Tải bản đầy đủ (.pdf) (28 trang)

Giáo trình Vẽ mỹ thuật - Nghề: May thời trang (Trung cấp) - CĐ Kỹ Thuật Công Nghệ Bà Rịa-Vũng Tàu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (8.59 MB, 28 trang )

 ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BR – VT
TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ

GIÁO TRÌNH
MÔ  ĐUN VẼ MỸ THUẬT
NGHỀ : MAY THỜI TRANG
TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP 
(Ban hành kèm theo Quyết định số … ngày ………. của Hiệu trưởng  
trường Cao đẳng nghề tỉnh BR – VT)

Bà Rịa – Vũng Tàu, năm 2015


TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN
Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể 
được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào 
tạo và tham khảo.
Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử  dụng với mục đích 
kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm.


LỜI GIỚI THIỆU
Hình hoạ là môn học nhằm rèn luyện khả năng quan sát, vẽ lại đối tượng 
nhìn thấy. Qua đó, hình hoạ cũng rèn luyện khả năng cảm thụ, cảm xúc và thị 
hiếu thẩm mỹ về hình. 
Mô  đun:  Vẽ  Mỹ  Thuật  là  mô  đun  đào  tạo  nghề  được  biên  soạn  theo 
hình  thức  tích hợp giữa ngành Mỹ  thuật cơ  bản (cơ  sở  tạo hình) và chuyên 
ngành Đồ  hoạ  ­ Thời trang (đồ  hoạ  trang phục). Trong  quá  trình  thực hiện, 
người  biên  soạn  đã  tham  khảo  nhiều  tài  liệu  về   Ký   hoạ   nhân   vật,   Mỹ 
thu ật v ẽ  các khối hình họ c, K ỹ  x ảo và phươ ng pháp vẽ  chân dung, Tố c 
hoạ….


Giáo trình này là một tài liệu tham khảo hữu ích cho học viên trong ngành 
may mặc. Sau khi học xong môn học này giúp học sinh nhận thức vị trí quan 
trọng của khối cơ bản trong môn hình hoạ.  Đồng thời hiểu được vẻ đẹp của 
hình khối, đường nét, độ đậm nhạt trong tự nhiên và mối quan hệ giữa chúng  
với nhau. 
Để  hoàn thiện cuốn giáo trình này, tôi đã rất cố gắng và thận trọng trong trình bày,  
nhưng chắc chắn  không  tránh  khỏi  những  khiếm  khuyết,  rất  mong  nhận 
được  sự  đóng  góp  ý  kiến  của  độc  giả  để  giáo  trình  được  hoàn  thiện 
hơn.
 

Xin chân thành cảm ơn!
Bà Rịa­Vũng Tàu, ngày   tháng   năm 2015
Biên soạn
  


                                                                   GV­KS.Nguyễn Th ị Thuý Hằng

CHƯƠNG TRÌNH MÔN HỌC VẼ MỸ THUẬT
Mã số của môn học: MH09
Thời gian môn học:   60 h
(Lý thuyết: 15h ; Thực hành: 45h)
I. VỊ TRÍ TÍNH CHẤT MÔN HỌC:
Vẽ  mỹ thuật là môn học nằm trong nhóm các môn học bắt buộc, là môn  
học cơ sở trong chương trình đào tạo chuyên ngành May & Thiết kế thời trang,  
môn học mang tính tích hợp giữa ngành Mỹ  thuật cơ  bản (cơ  sở  tạo hình) và  
chuyên ngành Đồ hoạ ­ Thời trang (đồ hoạ trang phục). 
Môn học được bố  trí học ngay đầu năm học và học song song với các 
môn học cơ sở khác của chuyên ngành May & Thời trang.   

II. MỤC TIÊU CỦA MÔN HỌC: 
Sau khi học xong, học sinh có khả năng:
Biết được lịch sử  phát triển Mỹ  thuật Việt Nam, thế giới, các kiến thức  
cơ bản về Mỹ thuật tạo hình và cơ thể học tạo hình.
Phân tích, đánh giá các đối tượng, các mục tiêu nghiên cứu về cơ sở thẩm  
m ỹ.
Tư duy và xây dựng các ý tưởng  cho công việc thiết kế đồ hoạ (cơ bản).
Ký hoạ và sử dụng các chất liệu thể hiện. 
Sử  dụng có kỹ  thuật, thủ  pháp các chất liệu như: Chì, than, phấn màu,  
màu bột, màu nước ….
Biết kiến thức về  cơ  thể  học tạo hình, và khả  năng phác hoạ  cơ  thể 
người.
Phác hoạ các đối tượng (mẫu vẽ), cơ thể người và vẽ cách điệu đạt hiệu  
quả thẩm mỹ.
Sử  dụng, phối hợp màu sắc, phân tích và đánh giá giá trị  (về  thẩm mỹ) 
của màu sắc.
III. NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH:
1. Nội dung tổng quát và phân phối thời gian:


Số 
TT

Tên chương, mục

Thời gian(giờ)
Lý 
Thực 
Tổng 
thuyế hành, bài 

số
t
tập
9
4
5

5

Chương 1: Hình hoạ cơ bản
Chương 2: Tỷ  lệ  và phương pháp phác 
hoạ cơ thể
Chương   3:   Phác   hoạ   dáng   người   mẫu 
thời trang
Chương 4: Phác hoạ  kiểu dáng quần áo 
trên cơ thể người
Kiểm tra 

6

Chương 5: Màu sắc

9

7

Kiểm tra 

1


1
2
3
4

15

5

10

9

1

8

15

3

12

2

2
2

7
1


Cộng
60
15
45
Ghi chú: Thời gian kiểm tra lý thuyết được tính vào giờ lý thuyết, kiểm tra thực  
hành được tính vào giờ thực hành.
2. Nội dung chi tiết:
Chương 1: Hình hoạ cơ bản
Mục tiêu;
Trình bày được kiến thức cơ bản về Mỹ thuật tạo hình (cơ sở tạo hình).
Sử dụng đúng kỹ thuật, thủ pháp các chất liệu như : Chì, than...
Phác hoạ các đối tượng (mẫu vẽ) đảm bảo hiệu quả thẩm mỹ.
Nội dung; 
Thời gian: 9 giờ
1. Khái niệm hình hoạ và lịch sử phát triển 
Mỹ thuật 
1.1. Khái niệm về hình hoạ
1.2. Lịch sử phát triển Mỹ thuật Việt Nam
1.3. Các trường phái nghệ thuật của thế kỷ 20
2. Hình khối và đường nét 
2.1. Hình và khối cơ bản
2.2. Đường nét  
2.3. Tính chất của hình khối và đường nét


3. Luật xa gần trong hình hoạ (Luật thấu thị)
3.1. Đường tầm mắt
3.2. Điểm tụ
3.3. Sự ảnh hưởng của luật xa gần trong hình 

hoạ
4. Độ đậm nhạt, sáng tối trong hình hoạ 
4.1. Độ đậm nhạt trong hình hoạ
4.2. Màu sắc vật thể khi có ánh sáng một 
chiều chiếu vào
4.3. Màu sắc vật thể khi có ánh sáng đa chiều 
chiếu vào
5. Kỹ thuật sử dụng chất liệu thể hiện 
5.1. Sử dụng bút chì
5.2. Sử dụng than vẽ
5.3. Sử dụng phấn màu, sáp màu
5.4. Xây dựng bố cục bài vẽ
6. Thực hành vẽ khối cơ bản 
6.1. Vẽ khối lập phương, khối tam giác, khối 
cầu
6.2. Vẽ các khối phức hợp (biến thể từ khối 
cơ bản)
7. Thực hành vẽ tĩnh vật 
7.1. Vẽ hoa quả, vật dụng sinh hoạt
7.2. Vẽ các chất liệu vải được sắp đặt 
7.3. Vẽ tĩnh vật được đặt trên nền vải mềm
Chương 2:  Tỷ lệ và phương pháp phác hoạ cơ thể 
Mục tiêu;
Trình bày kiến thức về tỷ lệ cơ thể theo : Giới tính, lứa tuổi.
Phác hoạ đúng hình dáng cơ thể người.
Phân tích, đánh giá các đối tượng, các mục tiêu nghiên cứu về  cơ  sở  tạo  
hình.
Nội dung;
Thời gian: 15giờ 
1. Tỷ lệ ­ Phương pháp phác hoạ khuôn mặt

1.1. Tỷ lệ chuẩn khuôn mặt
1.2. Phương pháp phác hoạ khuôn mặt 
Vẽ khuôn mặt chính diện
Vẽ khuôn mặt các góc độ khác nhau


2. Thực hành vẽ tượng chân dung phạt mảng
3. Thực hành vẽ tượng chân dung lột da 
4. Thực hành vẽ tượng chân dung thiếu nữ 
5.   Tỷ   lệ   ­   Phương   pháp   phác   hoạ   cơ   thể 
người 
5.1. Tỷ lệ chuẩn cơ thể nam
5.2. Tỷ lệ chuẩn cơ thể nữ
5.3. Phương pháp phác hoạ cơ thể nam và nữ
6. Thực hành vẽ tượng người toàn thân
Chương 3: Vẽ phác hoạ dáng người mẫu thời trang  
Mục tiêu; 
Trình bày được tỷ lệ của người mẫu thời trang.
Trình bày được  tỷ lệ của trẻ em các lứa tuổi.
Trình bày phương pháp xây dựng bố cục của bài vẽ phác hoạ người mẫu.
Phác hoạ dáng người mẫu thời trang theo các tư thế khác nhau.
Nội dung;
Thời gian: 9 giờ 
1. Nghệ  thuật phác hoạ  dáng người mẫu thời 
trang 
1.1. Cách biển đổi tỷ  lệ  cơ  thể  phù hợp cho 
công việc thiết kế mẫu trang phục
1.2. Tỷ lệ dáng người mẫu nam và nữ
1.3. Nghệ thuật xây dựng bố cục bài vẽ người 
mẫ u

2. Thực hành vẽ dáng người mẫu nữ
3. Thực hành vẽ dáng người mẫu nam
4. Tỷ lệ và phương pháp phác hoạ trẻ em

Chương 4: Phác hoạ kiểu dáng quần áo trên cơ thể người
Mục tiêu:
Nêu được phương pháp phác trang phục trên cơ thể người.
Phác hoạ được kiểu dáng quần áo nam, nữ.
Phác hoạ được kiểu dáng giầy, dép, mũ nón …..
Phác hoạ trang phục theo ý tưởng riêng.
Nội dung; 
Thời gian:15 giờ 


1.  Phác  hoạ  kiểu  dáng   quần   áo   trên  cơ  thể 
mẫu nam 
1.1. Phác hoạ áo Veston, áo sơ mi, áo Jacket
1.2. Phác hoạ áo phông, áo thể thao, áo thun
1.3. Phác hoạ quần âu, quần Jean
2. Phác hoạ  kiểu dáng quần áo   trên cơ  thể 
mẫu nữ
2.1. Phác hoạ kiểu dáng áo dài Việt Nam
2.2. Phác hoạ  các kiểu dáng áo có trang trí: 
cánh  bèo, xếp ly, thêu, đính, in và vẽ
3.   Phác   hoạ   kiểu   dáng   giầy,   dép,   mũ,   nón, 
khăn choàng
4.   Phác   hoạ   kiểu   dáng   quần   áo   trên   người 
mẫu theo ý tưởng riêng  
Kiểm tra
Thời gian: 2h

Chương 5: Màu sắc
Mục tiêu; 
Trình bày khái niệm, tính chất cơ bản về màu sắc.
Sử  dụng đúng kỹ  thuật, có thủ  pháp các chất liệu như: màu bột, màu 
nước ….
Sử dụng, phối hợp màu sắc có tính thẩm mỹ cao.
Trình bày được khái lược về nghệ thuật vẽ màu trên trang phục.
Phác hoạ màu trên trang phục đảm bảo tính nghệ thuật, thẩm mỹ.
Nội dung; 
Thời gian: 10 giờ 
1. Tính chất chung của màu sắc
2. Màu cơ bản 
3. Màu bổ túc (màu phức hợp)
4. Thực hành vẽ vòng tròn màu cơ bản
5. Màu nóng và màu lạnh
6. Màu tương phản, màu tương đồng
7. Thực hành chuyển màu 
8. Nghệ thuật phối màu 
8.1. Nhịp điệu của sắc độ 
8.2. Nhịp điệu của màu sắc
8.3. Phối hợp các màu tương đồng
8.4. Phối hợp các màu tương phản


8.5. Phối hợp màu tự do
9. Thực hành phối hợp màu sắc 
10. Nghệ thuật phối màu trên trang phục
11. Thực hành phối màu trên trang phục  
Kiểm tra


Thời gian: 2h

IV. ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH:
Môn học xây dựng theo phương pháp tích hợp, được hình thành từ  hệ 
thống kiến thức chuyên sâu ngành Mỹ  thuật công nghiệp . Giáo viên thực hiện  
phải có những điều kiện sau: 
Khả  năng phân tích và thực hiện bản thiết kế  Mỹ  thuật, phương pháp  
đánh giá chính xác chất lượng của người học (từ ý tướng sáng tạo đến kỹ năng  
thực hiện).
Cơ  sở  lý luận Mỹ  thuật, định hướng người học về tư  tưởng nghệ  thuật  
và làm nghệ  thuật mang đậm bản sắc văn hoá Việt Nam, hội tụ đủ  tiêu chuẩn  
Chân – Thiện – Mỹ. 
Kiến thức chuyên sâu về  thiết kế  đồ  hoạ  đa phương tiện (nhằm định 
hướng học sinh khả năng tiếp cận công nghệ phần mềm đồ  hoạ ứng dụng cho 
công việc thiết kế mẫu ).
Kiến thức về thời trang. 
Cơ sở vật chất :  Phòng học chuyên môn rộng, thoáng, đầy đủ ánh sáng.
Dụng cụ và trang thiết bị dạy học :
Khối cơ bản bao gồm :  Khối cầu, khối lập phương, khối tam giác. 
Tượng thạch cao :  Tượng chân dung lột da, tượng phạt mảng, tượng  
người toàn thân.
Mẫu trực quan A1 ( các bản vẽ màu cơ bản và chuyển màu).
Mẫu  trực quan A0, A1 ( các bài vẽ  hình hoạ  người và ký hoạ  dáng 
người ).
V. PHƯƠNG PHÁP VÀ NỘI DUNG ĐÁNH GIÁ:
Kiến thức:  Kiểm tra khách quan về nội dung kiến thức
Lịch sử phát triển Mỹ thuật Việt Nam. 
Kiến thức về cơ thể học tạo hình. 
Các khái niệm, tính chất cơ bản về màu sắc.
Phân tích, đánh giá các đối tượng, các mục tiêu nghiên cứu về  cơ  sở 

thẩm mỹ.


Nghệ  thuật trang trí mang đậm bản sắc, văn hoá Việt, và nghệ  thuật 
trang trí hiện đại. 
Tư  duy và xây dựng các ý tưởng  cho công việc thiết kế  đồ  hoạ  (cơ 
bản).
Kỹ năng: Kiểm tra về kỹ năng, tư duy sáng tạo 
Kỹ  thuật, thủ  pháp sử  dụng các chất liệu như: Chì, than, phấn màu, 
màu bột, màu nước ….
Phác hoạ các đối tượng (mẫu vẽ). 
Phác hoạ cơ thể người. 
Vẽ cách điệu (đạt hiệu quả thẩm mỹ).
Sử dụng, phối hợp màu sắc đạt hiệu quả thẩm mỹ.
Vẽ  ký hoạ  nhanh dáng người mẫu, phối màu cho trang phục trên cơ 
thể người mặc.
Thái độ:
Thực hiện tốt nội quy, quy chế của nhà trường. 
Thái độ học tập cầu tiến, khả năng tự học hỏi, có tư duy thẩm mỹ.
Quan hệ tốt, đúng mực với: bạn bè, thày cô. 
Tác phong công nghiệp của một người làm nghệ thuật hiện đại.
VI. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH:
1. Phạm vi áp dụng chương trình:
Môn học Vẽ  mỹ  thuật trang phục là môn kỹ  thuật cơ  sở  trong chương 
trình đào tạo hệ trung cấp  nghề may và thiết kế thời trang. 
Đối tượng đào tạo: học sinh tốt nghiệp THPT hoặc tương đương
2. Hướng dẫn một số điểm chính về phương pháp giảng dạy môn học:
Để  giảng dạy tốt môn học, giáo viên thực hiện phải nghiên cứu kỹ  nội 
dung chương trình.
Căn cứ  vào đặc điểm của môn học và điều kiện thực tế  giảng dạy học  

hết lý thuyết từng phần, cho bài tập thực hành ngay. 
Đánh giá khách quan chất lượng người học về : 
Kiến thức:  Cơ sở lý luận Mỹ thuật. 
Kỹ  năng:  Thực hiện các bài vẽ  phác hoạ  cơ  thể , bài vẽ  trang trí cơ 
bản
3. Những trọng tâm chương trình cần chú ý:
Chương 2 :  Bài 2.5;   2.6
Chương 3 :  Bài 3.1; 3.2; 3.3


Chương 4 :  Bài 4.4
Chương 5  : Bài 1.1; 1.2; 1.5; 1.8; 1.9; 1.0; 1.11; 1.12
Chương 6  : Bài 2.3; 2.4; 2.5; 2.7   
4. Tài liệu cần tham khảo:
Hình hoạ cơ bản – Nhà xuất bản Mỹ thuật.
Nghệ thuật tạo hình – Đại học Mỹ thuật Công nghiệp Hà Nội.
Nghệ thuật sử dụng màu nước ­ Nhà xuất bản Mỹ thuật.
Nghệ thuật phối màu ­ Đại học Mỹ thuật Công nghiệp Hà Nội.
Nghệ thuật trang trí – Nhà xuất bản Mỹ thuật.

CHƯƠNG I: HÌNH HOẠ CƠ BẢN
1. Khái niệm hình hoạ và lịch sử phát triển Mỹ thuật 
1.1. Khái niệm về hình hoạ
Hình hoạ là phương pháp xây dựng hình thể để mô tả đối tượng khách quan có thực 
mà mắt ta quan sát được bằng đường nét, mảng, hình khối, sáng tối... để tạo không 
gian trên mặt phẳng. Không gian trong hình hoạ có thể một màu hoặc nhiều màu.
1.2. Lịch sử phát triển Mỹ thuật Việt Nam
           Mỹ thuật Việt Nam phát triển qua nhiều thời kỳ như Mỹ thuật nguyên thuỷ 
và thời đại đồ đồng; Mỹ thuật Việt Nam thời kỳ phong kiến; Mỹ thuật Việt Nam 
thời Pháp thuộc (1885­1945); Mỹ thuật việt nam từ năm 1945 đến năm 1975; Mỹ 

thuật dân gian và mỹ thuật dân tộc ít người Việt Nam.


Mỹ thuật thời nguyên thuỷ phát sinh từ thời kỳ sơ khai của loài người, trước 
tiên với hai mục đích chính: Sinh tồn và giải trí. Trong đó vấn đề sinh tồn, nghi lễ 
tôn giáo có vai trò đặc biệt nghiêm trọng (vì khi đó họ phụ thuộc hoàn toàn vào thiên 
nhiên như bão lụt, sấm sét…) bất chấp đời sống kinh tế thấp, lạc hậu nhưng con 
người nguyên thuỷ đã tập trung các bộ lạc lại để tạo nên công trình nguyên thuỷ. Ví 
dụ: họ dựng các khối đá lên, do ý nghĩa tôn giáo giúp họ làm những việc đó. Người 
nghệ sĩ đã dần dần tách khỏi quá trình lao động.
           Việt Nam được xác định là một trong những cái nôi của loài người, có sự phát 
triển liên tục qua nhiều thế kỷ. Thời đại Hùng Vương với nền văn minh lúa nước đã 
phản ánh sự phát triển của đất nước về kinh tế, quân sự và văn hoá­ xã hội. Mỹ 
thuật nguyên thuỷ Việt Nam chia làm 3 giai đoạn phát triển:
Thời kỳ đồ đá cũ
Thời kỳ đồ đá giữa
Thời kỳ đồ đá mới.
          Bắt đầu từ giai đoạn Phùng Nguyên cuối thời đồ đá mới, bước qua thời đồ 
đồng và chấm dứt với giai đoạn đồng thau Đông Sơn. Nó chính thức chia làm 4 giai 
đoạn lớn là: Phùng Nguyên, Đồng Đậu, Gò Mun và Đông Sơn.
          Trong  những di chỉ phát hiện đến nay thuộc giai đoạn này, có dấu vết làng 
mặc đông dân cư và rất nhiều di vật. Về mặt mỹ thuật, giai đoạn Phùng Nguyên có 
hai điểm nổi bật là trình độ tinh vi của kỹ thuật làm đồ đá và nghệ thuật trang trí đồ 
gốm rất đặc sắc.
          Giai đoạn Đồng Đậu đã phát triển thêm một bước về đồ đá và đồ gốm. Người 
thợ đã thành công trong kỹ thuật hợp kim đồng thau, tạo ra nhiều đồ đồng có loại 
hình đặc sắc. Đồ gốm vẫn phát triển và giữ vai trò trọng yếu trong đời sống hàng 
ngày.
         Giai đoạn Gò Mun kỹ thuật đúc đồng rất phổ biến và đã đạt đến trình độ cao. 
Đồ gốm có những thay đổi đáng kể. Hoa văn chữ S cũng thành một hoạ tiết khác 

biệt so với trước.
         Giai đoạn Đông Sơn nghệ thuật đổ khuôn đúc đồng và chạm khắc đã đạt được 
nhiều ưu thế. Kỹ thuật chế tác tinh vi hơn.
Thời kỳ dựng nước là giai đoạn phát triển cực thịnh của nền văn hoá đồ đồng danh 
tiếng của dân tộc ta: văn hoá Đông Sơn.
1.3. Các trường phái nghệ thuật của thế kỷ 20
Từ cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX bùng nổ hàng loạt các trào lưu nghệ thuật được 
gọi chung là nghệ thuật hiện đại bao gồm: ấn tượng, Dã thú, Lập thể, Da da, Siêu 
thực, Biểu hiện, Tượng trưng, Trìu tượng, Lập thể nhịp điệu, Nghệ thuật tối thiểu, 
Nghệ thuật phi đối tượng; Nghệ thuật giả động; Nghệ thuật cụ thể; trường phái 


tạo dựng; Hội hoạ hành động…. Riêng hai trường phái Da da và khái niệm được các 
triết gia, các nhà phê bình nghệ thuật cho là khởi điểm của tư tưởng hậu đại. Điều 
đó chứng tỏ nhu cầu thay đổi cảm xúc , thay đổi thói quen thưởng ngoạn nghệ thuật, 
thay đổi tư duy, tâm lý cùng đồng hành hướng đến những cảm xúc mới, những nhận 
thức mới về cái đẹp.


 2. Hình khối và đường nét 
2.1. Hình và khối cơ bản
Trong không gian ba chiều, mỗi vật thể đều có hình thù riêng của nó như: Cơ thể 
người, nhà cửa, bàn, ghế..... Tuy nhiên, hầu hết ta có thể phân tích chúng thành 
những khối đơn giản như: Khối hộp, khối cầu, khối nón, khối trụ, lăng trụ, khối 
chóp... Chính vì vậy, người ta gọi những khối đơn giản này là khối cơ bản.
Chúng ta có rất nhiều loại khối cơ bản khác như (như đã nêu), nhưng căn bản nhất 
vẫn là 4 khối: Khối cầu, khối trụ, khối nón, khối lập phương.

 h1.1.Khối cầu           h1.2. Khối trụ          h1.3. Khối lập phương    h1.4. Khối nón      
Các khối cơ bản đều có trục của nó, trục này có thể đóng vai trò là trục trọng lượng 

hay trục đối xứng.
Khối cầu: Xác định trục­ Bán kính­ Vẽ thêm 2 đường chéo và xác định bán kính trên 
đó.


Khối 
định 
elip 
dài­ 

trụ: Xác 
trục thẳng 
đứng, trục 
và các độ 
Vẽ elip đáy

Khối nón: Xác định trục thẳng đứng, trục elip cùng các độ dài, vẽ elip và nối 2 cạnh 
tam giác lại.

Khối lập phương: Xác định các độ dài, vị trí các cạnh thẳng đứng. Sử dụng phương 
pháp dòng độ dốc để xác định các cạnh nghiêng. Vẽ trục để căn chỉnh lại hình.


2.2. 
Đường nét  
Tức là 
chỉ cho việc tạo 
ra các đường nét cơ bản trên bề mặt bản vẽ như đậm nhạt, dài ngắn, nặng nhẹ..... 
người mới học cần phải nắm vững điều đó. Một số phương pháp vẽ các đường nét 
thông dụng:

Sử dụng gôm tẩy: Phương pháp này cũng giống như việc dùng gôm tẩy các đường 
nét trên bề mặt bản vẽ.
 Sử dụng ngón tay: Ngón tay thì thường linh hoạt, đồng thời cũng là một loại công 
cụ rất tốt, biểu hiện các đường nét trên bề mặt bản vẽ rất tự nhiên.
Phương pháp vẽ thô: Dùng bút chì hoặc than để vẽ, thích hợp với việc phác hoạ và 
định ra giới tuyến của bộ phận tối và bộ phận sáng , vẽ đường biên trên bề mặt bản 
vẽ.
Phương pháp vẽ nằm bút chì: Khi nghiêng bút hoặc đặt bút nằm để vẽ thì rất dễ 
tạo ra được các đường nét vừa nặng vừa nhẹ, vừa hư vừa thực.
Phương pháp vẽ thẳng: Dùng bút chì hoặc than thẳng đứng lên để vẽ. Phương 
pháp này thích hợp với việc vẽ bộ phận tối, các đường nét yêu cầu nét bút phải nhỏ 
và mịn trên bề mặt bản vẽ.
Quét nhanh hoặc chấm thành đường nét: Phần nhiều là dùng bằng ngón tay. 
Thường dùng để vẽ các đường nét nghiêng về hư và điều chỉnh bề mặt bản vẽ.
Phương pháp vẽ bằng cách nâng nhẹ cây bút: Phương pháp này thích hợp với 
việc dùng để vẽ ra bộ phận tối và sự phản quang.
2.3. Tính chất của hình khối và đường nét
Hình khối và đường nét là phần cơ bản nhất dùng để phác hoạ. Người mới học phải 
chú trọng vào việc luyện tập phác hoạ. Thông qua việc luyện tập, nghiên cứu về 
giới tuyến của bộ phận tối và bộ phận sáng, kết hợp.... sẽ giúp cho hoạ sinh nâng 
cao được năng lực quan sát, năng lực tư duy và năng lực sáng tạo... Vì thế, yêu cầu 
chung đối với người mới học là phải nắm vững những phươn pháp cơ bản, có như 
vậy thì việc tạo hình nghệ thuật mới có hiệu quả.


3. Luật xa gần trong hình hoạ (Luật thấu thị)
Do khoảng cách, vị trí có nhiều điểm 
khác nhau, nên khi quan sát chúng ta 
sẽ  có cảm giác gần thì thấy lớn, xa 
thì thấy nhỏ  và ngược lại, đó được 

gọi là thấu thị.

 Điểm nhìn: Là quan sát từ mọi góc 
độ
Thấu thị nhìn ngang: Là vị trí quan 
sát đòi hỏi phải có tiêu chuẩn cao.
Trung tâm điểm: Là một điểm 
ngang, nằm trực diện với tầm mắt 
của người quan sát, hay nói rõ hơn là 
điểm trung tâm của việc quan sát.
Thấu thị nhìn dọc: Tức là chỉ cho 
đường nối liền giữa trung tâm điểm 
và thấu thị nhìn ngang.
3.1. Đường tầm mắt
Đường tầm mắt hay còn gọi là đường chân 
trời. Là một đường thẳng nằm ngang với 
tầm mắt người nhìn, phân chia mặt đất với 
bầu trời hay mặt nước với bầu trời. 
Đường tầm mắt có thể thay đổi cao hay 
thấp phụ thuộc vào vị trí của người nhìn.
Khi vẽ mẫu cần phải xác định đường tầm 
mắt để vẽ hình cho đúng.


3.2. Điểm tụ
Các đường song song mặt đất 
(cạnh hình hộp, hình trụ, 
đường tàu…) hướng về chiều sâu, càng xa càng thu hẹp và cuối cùng tụ lại ở một 
điểm trên đường tầm mắt, đó là điểm tụ.
Các đường song song ở dưới thì chạy theo hướng lên trên đường tầm mắt và ngược 

lại.
Gần mắt thì lớn, xa mắt thì nhỏ.
Các cạnh xiên khi xa đường chân trời thì xiên hơn, hệ quả là các mặt càng xa đường 
chân trời diện tích càng lớn.
4. Độ đậm nhạt, sáng tối trong hình hoạ 
Con người nhận biết được thế giới khách quan thông qua con mắt và ánh sáng, ánh 
sáng chiếu vào  vật thể làm bật hình khối, làm cho vật có màu sắc. Ánh sáng chiếu 
vào một hay hai chiều nào đó của vật thể tạo thành các độ đậm nhạt khác nhau làm 
cho các vật thể đó nổi hình và khối lên, các chiều khác nhau không nhận được ánh 
sáng sẽ chìm trong mảng tối. Tuỳ thuộc vào cấu tạo hình khối, màu sắc và chất của 
vật mẫu, tuỳ thuộc vào nguồn sáng mạnh hay yếu mà tương quan cụ thể của vật 
mẫu thay đổi khác nhau.


5. Kỹ thuật sử dụng chất liệu thể hiện 
5.1. Sử dụng bút chì
Có nhiều kiểu và cách sử dụng bút 
khác nhau như: gạch chéo, gạch  
thẳng, gạch đan chồng nét lên  
nhau, nét nghiêng sang trái hay  
phải… tuỳ thuộc khối hình mà 
đan nét thích hợp để tạo hiệu quả 
bài vẽ. Nét chì khi đánh cũng linh 
khi nét to, khi nét nhỏ; lúc nét  
đậm, lúc nét mờ; khi nét thưa,  
nét mau… hợp lý trong diễn tả 
sẽ tạo không gian cho bài vẽ thật 
động và thể hiện được xúc cảm của người 
vẽ.


chì 

cách 
cho 
hoạt 
khi 
bóng 
sinh 

Sử dụng bút chì mềm 2B, 3B, 4B lõi to vì dễ 
vẽ, dễ tẩy. 

5.2. Sử dụng than vẽ
Sau quá trình dùng bút chì đã quen người vẽ sẽ chuyển sang dùng than.  Lấy cành 
liễu, dâu, dâm bụt, xoan đốt thành than. Ba loại cành trên mềm, phác hình, đánh bóng 
tốt, cành xon rắn dùng để vẽ hình được cụ thể.


5.3. Sử dụng phấn màu, sáp màu
5.4. Xây dựng bố cục bài vẽ
Bố cục là vấn đề quan trọng 
nhất mà người mới học cần 
phải chuẩn bị tốt khi vẽ. Bố 
cục có thích hợp hay không, nó 
ảnh hưởng trực tiếp đến đối 
tượng được vẽ. Quy luật của 
cục là chủ thể cần phải đột 
phá, kích thước lớn hay nhỏ 
cần phải thích hợp, không gian 
bên phải bằng nhau.


6. Thực hành vẽ khối cơ bản 
6.1. Vẽ khối lập phương, khối tam giác, khối cầu

a) Khối lập phương
Tất cả các hình thể lập phương bất
 luận là đơn giản hay phức tạp
cũng đều do sáu phương hướng 
khác nhau kết hợp với nhau tạo 
thành là trước ­ sau, trên ­ dưới,
phải – trái.
Các bước tiến hành:
1.Quan sát độ nghiêng cơ bản bên 
ngoài của vật thể, sau đó dùng các 

có 
bố 
hai 


nét ngắn nhưng thẳng để định ra
vị trí bên dưới, trái phải, trước sau,
tỷ lệ và bố cục cơ bản.
2. Vẽ ra độ sáng tối, bắt đầu từ giới
tuyến của sự sáng tối và nhẹ nhàng 
tạo ra kết cấu cảm giác có nhiều 
tầng lớp.
3. Thông qua việc quan sát để vẽ ra
mặt tối, mặt sáng và mặt xám, đồng
thời tiến hành đi sâu vào việc khắc 

hoạ, chủ yếu là các đường nét xung 
quanh và giới tuyến của bộ phận
tối và bộ phận sáng.
4. Từng bước tiến hành so sánh và 
phân tích độ nghiêng cơ bản, thấu
thị, tỷ lệ, sắc điệu. Chú ý, phải tạo 
cho được bề mặt bản vẽ có cảm 
giác có không gian, tầng lớp.

 

b) Khối tam giác: 
Các bước tiến hành:
1. Xác định độ cao và độ rộng cơ bản của
 vật thế có hình chóp bốn mặt, 
đồng thời vẽ ra kết cấu, độ nghiêng bên
 trong và độ nghiêng bên ngoài.
2. vẽ ra hình cơ bản bắt đầu từ giới tuyến
 của bộ phận tối và bộ phận sáng để vẽ 
ra độ sáng tối trên bề mặt bản vẽ.
3. Tiếp tục từ giới tuyến của bộ phận tối 


và bộ phận sáng để tiến hành từng bước
 tạo hình cơ bản, chú ý đến vật thể và 
bố cục.

c) Khối cầu:

Hình cầu là do các đường nét gấp khúc nhưng cần bằng tạo thành.

Các bước tiến hành:
1. Dùng các đường nét thẳng để vẽ ra kích
 thước.
2. Tìm ra giới tính của bộ phận tối và bộ 


phận sáng.
3. Vẽ bóng phản quang. Tiến hành so sánh.
4. Tiến hành đi sâu vào việc khắc hoạ,
 chú ý phải phân biệt cho được mặt sáng, 
mặt tối và mặt xám, các đường nét trên 
bề mặt bản vẽ phải sinh động.

6.2. Vẽ các khối phức hợp (biến thể từ khối cơ bản)


Phải hiểu rõ hình cơ bản của từng loại hình 
một, sau đó tiến hành xem xét sự biến hoá của 
các mối quan hệ khác như kết cấu, tỷ lệ, 
không gian....
Các bước tiến hành:

1. Dùng các đường nét thẳng dài để khái 
quát hình đặc trưng của chỉnh thể, sau đó 
tiến hành vẽ ra độ nghiêng cơ bản của 
đại thể.
2. Căn cứ vào các mối quan hệ củav ật thể 
để vẽ ra giới tuyến của bộ phận tối và 
bộ phận sáng.
3. Tiến hành nghiên cứu và phân tích quan 

hệ thấu thị và kết cấu hình thể, đồng 
thời tiến hành đi sâu vào việc khắc hoạ.
4. Cuối cùng là tiến hành so sánh giữa mặt 
tối này với mặt tối kia, mặt sáng này với 
mặt sáng kia, mặt trước này với mặt 
trước kia.... để bề mặt của bản vẽ tạo 
thành một thể thống nhất.


 Chương 2:  Tỷ lệ và phương pháp phác hoạ cơ thể 
1.
Tỷ lệ ­ Phương pháp phác hoạ khuôn mặt
Thân thể người được chia làm 5 bộ phận lớn: Đầu, cổ, thân, chi trên và chi dưới.
Đầu phần ra: Sọ và mặt
Thân phân ra: Ngực, bụng, lưng, eo
Chi trên phân ra: vai, bắp tay, khuỷu tay, cẳng tay, cổ tay, bàn tay….
Chi dưới phân ra: hông, đùi, đầu gối, cẳng chân, mắt cá chân, bàn chân…
Theo tiêu chuẩn chung về  tỷ  lệ  chuẩn của người Châu Á, có chiều dài toàn thân 
khoảng 7,5 đầu. Đầu thứ  nhất từ  đỉnh đầu đế  cằm, đầu thứ  hai từ  cằm đến đầu 
ngực, đầu thứ 3 từ đầu ngực đến rốn, đầu thứ 4 từ rốn đến hết bộ phận sinh dục (  
đáy chậu). Từ đáy chậu đến qua khớp đầu gối là hai đầu, dưới khớp gối đến gót  
chân khoảng 1,5 đầu. Đây chỉ  là tỷ  lệ   ước lượng chung, nhưng khi vẽ  trên từng 
người mẫu cụ thể tỷ lệ này sẽ  thay đổi, nên việc quan sát, đo đạc trong quá trình  
vẽ là điều quan trọng và cần thiết đối với người học.
1.1. Tỷ lệ chuẩn khuôn mặt
Mặt người nhìn chính diện, chia làm 3 phần: 
­
Phần thứ nhất: từ đỉnh đầu xuống đến điểm cao nhất của lông mày
­
Phần thứ 2: Từ lông mày xuống đến hết chiều dài mũi.

­
Phần thứ  3: Từ  nhân trung đến hết cằm. Trong đó nhân trung chiếm 1/3 độ 
dài. Nhân trung là khoảng nối từ mũi xuống môi trên. Đường phân chia môi trên và 
môi dưới chính là đường chia đôi phần thứ 3 này thành 2 phần bằng nhau.
1.2.
hoạ 
­

Vẽ khuôn mặt các góc độ khác nhau

Phương   pháp   phác 
khuôn mặt
Vẽ   khuôn   mặt   chính 
diện


×