, các yếu tố tác động
  Một số  em chưa ham học, từ  đó chưa tích cực tiếp thu bài giảng 
không biết tự  nghiên cứu hay trao đổi, học hỏi bạn bè, có em trí nhớ 
không tốt, chỉ trong một thời gian ngắn, các em không còn nhớ gì nữa nên  
hoàn thành nhiệm vụ học tập còn chậm. Bên cạnh đó, vài em có bố mẹ đi 
làm ăn xa phải  ở  với ông bà giúp đỡ  việc nhà, có em hoàn cảnh gia đình 
khó khăn, việc chăm sóc sức khỏe còn hạn chế  nên đôi khi còn nghỉ  học  

ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng học tập.
2.5 Phân tích, đánh giá các vấn đề về thực trạng mà đề tài đã đặt ra
Môn Toán là môn học cần rất nhiều thời gian học tập và rèn luyện 
để khắc sâu kiến thức. Nhưng hầu hết các em đều là con em nhà nông, bố 
mẹ còn ít quan tâm đến việc học tập của con em mình nên các em chưa có  
tính tự giác học tập ở nhà, không chịu khó học bài, xem bài trước khi đến 
lớp.   Hơn nữa, trí nhớ  của một vài em còn hạn chế  dẫn đến tình trạng  
học trước quên sau. Một số học sinh còn có tính tự ti, rụt rè, không mạnh 
dạn trao đổi, nêu ý kiến trước tập thể, thao tác làm việc còn chậm chạp  
nên hoàn thành nhiệm vụ học tập chưa đạt hiệu quả cao.
Để  hoạt động dạy học có hiệu quả, giáo viên luôn lấy học sinh làm 
trung tâm, áp dụng các phương pháp dạy học phát huy tính tích cực của 
học sinh. Trong đó môn Toán là môn học được giáo viên và học sinh đầu  
tư thời gian và trí tuệ nhiều nhất. Giáo viên phải tìm tòi, nghiên cứu, linh  
hoạt vận dụng nhiều phương pháp dạy học khác nhau: Phương pháp trực  
quan, gợi mở, vấn đáp… tùy theo mức độ ở từng đối tượng học sinh. 
Trong những năm học trước, khi dạy bài toán có lời văn, tôi thấy các 
em có một thói quen không tốt cho lắm đó là: đọc đầu bài qua loa, sau đó 
giải bài toán ngay, làm xong không cần kiểm tra lại kết quả, cho nên, khi  
GV: Phạm Thị Ba                                                                       Tr
4
ường TH Lý Tự Trọng


    Một số phương pháp về giải bài toán liên quan đến rút về đơn vị ở lớp 3
trả bài các em mới biết là mình sai. Đặc biệt, dạng toán có liên quan đến  
rút về  đơn vị  các em còn chưa phân biệt được điểm giống và khác nhau  
của hai kiểu bài toán, hay nhầm lẫn giữa hai kiểu bài. Các em làm việc  
không có kế hoạch, chưa biết thực hiện tốt các bước khi giải một bài toán 
có lời văn, không xác định được những “dữ  kiện”, “điều kiện”, “ẩn số” 

mà bài toán đã nêu, khả  năng tóm tắt, phân tích, tổng hợp bài toán còn  
kém, trình bày một bài giải toán có lời văn còn chưa lôgic. 
Căn cứ  vào tình hình thực tế  như  vậy, tôi đã mạnh dạn đổi mới 
phương pháp dạy dạng toán này nhằm giúp các em chủ  động không rập 
khuôn mà phải dựa vào tư duy, biết cách phân tích bài toán để tìm ra cách  
giải đúng.
3. Giải pháp, biện pháp
3.1 Mục tiêu của giải pháp, biện pháp
­ Giúp học sinh hiểu được nội dung, biết cách tóm tắt, phân tích và  
tổng hợp được bài toán có lời văn.
­ Phân biệt được điểm giống nhau và khác nhau của hai cách giải  ở 
hai kiểu bài toán, từ  đó giải được bài toán thuộc dạng toán có liên quan 
đến rút về đơn vị.
­  Rèn kĩ năng giải thành thạo dạng toán trên. Nâng cao chất lượng 
học tập môn Toán.
3.2 Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp, biện pháp
a. Hướng dẫn học sinh phương pháp chung để giải bài toán có lời văn
Trong các hoạt động yêu cầu giải bài toán có lời văn, giáo viên phải  
soạn trước nội dung điều chỉnh bổ  sung hoạt động cá nhân – cặp đôi – 
nhóm ­ cả  lớp. Trong nội dung điều chỉnh, giáo viên đưa ra một số  yêu  
cầu của hoạt động như: Tìm các “dữ  kiện”, “điều kiện” và “ẩn số” của 
bài toán. Bài toán thuộc dạng toán nào? Tóm tắt như  thế  nào? Em hãy  
phân tích sau đó tổng hợp bài toán. Sau khi học sinh thực hiện các hoạt 
động cá nhân – cặp đôi – nhóm để giải quyết vấn đề thì giáo viên chuyển  
sang hoạt động chung để hướng dẫn các em nắm chắc các bước sau: 
+ Bước 1: Đọc kĩ đề toán.
+ Bước 2: Tóm tắt bài toán.
+ Bước 3: Phân tích bài toán.
+ Bước 4: Tổng hợp bài toán.
+ Bước 5: Kiểm tra lời giải và đánh giá kết quả.

 Cụ thể yêu cầu đối với học sinh như sau:
* Đọc kĩ đề toán:

GV: Phạm Thị Ba                                                                       Tr
5
ường TH Lý Tự Trọng


    Một số phương pháp về giải bài toán liên quan đến rút về đơn vị ở lớp 3
­ Học sinh đọc ít nhất 3 lần nội dung bài toán. H ướng dẫn học sinh 
xác định các “dữ kiện”, “điều kiện” và “ẩn số” của bài toán. “Dữ kiện” là 
những cái đã cho, “ẩn số” là cái cần tìm, “điều kiện” là quan hệ giữa cái  
cần tìm và cái đã cho (hay nói cách khác là quan hệ  giữa “ẩn số” và “dữ 
kiện”). 
 ­ Yêu cầu học sinh gạch chân các yếu tố  cơ  bản để  dễ  dàng phân  
tích và xác định các dữ kiện và điều kiện liên quan đến cái cần tìm,  gạch 
bỏ các tình tiết không liên quan đến câu hỏi.
* Tóm tắt bài toán: Tùy theo từng dạng toán mà có cách tóm tắt khác 
nhau.
­ Cách 1: Tóm tắt bằng ngôn ngữ.
  Ví dụ: Mẹ mua 5 chiếc bút hết 7500 đồng. Hỏi mẹ mua 3 chiếc bút 
như thế hết bao nhiêu tiền?
   Tóm tắt:
5 chiếc bút: 7500 đồng
3 chiếc bút: ... đồng?
­ Cách 2: Tóm tắt bằng sơ đồ đoạn thẳng.
 Ví dụ: Mẹ mua 5 chiếc bút hết 7500 đồng. Hỏi mẹ mua 3 chiếc bút 
như thế hết bao nhiêu tiền?
Tóm tắt:                  7500 đồng
                               

                                                
                               ? đồng
       
­ Cách 3: Tóm tắt bằng bảng (vẽ).
Ví dụ: Trong một buổi học nữ công hai bạn Cúc, Mai làm 2 bông hoa 
cúc, mai. Mai nói với Cúc: Thế là trong chúng ta chẳng có ai làm loại hoa 
trùng với tên mình cả. Hỏi ai đã làm hoa nào ?
Tóm tắt:
                  Loại  cúc
mai
hoa
Tên người
Cúc
0
1
Mai
1
0
­ Cách 4: Tóm tắt bằng sơ đồ Graph (đồ thị).

GV: Phạm Thị Ba                                                                       Tr
6
ường TH Lý Tự Trọng


    Một số phương pháp về giải bài toán liên quan đến rút về đơn vị ở lớp 3
Ví dụ: Tìm một số biết rằng số đó lần lượt cộng với 1 rồi nhân với 2 
được bao nhiêu đem chia cho 3 rồi trừ đi 4 thì được 5.
Tóm tắt:
  + 1     

   x 2     
   : 3     
  ­ 4      
 ?

 

 

 

 5

­ Cách 5: Tóm tắt bằng sơ đồ Ven.
Ví dụ: Nhà bạn Nam trồng 335 cây cam và quýt. Nhà bạn Khanh  
trồng 300 cây cam và bưởi, biết số cam và bưởi của nhà bạn Khanh bằng  
nhau và bằng số  cam nhà bạn Nam. Tính số  cây cam, quýt và bưởi của 
mỗi nhà ?
Tóm tắt:

? cây
335 cây 
quýt    ? cây
                                                                   ? cây                 300 cây
             cam  
                                                                  b
ưởi   
          
• Lưu ý: 
Sơ  đồ  Graph, sơ  đồ  Ven là tên gọi của các cách tóm tắt. Tên gọi tuy không có  

trong sách hướng dẫn học (kiến thức mở rộng) nhưng nội dung của hai cách tóm tắt  
này rất đơn giản, dễ hiểu. Trong quá trình giảng dạy, giáo viên chỉ cần giúp học sinh  
nhớ tên gọi của hai cách tóm tắt này thì học sinh có thể dễ dàng tóm tắt được bài toán 
thuộc dạng này. 

* Phân tích bài toán: Hướng dẫn học sinh đi từ cái chưa biết đến cái  
đã biết. 
Ví dụ: Một cửa hàng trong hai ngày bán được 1 kg đường. Ngày đầu 
bán được 200g đường. Hỏi ngày thứ  hai cửa hàng bán được nhiều hơn 
ngày thứ nhất bao nhiêu gam đường?
Hướng dẫn học sinh phân tích bài toán bằng cách đặt một số câu hỏi 
như sau:
­ Đề bài yêu cầu gì ? ­> Trả lời: Hỏi ngày thứ hai cửa hàng bán được 
bao nhiêu gam ?
­ Đề bài cho chúng ta biết gì ? ­>Trả lời: Một cửa hàng trong hai ngày 
bán được 1 kg đường. Ngày đầu bán được 200g. 

GV: Phạm Thị Ba                                                                       Tr
7
ường TH Lý Tự Trọng


    Một số phương pháp về giải bài toán liên quan đến rút về đơn vị ở lớp 3
­ Muốn tính ngày thứ hai cửa hàng bán được nhiều hơn ngày thứ nhất 
bao nhiêu gam đường ta phải tính gì trước ? ­>Trả lời: Tính số gam đường 
đã bán ngày thứ hai.
* Tổng hợp bài toán:
 Tổng hợp bài toán là đi từ cái đã biết đến cái chưa biết. 
Ví   dụ  bài   toán trên:   Một cửa  hàng  trong  hai ngày  bán  được  1 kg 
đường. Ngày đầu bán được 200g đường. Hỏi ngày thứ  hai cửa hàng bán  

được nhiều hơn ngày thứ nhất bao nhiêu gam đường?
Hướng dẫn học sinh tổng hợp bài toán bằng cách đặt một số câu hỏi 
như sau:
­Trước khi giải bài toán ta phải làm gì? ­> Trả lời: Đưa về cùng đơn 
vị đo. 
­ Bài toán gồm có mấy phép tính, mấy lời giải. ­> Trả  lời: Hai phép  
tính, hai lời giải.
­ Thứ  nhất ta phải tính gì ? ­>Trả  lời: Ngày thứ  hai bán được bao 
nhiêu gam đường.
­ Ta thực hiện phép tính gì ? ­>Trả lời: Thực hiện phép tính trừ.
­ Thứ hai ta phải tính gì ? ­>Trả lời: Ngày thứ hai cửa hàng bán được  
bao nhiêu gam đường.
­ Ta thực hiện phép tính gì ? ­>Trả lời: Thực hiện phép tính trừ.
* Sau khi tổng hợp bài toán, giáo viên hướng dẫn học sinh cách trình 
bày bài giải. Trình bày bài giải của một bài toán phải đúng, đẹp, ngắn 
gọn, rõ ràng và dễ hiểu. Bài giải gồm có lời giải, phép tính và đáp số. Lời 
giải không được viết tắt, sau mỗi lời giải phải có dấu hai chấm “:”. Phép 
tính đặt hàng ngang, trong phép tính không ghi đơn vị mà chỉ ghi đơn vị ở 
sau kết quả của phép tính và để trong dấu ngoặc đơn. Đáp số ghi hơi lệch 
về bên phải nhưng lúc này đơn vị không đặt trong ngoặc đơn.
­  Ở  một số  bài toán đơn vị  ghi sau kết quả  của phép tính khác với  
đơn vị ghi ở phần đáp số.
­ Mỗi bài toán có thể có nhiều cách giải khác nhau nên khi giải bằng  
nhiều cách thì đáp số chỉ ghi ở cách giải cuối cùng.
Ví dụ:  Một cửa hàng trong hai ngày bán được 1350 quả  cam. Ngày 
đầu bán được 250 quả  cam. Hỏi ngày thứ  hai cửa hàng bán được nhiều 
hơn ngày thứ nhất bao nhiêu quả cam?
                                        Bài giải:
             Ngày thứ hai cửa hàng bán được số quả cam là:
                                1350 – 250 = 1100 (quả)


GV: Phạm Thị Ba                                                                       Tr
8
ường TH Lý Tự Trọng


    Một số phương pháp về giải bài toán liên quan đến rút về đơn vị ở lớp 3
Ngày thứ hai cửa hàng bán được nhiều hơn ngày thứ nhất số quả cam 
là:
                            1100 – 250 = 850 (quả)
                                                 Đáp số: 850 quả cam
* Kiểm tra lời giải và đánh giá kết quả: Giáo viên cần nhắc nhở 
học sinh thực hiện các bước sau:
­  Đọc lời giải. Kiểm tra các câu văn diễn đạt trong lời giải đúng  
chưa.
­ Kiểm tra các bước giải xem đã hợp lí yêu cầu của bài chưa. 
­ Thử lại các kết quả vừa tính từ bước đầu tiên.
­ Thử lại đáp số xem đã phù hợp với yêu cầu chưa.
­ Nếu giải bài toán theo nhiều cách thì phải đối chiếu kết quả  cuối  
cùng của các cách giải đó.  
b. Hướng dẫn học sinh nhận dạng tốt hai kiểu bài toán của dạng toán 
liên quan đến rút về đơn vị 
Để   học   sinh   giải   tốt   kiểu   bài   toán   1   tôi   tiến   hành   dạy   theo   các 
phương pháp và hình thức sau:
Tôi soạn sẵn nội dung điều chỉnh phát cho mỗi em một tờ. Nội dung 
điều chỉnh như sau: 
Bài 68: Bài toán liên quan đến rút về đơn vị (tiết 1)
                                                                                   (trang 67)
I. Mục tiêu: Giúp học sinh:
­ Biết cách giải bài toán liên quan đến rút về đơn vị. 

­ Kỹ năng giải toán thành thạo.
­ Nâng cao khả năng tư duy, lí luận, phát triển ngôn ngữ.
       II. Hoạt động dạy học
       A. Hoạt động cơ bản: 
       Hoạt động 1: Đọc bài toán

       Việc 1: Em đọc kĩ đề bài toán
       Việc 2: Em hãy trả lời các câu hỏi sau:
  ­ Em hãy tìm những dữ kiện đã cho ? 
  ­ Em hãy nêu cái cần tìm ?
  ­ Điều kiện liên quan giữa cái đã cho và cái cần tìm ?

GV: Phạm Thị Ba                                                                       Tr
9
ường TH Lý Tự Trọng


    Một số phương pháp về giải bài toán liên quan đến rút về đơn vị ở lớp 3
       Việc 1: Em và bạn cùng nhau phân tích bài toán:
  ­ Đề bài yêu cầu tính gì ?
       ­ Đề bài đã cho biết gì ?

      Việc 1: Em và các bạn cùng nhau tổng hợp bài toán:
­ Muốn biết số lít mật ong trong một can ta phải tính như thế nào?
­ Muốn biết số lít mật ong trong 5 can ta phải tính ra sao?
     Em và bạn cùng nhau đi đến thống nhất điền số thích hợp vào chỗ 
chấm.
     Việc 2: Nhóm trưởng báo cáo kết quả với cô giáo.
Hoạt động 2: Đọc bài toán dưới đây và viết tiếp vào chỗ chấm:


       Việc 1: Em đọc kĩ đề bài toán
       Việc 2: Em suy nghĩ và trả lời các câu hỏi sau:
  ­ Em hãy tìm những dữ kiện đã cho ? 
  ­ Em hãy nêu cái cần tìm ?
  ­ Điều kiện liên quan giữa cái đã cho và cái cần tìm ?

       Việc 1: Em và bạn cùng nhau phân tích bài toán:
  ­ Đề bài đã cho biết gì ?
  ­ Đề bài yêu cầu tính gì ?

      Việc 1: Em và các bạn cùng nhau tổng hợp bài toán:
­ Muốn biết số đường chứa trong mỗi túi ta phải tính như thế nào?
­ Muốn biết số đường chứa trong 3 túi ta phải tính ra sao?
     Em và bạn cùng nhau đi đến thống nhất điền số thích hợp vào chỗ 
chấm.
     Việc 2: Nhóm trưởng báo cáo kết quả với cô giáo.
  
      Việc 1: Để giải được bài toán phải thực hiện mấy bước?
                  Bước 1 ta tính gì? Ta thực hiện phép tính gì?
GV: Phạm Thị Ba                                                                       Tr
10
ường TH Lý Tự Trọng


    Một số phương pháp về giải bài toán liên quan đến rút về đơn vị ở lớp 3
                  Bước 2 ta tính gì? Ta thực hiện phép tính gì?
 Với nội dung điều chỉnh như  trên, tôi chuẩn bị  giáo án theo mô hình  
VNEN như sau:
Hoạt động dạy
Hoạt động học

Chuẩn bị đồ dùng.
Ghi bài vào vở.
Giới thiệu bài .
Đọc mục tiêu.
A. Hoạt động cơ bản:
Hoạt động cá nhân – cặp đôi – 
Hoạt động 1: Đọc bài toán dưới 
nhóm.
đây:
­ Cá nhân đọc kĩ đề bài toán.
Có 35 l mật ong đựng đều vào 7 
can. 
a) Hỏi mỗi can đựng bao nhiêu lít 
­ Làm việc cặp đôi, nhóm theo 
mật ong?
b) Hỏi 5 can như  thế   đựng bao  yêu cầu nội dung điều chỉnh.
nhiêu lít mật ong?
Nêu 1 số  câu hỏi để  lưu ý học 
sinh cách trình bày bài giải. Hỏi:
­ Dấu hai chấm.
+ Sau lời giải phải có dấu gì ?
­ Viết hàng ngang.
+ Phép tính phải viết như thế nào 
­   Sau   kết   quả,   trong   dấu 
?
ngoặc đơn.
+ Đơn vị đặt ở đâu ?
­ Ghi bên phải, đơn vị  không 
có dấu ngoặc đơn, gạch dưới từ 
+ Đáp số ghi như thế nào ? 

đáp số.
Bài giải:
a) Mỗi can đựng số lít mật ong 
là:
35 : 7 = 5 (l)
b) Năm can đựng số lít mật ong 
là:       
5 x 5 = 25 (l)
                   
Đáp số: a) 5 l mật ong
  b) 25 l mật ong
­   Nhóm   trưởng   báo   cáo   kết 
­ Nhận xét, tuyên dương.
quả làm việc với giáo viên.
Hoạt   động   2:   Đọc   bài   toán   và 
­ Hoạt động cá nhân – cặp đôi 
GV: Phạm Thị Ba                                                                       Tr
11
ường TH Lý Tự Trọng


    Một số phương pháp về giải bài toán liên quan đến rút về đơn vị ở lớp 3
điền vào chỗ chấm:
– nhóm – cả lớp.
Có 25kg đường đựng đều vào 5 
túi.   Hỏi   3   túi   như   thế   đựng   bao 
nhiêu ki­lô­gam đường?
* Hướng dẫn học sinh thực hiện 
các bước:
Bước 1: Đọc kĩ đề toán

­  Cá nhân   đọc kĩ  bài toán  và 
trả lời câu hỏi:
­ Nêu những dữ kiện đã cho ? 
­ Có 25 kg đường đựng vào 5 
túi.
­ Nêu cái cần tìm ?
­ Hỏi 3 túi như  thế  đựng bao 
nhiêu ki­lô­gam đường.
­ Điều kiện liên quan giữa cái đã           ­ Các túi đựng số  ki­lô­gam  
cho và cái cần tìm ?
đường như nhau.
­ Học sinh dùng bút chì gạch 
chân các yếu tố cơ bản.
Bước 2: Tóm tắt đề toán:
Tóm tắt:
5 túi: 25 kg đường.
Nhận xét, sửa chữa.
3 túi: ………kg đường ?
Bước 3: Phân tích bài toán:
­ Trao đổi cặp đôi trả  lời câu 
hỏi.
­ Đề bài yêu cầu tính gì ?
­   Tính   số   ki­lô­gam   đường 
đựng trong 3 túi.
     ­ Đề bài đã cho biết gì ?
­   25   ki­lô­gam   đường   đựng 
trong 5 túi.
.Bước 4: Tổng hợp bài toán:
 Hoạt động nhóm.
­ Theo kiểu bài toán 1 thì chúng ta 

­   Số   ki­lô­gam   đường   đựng 
phải tính gì trước ?
trong một túi.
­  Chúng ta phải  thực hiện phép 
­ Phép tính chia.
tính gì ?
    
­ Sau đó chúng ta phải tính gì ?
 ­ Số ki­lô­gam đường đựng trong 
3 túi.
­ Ta thực hiện phép tính gì ?
­ Phép tính nhân.
­   Nhóm   thống   nhất   bài   giải 
sau đó điền số  thích hợp vào chỗ 
chấm. 
­ Đáp số: 15 kg đường.
­ Nhận xét, tuyên dương.
­ Báo cáo với giáo viên.
GV: Phạm Thị Ba                                                                       Tr
12
ường TH Lý Tự Trọng


    Một số phương pháp về giải bài toán liên quan đến rút về đơn vị ở lớp 3
­ Học sinh tự kiểm tra bài giải 
của mình.
­ Hoạt động cả lớp.
­ 2 bước.

* Hướng dẫn HS chốt bài toán:

      ­ Để giải được bài toán phải 
thực hiện mấy bước?
      ­ Bước 1 ta tính gì? Ta thực hiện 
­   Số   ki­lô­gam   đường   trong 
phép tính gì?
một     túi.   Thực   hiện   phép   tính 
     ­> Đây là bước rút về đơn vị.
chia.
      ­ Bước 2 ta tính gì? Ta thực hiện 
phép tính gì?
­ Số ki­lô­gam đường trong ba 
­>Bài toán thuộc dạng toán rút   túi. Thực hiện phép tính nhân.
về đơn vị.
­ Bài 88 (trang 56), tôi cũng soạn nội dung điều chỉnh và giáo án tương 
tự  như  trên để  học sinh làm việc. Sau đó, tôi tiến hành cho học sinh so  
sánh giữa hai kiểu bài:
Các 
Kiểu bài 1 (Bài 68 trang 67)
Kiểu bài 2 (Bài 88 trang 56)
bước
(Tìm giá trị của các phần)
(Tìm số phần)
Bước 1 
                         ­ Tìm giá trị của một phần.
(Giống                                ­ Thực hiện phép tính chia.
nhau)
                         ­ Đây là bước rút về đơn vị.
Bước 2  ­ Tìm giá trị của một phần.
­ Tìm số phần. 
(Khác  ­   Thực   hiện   phép   tính   nhân  ­ Thực hiện phép tính chia (lấy 

nhau)
(lấy giá trị một phần nhân với  giá trị  các phần chia cho giá trị 
số phần).
một phần).
­ Như  vậy, cả  hai bài toán đều thuộc dạng toán rút về  đơn vị. Tuy  
nhiên, khi bài toán yêu cầu tìm giá trị của các phần là thuộc kiểu bài toán 
1. Khi bài toán yêu cầu tìm số phần là thuộc kiểu bài toán 2. Cách giải hai 
kiểu bài toán tôi đã hướng dẫn như trên.
c. Hướng dẫn học sinh luyện tập
Khi học sinh nắm được 2 cách giải của hai kiểu bài toán, tôi lại tiến 
hành ra một số  bài tập cho học sinh làm, giúp các em rèn kĩ năng nhận  
diện các dạng toán.
Bài 1: Một thùng bánh đựng 1550 hộp bánh. Hỏi 5 thùng như  thế 
đựng bao nhiêu hộp bánh ?
Bài 2: Một thợ  xây trong 3 ngày thì xây được 1245 viên gạch. Hỏi 
trong 5 ngày thợ xây đó xây được bao nhiêu viên gạch, biết mỗi ngày thợ 
xây đó xây được số viên gạch như nhau?

GV: Phạm Thị Ba                                                                       Tr
13
ường TH Lý Tự Trọng


    Một số phương pháp về giải bài toán liên quan đến rút về đơn vị ở lớp 3
Bài 3: Cứ  4 thùng đựng được 1228 l xăng. Hỏi 1842 l xăng thì cần  
mấy thùng để  đựng hết số  lít xăng đó, biết mỗi thùng đựng số  lít xăng 
như nhau?
Hướng dẫn học sinh luyện tập thực hiện tương tự như các bước đã 
nêu ở mục 3.2.a và mục 3.2.b
* Trên đây là phương pháp hướng dẫn các em lớp 3 giải các bài toán  

có lời văn nói chung và bài toán liên quan đến rút về đơn vị nói riêng. Nếu  
chúng ta có thể thực hiện tốt phương pháp này thì tôi tin chắc kết quả học 
tập của các em sẽ cao như ta mong muốn.
3.3 Điều kiện để thực hiện giải pháp, biện pháp
­ Để thực hiện giải pháp, biện pháp trên có hiệu quả thì yêu cầu đầu 
tiên là người giáo viên phải nắm được kiến thức cơ  bản, hiểu và vận 
dụng tốt phương pháp này.
­ Dạy toán cho học sinh là cả  một quá trình lâu dài, người giáo viên 
phải biết sáng tạo, có tính kiên trì và chịu khó, kích thích tư  duy sáng tạo 
giúp các em biết phân tích, tổng hợp bài toán, biết tự kiểm tra đánh giá kết  
quả. Giáo viên cần phải quan sát quá trình làm bài của học sinh, phát hiện  
ra chỗ hổng để kịp thời hướng dẫn cho các em. Kịp thời tuyên dương các  
em có tiến bộ dù kết quả bài tập chưa đạt yêu cầu. Phải tạo sự đoàn kết, 
thương yêu giúp đỡ của học sinh, tạo cho các em động cơ ham học. Trong 
việc uốn nắn các em, giáo viên phải luôn giữ thái độ bình tĩnh, không dùng 
lời lẽ  nặng nề  với các em, hòa hợp với các em, xem học sinh là con em 
của mình, chia sẽ vui buồn, lắng nghe ý kiến của các em để từ đó có biện 
pháp giáo dục phù hợp. Giáo viên phải có tâm huyết với nghề  nghiệp, 
nhiệt tình giảng dạy, thường xuyên động viên, giúp đỡ  các em khi gặp 
khó khăn.
­ Là học sinh lớp 3 các em phải đọc, viết tốt và thực hiện được bốn  
phép tính cơ  bản cộng, trừ, nhân, chia. Đồng thời, các em phải biết giúp 
đỡ  nhau, biết tranh thủ  sự  giúp đỡ  của bạn, biết hợp tác, trao đổi, làm  
việc theo nhóm. 
3.4 Mối quan hệ giữa các giải pháp, biện pháp
Dạng toán liên quan đến rút về đơn vị thuộc một trong các dạng toán 
có lời văn. Vì vậy muốn giải được dạng toán này thì yêu cầu đầu tiên là  
học sinh phải nắm được phương pháp chung để  giải bài toán có lời văn.  
Đây là cơ sở, nền tảng để thực hiện các biện pháp tiếp theo. Học sinh chỉ 
dừng lại ở mức độ hiểu được nội dung, biết tóm tắt, phân tích, tổng hợp 

và cách trình bày bài giải không là chưa đủ mà phải giúp các em biết phân 
biệt hai kiểu bài của dạng toán này, giữa dạng toán này với dạng toán  
GV: Phạm Thị Ba                                                                       Tr
14
ường TH Lý Tự Trọng


    Một số phương pháp về giải bài toán liên quan đến rút về đơn vị ở lớp 3
khác, đó là vấn đề then chốt mà các em cần nắm được trong nội dung đề 
tài này nên việc soạn giảng giúp học sinh không nhầm lẫn giữa hai kiểu  
bài là vô cùng quan trọng. Tuy nhiên, để hỗ trợ các em nhớ lâu hơn, khắc  
sâu kiến thức, hoàn thành nhiệm vụ  học tập tốt hơn, các em cần phải  
thường xuyên luyện tập, làm nhiều bài tập, dạng toán tương tự.
3.5 Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu
Muốn thực hiện thành công đề  tài, điều đầu tiên là giáo viên phải 
nắm được tình hình học tập của học sinh. Tôi đã dành thời gian 30 phút và 
tiến hành cho các em làm hai bài toán thuộc hai kiểu bài  của dạng toán này 
như sau:
* Bài toán 1: Có 8 can chứa 160 lít dầu. Hỏi 4 can như thế chứa bao  
nhiêu lít dầu ?
* Bài toán 2: Mua 3 quyển vở hết 7500. Hỏi có 10 000 thì mua được 
bao nhiêu quyển vở, biết mỗi quyển vở có giá tiền như nhau?
Sau khi chấm bài, kết quả các em làm bài như sau:
­ Một số em còn nhầm lẫn ở bước 2 từ kiểu bài 1 sang kiểu bài 2 và 
ngược lại.
­ Một số em tính sai.
­ Một số em sai cả hai bài, chưa biết cách trình bày: sai lời giải, phép 
tính, cách ghi đơn vị, đáp số.
* Kết quả cụ thể đạt được như sau:
­ Năm học 2015 – 2016:

Tổng 
Điểm 1 ­> 4 Điểm 5 ­> 6 Điểm 7 ­> 8 Điểm 9 ­> 10
Lớp số   học 
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
sinh
3C
29
6
20,7
16
55,2
5
17,24
2
6,9
Với tình hình thực tế như trên, tôi đã mạnh dạn vận dụng đề tài. Sau 
khi vận dụng đề  tài kết quả đạt được cao hơn so với trước. Cụ  thể như 
sau:
­ Năm học 2015 – 2016:
Tổng 
Điểm 1 ­> 4 Điểm 5 ­> 6 Điểm 7 ­> 8 Điểm 9 ­> 10
Lớp số   học 
SL

%
SL
%
SL
%
SL
%
sinh
3C
29
2
6,9
12
41,4
10
34,5
5
17,24
  Các em rất hứng thú học tập, tích cực, chủ  động tiếp thu bài khá 
nhanh, kết quả  bài làm cao hơn so với trước, tiết học diễn ra một cách 
nhẹ nhàng và tự nhiên, không còn bị nhàm chán.
GV: Phạm Thị Ba                                                                       Tr
15
ường TH Lý Tự Trọng


    Một số phương pháp về giải bài toán liên quan đến rút về đơn vị ở lớp 3
4. Kết quả thu được qua khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn 
đề nghiên cứu
­ Phương pháp dạy học này có thể giúp các em nắm được các bước 

giải bài toán có lời văn. Đặc biệt là học sinh có thể  nhận diện một cách 
dễ dàng giữa 2 kiểu bài toán từ đó giải thành thạo bài toán liên quan đến  
rút về đơn vị.
­ Qua quá trình học tập, tôi thấy các em không những giải tốt môn 
Toán, thích thú học tập mà còn nâng cao trình độ  ngôn ngữ, phát triển trí 
tuệ, hình thành thói quen làm việc nhanh nhẹn, sôi nổi, hoạt bát.
III. PHẦN KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
­ Để  nâng cao khả  năng giải toán cho học sinh, bản thân tôi đã luôn 
tìm tòi nghiên cứu các phương pháp, hình thức tổ chức dạy học khác nhau, 
giúp các em hứng thú, say mê trong học tập. Tôi đã kịp thời soạn nội dung  
điều chỉnh dạy học phù hợp với đối tượng học sinh giúp các em làm việc  
có hiệu quả. 
­ Trên đây là kết quả  nghiên cứu của tôi trong những năm học vừa 
qua. 
Tôi đã tiến hành vận dụng giải pháp trên trong công tác giảng dạy và các  
em đã làm bài khá tốt. Tôi mong rằng phương pháp này sẽ  được áp dụng  
trên tất cả  các đối tượng học sinh để  nâng cao chất lượng học tập của  
các em. Đây là mục tiêu của giáo dục đề  ra mà mỗi chúng ta cần hướng  
tới. 
2. Kiến nghị:
* Đối với giáo viên: 
­ Thường xuyên nghiên cứu tài liệu, các Công văn, Thông tư và Quyết 
định của Bộ giáo dục, Sở giáo dục, Phòng giáo dục để kịp thời vận dụng 
vào công tác chuyên môn. 
­ Kết hợp với chính quyền địa phương và cha mẹ  học sinh để  nâng 
cao ý thức học tập của các em cũng như sự quan tâm của gia đình các em.
* Đối với tổ chuyên môn: 
­ Thường xuyên tổ chức chuyên đề về phương pháp dạy học để giáo  
viên   kịp   thời   nắm   bắt   những   phương   pháp   đổi   mới   và   học   hỏi   kinh 

nghiệm của đồng nghiệp.
* Đối với lãnh đạo nhà trường:
­ Ban lãnh đạo nhà trường phải tạo điều kiện, quan tâm, giúp đỡ  để 
giáo viên có thể hoàn thành tốt nhiệm vụ.

GV: Phạm Thị Ba                                                                       Tr
16
ường TH Lý Tự Trọng


    Một số phương pháp về giải bài toán liên quan đến rút về đơn vị ở lớp 3
  Sáng kiến kinh nghiệm này đã mang lại hiệu quả thiết thực cho lớp  
học tôi đã giảng dạy. Quá trình nghiên cứu không tránh khỏi những thiếu 
sót   mong   quý  đồng  nghiệp   tham  khảo,   nhận  xét,   bổ   sung   những  kinh  
nghiệm bổ ích để chúng ta cùng nhau học hỏi. Tôi xin chân thành cảm ơn.
                                                                     Krông Ana, ngày 10/02/2016
                                                                    Người viết
                                                                               Phạm Thị Ba
 

NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN
…………………………………………………………………………...
………….
……………………………………………………………………...
……………..……………..…………………………………………………..
…………………….…….…..………..
………………………………………..…………………………...
…………………..……………………………….
…………………………………..………..
….......................................................................................................................

...........................................................................................................................
...........................................................................
                                                      

GV: Phạm Thị Ba                                                                       Tr
17
ường TH Lý Tự Trọng


    Một số phương pháp về giải bài toán liên quan đến rút về đơn vị ở lớp 3
                                                     CH Ủ T ỊCH H ỘI ĐỒNG SÁNG  
KIẾN

                                                                                     
                                                                                      

MỤC LỤC

  
                                                                                      N ội   dung  
Trang 
I. Phần mở đầu
GV: Phạm Thị Ba                                                                       Tr
18
ường TH Lý Tự Trọng


    Một số phương pháp về giải bài toán liên quan đến rút về đơn vị ở lớp 3
1.  Lý do chọn đề  tài………………………………………………………… 
1

2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài…………………………………………… 
1
3. Đối tượng nghiên cứu……………………………………………………. 
2
4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu……………………………………………. 
2
5. Phương pháp nghiên cứu………………………………………………… 
2
II. Phần nội dung
1. Cơ  sở  lí luận…………………………………………………………....... 
2
2.   Thực   trạng……………………………………………………………….. 
3
3. Giải pháp, biện pháp…………………………………………………….. 

4. Kết quả thu được qua khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên  
cứu………………………………………………………………………… 14
III. Phần kết luận, kiến nghị
1.   Kết   luận………………………………………………………………… 
14
2.   Kiến   nghị……………………………………………………………….. 
15

TÀI LIỆU THAM KHẢO
STT
1

Tên tài liệu
Sách hướng dẫn học Toán 3.


Tác giả
Nhà xuất bản giáo dục Việt 
Nam

GV: Phạm Thị Ba                                                                       Tr
19
ường TH Lý Tự Trọng



×