Tải bản đầy đủ (.docx) (24 trang)

GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG HUY ĐỘNG VỐN CHO NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN NHÀ ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG CHI NHÁNH HÀ NỘI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (129.62 KB, 24 trang )

GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG HUY ĐỘNG VỐN CHO NGÂN HÀNG PHÁT
TRIỂN NHÀ ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG CHI NHÁNH HÀ NỘI
3.1 ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN NHÀ ĐỒNG
BẰNG SÔNG CỬU LONG – CHI NHÁNH HÀ NỘI
3.1.1 Định hướng chung
Trong thời gian tới để duy trì và phát huy hơn nữa thế mạnh của mình
nhằm đạt được kết quả cao nhất trong hoạt động kinh doanh, MHB Chi nhánh
Hà Nội xây dựng định hướng phát triển giai đoạn 2005- 2010 như sau:
- Thực hiện nghiệp vụ ngân hàng bán lẻ cho mọi đối tượng khách hàng,
mọi thành phần kinh tế.
- Mở rộng mạng lưới hoạt động rộng khắp trên các địa bàn dân cư, kinh
tế trọng điểm của thủ đô để phục vụ cho các doanh nghiệp, các tầng lớp dân
cư, các tổ chức kinh tế, đồng thời khẳng định thương hiệu MHB trên địa bàn
Hà Nội.
- Xác định mục tiêu hàng đầu là huy động vốn bằng cách sử dụng linh
hoạt đòn bẩy lãi suất kết hợp với việc đa dạng hoá các hình thức huy động vốn;
tăng trưởng tín dụng nhanh nhưng đảm bảo an toàn, hiệu quả và bền vững,
mở rộng các loại hình cho vay tới mọi thành phần kinh tế; phát triển các sản
phẩm dịch vụ ngân hàng để đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng. Mọi
hoạt động của ngân hàng phải hướng tới khách hàng.
- Theo lộ trình cổ phần hoá và hiện đại hoá ngân hàng của MHB trong
năm 2007, Chi nhánh Hà Nội đặt mục tiêu xây dựng một bộ máy quản lý hiệu
quả, năng động, sáng tạo; xây dựng hệ thống công nghệ ngân hàng hiện đại,
tiên tiến, nâng cao chất lượng phục vụ với khách hàng, nâng cao khả năng
quản lý, kiểm soát phòng chống rủi ro trong kinh doanh…
- Xây dựng một đội ngũ cán bộ nhân viên có phẩm chất, đạo đức nghề
nghiệp, có năng lực chuyên môn và một đội ngũ cán bộ lãnh đạo hàng chuyên
gia, đảm đương được công tác quản trị ngân hàng hiện đại; đổi mới phong
cách làm việc với phương châm tận tình, chu đáo, an toàn.
MHB Chi nhánh Hà Nội xây dựng cho mình một định hướng với từng
mục tiêu cụ thể như sau:


+ Nguồn vốn: tăng 35% năm sau so với năm trước, chú trọng huy động
nguồn vốn ngoại tệ (USD…) trung và dài hạn.
+ Dư nợ: tăng 35% năm sau so với năm trước, tập trung đầu tư cho các
dự án sản xuất, chế biến hàng nông sản xuất khẩu và các mặt hàng thay thế
nhập khẩu; tập trung vào các đối tượng khách hàng là doanh nghiệp vừa và
nhỏ.
+ Nợ quá hạn: dưới 3%
+ Lợi nhuận: tăng 20% năm sau so với năm trước.
3.1.2 Định hướng huy động vốn
Đối với hoạt động ngân hàng, nguồn vốn chính là thế mạnh, là động lực
cho ngân hàng thực hiện các chiến lược kinh doanh của mình. Vì vậy, trong
giai đoạn 2005-2010, MHB Chi nhánh Hà Nội đã xác định mục tiêu, chiến lược
kinh doanh là tập trung tăng cường huy động vốn. Trên cơ sở phân tích đánh
giá và dự báo tình hình phát triển kinh tế của đất nước, cụ thể là trên địa bàn
Thủ đô Hà Nội, MHB Chi nhánh Hà Nội đã cân nhắc điểm mạnh, điểm yếu của
ngân hàng để đưa ra các định hướng huy động vốn cụ thể như sau:
- Tiếp tục phát triển mạng lưới hoạt động một cách ổn định, vững chắc
với nhiều loại hình dịch vụ ngân hàng trước hết là để hoàn thành tốt chỉ tiêu
kế hoạch kinh doanh (kế hoạch nguồn vốn), đồng thời dần khẳng định và nâng
cao uy tín của Ngân hàng Phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long trong giai
đoạn tới.
- Thực hiện tốt công tác hiện đại hoá ngân hàng trong năm 2007 để đưa
ra các sản phẩm dịch vụ tài chính có chất lượng cao, đơn giản hoá các thủ tục
cho khách hàng, đáp ứng được nhu cầu đa dạng của khách hàng, có khả năng
cạnh tranh với các ngân hàng khác, từ đó thu hút vốn vào ngân hàng.
- Chuyển dịch cơ cấu huy động vốn, tập trung vào thị trường dân cư và
các TCKT, đặc biệt là khu vực dân cư, để phấn đấu đến năm 2010 tỷ trọng huy
động vốn từ khu vực này đạt 50% tổng nguồn vốn huy động.
- Chuyển dịch cơ cấu nguồn vốn phù hợp với sử dụng vốn để phát huy
hiệu quả sử dụng vốn một cách tối đa.

- Tăng cường nguồn vốn trung và dài hạn phục vụ cho đầu tư vào các dự
án dài hạn, có quy mô lớn.
- Tăng tỷ trọng huy động vốn bằng ngoại tệ trên tổng nguồn vốn huy
động.
- Tăng dần nguồn tiền gửi không kỳ hạn ở các doanh nghiệp, các tổ chức
kinh tế, trên cơ sở đó vừa tăng được nguồn vốn, vừa phát triển được các dịch
vụ ngân hàng khác. Chú trọng quan tâm đến nguồn vốn trung và dài hạn để
đảm bảo có được nguồn vốn ổn định, lâu dài, đáp ứng nhu cầu về vốn cho các
dự án lớn.
- Đa dạng hoá các hình thức huy động vốn bằng mọi biện pháp và thông
qua nhiều kênh khác nhau để thu hút tối đa các nguồn vốn nhàn rỗi, đặc biệt là
trong dân cư.
3.2 GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG HUY ĐỘNG VỐN CHO NGÂN HÀNG PHÁT
TRIỂN NHÀ ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG – CHI NHÁNH HÀ NỘI
Để đạt được các chỉ tiêu kế hoạch trong huy động vốn giai đoạn tới,
MHB Chi nhánh Hà Nội phải không ngừng thực hiện các biện pháp để giữ vững
khách hàng truyền thống, tăng cường tìm kiếm khách hàng tiềm năng, nâng
cao chất lượng thanh toán, đưa ra nhiều loại hình dịch vụ ngân hàng, ứng
dụng công nghệ ngân hàng hiện đại... Các giải pháp xin được đưa ra cụ thể
như sau:
3.2.1 Đa dạng hoá các hình thức huy động vốn
Từ ngày đầu thành lập đến nay, MHB Chi nhánh Hà Nội đã áp dụng các
hình thức huy động vốn truyền thống như: nhận tiền gửi của các cá nhân, tổ
chức kinh tế, tổ chức tín dụng dưới các hình thức tiền gửi không kỳ hạn, có kỳ
hạn và các loại tiền gửi khác; bán kỳ phiếu, trái phiếu theo từng đợt phát hành
của Ngân hàng Phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long. Tiền gửi tiết kiệm đã
được đa dạng hoá với các hình thức như: Tiết kiệm phú lộc, Tiết kiệm dành cho
người cao tuổi, Tiết kiệm lãi suất lũy tiến, Tiết kiệm lãi suất bậc thang…song
trên thực tế còn bộc lộ nhiều hạn chế, tỷ trọng nguồn tiền gửi tiết kiệm nhỏ,
không thể cạnh tranh với các hình thức tiết kiệm của ngân hàng khác hoặc của

các công ty bảo hiểm, bưu điện. Trên cơ sở tham khảo và phân tích nghiên cứu
chương trình huy động vốn của các ngân hàng và các tổ chức trên địa bàn,
MHB Chi nhánh Hà Nội cần đưa ra các giải pháp để đa dạng hoá các hình thức
huy động vốn như sau:
* Đối với tiền gửi dân cư:
MHB Chi nhánh Hà Nội cần duy trì các hình thức huy động vốn cũ và đưa
ra nhiều các hình thức huy động vốn mới, phù hợp với nhu cầu khách hàng và
cạnh tranh được với các hình thức huy động vốn của các tổ chức tín dụng trên
địa bàn, ví dụ như:
+ Huy động tiết kiệm bằng vàng: Khi điều kiện cho phép, ngân hàng nên
huy động tiết kiệm bằng vàng, vì vàng là phương tiện trao đổi có khối lượng
tích trữ trong dân cư là khá lớn. Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay, do quá
trình đô thị hoá, giá đất tăng, nhiều gia đình đã có trong tay một lượng tiền rất
lớn thu được từ hoạt động buôn bán bất động sản này và thường dự trữ dưới
dạng vàng. Do vậy MHB Chi nhánh Hà Nội có thể huy động vốn bằng hình thức
này để thu hút tối đa nguồn vốn tích trữ dưới dạng vàng trong dân cư.
+ Huy động vốn theo nhiều loại kỳ hạn, với các hình thức trả lãi thích
hợp đối với tiết kiệm, kỳ phiếu (cả VNĐ và ngoại tệ). Việc đa dạng các kỳ hạn
gửi tiền sẽ kéo theo sự vất vả trong hoạt động quản lý lưu trữ hồ sơ của ngân
hàng, nhưng đáp ứng nhu cầu của khách hàng và góp phần nâng cao uy tín
của ngân hàng, mở ra nhiều cơ hội kinh doanh cho ngân hàng.
+ Áp dụng linh hoạt phương thức trả lãi trước, trả lãi sau, trả lãi hàng
quý theo tình hình cân đối vốn từng thời kỳ và từng món tiền, đồng thời đảm
bảo lợi ích của người gửi tiền. Nên đa dạng hoá các hình thức trả lãi hơn
nhằm thu hút tối ưu lượng khách hàng. Ví dụ như có thể áp dụng các hình thức
sau:
> Tiết kiệm rút gốc linh hoạt: Đây là hình thức tiết kiệm áp dụng cho
khách hàng gửi tiền với một kỳ hạn nhất định nhưng có nhu cầu rút trước hạn
một phần tiền gửi đó thì số tiền rút trước hạn vẫn được hưởng lãi suất tương
ứng với kỳ hạn nhỏ hơn bằng thời gian từ khi gửi tiền đến khi rút trước hạn.

Sản phẩm tiết kiệm này rất linh hoạt cho khách hàng, song mức lãi suất áp
dụng thường thấp hơn lãi suất tiền gửi tiết kiệm thông thường. Ngân hàng
phải đặc biệt chú ý cân nhắc đưa ra mức lãi suất hợp lý đảm bảo quyền lợi cho
khách hàng cũng như lợi nhuận ngân hàng. (có thể tham khảo hình thức tiết
kiệm 3G của Techcombank, hoặc thiết kiệm rút gốc linh hoạt của Habubank…)
> Trả lãi bậc thang: áp dụng cho loại tiền gửi có kỳ hạn. Nếu khách hàng
rút trước thời hạn sẽ được hưởng lãi suất bậc thang theo thời gian thực gửi.
Điều này tạo thuận lợi cho khách hàng linh động rất nhiều trong việc gửi và
rút tiền.
> Trả lãi cao nhất cho loại tiền gửi một lần rút một lần.
> Trả lãi cho loại tiền gửi 1 lần lấy lãi nhiều kỳ, gốc giữ nguyên, có thể
cho lấy lãi 6 tháng 1 lần, hoặc tiến tới việc trả lãi hàng tháng cho tất cả các
loại tiền gửi có kỳ hạn .
> Loại tiền gửi nhiều lần góp thành số lượng lớn trong thời gian dài
mới rút ra một lần, cần ưu đãi khách hàng bằng lãi suất tiền gửi thời hạn dài,
khi rút ra có thể tính theo phương pháp số dư bình quân.
> Thực hiện trả lãi luỹ tiến theo lượng tiền gửi: lượng tiền gửi càng lớn
thì lãi suất càng cao.
+ Triển khai trên địa bàn việc nhận trả lãi tiền gửi tiết kiệm, kỳ phiếu tại
nhà đối với lượng tiền lớn (chẳng hạn tương đương 100 triệu đồng trở lên).
MHB Chi nhánh Hà Nội đã triển khai việc thu tiền gửi hoặc trả tiền cho khách
hàng tại nhà đối với những món tiền lớn. Kết quả cho thấy khách hàng đã cảm
thấy rất tin tưởng và thỏa mãn với phương thức phục vụ này. Đây là hình thức
phục vụ khách hàng rất đặc biệt mà ít ngân hàng quan tâm đến.
+ Hàng năm triển khai chương trình Tiết kiệm dự thưởng với cơ cấu
giải thưởng phong phú và giá trị cao để thu hút khách hàng.
+ Thực hiện hình thức huy động “Tiết kiệm học đường” áp dụng với các
đối tượng là học sinh, sinh viên, hoặc hình thức “Tiết kiệm hưu trí” áp dụng cho
các đối tượng là người già nghỉ hưu…dựa trên thói quen và tâm lý của người
Việt Nam. Các hình thức này có thể được thực hiện bằng cách người dân sẽ

đóng góp những khoản tiền cố định hoặc tuỳ chọn vào ngân hàng theo định kỳ,
với từng phương thức gửi ngân hàng sẽ đưa ra một mức lãi suất phù hợp.
+ Thực hiện hình thức tiết kiệm cho trẻ em: đây là hình thức gần giống
như bảo hiểm nhân thọ và là loại hình thu hút tiền tiết kiệm đang được thị
trường rất mong đợi và cũng rất cần thiết với ngân hàng để tạo được nguồn
vốn ổn định, với chi phí thấp. Hiện nay có rất nhiều khách hàng có nhu cầu gửi
tiền tiết kiệm cho con cái của họ tại ngân hàng để giáo dục tính tiết kiệm cho
trẻ em và tích luỹ để lo cho việc học hành của con cái trong tương lai. Đây là
một thị trường khá lớn cần khai thác. áp dụng hình thức này, không những
ngân hàng thu hút được lượng tiền nhàn rỗi lớn mà còn giúp trẻ em làm quen
với ngân hàng và các dịch vụ ngân hàng từ khi còn nhỏ và điều này sẽ rất có ích
cho ngân hàng và xã hội sau này.
+ Liên kết với các Công ty bảo hiểm nhân thọ để cho ra đời các sản phẩm
tiết kiệm - bảo hiểm rất tiện ích cho khách hàng.
+ Phát hành kỳ phiếu, trái phiếu: Các đợt phát hành kỳ phiếu, trái phiếu
đều thực hiện theo kế hoạch Hội sở chính giao, MHB Chi nhánh Hà Nội không
thể chủ động, song cần nghiên cứu trên thị trường có thể đưa ra các kỳ phiếu
mới có lãi suất điều chỉnh, kỳ phiếu có lãi suất thả nổi….hoặc nghiên cứu việc
phát hành trái phiếu để huy động vốn dài hạn để đề xuất với Hội sở chính triển
khai, làm phong phú thêm sản phẩm của mình.
* Đối với Tiền gửi của các tổ chức kinh tế:
Mục đích lớn nhất của các tổ chức kinh tế khi gửi tiền vào ngân hàng là
hưởng các lợi ích trong thanh toán. Đây là nguồn có chi phí huy động và tính
ổn định thấp nhất, nhưng nếu tạo được tính liên tục của nguồn sẽ đem lại một
lợi thế không nhỏ cho ngân hàng. Do vậy bên cạnh việc huy động nguồn vốn từ
dân cư, MHB Chi nhánh Hà Nội cần phải quan tâm huy động nguồn này, cụ thể:
+ Phải đa dạng hoá các dịch vụ thanh toán: Ngoài các hình thức thanh
toán truyền thống, ngân hàng nên thực hiện việc cung cấp các dịch vụ thanh
toán trực tiếp cho các doanh nghiệp và tổ chức kinh tế như nhận tiền gửi và
đảm bảo thanh toán cho khách hàng tại đơn vị hay một nơi bất kỳ theo yêu cầu

của khách hàng một cách an toàn và tiện lợi nhất; thực hiện nối mạng thanh
toán trực tiếp cho các khách hàng lớn; làm tốt công tác thanh toán chuyển tiền
cho các doanh nghiệp nhằm tạo niềm tin cho các tổ chức kinh tế, các doanh
nghiệp trên địa bàn, trước hết phục vụ thật chu đáo các đơn vị có lượng tiền
gửi lớn như: Công ty mua bán nợ và tài sản tồn đọng của doanh nghiệp, Công
ty bảo hiểm nhân thọ…
+ Mở rộng diện thu tiền mặt không thu phí đối với các doanh nghiệp, các
đại lý bán hàng trên địa bàn, các điểm vui chơi giải trí, các công viên, siêu thị
lớn (cán bộ tín dụng nắm bắt từng doanh nghiệp có nguồn thu tiền mặt lớn,
phối hợp với phòng ngân quỹ thực hiện).
+ Mở rộng các dịch vụ, đặc biệt là các dịch vụ đại lý như: Bán bảo hiểm
cho các công ty bảo hiểm, bán vé máy bay cho các hãng hàng không. Tiếp cận
và vận động các doanh nghiệp, tổng công ty, trường đại học lớn… để chi trả
lương tại chỗ không thu phí; chi trả tiền lương cho một số doanh nghiệp có thu
nhập lớn; khẩn trương đưa máy ATM vào hoạt động (chứ không chỉ thử
nghiệm phục vụ cho nội bộ ngân hàng như hiện nay).
* Huy động tiền gửi của Kho bạc Nhà nước:
Đặc điểm của tiền gửi Kho bạc Nhà nước là khối lượng lớn, ít biến động.
Vì vậy ngân hàng cần khai thác triệt để nguồn tiền này. Thông thường nguồn
tiền của Kho bạc Nhà nước được gửi tại các Kho bạc, vì thế để thu hút được
lượng tiền này, ngân hàng cần phải thực sự có uy tín lớn, phải phục vụ kịp
thời, đầy đủ, an toàn, chính xác, đáp ứng mọi nhu cầu của Kho bạc.
* Huy động tiền gửi của các tổ chức tín dụng:
Đối với MHB Chi nhánh Hà Nội, nguồn vốn huy động từ các tổ chức tín
dụng chiếm tỷ trọng lớn, tuy chi phí về vốn lớn nhưng lại đáp ứng được nhu
cầu về vốn cho hoạt động đầu tư tín dụng và một phần nguồn vốn cho hệ
thống. Vì vậy, nếu huy động tốt nguồn này sẽ mang lại hiệu quả kinh doanh rất
cao cho ngân hàng. Ngân hàng phải thường xuyên theo dõi biến động lãi suất
trên thị trường để kịp thời đưa ra các giải pháp huy động, quản lý và sử dụng
nguồn này một cách có hiệu quả nhất trong từng thời kỳ.

Bên cạnh các hình thức huy động vốn đã được đề xuất như trên, MHB
Chi nhánh Hà Nội cần thực hiện việc tiếp cận các trường đại học, các trường
dạy nghề, trường phổ thông, cơ quan Bảo hiểm, công ty xổ số… để tăng nguồn
vốn huy động. Ngoài ra, cần vận động một số trường đại học lớn làm các dịch
vụ chi trả lương, học bổng tại chỗ không thu phí, nâng cao uy tín cho ngân
hàng. Qua đó khách hàng sẽ biết đến ngân hàng và thấy được sự cần thiết của
ngân hàng trong hoạt động kinh doanh của mình. Đây là yếu tố góp phần quan
trọng trong việc thu hút vốn của MHB Chi nhánh Hà Nội trên địa bàn Thủ đô.
Tuy nhiên phải xem xét, tính toán, xây dựng kế hoạch hợp lý, lựa chọn thời
điểm thích hợp để thực hiện, đặc biệt phải chú ý đến các khoản chi phí mà
ngân hàng cung cấp miễn phí cho khách hàng.
Ngân hàng nên mở rộng dịch vụ uỷ thác, nhận tiền gửi uỷ thác của tất cả
các cá nhân cũng như tổ chức, kết hợp với bên tư pháp để thực hiện nhận tiền
gửi uỷ thác theo di chúc.
Tiếp cận các khu vực giải toả để thực hiện hoạt động giải ngân.
* Phát triển các loại hì nh dịch vụ khác:
Trong xu thế cạnh tranh hiện nay, các ngân hàng đặc biệt chú trọng
cạnh tranh trên lĩnh vực chất lượng dịch vụ. Dịch vụ chính là sản phẩm mà
ngân hàng cung cấp cho khách hàng, trên cơ sở đó thu phí. Vì vậy hiệu quả
kinh doanh khá cao, độ rủi ro lại thấp, nên ngân hàng cần chú trọng quan tâm
nhiều hơn đến loại hình dịch vụ này. Thông qua cung cấp dịch vụ, ngân hàng
tạo điều kiện thuận lợi trong hoạt động huy động vốn nói riêng và hoạt động
kinh doanh nói chung. Căn cứ tình hình thực tế, MHB Chi nhánh Hà Nội có thể
tiến hành:
- Mở rộng và nâng cao hơn nữa dịch vụ tư vấn thông qua phân loại khách hàng.
Nếu khách hàng gửi tiền thì ngân hàng nên tư vấn hướng dẫn khách hàng lựa
chọn loại hình gửi tiền nào, lãi suất và thời gian là bao nhiêu cho phù hợp với

×