Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

Tìm hiểu về cách xưng hô trong gia đình và xã hội của người Hàn Quốc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.04 MB, 8 trang )

HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN KHOA HÀN LẦN THỨ 5

Tháng 3 - 2011

TÌM HIỂU VỀ CÁCH XƯNG HÔ TRONG GIA ĐÌNH VÀ XÃ
HỘI CỦA NGƯỜI HÀN QUỐC
SVTH: Hoàng Thị Vân Anh, Nguyễn Như Ngọc Huyền
Lưu Minh Trà,Tạ Thu Hà (2H09)
GVHD: Th.s Phạm Thị Ngọc
I.

ĐẶT VẤN ĐỀ
1.

Lí do chọn đề tài

Hàn Quốc cũng như Việt Nam và các quốc gia Á Đông khác, rất coi trọng mối
quan hệ trong gia đình, xã hội và có những quy định nghiêm ngặt trong cách xưng hô
giữa người trên và người dưới. Hàn Quốc là một quốc gia có truyền thống văn hóa lâu
đời mang đậm dấu ấn của Nho Giáo.Đạo hiếu được xem là điều thiêng liêng nhất trong
số những giá trị đạo đức của Nho giáo. Mặt khác, trong gia đình Hàn Quốc, chế độ gia
trưởng trong gia đình rất được đề cao,tôn ti trật tự trong gia đình rất được chú trọng.Vì
vậy, giữa người trên và người dưới luôn phải có cách xưng hô kính trọng, mang tính
quy định nghiêm ngặt, phải thể hiện rõ ngôi thứ,vai vế,kính trên nhường dưới.
Người Hàn Quốc cũng coi gia đình là nhân tố quan trọng nhất và là nền tảng tạo
ra xã hội. Gia đình chính là một xã hội thu nhỏ. Trong xã hội Hàn Quốc truyền thống,
một gia đình điển hình thường bao gồm các thành viên thuộc ba, bốn thế hệ cùng sống
chung trong một mái nhà. Do đó các mối quan hệ cùng vì vậy trở nên phức tạp và nảy
sinh việc phân biệt bằng cách xưng hô. Văn hóa xưng hô là một trong những nét đặc
trưng trong văn hóa của người Hàn Quốc. Các thế hệ sống chung dưới một mái nhà với
các mối quan hệ như: ông bà - cha mẹ; ông bà - cháu; cha mẹ - con cái; anh chị em với


nhau... những cách xưng hô tương ứng đã tạo nên nét đặc trưng văn hóa xưng hô của
người Hàn.Đây được xem là một nề nếp gia phong trong gia đình của người Hàn Quốc
nói riêng và của văn hóa Nho giáo nói chung.Nhờ cách xưng hô đặc trưng này mà vai
vế.tôn ti trật tự trong gia đình cũng nhưh ngoài xã hội đã được thể hiện khá rõ ràng.
Trong mối quan hệ xã hội, người có kinh nghiệm hơn và người ít kinh nghiệm,
cấp trên và cấp dưới, người không quen biết hay người quen biết cũng có những quy
định xưng hô khác nhau .qua cách xưng hô đó chúng ta có thể thể hiện được sự lễ phép,
tôn kính,khiêm nhường đối với người nghe. Cách xưng hô trong gia đình và ngoài xã
hội của người Hàn và người Việt có những điểm tương đồng và khác biệt.
Chúng tôi chọn đề tài nghiên cứu này để có cái nhìn sâu sắc và tổng quát hơn về
cách xưng hô trong đời sống gia đình của người Hàn quốc, cũng như trong giao tiếp
ngoài xã hội. Hy vọng bài nghiên cứu này sẽ giúp những người học cũng như khi giap
tiếp với người Hàn Quốc có thể tránh những sai sót không đáng có.

44


HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN KHOA HÀN LẦN THỨ 5

2.

Tháng 3 - 2011

Phạm vi nghiên cứu và phương thức nghiên cứu

Do mới là sinh viên năm thứ 2 nên phạm vi nghiên cứu cong hạn chế nên trong
bài nghiên cứu này, chúng tôi xin đề cập chính đến những quy tắc xưng hô trong gia
đình và quy tắc xưng hô trong xã hội. Qua đó,so sánh với ngôn ngữ xưng hô của Việt
Nam để thấy được sự tương dồng và khác biệt giữa 2 quốc gia cùng chịu ảnh hưởng của
nên nho giáo.

Chúng tôi đã nghiên cứu dựa trên những tài liệu đã có từ sách báo,internet…đồng
thời khảo sát, phân tích, so sánh đối chiếu với cách xưng hô của người Việt Nam và tìm
hỏi ý kiến giáo viên và người Hàn Quốc đang sống tại Việt Nam.
II.

NỘI DUNG
1. Giới thiệu sơ lược về đất nước và văn hóa Hàn Quốc

Hàn Quốc nằm trên bán đảo Triều Tiên, nằm trong khu vực bị ảnh hưởng bới văn
hóaTrung Quốc. Cũng như Việt Nam, người Hàn Quốc vay mượn chữ hán của Trung
Quốc để tạo ra ngôn ngữ riêng vói những nét đặc thù khác biệt so với vă hóa gốc.
Những thay đổi to lớn diễn ra ở châu Á và thế giới nửa sau thế kỷ 20 được cảm
nhận rõ trong lối sống hàng ngày của mỗi người dân Triều Tiên. Các phong tục tập quán
có nhiều thay đổi lớn do quá trình hiện đại hoá xã hội diễn ra nhanh chóng.Tuy nhiên,
bất chấp những thay đổi này, người Hàn Quốc vẫn ging giữ và bảo tồn được nhưng văn
hóa truyền thống lâu đời.Do ảnh hưởng từ Nho giáo,người Hàn Quốc rất coi trọng cách
xưng hô.Chính vì vậy, nó đã trở thành văn hóa xưng hô mang tính đặc trưng riêng biệt
của người Hàn Quốc
2.Cách xưng hô của người Hàn Quốc
2.1.Cách xưng hô trong xã hội
Khái niệm căn bản làm nền tảng cho cách xưng hô của người Hàn Quốc bắt
nguồn từ đạo Khổng.Thông qua giao tiếp có thể biết được vai vế,vị trí trong xã hội
giữa người nói và người nghe.vì vậy chúng tôi chia thành 3 quan điểm như sau:
-

Người này có thể có nhiều quyền lưc hơn người kia

-

Người này có thể lớn tuổi hơn người kia


-

Địa vị xã hội của người này có thể thấp hơn nguời kia.

Người Hàn Quốc rất để ý đến cách thức xưng hô. Một người được cho là lớn tuổi,
có nhiều quyền lực, có địa vị xã hội sẽ đưọc mọi người bày tỏ lòng kính trọng qua ngôn
ngữ giao tiếp. Những người muốn học tiếng Hàn Quốc phải biết rằng người Hàn Quốc
không phải lúc nào cũng sử dụng cách nói trang trọng với moi người ở mức độ ngang
nhau. Ngôn ngữ Hàn Quốc sẽ chứng minh sự khác biệt này. Khi giao tiếp, người nói
phải đoán biết địa vị xã hội,tuổi tác của người mình muốn giao tiếp để có thể xưng hô

45


Tháng 3 - 2011

HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN KHOA HÀN LẦN THỨ 5

với người đó một cách thích hợp. Tùy vào từng trường hợp, chúng ta sẽ sử dụng những
phương thức xưng hô khác nhau:
a. Danh từ chỉ chức danh nghề nghiệp, xưng hô + 님: chỉ sự tôn kính, tôn trọng
người đó.
Ví dụ:
Giám đốc: 사장 = 사장님
Thày/cô giáo: 선생 = 선생님.
b. Tên, họ và tên + 씨: là cách xưng hô lịch sự, khách sáo.
Ví dụ:
Cô Kim: 김씨
Anh Park Eun Sik: 박은식씨

c. Tên/họ và tên + Chức danh: là cách xưng hô lịch sự, trang trọng.
Ví dụ:
Giáo sư Kim il Kwon: 김일권 교수님.
d. Sử dụng đại từ nhân xưng để giao tiếp.
Các đại từ nhân xưng trong tiếng Hàn có thể bày tỏ sự tôn kính, kính trọng người
nghe. Tùy theo mức độ tôn kính hay lịch sự mà các đại từ có thể được chia thành ba
mức độ khác nhau: cao nhất (높임말), thường (예사말), và thấp (낮춤말). Ở ngôi thứ
ba, chúng ta có thể phân biệt thành đại từ “nghi vấn - bất định”, và đại từ “mơ hồ”. Đại
từ “nghi vấn – bất định”là đại từ chỉ người có đặc điểm nhận dạng chưa được biết, và
đại từ “mơ hồ”là đại từ chỉ một người trong một nhóm người một cách mơ hồ”.
Bảng đại từ nhân xưng
구불
Phân loại

계층
Cấp độ

1 인칭
높임말
Ngôi thứ nhất Cao
낮춤말
Ngang
thấp
2 인칭
Ngôi thứ 2

46

단수
Số ít



Tôi, tớ, cháu

bằng, Tôi, tớ, tao

높임말
Cao
낮춤말
Ngang bằng,
thấp

선생,어른, 어르신
Ông, các ngài
너, 자 네, 그 대
Bạn, ông

복수
Số nhiều
우리(들)
Chúng tôi, chúng tớ,
chúng cháu
저희(들)
Chúng tôi, chúng tớ,
chúng tao
선생들,어른들,어르신

Các ông, các ngài
너희(들),자네들,
그대들

Các bạn


HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN KHOA HÀN LẦN THỨ 5

3 인칭
Ngôi thứ 3

높임말
이 분, 그 분, 저 분
Cao
Người này, người đó
낮춤말
Theo chức vụ: 사장님,
Ngang,
bằng, 선생님. 아이, 그이,
thấp
저이
미지칭
Người này, người đó
Nghi vấn – bất 누, 누구
định
Ai, ai đó
부정칭
Mơ hồ

Tháng 3 - 2011

이 분들, 그 분들, 저
분들

Những
người
này,
những người đó
이들, 이이들, 그이들,
저들, 저이들, 그들
Những
người
này,
nhừng người đó

아무, 아무개
Bất kì ai, bất kì người
nào đó
어떤사람: người nào đó

Trong xã hội Hàn Quốc còn tồn tại một cặp quan hệ là: 선배(người học ở khóa
trên) và 후배(người học ở khóa dưới). Có những trường hợp 선배 ít tuổi hơn nhưng
trong mối quan hệ xã hôi thì những người đi trước được coi là người trên nên dù 후배
có nhiều tuổi hơn nhưng vẫn phải sử dụng lối xưng hô bày tỏ sự kính trọng và không
nên dùng 반말.
Tuy nhiên,có nói thêm về vấn đề xưng hô ngoài xã hội,trong một số trường
hợp,ngôn ngữ xưng hô trong gia đình có thể thay thế cho ngôn ngữ xưng hô trong xã hội
(như bố là giám đốc, trong công ty, vẫn gọi bố chứ ko gọi chủ tịch) điều này thể hiện
văn hóa xã hội hóa gia đình của những quốc gia châu Á; thân mật hóa các mối quan hệ
xã hội thành mối quan hệ gia đình bằng ngôn ngữ xưng hô của gia đình: anh,chú,bác…
2.2. Cách xưng hô trong gia đình.
Sinh hoạt gia đình của Hàn Quốc có những đặc trưng nhất định, khác với các quốc
gia khác. Nếu hiểu và biết được cách xưng hô trong gia đình của người Hàn Quốc thì có
thể hòa nhập vào sinh hoạt đời thường của người Hàn dễ dàng hơn.

Ở Hàn Quốc, trong mối quan hệ gia đình có cách xưng hô lễ phép với nhau. Tùy
theo mối quan hệ trong gia đình mà người Hàn Quốc xưng hô theo đúng tôn ti trật tự.
So với các thứ tiếng khác, cách thức xưng hô trong gia đình của người Hàn có phần
phức tạp và rắc rối hơn.
Ngay trong mối quan hệ vợ chồng, người Hàn cũng có rất nhiều cách gọi khác
nhau. Người Hàn Quốc thường dùng 여보 là cách gọi thân mật để gọi chung cho cả
chồng và vợ. Ngoài ra, người ta cũng có thể gọi vợ bằng 아내 hoặc “tên con”+ 엄마,
gọi chồng là 남편 hoặc “tên con”+ 아빠.
Nét khác biệt trong cách xưng hô của người Hàn khác với người Việt là người
Hàn còn xét theo giới tính để xưng hô. Chúng tôi xin chỉ ra sự khác biệt về xưng hô của
nam và nữ thông qua sơ đồ sau:

47


Tháng 3 - 2011

HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN KHOA HÀN LẦN THỨ 5

Khi chủ thể là nam:

Chú thích:
Cặp
1
1’
2.a
2

2b
2c

2d
2b’
2c’

2a0
2a1
2a2

2a3
48

Tên gọi
할아버지:Ông nội
할머니: Bà Nội
외할아버지:Ông ngoại
외할머니: Bà ngoại
아버지: Bố
어머니: Mẹ
고모: Cô ruột
고모부:Chú
큰아버지:Bác trai ruột
큰어머니:Bác gái
작은아버지:Chú ruột
. 작은어머니:Thím
이모: Dì
이모부: Chú
외삼촌: Cậu
외속모: Mợ
나: Tôi
여동생:Em gái

대제:Em rể
남동생: Em trai
제수:Em dâu
누나: Chị gái
대형:Anh rể

Tên khác
할아버님
할머님
외할아버님
할머님
아버님
어머님
아주머님
아주버님
큰아버님/배부님
큰어머님/배모님
작은아버님/숙부님
작은어머님/숙모님
외아주머님
외아주버님
외아주버님
외아주머님
아가씨
서방님
미혼: 도련님
기혼:서방님
동서
형님
아주버님



HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN KHOA HÀN LẦN THỨ 5

2a4

형 Anh trai
형수:Chị dâu
사촌누나:Chị họ
사촌누나의 남편: Anh rể

2c1

2c2

Tháng 3 - 2011

아주버님
형님
시 사촌누나/형님
시 사촌누나의 남편

사촌동생: Em họ
사촌동생의 남편: Em rể

사촌누이
미혼:아가씨
기혼:서방댁
사촌누이의 남편
외사촌:Em họ

시외사촌
외사촌의 안내:Em dâu
시외사촌댁
외사촌누이: Chị họ ngoại 시외사촌누이
미혼:아가씨
외사촌누이의 남편:Anh 기혼:--서방댁
rể

2b’1
2b’2

Khi chủ thể là nữ

Chú thích:
Cặp
1
1’
2.a
2

2b
2c
2d

Tên gọi
할아버지:Ông nội
할머니: Bà Nội
외할아버지:Ông ngoại
외할머니: Bà ngoại
아버지: Bố

어머니: Mẹ
고모: Cô ruột
고모부:Chú
큰아버지:Bác trai ruột
큰어머니:Bác gái
.작은아버지:Chú
ruột

Tên khác
할아버님
할머님
외할아버님
할머님
아버님
어머님
처고모님
처고모부
처백부님
처백모님
처숙부님
처숙모님
49


HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN KHOA HÀN LẦN THỨ 5

2b’
2c’
2a0
2a1

2a2
2a3
2a4
2c1
2b’1

. 작은어머니:Thím
이모: Dì
이모부: Chú
외삼촌: Cậu
외속모: Mợ
나: Tôi
언니: Chị gái
형부: Anh rể
오빠: Anh trai
새언니:Chị dâu
남동생: Em trai
울케: Em dâu
여동생: Em gái
제부: Em rể
사촌:Anh họ
사촌의 안내: Chị dâu
외사촌:Em họ
외사촌의 안내:Em dâu

Tháng 3 - 2011

처이모님:
처이모부
외아주버님

외아주머님
처형
형님
형님
아주머니
처남
처남댁
처제
동서
처사촌
처사촌댁
처외사촌
처외사촌댁

Nhìn vào 2 sơ đồ trên, chúng ta có thể thấy rõ sự khác nhau trong cách xưng hô
của con trai và con gái. Bên cạnh đấy, chúng tôi đã so sánh đối chiếu với cách xưng hô
trong gia đình của người Việt để tìm được từ xưng hô tương ứng. Qua đó chúng ta thấy
được sự tương đồng trong văn hóa xưng hô của 2 quốc gia cùng bị ảnh hưởng bởi Nho
giáo.

III.

KẾT LUẬN

Sau quá trình nghiên cứu,chúng tôi xin đưa ra một số kết luận tổng kết như sau:
Ngôn ngữ xưng hô trong gia đình Hàn Quốc rất đa dạng,phong phú,mỗi người đều
có một vị trí trong gia đình, và được gắn cho mình một hay nhiều vai vế nhất định tùy
theo hoàn cảnh,mối quan hệ trong gia đình, đại gai đình,và mối quan hệ họ
hàng…Những từ xưng hô là để thể hiện sự kính trọng của bề dưới với bề trên,hay thể
hiện sự tôn trọng của người trên với người dưới.

Trong một số trường hợp như giao tiếp ngoài xã hội, ngôn ngữ xưng hô trong gia
đình có thể thay thế cho ngôn ngữ xưng hô trong xã hội,các mối quan hệ ngoài xã hội
được thân mật hóa. Ngoài ra,ngôn ngữ xưng hô còn thể hiện được tình cảm của người
nói với người nghe thông qua cách nói cũng như phụ từ thêm vào sau: 님,이,씨,…Tùy
trường hợp cụ thể ngoài xã hội mà ta cần có ngôn ngữ xưng hô thích hợp,để tránh gây
hiểu nhầm cũng như thể hiện sự tôn trọng đối với người nghe.
Cũng chịu ảnh hưởng của Nho giáo mà văn hóa xưng hô về mối quan hệ trong gia
đình và xã hội của người Việt Nam và Hàn Quốc cũng có rất nhiều điểm tương đồng,
nhờ đó mà việc tiếp nhận, tiếp thu cũng sẽ đơn giản hơn.

50


HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN KHOA HÀN LẦN THỨ 5

Tháng 3 - 2011

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Các điểm trọng yếu trong ngữ pháp Tiếng Hàn – NXB Tổng hợp TP HCM –
2. Biên soạn: Hoàn Vũ

3. www.thongtinhanquoc.com
4. www.vicka.vn
5. www. vi.wikipedia.org

51




×