Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Thành phố Tuy Hòa và các vấn đề về quy hoạch

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (799.28 KB, 4 trang )

Thông báo Khoa học và Công nghệ * Số 1-2014

109

THÀNH PHỐ TUY HÒA VÀ CÁC VẤN ĐỀ VỀ QUY HOẠCH
KTS. Nguyễn Thị Khánh Trang
Khoa Kiến trúc, Trường Đại học Xây dựng Miền Trung
Tóm tắt: Thành phố Tuy Hòa là trung tâm tỉnh lỵ của tỉnh Phú Yên, có tọa độ
địa lý: 109 o10’ - 109o21’05” kinh độ đông; 13 o00’30” - 13o11’00” vĩ độ Bắc.
Diện tích tự nhiên 10.703,06 ha. Dân số 154.262 người tính đến năm 2010.
Việc quy hoạch Thành phố (TP) Tuy Hòa cần được phát triển theo mô hình và
cấu trúc phát triển không gian đô thị, trong đó tạo ra mối quan hệ cân bằng và
liên kết sinh thái giữa thành thị - nông thôn đồng thời đảm bảo việc thực hiện
và duy trì các chức năng đa dạng của thành phố cho người dân địa phương.
Sau quá trình nghiên cứu đã có những đánh giá và đưa ra các phương án đề
xuất để phát triển được mô tả như sau.
Từ khóa: Quy hoạch TP Tuy Hòa, TP hướng tâm, TP trực tuyến.

1. Vị trí xây dựng thành phố
Tìm được cái gì riêng cho không
gian đô thị đối với bất cứ nhà quy hoạch
nào khi bắt tay vào nghiên cứu quy
hoạch không gian cũng cảm thấy lôi
cuốn thậm trí còn trở thành nỗi ám ảnh.
Một đô thị tốt về mặt quy hoạch sẽ
làm cho nếp sống văn hóa đô thị tốt đẹp
hơn, ngược lại tổ chức đời sống văn hóa đô
thị tốt sẽ tạo điều kiện cho việc xây dựng
một thành phố văn minh – hiện đại hơn.
Quy hoạch phát triển kinh tế - xã
hội Phú Yên đã tổ chức lại không gian


lãnh thổ hợp lý, đồng thời cũng là cơ sở
để tổ chức lại không gian đô thị một
cách hoàn chỉnh. Trong đó có những yếu
tố tác động như sau:
- Phát triển công nghiệp với sự
hình thành các khu công nghiệp tập
trung như An Phú, Hòa Hiệp, Đồng
Cam, Hòa Vinh…..
- Yêu cầu lao động có trình độ
cao, dẫn đến hình thành các trường đào
tạo lớn.

- Các hoạt động phi sản xuất tăng
nhanh dẫn tới các hoạt động văn hóa, y
tế, thương mại và du lịch phát triển.
Từ đó hình thành cấu trúc và hình
thái phát triển quy hoạch đô thị và vùng
nông thôn sau:
Cấu trúc không gian được hình
thành dựa vào phân dị địa hình
- Không gian dải hành lang ven
trục quốc lộ 1A và ven biển.
- Không gian phụ thuộc vào vùng
miền núi.
Hình thái đô thị và vùng nông
thôn phát triển dựa trên các khu
trung tâm tỉnh huyện (Thành phố, thị
xã, thị trấn…)
- Hình thành các trục đô thị theo
hướng Bắc – Nam, Đông –Tây.

- Hình thành các trung tâm hạt
nhân lớn:
+ Trung tâm lớn của vùng
Miền trung – Tây Nguyên: Thành
phố Tuy Hòa.


Thông báo Khoa học và Công nghệ * Số 1-2014

+ Trung tâm tỉnh: Sông Cầu, La
Hai, Chí Thạnh, Củng Sơn, Hai Riêng,
Hòa Vinh, Phú Thứ….
Trên thực tế hiện nay chúng ta thấy
rất rõ không gian đô thị Phú Yên đang
phát triển theo dạng tuyến và dải. Như
Thành phố Tuy Hòa phát triển dọc tuyến
quốc lộ 1A, đường Hùng Vương và dải
bờ biển hay thị trấn Phú Thứ của Huyện
Tây Hòa phát triển dọc trục quốc lộ 5,
thị trấn Củng Sơn – Huyện Sơn Hòa
phát triển dọc tuyến quốc lộ 25 và một
số thị trấn khác. Theo mô hình phát triển
không gian đô thị như trên sẽ tạo được
sự phong phú linh hoạt trong bố cục mặt
bằng quy hoạch và phát triển không

110

2. Quy hoạch thành phố
Thành phố Tuy Hòa cần được phát

triển theo mô hình và cấu trúc phát triển
không gian đô thị, trong đó tạo ra mối
quan hệ cân bằng và liên kết sinh thái
giữa thành thị và nông thôn đồng thời
đảm bảo việc thực hiện, duy trì các chức
năng đa dạng của thành phố cho người
dân địa phương. Có hai phương án chiến
lược được đề xuất để phát triển được mô
tả như sau:
Phương án 1: Thành phố trực tuyến
Phương án này được hình thành
dựa vào nhận định về sự phát triển trực
tuyến dọc theo bờ biển phía Đông của
đường sắt xuyên Việt, trải dài dọc theo
Quốc lộ 1A, từ Sông Cầu (ở phía Bắc)
đến Vũng Rô (ở phía Nam).

gian, hình thức kiến trúc. Tuy nhiên phát
triển ở dạng này cũng rất dễ để cho
không gian đô thị bị phá vỡ như tuyến,
dải quá dài hoặc bị giới hạn không phát
triển. Vì vậy cần định hướng một cách
rõ ràng cho sự phát triển của Thành phố
Tuy Hòa tại Phú Yên như:
- Khai thác môi trường biển một
cách hợp lý nhất bằng việc sử dụng
đất cho mục đích du lịch, phát triển
công nghiệp.
- Khu vực dọc tuyến quốc lộ 1A
chú ý tới việc mở rộng phát triển khu

dân cư và các công trình thương mại
dịch vụ.
- Phát triển rộng các khu công nghiệp.
- Khai thác triệt để địa hình tự nhiên,
bố trí hợp lý các khu chức năng tạo hình
ảnh đô thị văn minh, đồng thời kế thừa
bảo vệ tính truyền thống của đô thị.

Hình 1. Mô hình thành phố trực tuyến
Thành phố trực tuyến thông thường
sẽ phát triển liên tục dọc theo đường
giao thông. Phương án này cho phép
thành phố Tuy Hòa mở rộng theo hai
hướng, đó là hướng Bắc đến Ô Loan
(Huyện Tuy An) và hướng Nam đến
Khu công nghiệp Hòa Hiệp và đến Vũng
Rô. Hàng loạt các đô thị, thị trấn nhỏ sẽ
lần lượt sáp nhập thành một thành phố


Thông báo Khoa học và Công nghệ * Số 1-2014

111

tương đối lớn dọc theo hầu hết tuyến
hành lang ven biển của Tỉnh Phú Yên.

Nam Tuy Hòa sẽ củng cố thêm cho
phương cách tiếp cận này. Tương tự như
vậy, một cây cầu mới ở khu vực Hòa

Tâm bắc qua sông Bàn Thạch (cửa Đà
Nông) sẽ nối tuyến đường chạy dọc biển
đến Vịnh Vũng Rô. Thêm vào đó, Sân
bay Tuy Hòa, tuyến đường sắt mới để
phục vụ cho vùng Tây Nguyên và một
cảng biển đã đi vào họat động đều được
định vị dọc theo vùng ven biển này.
Hướng phát triển và sự tăng trưởng
đô thị có thể tránh được những khu vực
núi đồi khó tiếp cận. Chi phí để xây dựng
công trình cao trên đồi núi có thể tương
Hình 2. Thành phố trực tuyến
đối cao, cả về xây dựng và các điều kiện
Từ thành phố Tuy Hòa, cây cầu
cơ sở hạ tầng. Phương án này sẽ cho thấy
mới bắc qua sông Đà Rằng, nối tuyến
nhiều khu vực nhà cửa được đặt tại các
khu vực trũng dọc vùng ven biển, là một
đường Hùng Vương ở trung tâm của
phương hướng tiếp nối từ quá khứ.
Thành phố Tuy Hòa với khu đô thị mới
Phương án 2: Thành phố hướng tâm

Hình 3. Mô hình thành phố hướng tâm
Phương án này cho thấy Thành phố
phát triển theo các vòng tròn hướng tâm
và hướng ra các vùng nội địa trong
tương lai và các tỉnh ở Tây Nguyên, các
hướng Nam Lào - Bắc Campuchia. Theo
mô hình này, thành phố phát triển theo

ba hướng, đó là hướng phát triển lên
phía Tây (lên các tỉnh Tây Nguyên,
Nam Lào - Bắc Campuchia), cũng như
hai hướng Bắc (Bắc Phú Yên – Bình

Hình 4. Thành phố hướng tâm
Định) và hướng Nam (Nam Phú Yên –
Khánh Hòa).
Đặc điểm chủ chốt của phương án
này là giới thiệu Vành đai xanh bảo vệ
Thành phố Tuy Hòa tránh khỏi vòng
xoáy phát triển đô thị, cùng với phát
triển của các khu đô thị mới như ở Ô
Loan, Đồng Cam và Hòa Tâm theo một
vòng tròn đồng tâm bên ngoài vành đai
xanh đã xác định. Cơ cấu của chiến lược


Thông báo Khoa học và Công nghệ * Số 1-2014

phát triển này được xem là hiệu quả hơn
về mặt tổ chức không gian của khu vực.
Những khu đô thị mới này sẽ có
những đặc điểm riêng và không mang
tính phát triển lan tràn của Trung tâm
Thành phố và theo đó, thuật ngữ về “đô
thị vệ tinh” cũng sẽ tránh không dùng.
Việc sử dụng đất trên Vành đai
xanh sẽ được hạn chế để đảm bảo việc
thực hiện chính sách kiểm soát vòng

xoáy đô thị hóa thành công. Các mục
đích sử dụng đất như: đất cho nông
nghiệp, khu vực giải trí, công viên &
vườn hoa hoặc các cơ sở giáo dục
(trường học, trường cao đẳng và đại học)
mới được phép xây dựng ở những khu
vực Vành đai xanh này. Tất cả các mục
đích sử dụng đất khác, ngoài mục đích đó
sẽ không được phép thực hiện trên Vành
đai xanh này. Mặt khác, những công trình
sử dụng đất hiện có trên khu vực này sẽ
không được phép mở rộng thêm.
Chiến lược phát triển này được hỗ
trợ bởi hệ thống giao thông tốt. Hướng
phát triển sẽ cùng hướng với việc đầu tư
xây dựng giao thông, đặc biệt là tuyến
đường sắt dự định dọc theo thung lũng
sông Ba đi lên phía Tây. Điều này mang
lại nhiều lợi ích cho Thành phố Tuy Hòa
trong tương lai, vì có thể tiếp cận vùng
Tây Nguyên tốt hơn và sẽ gia tăng ảnh
hưởng vùng nhiều hơn trong không gian
kinh tế, mà điều này thì Phương án phát

112

triển thành phố theo hướng Trực tuyến
sẽ khó có thể làm được.
Phương án này cho phép Thành
phố Tuy Hòa tìm ra một vị trí độc đáo

cho riêng mình, như là một trung tâm
vận chuyển hành khách và hàng hóa từ
các tỉnh của vùng Tây Nguyên đi qua
Tuy Hòa.
So sánh cả hai phương án ta nhận thấy:
- Phương án 1: Khu vực bờ biển
không có điều kiện về không gian cho
sáng tạo và phát triển ý tưởng mới và vì
thế việc yêu cầu mở rộng không gian lớn
hơn để có thể phát triển các tiềm năng
sẵn có trong khu vực quy hoạch là điều
tất yếu. Cấu trúc của Thành phố có thể
mở rộng ra một trong hai bên, nhưng
toàn bộ mô hình và kết cấu của thành
phố được điều khiển và phụ thuộc vào
một vài tuyến lưu thông chính và do đó
rất cứng nhắc trong mô hình phát triển.
- Phương án 2: Việc phát triển theo
hướng Tây tạo nên nhiều quỹ đất cho cả
công nghiệp và nhà ở và cho phép phát
triển về môi trường, khu phát triển
nguồn năng lượng sinh thái. Cấu trúc
của mô hình này có mức độ của thích
nghi cao.
Tóm lại, mô hình phát triển đô thị
theo đường tròn hướng tâm được đánh
giá tốt nhất để tạo cơ hội cải thiện mô
hình và kết cấu cũng như điều kiện kinh
tế, xã hội của đô thị Phú Yên.




×