Bài viết về tấm gương đạo đức nhà giáo- năm 2010-2011
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
--------
SUỐT MỘT ĐỜI VÌ SỰ NGHIỆP “TRỒNG NGƯỜI”
Kính tặng Thầy giáo Lê Trường Sanh -Cựu
giáo viên trường TH Đinh Bộ Lĩnh -Nhân kỉ niệm 28 năm ngày nhà giáo Việt
Nam!
Những ngày đầu của mùa đông, trời đã trở lạnh, tôi lại ghé thăm thầy, vừa
là người thân thiết trong tộc họ cũng vừa là đồng nghiệp, với thầy giáo Lê
Trường Sanh, tôi thường hay khuyên thầy đã nghỉ hưu thì hãy “ rửa tay gác
kiếm” không nên tham gia công tác xã hội nữa để dành thời gian an hưởng tuổi
già. Nhưng Thầy nói: “ đã cống hiến cho giáo dục gần cả đời người rồi! Tôi vẫn
thích làm công tác xã hội mà nhất là công tác khuyến học và thầy tươi cười trả
lời: “Tôi làm vì tôi yêu nghề giáo, yêu trẻ”. Rồi Thầy tặng tôi bốn câu thơ:
“Ơn xưa vốn nợ với thầy cô .
Đền đáp mong trao lại học trò.
Tình nghĩa luân lưu luôn giục giã .
Vườn ươm trí, đức gắn chăm lo”.
Trong cuộc đời làm nhà giáo tôi được tiếp xúc rất nhiều thầy cô giáo, Thì
thầy giáo Lê Trường Sanh là người thầy để lại cho tôi nhiều ấn tượng nhất. Ấn
tượng thầy làm tôi nhớ mãi là khi tôi đến ngôi trường mới này, gặp rất nhiều
khó khăn vừa chân ướt, chân ráo vừa bở ngỡ, nhưng thầy là người đầu tiên gặp
gỡ riêng tôi để tâm sự trao đổi, chia sẽ và gây niềm tin cho tôi, để khỏi bận tâm
khi bước về một cơ quan mới, có nhiều điều mà người quản lý cần phải “động
não” để giải quyết công việc hằng ngày.
Tôi đến nhà Thầy, Thầy đã đón tiếp tôi thật vui vẻ, nhiệt tình như con cháu
ruột trong gia đình. Đó là tính cách đáng quý đã có trong người thầy, thầy luôn
được bè bạn, người thân, hàng xóm láng giềng thương yêu, kính trọng.
Những ngày được tiếp xúc và làm việc với thầy, Tôi cho rằng sự nhiệt tình,
chân thành của thầy được hình thành từ thuở nhỏ nên đã thấm sâu vào máu thịt
của Thầy. Thầy Sanh vốn đã mồ côi mẹ khi lên 20 tuổi. Hai anh em thầy lớn lên
từ tình yêu thương, bảo bọc của cha và sự giúp đỡ của bà con hàng xóm. Hình
ảnh người mẹ và người cha hóa vợ cảnh “ gà trống nuôi con” đã tảo tần lo cái
ăn, cái mặc cho hai anh em luôn ăn sâu vào tâm trí của thầy. Nhất là những
ngày tháng thầy đã bỏ người cha mới mất vợ khăn gói lên đường đến Tam Kỳ
để tiếp tục con đường học vấn của mình và mong đến ngày đỗ đạt. Và rồi như
một nhân duyên đến với Thầy,Thầy đã tốt nghiệp Tú tài và tiếp tục đi học, đến
khi đất nước thống nhất, Thầy đã chọn nghề ‘gõ đầu trẻ” là nghề Thầy yêu quý
nhất, để làm hành trang bước vào đời. Một nghề tuy nghèo nhưng trong sáng,
không biết bao người đã mơ tới . Thầy kể : Nơi đầu tiên Thầy đặt chân công
tác là trường tại tiểu học Tam Mỹ ngày xưa, nay là trường TH Đinh Bộ Lĩnh.
Đã có 13 năm đứng lớp, rồi thầy chuyển sang làm công tác quản lý chuyên
môn, chỉ đạo làm công tác tổ chức giáo dục thường xuyên tại phòng giáo dục
1
Bài viết về tấm gương đạo đức nhà giáo- năm 2010-2011
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
--------
đào tạo Núi Thành, những năm tháng ấy vô cùng vất vả nhưng thầy đã vượt qua
mọi khó khăn để hoàn thành nhiệm vụ được giao, sau vì điều kiện gia đình
Thầy đã xin trở lại ngôi trường thân thương cho mãi đến bây giờ.
Hơn 35 năm làm nghề giáo, thầy đã cống hiến rất nhiều cho ngành, sau mấy
ngày khi về hưu, nay mọi người lại nhắc đến Thầy Sanh với một vai trò khác
cũng không kém phần thuyết phục với một vị Chi hội trưởng chi Hội Khuyến
học tộc Lê thôn Đa Phú vừa là trưởng ban Hội giáo chức thôn Đa Phú 2 - một vị
Chi hội trưởng hội khuyến học luôn tâm huyết với sự nghiệp trồng người. Mặc
dù đã lớn tuổi nhưng thầy vẫn giữ thói quen xưa là hay tìm kiếm đến những
“đại gia” hay con cháu làm ăn xa phát đạt để quyên góp tìm đến những học sinh
nghèo để giúp đỡ. Niềm vui của thầy chính là những khi giúp được học sinh
nghèo tiếp tục đến trường, hỗ trợ học trò nghèo được tiếp tục việc học... Thầy
Sanh phấn khởi nói: “Đến nay, Tộc họ Lê, có Hội Khuyến học và hoạt động rất
có hiệu quả. Hằng năm, Hội Khuyến học của Tộc đã huy động hơn 8 triệu đồng
và để giúp đỡ học sinh con em tộc Lê tiếp tục con đường học vấn, góp phần
giảm bớt tình trạng học sinh nghèo bỏ học ở địa phương”. Đã từng trải qua
những năm tháng khó khăn, nhờ vào sự giúp đỡ của nhiều người mà thầy đạt
được ước mơ trở thành thầy giáo. Cho nên, nay thầy hiểu được hoàn cảnh học
sinh, nghèo rất cần sự giúp đỡ về vật chất và tinh thần. Bản thân thầy đã dốc hết
sức để giúp học sinh nghèo, không để học sinh vì nghèo mà bỏ học. Khi nói đến
thầy, Ông Phan Đình Phùng Chủ tịch Hội Khuyến học xã Tam Mỹ Đông nói:
“Vai trò của Hội Khuyến học rất quan trọng trong việc giúp đỡ học sinh đến
lớp đến trường. Hằng năm chúng tôi được hỗ trợ rất nhiều từ Hội Khuyến học
các cấp, trong đó chi Hội Khuyến học Tộc Lê đã có công đóng góp rất lớn cho
phong trào khuyến học xã nhà , mà người có công nhất là Thầy giáo Lê Trường
Sanh” .
Hơn 35 năm làm nghề giáo, tuy Thầy chưa được phong tặng danh hiệu
cao quý nào, nhưng bản thân thầy đã được biết bao thế hệ học trò, nay trở
thành Bác sĩ, Kỹ sư trở thành Nhà giáo cũng đã phần nào phản ánh được những
đóng góp của thầy trong sự nghiệp “trồng người”. Thế nhưng với thầy tình yêu
nghề, mến trẻ và tâm huyết với sự nghiệp vẫn chưa bao giờ vơi cạn. Thầy dành
hết tâm huyết đó cho sự nghiệp “trồng người”. Trong những ngày còn đương
nhiệm, tuy Thầy đã gần 60 tuổi, nhưng mỗi ngày thầy vẫn đến trường dù trời
nắng hay mưa. Những hôm sức khỏe tốt, thầy lại tìm đến các đồng nghiệp của
mình để gây dựng phong trào khuyến học ở địa phương. Thầy nói đã từng nói
với học sinh của mình: “Chỉ có học mới thoát nghèo, mới có thể vươn lên trong
cuộc sống” là điều mà thầy muốn nói với tất cả các học sinh có hoàn cảnh khó
khăn. “Bản thân các em phải có ý chí thì các thầy mới giúp được”. Không để
thời gian trôi qua lãng phí, nhớ những ngày còn đứng trên bục giảng, thầy đã
vào thành phố Hồ Chí Minh với vai trò của một người thầy, người cha, người
chú, thầy đã quyên góp được hơn 7 triệu đồng để mua sách vở làm quà phát
phần thưởng cho các em có hoàn cảnh khó khăn đã vượt khó học giỏi, trong số
2
Bài viết về tấm gương đạo đức nhà giáo- năm 2010-2011
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
--------
đó có con, cháu của thầy cùng đóng góp một phần không nhỏ . Nay đã về hưu
nhưng thầy hết sức có tâm huyết đối với giáo dục, với học trò, dù ở vị trí nào
thầy cũng làm hết sức, hết lòng. Ngồi tâm sự với tôi, Thầy hứa sẽ tiếp tục vào
thành phố để vận động con cháu, học trò cũ xin kinh phí tặng quà cho học sinh
nghèo trong kỳ bế giảng của năm học này .Tôi rất tâm đắc với ý nguyện của
thầy.
Tuy ngoài trời, mưa như trút nước, từng cơn gió lạnh vẫn thổi về phương
nam, nhưng lòng tôi cảm thấy rất ấm hơn, bởi khi ngồi trò chuyện với thầy
trong những ngày thầy mới rời bục giảng đã bao đời gắn bó với thầy. Tôi rất tự
tin hơn khi thầy nhắc nhở, dặn dò tôi cặn kẻ từng công việc, từng câu nói. Tôi
coi thầy không những là người thầy mà là người cha, chú đã dạy tôi biết bao bài
học kinh nghiệm làm người, mặc dù tôi chỉ làm việc chung một cơ quan với
thầy với một thời gian vừa 1 năm 2 tháng . Chỉ trong khoản thời gian ngần ấy
mà thầy đã để lại tôi biết bao kỷ niệm khó quên, một kỉ niệm của một thời làm
nghề giáo. Xin cảm ơn thầy đã cho tôi nhiều điều tôi chưa biết tới, đã cho tôi
một thứ tình yêu mà đời người khó dành được, một khoảng khắc thời gian tuy
ngắn ngủi so với cuộc đời làm nhà giáo của tôi, nhưng thầy đã gieo trong tâm
hồn tôi một hạt giống rất tươi tốt. Đó chính là hạt giống làm người, mà đặc biệt
là làm người thầy giáo.
Người viết
Thầy giáo Lê Văn Luận
(HT trường TH Đinh Bộ Lĩnh)
3