Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

Nghiên cứu lựa chọn và ứng dụng một số bài tập nhằm phát triển sức mạnh tốc độ trong chạy 100m cho học sinh nam lớp 10 trường THPT Tháp Chàm (Tỉnh Ninh Thuận)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (283.03 KB, 8 trang )

Kỷ yếu Hội nghị sinh viên NCKH

NGHIÊN CỨU LỰA CHỌN VÀ ỨNG DỤNG MỘT SỐ BÀI TẬP NHẰM
PHÁT TRIỂN SỨC MẠNH TỐC ĐỘ TRONG CHẠY 100M CHO HỌC SINH
NAM LỚP 10 TRƯỜNG THPT THÁP CHÀM (TỈNH NINH THUẬN)
Đồng Anh Luật
(SV năm 4, Khoa GD Thể chất)
GVHD: PGS-TS Đỗ Vĩnh
1. Mở đầu
1.1. Lý do chọn đề tài
Các môn thể thao nói chung và Điền kinh nói riêng là phương tiện của công tác
giáo dục thể chất. Việc nâng cao thành tích trong các môn thể thao nói chung và Điền
kinh nói riêng sẽ góp phần cho công tác giáo dục thể chất có hiệu quả và chất lượng.
Điền kinh là một môn học nội khóa trong các trường phổ thông các cấp, cao đẳng, đại
học và là môn thi đấu chính thức ở các kỳ Đại hội Thể dục Thể thao (TDTT) từ cấp
quận/huyện cho đến Trung ương, Hội khỏe Phù Đổng trong nước và các giải đấu khu
vực và quốc tế.
Thành tích chạy cự ly ngắn nói chung và thành tích chạy 100m nói riêng phụ
thuộc rất nhiều vào việc áp dụng các bài tập có hiệu quả và phù hợp, cho nên việc tìm
kiếm và lựa chọn các bài tập bổ trợ có ảnh hưởng đến thành tích chạy cự ly ngắn và
thành tích chạy 100m nói riêng để đổi mới phương pháp giảng dạy và huấn luyện tại
các trường phổ thông là điều hết sức cần thiết.
Xuất phát từ thực tiễn nêu trên và với những kinh nghiệm đã từng thi đấu ở các
cấp, chúng tôi rất muốn góp ít công sức của mình vào sự nghiệp phát triển thể thao
cũng như cải tiến phương pháp giảng dạy và huấn luyện. Do đó, chúng tôi mạnh dạn
chọn đề tài “Nghiên cứu lựa chọn và ứng dụng một số bài tập nhằm phát triển sức
mạnh tốc độ trong chạy 100m cho học sinh nam lớp 10 Trường Trung học phổ thông
(THPT) Tháp Chàm (tỉnh Ninh Thuận).
1.2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Lựa chọn một số bài tập phát triển sức mạnh tốc độ có hiệu quả nhằm nâng cao
thành tích học tập chạy 100m của học sinh nam lớp 10 Trường THPT Tháp Chàm (tỉnh


Ninh Thuận).
Để đạt được mục đích trên chúng chúng tôi giải quyết các nhiệm vụ sau:
+ Lựa chọn một số bài tập bổ trợ nhằm phát triển sức mạnh tốc độ trong chạy
100m.
+ Đánh giá hiệu quả và ứng dụng thực tiện các bài tập đã được lựa chọn.
2. Phương pháp và tổ chức nghiên cứu
2.1. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp tham khảo và tổng hợp tài liệu,
112


Năm học 2010– 2011

- Phương pháp phỏng vấn,
- Phương pháp quan sát sư phạm,
- Phương pháp kiểm tra sư phạm,
- Phương pháp thực nghiệm sư phạm,
- Phương pháp thống kê toán.
2.2. Tổ chức nghiên cứu
2.2.1. Đối tượng nghiên cứu: Các bài tập phát triển sức mạnh tốc độ trong cự ly
chạy 100m cho học sinh nam lớp 10 Trường THPT Tháp Chàm.
2.2.2. Khách thể nghiên cứu: 82 học sinh nam lớp 10 trường THPT Tháp Chàm,
được chia làm hai nhóm:
+ Nhóm thực nghiệm: 40 học sinh nam lớp 10 Trường THPT Tháp Chàm được
tập luyện theo chương trình thực nghiệm.
+ Nhóm đối chứng: 42 học sinh nam lớp 10 Trường THPT Tháp Chàm được tập
luyện theo chương trình nội khóa của Trường.
2.2.3. Địa điểm nghiên cứu
- Trường Đại học sư phạm TDTT TP Hồ Chí Minh,
- Trường THPT Tháp Chàm.

2.2.4. Kế hoạch nghiên cứu
Đề tài này được tiến hành từ 9-2010 đến tháng 4-2011
3. Kết quả nghiên cứu và bàn luận
3.1. Lựa chọn những bài tập phát triển mạnh tốc độ ở nội dung chạy 100m
3.1.1. Tìm hiểu các test đánh giá sức mạnh tốc độ
Để xác định được các test đánh giá sức mạnh tốc độ ở nội dung chạy 100m chúng
tôi tiến hành các bước sau:
Bước 1: Thu thập, thống kê tìm hiểu từ các chuyên gia, huấn luyện viên chạy cự
ly ngắn các test đã được sử dụng để đánh giá phát triển sức mạnh tốc độ ở nội dung
chạy 100m. Chúng tôi đã tập hợp được các test sau:
É Chạy 30m xuất phát cao (s),

É Bật xa ba bước đổi chân (m),

É Chạy 30m tốc độ cao (s),

É Bật xa tại chỗ (cm),

É Chạy 60m xuất phát cao (s),

É Bật cao tại chỗ (cm),

É Chạy 60m xuất phát thấp (s),

É Bật cóc 30m (s).

Bước 2: Phỏng vấn 30 giáo viên đang trực tiếp giảng dạy môn Thể dục trong các
trường THPT ở hai huyện Ninh Phước và Ninh Hải (tỉnh Ninh Thuận).
* Cách trả lời phiếu phỏng vấn theo ba mức:
- Thường xuyên sử dụng:

- Có sử dụng:

3 điểm
2 điểm
113


Kỷ yếu Hội nghị sinh viên NCKH

- Ít sử dụng:
1 điểm
Kết quả phỏng vấn được thể hiện ở bảng sau:
Bảng 1. Kết quả phỏng vấn các test đánh giá sức mạnh tốc độ ở nội dung chạy 100m
Kết quả phỏng vấn, (n = 30)
T
T
1

Tên các test

Thường xuyên
sử dụng
Số lượng
Điểm
20
60
27
81

Có sử dụng


Ít sử dụng

Số lượng
8
3

Điểm
16
6

Số lượng
2
0

Điểm
2
0

2

Chạy 30m xuất phát cao (s)
Chạy 30m tốc độ cao (s)

3

Chạy 60m xuất phát cao (s)

18


54

7

14

5

5

Chạy 60m xuất phát
thấp(s)
Bật ba bước đổi chân (m)
Bật xa tại chỗ (cm)
Bật cao tại chỗ (cm)

28

84

2

4

0

0

17
26

14

51
78
42

9
3
10

18
6
20

4
1
6

4
1
6

Bật cóc 30m (s)

13

39

7


14

10

10

4
5
6
7
8

Thống nhất với quan điểm đó ở mức tán đồng thường xuyên sử dụng, chúng tôi
chọn được 3 test đánh giá sức mạnh tốc độ ở nội dung chạy 100m có số điểm chiếm tỷ
lệ hơn 70 điểm, đó là các test:
- Chạy 30m tốc độ cao (s),
- Bật xa tại chỗ (cm),
- Chạy 60m xuất phát thấp (s).
3.1.2. Lựa chọn các bài tập nhằm phát triển sức mạnh tốc độ
Qua nghiên cứu, tổng hợp từ các tài liệu, chúng tôi tổng hợp được 12 bài tập
nhằm phát triển sức mạnh tốc độ ở nội dung chạy 100m cho học sinh nam lớp 10
Trường THPT Tháp Chàm (tỉnh Ninh Thuận) là:
- Bật lò cò 20m x 4 lần,
- Chạy đạp sau 3 x 20m,
- Chạy 30m tốc độ cao,
- Chạy 30m xuất phát cao,
- Chạy 60m xuất phát cao,
- Bật xa tại chỗ,
- Nâng cao đùi tại chỗ nhanh 30s,
- Bật hố cát hai gối thu chạm ngực,

- Bật ba bước không đà,
- Chạy 60m xuất phát thấp,
- Chạy gót chạm mông,
- Tại chỗ bật xa ba bước.
Tuy nhiên, để tìm ra các bài tập thường xuyên sử dụng trong thực tiễn giảng dạy,
sức mạnh tốc độ ở nội dung 100m cho học sinh nam lớp 10 Trường THPT Tháp Chàm
(tỉnh Ninh Thuận). 12 bài tập trên chúng chúng tôi soạn thảo thành phiếu và tiến hành
phỏng vấn các huấn luyện viên và các giáo viên trực tiếp đứng lớp, kết quả phỏng vấn
như bảng sau:

114


Năm học 2010– 2011

Bảng 2. Kết quả phỏng vấn các bài tập phát triển sức mạnh tốc độ ở nội dung chạy
100m cho học sinh nam lớp 10 trường THPT Tháp Chàm (tỉnh Ninh Thuận)
Số phiếu Số phiếu Số phiếu
TT
Tên bài tập
Tỷ lệ
phát ra
thu vào
đồng ý
1
Bật lò cò 20m x 4 lần
30
28
18
64%

2
Bật ba bước không đà
30
28
24
86%
3
Chạy 30m xuất phát cao
30
28
27
96%
4
Chạy 30m tốc độ cao
30
28
28
100%
5
Chạy 60m xuất phát cao
30
28
18
64%
6
Chạy 60m xuất phát thấp
30
28
28
100%

7
Bật xa tại chỗ
30
28
26
93%
8
Nâng cao đùi tại chỗ nhanh 30 s
30
28
27
96%
9
Bật hố cát hai gối thu chạm ngực
30
28
12
40%
10 Chạy đạp sau 3 x 20m
30
28
26
93%
11 Chạy gót chạm mông
30
28
16
57%
12 Tại chỗ bật xa ba bước
30

28
27
96%
Như vậy, theo nguyên tắc đã đề ra ở mục 3.1.1., chỉ lựa chọn những bài tập có
mức tán đồng (thường xuyên sử dụng) chiếm tỷ lệ 70% ý kiến trở lên sau phỏng vấn.
Kết quả chúng chúng tôi đã lựa chọn được 8 bài tập để ứng dụng vào bài tập nhằm phát
triển sức mạnh tốc độ ở nội dung chạy 100m cho học sinh nam lớp 10 Trường THPT
Tháp Chàm (tỉnh Ninh Thuận) là:
- Bật xa tại chỗ,
- Bật ba bước không đà,
- Nâng cao đùi tại chỗ nhanh 30 s,
- Chạy 30m xuất phát cao,
- Chạy đạp sau 3 x 20m,
- Chạy 30m tốc độ cao,
- Tại chỗ bật xa ba bước.
- Chạy 60m xuất phát thấp,
3.2. Ứng dụng và đánh giá trong thực tiễn
3.2.1. Đánh giá hiệu quả sử dụng các bài tập sức mạnh tốc độ ở nội dung chạy 100m
Kiểm nghiệm tính hiệu quả của hệ thống các bài tập phát triển sức mạnh tốc độ đã
được tiến hành thông qua quá trình thực nghiệm sư phạm.
Tổ chức thực nghiệm
Đối tượng tham gia thực nghiệm được chia thành hai nhóm:
Nhóm thực nghiệm: Được chúng chúng tôi chọn ngẫu nhiên gồm 40 em học sinh nam
lớp 10, thời gian tập luyện mỗi tuần 2 buổi, mỗi buổi 1 tiết, nội dung tập luyện sức mạnh do
chúng tôi biên soạn, dựa theo các bài tập nâng cao sức mạnh cơ chân đã được xác định ở
mục (bảng 2), và được thực hiện vào 20 phút đầu mỗi buổi tập.
Nhóm đối chứng: Gồm 42 em học sinh nam lớp 10, thời gian tập luyện mỗi tuần hai
buổi, mỗi buổi một tiết, nhóm này cũng được chúng tôi lựa chọn một cách ngẫu nhiên, thời
gian tập luyện cũng giống như nhóm thực nghiệm, nội dung tập luyện theo chương trình hiện


115


Kỷ yếu Hội nghị sinh viên NCKH

hữu của nhà trường vào đầu buổi tập và cũng được tiến hành trong hai mươi phút đầu của
buổi tập để phát triển sức mạnh tốc độ.
Kết quả so sánh sức mạnh tốc độ của hai nhóm thực nghiệm và đối chứng trước thực
nghiệm thể hiện ở bảng sau:
Bảng 3. So sánh sức mạnh tốc độ của hai nhóm thực nghiệm và đối chứng
trước khi tiến hành thực nghiệm
Test

X DC ±S
4.50±0.44
2.07±0.28

d

t

p

Chạy 30m tốc độ cao (s)
Bật xa tại chỗ (cm)

X TN ±S
4.44 ± 0.50
2.10±0.29


-0.06
0.03

0.50
0.54

>0.05
>0.05

Chạy 60m xuất phát thấp (s)

10.47±0.40

10.35±0.46

0.12

1.27

>0.05

Thành tích chạy 100m (s)

15.56±1.44

15.77±1.33

-0.21

0.70


>0.05

Ghi chú:
X TN : Giá trị trung bình của nhóm thực nghiệm
X DC : Giá trị trung bình của nhóm đối chứng
d: chênh lệch giữa 2 giá trị trung bình của nhóm thực nghiệm và đối chứng
t: giá trị t quan sát (t tính)
Kết quả ở bảng 3 cho thấy:
- Ở thành tích chạy 30 m tốc độ cao: Thành tích trung bình của nhóm thực nghiệm là
4.44”, của nhóm đối chứng là 4.50”, chênh nhau 0.06” nhưng sự khác biệt này không có ý
nghĩa thống kê (p>0.05).
- Ở thành tích bật xa tại chỗ: Thành tích trung bình của nhóm đối chứng là 2.07 cm và
của nhóm đối chứng là 2.10 cm, chênh lệch nhau 0.03 cm.
- Ở thành tích chạy 60m xuất phát thấp: Thành tích trung bình của nhóm thực nghiệm
là 10.47”, của nhóm đối chứng là 10.35”, chênh nhau 0.12”.
- Ở thành tích chạy 100m: Thành tích trung bình của nhóm thực nghiệm là 15.56”, của
nhóm đối chứng là 15.77”, chênh nhau 0.21”.
Nhưng những sự khác biệt trên không có ý nghĩa thống kê (p>0.05). Điều này chứng tỏ
thành tích của hai nhóm thực nghiệm và đối chứng tương đương nhau.
Kết quả so sánh sức mạnh tốc độ của hai nhóm thực nghiệm và đối chứng sau thực
nghiệm thể hiện ở bảng 4:
Bảng 4. So sánh sức mạnh tốc độ của hai nhóm thực nghiệm và đối chứng
sau khi tiến hành thực nghiệm
Test

X DC ±S
4.24±0.31

d


t

p

Chạy 30m tốc độ cao (s)

X TN ±S
4.12±0.27

-0.12

2.00

<0.05

Bật xa tại chỗ (cm)
Chạy 60m xuất phát thấp (s)

2.34±0.33
9.09±0.44

2.17±0.21
9.40±0.48

0.17
-0.31

2.83
3.10


<0.05
<0.05

Thành tích chạy 100m (s)

14.03±0.79

14.7±0.88

-0.67

3.72

<0.05

(t05 = 1.990)
116


Năm học 2010– 2011

Ghi chú:
X TN : Giá trị trung bình của nhóm thực nghiệm
X DC : Giá trị trung bình của nhóm đối chứng
d : Chênh lệch giữa 2 giá trị trung bình của nhóm thực nghiệm và đối chứng
t: giá trị t quan sát (t tính)

Số liệu ở bảng 4 cho thấy:
- Ở thành tích chạy 30m tốc độ cao: Thành tích trung bình của nhóm thực nghiệm là

4.12” tốt hơn của nhóm đối chứng 0.12” (thành tích của nhóm đối chứng là 4.24”).
- Ở thành tích bật xa tại chỗ: Thành tích trung bình của nhóm thực nghiệm là 2.34cm
tốt hơn của nhóm đối chứng 0.17cm (thành tích của nhóm đối chứng là 2.17cm).
- Ở thành tích chạy 60m xuất phát thấp: Thành tích trung bình của nhóm thực nghiệm
là 9.09” tốt hơn của nhóm đối chứng 0.31” (thành tích của nhóm đối chứng là 9.40”).
- Ở thành tích chạy 100m: Thành tích trung bình của nhóm thực nghiệm là 14.03” tốt
hơn của nhóm đối chứng 0.67” (thành tích của nhóm đối chứng là 14.70”).
Những khác biệt trên có ý nghĩa thống kê (p<0.05). Điều đó chứng tỏ các bài tập đã có
ảnh hưởng tốt đến khả năng chạy của nhóm thực nghiệm.
Như vậy, trước thực nghiệm trình độ mạnh tốc độ của hai nhóm thực nghiệm và đối
chứng không có sự khác biệt.
Để đánh giá rõ hơn hiệu quả của các bài tập đã được lựa chọn chúng chúng tôi tiến
hành so sánh nhịp tăng trưởng sức mạnh tốc độ của hai nhóm thực nghiệm và đối chứng sau
16 tuần thực nghiệm. Kết quả so sánh thể hiện ở bảng 5 và biểu đồ.
Bảng 5. Nhịp tăng trưởng sức mạnh tốc độ của hai nhóm thực nghiệm
và đối chứng sau 16 tuần thực nghiệm
TT Chỉ số
Nhóm X Tr
X SAU
TN
4.44
4.12
1
Chạy 30m TĐC (s)
ĐC
4.50
4.24
2
3
4


TN
ĐC
Chạy 60m xuất phát thấp TN
(s)
ĐC
TN
Thành tích chạy 100m (s)
ĐC
Bật xa tại chỗ (cm)

2.10
2.07
10.47
10.35
15.56
15.77

2.34
2.17
9.09
9.40
14.03
14.7

d
0.32

W
7.5


0.26

5.9

-0.24
-0.1
1.38
0.95
1.53
1.07

-10.8
-4.7
14.1
9.6
10.3
7.0

Ghi chú:
X Tr : Giá trị trung bình trước thực nghiệm
X SAU : Giá trị trung bình sau thực nghiệm
d: Chênh lệch giữa 2 giá trị trung bình trước và sau thực nghiệm
W: Nhịp tăng trưởng sau 16 tuần
Ở khả năng chạy 30m tốc độ cao: Ở nhóm thực nghiệm, thành tích trước thực nghiệm
là 4.44”, sau thực nghiệm là 4.12”, chênh lệch 0.32”, ứng với nhịp tăng trưởng là 7.5%.
117


Kỷ yếu Hội nghị sinh viên NCKH


Trong khi đó ở nhóm đối chứng, thành tích trước thực nghiệm là 4.50”, sau thực nghiệm là
4.24”, chênh lệch 0.26”, ứng với nhịp tăng trưởng là 5.9%.
Ở khả năng bật xa tại chỗ, ở nhóm thực nghiệm, thành tích trước thực nghiệm là 2.10
cm, sau thực nghiệm là 2.34 cm, chênh lệch 0.24 cm, ứng với nhịp tăng trưởng là 10.8%.
Trong khi đó ở nhóm đối chứng, thành tích trước thực nghiệm là 2.07cm, sau thực nghiệm là
2.17cm, chênh lệch 0.10cm, ứng với nhịp tăng trưởng là 4.7%.
Ở khả năng chạy 60m xuất phát thấp: Ở nhóm thực nghiệm, thành tích trước thực
nghiệm là 10.47”, sau thực nghiệm là 9.09”, chênh lệch 1.38”, ứng với nhịp tăng trưởng là
14.1%. Trong khi đó ở nhóm đối chứng, thành tích trước thực nghiệm là 10.35”, sau thực
nghiệm là 9.40”, chênh lệch 0.95”, ứng với nhịp tăng trưởng là 9.60%.
Ở khả năng chạy 100m: Ở nhóm thực nghiệm, thành tích trước thực nghiệm là 15.56”,
sau thực nghiệm là 14.03”, chênh lệch 1.53”, ứng với nhịp tăng trưởng là 10.3%. Trong khi
đó ở nhóm đối chứng, thành tích trước thực nghiệm là 15.77”, sau thực nghiệm là 14.70”,
chênh lệch 1.07” , ứng với nhịp tăng trưởng là 7%.
Như vậy thành tích của cả 2 nhóm đều có sự tăng trưởng, tuy nhiên sự tăng trưởng của
nhóm thực nghiệm cao hơn.
Nhìn chung, trình độ sức mạnh tốc độ của hai nhóm sau thời gian tập luyện đều tăng
tuy nhiên nhịp độ tăng trưởng của nhóm thực nghiệm cao hơn. Điều đó một lần nữa khẳng
định tính hiệu quả của các bài tập đã được lựa chọn.

Nhịp tăng trưởng sức mạnh tốc độ của hai nhóm thực nghiệm
và đối chứng sau 16 tuần thực nghiệm.
Tất cả những phân tích trên chứng tỏ rằng, việc áp dụng hệ thống các bài tập phát triển
sức mạnh tốc độ vào tập luyện ở đối tượng nghiên cứu nhằm mục đích nâng cao thành tích ở
nội dung chạy 100m đã phản ánh tính hiệu quả rất rõ rệt.
4. Kết luận và kiến nghị
4.1. Kết luận
Kết quả nghiên cứu cho phép chúng chúng tôi đưa ra một số kết luận như sau:
Đề tài bước đầu xác định 3 test đánh giá sức mạnh tốc độ ở nội dung chạy 100m của

nam học sinh lớp 10 Trường THPT Tháp Chàm (tỉnh Ninh Thuận), gồm:
- Chạy 30m tốc độ cao (s).
- Bật xa tại chỗ (cm).
- Chạy 60m xuất phát thấp (s).
118


Năm học 2010– 2011

Đề tài đã xác định được 8 bài tập để giảng dạy và huấn luyện nhằm phát triển sức mạnh
tốc độ ở nội dung chạy 100m cho nam học sinh lớp 10 trường THPT Tháp Chàm gồm:
- Bật xa tại chỗ,
- Bật ba bước không đà,
- Nâng cao đùi tại chỗ nhanh 30 s,
- Chạy 30m xuất phát cao,
- Chạy đạp sau 3 x 20m,
- Chạy 30m tốc độ cao,
- Chạy 60m xuất phát thấp,
- Tại chỗ bật xa ba bước.
Những bài tập này đã chứng tỏ được hiệu quả qua thực tế ứng dụng.
4.2. Kiến nghị
Đề nghị ban giám hiệu và tổ trưởng bộ môn thể dục cho phép áp dụng 3 test mà
chúng tôi đã nghiên cứu trong đề tài để đánh giá sức mạnh tốc độ ở nội dung chạy
100m cho đối tượng là nam học sinh lớp 10 Trường THPT Tháp Chàm.
Có thể ứng dụng 8 bài tập đã được đề xuất trong đề tài để phát triển sức mạnh tốc
độ cho nội dung chạy 100m cho đối tượng nam học sinh với điều kiện xây dựng kế
hoạch một cách cụ thể và có hệ thống.
Cần tiếp tục nghiên cứu các bài tập phát triển sức mạnh tốc độ ở nội dung chạy
100m cho đối tượng là nữ học sinh ở các độ tuổi khác nhau, cũng như các tố chất thể
lực khác, để từ đó hình thành một hệ thống bài tập hoàn thiện có thể phát triển toàn

diện và có hiệu quả trình độ nam - nữ học sinh, từ đó góp phần nâng cao chất lượng
giảng dạy.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Lê Bửu, Dương Nghiệp Chí, Nguyễn Hiệp (1983), Lý Luận và phương pháp huấn
luyện thể thao, Sở Thể dục Thể thao TP HCM.
2. Trịnh Trung Hiếu (1994), Phương pháp giảng dạy thể thao trong nhà trường, Nxb Thể
dục Thể thao Hà Nội.
3. Quang Hưng (2004), Bài tập chuyên môn trong điền kinh, Nxb Thể dục Thể thao Hà
Nội.
4. Lê Quý Phượng, Đặng Quốc Bảo (2002), Cơ sở y sinh học của tập luyện thể dục thể
thao vì sức khỏe, Nxb Thể dục Thể thao Hà Nội.
5. Trịnh Hùng Thanh (1999), Đặc điểm sinh lý các môn thể thao, Nxb Thể dục Thể thao
Hà Nội.
6. Nguyễn Thế Truyền, Nguyễn Kim Minh, Trần Quốc Tuấn (2002), Tiêu chuẩn đánh giá
trình độ tập luyện trong tuyển chọn và huấn luyện thể thao, Nxb Thể dục Thể thao Hà
Nội.
7. Nguyễn Toán (1998), Cơ sở lý luận và phương pháp đào tạo vận động viên, Nxb Thể
dục Thể thao Hà Nội.
8. Đỗ Vĩnh (2005), Đề cương bài giảng Đo lường Thể thao.
9. Đỗ Vĩnh (2008), Giáo trình Thống kê học trong TDTT.
10. Đỗ Vĩnh (2010), Tâm lý học thể thao.
11. Đỗ Vĩnh (2002), Đề cương các bài giảng cho các lớp cao học.

119



×