LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
HUYỆN ĐÔNG HẢI Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
CÔNG ĐOÀN GIÁO DỤC
Số: 02 /QĐ-CĐGD Đông Hải, ngày 08 tháng 9 năm 2009
HƯỚNG DẪN
TỔ CHỨC ĐẠI HỘI CÔNG ĐOÀN CƠ SỞ
NHIỆM KỲ 2009 - 2012
- Căn cứ Điều 7 - Chương II - Điều lệ Công đoàn Việt Nam - 2003.
- Căn cứ vào Thông tri số 02/2004/TTr-TLĐ ngày 22.3.2004 hướng dẫn thi hành Điều lệ
CĐVN của Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam.
Ban Thường vụ Công đoàn Giáo dục huyện hướng dẫn việc tổ chức Đại hội Công đoàn cơ
sở nhiệm kỳ 2009 - 2012 như sau:
I.- MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
1- Công đoàn cơ sở (CĐCS) là nền tảng của tổ chức Công đoàn nên việc tổ chức Đại hội
CĐCS phải được tập thể đoàn viên hoặc đại biểu đoàn viên tham dự để bàn bạc, tìm các biện pháp
giải quyết những vấn đề bức thiết liên quan đến việc làm, đời sống, bảo vệ quyền và lợi ích hợp
pháp, chính đáng của đoàn viên, công nhân viên chức lao động (CNVC-LĐ) tại cơ sở.
2- Nâng cao nhận thức cho cán bộ, đoàn viên, CNVC-LĐ về vai trò, chức năng, nhiệm vụ
của tổ chức công đoàn trong quá trình thực hiện công nghiệp hoá- hiện đại hoá đất nước, bàn bạc
và quyết định các biện pháp kiện toàn tổ chức, cán bộ đồng thời tìm ra những nội dung, phương
pháp hoạt động đáp ứng yêu cầu xây dựng CĐCS vững mạnh theo tinh thần Thông tri 01/TTr-
TLĐ ngày 27.10.2006 của Đoàn Chủ tịch TLĐLĐVN.
3- Đánh giá đúng thực chất tình hình tổ chức và hoạt động CĐCS trong việc thực hiện các
chức năng của công đoàn trong nhiệm kỳ qua, rút ra những mặt mạnh và những tồn tại, tìm ra
nguyên nhân khách quan, chủ quan, để qua đó đề ra được những biện pháp khắc phục trong nhiệm
kỳ tới, làm cho tổ chức công đoàn thực sự vững mạnh, đáp ứng được yêu cầu, nguyện vọng chính
đáng của đoàn viên CNVC - LĐ.
4- Bầu cử Ban chấp hành (BCH) CĐCS thực sự dân chủ, gồm những cán bộ có đủ năng
lực, trình độ, có khả năng tổ chức thực hiện, nhiệt tình, tâm huyết với tổ chức công đoàn để thực
hiện có hiệu quả các nhiệm vụ của CĐCS trong nhiệm kỳ tới.
II.- NỘI DUNG & CÁCH TIẾN HÀNH ĐẠI HỘI:
1- Nội dung chuẩn bị:
a) Báo cáo tổng kết hoạt động CĐ nhiệm kỳ qua:
Căn cứ những chỉ tiêu, nhiệm vụ trong Nghị quyết Đại hội nhiệm kỳ trước và báo cáo của
Ban chấp hành CĐCS trình trước đại hội để thảo luận, đóng góp ý kiến về những vấn đề làm được,
những vấn đề chưa làm được, trách nhiệm của BCH/CĐCS, nguyên nhân và biện pháp khắc phục.
Đánh giá nội dung, phương thức hoạt động công đoàn, mối quan hệ với cấp ủy, chính quyền cùng
cấp trong việc thực hiện nhiệm vụ công đoàn. Rút ra những bài học kinh nghiệm cho hoạt động
của công đoàn trong nhiệm kỳ tới.
1
b) Phương hướng hoạt động CĐ nhiệm kỳ 2009-2012:
* Đối với CĐCS trường học:
Căn cứ vào Nghị quyết của Cấp ủy, Chi bộ, căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ của tổ chức
công đoàn, định hướng nhiệm vụ của công đoàn cấp trên để xây dựng phương hướng, nhiệm vụ
nhiệm kỳ mới với trọng tâm:
- Tập trung bàn biện pháp đổi mới nội dung, phương pháp hoạt động công đoàn, các biện
pháp chăm lo đời sống, bảo vệ quyền lợi cán bộ, công chức; các biện pháp tham gia sắp xếp tổ
chức, tham gia xây dựng giám sát thực hiện quy chế dân chủ, tham gia tổ chức hội nghị cán bộ
công nhân – viên chức hằng năm thực sự dân chủ, đảm bảo thực hiện tốt, đúng chế độ chính sách.
- Có biện pháp tham gia quản lý cơ quan, đơn vị, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, giáo
viên, nhân viên; tham gia mạnh mẽ phong trào chống tham nhũng-tiêu cực, thực hành tiết kiệm,
không gây phiền hà cho dân, góp phần cải cách hành chính Nhà nước.
- Hướng hoạt động của đoàn viên công đoàn vào việc phát huy quyền làm chủ của CB-GV-
CNV, việc xây dựng và thực hiện chương trình kế hoạch công tác chuyên môn nhằm nâng cao chất
lượng đào tạo; cải tiến lề lối làm việc, nâng cao hiệu quả công tác; biện pháp mở rộng dân chủ nội
bộ, chống việc dạy thêm học thêm tràn lan, công tác kiểm tra, đánh giá.
c) Báo cáo kiểm điểm của Ban chấp hành CĐCS nhiệm kỳ:
- Nêu những biện pháp tổ chức, phân công thực hiện Nghị quyết của Đại hội.
- Kiểm điểm hiệu quả, chỉ đạo hoạt động.
- Đánh giá những mặt mạnh, những mặt còn tồn tại, nguyên nhân.
- Hướng phấn đấu khắc phục trong nhiệm kỳ tới.
d) Xây dựng kế hoạch tổ chức Đại hội CĐCS:
Nêu những nội dung cụ thể:
- Phân công chuẩn bị các báo cáo.
- Dự kiến số lượng cơ cấu nhân sự BCH, UBKT/CĐ. Tiêu chuẩn Ủy viên BCH, ủy viên
UBKT.
- Thời gian, địa điểm - Hình thức trang trí.
- Phân công trách nhiệm cụ thể cho từng ủy viên BCH
- Báo cáo xin ý kiến chỉ đạo của cấp ủy, chi bộ Đảng cơ sở (nơi có tổ chức Đảng) và phối
hợp trao đổi, thống nhất với thủ trưởng đơn vị, trường học để tranh thủ sự giúp đỡ, hỗ trợ về thời
gian, kinh phí và các điều kiện khác cho đại hội CĐCS được tiến hành theo đúng kế hoạch và
thành công tốt đẹp.
2- Các bước tiến hành:
- Tiến hành đại hội (có thể đại hội trù bị trước) để bàn nội dung, chương trình hoạt động,
tham gia góp ý kiến vào báo cáo đại hội CĐCS.
* Công tác chuẩn bị:
Báo cáo tổng kết cần được xây dựng ngắn gọn, rõ ràng, kết cấu báo cáo gồm hai phần
chính sau:
Phần thứ nhất:
TỔNG KẾT HOẠT ĐỘNG TỔ CÔNG ĐOÀN TRONG NHIỆM KỲ QUA
Phần này tập trung báo cáo kết quả một số hoạt động chủ yếu của công đoàn như sau:
- Công đoàn với việc chăm lo đời sống, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của
đoàn viên, CNVC-LĐ.
- Đánh giá hoạt động của công đoàn trong tham gia với chuyên môn.
- Đánh giá công tác tuyên truyền, vận động đoàn viên và phân công đoàn viên hoạt động.
- Rút ra nguyên nhân của mặt mạnh, mặt yếu.
2
Phần thứ hai:
PHƯƠNG HƯỚNG HOẠT ĐỘNG CỦA TỔ CÔNG ĐOÀN NHIỆM KỲ TỚI
Phần này nêu khái quát nhiệm vụ công tác chuyên môn trong thời gian tới; những thuận
lợi – khó khăn. Trên cơ sở nhiệm vụ của chuyên môn, phương hướng, nhiệm vụ và nội dung hoạt
động của CĐCS để xây dựng phương hướng, nhiệm vụ, nội dung hoạt động của công đoàn trong
nhiệm kỳ tới.
Các nội dung cần chuẩn bị của BCH/CĐCS
a) Họp Ban chấp hành CĐCS:
- Sau khi lấy ý kiến thăm dò, BCH/CĐCS họp để thống nhất danh sách nhân sự đề cử, ứng
cử BCH, UBKT/CĐCS và xin ý kiến cấp ủy, Chi bộ Đảng (nếu có) của đơn vị về danh sách trên
(có ý kiến xác nhận của Chi bộ, ký tên, đóng dấu).
Danh sách gồm:
Số thứ tự - Họ và tên - Năm sinh - Giới tính - Dân tộc - Tôn giáo - Chức vụ (chính quyền,
công đoàn, đảng) - Trình độ chuyên môn, trình độ lý luận chính trị, danh hiệu thi đua cao nhất đã
đạt - Ghi chú (nêu những người ứng cử lại).
- Tập hợp đầy đủ các văn bản dự thảo theo quy định, để gửi lên Công đoàn cấp trên trực
tiếp (Công đoàn Giáo dục huyện ) xin ý kiến cho phép tiến hành đại hội.
b) Tiến hành Đại hội Công đoàn cơ sở:
Những nội dung cần lưu ý:
* Thể thức thành lập, nhiệm vụ, quyền hạn của Đoàn chủ tịch, thư ký đại hội:
- Đoàn chủ tịch, đoàn thư ký tại đại hội công đoàn do đại hội công đoàn bầu ra.
- Thể thức thành lập: Ban chấp hành triệu tập đại hội chịu trách nhiệm xây dựng chương
trình làm việc của đại hội; dự kiến số lượng, cơ cấu, thành phần và danh sách đoàn chủ tịch, đoàn
thư ký đại hội để trình đại hội thảo luận, thông qua bằng biểu quyết giơ tay tại đại hội và phải
được đa số đại biểu tán thành (có thể biểu quyết thông qua một lần cả tập thể, hoặc biểu quyết
thông qua từng người).Trường hợp có ý kiến không tán thành về 1 hay nhiều thành viên trong
đoàn chủ tịch, đoàn thư ký, ban thẩm tra tư cách đại biểu thì đại hội có quyền giới thiệu người
khác bổ sung và đại hội thông qua bằng biểu quyết giơ tay.
- Ngay sau khi được đại hội bầu, đoàn chủ tịch và đoàn thư ký đại hội có các quyền hạn và
nhiệm vụ sau:
+ Đối với đoàn chủ tịch đại hội:
. Điều hành công việc của đại hội, làm việc theo nguyên tắc tập trung dân chủ, quyết định
theo đa số.
. Phân công thành viên điều hành công việc của đại hội theo chương trình, quy chế làm
việc đã được đại hội biểu quyết thông qua, chuẩn bị nội dung để đại hội thảo luận, biểu quyết, lãnh
đạo, điều hành các họat động của đại hội.
. Điều hành thực hiện các bước công việc trong bầu cử, như điều hành giới thiệu ứng cử,
đề cử vào BCH, giới thiệu ban kiểm phiếu, quyết định các trường hợp cho rút hoặc không cho rút
khỏi danh sách đề cử (sau khi hội ý thống nhất trong đoàn chủ tịch theo nguyên tắc đa số).
. Nhận biên bản kết quả bầu cử và phiếu bầu đã niêm phong từ ban bầu cử để bàn giao cho
BCH Công đoàn nhiệm kỳ mới.
. Chỉ định triệu tập kỳ họp thứ nhất của ban chấp hành CĐCS sau khi công bố kết quả bầu
cử ban chấp hành công đoàn.
+ Đối với đoàn thư ký đại hội:
3
. Ghi biên bản tổng hợp ý kiến thảo luận, dự thảo các văn bản kết luận, nghị quyết của đại
hội.
. Quản lý và phát hành tài liệu có liên quan đến đại hội theo sự chỉ đạo của đoàn chủ tịch
đại hội.
. Thu nhận, bảo quản và gửi đến Ban chấp hành nhiệm kỳ mới đầy đủ hồ sơ, văn kiện
chính thức của đại hội.
Trưởng đoàn thư ký chịu trách nhiệm trước đoàn chủ tịch đại hội về nhiệm vụ của đoàn
thư ký, phân công nhiệm vụ cụ thể cho các thành viên.
* Về bầu ban thẩm tra tư cách đại biểu :
+ Ban chấp CĐCS giới thiệu Ban thẩm tra tư cách đại biểu của đại hội (là những đại biểu
chính thức của đại hội) để đại hội biểu quyết bằng cách giơ tay.
+ Nhiệm vụ của ban thẩm tra tư cách đại biểu:
- Nghiên cứu các tài liệu về đại biểu do BCH/CĐ triệu tập đại hội cung cấp. Căn cứ vào
tiêu chuẩn đại biểu dự Đại hội và các nguyên tắc bầu cử để xem xét tư cách đại biểu (bao gồm cả
đại biểu đương nhiên, đại biểu bầu và đại biểu chỉ định). Tổng hợp, phân tích và báo cáo về tình
hình đại biểu (số lượng, chất lượng, cơ cấu và tư cách đại biểu); để thực hiện được nhiệm vụ này
cần có sự phối hợp của Ban tổ chức đại hội.
- Xem xét các đơn thư khiếu nại, tố có liên quan đến đại biểu gửi đến trước ngày Đại hội
khai mạc chính thức 10 ngày. Các đơn thư gửi sau 10 ngày không giải quyết trong đại hội, mà
chuyển Ban chấp hành mới hoặc cơ quan có thẩm quyền giải quyết .
- Báo cáo việc thẩm tra tư cách và kết luận việc xem xét các đơn thư để Đại hội thảo luận
và quyết định bằng biểu quyết giơ tay (báo cáo sau khi khai mạc đại hội).
Những trường hợp sau đây do Ban chấp hành công đoàn cấp triệu tập đại hội xem xét,
quyết định tư cách đại biểu báo cáo đại hội:
- Đại biểu đang còn trong thời gian chấp hành kỷ luật từ hình thức khiển trách theo quy
định của Bộ luật lao động và hình thức cảnh cáo đối với các trường hợp khác ( kỷ luật Đảng, chính
quyền, Công đoàn các đoàn thể) trở lên.
+ Đại biểu dự đại hội được công nhận đủ tư cách đại biểu khi có trên 50% số đại biểu
chính thức có mặt tại Đại hội biểu quyết nhất trí bằng giơ tay. Đại hội toàn thể không biểu quyết
công nhận tư cách đại biểu.
* Về việc ứng cử, đề cử vào BCH.CĐ:
- Ứng cử:
. Tất cả Đoàn viên công đoàn là đại biểu đều có quyền ứng cử vào BCH.CĐ các cấp.
. Người ứng cử không phải là đại biểu chính thức của đại hội thì phải có đơn và nhận xét
của Ban chấp hành CĐCS nơi công tác, sơ yếu lý lịch có xác nhận của cấp có thẩm quyền gửi cho
đoàn chủ tịch đại hội.
- Đề cử:
. BCH.CĐ triệu tập đại hội có quyền đề cử người tham gia vào BCH.CĐ khóa mới ( cung
cấp lý lịch trích ngang từng người ).
. Các đại biểu chính thức của đại hội có quyền đề cử người là đại biểu đại hội.
- Trình tự tiến hành:
+ Đoàn chủ tịch báo cáo trước đại hội về tiêu chuẩn, cơ cấu, số lượng ban chấp hành cần
bầu để đại hội thảo luận và biểu quyết (giơ tay) về số lượng bầu ban chấp hành công đoàn nhiệm
kỳ mới.
+ Các đại biểu đại hội ứng cử, đề cử vào ban chấp hành.
+ BCH.CĐ triệu tập đại hội đề cử người tham gia vào BCH.CĐ mới.
4
+ Đoàn chủ tịch đại hội tổng hợp danh sách ứng cử, đề cử để đại hội thảo luận, bổ sung.
+ Đoàn chủ tịch hội ý về ứng cử, đề cử, xin bổ sung và quyết định việc cho rút hoặc không
cho rút đối với các trường hợp xin rút khỏi danh sách bầu cử.
+ Đại hội biểu quyết (giơ tay) thông qua danh sách ứng cử, đề cử để bầu vào BCH.CĐ
mới.
+ Trường hợp đặc biệt, nếu ý kiến của đoàn chủ tịch đại hội không được đa số đại biểu
chấp nhận, thì phải thực hiện theo ý kiến đại hội.
* Về bầu BCH/CĐCS:
- Việc bầu cử ban chấp hành phải thực hiện theo nguyên tắc bỏ phiếu kín.
- Tiêu chuẩn ủy viên BCH:
+ Nhiệt tình với công tác CĐ, có phương pháp vận động thuyết phục đoàn viên, CNVC-
LĐ, lãnh đạo chính quyền và chủ doanh nghiệp, có tinh thần đấu tranh và dám đấu tranh bảo vệ
quyền và lợi ích hợp pháp chính đáng của đoàn viên, CNVC-LĐ.
+ Có uy tín, được đoàn viên, người lao động tín nhiệm.
+ Nắm chắc tình hình công tác của đơn vị, có năng lực chuyên môn từ khá trở lên, có kiến
thức về quản lý kinh tế xã hội, pháp luật và nghiệp vụ công tác công đoàn, có khả năng thực hiện
nhiệm vụ được giao.
- Số lượng và cơ cấu ủy viên BCH:
+ Số lượng ủy viên BCH.CĐ do Đại hội CĐCS quyết định tùy theo tình hình thực tế của
đơn vị (ít nhất 3 người, nhiều nhất không quá 15 người). Trường hợp CĐCS có dưới 10 đoàn viên
thì không bầu BCH mà chỉ bầu 1 Chủ tịch.
+ Đề nghị nên nghiên cứu cơ cấu, số lượng Ủy viên BCH như sau:
. CĐCS có từ 10 50 ĐV: Nên bầu từ 3 5 UVBCH
. CĐCS có trên 50 100 ĐV: Nên bầu từ 5 7 UVBCH
. CĐCS có trên 100 200 ĐV : Nên bầu từ 7 9 UVBCH
. CĐCS có trên 200 300 ĐV : Nên bầu từ 9 11 UVBCH
. CĐCS có trên 300 ĐV trở lên : Nên bầu từ 11 15 UVBCH
Trên cơ sở bảo đảm tiêu chuẩn, BCH cần có cơ cấu hợp lý giữa CBQL, giáo viên và nhân
viên; giữa các bộ phận trong đơn vị; giữa ủy viên BCH cũ và ủy viên BCH mới tham gia lần đầu
cần được cơ cấu ba độ tuổi để việc triển khai thực hiện nhiệm vụ trong nhiệm kỳ được thuận lợi,
đảm bảo cho sự phát triển, tính liên tục và kế thừa. Nhưng hướng chung và xu thế là trẻ hoá hạ
thấp tuổi bình quân; chú ý tỉ lệ nữ phù hợp với cơ cấu số lượng nữ CNVC-LĐ tại đơn vị và nên có
đảng viên tham gia vào BCH. Không cơ cấu vào BCH những người không có điều kiện hoạt động
do hoàn cảnh hay đã đảm nhận quá nhiều công tác trong đơn vị.
* Về công tác bầu cử và hướng dẫn thể lệ bầu :
- Danh sách bầu cử:
Đoàn chủ tịch đại hội có trách nhiệm tổng hợp và báo cáo đầy đủ danh sách đề cử, ứng cử,
kể cả những người xin rút khỏi danh sách để đại hội thảo luận. Danh sách bầu cử được đại hội
thông qua bằng biểu quyết giơ tay.
- Ban bầu cử :
Ban bầu cử gồm những đại biểu chính thức của đại hội và không có tên trong danh sách bầu
cử, do đoàn chủ tịch đại hội giới thiệu để đại hội thông qua bằng biểu quyết giơ tay (có thể biểu
quyết thông qua một lần cả tập thể hoặc thông qua từng người). Trường hợp có ý kiến không tán
thành về một hay nhiều thành viên trong ban bầu cử do đoàn chủ tịch giới thiệu, thì đoàn chủ tịch
hoặc đại biểu có quyền giới thiệu người khác bổ sung để đại hội biểu quyết.
- Ban bầu cử có nhiệm vụ:
5
+ Phổ biến nguyên tắc, thể lệ bầu cử, hướng dẫn cách thức bỏ phiếu, phát phiếu, thu phiếu.
Kiểm tra thùng phiếu trước khi bỏ phiếu và niêm phong thùng phiếu.
+ Kiểm phiếu (ban bầu cử không phải đếm số phiếu bầu trước đại hội), Để đảm bảo việc
kiểm phiếu có khoa học, không nhầm lẫn, trưởng ban bầu cử cần phân công các thành viên trong
ban kiểm phiếu theo nhóm, có người tổng hợp kết quả.Trong thời gian kiểm phiếu các thành viên
trong ban kiểm phiếu không được rời khỏi vị trí làm việc. Những người không có nhiệm vụ không
được vào khu vực ban bầu cử đang làm nhiệm vụ ( trừ một người có nhiệm vụ kiểm tra, giám sát
việc kiểm phiếu ).
+ Lập biên bản kiểm phiếu, công bố kết quả bầu cử, kết quả trúng cử; niêm phong phiếu
bầu chuyển cho đoàn chủ tịch đại hội.
- Phiếu bầu cử:
Danh sách bầu cử được in trong phiếu bầu. Phiếu bầu cử phải ghi rõ họ tên, chức vụ, đơn
vị công tác, được xếp theo vần A,B,C,,, cho toàn danh sách bầu. Trong trường hợp bầu số lượng ít
và được Đại hội nhất trí thì có thể dùng phiếu bầu viết tay.
Phiếu bầu phải có dấu của Ban chấp hành CĐCS cấp triệu tập đóng ở góc trái phía trên.
Phiếu không hợp lệ gồm:
+ Phiếu gạch hết tên trong danh sách bầu (ở phiếu in sẳn) hoặc không ghi tên ai (ở phiếu
viết tay).
+ Phiếu bầu thừa số lượng đã được đại hội biểu quyết .
+ Phiếu bầu ghi tên người ngoài danh sách bầu đã được đại hội thông qua.
+ Phiếu có đánh dấu riêng .
+ Phiếu không đóng dấu của BCH theo qui định.
Phiếu bầu hợp lệ:
+ Phiếu bầu không nằm ở phần trên (phiếu không hợp lệ).
+ Trường hợp danh sách bầu chỉ có 1 người thì việc gạch tên (ở phiếu in sẳn) vẫn hợp lệ
+ Phiếu bầu thiếu số lượng quy định theo danh sách bầu vẫn hợp lệ.
Quản lý phiếu bầu:
Phiếu bầu xong phải được niêm phong để lưu trữ trong 6 tháng. Chỉ Ban Thường vụ (Đoàn
chủ tịch), có quyền mở niêm phong phiếu. Sau 6 tháng, nếu không có khiếu nại, tố cáo về kết quả
bầu cử, Ban Thường vụ (Đoàn chủ tịch), hoặc Ban chấp hành (nơi không có Ban Thường vụ)
quyết định cho hủy phiếu.
* Điều kiện trúng cử BCH.CĐ:
Căn cứ vào kết quả kiểm phiếu, người trúng cử vào ban chấp hành phải đảm bảo điều kiện
có quá bán (quá 1/2) so với số phiếu bầu.
* Những tình huống thường xảy ra trong bầu cử cần lưu ý xử lý:
- Trường hợp số người có số phiếu quá bán nhiều hơn số lượng ủy viên BCH đã được đại
hội biểu quyết thì người trúng cử được lấy theo thứ tự từ người có số phiếu cao đến người có số
phiếu thấp hơn cho đến khi đủ số lượng.
- Trường hợp số người có số phiếu quá bán ít hơn số lượng cần bầu thì Đại hội thảo luận
và quyết định bầu tiếp cho đủ số lượng BCH hoặc không bầu mà lấy số lượng đã trúng cử (ít hơn
số lượng Đại hội đã quyết định).{Số lượng BCH có thể là số chẳn}
- Trường hợp có nhiều người có số phiếu quá bán và bằng nhau mà chỉ cần lấy một người
hoặc một số người cho đủ số lượng cần bầu, thì phải xin ý kiến đại hội quyết định bầu tiếp trong
số những người có số phiếu bằng nhau để chọn người có số phiếu cao hơn, không cần phải đạt số
phiếu bầu quá một phần hai (1/2) so với tổng số đại biểu tham gia bầu cử.
6
- Khi tiến hành bầu cử, đại biểu phát hiện phiếu bầu in sai họ tên đệm của một hoặc nhiều
người trong danh sách bầu cử BCH đã được đại hội thông qua, đoàn chủ tịch đại hội phải xin lỗi
đại hội và nhanh chóng hội ý để quyết định hủy bỏ toàn bộ số phiếu đã phát hành cho đại biểu. Chỉ
đạo ban tổ chức đại hội cho in lại phiếu bầu, trong thời gian chuẩn bị phiếu, đoàn chủ tịch đại hội
có thể tiếp tục cho đại biểu tham luận hoặc điều chỉnh chương trình cho phù hợp.
- Trong trường hợp bầu lần thứ hai mà số phiếu vẫn ngang nhau thì việc có bầu nữa hay
không do đại hội quyết định.
* Về việc bầu trực tiếp Chủ tịch CĐCS:
Khi có trên 50% số đại biểu hoặc đoàn viên dự Đại hội đề nghị và được sự đồng ý của
công đoàn cấp trên trực tiếp thì Đại hội CĐCS có thể bầu trực tiếp Chủ tịch CĐCS theo trình tự
sau: Đại hội bầu ra Ban chấp hành, sau đó bầu Chủ tịch trong số Ủy viên BCH.
* Về trang trí Hội trường:
- Phía trái Hội trường (từ dưới nhìn lên) là cờ Tổ quốc. Tượng hoặc ảnh bác Hồ đặt dưới
cánh sao vàng khoảng 25 - 30 cm.
- Phía phải Hội trường là dòng chữ tiêu đề đại hội:
ĐẠI HỘI CÔNG ĐOÀN CƠ SỞ TRƯỜNG .....
NHIỆM KỲ 2009 -2012
- Huy hiệu Công đoàn Việt Nam đặt trên và chính giữa dòng chữ Đại hội CĐCS........ (cách
khoảng 25 - 30cm).
* Về chương trình Đại hội CĐCS:
+ Phần nghi thức: (do Ban tổ chức đại hội điều hành)
- Chào cờ ( Quốc ca, nhạc có lời ).
- Tuyên bố lý do - Giới thiệu đại biểu.
- Bầu Chủ tịch đoàn, thư ký đoàn và Ban thẩm tra tư cách đại biểu (bằng biểu quyết giơ tay
và phải được đa số đại biểu tán thành, nếu là đại hội đại biểu). Nếu là đại hội đoàn viên không bầu
ban thẩm tra tư cách đại biểu.
- Mời đoàn Chủ tịch lên chủ trì đại hội và đoàn thư ký đại hội lên bàn làm việc.
+ Phần nội dung: (do Chủ tịch đoàn điều khiển).
- Thông qua chương trình đại hội.
- Mời ban thẩm tra tư cách đại biểu lên đọc báo cáo kết quả thẩm tra tư cách đại biểu .
- Báo cáo tổng kết hoạt động CĐ nhiệm kỳ qua và phương hướng hoạt động CĐ nhiệm kỳ
tới.
- Báo cáo kiểm điểm của BCH/CĐCS.
- Đại hội tham luận hoặc thảo luận báo cáo tổng kết, phương hướng của CĐCS.
+ Phần nhân sự
- Chủ tịch đoàn mời Ban chấp hành cũ tuyên bố mãn nhiệm kỳ - tặng quà lưu niệm (nếu
có).
- Báo cáo tình hình chuẩn bị nhân sự.
- Bầu BCH/CĐCS (Thông qua tiêu chuẩn ủy viên BCH, thảo luận cơ cấu, số lượng, ứng
cử, đề cử, thông qua danh sách bầu cử- biểu quyết giơ tay).
- Bầu Ban bầu cử (biểu quyết giơ tay).
- Ban bầu cử phổ biến nguyên tắc thể lệ bầu cử .
- Tiến hành bầu cử Ban chấp hành CĐCS.
- Công bố kết quả bầu cử.
- Ban chấp hành CĐ mới ra mắt Đại hội. ( Phát biểu hứa hẹn ).
+ Phần phát biểu chỉ đạo của :
7
- Lãnh đạo đơn vị.
- Công đoàn cấp trên (nếu có)
+ Phần bế mạc:
- Thư ký thông qua dự thảo Nghị quyết Đại hội
- Chủ tịch đoàn lấy ý kiến biểu quyết (về các chỉ tiêu trọng tâm) của đại hội .
- Tổng kết Đại hội.
- Chào cờ bế mạc (Quốc ca).
III.- NHỮNG VIỆC CẦN LÀM SAU ĐẠI HỘI:
* Họp BCH/CĐCS nhiệm kỳ 2009-2012 kỳ họp thứ nhất:
+ Kỳ họp thứ nhất của BCH cần tiến hành trong thời gian Đại hội để có kết quả thông báo
cho Đại hội. Trường hợp chậm lại cũng không quá 15 ngày kể từ ngày bế mạc Đại hội.
- Bầu Chủ tịch và Phó Chủ tịch CĐ: Việc bầu cử phải tiến hành theo đúng nguyên tắc và
thể lệ bầu cử BCH/CĐ theo trình tự :
* BCH/CĐCS có 3 ủy viên: chỉ bầu 1 chủ tịch CĐCS còn lại là ủy viên BCH/CĐCS.
* BCH/CĐCS có từ 4 đến 8 ủy viên: bầu 1 chủ tịch và 1 phó chủ tịch.
* Bầu chủ tịch và phó chủ tịch từ những ủy viên BCH/CĐCS.
Lưu ý: (Ghi biên bản theo mẫu đính kèm).
- Bầu Ủy ban kiểm tra CĐCS :
@ CĐCS có từ 30 đoàn viên trở xuống: BCH/CĐCS cử 1 ủy viên BCH làm nhiệm vụ kiểm
tra.
@ CĐCS có trên 30 đoàn viên trở lên: bầu Ủy ban kiểm tra CĐCS gồm từ 3 đến 5 đồng
chí.
+ BCH/CĐCS đề cử giới thiệu 1đồng chí ủy viên BCH và 2 đến 4 đ/c ngoài Ban chấp hành
để tiến hành bầu Ủy ban kiểm tra CĐCS, sau đó bầu chủ nhiệm UBKT từ những ủy viên ủy ban
kiểm tra.
+ Việc bầu cử Ủy ban kiểm tra và chủ nhiệm UBKT thực hiện theo nguyên tắc bỏ phiếu
kín, người trúng cử phải được quá nửa số phiếu bầu hợp lệ.
+ Ủy ban kiểm tra CĐCS và chủ nhiệm UBKT/CĐCS do Ban chấp hành CĐCS bầu, Phó
Chủ nhiệm UBKT do Ủy ban kiểm tra bầu (nếu UBKT có từ 5 ủy viên trở lên mới bầu phó chủ
nhiệm).
+ Nhiệm kỳ của UBKT theo nhiệm kỳ của Ban chấp hành CĐCS.
Lưu ý:
- Số ủy viên BCH/CĐCS được bầu vào ủy ban kiểm tra không vượt quá 1/3 tổng số ủy
viên UBKT
- Không cơ cấu những cán bộ, đoàn viên là chủ tài khoản, phụ trách kế toán công đoàn
cùng cấp tham gia ủy ban kiểm tra.
* Sau khi được bầu:
Chủ tịch CĐ, Phó Chủ tịch CĐ, Ủy ban KT, Chủ nhiệm UBKT có trách nhiệm điều hành
công việc và làm văn bản đề nghị công đoàn cấp trên trực tiếp ra quyết định công nhận kết quả bầu
cử các chức danh trên để đảm bảo tính hợp pháp. Hồ sơ Đại hội CĐCS gởi về Công đoàn cấp trên
trực tiếp gồm:
Biên bản Đại hội CĐCS.
Biên bản kiểm phiếu bầu BCH/ CĐCS.
Danh sách BCH/CĐCS (theo mẫu).
Biên bản kiểm phiếu bầu Chủ tịch CĐCS (theo mẫu).
Biên bản kiểm phiếu bầu Phó Chủ tịch CĐCS (nếu có) (Theo mẫu).
8
Biên bản kiểm phiếu bầu Ủy ban kiểm tra CĐ (theo mẫu).
Biên bản kiểm phiếu bầu Chủ nhiệm UBKTCĐ (theo mẫu).
Danh sách cử 1 ủy viên BCH/CĐCS làm nhiệm vụ kiểm tra (nếu CĐCS có 30 đoàn
viên trở xuống).
Danh sách Ủy ban kiểm tra CĐCS (theo mẫu).
Lưu ý: Các loại phiếu bầu Chủ tịch, Phó Chủ tịch, Ủy ban kiểm tra, chủ nhiệm UBKT và Phó chủ
nhiệm UBKT (nếu có) sau khi đã kiểm phiếu xong được bỏ vào phong bì, đóng dấu niêm phong và
lưu giữ tại CĐCS.
IV.- TỔ CHỨC THỰC HIỆN:
- Việc bầu cử BCH/CĐCS phải bảo đảm thực sự dân chủ. Trước khi tổ chức đại hội, BCH
phổ biến tiêu chuẩn UV.BCH và tổ chức để đoàn viên giới thiệu, đề cử người vào BCH, tổ chức
thăm dò ý kiến CNVC-LĐ và các bộ phận có liên quan, sau đó BCH tổng hợp và chuẩn bị danh
sách giới thiệu nhân sự ứng cử trình trước đại hội.
- CĐCS tiến hành đại hội công đoàn không quá 01(một) ngày.
- Thời gian tổ chức Đại hội CĐCS nhiệm kỳ 2009-2012: tập trung thực hiện từ 20.9.2009
đến 30.9.2009.
- Trong quá trình chuẩn bị và tiến hành Đại hội CĐCS, Ban chấp hành CĐCS (chủ tịch
CĐ) nhất thiết phải báo cáo xin ý kiến chỉ đạo của cấp ủy, chi bộ cơ sở, bàn bạc với thủ trưởng
đơn vị để có sự thống nhất về nội dung, hình thức, đảm bảo có sự phối hợp chặt chẽ và sự chuẩn bị
thật chu đáo để việc tổ chức Đại hội đạt kết quả tốt nhất.
- Trước khi tổ chức Đại hội CĐCS chính thức 07 ngày, Ban chấp hành CĐCS phải gởi tất
cá các nội dung chuẩn bị Đại hội về Công đoàn cấp trên trực tiếp (Công đoàn Giáo dục huyện ) và
xin ý kiến cho phép tiến hành Đại hội, khi được sự đồng ý mới tiến hành Đại hội.
Các văn bản dự thảo cần gởi về CĐGD huyện gồm:
* Báo cáo tổng kết hoạt động CĐ nhiệm kỳ qua.
* Phương hướng hoạt động CĐ nhiệm kỳ 2009-2012.
* Báo cáo kiểm điểm của Ban chấp hành nhiệm kỳ qua.
* Kế hoạch tổ chức Đại hội CĐCS.
* Chương trình đại hội
* Danh sách dự kiến đề cử, ứng cử BCH, UBKT/CĐCS sau khi đã xin ý kiến của Cấp ủy đơn
vị.
* Báo cáo thẩm tra tư cách đại biểu.
Trên đây là kế hoạch chỉ đạo Đại hội CĐCS, căn cứ nội dung kế hoạch này, Ban chấp hành
CĐCS xây dựng kế hoạch tổ chức Đại hội, đúng thời gian qui định, trong quá trình triển khai thực
hiện, có điều gì vướng mắc, liên hệ trực tiếp với Chủ tịch Công đoàn giáo dục huyện để được
hướng dẫn giải quyết
TM. BAN THƯỜNG VỤ
CHỦ TỊCH
Trần Phương Thanh
9
Mẫu 1:
CĐGD............... CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
CĐCS............... Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------
DỰ THẢO
…………….., ngày tháng năm 2009
BÁO CÁO TỔNG KẾT HOẠT ĐỘNG CÔNG ĐOÀN
NHIỆM KỲ 20….-20…. VÀ CHƯƠNG TRÌNH HOẠT ĐỘNG
CÔNG ĐOÀN NHIỆM KỲ 20….-20….
PHẦN THỨ NHẤT
TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG ĐOÀN NHIỆM KỲ 20….-20….
I.- TÌNH HÌNH CHUNG:
- Tổng số CB-GV-CNV: (nữ: )
- Tổng số đoàn viên CĐ: (nữ: ) Tỷ lệ:
- Tổng số tổ công đoàn: (Tốt: Khá: TB: Yếu: )
- Tổng số Đảng viên: (nữ: )
- Tổng số đối tượng Đảng: (nữ: )
10
- Giới thiệu CĐV ưu tú cho Đảng: (nữ: )
* Khái quát tình hình đặc điểm của đơn vị:
1) Thuận lợi:
2) Khó khăn:
* Nêu thực trạng hoạt động của CĐCS:
+ Những mặt mạnh.
+ Những nhược điểm, tồn tại.
+ Bài học và những kinh nghiệm.
Phần này nên viết gọn và tập trung nêu bật những việc chính đã thực hiện tốt, những
tồn tại, hạn chế và những thuận lợi khó khăn đặt ra cho đơn vị trong thời gian tới.
II.- ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG CĐCS TRONG THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT CỦA ĐẠI HỘI
CĐ NHIỆM KỲ TRƯỚC:
Khi kiểm điểm đánh giá thực hiện nghị quyết Công đoàn cơ sở nhiệm kỳ qua cần tập trung
đánh giá các họat động cơ bản sau:
1/ Công đoàn cơ sở với việc tham gia quản lý, tổ chức các phong trào trong cán bộ,
giáo viên, công nhân viên có tác động tích cực đến việc thực hiện nhiệm vụ chính trị của đơn
vị:
Khi đánh giá các hoạt động tham gia quản lý đơn vị của CĐCS cần căn cứ vào đặc điểm
loại hình của CĐCS để xây dựng báo cáo cho thích hợp và cần tập trung vào đánh giá vai trò công
đoàn trong các lĩnh vực sau:
- CĐCS với Hội nghị cán bộ công chức (Đại hội CNVC - Hội nghị giáo viên-nhân viên)
phát huy quyền làm chủ của đoàn viên, CNVC-LĐ; với xây dựng, thương lượng, ký kết thỏa ước
lao động tập thể.
- Công tác tổ chức, chỉ đạo các phong trào thi đua lao động giỏi trong đoàn viên, CNVC-
LĐ của CĐCS và hiệu quả kinh tế, xã hội của các phong trào thi đua…
- CĐCS với phong trào xanh, sạch, đẹp, đảm bảo vệ sinh, an toàn, bảo hộ lao động, phòng
chống cháy nổ.
- CĐCS với việc tham gia xây dựng và thực hiện quy chế quản lý cơ quan, đơn vị (các quy
chế có liên quan đến đoàn viên, CNVC-LĐ).
- CĐCS với việc đại diên cho đoàn viên, CNVC-LĐ tham gia các hội đồng cơ sở khi bàn
bạc, quyết định những vấn đề có liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của đoàn viên, CNVC-LĐ.
2/ Công đoàn cơ sở với hoạt động xã hội, chăm lo bảo vệ lợi ích chính đáng, hợp pháp
của đoàn viên, CNVC-LĐ:
Phần này cần phân tích và chỉ rõ những việc CĐCS làm được, những việc chưa làm được
và nguyên nhân. Khi phân tích làm rõ những ưu, khuyết điểm của CĐCS cần bám vào những nội
dung sau:
- Tình hình việc làm, phát triển sản xuất, công tác, nâng cao thu nhập, chăm lo ổn định đời
sống vật chất, tinh thần cho đội ngũ.
- Tình hình thực hiện Hợp đồng lao động, Thỏa ước lao động tập thể, Nghi quyết Hội nghị
Cán bộ, công chức và vai trò của công đoàn.
- CĐCS với việc tham gia tổ chức thực hiện Quy chế dân chủ cơ sở
- CĐCS trong việc tổ chức các hoạt động xã hội, từ thiện và chăm lo bảo vệ quyền, lợi ích
hợp pháp chính đáng của đoàn viên, CNVC-LĐ.
3/ Công tác tuyên truyền giáo dục, xây dựng đội ngũ của CĐCS:
11
Phần này cần tập trung, đánh giá nội dung, hình thức CĐCS tuyên truyền giáo dục cho đội
ngũ có phù hợp, thiết thực không ?, những mặt CĐCS làm được, chưa làm được và nguyên nhân.
Khi đánh giá, nên tập trung đánh giá các hoạt động sau:
- Công tác giáo dục nâng cao giác ngộ giai cấp, ý thức tổ chức, kỷ luật, tác phong, ngôn
phong cho đội ngũ của CĐCS.
- Công tác tuyên truyền, phổ biến đường lối, chủ trương của Đảng, pháp luật, các chế độ
chính sách của Nhà nước cho đoàn viên, CNVC-LĐ của CĐCS.
- CĐCS với công tác tổ chức, vận động đoàn viên, CNVC-LĐ tham gia phong trào tự học,
tự rèn nâng cao trình độ văn hoá, chuyên môn kỹ thuật, nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu đổi mới, hội
nhập của Ngành.
- CĐCS với công tác tổ chức các hình thức vui chơi, giải trí, văn nghệ, thể thao góp phần
đẩy lùi các tệ nạn xã hội, xây dựng đời sống văn hóa nhà giáo.
4/ Hoạt động của Ban Nữ công CĐCS:
Mục này cần đánh giá rõ nội dung, phương pháp và kết quả hoạt động nữ công trong việc
thực hiện Luật bìng đẳng giới, vì sự tiến bộ của Nữ cán bộ, giáo viên, nhân viên và lao động trong
Ngành.
5/ Hoạt động tài chính và chăm lo xây dựng cơ sở vật chất của tổ chức công đoàn:
Phần này tập trung đánh giá về quản lý và chi tiêu tài chính công đoàn. Khi đánh giá cần
tập trung đánh giá các nội dung sau:
- Công tác thiết lập hồ sơ quản lý tài chính, phân công nhân sự (kế toán, thủ quỹ) thực hiện
của CĐCS.
- Công tác trích nộp kinh phí về công đoàn cấp trên, thu đoàn phí của đoàn viên, chi quỹ
công đoàn phục vụ cho hoạt động theo quy định của CĐCS.
- Công tác lập dự toán thu chi Quỹ công đoàn hàng năm, quyết toán với Công đoàn cấp
trên mỗi quý.
- Công tác công khai tài chính công đoàn hàng năm cho đoàn viên của CĐCS.
- Công tác phối hợp với thủ trưởng đơn vị sắp xếp bố trí địa điểm, phương tiện, điều kiện
làm việc, sinh hoạt của tổ chức công đoàn.
6/ Công tác ủy ban kiểm tra và thanh tra ND:
Về công tác Ủy ban kiểm tra cần tập trung đánh giá các hoạt động sau:
- Công tác kiện toàn tổ chức UBKT, tạo điều kiện để các ủy viên kiểm tra được bồi dưỡng
tập huấn nghiệp vụ kiểm tra của CĐCS.
- Việc thực hiện nội dung, hình thức kiểm tra của UBKT/CĐCS có đảm bảo đúng quy định
của điều lệ CĐVN, có phù hợp, thiết thực không ? Qua kiểm tra đã giúp cho CĐCS khắc phục
được những mặt nào ? những mặt UBKT làm được, chưa làm được và nguyên nhân.
Về công tác chỉ đạo Ban Thanh tra nhân dân, cần tập trung đánh giá các mặt sau:
- Việc thành lập, công nhận, kiện toàn tổ chức Ban TTND của BCH/CĐCS có đảm bảo
theo quy định không ?
- CĐCS trong việc chỉ đạo, tạo điều kiện, phương tiện để Ban TTND thực hiện nhiệm vụ
giám sát các hoạt động ở đơn vị, sinh hoạt, báo cáo định kỳ.
- Qua giám sát, kiến nghị đã giúp cho đơn vị kịp thời khắc phục, chấn chỉnh được những
mặt nào ? Việc thủ trưởng đơn vị tạo điều kiện giám sát và tiếp nhận giải quyết những kiến nghị
của Ban TTND ? những mặt Ban TTND làm được, chưa làm được và nguyên nhân.
7/ Công tác xây dựng tổ chức công đoàn cơ sở vững mạnh:
Mục này cần tập trung đánh giá các hoạt động sau:
- Công tác phát triển đoàn viên, cấp thẻ ĐV, kiện toàn tổ chức của CĐCS.
12
- Đánh giá việc duy trì sinh hoạt, nội dung sinh hoạt của CĐCS và việc xây dựng Tổ công
đoàn, Công đoàn bộ phận vững mạnh.
- CĐCS với công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ CĐ
III.- NHỮNG TỒN TẠI CHỦ YẾU CỦA CĐCS:
1- Tồn tại
2- Nguyên nhân:
-Nguyên nhân chủ quan.
- Nguyên nhân khách quan
IV.-ĐÁNH GIÁ CHUNG VÀ NHỮNG BÀI HỌC KINH NGHIỆM:
………………………………………………………………………………………………
V.- KIẾN NGHỊ:…………………………………………………………………………..
PHẦN THỨ HAI
PHƯƠNG HƯỚNG, NHIỆM VỤ HOẠT ĐỘNG CÔNG ĐOÀN
NHIỆM KỲ 20….-20….
I.- PHƯƠNG HƯỚNG, NHIỆM VỤ CƠ BẢN:
Khi xây dựng phương hướng, nhiệm vụ của Công đoàn cơ sở phải dựa trên cơ sở những mặt làm
được, những mặt chưa làm được và yêu cầu nhiệm vụ của CĐCS trong tình hình mới của đơn vị.
II.- NỘI DUNG VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP CHỦ YẾU THỰC HIỆN 4 CHƯƠNG TRÌNH:
Khi tiến hành xây dựng dự thảo nội dung và những giải pháp chủ yếu để thực hiện có hiệu
quả phương hướng và nhiệm vụ cơ bản trên, CĐCS cần dựa trên cơ sở báo cáo tổng kết nhiệm kỳ
của BCH/CĐCS để rút ra những vấn đề mang tính chiến lược trong cả nhiệm kỳ.
Chương trình 1: Nâng cao phẩm chất năng lực của đội ngũ CB, GV, CNV đáp ứng yêu
cầu công nghiệp hóa - hiện đại hóa
Chương trình 2: Chăm lo ổn định cải thiện đời sống của CB, GV, CNV tạo môi trường
thuận lợi cho các hoạt động giáo dục
Chương trình 3: Vận động tổ chức cho đoàn viên tham gia thực hiện tốt các phong trào
quần chúng, các cuộc vận động mang tính xã hội rộng lớn
Chương trình 4: Xây dựng đội ngũ cán bộ công đoàn có đủ năng lực và bản lĩnh đại diện
cho tiếng nói và lợi ích của đoàn viên, nâng cao chất lượng hiệu quả hoạt động tổ chức công đoàn
Lưu ý: Căn cứ chương trình của Công đoàn giáo dục huyện năm học 2009 - 2010
và tình hình thực tế của đơn vị để xây dựng chương trình cho nhiệm kỳ mới.
BAN CHẤP HÀNH CĐCS
13