Tải bản đầy đủ (.pdf) (66 trang)

Giáo trình Trang bị điện 2 - Nghề: Điện công nghiệp - CĐ Kỹ Thuật Công Nghệ Bà Rịa-Vũng Tàu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.27 MB, 66 trang )

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÀ RỊA – VŨNG TÀU
TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ

GIÁO TRÌNH
MÔ ĐUN: TRANG BỊ ĐIỆN 2
NGHỀ: ĐIỆN CÔNG NGHIỆP
TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG
Ban hành kèm theo Quyết định số 01 /QĐ­CĐN  ngày 04 tháng 01 năm  
2016của Hiệu trưởng trường Cao đẳng nghề tỉnh BR ­ VT


Bà Rịa –Vũng Tàu, năm 2016 


TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN
Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể 
được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và 
tham khảo.
Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh 
doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm.


LỜI GIỚI THIỆU
Giáo trình Trang bị  điện 2 này được biên soạn theo chương trình chi 
tiết chuyên ngành Điện Công nghiệp, dùng cho hệ cao đẳng nghề. Tài liệu 
này  là  loại  giáo  trình  nội  bộ  dùng  trong  nhà trường  với  mục  đích  làm  tài 
liệu  giảng  dạy  cho  giáo  viên  và tài liệu học tập cho  học  sinh,  sinh  viên. 
Giáo trình trình bày những vấn đề cốt lõi nhất của mô đun Trang bị điện 2. 
Các  bài  học  được  trình  bày  ngắn  gọn,  dễ  hiểu.  Các kiến thức trong giáo 
trình được tham khảo từ rất nhiều nguồn khác nhau.
Chúng tôi mong rằng các sinh viên tự tìm hiểu trước mỗi vấn đề và 


kết hợp với bài giảng trên lớp của giáo viên để việc học môn này đạt hiệu 
quả.
Trong quá  trình  giảng  dạy và  biên  soạn  giáo  trình  này,  chúng  tôi  đã 
nhận  được  sự  động  viên  của  quý  thầy,  cô  trong  Ban  Giám  Hiệu  nhà 
trường  cũng  như  những  ý kiến  của  các  đồng nghiệp  trong  khoa  Điện  . 
Chúng  tôi  xin  chân  thành  cảm  ơn và  hy  vọng  rằng  giáo  trình  này  sẽ  giúp 
cho  việc  dạy  và  học  môđun  Trang bị  điện 2  của  trường  chúng  ta  ngày 
càng tốt hơn.
Mặc dù đã rất nỗ lực, song không thể không có thiếu sót. Do dó chúng 
tôi rất  mong  nhận  được  những  góp  ý  sửa  đổi  bổ  sung  thêm  để  giáo  trình 
ngày càng hoàn thiện.
Bà Rịa – Vũng Tàu, ngày18 tháng 12 năm 2015
                                      Biên soạn
              1. Lê Văn Mai
              2. Trần Văn Nhâm


MỤC LỤC
Trang
Bài 1: Trang bị điện cầu trục

7

1. Đặc điểm truyền động và trang bị điện cầu trục
2. Mạch điện cầu trục dùng hệ truyền động máy phát động cơ
Bài 2: Trang bị điện thang máy
1. Phân loại truyền động thang máy.
 2. Hệ thống tự động khống chế thang máy tốc độ trung bình.

7

8
12
12

Bài 3:Trang bị điện lò điện

15
21

  1. Khái niệm chung.

21

  2. Sơ đồ một pha khống chế dịch cực lò hồ quang dùng hệ MĐKĐ­

25

Đ
Bài 4: Trang bị điện máy tiện

28

  1 Đặc điểm nhóm máy tiện.

          

28

  2 Mạch điện máy tiện T616.


29

  3. Lắp đặt mạch điện máy tiện T616
Bài 5: Trang bị điện máy phay P623

31
34

  1. Đặc điểm nhóm máy phay.

34

  2. Mạch điện máy phay P623.

35

  3. Lắp đặt mạch điện máy phay P623.
Bài 6: Trang bị điện máy khoan cần 2A53

37
39

  1. Sơ đồ mạch điện máy khoan cần 2A53.

39

  2. Nguyên lý làm việc của sơ đồ điện.

40



Bài 7: Trang bị điện máy mài 3A161

44

  1 Đặc điểm nhóm máy mài.

44

  2 Mạch điện máy mài 3A161.
Bài 8 : Trang bị điện máy mài T18

46
50

  1. Mạch điện máy mài T18.

50

   2. Lắp đặt mạch điện máy mài tròn T18.
Bài 9: Trang bị điện máy doa

52
54

 1. Đặc điểm truyền động máy doa
 2. Mạch điện máy doa
Tài liệu tham kh ảo

54

55
59


MÔ ĐUN  TRANG BỊ ĐIỆN 2
Mã số mô đun: MĐ 21
Thời gian  mô đun:  120 giờ;                             (Lý thuyết: 40 giờ ; Thực hành: 80 
giờ)                             
I. VỊ TRÍ TÍNH CHẤT CỦA MÔ ĐUN:
­ Vị  trí: Mô đun này cần phải học sau khi đã học xong các môn học/mô­đun 
Truyền động điện, trang bị điện 1.
­ Tính chất: Là mô đun chuyên môn nghề hệ cao đẳng.
II. MỤC TIÊU MÔ ĐUN:
­ Phân tích được nguyên lý làm việc và yêu cầu về  trang bị  điện cho cơ  cấu  
sản xuất (cầu trục, thang máy, lò điện...), các máy cắt gọt kim loại (máy khoan, 
máy tiện , máy mài, máy phay...).
­ Lắp ráp và sửa chữa được mạch điện máy tiện, máy phay, máy mài
­ Vận hành được mạch theo nguyên tắc, theo qui trình đã định. Từ đó sẽ vạch  
ra kế hoạch bảo trì hợp lý, đảm bảo an toàn và vệ sinh công nghiệp.
- Phat huy tinh tich c
́
́ ́ ực, chu đông va sang tao, đam bao an toan, tiêt kiêm.
̉ ̣
̀ ́
̣
̉
̉
̀
́ ̣
III. NỘI DUNG MÔ ĐUN:

1. Nội dung tổng quát và phân bố thời gian:
STT 

Tên các bài trong mô đun

Thời  Hình thức 
gian giảng dạy
2

2

Trang bị điện cầu trục
Trang bị điện thang máy

3

Lý thuyết
Lý thuyết

3

Trang bị điện lò điện

3

Lý thuyết

Kiểm tra bài 1,2,3

2


Tích hợp

   25

Tích hợp
Tích hợp

1

    4
5

Trang bị điện máy tiện
Trang bị điện máy phay P623

30


Kiểm tra bài 4,6

5

Tích hợp

6

Trang bị điện máy khoan cần 2A53

2


Lý thuyết

7

Trang bị điện máy mài 3A161

3

Lý thuyết

8

Trang bị điện máy mài T18

35

Tích hợp

9

Trang bị điện máy doa
Kiểm tra bài 6,7,8,9

5
5

Lý thuyết
Tích hợp


Tổng

120


BÀI 1 
TRANG BỊ ĐIỆN CẦU TRỤC
Mục tiêu:
Sau khi học xong bài này học sinh có khả năng:
­ Phân tích được các đặc điểm truyền động của cầu trục
­ Trình bày được nguyên lý làm việc sơ đồ mạch điện
­ Rèn luyện tính tỉ mỉ, cẩn thận trong công việc
Nội dung:
1. Đặc điểm truyền động và trang bị điện cầu trục.
Chế độ làm việc các cầu trục được xác định từ các yêu cầu của quá trình  
công nghệ, chức năng cầu trục trong dây chuyền sản xuất. Cấu tạo và kết 
cấu của cầu trục rất đa dạng. Khi thiết kế và chế tạo hệ thống điều khiển và  
hệ thống truyền động điện phải phù hợp với từng loại cụ thể.
Cầu trục trong phân xưởng luyện thép lò Mactanh, trong các phân xưởng 
nhiệt luyện phải đảm bảo các chỉ tiêu kỹ thuật trong chế độ quá độ. Cầu trục 
trong các phân xưởng lắp ráp phải đảm bảo quá trình mở  máy êm, dải điều 
chỉnh tốc độ rộng, dừng chính xác đúng nơi hạ hàng và lấy hàng…

  Cầu  trục  gồm  có  gầm  cầu  di  chuyển  trên  đường  ray  lắp  đặt  dọc 

theo  chiều  dài  của  nhà  xưởng  , cơ  cấu  nâng  hạ  hàng  lắp  trên  xe  con  di 
chuyển  dọc  theo  dầm cầu(  theo  chiều  ngang  của  nhà  xưởng) cơ  cấu  bốc 
hàng của cầu trục có thể  dùng móc (đối với những cầu trục công suất lớn 
có hai móc hàng, cơ cấu móc hàng chính có tải trọng lớn và cơ cấu móc phụ 
có tải trọng bé) hoặc dùng gầu ngoạm. 

7


Trên mỗi cầu trục có ba hệ  truyền động chính làdi chuyển xe cầu, di 
chuyển xe con (xe trục) và nâng­hạ hàng.
Từ những đặc điểm trên có thể đưa ra những yêu cầu cơ bản đối với hệ 
truyền động và trang bị điện cho các cơ cấu của cầu trục:
­ Sơ đồ hệ điều khiển đơn giản.
­ Các phần tử cấu thành có độ tin cậy cao, đơn giản về cấu tạo, thay thế 
dễ dàng.
­ Trong sơ  đồ  điều khiển phải có mạch bảo vệ điện áp ‘không’ quá tải 
và ngắn mạch.
­ Quá trình mở máy diễn ra theo một luật định sẳn.
­ Sơ đồ điều khiển cho từng động cơ riêng biệt, độc lập.
­ Có công tắc hành trình hạn chế  hành trình tiến, lùi cho xe cầu, xe con; 
hạn chế hành trình lên của cơ cấu nâng hạ.
­ Đảm bảo hạ hàng ở tốc độ thấp.
­ Tự động ngắt nguồn khi có người trên xe cầu.
2. Mạch điện cầu trục dùng hệ truyền động máy phát động cơ (hệ F­Đ).
Đối với những cầu trục có trọng tải lớn, chế độ làm việc nặng nề, yêu 
cầu về  điều chỉnh tốc độ  cao hơn, đáp  ứng các yêu cầu ngặt nghèo do công 
nghệ đặt ra, nếu dùng hệ truyền động với động cơ KĐB điều khiển bằng b ộ 
khống chế động lực không đáp ứng thoã mãn các yêu cầu về truyền động và 
điều chỉnh tốc độ. Trong trường hợp này, thường dùng hệ truyền động F­Đ, 
T­Đ hoặc hệ truyền động với động cơ KĐB cấp nguồn từ bộ biến tần. Hình 
1­ 1 biểu diễn hệ truyền động cơ cấu nâng hạ dùng hệ F­Đ.
Đây   là   hệ   truyền   động   F­Đ   có   máy   điện   khuếch   đại   trung   gian 
(MĐKĐ), chức năng của nó là tổng hợp và khuếch đại tín hiệu điều khiển. 
8



Hệ  truyền động này được sử  dụng phổ  biến cho các cầu trục trong các xí 
nghiệp luyện kim, trong các nhà máy lắp ráp và sữa chữa.
Động cơ truyền động cơ cấu nâng – hạ Đ được cấp từ nguồn máy phát 
F. 
Kích từ  cho máy phát F là cuộn CKTF được cấp từ  máy điện khuếch 
đại từ trường ngang MĐKĐ. Máy MĐKĐ có 4 cuộn kích từ:
­ Cuộn chủ  đạo CCĐ(9) được cấp từ  nguồn bên ngoài qua cầu tiếp 
điểm N,H (8) và N,H(10) nhằm đảo chiều dòng chủ  đảo nghĩa là quyết định 
chiều quay (nâng hoặc hạ) cho động cơ, với điện trở hạn chế R6 
­ Cuộn phản hồi âm điện áp CFA(6) đấu song song v ới phần  ứng của 
động cơ, gồm 2 chức năng:
 • Điều chỉnh tốc độ bằng cách thay đổi sức từ động sinh ra trong cu ộn 
CFA bằng biến trở R4(6) trong trường hợp làm việc ở tốc độ thấp, tiếp điểm 
công tắc tơ gia tốc G(5) kín, sức từ động sinh ra trong cuộn CFA rất lớn làm 
giảm sức điện động tổng của máy điện khuếch đại, kết quả  điện áp ra của 
máy phát F giảm dần đến tốc độ của động cơ giảm.
   • Khi dừng máy, cuộn CFA (6) được nối vào phần  ứng của động cơ 
qua hai tiếp điểm thường kín N, H(7) và điện trở  hạn chế  R5(7). Do chiều  
của cuộn CFA ngược chiều với dòng trong cuộn CCĐ, giúp dừng nhanh động 
cơ truyền động.
­ Cuộn phản hồi âm dòng có ngắt CFD(2) hạn chế  dòng khi mở  máy 
hoặc đảo chiều. Khi động cơ  chưa bị quá tải Iư < Ing, dòng ngắt Ing = (2,25 ÷ 
2,5)Iđm, điện áp rơi trên điện trở  shun nhỏ  hơn điện áp so sánh     U Rsh  < Uss 
Trong đó:  URsh = Iư.Rsh (tỉ lệ với dòng điện phần  ứng);  Uss đặt trên  R2 hoặc 
R3.

9



Khi đó các van 1V hoặc 2V khoá, dòng  đi qua cuộn dây CFĐ(2) rất bé 
(qua R1). Ngược lại, khi dòng điện trong động cơ  lớn hơn giá trị  Ing làm cho 
các van 1V hoặc 2V thông (tuỳ theo cực tính của dòng điện) sinh ra dòng trong 
CFA khá lớn làm giảm sức từ  động của máy điện khuếch đại và hạn chế 
được momen của động cơ. Để  nâng cao chất lượng của hệ  truyền động có 
cuộn ổn định CÔĐ. Thực chất là cuộn phản hồi mềm điện áp của máy điện 
khuếch đại.

10


Hình 1­1: Sơ đồ mạch điện điều khiển cầu trục dùng F­Đ
Cuộn dây sơ  cấp của biến áp vi phân   BA được nối với đầu ra của 
MĐKĐ, cuộn thứ cấp được nối với cuộn dây CÔĐ. Nguyên lý hoạt động của 
nó như  sau: Khi điện áp phát ra của MĐKĐ  ổn định, dòng trong cuộn CÔĐ 
bằng không; nếu điện áp phát ra của máy điện khuếch đại thay đổi, trong 
cuộn thứ cấp của biến áp sẽ xuất hiện một sức điện động cảm ứng, làm cho 
dòng trong cuộn CÔĐ khác 0, chiều của dòng trong cuộn CÔĐ cùng chiều với 
dòng trong cuộn CCĐ nếu điện áp phát ra giảm hoặc ngược chiều với cuộn 
CCĐ nếu điện áp phát ra tăng, tác dụng của dòng chạy trong cuộn CCĐ sẽ 
làm cho điện áp phát ra của MĐKĐ ổn định.
Điều khiển hệ truyền động bằng bộ khống chế  chỉ  huy kiểu cam KC, 
có hai vị trí nâng và hạ  hàng. Đầu tiên bộ khống chế KC được đặt vào giữa, 
nếu   đủ   điện   áp   cấp   thì   RĐA(13)   tác   động   đóng   RĐA(14)   để   duy   trì   và 
RĐA(14,15) đóng cấp điện cho các dòng 15 đến 22. Quay b ộ khống chế  KC 
sang phải, N(15) có điện, hàng được nâng lên với tốc độ thấp nếu ở vị trí 1, ở 
tốc độ  cao nếu  ở  vị  trí 2 lúc này có thêm G(17) có điện làm tiếp điểm G(5) 
mở ra để giảm phản hồi âm áp. 
Tương tự   muốn hạ  hàng, quay bộ  khống chế  KC sang trái, H(16) có 
điện, nếu hạ chậm thì KC ở vị trí 1, hạ nhanh ở vị trí 2. 

Khi khởi động, cần phải tăng mômen (để dễ đưa hàng ra khỏi vị trí ban 
đầu), ta tăng dòng kích từ của động cơ bằng cách nối tắt điện trở R7(12) nối 
11


tiếp với cuộn CKĐ và duy trì thời gian bằng các rơle thời gian RTh1 hoặc 
RTh2 tuỳ chế độ nâng hoặc hạ.
Trong sơ đồ điều khiển có các khâu bảo vệ sau: 
­Bảo vệ quá dòng bằng rơle dòng  điện cực đại RDC.
­Bảo vệ quá  điện áp bằng bằng rơle điện áp cao KĐA.
­Bảo vệ điện áp “không” bằng rơle điện áp RĐA.
­Bảo vệ mất từ thông bằng rơle dòng điện RTT.

BÀI 2
TRANG BỊ ĐIỆN CHO THANG MÁY
Mục tiêu:
Sau khi học xong bài này học sinh có khả năng:
­ Phân loại được các loại thang máy.
­ Trình bày được nguyên lý làm việc sơ đồ mạch điện thang máy tốc độ 
trung bình.
­

Rèn luyện tính tỉ mỉ, cẩn thận trong công việc.

Nội dung:
1. Phân loại truyền động thang máy.
Thang máy (máy nâng) là thiết bị  vận tải dùng để  chở  hàng và chở 
người theo phương thẳng đứng. Những loại thang máy hiện đại có kết cấu  
cơ  khí phức tạp nhằm nâng cao năng suất, vận hành tin cậy, an toàn. Tất cả 
các thiết bị  điện được lắp đặt trong buồng thang và buồng máy. Buồng máy 

12


thường bố trí ở tầng trên cùng của giếng thang máy, kết cấu, sơ đồ của thang  
máy được giới thiệu ở hình 2 ­ 1.
Hố   giếng   của 
thang máy 11 là khoảng không gian từ  mặt bằng sàn tầng 1 cho đến đáy  
giếng. Nếu hố  giếng có độ  sâu hơn 2 mét thì phải làm thêm cửa ra vào. Để 
nâng hạ  buồng thang sử  dụng động cơ  6. Động cơ  6 được nối trực tiếp với 
cơ cấu nâng hạ hoặc qua hộp giảm tốc. Nếu nối trực tiếp, buồng thang được  
treo trên puli quấn cáp. Nếu nối gián tiếp thì giữa puli quấn cáp và động cơ có 
lắp hộp giảm tốc 5 với tỉ số truyền i = 18 ÷ 120. Khung của buồng thang máy 
3 được treo lên puli quấn cáp bằng cáp kim loại 4 (thường dùng 1 đến 4 sợi  
cáp).
Buồng thang máy luôn luôn được giữ theo phương thẳng đứng nhờ có 
giá treo 7 và những con trượt dẫn hướng (con trượt là loại puli trượt có bọc 
cao su bên ngoài). Buồng thang và đối trọng di chuyển dọc theo chiều cao của  
thành giếng theo các thanh dẫn hướng 9. Buồng thang có trang bị  thanh bảo  
hiểm (phanh dù). Phanh bảo hiểm giữ  buồng thang tại chỗ khi đứt cáp, mất 
điện và khi tốc độ di chuyển vượt quá (20 ÷ 40)% tốc độ định mức.

13


         

Hình 2 – 1: Kết cấu và bố trí thiết bị của thang máy
Phanh bảo hiểm thường chế  tạo theo 3 kiểu: phanh bảo hiểm ki ểu  
nêm, phanh bảo hiểm kiểu lệch tâm và phanh bảo hiểm kiểu kìm. Trong các 
loại phanh trên, phanh bảo hiểm kiểu kìm sử dụng rộng rãi hơn, nó đảm bảo  

14


cho buồng thang dừng êm hơn. Kết cấu của thanh bảo hiểm kìm được biểu 
diễn ở hình 2­2.   

Hình 2 – 2:  Phanh bảo hiểm kiểu kìm
Phanh bảo hiểm thường lắp phía dưới buồng thang, gọng kìm 2 trượt 
theo thanh dẫn hướng 1 khi tốc độ  của buồng thang bình thường. Nằm giữa  
hai cánh tay của kìm có nêm 5 gắn với hệ truyền động bánh vít – trục vít 4. 
Hệ truyền động trục vít có hai loại: ren phải và ren trái. Cùng với kết cấu của  
phanh bảo hiểm, buồng thang có trang bị thêm cơ cấu hạn chế tốc độ kiểu ly 
tâm. Khi buồng thang di chuyển sẽ  làm cho cơ  cấu hạn chế  tốc độ  kiểu ly 
tâm quay. Khi tốc độ di chuyển của buồng thang tăng, cơ cấu đai truyền 3 sẽ 
làm cho tang 4 quay và kìm 5 sẽ ép chặt buồng thang vào thanh dẫn hướng và 
hạn chế tốc độ của buồng thang.
Tuỳ theo chức năng, thang máy có thể phân loại theo các nhóm sau:
Thang máy chở người trong các nhà cao tầng.
Thang máy dùng trong các bệnh viện.
Thang máy chở hàng có người điều khiển.
Thang máy dùng trong nhà ăn và thư viện.
15


Phân loại theo trọng tải: 
Thang máy loại nhỏ Q < 160 Kg
Thang máy trung bình Q = (500 ÷ 2000) Kg.
Thang máy loại lớn Q > 2000 Kg.
Phân loại theo tốc độ di chuyển:
Thang máy chạy chậm V < 5 m/s.

Thang máy tốc độ trung bình V = (0,75 ÷ 1,5) m/s.
Thang máy tốc độ cao V = ( 2,5 ÷ 5) m/s.
2. Hệ thống tự động khống chế thang máy tốc độ trung bình.
Hệ  thống  truyền   động  điện  dùng  cho  thang  máy  tốc   độ   trung  bình 
thường là hệ truyền động xoay chiều với động cơ  không đồng bộ  2 cấp tốc 
độ. Hệ này đảm bảo dừng chính xác cao, thực hiện bằng cách chuyển tốc độ 
của động cơ xuống thấp (Vo) trước khi buồng thang sắp đến sàn tầng.
Cầu dao CD và áptômát Ap: Đóng nguồn cung cấp cho hệ truyền động.
Đ: Động cơ di chuyển buồng thang. Khi các tiếp điểm của các công tắc 
tơ :
N + C đóng: Buồng thang sẽ được nâng lên với tốc độ cao.
   N + T đóng: Buồng thang được nâng lên với tốc độ thấp.
H  + C đóng: Buồng thang được hạ với tốc độ cao.
H  + T đóng: Buồng  thang được hạ với tốc độ thấp.
NCH: Nam châm của phanh hãm điện từ. Khi công tắc tơ  N  hoặc  H  có 
điện sẽ  làm cho NCH, phanh hãm giải phóng trục cho động cơ  Đ kéo buồng 
thang di chuyển.
Các đèn Đ1 ÷ Đ5 là 5 đèn  ở  các cửa tầng. Đ6 là đèn chiếu sáng  ở  trong 
16


buồng thang.
1CT ÷ 5CT là các công tắc ở các cửa tầng.
Các công tắc chuyển đổi tầng 1CĐT ÷ 5CĐT có 3 vị  trí, đây là các cảm 
biến dừng buồng thang và xác định vị  trí thực của buồng thang so với các 
tầng. Khi buồng thang  ở dưới một tầng nào thì công tắc CĐT tương ứng mà  
buồng thang đã đi qua được gạt về bên trái. Khi buồng thang  ở trên tâng nào 
thì các công tắc CĐT tương  ứng mà buồng thang đã đi qua được gạt về bên 
phải.
Điều khiển hoạt động của thang máy được thực hiện từ  hai vị  trí: Tại  

cửa tầng bằng nút ấn gọi tầng 1GT÷5GT và trong buồng thang bằng các nút 
bấm đến tầng 1ĐT÷5ĐT.
Để  dừng buồng thang tại mỗi sàn tầng, trong sơ  đồ  dùng hãm cuối HC 
đặt trong buồng thang. HC có thể bị ấn hở ra do các chốt cơ khí đặt ở các sàn  
tầng hoặc khi cuộn dây NC 2 (17) sẽ hút tiếp điểm HC(14).
Hãm cuối 1HC(1) và 2HC(1) liên động với sàn buồng thang. Nếu trong buồng  
thang có người, tiếp điểm của chúng mở ra. 1HC nối song song với công tắc 
cửa buồng thang CBT, nên dù 1HC mở  nhưng mạch vẫn được nối liền qua 
CBT.
Khi có người vào trong buồng thang thì 2HC (1), làm cho cuộn dây rơle 
trung gian RTr (1), tiếp điểm thường kín của nó RTr  làm các đèn Đ1÷Đ6 sáng 
lên báo hiệu buồng thang đang làm việc và chiếu sáng buồng thang. 2 HC (1) 
cũng sẽ làm các nút ấn gọi tầng 1GT÷5GT mất tác dụng.
2PK÷5PK: Các chốt then cài cửa tầng.
1PK: Được đóng bởi nam châm (cuộn dây) 1NC(16).
FBH: Công tắc hành trình liên động với phanh hãm điện từ.
17


Điều kiện làm việc:
Thang máy chỉ được phép làm việc khi đã có đủ các điều kiện liên động:
+ 1D kín, 2D kín, 3D kín, CT kín, FBH kín.
+ 1CT ÷ 5CT kín (các cửa tầng đã đóng).
+ Cửa buồng thang đóng: CBT kín.
Nguyên lý hoạt động:
­ Buồng thang đang  ở  tầng số  1, hiện có một khách  ở  tầng 1 muốn lên 
tầng 5:
Khách vào buồng thang, các điều kiện làm việc đã đủ: tiếp điểm 2 HC 
(9) mở  làm cuộn dây   RTr (9) mất điện, tiếp điểm thường kín RTr đóng lại, 
các đèn Đ1÷Đ6 sáng lên, các nút gọi tầng mất tác dụng.

Khách ấn vào nút đến tầng 5ĐT trong buồng thang, tiếp điểm 5ĐT(10) 
kín, cuộn dây RT 5 (10) có điện, tiếp điểm RT 5 (11) đóng lại, cuộn dây   C 
(20) có điện, tiếp điểm  C (23) đóng lại, cuộn dây 2NC (25) hút tiếp điểm HC 
(22) (đặt ở trên buồng thang) hở ra để cho tiếp điểm HC (22) không bị gạt bởi  
các chốt cơ  khí  ở  các sàn tầng 1,2,3,4. Đồng thời tiếp điểm C  (15) đóng sẽ 
làm cho cuộn dây 1NC (24) có điện hút tiếp điểm cơ  khí 1PK (20) nên cuộn 
dây N (21) có điện (do tiếp điểm RT 5 (4) + tiếp điểm 5CĐT đang nằm bên 
dưới).  Kết quả  ta có các công tắc tơ  N  và  C có điện: Động cơ  quay đưa 
buồng thang đi lên với tốc độ cao.
Khi khách thả  nút  ấn 5ĐT(10) ra, cuộn dây của công tắc tơ  nâng N(21) 
và C (20) được duy trì bởi tiếp điểm  T (21) và N (21). Buồng thang di chuyển 
nhanh qua các tầng 1,2,3,4 làm các công tắc chuyển đổi tầng 1CĐT, 2CĐT,  
3CĐT, 4CĐT bị gạt lên trên.
Khi buồng thang chạy đến gần sàn tầng số  5, nó sẽ  gạt 5CĐT lên trên,  
18


làm cho cuộn dây  C (20) và cuộn dây RT 5 (10) mất điện, tiếp điểm  C (23) 
mở  ra cuộn dây 2NC (23) mất điện, tiếp điểm cơ  khí  HC (22) phục hồi để 
chuẩn bị  cho HC gạt vào chốt cơ  khí  ở  sàn tầng 5. Đồng thời lúc này tiếp 
điểm thường kín C (26) đóng cấp điện cho cuộn dây công tắc tơ  T (26) . Kết 
quả  các công tắc tơ  N  +  T  có điện: buồng thang được nâng lên với tốc độ 
thấp. Mạch duy trì lúc này là HC (22) + N (21).
Khi động cơ  chạy đến ngang sàn tầng 5, chốt cơ  khí  ở  sàn tầng 5 gạt  
vào HC (22) làm   HC (22) mở  ra làm mạch duy trì bị  mất, cuộn dây N (21) 
mất điện tiếp điểm  N (21) mở ra, cuộn dây công tắc tơ  T (26) mất điện. Cả 
2 công tắc tơ  N và T đều mất điện làm động cơ  Đ mất điện và phanh hãm  
kẹp chặt trục động cơ Đ làm động cơ Đ dừng lại.

19



Hình 2 – 3:  Sơ đồ thang máy tốc độ trung bình.

­

  Buồng thang đang ở tầng số 5, hiện có một khách ở tầng 2 muốn  

dùng thang máy.
Khách bấm nút gọi tầng 2GT, lúc này nút gọi tầng chỉ  có hiệu quả  khi 
trong thang máy không có người, do đó tiếp điểm 2HC (9) đóng. 
Khi  ấn 2GT (17) thì cuộn dây RT 2 (16) có điện, tiếp điểm RT 2 (17) 
đóng, cuộn dây  C (20) có điện, tiếp điểm  C (23) đóng lại, cuộn dây 2NC (25) 
hút tiếp điểm HC (22) (đặt  ở  trên buồng thang) hở  ra để  cho tiếp điểm HC 
(22) không bị  gạt bởi các chốt cơ  khí  ở  các sàn tầng 5,4,3. Đồng thời tiếp  
điểm C (15) đóng sẽ làm cho cuộn dây 1NC (24) có điện hút tiếp điểm cơ khí 
1PK  (20) nên cuộn dây  H  (22) có điện (do tiếp điểm  RT  5 (7) + tiếp điểm 
2CĐT đang nằm bên trên).  Kết quả  ta có các công tắc tơ  H  và  C có điện: 
Động cơ quay đưa buồng thang đi xuống với tốc độ cao.
 Khi hành khách thả nút ấn 2GT thì mạch được duy trì bởi tiếp điểm   H 
(22) + T (21). 
Buồng thang hạ nhanh qua các tầng 5,4,3 làm gạt các công tắc chuyển 
20


đổi tầng 5CĐT, 4CĐT, 3CĐT xuống dưới.
Khi buồng thang gần đến sàn tầng số  2 từ  phía trên làm gạt công tắc 
2CĐT xuống dưới, làm cho các cuộn dây   C (20) + RT 2 (16) mất điện, tiếp 
điểm   C (23) mở  ra cuộn dây 2NC (23) mất điện, tiếp điểm cơ  khí HC (22) 
phục hồi để chuẩn bị cho HC gạt vào chốt cơ khí ở sàn tầng 2. Đồng thời lúc 

này tiếp điểm thường kín C (26) đóng cấp điện cho cuộn dây công tắc tơ  T 
(26) . Kết quả các công tắc tơ H + T có điện: buồng thang được hạ với tốc độ 
thấp.
Mạch duy trì lúc này là các tiếp điểm HC (22) + H (22).
Khi buồng thang hạ đến sàn tầng số  2, chốt cơ  khí ở  sàn tâng 2 ấn vào 
HC(22) làm HC (22) mở, làm hở  mạch duy trì, các công tắc tơ  H và T mất  
điện làm động cơ  Đ bị  cắt điện, nam châm điện kẹp chặt trục động cơ  làm 
buồng thang dừng lại.
Khách vào buồng thang, nếu chọn đến tầng nào thì quá trình diễn ra 
tương tự như trường hợp đi từ tầng 1 đến tầng 5 đã phân tích ở trên.

21


BÀI 3
TRANG BỊ ĐIỆN LÒ ĐIỆN
Mục tiêu:
Sau khi học xong bài này học sinh có khả năng:
­ Trình bày được đặc điểm các loại lò điện.
­ Phân tích được sơ đồ lò điện .
- Phat huy tinh tich c
́
́ ́ ực, chu đông, sang tao.
̉ ̣
́
̣
Nội dung:
1. Khái niệm chung. 
22



Lò điện là thiết bị  đổi điện năng thành nhiệt năng, dùng trong 
công nghệ nấu chảy vật liệu, công nghệ nung nóng và trong công nghệ nhiệt 
luyện.
Lò điện được sử  dụng phổ  biến trong nhiều ngành công nghiệp, 
trong ngành y tế…
1.1. Đặc điểm của lò điện.
-

Có khả năng tạo ra nhiệt độ cao do nhiệt năng được tập trung 

trong thể tích nhỏ.
-

Do nhiệt năng tập trung, nhiệt tập trung nên lò có tốc độ nung 

nhanh và năng suất cao.
-

Đảm bảo nung đều, dễ điều chỉnh, khống chế nhiệt và chế độ 

nhiệt.
-

Lò đảm bảo được độ kín, có khả năng nung trong chân không 

hoặc trong môi trường có khí bảo vệ, vì vậy độ cháy tiêu hao kim loại 
không đáng kể. 
-


Có khả năng cơ khí hoá, tự động hoá ở mức cao.

-

Đảm bảo điều kiện vệ sinh: không có bụi, không có khói.

1.2. Các phương pháp biến đổi điện năng.
 ­ Phương pháp điện trở: 
       Phương pháp điện trở  dựa trên định luật Joule­

   

Lence: khi cho dòng điện chạy qua dây dẫn, thì trên dây dẫn toả ra một nhiệt 
lượng, nhiệt lượng này được tính theo biểu thức:
Q= I2Rt [J ]
Trong đó: 
23


×