Tải bản đầy đủ (.pdf) (12 trang)

Ảnh hưởng của từ gốc Hán trong tiếng Hàn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (926.88 KB, 12 trang )

HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN KHOA HÀN LẦN THỨ 5

Tháng 3 - 2011

ẢNH HƯỞNG CỦA TỪ GỐC HÁN TRONG TIẾNG HÀN
SVTH: Đặng Thị Thu Thảo, Đặng Thị Thắm(1H-09)
GVHD: Th.s Phạm Thị Ngọc
I.

ĐẶT VẤN ĐỀ

Trong xu thế Việt Nam đang mở rộng giao lưu và hội nhập với các quốc gia và
khu vực trên thế giới, ngoại ngữ là một yêu cầu vô cùng cần thiết. Hiện nay, có rất nhiều
doanh nghiệp, công ty Hàn Quốc đang đầu tư và hoạt động tại Việt Nam, so với các
nước khác, Hàn Quốc đang là nước có nguồn đầu tư lớn thứ hai ở nước ta. Chính vì vậy
nhu cầu học tiếng Hàn đang là một nhu cầu cần thiết và tất yếu.
Trong bất cứ một ngôn ngữ nào từ vựng cũng đóng vai trò rất quan trọng. Do đó
để có thể sử dụng ngoại ngữ một cách trôi chảy người học phải trang bị cho mình không
chỉ là một hệ thống ngữ pháp đầy đủ mà còn cần một kho từ vựng phong phú.
Trung Quốc là quốc gia có ảnh hưởng lớn không chỉ về chính trị, kinh tế mà còn
về cả văn hoá và xã hội đối với các nước phương Đông. Trong đó ngôn ngữ là một lĩnh
vực không thể không nhắc đến. Từ xưa Hán tự đã thâm nhập và có ảnh hưởng lớn trong
tiếng Hàn Quốc. Bởi khoảng 70% từ vựng trong tiếng Hàn được tạo từ gốc Hán, nên khi
học từ vựng tiếng Hàn, Hán tự là điều không thể bỏ qua. Chính vì vậy bài nghiên cứu
này của chúng tôi xin được đề cập đến một vấn đề nhỏ trong từ vựng tiếng Hàn đó là
“Ảnh hưởng của từ gốc Hán trong tiếng Hàn”.
Là những sinh viên đang học tập về tiếng Hàn trong khoa tiếng Hàn Quốc, mục
đích của chúng tôi khi làm bài nghiên cứu này trước hết nhằm trau dồi thêm kiến thức,
phục vụ bổ ích cho việc học, cũng nhằm giúp những người mới học và muốn tìm hiểu
về tiếng Hàn có thể trau dồi thêm một số kiến thức về Hán tự trong tiếng Hàn, đồng thời
củng cố được khả năng từ vựng trong tiếng Hàn Quốc. Qua đây, có thể biết được các từ


gốc Hán, từ đó có thể hiểu được nghĩa của từ một cách chính xác và dễ dàng.
Từ vựng là một đề tài nghiên cứu rộng mở trong lĩnh vực ngôn ngữ. Tuy nhiên vì
là những sinh viên đang học tập về chuyên ngành tiếng Hàn Quốc nên bài nghiên cứu
này chúng tôi chỉ đề cập đến một khía cạnh nhỏ của từ vựng. Dựa trên những nghiên
cứu, tài liệu đã có trước, bằng phương thức khảo sát, phân tích, tổng hợp và đưa ra
những hiểu biết cơ bản về Hán tự, chúng tôi xin trình bày về một số yếu tố cơ bản liên
quan đến Hán tự trong tiếng Hàn, bài viết đã nêu ra những khái quát, ảnh hưởng của
Hán tự, cũng như mối quan hệ, đặc điểm và hệ thống về Hán tự trong tiếng Hàn hiện đại
II.

NỘI DUNG:

1.

Lịch sử và quá trình phát triển của tiếng Hàn Quốc:

Hàn Quốc là một trong ít những dân tộc trên thế giới có niềm tự hào lớn về ngôn
ngữ của đất nước mình. Tất cả các dân tộc Hàn Quốc đều nói chung một thứ ngôn ngữ,
159


HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN KHOA HÀN LẦN THỨ 5

Tháng 3 - 2011

các nhà ngôn ngữ học và các nhà dân tộc học đã xếp tiếng Hàn Quốc thuộc loại ngôn
ngữ An-tai (trong đó bao gồm cả tiềng Thổ nhĩ Khì, tiếng Mông Cổ và tiêng TunusMãn Châu).
Vào khoảng thế kỉ thứ 15, trước khi bảng chữ cái Hangul được phát minh, người
Hàn Quốc dùng chữ Hán để ghi âm tiếng nói của mình, nhưng vì chữ Hán quá khó đọc
và khó viết nên chỉ tầng lớp quý tộc và quan lại có thể hiểu và sử dụng được. Xuất phát

từ ý thức dân tộc mình phải có một hệ thống chữ viết để biểu đạt ngôn ngữ hàng ngày,
đặc biệt là suy nghĩ mong muốn cho toàn bộ thần dân có thể học và đọc được chữ một
cách dễ dàng, đồng thời muốn đẩy lùi sự Hán hoá và tạo ra nét riêng của dân tộc, vua
Sejong cùng các học giả trong Tập Hiền Điện đã sáng chế ra chữ Hangul. Trong các
quần thần lúc đó, có nhiều người ủng hộ và giúp đỡ ông, nhưng cũng có một bộ phận
vốn là những quý tộc đã không những không hưởng ứng ý tưởng của ông trong việc chế
tạo ra chữ Hangeul mà còn có nhiều ý kiến chống đối ông. Thời điểm đó, giai cấp thống
trị và quý tộc cho rằng họ cần phải bảo vệ sự độc quyền của họ trong học vấn bằng cách
tiếp tục sử dụng hệ thống chữ Hán. Tuy nhiên, vượt qua những trở ngại trên, vua Sejong
vẫn cương quyết đẩy mạnh sự phát triển của bảng chữ cái Hangeul. Cuối cùng chữ
Hangul được sáng lập ra năm 1443 và được ban bố vào năm 1446. Trong những nỗ lực
nhằm phát minh ra một hệ thống chữ viết của người Hàn Quốc, vua Sejong đã nghiên
cứu nhiều hệ thống chữ viết khác nhau trong đó có chứ Hán cổ, chữ Uighur và hệ thống
chữ viết cổ của người Mông Cổ. Tuy nhiên, hệ thống mà ông đã quyết định lựa chọn
chủ yếu là dựa trên ngữ âm học. Trên tất cả, hệ thống này được phát minh và sử dụng
theo một nguyên lí sự phân chia ba phần âm tiết, bao gồm chữ cái đầu, chữ cái giữa và
chữ cái cuối, khác với sự phân chia làm hai của âm tiết trong ngữ âm học của tiếng Hán
cổ. Nguyên lúc đầu chữ Hangul được đặt tên là 훈민정음(Hunmin-chongum), nghĩa là
những âm chuẩn, âm đúng dùng để truyền bá, để dạy cho dân chúng. Mãi đến thế kỉ XX,
từ năm 1913, tên gọi Hangul mới được định ra và sử dụng rộng rãi. Và sự ra đời của
bảng chữ cái này đã đánh dấu bước ngoặt quan trọng trong lịch sử dân tộc Hàn. Có thể
thấy đây không chỉ là một sự sáng tạo độc đáo trong khoa học, mà còn là thành tựu văn
hoá đáng tự hào nhất của người Hàn Quốc. Chữ Hangul đã được UNESCO công nhận là
di sản văn hoá thế giới bởi tính s áng tạo cũng như tính khoa học của nó.
2. Khái quát bảng chữ cái tiếng Hàn Quốc:
Về nguyên lý tạo hình của chữ Hangul có thể giải thích ở cả hai góc độ ngôn ngữ
học và triết học. Người ta tạo ra một số con chữ cơ bản và dựa theo những ngôn ngữ
này để hình thành nên những chữ cái còn lại và tạo thành vô vàn những nhóm âm tiết
khác nhau. Theo nhận xét của Giáo sư Lê Quang Thiêm, chữ Hangul là”hệ thống văn tự
ghi âm-chữ viết ngữ âm học-có khả năng ghi âm, phiên âm bất kỳ một loại âm nào. Có

lời chào đón, ca ngợi của một số nhà ngôn ngữ học, cho rằng nó là một hệ thống chữ
viết khoa học nhất trên thế giới. Ưu điểm nổi bật là nó cực kì đơn giản và dễ đọc”. Vì
thế việc sáng tạo ra chữ Hangul đã có đóng góp to lớn đối với tỉ lệ biết chữ của người
dân Hàn Quốc.
160


HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN KHOA HÀN LẦN THỨ 5

Tháng 3 - 2011

2.1.H ệ thống nguyên âm:


Hệ thống nguyên âm:

Bao gồm 21 nguyên âm, trong đó có 14 nguyên âm đơn và 7 nguyên âm kép.
Nguyên âm đơn gồm có: ㅏ, ㅓ, ㅜ, ㅗ, ㅡ, ㅣ, ㅐ, ㅔ, ㅑ, ㅕ, ㅠ, ㅛ, ㅒ, ㅖ.
Nguyên âm kép gồm có: ㅘ, ㅙ, ㅚ, ㅝ, ㅞ, ㅟ,ㅢ.
Đa số các ký tự biểu thị nguyên âm này được tổ hợp nên từ ba ký tự nguyên âm cơ
bản sau:
“•“là tượng trưng cho hình tròn của bầu trời, biểu thị cho nguyên âm /Λ/
“⎯“là tượng trưng cho bề mặt bằng phẳng của đất, biểu thị cho nguyên âm //
“⏐“là tượng trưng cho con người, biểu thị cho nguyên âm /i/
Các nguyên âm còn lại được ghép với nhau tạo ra các nguyên âm đôi và nguyên
âm ba.


Hệ thống phụ âm:


Tiếng Hàn Quốc có 19 phụ âm, trong đó có 14 phụ âm đơn ký tự (phụ âm mang
một ký tự) và 5 phụ âm lặp (phụ âm mang hai ký tự giống nhau). Chữ cái cho các phụ
âm tiếng Hàn, trước hết là những chữ cơ bản, được tạo nên theo những tượng hình, mô
phỏng hình dáng của các cơ quan phát âm. Sau đó, bằng cách thêm nét vào những chữ
cơ bản này, mà các chữ cái phụ âm khác được hình thành. Các phụ âm được phân loại
căn cứ theo vị trí và phương thức cấu âm theo bảng sau:
Âm môi
Âm răng
Âm ngạc Âm ngạc Âm hầu
cứng
mềm
Âm Âm



tắc thường
Âm



căng
Âm



bật hơi
Âm Âm

tắc thường
xát Âm


căng
Âm

bật hơi
Âm Âm


xát thường
Âm

căng
Âm trơn



Âm mũi

161


HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN KHOA HÀN LẦN THỨ 5

Tháng 3 - 2011

Căn cứ vào bảng phân loại phụ âm trên, có thể rút ra một số đặc điểm trong phụ
âm tiếng Hàn như sau:
Đặc trưng của phụ âm tiếng Hàn là sự xuất hiện những cặp âm đối lập: âm
thường-âm căng-âm bật hơi, là những âm ít thấy trong các thứ tiếng khác. Khác với các
ngôn ngữ Ấn-Âu, trong tiếng Hàn không có sự phân biệt rõ ràng giữa các cặp âm vô

thanh-hữu thanh như: p-b, t-d, s-z, k-g, đồng thời không có kí tự biểu hiện cho những
âm hữu thanh”b, p, g”.
3.

Khái quát về Hán tự:
Chữ Hán là một trong các loại văn tự có thời gian sử dụng lâu
đời nhất, không gian rộng lớn nhất và số người đông nhất thế giới.
Việc sáng chế và ứng dụng của chữ Hán không những đã thúc đẩy
nền văn hoá Trung Hoa phát triển mà còn ảnh hưởng sâu xa tới sự
phát triển của nền văn hoá thế giới.

Tại các di chỉ Bán Pha, cách đây sáu nghìn năm đã phát hiện các phù hiệu khắc
vào gạch, cả thảy có hơn 500 loại. Chúng xếp thành thứ tự và có quy luật nhất định,
mang đặc trưng chữ viết đơn giản. Các học giả cho rằng đây có thể là mầm mống của
chữ Hán.
Chữ Hán được hình thành một cách hệ thống là vào đời nhà Thương thế khỉ 16
trước công nguyên Khảo cổ chứng thực trong thời kì đầu nhà Thương, nền văn hoá
Trung Quốc đã phát triển tới trình độ khá cao, một trong những đặc trưng chủ yếu là
việc hình thành chữ Giáp cốt. Chữ Giáp cốt là một loại chữ cổ xưa được khắc trên các
mai rùa và xương thú. Trong thời nhà Thương, nhà vua trước khi làm bất cứ việc gì đều
phải bói quẻ, Giáp cốt là công cụ dung trong khi bói quẻ.

Hiện nay các nhà khảo cổ đã phát hiện được hơn 160 nghìn mảnh Giáp cốt. Trong
đó có mảnh hoàn chỉnh, có mảnh vụn không còn chữ nào. Theo thống kê, tổng số chữ
trên cac mảnh Giáp cốt này lên tới 4000, trong đó có khoảng 3000 chữ đã được các học
giả khảo chứng nghiên cứu, trong hơn 3000 chữ này có hơn 1000 chữ các học giả giải
thích giống nhau. Số còn lại hoặc không giải thích được hoặc có sự bất đồng nghiên
trọng trong các học giả. Mặc dù vậy, qua hơn 1000 chứ này mọi người đã có thể hiểu
162



HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN KHOA HÀN LẦN THỨ 5

Tháng 3 - 2011

được tình hình chính trị, kinh tế, văn hoá…của nhà Thương. Chữ Giáp cốt là một loại
văn tự chín muồi và hệ thống, đặt nền tảng cho sự phát triển của chữ Hán sau này. Từ
đó về sau chữ Hán lại trải qua các hình thức như Đồng Minh Văn, Tiểu Triện, Lệ,
Khải…v à sử dụng cho đến ngay nay.

Quá trình diễn biến của chữ Hán là quá trình từng bước quy phạm và ổn định về
hình chữ và thể chữ. Tiểu Triện khiến cho mỗi nét bút được cố định; chữ Lệ hình thành
một hệ thống viết mới, hình chữ dần dần trở nên hình chữ nhật; chữ Khải sau khi ra đời
đã làm cho hình chữ và thể chữ của chữ Hán trở nên cố định: xác định nét bút cơ bản từ
gạch, phẩy, dọc, móc…hình chữ được qui pham một bước, số nét và tuần tự của mỗi
chữ cũng được cố định. Hơn một nghìn năm qua, chữ Khải luôn là chữ tiêu chuẩn của
chữ Hán. Chữ Hán là một hệ thống văn tự biểu đạt ý lấy chữ tượng hình làm nền tảng,
lấy chữ tượng thanh làm chủ thể. tổng cộng có hơn 10 nghìn chữ. Trong đó có khoảng
3000 chữ thường dùng nhất. Hơn 3000 chữ này có thể cấu thành nên vô số các cum từ,
qua đó có thể cấu thành nên câu nói các loại.
Sau khi chữ Hán sản sinh đã ảnh hưởng sâu sắc tới các nước xung quanh.Chữ viết
các nước Việt Nam, Nhật Bản, Triểu Tiên đều được sáng tạo trên nền tảng của chữ Hán
4.
Ảnh hưởng của chữ Hán đối với các ngôn ngữ Châu Á:
4.1. Ở Trung Quốc:
Chữ Hán bắt nguồn từ Trung Quốc từ thời xa xưa dựa trên việc quan sát đồ vật
xung quanh và vẽ thành dạng chữ tượng hình, chữ mang ý nghĩa. Chữ Hán đã trải qua
nhiều thời kì phát triển. Cho đến hiện nay chữ Hán cổ được cho là chữ Giáp cốt (Giáp
cốt tự), chữ viết được xuất hiện vào đời Ân vào khoảng thời 1600-1020 trước Công
nguyên.Chữ Giáp cốt là chữ Hán cổ viết trên các mảnh xương thú và có hình dạng rất

giống với những vật thật quan sát được.
Chữ Giáp cốt tiếp tục được phát triển qua các thời:
Nhà Chu (1021-256 TCN) có chữ Kim (Kim Văn), là chữ viết trên các chuông
bằng đồng và kim loại
Chiến Quốc (403-221 TCN) và thời nhà Tần (221-206 TCN) có chữ Triện (Đại
Triện và Tiểu Triện) và có chữ Lệ (Lệ Thư).
Nhà Hán (Tiền Hán 206 TCN-8 CN, Hậu Hán 25-220) có chữ Khải (Khải Thư).
163


HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN KHOA HÀN LẦN THỨ 5

Tháng 3 - 2011

Chữ Khải còn có thể chia thành chữ Hành (Hành Thư) và chữ Thảo (Thảo Thư).
Chữ Khải là chữ được dùng bút long chấm mực tàu viết lên trên giấy và rất gần với hình
dáng chữ Hán ngày nay vẫn còn được dùng ở Nhật, Đài Loan hay Hồng Kông. Chữ
Thảo là loại chữ được viết bằng bút lông có lược bớt hoặc ghép một số nét lại. Sự phát
triển của chữ Hán trải qua các thời kì có thể đượ minh hoạ bằng một số chữ sau:
Chữ Giáp Cốt → Chữ Kim → Chữ Triện → Chữ Lệ → Chữ Khải → Chữ Thư
Ngày nay, chữ Hán ở Trung Quốc đã có xu hướng được giản lược đơn giản và ở
Trung Quốc còn được sử dụng hai loại chữ: chữ Chính thể và chữ Giản thể.
4.2.Ở Nhật Bản:
Chữ Hán xâm nhập vào Nhật Bản thông qua con đường Triều Tiên, chữ Hán ở
Nhật được gọi là Kanji và được du nhập vào Nhật thông qua con đường buôn bán giũa
Nhật và Triều Tiên vào khoảng thế kỉ thứ 4, 5. Tiếng Nhật cổ đại vốn không có chữ viết,
nên khi chữ Hán du nhập vào Nhật người Nhật dùng chữ Hán để viết tiếng nói của họ.
Dạng chữ đầu tiên người Nhật sáng tạo từ chữ Hán để viết tiếng Nhật là chữ Manyogana. Hệ thống chữ viết này dựa trên chữ Hán và khá phức tạp. Man-yogana được
đơn giản hoá thành Hiragana và Katakana. Cả hai loại chữ này trải qua nhiều lần chỉnh
lí và hoàn thiện mới trở thành chữ viết ngày nay của người Nhật Bản. Tiếng Nhật hiện

đại được viết bằng bốn loại kí tự:
Chữ Hán
Chữ mềm
Chữ cứng
Chữ Latinh
Chữ Hán trong tiếng Nhật thường có ít nhất hai cách đọc, cách đọc theo âm Hán
cổ, được gọi là On-yomi và cách đọc theo âm tiếng Nhật được gọi là Kun-yomi. Trong
quá trình phát triển chữ viết cho tiếng Nhật, người Nhật còn mượn chữ Hán để sáng tạo
ra một số chữ (khoảng vài trăm chữ) và mỗi chữ này chỉ đọc theo âm tiếng Nhật, các
chữ này được gọi là Kokuji, tiếng Nhật gọi là Quốc Âm Quốc Huấn, nghĩa là”chữ quốc
ngữ âm quốc ngữ”. Những chữ quốc ngữ này của người Nhật có cách hình thành khá
giống chữ Nôm của Việt Nam. Tháng 11 năm 1946, bộ giáo dục Nhật đề nghị đưa vào
giảng dạy 1850 chữ Hán cơ bản trong trường học, và được Quốc hội Nhật thông qua
năm 1947.
Đến năm 1981 thì lượng chữ Hán thông dụng được sửa lại gồm khoảng 1945 chữ
thường dùng, khoảng 300 chữ thông dụng khác dùng để viết tên người. Đến năm 2000,
các chữ Hán dùng để viết tên người được điều chỉnh thêm, số lượng tăng lên khoảng
400 chữ. Các chữ Hán này được lập thành bảng gọi là Bảng chữ Hán thường dùng
(Jyoyo Kanji Hyo) và Bảng chữ Hán dùng viết tên người (Jinmeiyo Kanji Hyo).
164


HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN KHOA HÀN LẦN THỨ 5

Tháng 3 - 2011

4.3. Ở Việt Nam:
Trước khi chữ Hán du nhập vào Việt Nam, một số học giả cho rằng người Việt có
chữ viết kiểu nút còn gọi là”chữ khoa đấu”. Theo các nhà nghiên cứu thì không phải
người Việt dùng kiểu thắt nút để trị quốc như các sử sách của Trung Quốc mà người

Việt có văn tự riêng của mình; bằng chứng là các văn tự được tìm thấy ở các bia miền
núi phía Bắc có chữ viết ngoằn nghèo như lửa (còn gọi là Hoả tự), Tiếng Việt cổ đại
cũng là một ngôn ngữ thuộc họ Mường- Khmer của hệ Nam Á, khác hẳn với hệ ngôn
ngữ của tiếng Hán. Nhiều tác giả cho rằng chữ Hán du nhập vào Việt Nam vào khoảng
thế kỉ I trước công nguyên (TCN), ngay sau khi Trung Quốc chiếm xong Việt Nam,
trong suốt 1000 năm, từ hế kỉ 1 TCN cho đến năm 938, tiếng Việt bị ảnh hưởng mạnh
mẽ của chữ Hán (hay còn gọi là chữ Nho).
Trong suốt thời gian Bắc thuộc đó, với chính sách Hán hoá của nhà Hán, tiếng
Hán đã được giảng dạy ở Việt Nam và người Việt đã chấp nhận ngôn ngữ đó cùng với
tiếng Việt, tiếng nói truyền miệng. Tuy người Viêt Nam tiếp thu tiếng Hán và chữ Hán
nhưng cũng đã Việt hoá nhiều từ của tiếng Hán thành từ Hán-Việt. Từ đó đã có nhiều từ
Hán-Việt đi vào trong từ vựng của tiếng Việt. Sự phát triển của tiếng Hán ở Việt Nam
trong thời kì Bắc thuộc song song với sự phát triển của tiếng Hán ở chính Trung Quốc
thời kì đó. Tuy nhiên, năm 938, sau chiến thắng Bạch Đằng của Ngô Quyền, Việt Nam
đã độc lập và không lệ thuộc vào phương Bắc nữa, nhưng ngôn ngữ vẫn bị ảnh hưởng
nặng nề của tiếng Hán. Sau ngày giành được độc lập, mặc dù tiếng Hán là ngôn ngữ
được sử dụng chính thức nhưng sự phát triển theo hướng khác với sự phát triển tiếng
Hán ở Trung Quốc. Hiện nay, trong tiếng Việt, lớp từ Hán - Việt chiếm một tỷ trọng rất
lớn, nhất là ở phong cách nghị luận, chiếm khoảng 60-70%. Mức độ phong phú của lớp
từ này có thể coi như vô hạn trong mọi lĩnh vực.
4.4. Ở Hàn Quốc:
Cũng giống như Nhật Bản và Việt Nam, Hán ngữ từ lâu đã được du nhập vào Hàn
Quốc, đã từng là ngôn ngữ văn tự chính trong một thời gian dài ở Hàn Quốc. Không có
tài liệu nào đề cập chính xác về thời điểm chữ Hàn được truyền vào Hàn Quốc, song có
lẽ được sử dụng nhiều từ thế kỉ thứ III, và phát triển vào thời Tam quốc: Shilla, Baekjae,
Goguryeo. Chữ Hán được sử dụng rộng rãi và có vị trí quan trọng để ghi chép văn tự
vào thời này. Việc vay mượn chữ Hán để ghi chép được biểu hiện qua hai phương thức
là mượn âm chữ Hán và mượn nghĩa chữ Hán. Có thể thấy rõ việc này qua các loại kí tự
Hyang Ch’al (향찰: Hương Trát), Ku Kyol (구결: Khẩu Quyết), Y Too (이두: Lại Đầu).
Hyang Ch’al (Hương Trát) là loại hình vay mượn kí tự được sử dụng chủ yếu để

ghi lại hình thức văn họ nghệ thuật Hyang Ka thời Shilla. Đây là cách ghi kí tự hỗn hợp
cả hai phương thức vay mượn âm và nghĩa, thường theo phương thức nghĩa ở phía trước
và mượn âm ở phía sau.Thường từ các thực từ được nghi chép lại dưới dạng mượn
nghĩa, còn các tiểu từ hay đuôi từ ngữ pháp, tức là các hư từ được ghi lại dưới dạng
mượn âm.
Ku Kyol (Khẩu Quyết) là hình thức gắn bộ phận tiếng Hàn vào sau câu hay các vế
câu Hán văn để đọc. Việc vay mượn chữ ghi chép để biểu thị câu văn tiếng Hàn đã được
165


HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN KHOA HÀN LẦN THỨ 5

Tháng 3 - 2011

tận dụng một cách toàn diện dưới thời Shilla nhưng đến giai đoạn sau, đã có giới hạn
trong cách sử dụng. Kí tự vay mượn lúc này không phải là phương tiện biểu thị một
cách trọn vẹn toàn bộ tiếng Hàn, mà chỉ đơn thuần là những bộ phận tiếng Hàn, gắn vào
sau mỗi đoạn văn, hỗ trợ cho việc đọc những câu viết hoàn toàn bằng Hán văn.
Y Too (Lại Đầu) là phương thức mà phần lớn các bộ phận xuất hiện trong câu là
Hán văn, nhưng trật tự sắp xếp từ lại được sửa cho giống với tiếng Hàn, thường thì một
phần của câu văn được thể hiện thông qua các kí tự vay mượn (mượn âm hoặc mượn
nghĩa). Về phương thức vay mượn và thể hiện, Y Too gần giống với Hyang Ch’al, tuy
nhiên so với Hyang Ch’al thì việc sử dụng kí tự vay mượn đã có nhiều suy giảm, nhiều
trường hợp từ ngữ vẫn được giữ nguyên theo tiếng Hán.
Y Too và Ku Kyol là hai phương thức vay mượn kí tự cò tiếp tục tồn tại trong một
khoảng thời gian dài, sau khi chữ Hangul xuất hiện. Mặc dù chữ Hangul được sáng lập,
nhưng có thể thấy Hán văn đã chiếm một vị trí rất quan trọng trong sinh hoạt văn tự của
người Hàn, do đó việc duy trì những hình thức thể hiện, hỗ trợ cho việc đọc và ghi chép
Hán văn là tất yếu. Và cũng chính sự phát triển của việc vay mượn kí tự để ghi chép này đã
ghóp phần thúc đẩy việc sáng tạo và hoàn thiện, cho ra đời chữ viết mới của dân tộc Hàn.

Vào khoảng thế kỉ thứ XV, ở Hàn Quốc xuất hiện chữ kí âm được gọi là
한글(Hangul) hay 조선글(Chosongul), chữ này trải qua nhiều thế kỉ phát triển thăng
trầm, cuối cùng đã được sử dụng thay thế cho chữ Hán cho đến ngày nay. Tuy 조선글
(Chosongul) đã xuất hiện nhưng chữ Hán (한자) vẫn được giảng dạy trong trường học.
Năm 1972, bộ giáo dục Hàn Quốc đã quy định phải dạy 1800 chữ Hán cơ bản cho học
sinh, còn ở Cộng Hoà Dân Chủ Nhân Dân Triểu Tiên người ta bỏ hẳn chữ Hán.
5.

Mối quan hệ giữa từ gốc Hán và tiếng Hàn:

Hán tự và tiếng Hàn Quốc theo phương diện địa chính học hay lịch sử đều có
quan hệ gần gũi với nhau. Không biết hai ngôn ngữ này có sự liên hệ từ khi nào nhưng
nếu nhìn về quan hệ lịch sử, người ta cho rằng chúng hình thành mối quan hệ chính thức
từ thời đại nhà Hán của Trung Quốc.Trước khi sáng tạo ra cho mình một hệ thống chữ
viết riêng, từ rất sớm người Hàn đã vay mượn tiếng Hán. Có thể thấy theo quá trình lịch
sử lâu dài, tiếng Hán ở Hàn Quốc dần dần đã chiếm lượng từ vựng lớn hơn so với tiếng
Hàn thuần. Nếu khảo sát hệ thống từ ngữ dùng trong quá trình xây dựng chế độ xã hội
Hàn Quốc - từ tên gọi các cơ chế tổ chức, hệ thống quan chức, hệ thống luật pháp, ta có
thể thấy số từ ngữ Hán - Hàn chiếm phần lớn. Tuy nhiên các từ Hán du nhập vào và
được sử dụng trong tiếng Hàn không đọc theo âm tiếng Trung vốn có của nó mà theo
âm tiếng Hàn, tuân theo các nguyên tắc ngữ âm tiếng Hàn.
Các từ vay mượn từ tiếng Hán này vì vậy có những đặc trưng riêng và có thể được
gọi là từ Hán - Hàn.
Ví dụ: 가정[ga-jeon]: gia đình, 국가[gukka]: quốc ca, 왕가[wangka]: hoàng gia,
고문[gomun]: cổ văn, 감동 [gamdong]: cảm động, 공동[gongdong]: cộng đồng,
개요[kaeyo]: khái yếu…..
166


Tháng 3 - 2011


HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN KHOA HÀN LẦN THỨ 5

Từ Hán-Hàn còn có khả năng kết hợp với các từ thuần Hàn đẻ tạo nên các từ mới,
có khả năng sinh sản trong lĩnh vực cấu tạo từ.
Ví dụ:
대대로[daedaero]:đời đời (đời này sang đời khác), 공부하다[gongbuhada]: học
tập, 실패하다[silppaehda ]: thất bại, 불행하다[bulhaenghada ]: bất hạnh…
Sở dĩ có khả năng này bởi bản thân mỗi hình vị tiếng Hán đều có tính độc lập cao,
trong lĩnh vực cấu tạo từ không gặp nhiều hạn chế về mặt hình thái, không có sự phụ
thuộc vào trật tự chắp dính thân từ, đuôi từ khi cần biểu thị những khái niệm phức hợp
như hình vị tiếng Hàn (ở cấp độ ngữ hay mệnh đề). Do có tính độc lập cao, mỗi hình vị
tiếng Hàn lại có vị trí phân bố khá tự do, có thể đứng cả trước hoặc sau ở một cấu trúc
từ ghép.
Từ Hán du nhập vào tiếng Hàn đã được đồng hoá với tiếng Hàn, được sử dụng
hoà trộn trong tiếng Hàn vể các mặt ngữ âm, ngữ pháp. Tuy nhiên, nó cũng phản ánh
trật tự từ của tiếng Trung (SVO) đang được giữ nguyên trong lĩnh vực cấu tạo từ chẳng
hạn các từ Hán-Hàn như: 등산[deungsan]: đăng sơn, 애국[aeguk]: ái quốc,
개원[kaewoun]: khai viện, 접객[joepkaek]: tiếp khách…vẫn thể hiện ý nghĩa theo trật
tự bổ ngữ- vị ngữ là”leo núi”,”yêu nước”,”mở trung tâm”,”tiếp khách”…..
6.
6.2

Đặc điểm và hệ thống về từ gốc Hán trong tiếng Hàn hiện đại:
Âm đầu (초성):

Trong tiếng Hàn Quốc có 19 phụ âm đầu, trong đó có 15 âm được sử dụng bằng
âm Hán. Các phụ âm được phân loại căn cứ theo vị trí và phương thức cấu âm dưới
bảng sau:


Âm môi
(양순음)

Âm tắc
xát (장
애음)

Âm
thường
(평음)
Âm bật
hơi
(격음)
Âm căng
(경음)
Âm mũi (비음)
Âm trơn(유음)

Âm răng
(치격음)
Âm
Âm xát
tắc(페 (마찰음)
쇄음)

Âm
ngạc
cứng
(경구개
음)


Âm
ngạc
mềm
(연구개
음)

















〈ㅃ〉

〈ㄸ〉

〈ㅉ〉











Âm
hầu
(선문
음)





(Những âm không biểu đạt bằng âm Hán được đặt trong dấu”< >”)
167


Tháng 3 - 2011

HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN KHOA HÀN LẦN THỨ 5

Trong hệ thống phụ âm đầu, âm tắc phần lớn là âm bật hơi, ngoài ra cũng có âm
thường. Những âm Hán có phụ âm đầu là âm căng chỉ có hai âm, thế nhưng những âm
này cũng được biểu hiện bằng âm thường trong tiếng Hàn thời kì trung đại và trong quá
trình hình thành tiếnh Hàn hiện đại nó đã được âm căng hoá. Theo đó, vốn dĩ trong hệ
thống âm Hán-Hàn không có phụ âm đầu nào là âm căng.

Ví dụ: ㅆ: 쌍(雙), 씨(氏).
ㄲ: 끽(喫)
“ㄷ, ㅌ”không kết hợp được với nguyên âm”ㅣ”(gồm cả bán nguyên âm /y/).Hơn
nữa”ㅅ, ㅈ, ㅊ,”cũng không kết hợp được với bán nguyên âm /y/. Tuy nhiên quy tắc
này trong tiếng Hàn trung đại có thể nói là ngoại lệ.
Ví dụ: âm”田”là”뎐”nhưng trong tiếng Hàn thời kì cận đại đã được âm vòm
miệng hoá tạo thành từ”젼”và trong quá trình hình thành tiếng Hàn hiện đại trở
thành”전”.
6.2

Âm giữa (중성):

Tiếng Hàn có 21 âm giữa (nguyên âm, bán nguyên âm + nguyên âm, nguyên âm
đôi) và theo tài liệu chúng tôi nghiên cứu thì chỉ có duy nhất âm”ㅒ”không được biểu
thị trong hệ thống âm Hán.

Nguyên âm
đơn






































(단모음)
/y/+
nguyên âm
(/y/+모음)
/w/+nguyên

âm
(/w/+모음)
Nguyên âm
đôi
(이중모음)

168








Tháng 3 - 2011

HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN KHOA HÀN LẦN THỨ 5

Có sự hạn chế trong sự kết hợp giữa âm đầu với âm giữa và cả giữa âm giữa với
âm cuối. Ví dụ, trong hệ thống nguyên âm đơn, âm”ㅡ”ghép được với phụ
âm”ㅂ,ㅍ,ㅁ”và nhất định phải có phụ âm cuối đặt ở sau. Những nguyên âm giữa có
ghép với âm /w/ (trừ âm”ㅘ,ㅝ”) thì không kết hợp được với âm cuối. Trong hệ thống
tiếng Hàn hiện đại, nguyên âm đơn”ㅐ”được phát âm là [ε], [e] nhưng trong quá trình
hình thành văn tự tiếng Hàn thời kì trung đại chúng được phát âm như các nguyên âm
đôi [ai], [∂i]. Trong tiếng Hàn thời kì trung đại, âm”태”trong từ Hán”太”được thừa
nhận phát âm là [t ai] trong tiếng Hàn thơi kì trung đại, cũng vừa là sự phản ánh của
âm [t ai] trong âm Hán Trung vừa có quan hệ đối lập với âm”タイ”(tai) trong âm
Hán-Nhật. Còn nguyên âm đôi trong tiếng Hàn thời kì cận đại đã được nguyên âm đơn
hoá.

6.3

Âm cuối (종성):

Trong hệ thống tiếng Hàn có 7 âm cuối nhưng trong đó trừ âm”ㄷ”thì 6 âm còn
lại đều được sử dụng bằng tiếng Hán.
Âm môi

Âm răng

(양순음)

(치격음)

Âm ngạc mềm
(연구개음)

Âm tắc (장애음)



〈ㄷ〉



Âm mũi (비음)








Âm trơn (유음)



Tuy nhiên trong đó cũng có những trường hợp hạn chế trong việc kết hợp với âm
giữa.
Ví dụ: âm cuối”ㅂ,ㅁ”không được ghép với những nguyên âm”ㅗ,ㅜ”.
III.

KẾT LUẬN:

Hán tự có ảnh hưởng lớn đối với các ngôn ngữ các nước phương Đông như Việt
Nam, Nhật Bản và Hàn Quốc. Trước khi sáng tạo ra cho mình một hệ thống chữ viết
riêng, từ rất sớm, người Hàn đã vay mượn chữ Hán để thực hiện sinh hoạt ký tự. Cũng
chính vì thế mà chữ Hán và tiếng Hàn có quan hệ rất mật thiết với nhau. Từ Hán-Hàn
còn có khả năng kết hợp với các từ thuần Hàn để tạo nên các từ mới, có khả năng sinh
sản trong lĩnh vực cấu tạo từ. Việc vay mượn chữ Hán được biểu hiện qua hai phương
thức là mượn âm chữ Hán và mượn nghĩa chữ Hán qua 3 loại ký tự: 향찰, 구결 và 이두.
Hệ thống Hán tự trong tiếng Hàn hiện đại có những đặc điểm nhất định về âm đầu, âm
giữa và âm cuối. Thông qua việc đọc và hiểu âm và nghĩa của các từ gốc Hán, ta có thể
biết và hiểu được nghĩa của từ một cách dễ dàng và chính xác. Khi đã hiểu thêm và biết
được nhiều từ gốc Hán trong tiếng Hàn, chắc chắn các bạn sẽ thêm yêu và có nhiều
169


HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN KHOA HÀN LẦN THỨ 5


Tháng 3 - 2011

hứng thú nghiên cứu về tiếng Hàn Quốc. Trong khuôn khổ, phạm vi có hạn, trên đây
chúng tôi mới trình bày một số vấn đề nhỏ về từ gốc Hán trong tiếng Hàn. Bài nghiên
cứu này chắc chắn không thể tránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận được nhiều ý
kiến đóng góp của thầy cô giáo và các bạn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO:
1. Các ngôn ngữ Phương Đông_TS.Lưu Tuấn Anh (NXB: Đại học Quốc Gia)
2. .
3. .
4. .
5. .

170



×