Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Một số nhóm giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế - xã hội của đầu tư xây dựng giao thông đường bộ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (251.77 KB, 5 trang )

hu cầu vận
chuyển và năng lực vận chuyển của phương
tiện; Sự phù hợp giữa chủng loại phương
tiện với đặc tính của hàng và luồng tuyến
vận chuyển, đồng thời giữ gìn và bảo vệ môi
trường sống.
2.4. Nhóm giải pháp đổi mới cơ chế tài
chính nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế - xã
hội của đầu tư xây dựng giao thông đường
bộ: bao gồm giải quyết các vấn đề:
(1) Hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật
về đầu tư xây dựng giao thông đường bộ;
(2) Tăng cường ngân sách Nhà nước đầu tư xây
dựng giao thông đường bộ.
(3) Tập trung nguồn vốn trái phiếu chính phủ
trên địa bàn cho các dự án đầu tư xây dựng
giao thông đường bộ, giao thông vùng sâu
vùng xa;
(4) Dành nguồn vốn tín dụng ưu đãi đầu tư cho
đầu tư xây dựng giao thông đường bộ;
(5) Thực hiện các chính sách ưu đãi về phí, thuế
nhằm khuyến khích đầu tư trong giao thông.
2.5. Nhóm giải pháp tổ chức thực hiện đầu
tư giao thông nhằm nâng cao hiệu quả
kinh tế - xã hội của đầu tư xây dựng giao
thông đường bộ
2.5.1 Phối hợp bố trí vốn đầu tư giao
thông trên cơ sở quy hoạch đầu tư hệ
thống giao thông được xây dựng bảo đảm
chất lượng cao và ổn định
Coi trọng nâng cao chất lượng và giữ ổn


định các quy hoạch đầu tư hệ thống giao
thông các loại được lập cả ở cấp quốc gia,
ngành, cũng như địa phương, coi đây như

87

một căn cứ chủ yếu định hướng đầu tư giao
thông, hạn chế và tiến tới không đầu tư
ngoài quy hoạch, phá vỡ quy hoạch hay bất
chấp quy hoạch. Sau khi có quy hoạch, cần
chủ động xây dựng và công bố danh mục dự
án, công trình đầu tư cụ thể để huy động các
nguồn lực trong xã hội phục vụ mục tiêu đầu
tư phát triển theo các hình thức BOT, BT,
PPP; tạo ra các cơ chế để huy động tối đa,
hiệu quả những nguồn vốn xã hội, giảm dần
sự phụ thuộc, trông chờ vào ngân sách Nhà
nước; khuyến khích các doanh nghiệp tư nhân
tham gia đấu thầu thực hiện các dự án có vốn
ngân sách nhà nước và kể cả vốn ODA.
2.5.2 Phối hợp hài hòa các mục tiêu, lợi ích
và tính đến tác động hai mặt của dự án đầu tư
giao thông.
Xây dựng bộ tiêu thức phù hợp và
chuẩn hóa để tạo căn cứ lựa chọn và thông
qua các dự án đầu tư giao thông theo lĩnh vực
và yêu cầu đầu tư, mục tiêu kinh tế - xã hội,
môi trường, cũng như các lợi ích của quốc gia
và địa phương, ngành, ngắn hạn và dài hạn;
có phân biệt hai loại mục tiêu và hai loại tiêu

chí đánh giá hiệu quả đầu tư giao thông - đầu
tư vì lợi nhuận và đầu tư phi lợi nhuận.
Không nên đóng khung sự phối hợp
chính sách chỉ trong nội bộ các cơ quan chính
phủ với các doanh nghiệp nhà nước, mà cần
gắn kết chặt chẽ, mở rộng dân chủ hóa với
giới doanh nghiệp, các viện, trường và người
dân. Sử dụng chuyên gia trong nước và nước
ngoài có trình độ nhằm đánh giá khách quan,
phản biện độc lập các tác động hai mặt của dự
án đầu tư giao thông. Làm tốt việc này sẽ hạn
chế bớt những hoạt động đầu tư công gắn với
lợi ích cục bộ, chủ quan và ngắn hạn.
2.5.3 Phối hợp tái cơ cấu đầu tư giao thông,
phân cấp và đa dạng hóa phương thức, nguồn


Thông báo Khoa học và Công nghệ* Số 2-2012

vốn đầu tư theo yêu cầu nâng cao hiệu quả đầu
tư kinh tế - xã hội.
Về dài hạn, cần chủ động giảm thiểu
dần đầu tư từ ngân sách nhà nước, tăng đầu
tư ngoài ngân sách nhà nước trong tổng đầu
tư xã hội cho giao thông; tái cơ cấu đầu tư
giao thông: chú trọng cân đối đầu tư mới và
bảo trì. Đồng thời, kiên quyết cắt những dự
án đầu tư không đạt các tiêu chí về hiệu quả
kinh tế - xã hội và chưa bảo đảm. Cắt giảm
các công trình đầu tư giao thông bằng nguồn

ngân sách có quy mô quá lớn song chưa thật
cấp bách, có thời gian đầu tư dài. Khuyến
khích các chủ đầu tư huy động vốn ngoài
ngân sách nhà nước để đầu tư theo phương
thức “chìa khóa trao tay”, có đặt cọc bảo
hành, bảo đảm chất lượng công trình.
3. Kết luận
Đầu tư phát triển hệ thống GTVT góp phần
rất quan trọng cho phát triển kinh tế - xã hội,
bên cạnh đó đầu tư xây dựng GTVT nói
chung và giao thông đường bộ nói riêng sử

88

dụng một nguồn lực rất lớn của xã hội như
đất đai, tài nguyên, vốn, lao động... Và kết
quả đầu tư đó ảnh hưởng đến mọi thành
phần trong xã hội về các mặt chính trị, kinh
tế, xã hội, kỹ thuật, môi trường… Vì vậy tác
giả đề xuất một số nhóm giải pháp nâng cao
hiệu quả kinh tế - xã hội của đầu tư xây
dựng giao thông đường bộ bao gồm: (1) Xây
dựng các điều kiện thuận lợi cho việc nâng
cao hiệu quả kinh tế - xã hội của đầu tư xây
dựng giao thông đường bộ; (2) Tổ chức quản
lý quá trình đầu tư xây dựng giao thông
đường bộ; (3) Tổ chức quản lý quá trình khai
thác giao thông đường bộ; (4) Đổi mới cơ
chế tài chính nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế
- xã hội của đầu tư xây dựng giao thông

đường bộ và (5) Tổ chức thực hiện đầu tư
giao thông nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế xã hội của đầu tư xây dựng giao thông
đường bộ.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Viện chiến lược, (2010) “ Chiến lược quy hoạch và chính sách phát triển giao thông vận
tải Việt Nam đến năm 2020, 2030”.
[2]. GS.TSKH Nghiêm Văn Dĩnh, TS Phạm Quỳnh Sang (2009), Kinh tế và quản lý khai thác
công trình cầu đường, nhà xuất bản giao thông vận tải, Hà Nội.
[3]. TS. Phạm Văn Vạng, TS Đặng Thị Xuân Mai (2003), Điều tra kinh tế kỹ thuật và quy
hoạch giao thông vận tải, NXB Giao thông vận tải, Hà Nội.
[4]. Queiroz C., và Gautam, S, (1992) “Road Infrastructure and Economic Development”,
Infrastructure Operations Division, Western Africa Department, and the Transport Division,
Infrastructure and Urban Developmcnt Departmen, The World Bank.



×