Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

Đuôi liên kết câu (으)ㄴ/는데

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (810.56 KB, 8 trang )

Tháng 3 - 2011

HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN KHOA HÀN LẦN THỨ 5

ĐUÔI LIÊN KẾT CÂU (으)ㄴ/는데
SVTH: Nguyễn Minh Hằng
Nguyễn Thị Thu Hương, Nguyễn Thị Vân (1H-08)
GVHD: Lê Thị Hương
I. ĐỊNH NGHĨA
Theo từ điển tiếng Việt thì “liên kết câu” là liên kết câu với câu bằng một phương
thức liên kết nào đó.
Dựa trên định nghĩ trên chúng tôi xin đưa ra định nghĩa tạm thời về “đuôi liên kết
câu”. Đuôi liên kết câu là một yếu tố ngôn ngữ có tác dụng liên kết câu với câu.
II. PHÂN LOẠI
Đuôi lên kết được chia thành 7 loại như sau:
1.Đuôi liên kết (으)ㄴ/는데
Đây là một vĩ tố liên kết nối liền mệnh đề đi trước với mệnh đề đi sau
1.1 Cấu tạo:
ĐỘNG TỪ

TÍNH TỪ

DANH TỪ

Hiện tại

V-는데

A-(으)ㄴ데

N-(이)ㄴ데



Quá khứ

V-았/었는데

A-았/었는데

N-이었/였는데

Tương lai

V – 겠는데

A – 겠는데

1.2 Ý nghĩa:
- Bổ trợ cho sự diễn đạt ở mệnh đề sau trong câu, đóng vai trò dẫn nhập, thiết lập
bối cảnh hay tình huống.
- Diễn tả quan hệ tương phản giữa vế trước và vế sau
Ngoài ra khi bắt đầu cuộc hội thoại hoặc khi đổi chủ đề nói 1 cách mềm mại ta cũng
hay dùng vĩ tố liên kết này.
a) Bổ trợ cho sự diễn đạt ở mệnh đề sau trong câu, đóng vai trò dẫn nhập, thiết lập
bối cảnh hay tình huống.
Ví dụ:
1.

답답한데 밖으로 나가자

(Ngột ngạt quá chúng ta ra ngoài thôi)
2.


어제 옷을 샀는데 색이 마음에 안 들어요.

(Hôm qua tôi mua chiếc áo nhưng không ưng ý màu sắc)
3.

아픈데 출근해요?

(Bạn bị ốm mà đi làm ư?)
340


HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN KHOA HÀN LẦN THỨ 5

4.

Tháng 3 - 2011

저녁을 먹는데 전화가 왔어요.

(Tôi đang ăn tối thì có điện thoại)
5.

TV를 보는데 엄마가 꺼버렸어요.

(Tôi đang xem tivi thì mẹ tôi tắt đi mất).
b) Diễn tả quan hệ tương phản giữa vế trước và vế sau
- Diễn tả mối quan hệ tương phản đơn thuần, mang tính chất so sánh(hai vế có thể
đổi chỗ cho nhau)
Ví dụ:

1.

엄마가 일을 하는데 아빠가 신문만 봐요.

(Mẹ thì làm việc nhưng bố thì chỉ đọc báo)
(아빠가 신문만 보는데 엄마가 일을 해요 - bố thì chỉ đọc báo còn mẹ thì làm
việc)
2.

한국의 봄은 따뜻한데 바람이 많아요

(mùa xuân ở Hàn Quốc ấm áp nhưng nhiều gió)
(한국의 봄은 발람이 많은데 따뜻해요_mùa xuân của Hàn Quốc nhiều gió nhưng
ấm áp)
3.

말하기는 쉬운데 쓰기는 어려워요

(Môn nói thì dễ nhưng môn viết thì khó)
(쓰기는 어렵지만 말아기는 쉬워요-môn viết thì khó nhưng môn nói thì dễ)
- Diễn tả, nhấn mạnh, chỉ kết quả vế sau trái ngược những hi vọng, kì vọng ở vế
trước (hai vế không thể đổi chỗ cho nhau).
Ví dụ:
1.

좋아하는 사람이 있었는데 헤어졌어요.

(Tôi đã từng có người thích nhưng đã chia tay rồi)
2.


시간이 많았는데 아무것도 못 했어요

(Dù có nhiều thời gian nhưng cũng không làm được việc gì)
2. Đuôi liên kết (으)ㄴ/는데도
2.1 Cấu tạo: Là sự kết hợp của vĩ tố liên kết –”(으)ㄴ/는데”(mang ý nghĩa đối lập)
và trợ từ”도”để nhấn mạnh nội dung diễn đạt. Dùng thì hiện tại và quá khứ nhưng không
dùng”-겠-”chỉ sự suy đoán của tương lai.
2.2 Ý nghĩa: Được sử dụng khi biểu hiện hành động hay trạng thái của mệnh đề đi
trước tồn tại nhưng hành động hay trạng thái của mệnh đề đi sau vẫn xảy ra mà không bị
ràng buộc gì.
341


HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN KHOA HÀN LẦN THỨ 5

Tháng 3 - 2011

Ví dụ:
1.

항상 열심히 공부하는데도 시험을 못봐요.

(Dù luôn chăm chỉ học, nhưng vẫn không thể thi được)
2.

날마다 청소를 하는데도 먼지가 많아요.

(Dù dọn dẹp suốt ngày nhưng vẫn nhiều bụi)
3.


식후에는 꼭 이를 닦는데도 충치가 생겼어요.

(Luôn đánh răng sau khi ăn mà vẫn bị sâu răng)
4.

시간이 많았는데도 아무것도 못 했어요.

(Có nhiều thời gian nhưng mà cũng chẳng làm được việc gì)
3. Đuôi liên kết (으)ㄴ/는데도 불구하고
3.1 Cấu tạo: Là sự kết hợp của –”(으)ㄴ/는데”với”도”và”불구하고”. Là biểu
hiện nhấn mạnh của -(으)ㄴ/는데도.
3.2 Ý nghĩa: Được sử dụng khi việc ở vế sau diễn ra không liên quan gì đến việc ở
vế trước, bất chấp việc ở phía trước có thế nào đi chăng nữa.
Ví dụ:
1.
냉장고가 큰데도 불구하고 과일을 다 넣을 수 없군요.
(Dù tủ lạnh có lớn nhưng cũng chẳng thể để hết hoa quả)
2.
항상 영심히 공부하는데도 불구하고 시험을 못 봐요.
(Dù luôn luôn học hành chăm chỉ nhưng vẫn cứ trượt)
3.
시간이 많았는데도 불구하고 아무것도 못 했어요.
(Dù có nhiều thời gian nhưng mà cũng chẳng làm được việc gì cả)
4.
날마다 청소를 하는데도 불구하고 먼지가 많아요.
(Dù ngày nào cũng dọn dẹp nhưng vẫn cứ nhiều bụi)
4. Đuôi liên kết 던데
4.1 Cấu tạo: Là dạng kết hợp giữa vĩ tố chỉ thì”-더-”(kinh nghiệm thực tế trong
quá khứ) với vĩ tố liên kết”-(으)ㄴ/는데”(giải thích tình huống) để nối liền mệnh đề đi
trước với mệnh đề đi sau. Kết hợp được với động từ, tính từ, động từ 이다. Chủ ngữ của

vế câu làm vị ngữ trong câu lớn không phù hợp khi là ngôi thứ nhất –”나”.
4.2 Ý nghĩa: Được sử dụng khi nghĩ lại một sự thực, một kinh nghiệm nào đó đã
trải qua trong quá khứ, vế trước là sự giải thích cho tình huống vế sau và cho cảm giác
bất ngờ.
Ví dụ:
1.

야시장에 싼옷이 많던데 가 봤어?

(Ở chợ đêm nhiều quần áo rẻ, cậu đã đi thử chưa?)
(Thể hiện kinh nghiệm trực tiếp khi đi chợ đêm.)
342


HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN KHOA HÀN LẦN THỨ 5

2.

Tháng 3 - 2011

날씨가 좋던데 밖에 나갈래?

(Thời tiết đẹp lắm, cậu có đi ra ngoài không?)
(Người nói thấy thời tiết đẹp và gợi ý với người nghe)
3.

회사 건물이 새 건물이던데 언제 지었어요?

(Tòa nhà công ty là tòa nhà mới xây, xây khi nào vậy nhỉ?)
(Trong quá khứ người nói đã biết là tòa nhà công ty là nhà mới)

4.

나는 떡볶이가 맵던데 오빠는 어때요?

(Tôi thấy tokbukki cay lắm, thế anh thì sao?)
(Trong quá khứ người nói đã biết tokbukki cay như thế nào.)
5. Đuôi liên kết 다고 하던데
5.1 Cấu tạo: Là dạng kết hợp giữa”- 다고/라고 하다”(nghe được từ người khác)
“던데”(điều đã được nghe đó trở thành sự lí giải cho tình huống).
5.2 Ý nghĩa: Được sử dụng khi nghĩ lại một điều gì đó trong quá khứ đã được nghe
từ người khác, vế trước là giải thích tình huống cho vế sau.
Ví dụ:
1.

이번 주말이 화이씨 생일이라던데 선물로 뭘 살까?

Nghe nói cuối tuần này là sinh nhật bạn Hoài, chúng ta mua quà gì đây?
(Nghĩ lại việc đã nghe thấy người khác nói cuối tuần là sinh nhật Hoài)
2.

그친구가 다음주에 미국으로 유학갈거라던데 우리는 마중할까요?

Tớ nghe nói người bạn đó tuần sau sẽ đi du học Mỹ, chúng ta có đi tiễn không nhỉ?
3.

우리 반 학생들이 같이 영화 보자고 하던데 시간이 없을 것같아요.

Lớp mình đã bảo là đi xem phim cùng nhau nhưng mà chắc không có thời gian.
4.


하선생님은 갑자기 한국으로 돌아가신다고 하던데 사실이에요?

Thấy bảo là thầy Ha đột nhiên quay về Hàn Quốc, điều đó là sự thật à?
6.Đuôi liên kết (으)ㄹ 텐데
6.1 Cấu tạo: Phỏng đoán (으)ㄹ 텐데 kết hợp với tình huống (으)ㄴ데. Vế trước
có thể có chr ngữ là ngôi số 1, 2, 3. Vế sau có thể có chủ ngữ khác hoặc cùng chủ ngữ
với vế trước
A/ V –(으)ㄹ 텐데

N(이)ㄹ 텐데

6.2 Ý nghĩa: phỏng đoán, giải thích bối cảnh cho vế sau
Ví dụ:
1.

지금쯤이면 도착했을 텐데 왜 아직도 연락이 아직 없을까?

(Nếu tầm này chắc phải đến nơi rồi sao vẫn chưa thấy có liên lạc gì nhỉ?)
343


HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN KHOA HÀN LẦN THỨ 5

2.

Tháng 3 - 2011

제가 내일 못 갈 텐데 어떡하지요?

(Mai chắc là tôi không đi được, làm sao bây giờ?)

3.

추울 텐데 옷을 따뜻하게 입으세요

(Chắc lạnh đấy nên hãy mặc ấm vào)
4.

시험은 어려울 텐데 열심히 공부해야 해요.

(Chắc kì thi lần này khó nên phải chăm chỉ học)
7. Đuôi liên kết 아/어/여야 할 텐데
Cấu tạo: 아/어야 하다(nhiệm vụ, bổn phận) kết hợp với (으)ㄹ 텐데
Các mẫu câu ta hay gặp như: 아/어야 할 텐데 걱정이다/ 큰일이다/ 야단이다/
어떡하지요
Vi dụ:
1.

대학시험 합격해야 할 템데 걱정입니다.

(Tôi phải đỗ lần thi đại học lần này mà tôi lo lắng quá)
2.

약속시간을 지켜야 할 텐데 차가 막힙니다

(Phải giữ đúng hẹn mà sao xe tắc quá)
3.

고향에 가야 할 텐데 표를 구하지 못 했습니다.

(Phải về quê mà không thể mua được vé)

III. SO SÁNH
Dưới đây chúng tôi xin đưa ra một vài sự so sánh giữa các đuôi liên kết để các bạn
có thể sử dụng một cách chính xác và tự nhiên nhất trong mỗi hoàn cảnh thích hợp.
1. Đuôi liên kết “(으)ㄴ/는데도” và “(으) 면서도”
Chủ ngữ của vế trước và vế
sau
(으) 면서도

Giống nhau

(으)ㄴ/는데도

Có thể khác nhau

Quan hệ giữa hai vế câu
Vế trước và vế sau đối
ngược nhau
Điều xảy ra ở vế sau
không liên quan gì đến vế
trước

Nhưng có nhiều trường hợp ta có thể dùng được cả 2 đuôi lên kết trên.
Ví dụ:
1.

선생님이 부르시는데도 학생이 대답을 아 해요.

(Thầy giáo gọi mà học sinh vẫn không trả lời)
344



HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN KHOA HÀN LẦN THỨ 5

Tháng 3 - 2011

2.
그사람은 많이 눌면서도 공부를 잘 해요./ 그사람은 많이 노는데도
공부를 잘 해요.
(Anh ta chơi nhiều vậy mà vẫn học giỏi)
2. Đuôi liên kết “(으)ㄴ/는데”, “(으)ㄴ/는데도”, “(으)ㄴ/는데도 불구하고”
Tất cả đều diễn đạt một ý nghĩa đối lập nào đó nhưng giữa chúng có sự khác nhau
về mức độ nhấn mạnh. Có thể sắp xếp theo trật tự sau:
(으)ㄴ/는데 < (으)ㄴ/는데도 < (으)ㄴ/는데도 불구하고
Ví dụ:
1.

열심히 공부하는데 시험을 못 봤어요.

(Chăm chỉ học bài rồi mà tôi vẫn không qua được kỳ thi)
2.

열심히 공부하는데도 시험을 못 봤어요.

(Dù chăm chỉ học bài rồi mà tôi vẫn không qua được kỳ thi – nhấn mạnh hơn)
3.

열심히 공부하는데도 불구하고 시험을 못 봤어요.

(Mặc dù là đã học rất chăm chỉ nhưng tôi vẫn không qua được kỳ thi – mức nhấn
mạnh cao nhất)

3. Đuôi liên kết “(으)ㄴ/는데” và “(으)니까”
Đuôi liên kết “(으)ㄴ/는데” có vẻ được dùng với ý nghĩa tương tự như (으)니까 để
nêu ra lí do nhưng chỉ giải thích tình huống để người nghe tiếp nhận thông tin của mệnh
đề đi sau một cách logic, chứ không phải là lí do, (으)ㄴ/는데 cung cấp dữ kiện để người
nghe có thể suy nghĩ phán đoán, điều này mang lại cảm giác mềm dịu hơn (으)니까 vốn chỉ làm sáng tỏ lí do một cách dễ dàng.
Ví dụ:
1.

날씨가 좋은데 산에 갈까요?

(sau khi đưa ra một hoàn cảnh thì đưa ra đề nghị đi leo núi)
2.

날씨가 좋으니까 산에 갈까요?

(lí do để rủ nhau đi leo núi là vì thời tiết tốt)
4. Đuôi liên kết “(으)ㄴ데” và “더니”
“더니” (so sánh) – “는데” (nhấn mạnh)
Vế trước

Vế sau

Người nói trực tiếp
nhìn, cảm nhận

더니

Hồi tưởng lại quá khứ.

Kết quả xảy ra sau câu

trước (tương lai)



는데

Quá khứ, hiện tại,
tương lai

Quá khứ, hiện tại,
tương lai

Không cần
345


Tháng 3 - 2011

HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN KHOA HÀN LẦN THỨ 5

Ví dụ:
1.

어제는 길이 복잡하더니 오늘은 그렇지 않아요.

(Người nói trực tiếp chứng kiến và giờ thì hồi tưởng lại tình hình lúc đó và so sánh
với hiện tại)
2.

어제는 길이 복잡했는데 오늘은 그렇지 않아요.


(Đơn giản chỉ là người nói nói sự thật đã xảy ra và so sánh với hiện tại)
5. Đuôi liên kết “(으)ㄹ 텐데” (phỏng đoán) và “(으)ㄹ 테니까”(phỏng đoán)

Cấu tạo

Ý nghĩa

Trong câu hỏi

(으)ㄹ 텐데

(으)ㄹ테 +(으)ㄴ데

Giải thích tình huống
của phỏng đoán

Có thể dùng

(으)ㄹ
테니까

(으)ㄹ테 +(으)니까

Nói lí do của phỏng
đoán

Không thể dùng

Ví dụ:

1.

차가 막힐 테니까 지하철을 탑시다. (lí do của sự phỏng đoán)

2.

차가 막힐 텐데 지하철을 탑시다. (giải thích tình huống phỏng đoán)



Chú ý.

Trong tiếng Hàn có những biểu hiện cách viết thì giống y hệt nhau mà chỉ khác
nhau một dấu cách – điều này rất quan trọng và có ảnh hưởng rất lớn tới ý nghĩa của câu
nếu bạn không để ý. Và theo chúng tôi thấy thì có rất nhiều bạn khi học nhiều hơn về ngữ
pháp tiếng Hàn thì thường xuyên nhầm lẫn giữa (으)ㄴ/는데 và (으)ㄴ/는 데.
Trong trường hợp (으)ㄴ/는 데 thì 데 ở đây là danh từ phụ thuộc dùng để thay thế
cho danh từ chỉ nơi chốn, địa diểm, bộ phận, công việc, tình huống, hoàn cảnh.
Ví dụ:
1.

비가 온데 학교에 아직 가요

(trời mưa nhưng tôi vẫn đi học)
2.

학교 근처에 과일을 파는 데 없습니다

(gần trường không có nơi nào bán hoa quả)
(vậy trong trường hợp này”데”mang ý nghĩa là”곳”tức là nơi chốn)

IV. Kết luận.
Trên đây là một vài kết quả tổng hợp và so sánh của chúng tôi về đuôi liên
kết”(으)ㄴ/는데”một trong những đuôi liên kết câu thường gặp trong tiếng Hàn. Bước
346


HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN KHOA HÀN LẦN THỨ 5

Tháng 3 - 2011

đầu khi bắt đầu nghiên cứu, tổng hợp về đề tài này chúng tôi đã gặp khá nhiều khó khăn
vì lượng kiến thức về các đuôi liên kết câu trong tiếng Hàn quá lớn và đồ sộ nên không
biết phải bắt đầu từ đâu. Nhưng càng học, càng nghiên cứu về mảng ngữ pháp trong tiếng
Hàn chúng tôi lại nhận ra rằng những gì càng khó, càng phức tạp lại càng chứa đựng
những điều bất ngờ thú vị và những kiến thức bổ ích khi chúng ta khám phá và nhìn vấn
đề đó ở một khía cạnh chi tiết, cụ thể và mạch lạc hơn. Liên kết câu trong tiếng Hàn cũng
vậy, thoạt nghe thì nó giống như một mạng lưới chằng chịt các biểu hiện chồng chéo lên
nhau nhưng khi đi sâu, tìm hiểu kỹ về nó thì lại nhận ra rằng nó không quá rối rắm, phức
tạp như mình vẫn nghĩ.
Bài học mà chúng tôi đã rút ra được sau khi thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học
này là: Bất kỳ việc gì dù ban đâu có khó khăn đến đâu đi nữa nhưng nếu tìm ra được một
hướng đi đúng đắn và kiên trì đi đến cùng thì nhất định chúng ta sẽ đến được cái đích mà
mình mong đợi.
Bài nghiên cứu của chúng tôi có thể chưa hoàn toàn đầy đủ nhưng với khả năng có
hạn của mình chúng tôi cũng đã cố gắng hết sức để mang đến cho các bạn sinh viên và
những người quan tâm, yêu thích tiếng Hàn một tài liệu có ý nghĩa và thực sự hữu ích.
Ngoài đuôi liên kết câu liên quan đến”(으)ㄴ/는데”trong tiếng Hàn còn có rất nhiều các
đuôi liên kết khá thú vị khác nữa mà chúng tôi chưa tiện tìm hiểu và tổng hợp ở đây.
Chúng tôi hy vọng rằng bài nghiên cứu này có thể giúp các bạn tháo gỡ được một phần
khó khăn trong việc học tập và nghiên cứu tiếng Hàn Quốc. Đồng thời cũng mong nhận

được sự góp ý của các thầy cô cũng như của các bạn để bài nghiên cứu của chúng tôi
được hoàn thiện hơn.

Tài liệu tham khảo.
1.
Từ điển ngữ pháp tiếng Hàn - Lý Kính Hiền.
2.
100 mẫu câu ngữ pháp tiếng Hàn - Lee Yun Jin.
3.
Ngữ pháp tiếng Hàn - Nguyễn Huân, Hoàng Long.
4.
Sách ngữ pháp cao cấp II - trường đại học Kyunghee.
5.
Từ điển tiếng Việt.

347



×