Tải bản đầy đủ (.pdf) (133 trang)

Nâng cao khả năng đọc, hiểu và phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp cho sinh viên chuyên ngành quản trị kinh doanh trường đại học mở hà nội mã số MHN 2019 29

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.23 MB, 133 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƢỜNG TRƢỜNG ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI
--------------------

BÁO CÁO TỔNG KẾT
ĐỀ TÀI KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP TRƢỜNG
ĐỀ TÀI:
NÂNG CAO KHẢ NĂNG ĐỌC, HIỂU VÀ PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI
CHÍNH DOANH NGHIỆP CHO SINH VIÊN CHUYÊN NGÀNH QUẢN
TRỊ KINH DOANH - TRƢỜNG ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI
MÃ SỐ: MHN 2019-29

Ngƣời thực hiện:
1. Nguyễn Thị Lan Anh
2. Nguyễn Văn Hải

HÀ NỘI - 2019


DANH SÁCH THÀNH VIÊN THAM GIA NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI
1. Nguyễn Thị Lan Anh
2. Nguyễn Văn Hải


MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT.......................................................................4
DANH MỤC CÁC BẢNG ........................................................................................5
DANH MỤC CÁC HÌNH, SƠ ĐỒ ...........................................................................7
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................9


Chƣơng 1:TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ ĐỌC, HIỂU VÀ PHÂN TÍCH
BÁO CÁO TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP .........................................................14
1.1. Các cơng trình nghiên cứu liên quan đến đề tài ........................................14
1.1.1.Các cơng trình nghiên cứu trong nƣớc .....................................................14
1.1.2. Các cơng trình nghiên cứu nƣớc ngồi ....................................................18
1.2.Kết luận về các cơng trình cơng bố và xác lập vấn đề nghiên cứu............20
1.2.1. Kết luận về các công trình đã cơng bố .....................................................20
1.2.2. Xác lập vấn đề nghiên cứu .......................................................................21
KẾT LUẬN CHƢƠNG 1 ....................................................................................23
Chƣơng 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐỌC, HIỂU VÀ PHÂN TÍCH BÁO CÁO
TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP ............................................................................24
2.1. Báo cáo tài chính doanh nghiệp ..................................................................24
2.1.1. Khái niệm và phân loại ............................................................................24
2.1.2. Đối tƣợng sử dụng thơng tin Báo cáo tài chính doanh nghiệp ................26
2.1.3. Đọc, hiểu nội dung Báo cáo tài chính doanh nghiệp ...............................27
2.2. Phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp .................................................34
2.2.1. Kỹ thuật phân tích chung .........................................................................34
2.2.2.Phân tích khả năng thanh tốn ..................................................................34
2.2.3. Phân tích địn bẩy tài chính ......................................................................37
2.2.4. Phân tích khả năng sinh lợi ......................................................................37
2.2.5. Phân tích dịng tiền ..................................................................................39
2.3. Một số kinh nghiệm về đọc, hiểu và phân tích Báo cáo tài chính doanh
nghiệp trên thế giới và bài học cho Việt Nam ...................................................40
2.3.1. Kinh nghiệm thế giới ...............................................................................40
2.3.2. Bài học áp dụng cho Việt Nam ................................................................43
KẾT LUẬN CHƢƠNG 2 ....................................................................................46

1



Chƣơng 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VỀ THỰC TRẠNG ĐỌC, HIỂU VÀ
PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP CỦA SINH VIÊN
CHUYÊN NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH- TRƢỜNG ĐẠI HỌC MỞ
HÀ NỘI ....................................................................................................................47
3.1. Tổng quan về sinh viên chuyên ngành Quản trị kinh doanh - Trƣờng
Đại học Mở Hà Nội ..............................................................................................47
3.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển ..............................................................47
3.1.2. Khả năng nghiên cứu lý luận và điều kiện tiếp cận thực tế doanh nghiệp.....48
3.1.3. Ảnh hƣởng của kiến thức cơ sở đến khả năng đọc, hiểu và phân tích
Báo cáo tài chính doanh nghiệp .........................................................................51
3.2. Thực trạng đọc, hiểu và phân tích Báo cáo tài chính doanh nghiệp của
sinh viên chuyên ngành Quản trị kinh doanh - Trƣờng Đại học Mở Hà Nội 54
3.2.1. Đọc, hiểu Báo cáo tài chính doanh nghiệp ..............................................54
3.2.2. Phân tích khả năng thanh tốn .................................................................68
3.2.3. Phân tích địn bẩy tài chính ......................................................................68
3.2.4. Phân tích khả năng sinh lợi ......................................................................69
3.2.5. Phân tích dịng tiền ..................................................................................70
3.3. Đánh giá thực trạng đọc, hiểu và phân tích Báo cáo tài chính doanh
nghiệp của sinh viên chuyên ngành Quản trị kinh doanh- Trƣờng Đại học
Mở-Hà Nội ............................................................................................................71
3.3.1. Ƣu điểm ...................................................................................................71
3.3.2. Hạn chế và nguyên nhân ..........................................................................72
KẾT LUẬN CHƢƠNG 3 ....................................................................................76
Chƣơng 4: GIẢI PHÁP NÂNG CAO KHẢ NĂNG ĐỌC, HIỂU VÀ PHÂN
TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP CỦA SINH VIÊN
CHUYÊN NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH - TRƢỜNG ĐẠI HỌC MỞ
HÀ NỘI ....................................................................................................................77
4.1. Định hƣớng phát triển và quan điểm nâng cao khả năng đọc, hiểu và
phân tích Báo cáo tài chính doanh nghiệp của sinh viên chuyên ngành
Quản trị kinh doanh- Trƣờng Đại học Mở Hà Nội ..........................................77

4.1.1. Định hƣớng phát triển chuyên ngành Quản trị kinh doanh .....................77

2


4.1.2. Quan điểm nâng cao khả năng đọc, hiểu và phân tích báo cáo tài chính
doanh nghiệp ......................................................................................................78
4.2. Giải pháp nâng cao khả năng đọc, hiểu và phân tích Báo cáo tài chính
doanh nghiệp của sinh viên chuyên ngành Quản trị kinh doanh- Trƣờng Đại
học Mở Hà Nội ......................................................................................................80
4.2.1. Nâng cao khả năng đọc, hiểu Báo cáo tài chính doanh nghiệp ...............80
4.2.2. Nâng cao khả năng phân tích khả năng thanh tốn .................................87
4.2.3. Nâng cao khả năng phân tích địn bẩy tài chính ......................................88
4.2.4. Nâng cao khả năng phân tích khả năng sinh lợi ......................................88
4.2.5. Nâng cao khả năng phân tích dịng tiền ...................................................90
4.3. Điều kiện thực hiện giải pháp nâng cao khả năng đọc, hiểu và phân
tích Báo cáo tài chính doanh nghiệp của sinh viên chuyên ngành Quản trị
kinh doanh- Khoa kinh tế- Trƣờng Đại học Mở Hà Nội .................................93
4.3.1. Về phía Trƣờng Đại học Mở Hà Nội .......................................................93
4.3.2. Về phía Khoa kinh tế ...............................................................................94
4.3.3. Về phía sinh viên chuyên ngành Quản trị kinh doanh .............................96
KẾT LUẬN CHƢƠNG 4 ....................................................................................99
KẾT LUẬN CHUNG ............................................................................................100
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................102
PHỤ LỤC ...............................................................................................................109

3


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Chữ viết tắt

Chữ viết đầy đủ

BH và CCDV

Bán hàng và cung cấp dịch vụ

EBIT

Lợi nhuận trƣớc thuế và lãi vay
(Earnings before tax and intererest)

QLDN

Quản lý doanh nghiệp

SXKD

Sản xuất kinh doanh

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

TSCĐ

Tài sản cố định

LNTT


Lợi nhuận trƣớc thuế

BCTC

Báo cáo tài chính

LNST

Lợi nhuận sau thuế

4


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1: Trích khung chƣơng trình đào tạo đại học ...............................................52
Bảng 3.2: Mô phỏng bảng nhận diện và tính tỷ trọng các chỉ tiêu chính nửa Tài
sản- Bảng cân đối kế tốn cơng ty VISSAN của sinh viên K24QT
Quản trị kinh doanh .................................................................................55
Bảng 3.3: Mô phỏng bảng nhận diện và tính tỷ trọng các chỉ tiêu chính nửa
Nguồn vốn- Bảng cân đối kế tốn cơng ty VISSAN của sinh viên
K24QT .....................................................................................................56
Bảng 3.4:Mô phỏng bảng đánh giá hiệu quả kinh doanh Công ty Cổ
phầnVISSAN của sinh viên K24QT Quản trị kinh doanh ......................57
Bảng 3.5: Mô phỏng bảng phân tích khả năng thanh tốn Cơng ty Cổ phần Tập
đồn Hòa Phát của sinh viên K24 Quản trị kinh doanh ..........................68
Bảng 3.6: Mơ phỏng bảng phân tích địn bẩy tài chính Cơng ty Cổ phần Tập đồn
Hịa Phát của sinh viên K24 Quản trị kinh doanh ...................................69
Bảng 3.7: Mô phỏng bảng phân tích địn bẩy tài chính Cơng ty VISSAN của sinh
viên K24 Quản trị kinh doanh .................................................................69

Bảng 3.8: Mô phỏng bảng phân tích khả năng sinh lợi Cơng ty Cổ phần Tập đồn
Hịa Phát của sinh viên K24 Quản trị kinh doanh ...................................70
Bảng 3.9: Mơ phỏng bảng phân tích dịng tiền Cơng ty Cổ phần Tập đồn Hịa
Phát của sinh viên K24 Quản trị kinh doanh ...........................................71
Bảng 4.1:Bảng nâng cao kỹ năng nhận diện chỉ tiêu chính – Phần nguồn vốn –
Bảng cân đối kế tốn Cơng ty cổ phần VISSAN .....................................81
Bảng 4.2:Bảng nâng cao kỹ năng nhận diện rủi ro cân bằng tài chính năm 2017
Cơng ty cổ phần VISSAN........................................................................82
Bảng 4.3:Bảng nâng cao kỹ năng nhận diện rủi ro cân bằng tài chính năm 2018
Cơng ty cổ phần VISSAN........................................................................82
Bảng 4.4:Bảng nâng cao kỹ năng phân loại doanh thu, thu nhập, chi phí Cơng ty
cổ phần VISSAN .....................................................................................83
Bảng 4.5:Bảng nâng cao kỹ năng phân tích khả năng thanh tốn cơng ty Cổ phần
Tập đồn Hịa Phát...................................................................................87

5


Bảng 4.6:Bảng nâng cao kỹ năng phân tích khả năng sinh lợi cơng ty Cổ phần
Tập đồn Hịa Phát...................................................................................89
Bảng 4.7:Bảng xu hƣớng biến động các nhân tố ảnh hƣởngđối với ROE cơng ty
Cổ phần Tập đồn Hịa Phát ....................................................................89
Bảng 4.8: Bảng nâng cao kỹ năng phân tích chất lƣợng dịng tiền cơng ty Cổ
phần Tập đồn Hịa Phát ..........................................................................90

6


DANH MỤC CÁC HÌNH, SƠ ĐỒ
Hình 3.1:Các hoạt động tiếp cận thực tế của sinh viên chuyên ngành Quản trị

kinh doanh -Trƣờng Đại học Mở Hà Nội ................................................51
Hình 3.2:Ý kiến của kiểm tốn viên đối với Báo cáo tài chính của cơng ty Cổ
phần tập đồn Hịa Phát ...........................................................................55
Hình 3.3: Lƣu chuyển tiền hoạt động kinh doanh Công ty cổ phần Tập đồn Hịa
Phát năm 2018 .........................................................................................58
Hình 3.4: Lƣu chuyển tiền hoạt động đầu tƣ Công ty cổ phần Tập đồn Hịa Phát
năm 2018 .................................................................................................59
Hình 3.5: Lƣu chuyển tiền hoạt động tài chính Cơng ty cổ phần Tập đồn Hịa
Phát năm 2018 .........................................................................................60
Hình 3.6: Thuyết minh Bảng cân đối kế toán năm 2018 của VISSAN – Mục tiền
và tƣơng đƣơng tiền và các khoản phải thu .............................................61
Hình 3.7:Thuyết minh Bảng cân đối kế toán năm 2018 của VISSAN - Mục Hàng
tồn kho .....................................................................................................62
Hình 3.8:Thuyết minh Bảng cân đối kế tốn năm 2018 của VISSAN - Mục Tài
sản cố định hữu hình ................................................................................62
Hình 3.9: Thuyết minh Bảng cân đối kế tốn năm 2018 của VISSAN - Mục Phải
trả ngƣời bán ngắn hạn ............................................................................63
Hình 3.10:Thuyết minh Bảng cân đối kế tốn năm 2018 của VISSAN - Mục Vay
ngắn hạn và Vay dài hạn ..........................................................................64
Hình 3.11:Thuyết minh Bảng cân đối kế tốn năm 2018 của VISSAN - Mục
Vốn chủ sở hữu ........................................................................................64
Hình 3.12: Thuyết minh Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2018 của VISSANMục doanh thu thuần bán hàng và cung cấp dịch vụ ..............................65
Hình 3.13: Thuyết minh Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2018 của VISSANMục chi phí sản xuất, kinh doanh theo yếu tố .........................................66
Hình 3.14: Thuyết minh Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2018 của VISSANMục chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp ......................................67

7


Hình 3.15:Thuyết minh Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2018 của ISSAN - Mục
chi phí tài chính .......................................................................................67

Hình 4.1: Hình ảnh giải pháp nâng cao kỹ năng xem ý kiến của kiểm tốn viên
đối với Báo cáo tài chính Cơng ty cổ phần VISSAN ..............................80
Hình 4.2: Thuyết minh Báo cáo tài chính Cơng ty cổ phần VISSAN-Mục chi phí
bán hàng và quản lý doanh nghiệp ..........................................................86
Hình 4.3: Lƣu chuyển tiền hoạt động đầu tƣ tài chính cơng ty Cổ phần Tập đồn
Hịa Phát...................................................................................................91
Hình 4.4:Đọc lĩnh vực sản xuất kinh doanh mở rộng của Cơng ty Cổ phần Tập
đồn Hịa Phát ..........................................................................................92
Sơ đồ 2.1:Kỹ năng đọc, hiểu Báo cáo tài chính doanh nghiệp ................................. 28
Sơ đồ 2.2:Các cấp độ xác định mức độ tin cậy của Báo cáo tài chính doanh
nghiệp ...................................................................................................... 29
Sơ đồ 2.3:Kỹ năng đọc hiểu Bảng cân đối kế toán ................................................... 30
Sơ đồ 3.1:Sơ đồ điểm trung bình các mơn học của sinh viên Quản trị kinh doanhTrƣờng Đại học Mở Hà Nội .................................................................... 49
Sơ đồ 3.2:Sơ đồ tỷ lệ tự nghiên cứu tài liệu qua các kênh của sinh viên Quản trị
kinh doanh- Trƣờng Đại học Mở Hà Nội ................................................ 50
Sơ đồ 4.1: Xu hƣớng dòng tiền của cơng ty cổ phần tập đồn Hịa Phát từ năm
2014-2018 ................................................................................................ 93

8


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Báo cáo tài chính doanh nghiệp là bức tranh tài chính phản ánh tốn bộ tình
hình tài chính của doanh nghiệp. Báo cáo tài chính là cơ sở cung cấp thơng tin tài
chính cho các đối tƣợng sử dụng thông tin nhƣ:Nhà quản trị, nhà đầu tƣ, ngƣời cho
vay, nhà cung cấp, cổ đơng, thanh tra, kiểm tốn, cơ quan thuế, ngân hàng, thống
kê….Tuy nhiên, trong các đối tƣợng sử dụng thông tin nói trên, hơn ai hết nhà quản
trị doanh nghiệp là ngƣời đầu tiên cần nắm rõ nhất về tình hình tài chính doanh
nghiệp, phục vụ cho cơng tác quản trị. Mặc dù Báo cáo tài chính là do bộ phận kế

toán lập, nguồn gốc số liệu hơn ai hết bộ phận kế toán là ngƣời hiểu rõ nhất. Tuy
nhiên với tƣ cách nhà quản trị, ngƣời đứng đầu doanh nghiệp, có thể khơng trực tiếp
làm ra Báo cáo nhƣng bắt buộc phải nắm bắt đƣợc nội dung, phƣơng pháp lập để từ
đó có thể đọc đƣợc những con số biết nói ấy. Sinh viên ngành Quản trị kinh doanh
khoa Kinh tế - Trƣờng Đại học Mở Hà Nội đƣợc đào tạo để trở thành những nhà
quản trị doanh nghiệp. Với tƣ cách là giảng viên chuyên ngành Kế toán, trực tiếp
giảng dạy mơn học “ Phân tích Báo cáo tài chính doanh nghiệp” cho sinh viên
chuyên ngành Quản trị kinh doanh- Khoa kinh tế Trƣờng Đại học Mở- Hà Nội, tác
giả nhận thấy thực tế kiến thức của sinh viên về Báo cáo tài chính doanh nghiệp
cũng nhƣ khả năng đọc, hiểu và phân tích Báo cáo tài chính doanh nghiệp của sinh
viên còn rất hạn chế. Những hạn chế đó có ngun nhân đầu tiên từ chính các khả
năng tƣ duy, nhận thức cũng nhƣ ý thức nghiên cứu, học tập của các em. Sau đó đến
năng lực chuyên môn của giảng viên và điều kiện, môi trƣờng học tập, cơ sở vật
chất phục vụ học tập từ khoa Kinh tế và Trƣờng Đại học Mở cho các em.
Ngoài ra về lý thuyết và thực tiễn, chƣa có cơng trình nào nghiên cứu về đọc,
hiểu Báo cáo tài chính doanh nghiệp và phân tích Báo cáo tài chính doanh nghiệp phục
vụ cho sinh viên chuyên ngành Quản trị kinh doanh của Trƣờng Đại học Mở Hà Nội
làm tài liệu cho sinh viên tham khảo, nghiên cứu, vận dụng từ đó nâng cao trình độ
nhận thức và kiến thức chun ngành phục vụ cho công việc khi tốt nghiệp ra trƣờng.
Xuất phát từ tính cấp thiết đó, tác giả nghiên cứu đề tài “Nâng cao khả năng
đọc, hiểu và phân tích Báo cáo tài chính doanh nghiệp cho sinh viên chuyên
ngành Quản trị kinh doanh- Trường Đại học Mở Hà Nội”
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
Xuất phát từ nghiên cứu lý luận và thƣc tiễn, xây dựng giải pháp nâng cao
khả năng đọc, hiểu và phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp cho sinh viên

9


chuyên ngành Quản trị kinh doanh, Khoa Kinh tế, Trƣờng Đại học Mở Hà Nội. Góp

phần nâng cao chất lƣợng đào tạo của khoa, trƣờng và đáp ứng tốt hơn yêu cầu của
ngƣời sử dụng lao động về kiến thức chuyên ngành cho sinh viên tốt nghiệp.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tƣợng nghiên cứu:
Nội dung hệ thống Báo cáo tài chính doanh nghiệp đƣợc ban hành theo thông
tƣ 200/TT-BTC ban hành ngày 22 tháng 12 năm 2014 của Bộ Tài chính và các chỉ
tiêu, kỹ thuật phân tích Báo cáo tài chính doanh nghiệp.
- Phạm vi nghiên cứu:
 Về nội dung:nghiên cứu lý luận và thực tiễn Báo cáo tài chính doanh
nghiệp bao gồm các vấn đề về kỹ năng đọc, hiểu và phân tích Báo cáo tài chính
hƣớng tới quản trị tài chính doanh nghiệp.
 Về không gian:giới hạn 90 sinh viên thuộc 2 lớp K24QT1và QT2 khoa
kinh tế- Trƣờng Đại học Mở Hà Nội [Phụ lục 01]. Đây là những đối tƣợng đã hoàn
thành học phần“ Phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp” trong năm 2018.
Về thời gian:Số liệu Báo cáo tài chính minh họa của doanh nghiệp đƣợc thu
thập trong 5 năm gần nhất:2014 đến 2018
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
 Cách tiếp cận:
Tiếp cận biện chứng:Các nội dung trong đề tài đƣợc trình bày biện chứng với
nhau. Nâng cao kỹ năng đọc, hiểu và phân tích báo cáo tài chính DN cho sinh viên
chuyên ngành Quản trị kinh doanh là nhiệm vụ đào tạo của khoa Kinh tế, Trƣờng
Đại học Mở Hà Nội. Vì vậy giải pháp đƣa ra của đề tài khơng chỉ mang tính lý luận
mà cịn phải đảm bảo tính thực tiễn.
Tiếp cận hệ thống cấu trúc:Nội dung đề tài cấu trúc 4 phần đảm bảo tính
khoa học và thực tiễn. Xuất phát từ tổng quan nghiên cứu các cơng trình liên quan
đến đề tài để xác lập vấn đề cần nghiên cứu. Kết quả nghiên cứu bao gồm nghiên
cứu lý luận về đọc, hiểu và phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp. Trong đó chú
trọng đối tƣợng sử dụng thông tin là nhà quản trị doanh nghiệp. Từ đó nghiên cứu
thực trạng đọc, hiểu và phân tích Báo cáo tài chính doanh nghiệp của sinh viên
chuyên ngành Quản trị kinh doanh - Trƣờng Đại học Mở Hà Nội và đề xuất những

giải pháp vừa mang tính lý thuyết, vừa mang tính thực tiễn phục vụ cho kiến thức
chuyên ngành của sinh viên khi ra trƣờng, tham gia quản trị doanh nghiệp.

10


 Phƣơng pháp nghiên cứu:
Phƣơng pháp nghiên cứu của đề tài bao gồm:Phân tổ, thống kê, logic học,
toán học, điều tra, khảo sát, phỏng vấn và các phƣơng pháp của phân tích tài chính
doanh nghiệp nhƣ phƣơng pháp liên hệ, đối chiếu, đánh giá các nội dung liên quan
đến hệ thống chỉ tiêu phân tích Báo cáo tài chính doanh nghiệp.
Có hai nguồn dữ liệu phục vụ nghiên cứu là dữ liệu thứ cấp và sơ cấp:
Nguồn dữ liệu thứ cấp:là nguồn dữ liệu chủ yếu để phục vụ cho đề tài nghiên
cứu. Nguồn dữ liệu này đƣợc thu thập từ hai đối tƣợng:Bên trong doanh nghiệp và
bên ngoài doanh nghiệp với khoảng thời gian dẫn liệu từ năm 2014 đến năm 2018.
Nguồn dữ liệu bên trong doanh nghiệp gồm:Hệ thống Báo cáo tài chính năm của
các doanh nghiệp đã đƣợc kiểm toán, các bản Báo cáo thƣờng niên, Báo cáo tình
hình SXKD của doanh nghiệp, Bản cáo bạch, Hệ thống báo cáo quản trị nội bộ của
các doanh nghiệp, Nghị quyết Đại hội đồng cổ đông của các doanh nghiệp; Báo cáo
của Hội đồng quản trị, Ban giám đốc, Ban kiểm soát của các doanh nghiệp từ năm
2014 đến năm 2018. Số liệu từ các phịng kế tốn tài chính, phịng dự án kế hoạch
của các doanh nghiệp. Nguồn dữ liệu bên ngoài doanh nghiệp gồm:Dữ liệu từ các
đối thủ cạnh tranh cùng ngành, tình hình kinh tế xã hội….
Nguồn dữ liệu sơ cấp:là nguồn dữ liệu đƣợc thu thập từ phƣơng pháp điều
tra, khảo sát. Đối tƣợng đƣợc lựa chọn thực hiện phiếu khảo sát là90 sinh viên
chuyên ngành Quản trị kinh doanh K24QT Khoa Kinh tế- Trƣờng Đại học Mở Hà
Nội, đã hồn thành học phần mơn học “ Phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp”.
Phiếu khảo sát đƣợc gửi trực tiếp cho 90 sinh viên. Nội dung Bảng hỏi phục vụ cho
chƣơng 2, nghiên cứu thực trạng đọc, hiểu và phân tích Báo cáo tài chính doanh
nghiệp của sinh viên chuyên ngành Quản trị kinh doanh - Khoa Kinh tế-Trƣờng Đại

học Mở Hà Nội. Dữ liệu minh họa dùng để khảo sát gồm Bộ Báo cáo tài chính
doanh nghiệp của Cơng ty cổ phần tập đồn Hịa Phát giai đoạn từ năm 2014 đến
2018. và Công ty cổphần Việt Nam kỹ nghệ súc sản (VISSAN)năm 2017,2018.
Về phƣơng pháp điều tra, khảo sát, tác giả đã tiến hành gửi trực tiếp “Phiếu
khảo sát” [Phụ lục 02]cho 90 sinh viên K24QT1, K24QT2 chuyên ngành Quản trị
kinh doanh để thu thập thực trạng kỹ năng đọc, hiểu và phân tích Báo cáo tài chính
doanh nghiệp. Khi xây dựng mẫu phiếu khảo sát với 15 câu hỏi, tác giả xây dựng
dựa trên mục tiêu nghiên cứu của đề tài là:“Nâng cao kỹ năng đọc, hiểu và phân tích
Báo cáo tài chính doanh nghiệp cho sinh viên chuyên ngành Quản trị kinh doanhTrƣờng Đại học Mở Hà Nội”.

11


Đối tượng được lựa chọn thực hiện phiếu khảo sát:K24QT chuyên ngành
Quản trị kinh doanh là những đối tƣợng sinh viên đã hồn thành xong các mơn học
liên quan đến kỹ năng đọc, hiểu và phân tích Báo cáo tài chính doanh nghiệp, trong
đó có mơn học “ Phân tích Báo cáo tài chính doanh nghiệp” là mơn học có kiến
thức gần nhất. Khóa K24QT năm 2018 là khóa chuẩn bị tốt nghiệp ra trƣờng, tham
gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Kết quả khảo sát đƣợc tác
giả sử dụng để xây dựng nội dung chƣơng 3 của đề tài.
Kết quả điều tra thu đƣợc 90/90 bản khảo sát đã đƣợc ngƣời khảo sát ký xác
nhận. 100% sinh viên đƣợc khảo sát đều hoàn thành 15 câu hỏi trong phiếu khảo
sát. Kết quả khảo sát đƣợc tác giả sử dụng phƣơng pháp thống kê, phân loại theo
từng câu hỏi trong phiếu khảo sát[Phụ lục 03]nhằm phục vụ cho việc đánh giá thực
trạng kỹ năng đọc, hiểu và phân tích Báo cáo tài chính doanh nghiệp của sinh viên
chuyên ngành Quản trị kinh doanh – Trƣờng Đại học Mở Hà Nội. Từ câu hỏi số 1
đến câu hỏi số 11, khảo sát các thông tin chung về sinh viên chuyên ngành Quản trị
kinh doanh để xây dựng mục 3.1.2 và 3.1.3 của đề tài.Từ câu hỏi số 12 đến câu hỏi
15để xây dựng mục 3.2 của đề tài. Kết quả khảo sát là cơ sở để tác giả đặt ra câu hỏi
nghiên cứu cho đề tài nhƣ sau:

1. Câu hỏi tổng quát:
Những giải pháp nào nhằm nâng cao kỹ năng đọc, hiểu và phân tích Báo cáo
tài chính doanh nghiệp cho sinh viên chuyên ngành Quản trị kinh doanh – Trường
Đại học Mở Hà Nội ?
2. Câu hỏi chi tiết:
- Báo cáo tài chính doanh nghiệp là gì? Đối tượng nào sử dụng thơng tin
của Báo cáo tài chính doanh nghiệp? Thế nào là kỹ năng đọc, hiểu và phân tích
Báo cáo tài chính doanh nghiệp ?
- Thực trạng kỹ năng đọc, hiểu và phân tích Báo cáo tài chính doanh
nghiệp của sinh viên chuyên ngành Quản trị kinh doanh- Trường Đại học Mở như
thế nào?
- Những kỹ năng đọc, hiểu, phân tích Báo cáo tài chính doanh nghiệp nào
chưa được sinh viên chuyên ngành Quản trị kinh doanh- Trường Đại học Mở sử
dụng? Giải pháp nâng cao những kỹ năng đó như thế nào?
5. Những đóng góp mới của đề tài
- Về lý luận:
Thơng qua việc nghiên cứu tổng quan các cơng trình nghiên cứu trong và

12


ngồi nƣớc về đọc, hiểu và phân tích Báo cáo tài chính doanh nghiệp, đặc biệt là
các cơng trình trên thế giới, đề tài nghiên cứu lý luận kỹ năng đọc, hiểu và phân tích
Báo cáo tài chính doanh nghiệp hƣớng tới phục vụ quản trị tài chính doanh nghiệp.
Trong đó, kiến thức lý luận với mục tiêu nâng cao kiến thức lý luận chuyên ngành
sinh viên đại học chính quy chuyên ngành Quản trị kinh doanh.
- Về thực tiễn:
Từ việc nghiên cứu thực trạng tiếp cận lý luận, thực tiễn, ảnh hƣởng của kiến
thức sơ sở,đề tài nghiên cứu thực trạng đọc, hiểu và phân tích Báo cáo tài chính
doanh nghiệp, là cơ sở đề xuất các giải pháp nâng cao kỹ năng đọc, hiểu và phân

tích Báo cáo tài chính doanh nghiệp cho sinh viên chuyên ngành Quản trị kinh
doanh- Trƣờng Đại học Mở Hà Nội. Giải pháp nâng cao đƣợc xây dựng theo kỹ
năng đọc hiểu từng Báo cáo tài chính độc lập, đến kỹ năng lựa chọn, sử dụng các
chỉ tiêu và phƣơng pháp phân tích các chỉ tiêu phản ánh mối quan hệ giữa các chỉ
tiêu trên các bảng của Báo cáo tài chính.
6. Kết cấu của đề tài
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục bảng, hình, Phụ lục và Danh mục
tài liệu tham khảo, Đề tài đƣợc kết cấu thành 4 chƣơng:
Chƣơng 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ ĐỌC, HIỂU VÀ PHÂN TÍCH
BÁO CÁO TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP
Chƣơng 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐỌC, HIỂU VÀ PHÂN TÍCH BÁO CÁO
TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP
Chƣơng 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VỀ THỰC TRẠNG ĐỌC, HIỂU VÀ
PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP CỦA SINH VIÊN
CHUYÊN NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH - TRƢỜNG ĐẠI HỌC MỞ HÀ
NỘI
Chƣơng 4: GIẢI PHÁP NÂNG CAO KHẢ NĂNG ĐỌC, HIỂU VÀ PHÂN
TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP CỦA SINH VIÊN CHUYÊN
NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH - TRƢỜNG ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI

13


Chƣơng 1
TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ ĐỌC, HIỂU VÀ PHÂN TÍCH BÁO CÁO
TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP
1.1. Các cơng trình nghiên cứu liên quan đến đề tài
1.1.1.Các cơng trình nghiên cứu trong nước
Các cơng trình nghiên cứu về đọc, hiểu và phân tích Báo cáo tài chính doanh
nghiệp trong nƣớc, chủ yếu là các tài liệu, giáo trình học tập, giáo trình tham khảo,

luận án tiến sĩ, đề tài nghiên cứu khoa học đƣợc sử dụng trong các trƣờng đại học
khối kinh tế, có thể tổng hợp nhƣ sau:


Tài liệu, giáo trình học tập, giáo trình tham khảo:

Tác giả Ngơ Thế Chi, Đồn Xn Tiên, Vƣơng Đình Huệ (1995), với cơng
trình “Kế tốn, kiểm tốn và phân tích tài chính doanh nghiệp”, đã trình bày về
mối quan hệ giữa kế tốn, kiểm tốn và phân tích tài chính doanh nghiệp. Trong
đó, trình bày kỹ thuật kiểm tốn cơ bản và kỹ thuật phân tích Báo cáo tài chính
doanh nghiệp [6]
Tác giả Nguyễn Văn Công và cộng sự (Nguyễn Năng Phúc, Trần Q Liên)
(2002), với cơng trình:“Lập đọc, kiểm tra và phân tích báo cáo tài chính”, là tài liệu
tham khảo dành cho các đối tƣợng giảng viên, sinh viên ngành kinh tế tham khảo về
cách lập đọc và kiểm tra báo cáo tài chính, với các kỹ thuật, nguyên tắc cần thiết
cho ngƣời sử dụng thơng tin Báo cáo tài chính.[9]
Thu hẹp phạm vi nghiên cứu hơn, tác giả Nguyễn Năng Phúc và cộng sự
Nghiêm Văn Lợi, Nguyễn Ngọc Quang (2006), tiếp tục nghiên cứu cơng trình
“Phân tích tài chính cơng ty cổ phần”. Nội dung cơng trình nghiên cứu về quy trình
phân tích, kỹ thuật, phƣơng pháp phân tích và hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính
trong các cơng ty cổ phần. Trong đó, các kỹ thuật phân tích tài chính cơng ty cổ
phần bao gồm:Kỹ thuật phân tích tình hình biến động về quy mơ tài sản và nguồn
vốn, kỹ thuật phân tích biến động cơ cấu về tài sản và cơ cấu nguồn vốn, kỹ thuật
phân tích tình hình đầu tƣ, kỹ thuật phân tích tình hình đảm bảo nguồn vốn cho
SXKD, kỹ thuật phân tích tình hình và khả năng thanh tốn, kỹ thuật phân tích hiệu
quả sử dụng vốn và phân tích về rủi ro tài chính của cơng ty với nguồn dữ liệu từ
Báo cáo tài chính doanh nghiệp.[40]
Tác giả Ngơ Thế Chi và tác giả Nguyễn Trọng Cơ (2008), với cơng trình
“Phân tích tài chính doanh nghiệp” nghiên cứu các kỹ thuật phân tích tài chính


14


doanh nghiệp, kỹ thuật phân tích chính sách tài chính của doanh nghiệp, tình hình
sử dụng vốn, tiềm lực tài chính, kỹ thuật phân tích khả năng sinh lợi và dự báo tài
chính trong doanh nghiệp xuất phát từ cơ sở dữ liệu Báo cáo tài chính.[7]
Tác giả Lê Thị Xuân và cộng sự Nguyễn Xuân Quang, Nguyễn Tiến Vinh,
Nguyễn Thị Đào (2010) với cơng trình “Phân tích tài chính doanh nghiệp” với góc
nhìn của các nhà phân tích trẻ, tiếp cận phong cách phân tích hiện đại, gắn liền thực
tế với lý thuyết. Cơng trình đi sâu vào kỹ thuật phân tích từng báo cáo trong hệ
thống báo cáo tài chính doanh nghiệp bao gồm :Phân tích Bảng cân đối kế tốn,
Phân tích Báo cáo kết quả kinh doanh, Phân tích lƣu chuyển tiền tệ và Phân tích các
tỷ số tài chính. Trong đó cơng trình sử dụng số liệu cụ thể của Công ty Cổ phần sữa
Vinamilk xuyên suốt nội dung của cơng trình [58]
Tác giả Nguyễn Trọng Cơ và Nghiêm Thị Thà (2010), với cơng trình “Phân tích
tài chính doanh nghiệp dùng cho các lớp khơng chun ngành” quan tâm tới góc độ
nghiên cứu phân tích tài chính của những ngƣời khơng có kiến thức chun sâu về
chun ngành tài chính. Cơng trình nghiên cứu nội dung, kỹ thuật phân tích tài chính
doanh nghiệp dành cho các chuyên ngành thuế - hải quan, ngân hàng, Quản trị kinh
doanh, tài chính quốc tế, marketing, đồng thời đánh giá đối với hoạt động kinh tế tài
chính phục vụ cho quản lý, đầu tƣ và điều hành vĩ mô nền kinh tế Nhà nƣớc. Nguồn dữ
liệu đƣợc sử dụng để phân tích lấy từ Báo cáo tài chính doanh nghiệp.[14]
Tác giả Nguyễn Văn Công và Nguyễn Thị Quyên (2016), với cơng trình
“Phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp” xuất phát từ cơ sở nghiên cứu cơ sở dữ
liệu của Báo cáo tài chính, kỹ thuật lập, đọc và kiểm tra Báo cáo tài chính. Từ đó
xây dựng kỹ thuật phân tích Báo cáo tài chính gồm:Kỹ thuật đánh giá khái qt tình
hình tài chính doanh nghiệp và cân bằng tài chính, kỹ thuật phân tích địn bẩy và
cấu trúc tài chính, kỹ thuật phân tích tình hình và khả năng thanh tốn, rủi ro tài
chính và kết quả kinh doanh, kỹ thuật phân tích khả năng sinh lợi, kỹ thuật phân
tích dịng tiền, kỹ thuật phân tích giá trị doanh nghiệp và kỹ thuật dự báo các chỉ

tiêu tài chính.[12]


Luận án tiến sĩ, đề tài nghiên cứu khoa học

Tác giả Nguyễn Ngọc Quang (2002), nghiên cứu luận án tiến sĩ đề tài:“Hồn
thiện hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính trong các doanh nghiệp xây dựng của
Việt Nam”. Trong đó kỹ thuật sử dụng chỉ tiêu phân tích đƣợc tác giả xây dựng theo
2 nội dung:Kỹ thuật phân tích khái quát tài chính và kỹ thuật phân tích chi tiết tài
chính. Trong đó, kỹ thuật phân tích chi tiết gồm:Kỹ thuật phân tích tình hình cơng

15


nợ và khả năng thanh tốn, kỹ thuật phân tích hiệu quả kinh doanh, kỹ thuật phân
tích tỷ suất tài trợ và đầu tƣ, kỹ thuật phân tích mức độ tăng trƣởng của doanh
nghiệp, kỹ thuật phân tích mức độ mạo hiểm và rủi ro tài chính. Kỹ thuật sử dụng
hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính là một nội dung trong kỹ thuật phân tích Báo
cáo tài chính doanh nghiệp với nguồn dữ liệu liên kết giữa các Báo cáo.[46]
Tác giả Nguyễn Viết Lợi (2003) nghiên cứu luận án tiến sĩ với đề tài “Hoàn
thiện hệ thống báo cáo tài chính nhằm cung cấp thơng tin phục vụ cho phân tích tài
chính doanh nghiệp ở Việt Nam”. Nội dung luận án đi sâu vào nghiên cứu kỹ thuật
đọc, hiểu Báo cáo tài chính doanh nghiệp khác với ý tƣởng của tác giả Nguyễn
Năng Phúc và cộng sự (2003), với cơng trình “Phân tích báo cáo tài chính”, nghiên
cứu nội dung, kỹ thuật, phƣơng pháp và các chỉ tiêu phân tích báo cáo tài chính.
Trong đó, kỹ thuật phân tích báo cáo tài chính bao gồm:Kỹ thuật đánh giá khái qt
tình hình tài chính, kỹ thuật phân tích cấu trúc vốn và đảm bảo vốn cho kinh doanh,
kỹ thuật phân tích tình hình và khả năng thanh tốn của doanh nghiệp, kỹ thuật phân
tích hiệu quả kinh doanh, kỹ thuật định giá doanh nghiệp, kỹ thuật nhận biết dấu
hiệu khủng hoảng và rủi ro tài chính, kỹ thuật dự báo các chỉ tiêu trên Báo cáo tài

chính. Đặc biệt, cơng trình nhấn mạnh kỹ thuật phân tích báo cáo tài chính doanh
nghiệp vừa và nhỏ.[33]
Tác giả Phạm Thành Long (2008), nghiên cứu luận án tiến sĩ với đề
tài:“Hoàn thiện kiểm tra, phân tích báo cáo tài chính với việc tăng cƣờng quản trị tài
chính trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam”. Trong đó, tác giả xây dựng
kỹ thuật đọc, hiểu và kiểm tra Báo cáo tài chính và kỹ thuật phân tích báo cáo tài
chính gồm :Kỹ thuật đánh giá khái qt tình hình tài chính, kỹ thuật phân tích khả
năng thanh tốn, kỹ thuật phân tích hiệu quả sử dụng tài sản và khả năng sinh lãi
của doanh nghiệp vừa và nhỏ.[32]
Tác giả Nguyễn Phúc Sinh (2008), nghiên cứu luận án tiến sĩ với đề
tài:“Nâng cao tính hữu ích của Báo cáo tài chính doanh nghiệp Việt Nam trong giai
đoạn hiện nay”. Trong đó, luận án phân tích đánh giá thực trạng hệ thống kế tốn và
báo cáo tài chính của Việt Nam qua các thời kỳ đối chiếu với các chuẩn mực kế
toán. Đề xuất các giải pháp từ kỹ thuật đọc, hiểu đến kỹ thuật phân tích Báo cáo tài
chính nhằm nâng cao tính hữu ích của báo cáo tài chính theo hƣớng chuẩn hóa báo
cáo tài chính hiện hành và đa dạng hóa Báo cáo tài chính theo đặc trƣng các nhóm
đối tƣợng sử dụng thông tin đa dạng trong xã hội.[49]

16


Tác giả Nguyễn Thị Kim Cúc (2009), nghiên cứu luận án tiến sĩ với đề
tài:“Hoàn thiện hệ thống báo cáo tài chính doanh nghiệp nhằm phù hợp với yêu cầu
hội nhập và phát triển ở Việt Nam”. Nội dung luận án đã đi sâu nghiên cứu thực
trạng báo cáo tài chính doanh nghiệp sản xuất kinh doanh Việt Nam liên quan đến
chuẩn mực kế toán và chế độ kế toán ban hành để đƣa ra định hƣớng và giải pháp
góp phần đổi mới hệ thống báo cáo tài chính doanh nghiệp phù hợp với yêu cầu hội
nhập và phát triển ở Việt Nam.[8]
Tác giả Nghiêm Thị Thà và tập thể các tác giả (2011), đã nghiên cứu thành
công đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở:“Hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu phân tích

tài chính cho các ngân hàng thƣơng mại”. Trong đó, các tác giả nhấn mạnh kỹ thuật
sử dụng hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính cho các ngân hàng cổ phần là một nội
dung quan trọng trong kỹ thuật phân tích Báo cáo tài chính doanh nghiệp. Cùng
năm nay, kỹ thuật sử dụng các chỉ tiêu và phƣơng pháp phân tích tài chính cũng
đƣợc đề cập đến trong luận án tiến sĩ, đề tài:“Phân tích tài chính trong các doanh
nghiệp giao thơng đƣờng bộ Việt Nam” của tác giả Phạm Xuân Kiên (2011) với cơ
sở thông tin từ Báo cáo tài chính.[52]
Tác giả Nguyễn Thị Mỹ (2013), với đề tài luận án tiến sĩ:“Hồn thiện kiểm
tốn báo cáo tài chính của các cơng ty niêm yết trên thị trƣờng chứng khoán Việt
Nam” đã xuất phát từ việc nghiên cứu lý luận về kỹ thuật kiểm toán báo cáo tài
chính của các cơng ty niêm yết trên thị trƣờng chứng khốn từ đó nghiên cứu thực
trạng kỹ thuật kiểm tốn báo cáo tài chính của các cơng ty niêm yết trên thị trƣờng
chứng khoán hiện nay và đề xuất giải pháp hoàn thiện.[36]
Tác giả Mai Khánh Vân (2016), bảo vệ thành cơng luận án với đề tài:“Hồn
thiện hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính cho các cơng ty xây dựng niêm yết trên
thị trƣờng chứng khốn Việt Nam”. Đề tài của tác giả Mai Khánh Vân cùng ý tƣởng
với tác giả Nguyễn Ngọc Quang nhƣng phạm vi nghiên cứu đề tài hẹp hơn, giới hạn
trong các doanh nghiệp xây dựng niêm yết trên thị trƣờng chứng khoán. Cách tiếp
cận đề tài của tác giả Mai Khánh Vân cũng khác so với tác giả Nguyễn Ngọc
Quang, xuất phát từ cơ sở lý luận của các công ty niêm yết trên thị trƣờng chứng
khoán để đi đến nghiên cứu thực trạng và hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu phân tích tài
chính cho cơng ty xây dựng niêm yết trên thị trƣờng chứng khốn Việt Nam. Trong
đó, có kỹ thuật sử dụng chỉ tiêu phân tích Báo cáo tài chính.[57]
Tác giả Nguyễn Thị Ngọc Lan (2016), bảo vệ thành công luận án với đề

17


tài:“Hồn thiện phân tích Báo cáo tài chính trong các doanh nghiệp xây dựng phục
vụ quản trị tài chính doanh nghiệp ở Việt Nam”. Trong đó, tác giả xây dựng kỹ

thuật tổ chức và kỹ thuật phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp với mục tiêu
quản trị tài chính doanh nghiệp.[30]
1.1.2. Các cơng trình nghiên cứu nước ngồi
Đối với các cơng trình ngồi nƣớc về đọc, hiểu và phân tích báo cáo tài chính
doanh nghiệp có thể đƣợc tổng hợp nhƣ sau:
 Giáo trình, Tài liệu giảng dạy
Nhóm tác giả Saburo Ishida, Kazuo Hiramatsu, Noriaki Yamaji (1990), với
tác

phẩm“研究論文>主成分分析法による企業評価システム:結決

データを用いて” (Hệ thống chỉ tiêu cơ bản phân tích Báo cáo tài chính doanh
nghiệp), đã xây dựng kỹ thuật phân tích Báo cáo tài chính doanh nghiệp gồm 5
nhóm:kỹ thuật phân tích khái quát, kỹ thuật phân tích khả năng sinh lợi, kỹ thuật
phân tích các chỉ tiêu hoạt động, kỹ thuật phân tích các chỉ tiêu tỷ lệ, kỹ thuật phân
tích các chỉ tiêu tiềm năng tăng trƣởng. [88]
Nhóm tác giả Veslez-Pareza, Ricardo Davila (2000), trong tài liệu dành cho
giảng dạy:“Financial analysis and control financial ratio analysis” đã nhấn mạnh,
phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp đƣợc chia thành 4 kỹ thuật:Kỹ thuật phân
tích khả năng thanh tốn, kỹ thuật phân tích hệ số hoạt động, đo lƣờng hiệu quả
quản lý điều hành, vốn lƣu động của doanh nghiệp, kỹ thuật phân tích hệ số nợ và
địn bẩy tài chính, kỹ thuật phân tích tỷ suất sinh lợi [80]
Tác giả Charles H. Gibson với cơng trình “Financial reporting and
analysis”, (2001), tập thể tác giả Clyde P.Stickney, Paul R. Brown, James M.
Wahlen (2004), với cơng trình “Financial reporting andstatement analysis”, tập thể
tác giả James M. Wahlen, Stephen P. Baginski, Mark Bradshaw (2010), với cơng
trình “Financial reporting, Finance statement analysis and valuation:a Strategic
perspective” cùng ý tƣởng trình bày kỹ năng phân tích báo cáo tài chính thơng qua
các ví dụ thực tế và nhấn mạnh việc phân tích và giải quyết các kết quả cuối cùng
của báo cáo tài chính. [70][83]

Nhóm tác giả Laurence Revsine, Daniel W. Collins, W.Bruce Jonhson
(2002), với công trình “Financial reporting and analysis” tiết lộ sự thật ẩn sau
những con số trên báo cáo tài chính và những cạm bẫy cần tránh khi phân tích báo

18


cáo tài chính.[81]
Tác giả David A. Guenther (2004), với cơng trình “Financial reporting and
analysis”, giải thích về thơng tin kinh tế, mối quan hệ giữa các chỉ tiêu trên báo cáo tài
chính và cấu trúc báo cáo tài chính bằng các lý thuyết kinh tế.Cùng năm này, Tác giả
Laurence Revsine (2004), với cơng trình “Financial reporting and analysis” nhấn
mạnh cả hai q trình báo cáo tài chính và phân tích báo cáo tài chính, đồng thời giải
thích mối quan hệ và khác biệt giữa các nguyên tắc kế toán tổng hợp đƣợc chấp nhận
(GAAP) và chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế (IFRS). [72].
Tác giả Josette Peyrard (2005), với cơng trình “Phân tích tài chính doanh
nghiệp”(bản dịch) đề cập về vai trị và nội dung phân tích tài chính, cơ sở dữ liệu,
kỹ thuật, phƣơng pháp phân tích. [38]
 Bài báo, tạp chí, cơng trình nghiên cứu khoa học
Tác giả I.Altma và E Dward (1968), với bài báo “Financial ratios, discriminant
ananlysis and the prediction of corporate bankcrupcy”, chủ yếu nhấn mạnh đến kỹ
thuật sử dụng các chỉ tiêu trên tài sản thuộc Báo cáo tài chính doanh nghiệp nhƣ:vốn,
thu nhập, EBIT, doanh thu, nợ….. ngoài các chỉ tiêu hiện hành [59].
Nhóm tác giả Wiliam L.Meggison (USA), Robert C.Nash (USA) và Mathias
van Randenborgh (Germany) (1994), trong tác phẩm “The Financial and Operating
performance of Newly Privatized firms:an International empirical ananlysis” cùng
ý tƣởng với nhóm tác giả KL Dewenter, PH Malatesta (2001), với cơng trình “Stateowned and privately owned firms:An empirical analysis of profitability, leverage,
and labor intensity”, đều đề cập đến kỹ thuật phân tích báo cáo tài chính cho các
doanh nghiệp tƣ nhân ở các khía cạnh:kỹ thuật phân tích khả năng sinh lợi, kỹ thuật
đòn bẩy và cƣờng độ lao động, để chứng minh hiệu quả kinh doanh của các doanh

nghiệp nhà nƣớc đƣợc tƣ nhân hoá [76][64]
Tác giả David F.Hawkins (1998), trong tác phẩm “Coporate Financial
reporting and analysis” đã trình bày các kỹ thuật cơ bản để phân tích báo cáo tài
chính, phân tích thu nhập, phân tích báo cáo tài sản, chi phí, phân tích báo cáo tài
chính thời kỳ, phân tích thu nhập của ngƣời nắm giữ cổ phiếu và đƣa ra các vấn đề
phân tích báo cáo tài chính đặc biệt. Nội dung tác phẩm chủ yếu nhấn mạnh về kỹ
thuật phân tích báo cáo tài chính cho cơng ty cổ phần [73].
Nhóm tác giả Doron Nissim, Stephen H.Penman (1999), trong bài báo “Ratio
analysis and equity valuation” cho rằng, kỹ thuật phân tích báo cáo tài chính doanh
nghiệp chủ yếu phải tính đến kỹ thuật phân tích khả năng sinh lợi của doanh thu, tài

19


sản và sự tăng trƣởng là một trong những yếu tố khẳng định tình hình tài chính
doanh nghiệp [78].
Tác giả Jacques Richard (2000), với cơng trình“Financial accounting-analysisValuation”, nghiên cứu về phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp trong mối liên hệ
với kế tốn tài chính. Tác giả cho rằng, kỹ thuật phân tích báo cáo tài chính đƣợc chia
thành 3 loại:kỹ thuật phân tích đánh giá hiệu năng, kỹ thuật đánh giá khả năng thanh
toán và khả năng sinh lợi. Trong đó, tính hiệu năng và khả năng sinh lợi có mối quan
hệ với nhau thơng qua khả năng sinh lợi từ vốn và doanh thu [84].
Tác giả Peter Walton với cơng trình “ Financial statement analysis” (2000),
nghiên cứu về kỹ thuật phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp, trong đó tác giả
trình bày mục tiêu của phân tích, phân tích truyền thống, cơng cụ phân tích, đồng
thời tác giả tóm lƣợc và đƣa ra các câu hỏi phân tích báo cáo tài chính, chỉ tiêu
chiến lƣợc và giá trị cổ phiếu [86]
Tác giả Charles H.Gibson (2000), với cơng trình“Financial reporting
analysis” cho rằng kỹ thuật đánh giá khái quát báo cáo tài chính của các doanh
nghiệp thƣơng mại ở Anh gồm :kỹ thuật đánh giá khả năng thanh toán, kỹ thuật
đánh giá rủi ro doanh nghiệp và kỹ thuật đánh giá khả năng sinh lợi. Trong đó, tác

giả đặc biệt đề cập đến kỹ thuật sử dụng hệ số tài sản cố định thế chấp của doanh
nghiệp đƣợc sử dụng để thanh toán các khoản nợ thế chấp, khả năng quay vòng để
tạo ra một khoản tiền lãi cố định cho doanh nghiệp.[69]
Tác

giả

Fanbo

là,

Zhu

Wenbin

(2003)

với

tác

phẩm

“中小企业信用评价指标的理论遴选与实证分析 ” (“Nghiên cứu thực nghiệm và
chọn các chỉ số đánh giá tín dụng của các doanh nghiệp vừa và nhỏ”) xây dựng kỹ
thuật sử dụng hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính riêng gồm 16 chỉ tiêu đƣợc lấy từ
nguồn dữ liệu báo cáo tài chính của doanh nghiệp vừa và nhỏ. [89]
1.2.Kết luận về các cơng trình cơng bố và xác lập vấn đề nghiên cứu
1.2.1. Kết luận về các cơng trình đã cơng bố
o Mục tiêu nghiên cứu:Các cơng trình nghiên cứu lý luận và thực tiễn về

đọc hiểu và phân tích Báo cáo tài chính doanh nghiệp nhằm phục vụ cho nhiều đối
tƣợng sử dụng kết quả nghiên cứu đó. Tuy nhiên, chƣa có cơng trình nghiên cứu
nào xuất phát từ nghiên cứu thực trạng của sinh viên để đề xuất giải pháp nhằm mục
tiêu nâng cao chất lƣợng đào tạo. Cụ thể chuyên ngành Quản trị kinh doanh tại
Trƣờng Đại học Mở Hà Nội.

20


o Nội dung nghiên cứu:Các cơng trình nghiên cứu trong nƣớc chủ yếu
nghiên cứu về lý thuyết về đọc, hiểu và phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp.
Một số cơng trình có ứng dụng thực tế, thƣờng trong một lĩnh vực ngành nghề hoặc
một lĩnh vực sản xuất kinh doanh cụ thể. Chƣa có cơng trình nào minh họa thực tế
bằng Báo cáo tài chính doanh nghiệp của nhiều lĩnh vực ngành nghề.
o Đối tượng nghiên cứu:Các cơng trình nghiên cứu trong nƣớc sử dụng Báo
cáo tài chính doanh nghiệp xây dựng theo chuẩn mực kế toán Việt Nam, các cơng
trình nƣớc ngồi là Báo cáo tài chính doanh nghiệp đƣợc xây dựng theo chuẩn mực
kế toán quốc tế. Nội dung và mẫu biểu Báo cáo tài chính có sự khác biệt.
o Phạm vi nghiên cứu:Chƣa có cơng trình nghiên cứu nào có giới hạn phạm
vi nghiên cứu là sinh viên chuyên ngành Quản trị kinh doanh. Cụ thể, tại Trƣờng
Đại học Mở Hà Nội.
o Phương pháp nghiên cứu:Chƣa có cơng trình nghiên cứu nào sử dụng
phƣơng pháp nghiên cứu khảo sát với đối tƣợng khảo sát là sinh viên chuyên ngành
Quản trị kinh doanh, chuẩn bị tốt nghiệp. Cụ thể, tại Trƣờng Đại học Mở Hà Nội.
Dữ liệu nghiên cứu phục vụ khảo sát là dữ liệu thực tế doanh nghiệp.
1.2.2. Xác lập vấn đề nghiên cứu
Từ việc tổng hợp những nội dung đã đƣợc nghiên cứu về đọc, hiểu và phân
tích Báo cáo tài chính doanh nghiệp, tác giả nhận thấy khoảng trống tri thức cần
đƣợc nghiên cứu cho đề tài của mình nhƣ sau:
Thứ nhất, về mục tiêu nghiên cứu, chƣa có cơng trình nghiên cứu nào nâng

cao kỹ năng đọc, hiểu và phân tích Báo cáo tài chính doanh nghiệp cho đối tƣợng
sinh viên Quản trị kinh doanh sau khi đã hoàn thành học phần mơn học “ Phân tích
báo cáo tài chính doanh nghiệp” nhằm hoàn thiện, nâng cao những kỹ năng sinh viên
chƣa đƣợc tiếp cận hoặc tiếp cận chƣa đầy đủ, chƣa nắm chắc trong môn học. Đây là
đối tƣợng không trực tiếp tạo ra Báo cáo tài chính doanh nghiệp nhƣng sẽ thƣờng
xuyên tiếp cận để đọc, hiểu và phân tích Báo cáo tài chính khi tham gia hoạt động sản
xuất kinh doanh của doanh nghiệp với mục tiêu quản trị tài chính doanh nghiệp.
Thứ hai, về đối tƣợng nghiên cứu, kết hợp giữa mẫu biểuBáo cáo tài chính
doanh nghiệp theo chế độ Kế tốn do Bộ Tài chính ban hành, quy định và Báo cáo
tài chính doanh nghiệp thực tế xây dựng. Trong đó, mẫu biểu Báo cáo tài chính quy
định, hƣớng dẫn sẽ đƣợc sử dụng để nghiên cứu về lý luận, Báo cáo tài chính doanh

21


nghiệp thực tế xây dựng dùng làm dữ liệu để khảo sát sinh viên.
Thứ ba,về phạm vi nghiên cứu, chƣa có cơng trình nào lựa chọn phạm vi
nghiên cứu là sinh viên năm cuối chuyên ngành Quản trị kinh doanh- Trƣờng Đại
học Mở Hà Nội. Là những đối tƣợng chuẩn bị tốt nghiệp tham gia vào hoạt động
sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, sau khi đã hoàn thành các học phần. Việc
lựa chọn phạm vi nghiên cứu hẹp là cơ sở để tác giả nghiên cứu chính xác thực
trạng và đƣa ra những giải pháp hữu ích, có cơ sở ứng dụng phù hợp nhất.
Thứ tư, về cách tiếp cận, chƣa có cơng trình nào nghiên cứu về Báo cáo tài
chính doanh nghiệp với các kỹ năng đọc, hiểu và phân tích Báo cáo tài chính dƣới
con mắt của nhà quản trị doanh nghiệp, dựa trên cơ sở nhận thức của sinh viên
Quản trị kinh doanh, cụ thể thuộc Trƣờng Đại học Mở Hà Nội, đã đƣợc tiếp nhận ở
các mơn học liên quan.
Các cơng trình nghiên cứu về đọc, hiểu và phân tích Báo cáo tài chính đã
đƣợc các nhà khoa học nghiên cứu sẽ đƣợc tổng hợp, phân loại, bổ sung và kế thừa
để nâng caokỹ năng đọc, hiểu và phân tích Báo cáo tài chính doanh nghiệp cho sinh

viên Quản trị kinh doanh- Trƣờng Đại học Mở Hà Nội.
Nội dung đề tài đƣợc trình bày trong các chƣơng tiếp theo.

22


KẾT LUẬN CHƢƠNG 1
Nội dung tổng quan chƣơng 1 là việc nghiên cứu, tổng hợp, đánh giá các
cơng trình khoa học đã công bố liên quan đến vấn đề tác giả lựa chọn nghiên cứu.
Từ mục tiêu và đối tƣợng nghiên cứu của đề tài, tác giả đã tổng quan các cơng trình
nghiên cứu về đọc, hiểu và phân tích Báo cáo tài chính doanh nghiệp trong và ngồi
nƣớc, trong đó, tách riêng các cơng trình nghiên cứu là các giáo trình, tài liệu tham
khảo và các Báo, tạp chí, cơng trình nghiên cứu khoa học. Các cơng trình nghiên
cứu về đọc, hiểu và phân tích Báo cáo tài chính doanh nghiệp đã giải quyết đƣợc
các vấn đề cơ bản cho câu hỏi nghiên cứu của tác giả. Tuy nhiên, việc xây dựng kỹ
năng đọc, hiểu và phân tích Báo cáo tài chính doanh nghiệp cho tất cả các đối tƣợng
quan tâm đến Báo cáo tài chính sẽ làm lỗng thơng tin. Mục đích sử dụng thơng tin
khơng rõ ràng. Với mục tiêu cụ thể hơn đối với nhà quả trị doanh nghiệp sẽ rõ ràng,
phục vụ đúng nhu cầu của ngƣời sử dụng. Trong đó, phạm vi nghiên cứu giới hạn
trong đối tƣợng sinh viên chuyên ngành Quản trị kinh doanh – Trƣờng Đại học Mở
Hà Nội sẽ là cơ sở để tác giả, ngƣời trực tiếp tham gia giảng dạy, truyền đạt kiến
thức liên quan đến đọc, hiểu và phân tích Báo cáo tài chính doanh nghiệp cho sinh
viên sẽ khảo sát sâu hơn, chính xác hơn thực trạng của đối tƣợng đƣợc khảo sát, từ
đó đƣa ra những giải pháp phù hợp nhất với đối tƣợng này, cũng nhƣ nâng cao chất
lƣợng đào tạo, giảng dạy cho Trƣờng Đại học Mở Hà Nội. Xuất phát từ việc tổng
quan các cơng nghiên cứu, tác giả đã tìm ra khoảng trống cho cơng trình nghiên cứu
của mình, là cơ sở cho việc xây dựng nội dung các chƣơng tiếp theo của đề tài.

23



×