Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

GA làm quen với chữ cái g,y

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (48.81 KB, 3 trang )

LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ
Đề tài: Làm quen với chữ g, y
Chủ đề: Nước và hiện tượng tự nhiên
Lứa tuổi: 5-6 tuổi
Thời gian: 25-30 phút
Người dạy: Đinh Thị Ngọc Thúy
Dương Thị Bé Thu
Lê Thị Cẩm Tiên
I. Mục đích, yêu cầu:
1. Kiến thức:
- Trẻ nhận biết, nói được đặc điểm cấu tạo của chữ cái g, y.
- Trẻ phân biệt được chữ cái g,y theo đặc điểm, cấu tạo nét.
- Trẻ nhận ra âm và chữ cái trong tiếng, từ trọn vẹn thuộc nội dung chủ đề
nước và hiện tượng tự nhiên
- Trẻ nhận biết và phát âm đúng âm của chữ cái g,y
2. Kĩ năng:
- Trẻ biết vận dụng các kĩ năng vẽ, vận động, chơi trò chơi...để phát triển kĩ
năng nhận biết và phát âm chữ cái
- Rèn kĩ năng phát âm, kĩ năng phân tích và phân biệt các chữ cái g,y.
3. Thái độ:
- Trẻ tích cực tham gia hoạt động
- Giáo dục trẻ biết giữ gìn, bảo vệ cơ thể khi thời tiết thay đổi
II. Chuẩn bị:
1. Đồ dùng của cô:
- Chữ cái g, y để trẻ sờ nét
- 2 Bức tranh “ mặt trăng”, “đám mây”
- Máy tính
- Nhạc bài hát: “Bé và trăng”.
2. Đồ dùng của trẻ:
Mỗi trẻ 1 rổ đồ dùng
III. Tiến hành:


Hoạt động 1: Ổn định gây hứng thú:
- Cho trẻ hát bài: “Bé và trăng”
- Trò chuyện:


+ Nhìn lên trời các con thấy có gì?(mây, mặt trời)
+ Thế ban đêm, các con thấy gì?(mặt trăng)
* Giáo dục trẻ biết giữ gìn, bảo vệ cơ thể khi thời tiết thay đổi.
Hoạt động 2: Cung cấp kiến thức
1. Ôn chữ cái đã học:
- Cô cho trẻ xem trên bức tranh “mặt trăng” và dưới tranh có từ “mặt
trăng”
(cô cho trẻ nhắc lại từ “mặt trăng”)
- Cô hỏi trẻ: Trong từ “mặt trăng” có bao nhiêu chữ cái?
- Cô hỏi trẻ: Trong từ “mặt trăng” có chữ cái nào các con chưa được làm
quen?
- Cô mời 1 trẻ lên chỉ các chữ cái đã học (cả lớp cùng phát âm)
2. Làm quen chữ mới:
* Làm quen chữ “g”:
- Cô giới thiệu chữ “g” và phát âm. (2-3 lần)
- Cô mời lớp, tổ, nhóm, cá nhân phát âm
- Cô cho trẻ sờ và phát hiện các nét của chữ “g”. Sau đó, hỏi trẻ: Ai có
nhận xét gì về chữ “g”?
- Cô phân tích cấu tạo các nét của chữ g (chữ “g” gồm có 2 nét: 1 nét cong
tròn khép kín và 1 nét móc dưới)
- Ngoài chữ g in thường cô giới thiệu chữ G in hoa và chữ g viết thường
vào lớp một các con sẽ được làm quen .
- Cô hỏi: Con có nhận xét gì về 3 kiểu chữ này ?
- Cho trẻ phát âm lại
*Làm quen chữ “y” :

- Cho trẻ xem tranh vẽ “đám mây”, cho trẻ đọc từ dưới tranh
- Cô hỏi: Trong từ “đám mây” có bao nhiêu chữ cái?
- Cho trẻ phát âm những chữ cái đã làm quen
- Cô giới thiệu chữ “y” phát âm.(2-3 lần)
- Cô mời lớp, tổ, nhóm, cá nhân phát âm .
- Cô cho trẻ sờ và phát hiện các nét của chữ y. Cô hỏi: Bạn nào có nhận xét
về chữ y?
- Cô phân tích cấu tạo các nét của chữ “y” (chữ y gồm có 2 nét: 1 nét xiên
phải ngắn và một nét xiên trái dài)
- Ngoài chữ “y” in thường cô giới thiệu chữ “Y” in hoa và chữ “y” viết
thường.Vào lớp một các con sẽ được học.


- Các con có nhận xét gì về 3 kiểu chữ này?
- Cho trẻ phát âm lại.
3. Trò chơi :
* Trò chơi 2: “Tìm nhà”
- Cách chơi: Cô có 2 ngôi nhà
+ Ngôi nhà có từ “giọt sương”
+ Ngôi nhà có từ “tuyết rơi”
Cô sẽ phát cho mỗi trẻ chữ g, y bất kì và mở một bản nhạc, trẻ vừa đi vừa
hát, khi có hiệu lệnh tìm nhà, trẻ chạy thật nhanh về ngôi nhà có từ chứa chữ cái
giống với chữ mà mình đang cầm trên tay.
- Luật chơi : Bạn nào chạy về không đúng nhà thì nhảy lò cò.
- Cho trẻ chơi 2 - 3 lần, sau mỗi lần cho trẻ đổi thẻ chữ cái.
* Trò chơi 1: “Ai nhanh hơn”
- Cách chơi: Cô phát cho mỗi trẻ rổ chữ cái có chữ g, y. Cô sẽ nói đặc điểm
của chữ cái bạn nào tìm chữ nhanh đọc to chữ cái. Cháu nào tìm nhanh và đọc
đúng cô khen.
* Trò chơi 3: “Tìm chữ cái trong câu”

- Cách chơi: Cô cho treo 2 câu: “giọt sương long lanh” và “tuyết rơi mùa
đông”. Cô chuẩn bị 2 rổ gồm nhiều chữ g, y rồi mời 2 đội lên tìm và gắn chữ
g,y trong 2 câu và đọc to chữ cái g,y. Đội nào tìm nhanh và đọc đúng cô khen.
Hoạt động 3: Kết thúc hoạt động
- Cô nhận xét - tuyên dương trẻ.
- Cho trẻ hát bài “Cho tôi đi làm mưa với” và nghỉ.



×