Tải bản đầy đủ (.docx) (107 trang)

XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH vực QUẢN lý RỪNG TRÊN địa bàn TỈNH QUẢNG NGÃI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (437.81 KB, 107 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
…………/…………

BỘ NỘI VỤ
……/……
HỌC
VIỆN
HÀN
H
CHÍ
NH
QUỐ
C
GIA

TRẦN TH
HIỀN

X

P
H

T
V


I PHẠM HÀNH CHÍNH
TRONG LĨNH VỰC
QUẢN LÝ RỪNG
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH


QUẢNG NGÃI

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HIẾN PHÁP LUẬT HÀNH CHÍNH

THỪA THIÊN HUẾ - NĂM
2018


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NỘI VỤ

…………/…………

……/……
HỌC
VIỆ
N
HÀN
H
CHÍ
NH
QUỐ
C
GIA

TRẦN TH
HIỀN

X


P
H

T
V
I


PHẠM HÀNH CHÍNH
TRONG LĨNH VỰC
QUẢN LÝ RỪNG
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
QUẢNG NGÃI

LUẬN VĂN THẠC SỸ LUẬT HIẾN PHÁP LUẬT HÀNH CHÍNH
Chuyên ngành: Luật hiến pháp - Luật hành chính
Mã số: 8 38 01 02

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. NGUYỄN VĂN
QUANG

THỪA THIÊN HUẾ - NĂM
2018


LỜI CAM ĐOAN

Tôi cam đoan, luận văn “Xử phạt vi phạm hành chính trong

lĩnh vực quản lý rừng tại địa bàn tỉnh Quảng Ngãi” là công trình
nghiên cứu khoa học do tôi thực hiện. Số liệu trung thực, có trích
dẫn rõ ràng và kết quả nghiên cứu chưa từng được công bố.
Thừa Thiên Huế, ngày tháng 6 năm 2018

Ngƣời cam đoan

Trần Thị Hiền


LỜI CẢM ƠN
Để có thể hoàn thành đề tài luận văn thạc sĩ một cách hoàn chỉnh,
bên cạnh sự nỗ lực cố gắng của bản thân còn có sự hướng dẫn nhiệt tình
của quý Thầy Cô, cũng như sự động viên ủng hộ của gia đình và bạn bè
trong suốt thời gian học tập nghiên cứu và thực hiện luận văn thạc sĩ.
Tác giả luận văn xin được bày tỏ sự biết ơn sâu sắc đối với
PGS.TS. Nguyễn Văn Quang - Trường Đại học Luật Hà Nội, người
hướng dẫn khoa học, đã hết sức nhiệt tình định hướng và giúp đỡ tác giả
hoàn thành luận văn này.
Trân trọng cảm ơn quý thầy cô Học viện Hành chính Quốc gia đã
tạo điều kiện thuận lợi cho tác giả trong suốt quá trình học tập, nghiên
cứu và viết luận văn.
Trân trọng cảm ơn Chi cục Kiểm lâm tỉnh Quảng Ngãi đã hỗ trợ,
cung cấp số liệu, thông tin để tác giả hoàn thành luận văn.
Cuối cùng, xin chân thành cảm ơn đến gia đình, bạn bè đã hỗ trợ
cho tôi rất nhiều trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và thực hiện đề
tài luận văn thạc sĩ một cách hoàn chỉnh./.
Thừa Thiên Huế, ngày tháng 6 năm 2018
Học viên thực hiện


Trần Thị Hiền


MỤC LỤC
Lời cảm ơn
Lời cam đoan
Danh mục các từ viết tắt
Mục lục
Danh mục các chữ viết tắt
Danh mục các bảng
Danh mục các hình
LỜI MỞ ĐẦU..................................................................................................1
NỘI DUNG...................................................................................................... 8
CHƢƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LUẬT VỀ XỬ
PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC QUẢN LÝ
RỪNG...............................................................................................................8
1.1. Vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý rừng................................... 8
1.2. Khái niệm, nguyên tắc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản
lý rừng..........................................................................................................18
1.3. Thẩm quyền, thủ tục xử phạt vi phạm hành chính và thi hành Quyết
định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý rừng....................25
KẾT LUẬN CHƢƠNG 1.............................................................................36
CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG VI PHẠM HÀNH CHÍNH VÀ XỬ PHẠT
VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC QUẢN LÝ RỪNG Ở
TỈNH QUẢNG NGÃI................................................................................... 37
2.1. Các yếu tố tự nhiên, kinh tế, xã hội tác động đến vi phạm hành chính và
xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý rừng tại tỉnh Quảng
Ngãi..............................................................................................................37



2.2. Tình hình vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý rừng tại tỉnh
Quảng Ngãi.................................................................................................. 40
2.3. Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý rừng tại tỉnh Quảng
Ngãi trong 05 năm qua.................................................................................47
KẾT LUẬN CHƢƠNG 2.............................................................................65
CHƢƠNG 3. PHƢƠNG HƢỚNG, GIẢI PHÁP BẢO ĐẢM XỬ PHẠT VI

PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC QUẢN LÝ RỪNG TRÊN
ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NGÃI..................................................................66
3.1. Phương hướng bảo đảm xử phạt hành chính trong lĩnh vực quản lý rừng .. 66

3.2. Giải pháp bảo đảm xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý
rừng trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi.............................................................. 66
KẾT LUẬN CHƢƠNG 3.............................................................................82
KẾT LUẬN CHUNG....................................................................................83
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.....................................................86


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CCKL

Chi cục Kiểm lâm

LN

Lâm nghiệp

Luật XLVPHC

Luật số 15/2012/QH13 do Quốc hội ban

hành ngày 20/6/2012 về Xử lý vi phạm hành
chính

Nghị định số

Nghị

định

số

157/2013/NĐ-CP

ngày

157/2013/NĐ-CP ngày

11/11/2013 của Chính phủ về quy định xử

11/11/2013 của Chính phủ phạt vi phạm hành chính về quản lý rừng,
phát triển rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm
sản thì VPHC về quản lý rừng
PCCCR

Phòng cháy chữa cháy rừng

PTNT

Phát triển nông thôn




Quy định

UBND

Uỷ ban nhân dân

VPHC

Vi phạm hành chính

VP

Vi phạm

SD

Sử dụng

XLVPHC

Xử lý vi phạm hành chính

XPVPHC

Xử phạt vi phạm hành chính


DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU

Bảng 2.1 Thống kê lâm sản tịch thu từ năm 2013-2017.................................48
Bảng 2.2 Thống kê phương tiện tịch thu từ năm 2013-2017.......................... 48


DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 2.1. Số vụ phá rừng................................................................................42
Hình 2.2. Số vụ cháy rừng.............................................................................. 43
Hình 2.3 Số vụ VP QĐ về khai thác lâm sản và sử dụng đất LN...................45
Hình 2.4 Số vụ vi phn ạm khác (vô chủ, chưa xác định được đối tượng VP) 45
Hình 2.5 VPHC trong lĩnh vực quản lý rừng từ 2013-2017........................... 50


1
LỜI MỞ ĐẦU

1.

Tính cấp thiết của đề tài
Rừng đóng vai trò rất quan trọng trong cuộc sống mỗi con người chúng

ta. Rừng không chỉ được xem là lá phổi xanh của trái đất, giúp điều hòa khí
hậu, cân bằng hệ sinh thái môi trường, mà còn mang lại lợi ích nhiều mặt về
kinh tế và an ninh - quốc phòng. Thực tiễn ở nước ta những năm qua cho thấy,
do nhiều nguyên nhân khác nhau, tình trạng buông lỏng quản lý rừng, chặt,
phá rừng, khai thác rừng bừa bãi, làm suy thoái, cạn kiệt tài nguyên rừng còn
xảy ra khá phổ biến. Điều này đã gây ra những hậu tác động tiêu cực đối với
hệ sinh thái môi trường, đe dọa nghiêm trọng hoạt động sản xuất và đời sống
sinh hoạt của người dân, ảnh hưởng đến phát triển kinh tế - xã hội cũng như
các lĩnh vực hoạt động khác của đất nước.
Nhận thức được tầm quan trọng của rừng, Đảng và Nhà nước ta luôn chú

trọng quản lý, bảo vệ và phát triển rừng thông qua nhiều chương trình, dự án,
góp phần làm thay đổi nhận thức của người dân trong công tác bảo vệ và phát
triển rừng. Cùng với điều này, pháp luật về quản lý, bảo vệ và phát triển rừng
được chú trọng xây dựng, hoàn thiện và bảo đảm thực thi trên thực tế trong đó
có các quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý rừng đã
có những đóng góp tích cực vào việc ngăn chặn, xử lý kịp thời các vi phạm
hành chính về quản lý rừng, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của các cá
nhân, tổ chức, từng bước nâng cao hiệu quả quản lý, bảo vệ và phát triển
rừng. Tuy nhiên, trên thực tế việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực
quản lý rừng còn gặp nhiều khó khăn, bất cập do nhiều nguyên nhân khác
nhau. Vì vậy tình trạng phá rừng, khai thác rừng, lấn chiếm rừng vẫn còn diễn
ra với tốc độ cao gấp nhiều lần so với tốc độ tái tạo rừng.


2
Do phân bố ở những khu vực có địa hình núi cao, hiểm trở, dốc đứng,
giao thông không thuận lợi nên việc quản lý bảo vệ rừng ở Quảng Ngãi còn
gặp nhiều khó khăn. Trong thời gian vừa qua, tình trạng lén lút phá rừng làm
nương rẫy, khai thác, vận chuyển, buôn bán lâm sản trên địa bàn của Tỉnh vẫn
xảy ra với tính chất và mức độ vi phạm ngày càng nghiêm trọng, phức tạp.
Chỉ tính riêng trong năm 2017, trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi đã xảy ra 38 vụ
phá rừng dù được coi là nhỏ lẻ nhưng đã làm thiệt hại 26,85 ha diện tích rừng.
Do lợi nhuận thu được từ việc kinh doanh lâm sản là rất lớn nên một số đối
tượng xem thường pháp luật, liều lĩnh chống đối cơ quan thực thi pháp luật
khi hành vi vi phạm pháp luật của họ bị phát hiện. Đặc biệt, việc các đối
tượng này lợi dụng di chuyển từ vùng rừng thuộc địa phận quản lý của tỉnh
này sang địa phận quản lý của tỉnh khác để trốn tránh gây ra nhiều khó khăn
cho các lực lượng chức năng của tỉnh Quảng Ngãi trong việc xử lý vi phạm.
Mặc dù các cơ quan, ban, ngành chức năng, chính quyền địa phương các
cấp trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi đã có nhiều nổ lực trong công tác bảo vệ và

quản lý rừng nhưng hằng năm trên địa bàn vẫn có hàng trăm vụ vi phạm pháp
luật về quản lý rừng bị XPVPHC gây khó khăn trong công tác bảo vệ rừng và
phát triển xã hội. Mặc khác, do công tác quản lý rừng, XPVPHC trong lĩnh
vực quản lý rừng mới chỉ dừng lại ở góc độ hành vi vi phạm bị XPVPHC mà
chưa đi vào nghiên cứu chuyên sâu để tìm ra những nguyên nhân, giải pháp
quản lý rừng hiệu quả. Xuất phát từ những thực trạng đã nêu, thiết nghĩ cần
phải có những giải pháp để nâng cao đời sống cho người dân, giảm dần áp lực
của người dân vào rừng. Cần có những biện pháp để nâng cao hiệu quả công
tác XPVPHC trong lĩnh vực quản lý rừng, hạn chế thấp nhất VPHC lập lại kỷ
cương, kỷ luật, ý thức chấp hành pháp luật của người dân


3
Với những lý do nêu trên, việc chọn đề tài: “Xử phạt vi phạm hành chính
trong lĩnh vực quản lý rừng trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi” là cấp thiết và có ý
nghĩa thực tiễn.
2.

Tình hình nghiên cứu đề tài
Trong thời gian qua đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về XPVPHC

trong lĩnh vực quản lý bảo vệ rừng đã được công bố như: “Pháp luật về xử
phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý và bảo vệ tài nguyên rừng”
Luận văn thạc sĩ luật học của Võ Mai Anh, năm 2007; “Tội vi phạm các quy
định về khai thác và bảo vệ rừng trong Luật Hình sự Việt Nam - Một số vấn
đề lý luận và thực tiễn” Luận văn thạc sĩ luật học của Nguyễn Thị Hải, năm
2009; “Hoàn thiện cơ chế pháp lý về xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực
bảo vệ và phát triển rừng ở nước ta hiện nay” Luận văn thạc sĩ luật học của
Nguyễn Thị Tiến, năm 2010; “Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực
quản lý, bảo vệ rừng từ thực tiễn tỉnh Quảng Nam”, Luận văn thạc sĩ luật học

của Nguyễn Thị Thanh Nhàng, năm 2012; “Quản lý nhà nước trong lĩnh vực
bảo vệ rừng trên địa bàn tỉnh Hà Giang”, Luận văn thạc sĩ Quản lý kinh tế của
Hoàng Văn Tuấn, năm 2015; “Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực
quản lý và bảo vệ rừng từ thực tiễn tỉnh Quảng Bình”, Luận văn thạc sĩ Luật
Hiến pháp và Hành chính của Phan Mậu Phấn, năm 2016; “Xử phạt vi phạm
hành chính trong lĩnh vực quản lý và bảo vệ rừng từ thực tiễn thành phố Đà
Nẵng”, Luận văn thạc sĩ Luật Hiến pháp và Hành chính của Ngô Văn Tuấn,
năm 2016.
Ngoài ra, liên quan đến vấn đề xử phạt vi phạm hành chính nói chung và
xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý rừng nói riêng còn có
những công trình nghiên cứu khác được công bố dưới hình thức là các bài viết
tạp chí như: Hoàn thiện pháp luật về hình thức, thẩm quyền xử phạt vi phạm
hành chính, TS Trần Thị Hiền, đăng trên Tạp chí Luật học, số 11/2011; Công


4
tác quản lý lâm sản: như đứa con bị bỏ rơi, Trần Văn Việt, đăng trên Diễn đàn
lâm nghiệp, ngày 13/4/2014; Giải pháp quản lý bảo vệ rừng và phát triển sinh
kế bền vững ở một số địa phương miền Trung, Trần Nam Thắng, đăng trên
Tạp chí Môi trường, số 3/2015; Vi phạm lâm luật trong quản lý bảo vệ rừng
đặc dụng khu vực Tây Bắc Việt Nam, Nguyễn Bá Ngãi, đăng trên tạp chí
Khoa học lâm nghiệp số 3/2016; Đặc san tuyên truyền pháp luật số 7/2012
của Hội đồng Phối hợp công tác phổ biến giáo dục pháp luật của Chính phủ
ngoài ra còn có một số bài viết liên quan đến quản lý rừng trên các tạp chí,
các trang web, bài tham luận được trình bày trong các buổi hội thảo, tọa đàm,



những khía cạnh nhất định, các công trình nghiên cứu trên đã giải


quyết những vấn đề khác nhau liên quan đến vi phạm hành chính và xử phạt
vi

phạm hành chính trong quản lý rừng như các vấn đề lý luận chung về quản

lý rừng, bảo vệ rừng, các khái niệm về vi phạm hành chính và xử phạt vi
phạm hành chính trong quản lý rừng, vai trò của xử phạt vi phạm hành chính
trong bảo vệ và phát triển rừng, những vướng mắc, bất cập về thể chế và thực
tiễn thi hành pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng, cũng như xử phạt vi phạm
hành chính trong quản lý rừng. Đây là những công trình nghiên cứu có giá trị,
làm cơ sở để học viên thực hiện đề tài nghiên cứu của mình. Tuy
nhiên, đến nay chưa có công trình nghiên cứu nào nghiên cứu đầy đủ, sâu sắc
về XPVPHC trong lĩnh vực quản lý rừng dưới góc độ tổ chức thực hiện pháp
luật và hiệu quả thi hành pháp luật từ thực tiễn ở địa phương của tỉnh Quảng
Ngãi với nhiều đặc thù khác biệt với các địa phương khác trong cả nước.
3.

Mục đích và nhiệm vụ của đề tài

3.1. Mục đích
Mục đích nghiên cứu của luận văn là góp phần làm sáng tỏ một số vấn
đề lý luận và pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý


5
rừng, thực tiễn thực thi pháp luật trong lĩnh vực này ở tỉnh Quảng Ngãi;
những bất cập, khó khăn, vướng mắc để từ đó tìm ra và đề xuất một số giải
pháp hoàn thiện các quy định pháp luật, bảo đảm hiệu lực, hiệu quả thực hiện
xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý rừng.
3.2. Nhiệm vụ

Luận văn tập trung phân tích, làm rõ và giải quyết một số vấn đề:
-

Nghiên cứu những vấn đề lý luận về pháp luật xử phạt vi phạm hành

chính trong lĩnh vực quản lý rừng.
-

Phân tích, đánh giá thực trạng các quy định pháp luật về quản lý rừng;

về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý rừng; tình hình xử phạt
vi

phạm hành chính về quản lý rừng từ thực tiễn tỉnh Quảng Ngãi; nguyên

nhân và bài học kinh nghiệm trong xử phạt vi phạm hành chính lĩnh vực quản
lý rừng.
-

Đề xuất phương hướng, giải pháp hoàn thiện pháp luật, nâng cao hiệu

quả thực hiện pháp luật về quản lý rừng đáp ứng các yêu cầu thực tiễn.
4.

Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của đề tài

4.1.

Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là vấn đề lý luận, thực tiễn về xử phạt vi


phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý rừng.
4.2. Phạm vi nghiên cứu:
-

Về không gian: Trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi.

-

Về thời gian: Giai đoạn từ năm 2013 đến năm 2017.

-

Về nội dung: Trong khuôn khổ luận văn thạc sỹ luật Hiến pháp và

Hành chính, nghiên cứu này tập trung vào việc phân tích, đánh giá thực trạng
thi hành pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý rừng
trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi, làm cơ sở cho việc đề xuất, kiến nghị hoàn
thiện và nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật về vấn đề này.


6
5.

Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu của đề tài
Trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của

Chủ nghĩa Mác - Lênin, tác giả sử dụng các phương pháp cụ thể để giải quyết
các yêu cầu đề ra bao gồm: phương pháp phân tích; phương pháp tổng hợp;
phương pháp so sánh; phương pháp thống kê.

6.

Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài

6.1.

Ý nghĩa lý luận
Góp phần làm rõ sâu sắc thêm những vấn đề lý luận và pháp luật về vi

phạm hành chính, xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý rừng.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn
-

Luận văn là công trình nghiên cứu đầy đủ, sâu sắc về pháp luật và thực

tiễn thi hành pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý
rừng, góp phần nâng cao nhận thức chung về vấn đề này trong người dân cũng
như đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý và xử phạt vi phạm hành chính. Việc
phân tích thực trạng thực thi pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong
lĩnh vực quản lý rừng trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi, chỉ ra những tồn tại,
nguyên nhân và đưa ra những giải pháp kiến nghị những vấn đề có liên quan
góp phần nâng cao hơn nữa hiệu quả hoạt động quản lý và xử phạt vi phạm
hành chính trong lĩnh vực quản lý rừng trên địa bàn.
-

Kết quả nghiên cứu của Luận văn có thể được sử dụng làm tài liệu học

tập, nghiên cứu; sử dụng làm tài liệu tham khảo cho việc hoàn thiện pháp luật,
nâng cao hiệu quả tổ chức thi hành pháp luật của các cơ quan có liên quan
trong công tác bảo vệ và phát triển rừng.

7.

Kết cấu của đề tài
Luận văn bao gồm: Lời mở đầu, 3 chương, kết luận, mục lục và danh

mục tài liệu tham khảo
Chương 1: Những vấn đề lý luận và pháp luật về xử phạt vi phạm hành


7
chính trong lĩnh vực quản lý rừng.
Chương 2: Thực trạng vi phạm hành chính và xử phạt vi phạm hành
chính trong lĩnh vực quản lý rừng ở tỉnh Quảng Ngãi.
Chương 3: Phương hướng, giải pháp bảo đảm xử phạt vi phạm hành
chính trong lĩnh vực quản lý rừng từ thực tiễn tỉnh Quảng Ngãi.


8
NỘI DUNG
Chƣơng 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LUẬT VỀ XỬ PHẠT VI PHẠM
HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC QUẢN LÝ RỪNG
1.1. Vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý rừng
1.1.1. Khái niệm rừng, quản lý rừng
Theo quan điểm học thuyết về hệ sinh thái thì rừng được xem như là hệ
sinh thái điển hình trong sinh quyển. Học thuyết về rừng của Morozov, năm
1930, quan niệm: Rừng là một tổng thể cây gỗ, có mối liên hệ lẫn nhau, nó
chiếm một phạm vi không gian nhất định ở mặt đất và trong khí quyển. Rừng
chiếm phần lớn bề mặt trái đất và là một bộ phận của cảnh quan địa lý [55].
M.E.Tcachenco (1952) cho rằng: Rừng là một bộ phận của cảnh quan địa

lý, trong đó bao gồm một tổng thể các cây gỗ, cây bụi, cây cỏ, động vật và
vi

sinh vật. Trong quá trình phát triển của mình chúng có mối quan hệ sinh

học và ảnh hưởng lẫn nhau và với hoàn cảnh bên ngoài [55].
I.S. Mê lê khốp (năm 1974) đã nhận định: Rừng là sự hình thành phức
tạp của tự nhiên, là thành phần cơ bản của sinh quyển địa cầu [55].


phương diện luật học, Khoản 1 Điều 3 Luật bảo vệ và phát triển rừng

số 29/2004/QH11 do Quốc hội ban hành ngày 03/12/2004 định nghĩa: “Rừng
là một hệ sinh thái bao gồm quần thể thực vật rừng, động vật rừng, vi sinh vật
rừng, đất rừng và các yếu tố môi trường khác, trong đó cây gỗ, tre nứa hoặc
hệ thực vật đặc trưng là thành phần chính có độ che phủ của tán rừng từ 0,1
trở lên. Rừng gồm rừng trồng và rừng tự nhiên trên đất rừng sản xuất, đất
rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng”.
Từ những nhận thức nêu trên, có thể thấy rừng là một hệ sinh thái gồm
quần xã sinh vật (vật sản xuất, vật tiêu thụ và vật phân hủy), có các cây gỗ lớn


9
chiếm ưu thế và các yếu tố môi trường vật lý, trong đó chúng có sự tương tác
với nhau; có mật độ nhất định và có hoàn cảnh riêng.


góc độ chung nhất, quản lý nhà nước có thể được hiểu là hoạt động

thực thi quyền lực nhà nước do các cơ quan nhà nước tiến hành đối với mọi tổ

chức, cá nhân trong xã hội trên tất cả các mặt của đời sống xã hội bằng cách
sử dụng quyền lực nhà nước nhằm mục tiêu phục vụ lợi ích chung của cả
cộng đồng, duy trì sự ổn định, đảm bảo an ninh trật tự và thúc đẩy xã hội phát
triển.
Nhìn từ góc độ quản lý nhà nước, quản lý rừng là một trong các lĩnh vực
hoạt động của quản lý nhà nước. Vì vậy, có thể hiểu quản lý rừng là hoạt động
thực thi quyền lực nhà nước của các cơ quan nhà nước theo chức năng,
nhiệm vụ được giao nhằm tổ chức thực hiện trên thực tế các quy định của
pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng. Trong số những nội dung hoạt động
quản lý rừng, các hoạt động liên quan đến phòng, chống và xử lý vi phạm về
lấn, chiếm rừng, khai thác cảnh quan, môi trường, khai thác gỗ, khai thác rừng
trái pháp luật, vi phạm thủ tục hành chính trong quản lý rừng, sử dụng rừng
được xác định là những nội dung hoạt động có ý nghĩa đặc biệt quan trọng.
1.1.2. Khái niệm vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý rừng
Việc nghiên cứu khái niệm VPHC vừa có ý nghĩa lý luận quan trọng vừa
mang tính thực tiễn sâu sắc. Trên cơ sở một định nghĩa khoa học, đúng đắn về
VPHC, người ta mới có thể xác định được các vi phạm cụ thể trong từng lĩnh
vực quản lý nhà nước và đây chính là cơ sở để truy cứu trách nhiệm hành
chính đối với người vi phạm nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cá
nhân, nhà nước, cơ quan nhà nước cũng như các tổ chức có liên quan khác.
Trong pháp luật Việt Nam, VPHC lần đầu tiên được định nghĩa một cách
chính thức theo quy định tại Điều 1 Pháp lệnh XPVPHC năm 1989 là “hành


10
vi

do cá nhân, tổ chức thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm quy tắc

quản lý nhà nước mà không phải là tội phạm hình sự và theo quy định của

pháp luật phải bị xử phạt hành chính”. Định nghĩa này được áp dụng rộng rãi
trong thực tiễn thi hành pháp luật về XPVPHC. Qua 4 lần sửa đổi, bổ sung
của pháp lệnh XPVPHC vào các năm: 1995, 2002, 2007, 2008 điều dễ dàng
nhận thấy là VPHC không được định nghĩa riêng biệt mà “lẫn” vào trong khái
niệm “xử lý vi phạm hành chính”. Chẳng hạn, Điều 1 Pháp lệnh XLVPHC
năm 1995 và năm 2002 chỉ rõ: “VPHC được áp dụng đối với cá nhân, cơ
quan, tổ chức (sau đây gọi chung là cá nhân, tổ chức) có hành vi cố ý hoặc vô
ý vi phạm các quy định của pháp luật về quản lý nhà nước mà không phải là
tội phạm và theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt hành chính”. Năm
2012, Luật XLVPHC được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam kỳ họp thứ 3 khóa XIII thông qua ngày 20/6/2012 và có hiệu lực từ ngày
01/7/2013, Khoản 1 Điều 2 của Luật nêu trên đã định nghĩa: “VPHC là hành
vi

có lỗi do cá nhân, tổ chức thực hiện, vi phạm quy định của pháp luật về

quản lý nhà nước mà không phải là tội phạm và theo quy định của pháp luật
phải bị xử phạt vi phạm hành chính.”.
Tuy có khác nhau về cách diễn đạt, về cách hiểu nhưng bản chất của
VPHC là giống nhau với 04 đặc điểm sau:
-

Là hành vi trái pháp luật, xâm phạm các quy định của pháp luật về

quản lý nhà nước; một hành vi được cho là trái quy định pháp luật khi hành vi
đó không phù hợp với yêu cầu của quy phạm pháp luật hoặc là đối lập với yêu
cầu đó có thể được biểu hiện ra bên ngoài bằng hành động hoặc không hành
động và không đơn thuần là hành vi trái pháp luật hành chính mà còn có thể
là những hành vi trái pháp luật dân sự, đất đai, lao động, …
-


Hành vi do cá nhân, tổ chức thực hiện do cố ý hoặc vô ý hay còn gọi là

tính có lỗi của VPHC. Là nhận thức về sự xâm phạm trật tự quản lý nhà nước,
tính trái pháp luật của hành vi đó nhưng vẫn lựa chọn và thúc đẩy hoạt động


11
của mình trái với yêu cầu của pháp luật trong khi có đủ điều kiện để lựa chọn
và quyết định cách xử sự khác phù hợp với yêu cầu của pháp luật.
-

Mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi thấp hơn tội phạm. Để đánh

giá được mức độ nguy hiểm của VPHC so với tội phạm cần đồng thời cân
nhắc các yếu tố như: mức độ gây thiệt hại cho xã hội của hành vi, tính chất,
mức độ lỗi, tầm quan trọng của khách thể được bảo vệ cũng như nhân thân
người vi phạm. Đây là dấu hiệu cơ bản nhất để phân biệt VPHC với tội phạm.
-

Pháp luật quy định hành vi đó phải bị XPVPHC, được thể hiện ngay

trong định nghĩa VPHC, dấu hiệu này vừa có tính quy kết vừa là thuộc tính
của VPHC.
VPHC trong lĩnh vực quản lý rừng là một dạng cụ thể của VPHC nói
chung nên mang đầy đủ các đặc điểm đặc trưng của VPHC như đã nêu ở trên.
Tuy nhiên, trong khuôn khổ của Luận văn này, việc xác định rõ nội hàm của
khái niệm VPHC trong lĩnh vực quản lý rừng là nhiệm vụ cần thiết. Trên thực
tế, khoản 2 Điều 1 Nghị định số 99/2009/NĐ-CP ngày 02/11/2009 của Chính
phủ về xử phạt hành chính trong lĩnh vực quản lý rừng, bảo vệ rừng và quản

lý lâm sản đã gián tiếp định nghĩa về VPHC trong lĩnh vực quản lý rừng, bảo
vệ rừng, theo đó có thể hiểu: VPHC trong lĩnh vực quản lý rừng, bảo vệ rừng
và quản lý lâm sản là hành vi vô ý hoặc cố ý của cá nhân, tổ chức trong và
ngoài nước vi phạm các quy định của Nhà nước về quản lý rừng, bảo vệ rừng
và quản lý lâm sản chưa gây thiệt hại hoặc đã gây thiệt hại đến rừng, lâm sản,
môi trường rừng nhưng chưa đến mức phải truy cứu trách nhiệm hình sự và
theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt vi phạm hành chính.
Trên cơ sở nội dung quy định như vậy, có thể đưa ra định nghĩa về
VPHC trong lĩnh vực quản lý rừng như sau: VPHC trong lĩnh vực quản lý
rừng là hành vi vô ý hoặc cố ý của cá nhân, tổ chức trong và ngoài nước vi
phạm các quy định của Nhà nước về quản lý rừng nhưng chưa đến mức phải


12
truy cứu trách nhiệm hình sự và theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt
vi phạm hành chính.
Theo quy định tại mục 1 Chương II Nghị định số 157/2013/NĐ-CP ngày
11/11/2013 của Chính phủ về quy định xử phạt vi phạm hành chính về quản lý
rừng, phát triển rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản thì VPHC về quản lý
rừng như sau:
-

Hành vi lấn, chiếm rừng trái pháp luật, người có hành vi dịch chuyển

mốc ranh giới rừng để chiếm giữ, sử dụng rừng trái pháp luật của chủ rừng
khác.
-

Khai thác trái phép cảnh quan, môi trường và các dịch vụ lâm nghiệp,


có các hành vi xây dựng nghĩa địa, làm mộ trái phép trong rừng, tổ chức tham
quan phong cảnh trái phép trong rừng hoặc tổ chức sản xuất, làm dịch vụ kinh
doanh trái phép trong rừng.
-

Vi phạm các quy định khai thác gỗ, khai thác gỗ không đúng trình tự,

thủ tục và các yêu cầu kỹ thuật theo thiết kế được cơ quan có thẩm quyền phê
duyệt.
-

Khai thác rừng trái phép, có hành vi lấy lâm sản nhưng không được

phép của nhà nước có thẩm quyền hoặc được phép nhưng đã xuất hiện không
đúng quy định cho phép bị xử phạt.
-

Vi phạm các quy định phòng cháy, chữa cháy rừng.

-

Vi phạm trình tự, thủ tục hành chính trong quản lý rừng.

1.1.3. Cấu thành pháp lý của vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý
rừng
VPHC trong lĩnh vực quản lý rừng cũng là một dạng của VPHC nên
cũng phải có đủ 4 yếu tố cấu thành của VPHC là: Mặt khách quan, mặt chủ
quan, chủ thể và khách thể



13
1.1.3.1. Mặt khách quan của vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý rừng
Mặt khách quan của VPHC trong lĩnh vực quản lý rừng chính là dấu hiệu

bên ngoài của VPHC mà dấu hiệu bắt buộc phải là hành vi VPHC; nói cách
khác đó là hành vi mà tổ chức, cá nhân thực hiện xâm phạm các qui tắc quản
lý nhà nước về quản lý rừng và đã bị pháp luật ngăn cấm, sẽ bị xử phạt bằng
các hình thức, biện pháp hành chính.
Mặt khách quan của VPHC trong lĩnh vực quản lý rừng gồm các dấu
hiệu: hành vi trái pháp luật, hậu quả thiệt hại mà hành vi gây ra cho xã hội,
quan hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật và thiệt hại thực tế do hành vi đó
gây ra; các yếu tố khác: thời gian, địa điểm, phương tiện vi phạm.
-

Hành vi trái pháp luật: Nếu một chủ thể thực hiện những hành vi bị

pháp luật nghiêm cấm hoặc không làm theo những việc mà pháp luật yêu cầu
thì chủ thể đó đã có hành vi trái pháp luật. Trong quản lý rừng thì hành vi trái
pháp luật là không thực hiện hoặc thực hiện không đúng những quy định của
pháp luật về quản lý rừng, xâm phạm đến những khách thể được pháp luật bảo
vệ.
Một số hành vi VPHC trong lĩnh vực quản lý rừng có dấu hiệu phức tạp,
không đơn thuần là hành vi trái pháp luật mà còn có thể do các yếu tố khác tác
động đến. Tuy nhiên vẫn có một số hành vi vi phạm không bị xem là trái quy
định pháp luật trong lĩnh vực quản lý rừng đó là khi thực hiện mệnh lệnh khẩn
cấp của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; thực hiện nhằm tránh nguy cơ thực
tế là đang đe dọa lợi ích của Nhà nước, tổ chức; quyền, lợi ích chính đáng của
chính người đó hoặc của người khác mà gây ra thiệt hại nhỏ hơn thiệt hại cần
ngăn ngừa (trong tình thế cấp thiết), những sự kiện xảy ra ngoài
ý


chí và khả năng của con người (sự kiện bất ngờ).
-

Hậu quả thiệt hại mà hành vi gây ra cho xã hội do vi phạm các quy

định trong lĩnh vực quản lý, chưa gây thiệt hại hoặc gây thiệt hại nhưng chưa


14
đến mức phải truy cứu trách nhiệm hình sự.
Có một số trường hợp VPHC trong lĩnh vực quản lý rừng là loại cấu
thành hình thức không có hậu quả do hành vi trái pháp luật gây ra vẫn có thể
có đủ căn cứ để xác định hành vi vi phạm ví như: Chủ lâm sản khai thác cây
gỗ tự nhiên trong vườn nhà nhưng không chấp hành các quy định của pháp
luật về các thủ tục khai thác rừng, không đươc cấp giấy phép khai thác thì vẫn
bị xử phạt VPHC theo quy định của pháp luật.
-

Mối quan hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật của VPHC trong lĩnh

vực quản lý rừng và thiệt hại thực tế do hành vi đó gây ra cho xã hội thể hiện
bằng thiệt hại do chính hành vi VPHC gây ra và việc xác định mối quan hệ
nhân quả là cần thiết nhằm xác định mức độ hành vi vi phạm và để đảm bảo
nguyên tắc cá nhân, tổ chức phải chịu trách nhiệm về hành vi vi phạm do thiệt
hại mình đã gây ra.
-

Ngoài ra cần xem xét thêm các yếu tố khác trong quá trình nghiên cứu


mặc khách quan của VPHC trong lĩnh vực quản lý rừng như:
+ Thời gian VPHC: là thời điểm xảy ra VPHC.
+ Địa điểm VPHC: là nơi xảy ra VPHC ví dụ như nơi các cây gỗ bị chặt
phá.
+ Công cụ, phương tiện thực hiện hành vi VPHC là cái mà cá nhân, tổ
chức sử dụng để thực hiện hành vi VPHC như búa, rìu, máy khoang, xe máy,
súng, ...
1.1.3.2. Mặt chủ quan của vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý rừng
Mặt chủ quan của VPHC trong lĩnh vực quản lý rừng là những biểu hiện
tâm lý bên trong của chủ thể vi phạm bao gồm:
-

Lỗi: Là thái độ chủ quan của con người đối với hành vi vi phạm pháp

luật và hậu quả do hành vi đó gây ra; là dấu hiệu bắt buộc trong mặt chủ quan


×