Tải bản đầy đủ (.pdf) (13 trang)

Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế học: Các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế trên địa bàn các tỉnh khu vực duyên hải Trung Bộ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (331.91 KB, 13 trang )

1

2

PHẦN MỞ ĐẦU

để chuyển hướng kinh tế linh động, tương thích với bối cảnh của quốc tế, quốc gia hay
liên kết các địa phương trong vùng.
2. Câu hỏi và mục đích nghiên cứu của luận án
Mục đích nghiên cứu của luận án:
- Luận án phân tích, đánh giá các nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến chuyển dịch
cơ cấu ngành kinh tế trên địa bàn các tỉnh trong vùng duyên hải Trung bộ. Từ đó, đề
xuất các phương hướng, giải pháp thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế trên địa
bàn các tỉnh trong vùng theo yêu cầu bền vững và hiệu quả.
Từ những nội dung được đề cập ở trên, nghiên cứu đặt ra các câu hỏi nhằm giải
quyết vấn đề cụ thể như sau:
(i) Các nguồn vốn đầu tư bao gồm nguồn vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước,
nguồn vốn từ khu vực tư nhân và đầu tư trực tiếp nước ngoài có ảnh hưởng như thế
nào đến chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế?
(ii) Số lượng, chất lượng và cơ cấu lao động trong vùng có ảnh hưởng thế nào
đến quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế trên địa bàn các tỉnh trong vùng?
(iii) Việc hoàn thiện thể chế, cải thiện môi trường đầu tư theo yêu cầu “hỗ trợ và
đồng hành cùng doanh nghiệp” trong vùng nói chung và ở mỗi địa phương trong vùng
có ảnh hưởng thế nào đến quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế trên địa bàn mỗi
địa phương trong vùng?
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu: Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế; các nhân tố ảnh
hưởng đến chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế trên địa bàn tỉnh.
3.2. Phạm vi nghiên cứu:
Trong nghiên cứu này, tác giả tập trung nghiên cứu chuyển dịch cơ cấu ngành
kinh tế, sự dịch chuyển giữa các ngành cơ bản và các nhân tố tác động đến quá trình


này trên địa bàn các tỉnh trong khu vực duyên hải Trung Bộ.
Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế được phân tích theo ngành công nghiệp/xây
dựng, ngành nông/lâm nghiệp/thuỷ sản, ngành dịch vụ, cấp độ tỉnh.
Không gian nghiên cứu: 14 tỉnh thuộc khu vực duyên hải miền Trung.
Thời gian nghiên cứu: giai đoạn từ 2007-2017.
4. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp tổng hợp, so sánh, thống kê mô tả để đánh giá thực trạng chuyển
dịch cơ cấu ngành kinh tế, mô tả các biến số sử dụng trong các mô hình định lượng.
Phương pháp kinh tế lượng:
Nghiên cứu sử dụng các mô hình số liệu mảng để đánh giá các yếu tố ảnh
hưởng đến chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế tại địa bàn 14 tỉnh khu vực miền Trung.

1. Lý do chọn đề tài
Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế là một vấn đề kinh điển và đã có rất nhiều
nghiên cứu về các vấn đề liên quan trên thế giới cũng như trong nước. Thực tế vấn đề
chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế tại các nước đang phát triển như Việt Nam vẫn là
chủ đề đáng lưu tâm. Công cuộc Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa đất nước nói chung
hay trên địa bàn các địa phương nói riêng vẫn đòi hỏi nội dung cốt lõi về việc các địa
phương thực hiện quá trình chuyển dịch các ngành với cơ cấu có phù hợp hay không,
gắn với khai thác lợi thế, thực hiện hiệu quả các nguồn vốn, bộ máy công quyền hoạt
động minh bạch hay nâng cao trình độ khoa học công nghệ. Định hướng chuyển dịch
cơ cấu ngành kinh tế cho tất cả các địa phương với ba miền được phân định Bắc - Trung
- Nam cùng các đặc trưng khác nhau hiện tại không còn phù hợp. Mặc dù đã có những
bước chuyển biến trong quy hoạch, thu hút kêu gọi nhà đầu tư nhằm thực hiện mục
tiêu chuyển dịch ngành kinh tế phi nông nghiệp như Thanh Hóa, Hà Tĩnh hay Quảng
Nam đã chuyển dịch tương đối hiệu quả sang ngành công nghiệp hay Quảng Bình, Đà
Nẵng hoặc Khánh Hòa nhằm đẩy nhanh sự tăng trưởng tỷ trọng của ngành dịch vụ.
Tuy nhiên, các địa phương còn lại với cùng chung các đặc điểm về địa lý, văn hóa - xã
hội lại chưa làm được điều tương tự.
Các nhân tố truyền thống ảnh hưởng đến quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành

kinh tế tại địa phương có thể kể tên như nguồn lực về vồn, nguồn lực về lao động
hay trình độ khoa học và công nghệ. Thực tế khu vực duyên hải Trung Bộ trong thời
gian qua đã thu hút được những nguồn vốn tương đối lớn để xây dựng được nền
tảng cơ bản để phục vụ quá trình chuyển dịch sang các ngành công nghiệp, ví dụ
như tập trung quy hoạch các khu công nghiệp tại các vị trí phù hợp, xây dựng hệ
thống giao thông nhằm đáp ứng nhu cầu di chuyển cũng như vận tải của doanh
nghiệp, có các chính sách phù hợp để ưu đãi, khuyến khích các nhà đầu tư tham gia
vào quá trình sản xuất sản phẩm trên địa bàn.

Đề cập đến một nhân tố dần thể hiện vai trò quan trọng trong tái cơ cấu nền kinh
tế trong thời gian gần đây đó là thể chế. Nhân tố này được đề cập trong nhiều nghiên
cứu trên thế giới cũng như gần đây tại Việt Nam nhờ sự xuất hiện của chỉ số năng lực
cạnh tranh cấp tỉnh từ năm 2007. Các địa phương tại Việt Nam nói chung hay các tỉnh
duyên hải Trung Bộ từ đây cũng đã có được chỉ báo nhằm cải thiện các bộ phận liên
quan nhằm đạt được các đánh giá tích cực hơn, từ đó cải thiện rõ rệt về cung cách điều
hành cũng như thực hiện hiệu quả về thủ tục, chính sách về các mặt để đạt được chuyển
biến trong bộ máy, thu hút được các nguồn lực về cả vốn, lao động hay cách nhìn nhận


3

4

Cụ thể với mô hình hồi quy số liệu mảng tĩnh, tác giả sẽ dựa trên quy trình phù
hợp để lựa chọn giữa các mô hình số liệu gộp (pooled OLS), mô hình số liệu mảng tác
động cố định (fixed effect model – FEM) và mô hình tác động ngẫu nhiên (randong
effect model – REM). Ngoài ra, mô hình số liệu mảng động với phương pháp mô-men
tổng quát hệ thống (System General Methods of Moments – S-GMM) sẽ được áp dụng
nhằm tăng hiệu quả về mặt ý nghĩa của các biến trong mô hình nhờ giải quyết vấn đề
nội sinh.

Phần mềm hỗ trợ xử lý số liệu: STATA.
Nguồn dữ liệu
- Số liệu thứ cấp từ Niên giám thống kê các tỉnh giai đoạn 2007-2017, do Tổng
cục Thống kê cung cấp.
- Số liệu điều tra về năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) giai đoạn 2007-2017 do
Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cung cấp.
5. Ý nghĩa lý luận và thực tế của đề tài
• Về lý thuyết
- Đề cập đến các cơ sở lý thuyết về chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế mà các nhà
nghiên cứu đã chỉ ra, từ đó áp dụng phù hợp với điều kiện của quốc gia cũng như khu vực.
- Làm rõ đặc điểm của chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế trên địa bàn tỉnh trong
khuôn khổ chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế quốc dân, cụ thể các tỉnh khu vực duyên hải
Trung Bộ và liên kết các tỉnh trong khu vực nhằm thúc đẩy quá trình diễn ra hiệu quả hơn.
- Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế trên địa
bàn các tỉnh trong khu vực, kế thừa và phát triển dựa trên nội dung các nhà khoa học
đi trước đã tâp trung nghiên cứu.
- Nghiên cứu mô hình định lượng đánh giá mức độ ảnh hưởng của các nhân tố
khác nhau ảnh hưởng đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên địa bàn tỉnh.
• Về thực tế:
- Đánh giá quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế tại các tỉnh duyên hải
Trung Bộ trong thời gian vừa qua, tỷ trọng của các ngành công nghiệp, dịch vụ đã đạt
được kỳ vọng đề ra hay chưa.
- Đánh giá những kết quả tích cực, những hạn chế tồn tại của quá trình chuyển
dịch cơ cấu ngành kinh tế tại các địa phương trong vùng, cụ thể với đánh giá định
hướng chuyển dịch.
- Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế của các
tỉnh/thành phố trong vùng, qua đánh giá bao gồm các nhân tố lớn chính như nhân tố
tập hợp các nguồn lực bao gồm vốn, lao động, khoa học – công nghệ, đặc điểm cụ thể
của quy mô địa phương, thể chế và ảnh hưởng của liên kết vùng kinh tế.


- Vận dụng nghiên cứu đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến chuyển dịch cơ cấu
ngành kinh tế trên địa bàn tỉnh, các khu vực có chung đặc điểm hay vùng duyên hải
Trung Bộ. Từ đó, đề xuất định hướng chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế trên địa bàn
và các giải pháp cũng như các khuyến nghị cụ thể về chính sách.
6. Cấu trúc của luận án
Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung luận án được chia thành năm chương:
Chương 1: Tổng quan các công trình nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến
quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế liên quan đến luận án
Chương 2: Cơ sở lý thuyết về ảnh hưởng của các nhân tố đến chuyển dịch cơ
cấu ngành kinh tế trên địa bàn tỉnh
Chương 3: Thực trạng chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế các tỉnh duyên hải
Trung Bộ
Chương 4: Các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh
tế các tỉnh duyên hải Trung Bộ
Chương 5: Giải pháp khai thác các nhân tố để thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu ngành
kinh tế các tỉnh duyên hải Trung Bộ


5

6

CHƯƠNG 1.
TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU VỀ CÁC NHÂN TỐ
ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUÁ TRÌNH CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU NGÀNH KINH
TẾ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN

1.2. Các nghiên cứu về tác động của thể chế đến chuyển dịch cơ cấu ngành
kinh tế
Một trong những quan tâm gần đây của các nhà nghiên cứu đến chất lượng tăng

trưởng tăng trưởng của toàn bộ nền kinh tế hay của bộ phận địa phương là ảnh hưởng
của bộ máy chính quyền hay hiểu rộng hơn là thể chế. Việc quan tâm một cách đúng
đắn, thực hiện những thay đổi với mục tiêu lành mạnh hóa thể chế dường như đang tạo
ra những tín hiệu tích cực, giúp các địa phương có được các bước chuyển dịch hiệu
quả hơn sang các ngành có năng suất cao.
1.2.1. Các nghiên cứu ngoài nước
Nhận thức của bộ máy chính quyền hay thể chế quản lý cũng là một nhân tố tác
động đến quá trình chuyển dịch giữa cơ cấu các ngành kinh tế. Kinh nghiệm thành
công của Nhật Bản và các nước công nghiệp mới đã chỉ ra rằng, định hướng đúng đắn
của Nhà nước sẽ rút ngắn thời gian quá trình công nghiệp hoá, với những nước này là
trên dưới 30 năm.
1.2.2. Các nghiên cứu trong nước
Nghiên cứu của Nguyễn Kế Tuấn (2016a) đề cao vai trò của Nhà nước trong
quá trình tái cơ cấu nền kinh tế tại Việt Nam trong thời gian gần đây, tác giả nhấn mạnh
việc phải thay đổi tư duy nhận thức từ vai trò quản lý, theo đó chất lượng vận hành (hiệu
lực, hiệu quả) hay chất lượng của những cá nhân trong bộ máy (năng lực, bản lĩnh, phẩm
chất) được chú trọng phải cải thiện. “Tạo môi trường kinh doanh bình đẳng”, “Chức năng
kiểm tra, kiểm soát hoạt động đúng chức năng”, “xây dựng nền hành chính phục vụ” hay
“dân chủ, thu hút các lực lượng xã hội tham gia vào đầu tư và quản lý sự phát triển” là
những giải pháp mà tác giả đề ra đối với Chính phủ Việt Nam.
1.3. Các nghiên cứu về tác động của liên kết vùng đến chuyển dịch cơ cấu
ngành kinh tế
Việc đánh giá về mối quan hệ giữa các chủ thể về địa lý trong các khu vực ảnh
hưởng đến tăng trưởng kinh tế của vùng đó như thế nào đã được các nhà nghiên cứu
thực hiện tương đối rộng rãi trên thế giới và xem là nền tảng để có được những bước
phát triển vững chắc. Việt Nam có đặc điểm địa lý kéo dài từ Bắc xuống Nam, các địa
phương miền Bắc và miền Nam dường như đang có được liên kết phù hợp và mạch lạc
hơn, phần tiếp theo sẽ tổng hợp những nghiên cứu trong và ngoài nước về đánh giá ảnh
hưởng của liên kết vùng kinh tế.
1.3.1. Các nghiên cứu ngoài nước

Để có được sự phát triển bền vững của cả nền kinh tế, địa phương hay các vùng
kinh tế cần phải xác định và xây dựng được kế hoạch rõ ràng nhằm đạt được kết quả
được giao. Thực tế ở các nước trên thế giới đã chứng minh rằng, nếu phân chia rõ ràng
các vùng kinh tế, sự liên kết giữa chính sách của các địa phương được đảm bảo thì khu

1.1. Các nghiên cứu về tác động của các nhân tố nguồn lực đến chuyển dịch
cơ cấu ngành kinh tế
Các mô hình kinh tế kinh điển đã chỉ ra các động lực cơ bản để có thể phát triển
một nền kinh tế hay chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế hiệu quả sẽ dựa trên các nguồn
lực về vốn, lao động và khoa học – công nghệ. Dưới đây là phần tổng hợp của nghiên
cứu về những tài liệu đi trước đánh giá tác động của các nhân tố vừa đề cập đến quá
trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế.
1.1.1. Các nghiên cứu ngoài nước
Đề cập đến các nhân tố về nguồn lực ảnh hưởng đến chuyển dịch cơ cấu ngành
kinh tế, nguồn lực về tiền tệ được xem là mấu chốt cho việc tạo động lực cho quá trình.
Thứ nhất, vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài là hệ quả trong quá trình hội nhập quốc tế
của các nước đang phát triển.
Trên thực tế, chi tiêu chính phủ và quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế
hay tăng trưởng kinh tế đều có mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau, nó không đơn thuần
như mối quan hệ tuyến tính trong phân tích hồi quy.
Ngoài ra, trình độ khoa học - công nghệ cũng là một nhân tố quan trọng ảnh
hưởng đến quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế.
Năng suất và chất lượng của lao động cũng là một trong những nhân tố ảnh
hưởng rõ rệt đến chuyển dịch cơ cấu ngành, những nghiên cứu trong giai đoạn trước
những năm 2000 tập trung ở các nước công nghiệp phát triển.
1.1.2. Các nghiên cứu trong nước
Tại Việt Nam, hiệu quả của đầu tư công cũng là một chủ đề được nhiều nhà
nghiên cứu quan tâm nhằm đưa ra những định hướng đúng đắn cho chính phủ để có
được kế hoạch chi tiêu đúng đắn.
Việt Nam trong gần hai thập kỷ vừa qua đang cho thấy những bước tiến mạnh mẽ

về tăng trưởng kinh tế trong đó quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế đóng góp vào sự
tăng trưởng một phần không nhỏ trong sự phát triển. Nghiên cứu về NSLĐ cũng là một
chủ đề mà các nhà khoa học Việt Nam quan tâm trong thời gian gần đây. Bên cạnh
những nghiên cứu về lý thuyết cách tiếp cận và cách tính chỉ tiêu năng suất thì cũng có
những nghiên cứu thực nghiệm đánh giá sự tăng trưởng về NSLĐ và mức độ sử dụng
lao động.


7

8

vực nhóm các địa phương đó sẽ tạo ra hiệu quả về chuyển dịch cao nhất có thể. Không
chỉ các nước đã phát triển mà các nước đang phát triển cũng tập trung chú trọng vào
chuyển dịch các ngành kinh tế theo địa bàn và theo khu vực.
1.3.2. Các nghiên cứu trong nước
Nhắc đến phát triển kinh tế thời gian trước, chúng ta chủ yếu nhắc đến các khu
vực kinh tế trọng điểm Bắc Bộ hay là Đông Nam Bộ, những nơi có ưu thế về điều kiện
tự nhiên cũng như vị trí địa lý. Tuy nhiên trong thời gian gần đây, chúng ta chứng kiến
sự tăng trưởng mạnh mẽ của các tỉnh/địa bàn vốn không được đánh giá cao hoặc có
những nhược điểm về mặt địa lý. Minh chứng rõ ràng nhất đó là ở khu vực các tỉnh ở
Trung Trung Bộ, điển hình như Quảng Nam, Đà Nẵng hay Quảng Ngãi.
1.4. Các nghiên cứu về tác động của chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế đến
tăng trưởng kinh tế
1.4.1. Các nghiên cứu ngoài nước
Các mô hình kinh tế tân cổ điển cũng đã đề cập đến tác động của chuyển dịch
cơ cấu hay cụ thể hơn là chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế đến tăng trưởng kinh tế.
Các nghiên cứu thời gian tiếp theo ứng dụng các mô hình kinh tế lượng để đánh giá cụ
thể hơn mối quan hệ giữa chuyển dịch cơ cấu ngành với tăng trưởng kinh tế, các mô
hình này dựa trên các lý thuyết về tăng trưởng kinh tế.

1.4.2. Các nghiên cứu trong nước
Các yếu tố tác động đến tăng trưởng kinh tế và mô hình cơ bản của quá trình chuyển
dịch cơ cấu kinh tế được rất nhiều nhà khoa học Việt Nam quan tâm và nghiên cứu. Trước
thời kỳ đổi mới, nghiên cứu của Vũ Tuấn Anh (1982) được coi là nghiên cứu toàn diện và
cập nhật xu hướng thời đại trong thời điểm bấy giờ. Những lý luận cơ bản về thay đổi lực
lượng lao động cũng như sự cần thiết phải tập trung đầu tư vào công nghiệp đã được
ông đề cập.
1.5. Kết luận rút ra từ tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài
1.5.1. Kết luận rút ra
1.5.1.1. Các nội dung thống nhất có thể kế thừa
Nghiên cứu về chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở Việt Nam tương đối đa dạng, theo
nhiều cách tiếp cận khác nhau và sử dụng nhiều mô hình khác nhau. Tuy nhiên, tựu
chung phần lớn các nghiên cứu tập trung đánh giá ảnh hưởng của chuyển dịch cơ cấu
đến tăng trưởng kinh tế chứ chưa đề cập đến các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình
chuyển dịch cơ cấu ngành – được đánh giá trong các nghiên cứu từ trước là rất quan
trọng, tác động trực tiếp đến tăng trưởng của một quốc gia hay một địa phương. Phần
còn lại các nghiên cứu tập trung đánh giá ảnh hưởng thì chỉ đề cập đến một vài ảnh
hưởng, ví dụ như của năng suất lao động và quy mô đầu tư công hoặc đầu tư tư nhân
lên quá trình chuyển dịch nói chung, có thể kể đến chuyển dịch cơ cấu lao động chứ

chưa đề cập cụ thể đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành. Mặt khác, phần lớn Những
nghiên cứu gần đây đều sử dụng các công cụ về kinh tế lượng để đánh giá ảnh hưởng
của các nhân tố. Các nghiên cứu thực nghiệm trở nên hiệu quả và mang đến kết quả
đáng tin cậy hơn và nhìn chung các nghiên cứu đã thống nhất về mặt lý luận về quá
trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế.
Xem xét tất cả những nghiên cứu đi trước, mỗi nghiên cứu đều đưa ra những nhận
định riêng rẽ về tác động của từng nhân tố đến quá trình phát triển kinh tế nói chung.
1.5.1.2. Khoảng trống nghiên cứu
Thứ nhất, khoảng trống về lý thuyết khi đánh giá tổng hợp các nhân tố ảnh
hưởng đến quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế trên địa bàn các địa phương.

Tác giả kỳ vọng sử dụng mô hình kinh tế lượng để đánh giá hiệu quả các nhân tố,
từ đó đề xuất các giải pháp phù hợp nhằm thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu
ngành kinh tế diễn ra hiệu quả hơn.
Thứ hai, khoảng trống về không gian nghiên cứu khi nghiên cứu tập trung đánh giá
khu vực duyên hải Trung Bộ. Khu vực này có vị trí địa lý quan trọng, cũng như kỳ vọng
của các nhà quản lý do có nhiều tiềm năng để phát triển các ngành gắn liền với các khu
công nghiệp, địa điểm du lịch. Nghiên cứu sẽ tập trung đánh giá những điểm bất hợp lý
trong quy hoạch cũng như ảnh hưởng của các vấn đề như lao động để quá trình chuyển
dịch cơ cấu ngành kinh tế tại khu vực có được bước chuyển hợp lý và bền vững.


9

10

CHƯƠNG 2.
CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC NHÂN TỐ ĐẾN CHUYỂN
DỊCH CƠ CẤU NGÀNH KINH TẾ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
2.1. Các khái niệm cơ bản
2.1.1. Cơ cấu ngành kinh tế
“Cơ cấu kinh tế là tương quan giữa các bộ phận trong tổng thể nền kinh tế, thể
hiện mối quan hệ hữu cơ và sự tác động qua lại cả về số lượng và chất lượng giữa các
bộ phận”. (Phạm Ngọc Linh và Nguyễn Thị Kim Dung, 2011).
2.1.2. Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế
2.1.2.1. Khái niệm chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế
Lịch sử phát triển kinh tế cho thấy rằng quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế luôn đi
kèm với sự phát triển của một quốc gia, đặc biệt trong đó là CDCCN kinh tế, nội dung chủ
yếu ở đây là sự chuyển dịch tỷ trọng từ nông nghiệp sang công nghiệp nhằm đạt được một
sản lượng đầu ra với chất lượng và đầu ra cao hơn. Tựu chung lại, quá trình CDCCN luôn
hiện hữu trong chu trình phát triển của một nền kinh tế và nó luôn đi kèm với quá trình công

nghiệp hóa - hiện đại hóa. Cơ cấu kinh tế được phân loại như sau: cơ cấu kinh tế ngành, cơ
cấu kinh tế vùng - lãnh thổ, cơ cấu thành phần kinh tế. Sau thời gian tương đối dài thực hiện
cơ chế tập trung quan liêu bao cấp, nước ta đang dần chuyển sang nền kinh tế hàng hoá nhiều
thành phần vận động theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước theo định hướng xã
hội chủ nghĩa, và nó là nội dung quan trọng nhất của đại hội Đảng khẳng định cơ cấu kinh tế
nhất thiết phải được định hướng một cách hợp lý. Nội dung này cơ bản đã được tổng hợp qua
cách mô tả, định nghĩa:“Quá trình thay đổi của cơ cấu ngành từ trạng thái này sang trạng
thái khác ngày càng hoàn thiện hơn, phù hợp hơn với môi trường và điều kiện phát triển gọi
là sự chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế”. (Ngô Thắng Lợi, 2013)
2.1.2.2. Các chỉ số đánh giá chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế
Đo lường tỷ trọng chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế
Tác giả sử dụng cách đánh giá tỷ trọng giữa các ngành với nhau nhằm đánh giá
tốc độ chuyển dịch giữa các ngành, công thức được miêu tả như sau:

=

Chỉ số chuyển dịch cơ cấu

=

(



)

100

Chỉ số Lilien
Chỉ số Lilien được Lilien (1982) xây dựng để đo lường tái phân bổ lao động giữa

các ngành hoặc các vùng.

=

(



)

2.1.3. Các xu hướng chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế
Công nghiệp hóa, hiện đại hóa là quá trình chuyển đổi căn bản, toàn diện các
hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ và quản lý kinh tế - xã hội, từ sử dụng sức lao
động thủ công là chính sang sử dụng một cách phổ biến sức lao động với công nghê,
phương tiện, phương pháp tiên tiến hiện đại, dựa trên sự phát triển của công nghiệp
và tiến bộ khoa học công nghệ, tạo ra NSLĐ xã hội cao.
2.2. Cơ sở lý thuyết các nhân tố ảnh hưởng đến chuyển dịch cơ cấu ngành
kinh tế
Sự phát triển của một quốc gia thành công hay không phụ thuộc vào quá trình
chuyển dịch cơ cấu từ các ngành hiệu suất thấp đến ngành hiệu suất cao. Các nhà
nghiên cứu thường tìm hiểu về tăng trưởng kinh tế hiện đại luôn quan tâm đến việc
đánh giá sự chuyển dịch cơ cấu ngành của quốc gia hay khu vực đó vì nó là một trong
sáu đặc điểm chính của tăng trưởng kinh tế. Các cường quốc trên thế giới đều phải trải
qua một quá trình tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ và chịu tác động lớn chuyển dịch cơ cấu
ngành chính xác và liên tục. Hoạt động kinh tế công nghệ cao hơn, tinh vi, tinh xảo hơn,
sử dụng ít sức lao động hơn được cho thấy ở các quốc gia này. Các nền kinh tế đang phát
triển bắt đầu tham gia vào quá trình CNH cùng xu hướng chung trên thế giới từ năm
1945 với việc tập trung vào khu vực chế biến - chế tạo. Họ từ bỏ khu vực khai mỏ - khai
khoáng và nông nghiệp mà tập trung vào khu vực mang lại đầu ra hiệu quả hơn. Sau sự
phát triển của công nghiệp, thế giới chứng kiến sự phát triển của khu vực dịch vụ từ

những năm 1970.
2.2.1. Một số lý thuyết về chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế
Lý thuyết thay đổi cơ cấu (Structural-change theory) dựa trên giả thuyết tình
trạng kém phát triển là do việc không sử dụng hết các nguồn lực do yếu tố về cấu trúc,
thể chế ở cả trong nước và quốc tế gây ra. Vì vậy, phát triển đòi hỏi thoả mãn nhiều
điều kiện hơn chỉ là tích luỹ tư bản. Quá trình chuyển đổi nền kinh tế từ nông nghiệp
sang công nghiệp thể hiện dựa trên tỷ trọng được hiểu là Chuyển đổi/chuyển dịch cơ
cấu (Structural transformation). Tuy nhiên đây là nội dung khi nghiên cứu lý thuyết
thay đổi cơ cấu, thực tế hiện nay khái niệm nay không chỉ bao hàm trong nông nghiệp
và công nghiệp. Trong quá trình phát triển, các quốc gia thường lựa chọn con đường
công nghiệp hoá, tức là ưu tiên cho công nghiệp. Để công nghiệp hoá thành công,
ngành nay phải sử dụng các nguồn lực đang sử dụng trong ngành nông nghiệp và dịch
vụ nhằm đổi mới, cải tiến kỹ thuật, nâng cao năng suất và tốc độ tăng trưởng.


11

12

2.2.1.1. Lý thuyết “cất cánh” của Arthus Lewis
2.2.1.2. Các lý thuyết về mô hình hai khu vực
2.2.1.3. Lý thuyết về mô hình “đàn ngỗng bay” của Kaname Akamatsu

Thể chế
Các nhân tố
nguồn lực

2.2.1.4. Lý thuyết chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Moshe Syrquin
2.2.1.5. Lý thuyết kinh tế cơ cấu mới của Justin Yifu Lin và Celestin Monga
2.2.1.6. Đánh giá chung về các lý thuyết về chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế

Nghiên cứu trên thế giới về mối quan hệ giữa chuyển dịch cơ cấu và tăng trưởng
kinh tế không còn là chủ đề mới trên thế giới. Tuy nhiên kết luận về sự tác động về cơ
bản là không giống nhau, lý do đầu tiên do sự khác nhau trong điều kiện kinh tế xã hội
của các nước. Nghiên cứu định lượng còn phụ thuộc vào chất lượng của thông tin mà
nhà khoa học tiếp cận được. Thông tin hoàn hảo được tìm thấy ở các nước đã phát triển
dễ dàng hơn ở các nước đang phát triển, do đó kết quả của các nước này được xem là
tin cậy hơn. Kinh tế tăng trưởng đi kèm về sự phát triển hơn trong chất lượng hoàn
thiện thông tin tại các nước đang phát triển như Việt Nam, mặt khác những mô hình
kết hợp nhiều nhân tố với mục đích đánh giá đa chiều mối quan hệ giữa chuyển dịch
kinh tế và tăng trưởng được kỳ vọng sẽ mang đến kết quả chính xác hơn. Qua đó, phần
tiếp theo của luận án sẽ nêu ra các nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến quá trình chuyển
dịch cơ cấu kinh tế ngành nói chung hay tại địa phương nói riêng.

Chuyển dịch
cơ cấu ngành
Các nhân tố
về trình độ
phát triển

Tăng trưởng
kinh tế

kinh tế
Liên kết vùng

Hình 2.2. Khung phân tích của luận án
CHƯƠNG 3.
THỰC TRẠNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU NGÀNH KINH TẾ CÁC TỈNH
DUYÊN HẢI TRUNG BỘ
3.1. Khái quát về các tỉnh trong khu vực duyên hải Trung Bộ

3.1.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của các tỉnh trong khu vực

2.2.2.1. Lượng vốn đầu tư

3.1.2. Chính sách chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế của các tỉnh trong khu vực
Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải
miền Trung đến năm 2020 được thủ tướng Chính phủ ban hành theo Quyết định số
1114/QĐ-TTg ngày 9 tháng 7 năm 2013. Nội dung của quy hoạch đề cập đến việc tăng
quy mô GDP của vùng lên gấp 2,2 lần năm 2010, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng
phát triển chiều sâu, trong đó các lợi thế so sánh vùng cần phải được tập trung khai thác
nhằm đưa tỷ trọng khu vực dịch vụ trên toàn khu vực tăng đến 39,9% năm 2020 và với tỷ
trọng khu vực công nghiệp là 41,9%, giải quyết việc làm cho khoảng 400 nghìn lao động.

2.2.2.2. Trình độ khoa học công nghệ

3.2. Thực trạng chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế các tỉnh duyên hải Trung Bộ

2.2.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế trên địa
bàn tỉnh
Các nghiên cứu về ảnh hưởng của từng nhân tố đến chuyển dịch cơ cấu
ngành kinh tế đã được các nhà khoa học quan tâm và phân tích. Nghiên cứu tiến
hành tổng hợp và chỉ ra các nhân tố ảnh hưởng, từ đó làm cơ sở cho mô hình nghiên
cứu của mình.

2.2.2.3. Năng suất lao động
2.2.2.4. Thể chế, chính sách
2.2.2.5. Liên kết các địa phương trong nhóm các khu vực
2.2.2.6. Đặc điểm cá biệt của từng địa phương
2.3. Khung phân tích của nghiên cứu
Từ cơ sở lý thuyết về việc phân tích những nhân tố ở các phần trên, nghiên cứu

đề xuất khung phân tích đề xuất tương ứng như hình sau:

3.2.1. Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế của các địa phương giai đoạn 1995-2005
Đa số các địa phương giảm phần lớn tỷ trọng của các ngành trước đó là chủ lực
như nông, lâm nghiệp trong giai đoạn 10 năm đang nghiên cứu, từ chiếm đến xấp xỉ
đến hơn 50% quy mô nền kinh tế xuống chỉ còn trên dưới 30%.
3.2.2. Chuyển dịch cơ cấu GDRP ngành kinh tế của các địa phương giai đoạn 2006-2017
Xu hướng chung của toàn khu vực là sự giảm xuống trong tỷ trọng ngành nông
lâm, thuỷ sản, với các địa phương có sự giảm xuống mạnh mẽ nhất là Thanh Hoá, với
khoảng 30% trong năm 2007 xuống 20,39% trong năm 2017, câu chuyện tương tự cũng


13

14

diễn ra với Hà Tĩnh từ hơn 30% xuống còn hơn 20% hay Quảng Nam cũng với gần 30%
trong đầu giai đoạn xuống chỉ còn khoảng 12% vào cuối mốc thời gian 10 năm này.

3.5. Đánh giá khái quát về các nhân tố nguồn lực của các địa phương trong khu vực

3.2.3. Chuyển dịch cơ cấu lao động giữa các ngành kinh tế của các địa phương giai
đoạn 2006-2017
Xu hướng dịch chuyển lao động giữa các ngành kinh tế sẽ đánh giá chất lượng của
quá trình chuyển dịch giữa ba ngành được đề cập. Khu vực tăng trưởng mạnh mẽ sẽ thu hút
được lao động, một mặt vì tạo thu nhập cao hơn, mặt khác lao động cũng phải đáp ứng được
năng suất được yêu cầu. Tuy nhiên nhìn chung tại các địa phương hay một khu vực liên kết
mới sẽ khó có được nguồn lao động có chất lượng mà thường dịch chuyển từ các ngành có
năng suất thấp hơn như nông, lâm nghiệp sang nên cần thời gian để đào tạo và thích nghi.
3.3. Đánh giá khái quát về thực trạng của liên kết vùng trong khu vực

3.3.1. Tình hình chung về liên kết vùng trong khu vực
Như đã đề cập ở phần trước, miền Trung Việt Nam được Chính phủ xác định tập
trung vào ba vùng trọng điểm phát triển chính, với lợi thế và đặc trưng của từng
vùng sẽ xác định ra các khu vực để tập trung phát triển nguồn lực và sản phẩm để
đạt được mục tiêu của mình. Trên thực tế, do cấu tạo về địa lý hay đặc điểm về văn
hóa - xã hội tương đối tương đồng, các tỉnh, thành phố ở miền Trung có thể dễ dàng
để liên kết với nhau nếu có được sự đồng thuận về chủ trương. Lý thuyết chỉ ra để tạo
ra một liên kết vùng hiệu quả cần được kết nối nhau bằng hạ tầng giao thông hiệu quả
và nguồn nhân lực chất lượng.
3.3.2. Điển hình liên kết vùng du lịch Thừa Thiên Huế - Đà Nẵng - Quảng Nam
3.4. Đánh giá khái quát về thể chế chính sách của các địa phương thông qua chỉ
số PCI và các chỉ số thành phần
Nghiên cứu của Nguyễn Kế Tuấn (2016a) đã đề cập vai trò của Nhà nước trong
quá trình tái cơ cấu nền kinh tế, chất lượng vận hành (hiệu lực, hiệu quả) hay chất
lượng của những cá nhân trong bộ máy (năng lực, bản lĩnh, phẩm chất) được chú trọng
phải cải thiện, cụ thể “Tạo môi trường kinh doanh bình đẳng”, “Chức năng kiểm tra,
kiểm soát hoạt động đúng chức năng”, “ xây dựng nền hành chính phục vụ” hay “dân
chủ, thu hút các lực lượng xã hội tham gia vào đầu tư và quản lý sự phát triển”. Để
đánh giá hiệu quả của bộ máy công quyền tại các địa phương, VCCI đã hợp tác với cơ
quan phát triển quốc tế của Hoa Kỳ (USAID) từ những ngày đầu tiên để tạo ra PCI chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh - PCI. Chỉ số này có các chỉ số con để phục vụ các
tiêu chí mà nhà nghiên cứu Nguyễn Kế Tuấn đề xuất, ví dụ như chỉ số gia nhập thị
trường, chỉ số thể chế pháp lý hay tiếp cận đất đai.

3.5.1. Thực trạng về vốn đầu tư trên địa bàn
3.5.2. Thực trạng về chất lượng lao động trên địa bàn
3.5.3. Thực trạng về quy mô nền kinh tế và xu hướng chuyển dịch cơ cấu ngành
kinh tế của các địa phương
3.6. Đánh giá chung về thực trạng chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế của các địa
phương trong khu vực
Nhìn chung, các địa phương đều có những định hướng về việc giảm tỷ trọng

ngành nông, lâm nghiệp, thủy sản và đẩy mạnh chuyển dịch sang các ngành phi nông
nghiệp có năng suất cao hơn. Xét về liên kết vùng kinh tế, các dạng thức về liên kết
cũng đã và đang tồn tại, tuy nhiên tính hiệu quả của các liên kết này vẫn cần được cải
thiện thông qua những cơ chế, chính sách rõ ràng hơn, để các địa phương có được
khung pháp lý cũng như tạo điều kiện cho các bên tham gia dễ dàng hoạt động và phát
triển các sản phẩm trong mô hình nội vùng và liên vùng.
CHƯƠNG 4. CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN QUÁ TRÌNH CHUYỂN DỊCH
CƠ CẤU NGÀNH KINH TẾ TRÊN ĐỊA BÀN CÁC TỈNH DUYÊN HẢI
TRUNG BỘ
4.1. Phân tích ảnh hưởng của các nhân tố đến chuyển dịch cơ cấu ngành
kinh tế các tỉnh duyên hải Trung Bộ
4.1.1. Mô hình lý thuyết
4.1.1.1. Cơ sở lựa chọn mô hình nghiên cứu
Gần đây, tác giả Vũ Thị Thu Hương (2017) sử dụng mô hình hồi quy số liệu
mảng đa bậc và kinh tế lượng không gian để đánh giá ảnh hưởng của các nhân tố đến
chuyển dịch lao động. Tác giả bên cạnh đánh giá những chỉ tiêu về vốn, lao động hay
chỉ số lilien thì chỉ tiêu về thể chế như PCI cũng được tác giả sử dụng đế đánh giá tác
đông đến giá trị đầu ra của nền kinh tế trong giai đoạn từ 2006 đến 2014 với tác động
tích cực nhận thấy từ kết quả của nghiên cứu, mô hình được đề xuất như sau:
$ ! + "% ! + "& '( ! + )*+ , + (
! = " +"
! +"
+ -! + . !
Bên cạnh đó tác giả còn sử dụng chỉ số con về đào tạo lao động trong bộ chỉ số
PCI để đánh giá làm một nhân tố đánh giá ảnh hưởng đến quá trình chuyển dịch cơ
cấu lao động tại Việt Nam từ khi chỉ số PCI ra đời năm 2006, kết quả chỉ ra rằng khi
các yếu tố khác không đổi thì nếu tiêu chí đào tạo lao động địa phương tăng 1 điểm
thì trung bình chỉ số Lilien tăng khoảng 0,203 điểm. Mô hình nghiên cứu mà tác giả



15
đề xuất như sau:
! = " +"

$/01 ! + "

$/01 ! + "% (2' ! + "& 34 ! + "5 46 !

+ "7 -0 -! + *+ , + ( + -! + . !
Trong đó: j, k và t lần lượt là chỉ số ngành, tỉnh và thời gian.
4.1.1.2. Mô hình nghiên cứu đề xuất
Mô hình tác giả tổng hợp để đánh giá ảnh hưởng của các nhân tố ảnh hưởng đến
quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành của các tỉnh trên địa bàn các tỉnh khu vực
Trung Bộ dựa trên những nghiên cứu của Hamm và King (2010), De Vries và cộng sự
(2015), Carraro và Karfakis (2018) bên cạnh việc sử dụng mô hình số liệu mảng động
do Blundell và Bond (2000) phát triển.

16
TT

Viết tắt
CNNL

4

Chuyển dịch từ nông - lâm
nghiệp sang công nghiệp
Chuyển dịch từ nông - lâm
nghiệp sang dịch vụ
Chuyển dịch từ nông - lâm

nghiệp sang tổng hợp ngành
công nghiệp và dịch vụ
Chỉ số chuyển dịch cơ cấu

5
6

Lượng vốn FDI
Lượng vốn đầu tư công

lnFDI
LnDTC

89:;<=8=>;?@
=∝? + BC ?DEFG@HFD@?@ + BI @FJKDLMLNO?@
+ BP MQRSTLUVJ@?E?@O?@ + BC ?DG@?@V@?LD?@ + W?@ (C)

7

Lượng vốn đầu tư tư nhân

lnDTTN

8

Lượng vốn đầu tư vào giáo lnGDDT
dục đào tạo
Lượng vốn đầu tư cho khoa lnKHCN
học công nghệ
Năng suất lao động

lnNSLD

TRANSITION là biến phụ thuộc đại diện cho chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế,
phản ánh tốc độ chuyển dịch từ nông nghiệp sang công nghiệp hoặc dịch vụ;

11

Mô hình hồi quy thực nghiệm có dạng:

Trong đó:

Investment là biến giải thích mô tả nguồn vốn đầu tư phát triển, trong đó có đầu
tư công, đầu tư tư nhân và đầu tư trực tiếp từ nước ngoài;
Labproductivity là biến giải thích mô tả cho năng suất lao động;
Institution là biến giải thích mô tả cho nhân tố thể chế, chính sách;
Technology là biến giải thích mô tả cho sự đầu tư để phát triển khoa học công
nghệ của địa phương;
αi là tác động đặc thù của từng địa phương không quan sát được;
εit là sai số mô hình;
i biểu thị cho các địa phương còn t biểu thị cho thời gian.
Mô hình (1) được diễn giải cụ thể như sau:
@TQDG?@?LD?@ =
=∝? + BC MDX8Y?@ + BI MDX88;?@ + BP MDZX=?@ + B[ MD\XX8?@
+ B] MD^_Y;?@ + B` MD;+ Bb MD\Xc?@ + Bd MDa^e?@ + Bf MDcY=?@ + W?@ (CQ)
Bảng 4.1. Tóm tắt các biến trong mô hình hồi quy đánh giá các nhân tố tác
động đến chuyển dịch cơ cấu GDP giữa ngành kinh tế

1


Tên biến

2
3

9
10

12
13
14

DVNL
PNNNL

S

GRDP của địa phương - đại diện lnGDP
cho đặc thù địa phương
Biến đại diện cho Liên kết lnLKV
vùng
Thể chế, chính sách
lnPCI
Các chỉ số thành phần của
PCI

Đơn vị đo lượng

Ảnh hưởng dự
kiến đến biến

phụ thuộc

Nguồn dữ liệu

Tỷ trọng GDP của ngành CN/Tỷ
trọng GDP của ngành NL
Tỷ trọng GDP của ngành DV/Tỷ
trọng GDP của ngành NL
Tỷ trọng GDP của ngành CN &
DV/Tỷ trọng GDP của ngành NL

Tác giả tính toán dựa
trên số liệu của TCTK
Tác giả tính toán dựa
trên số liệu của TCTK
Tác giả tính toán dựa
trên số liệu của TCTK

Đánh giá tốc độ chuyển dịch cơ
cấu ngành kinh tế
Logarit tự nhiên của giá trị vốn FDI
Logarit tự nhiên của giá trị vốn
đầu tư công
Logarit tự nhiên của giá trị vốn đầu
tư tư nhân
Logarit tự nhiên của giá trị vốn
cho giáo dục đào tạo
Logarit tự nhiên của giá trị vốn cho
khoa học công nghệ
Logarit tự nhiên của giá trị GDP

chia cho số lao động
Logarit tự nhiên của GRDP

+/+/-

Tác giả tính toán dựa
trên số liệu của TCTK
TCTK
TCTK

+/-

TCTK

+

TCTK

+

TCTK

+

TCTK

+

TCTK


+/-

TCTK

+/-

VCCI

+/-

VCCI

Logarit tự nhiên của tốc độ tăng
trưởng bình quân của vùng
Logarit tự nhiên của Chỉ số PCI
hàng năm
Logarit tự nhiên của các chỉ số
con của chỉ số PCI

Nguồn: Tổng hợp nghiên cứu của tác giả
Mô hình (2) dựa trên các nghiên cứu đi trước của Vũ Thị Thu Hương (2017) và
Carraro và Karfakis (2018).
MQRLT@TQDG?@?LD?@ =∝? + BC MDX8Y?@ + BI MDX88;?@ + BP MDZX=?@ +
B[ MD\XX8 + B] g + B` g< + Bb h>=;8 + Bd MDX8aX?@ + W?@ (I)
Mô hình ngoài đánh giá tác động của vốn còn sử dụng thêm:
W là năng suất lao động tăng thêm do hiệu ứng chuyển dịch nội bộ ngành.
WS là năng suất lao động tăng thêm do hiệu ứng chuyển dịch chuyển dịch cơ
cấu tĩnh.
JOINT là năng suất lao động tăng thêm do hiệu ứng chuyển dịch chuyển dịch cơ
cấu động.

lnDTLD là biến giải thích của yếu tố Đào tạo lao động trong bộ chỉ số PCI.
4.1.2. Mô tả số liệu
4.1.3. Phương pháp ước lượng
4.1.3.1. Dữ liệu mảng


17
Wooldridge (2015) định nghĩa rằng dữ liệu mảng có thể gọi tên là dữ liệu bảng
hoặc dữ liệu kết hợp, hay được hiểu là sự kết hợp các quan sát theo chuỗi thời gian và
theo cả không gian. Do vậy, sự kết hợp của hai loại số liệu bao gồm số liệu chuỗi thời
gian (time series) và số liệu chéo (cross sections) có thể được hiểu là số liệu mảng.
4.1.3.2. Các mô hình hồi quy tĩnh
4.1.3.3. Mô hình số liệu mảng động
4.1.4. Kết quả thực nghiệm
4.1.4.1. Thống kê mô tả các biến trong mô hình
4.1.4.2. Kết quả ước lượng thực nghiệm mô hình tĩnh
4.1.4.3. Kết quả ước lượng thực nghiệm mô hình hồi quy số liệu mảng động
Bảng 4.12. Kết quả ước lượng thực nghiệm mô hình (1)
Biến phụ thuộc
Biến độc lập
CNNL
DVNL
PNNNL
S
lnDTC
-0,794
-7,636*
-0,056
-11,663
(-0,51)

(-1,90)
(-0,01)
(-1,18)
lnDTTN
-0,918
2,537**
4,238*
-18,548
(-1,24)
(2,01)
(1,72)
(-1,29)
lnFDI
-0,092
0,027
1,077***
-3,571
(-0,53)
(0,13)
(3,58)
(-1,30)
lnKHCN
0,292
-3,376*
2,133
2,271
(0,97)
(-1,75)
(1,61)
(0,29)

lnGDDT
0,160
0,039
-2,909
9,304
(0,81)
(0,10)
(-1,41)
(1,12)
lnNSLD
0,271
40,229
27,150*
-34,554*
(0,14)
(1,56)
(1,85)
(-1,73)
lnPCI
12,47***
10,452
10,476
175,476*
(2,81)
(1,59)
(1,12)
(1,74)
lnLKV
0,429
3,423*

2,435***
-2,374
(1,41)
(1,83)
(2,90)
(-1,03)
lnGDP
0,967
-28,846
-26,484**
26,180**
(0,40)
(-1,41)
(-2,28)
(2,14)
lagCNNL
0,322***
(3,28)
lagDVNL
-0,209
(-0,29)
lagPNNNL
0,342
(1,33)
lagS
0,077
(0,23)

18
Biến độc lập


Biến phụ thuộc
DVNL
PNNNL
3,881
-1,351
(1,28)
(-1,02)
119,538
100,754
(1,07)
(1,21)

S
11,698
(1,01)
Cons
722,525**
(-1,97)
Sargan
0,000
0,000
0,000
0,000
Hansen
0,944
1,000
1,000
0,999
Số quan sát

153
153
153
153
Trong ngoặc là giá trị z-test hoặc t-test, với ***, **, * lần lượt là giá trị pvalue tương ứng với mức ý nghĩa nhỏ hơn 1%, 5%, 10%
Nguồn: Tính toán của tác giả từ Stata
Bảng 4.13. Kết quả ước lượng thực nghiệm mô hình (1) với sự lựa chọn
các chỉ số thành phần của chỉ số PCI
Biến phụ thuộc
Biến độc lập
CNNL
DVNL
PNNNL
S
lnDTC
0,211
48,377
-39,417
-47,856**
(0,02)
(1,59)
(-1,11)
(-2,14)
lnDTTN
-10,429**
-0,403
28,698
16,043
(-2,11)
(-0,15)

(1,23)
(1,59)
lnFDI
-0,465
2,947
-2,766
-7,050
(-0,73)
(1,47)
(-1,36)
(-2,29)
lnKHCN
3,752**
-20,580
-7,905
-10,549**
(2,34)
(-1,63)
(-1,08)
(-2,02)
lnGDDT
0,357
-17,749
-0,112
-0,295
(0,55)
(-1,63)
(-0,09)
(-0,02)
lnNSLD

27,498**
50,999*
-72,723
-37,330*
(2,10)
(1,65)
(-1,18)
(-1,76)
lnLKV
-0,586
0,552
11,901*
0,529
(-0,71)
(0,36)
(1,71)
(0,12)
lnGDP
-20,547*
-39,237
70,994
37,857
(-1,72)
(-1,57)
(1,14)
(1,13)
lnDVHTDN
16,286**
14,651*
14,387***

-10,214*
(2,34)
(1,71)
(3,07)
(-1,94)
lnTCPL
6,103
4,842*
38,207
9,351*
(1,20)
(1,74)
(1,58)
(1,75)
lnCPKCT
12,038**
35,860
102,705*
-16,116
(2,04)
(1,55)
(1,79)
(-0,68)
lagCNNL
-0,171
(-0,52)
lagDVNL
-0,700
laglnDTC


CNNL
-0,262
(-0,98)
-47,565**
(-2,41)


19
Biến độc lập
lagPNNNL
lagS
laglnDTC

CNNL

Biến phụ thuộc
DVNL
PNNNL
(-0,64)
0,272
(1,19)

20
S

Biến độc lập

LCNNL

lagLPNNNL

-0,577
(-0,99)
15,536**
(2,51)
-

19,130*
-1,793
-0,638
(1,87)
(-0,62)
(-0,11)
Cons
-30,403
-90,621
-615,842
(-0,58)
(-1,54)
(-1,57)
Sargan
0,000
0,054
0,000
0,003
Hansen
1,000
1,000
1,000
1,000
Số quan sát

153
153
153
153
Trong ngoặc là giá trị z-test hoặc t-test, với ***, **, * lần lượt là giá trị pvalue tương ứng với mức ý nghĩa nhỏ hơn 1%, 5%, 10%
Nguồn: Tính toán của tác giả từ Stata
Bảng 4.14. Kết quả ước lượng thực nghiệm mô hình (2)
Biến phụ thuộc
Biến độc lập
LCNNL
LDVNL
LPNNNL
LI
lnDTC
1,859
-5,436
-1,933
0,042
(0,99)
(-1,41)
(-0,58)
(0,27)
lnDTTN
2,894
-1,538
-2,202*
-0,098
(1,30)
(-0,96)
(-1,83)

(-0,55)
lnFDI
-0,145
0,361
-0,058
0,001
(-1,06)
(1,50)
(-0,38)
(0,04)
lnKHCN
-1,282
-0,058
0,399
0,043
(-1,28)
(-0,12)
(0,51)
(0,55)
lnGDDT
0,058
-0,014
0,453
-0,026
(0,42)
(-0,02)
(0,58)
(-0,52)
W
0,001

-0,006
0,024
-0,001
(0,34)
(-1,04)
(0,75)
(-0,23)
BS
0,002
-0,149***
0,094
0,009**
(0,44)
(-2,97)
(0,73)
(1,99)
JOINT
0,010***
0,038*
0,066**
-0,029***
(5,32)
(1,76)
(2,00)
(-3,57)
lnDTLD
-6,195
5,351
3,514*
0,313

(-1,15)
(1,15)
(1,95)
(0,29)
lagLCNNL
0,566***
(7,60)
lagLDVNL
0,169

Biến phụ thuộc
LDVNL
LPNNNL
(0,59)
0,918***
(5,49)

LI

lagLI

-0,053
(-0,59)
laglnDTC
-1,674
3,877
3,426
-0,005
(-1,03)
(1,66)

(1,52)
(-0,02)
Cons
-10,116
18,694
-3,060
-0,020
(-1,19)
(1,15)
(0,26)
(0,04)
Sargan
0,000
0,000
0,045
0,000
Hansen
1,000
1,000
1,000
0,998
Số quan sát
140
140
140
104
Trong ngoặc là giá trị z-test hoặc t-test, với ***, **, * lần lượt là giá trị pvalue tương ứng với mức ý nghĩa nhỏ hơn 1%, 5%, 10%
Nguồn: Tính toán của tác giả từ Stata
4.2. Đánh giá chung
Nghiên cứu đã tập trung giải quyết các giả thuyết đề ra ở chương 1 và có được

các kết quả cụ thể trong chương 3. Dưới đây là phần diễn giải tương ứng với các giả
thuyết đề ra của luận án. Mặt khác, các mô hình hồi quy tĩnh được đề xuất tuy nhiên
vẫn tồn tại những hạn chế khi xét đến vấn đề nội sinh, do vậy mô hình hồi quy động
mà cụ thể là S-GMM được sử dụng với biến công cụ phù hợp trong nghiên cứu và
cho ra kết quả tin cậy hơn bên cạnh việc vẫn sử dụng những kết quả phù hợp từ mô
hình tĩnh.
(i) Thể chế, chính sách tác động tích cực đến chuyển dịch nhằm mục đích giảm
tỷ trọng GDP nông nghiệp trên toàn khu vực bên cạnh thúc đẩy lao động di chuyển
sang các ngành có NSLĐ cao hơn, cụ thể các vấn đề của thể chế, chính sách được đánh
giá thông qua các chỉ số thành phần của chỉ số PCI
Đại diện cho thể chế, chính sách là biến PCI có tác động tích cực đến chuyển
dịch tỷ trọng GDP, các ngành có giá trị sản xuất cao hơn như công nghiệp - xây dựng
hay dịch vụ được thúc đẩy phát triển bởi bộ máy công quyền.
(ii) Liên kết các địa phương tạo thành một vùng kinh tế có mối quan hệ mật thiết
giúp quá trình chuyển dịch ngành kinh tế, nhất là các ngành mới như dịch vụ thực thi
hiệu quả và đúng hướng


21

22

Liên kết vùng là xu thế tất yếu để đáp ứng mục tiêu phát triển các ngành kinh tế
hài hòa hơn giữa các địa phương có vị trí địa lý gần nhau và có chung các đặc điểm về
hình thái địa lý cũng như xã hội.

CHƯƠNG 5.
GIẢI PHÁP KHAI THÁC CÁC NHÂN TỐ ĐỂ THÚC ĐẨY CHUYỂN DỊCH
CƠ CẤU CÁC TỈNH KHU VỰC DUYÊN HẢI MIỀN TRUNG


(iii) Các nguồn vốn, cụ thể vốn đầu tư nước ngoài, vốn đầu tư công, vốn đầu tư
tư nhân làm quá trình chuyển dịch từ nông - lâm nghiệp sang công nghiệp cũng như
dịch vụ tại các địa phương trên địa bàn diễn ra hiệu quả
Vốn đầu tư tư nhân và vốn đầu tư nước ngoài được đánh giá tác động một cách
hiệu quả đến chuyển dịch về tỷ trọng GDP tại các địa phương trên địa bàn.
(iv) Cải tiến về khoa học công nghệ giúp các ngành có giá trị thặng dư cao như
công nghiệp - xây dựng và dịch vụ chiếm được tỷ trọng lớn hơn
Kết quả cho thấy rằng chuyển dịch tỷ trọng GDP tại các tỉnh địa bàn miền Trung
được giúp ích từ nguồn vốn đầu tư cho khoa học công nghệ.
(v) Năng suất lao động hay chất lượng lao động tăng lên đáp ứng nhu cầu của quá
trình chuyển dịch các ngành có năng suất cao như công nghiệp - xây dựng và dịch vụ
Nghiên cứu có xét đến ảnh hưởng của biến đại diện cho giáo dục đào tạo và biến
đại diện cho năng suất lao động bình quân của mỗi lao động nhằm kiểm định ảnh hưởng
của nó đến quá trình chuyển dịch tỷ trọng GDP giữa các ngành kinh tế.
(vi) Quá trình chuyển dịch lao động giữa các ngành kinh tế được hỗ trợ và thúc
đẩy bởi các nhân tố như năng suất lao động bên cạnh tác động của thể chế, chính sách
Ngoài ảnh hưởng của thể chế, chính sách đến chuyển dịch lao động, biến phụ thuộc
được đề xuất này cũng chịu ảnh hưởng bởi các nhân tố khác như năng suất lao động.
(vii) Quy mô về kinh tế của địa phương phản ánh các đặc tính cụ thể của từng
địa phương ảnh hưởng tích cực đến quá trình chuyển dịch ngành kinh tế nhằm thúc đẩy
công nghiệp hóa - hiện đại hóa
Kết quả từ mô hình số liệu mảng động cho thấy ảnh hưởng của quy mô tăng
trưởng của từng địa phương đến quá trình chuyển dịch ngành kinh tế thông qua tác
động đến chỉ số chuyển dịch ngành kinh tế, bên cạnh đó mô hình tĩnh cũng cho
thấy ảnh hưởng khác nhau giữa các địa phương trong ảnh hưởng của các nhân tố
đến quá trình.

5.1. Bối cảnh về chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế
5.1.1. Bối cảnh quốc tế và trong nước
5.1.1.1. Bối cảnh quốc tế

5.1.1.2. Bối cảnh trong nước
5.1.2. Cơ hội và thách thức với quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành các tỉnh
trong khu vực
5.2. Định hướng hoàn thiện các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình chuyển
dịch cơ cấu ngành kinh tế của các địa phương trên địa bàn
5.3. Một số giải pháp đề xuất
5.3.1. Hoàn thiện thể chế
Cụ thể hơn, nghiên cứu đã chỉ ra rằng còn các chỉ tiêu thành phần trong chỉ số
PCI mà các địa phương cần phải cải thiện để hiện thực hóa kỳ vọng về chuyển dịch cơ
cấu ngành kinh tế của mình, ví dụ như tính minh bạch, chi phí thời gian, tính năng động
và tiên phong của lãnh đạo tỉnh. Thời gian vừa qua hay nghiên cứu đã chỉ ra rằng,
những chỉ số thành phần được các địa phương tập trung thay đổi cũng đã thúc đẩy quá
trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành diễn ra hiệu quả. Các địa phương chưa cải thiện
được vị trí của mình trong bảng xếp hạng PCI và PAPI cũng cần có chiến lược cụ thể
cho mình.
5.3.2. Phát triển các quan hệ liên kết nội vùng và liên vùng
Cơ sở lý luận, giải pháp trên thực tiễn cho việc tạo ra các liên kết hiệu quả giữa
một nhóm các địa phương hay phát triển vùng bền vững được các nhà nghiên cứu liên
tục bổ sung, đóng góp. Nhóm các giải pháp được đề ra như sau:
Một là, hệ thống phân công lao động và chuyên môn hoá phải được hình thành dựa
trên các lợi thế so sánh giữa các địa bàn, từ đó tạo ra mối liên kết nội vùng và liên vùng.
Hai là, ảnh hưởng lan toả nhờ chuyên môn hoá, tạo ra lợi thế về quy mô. Các
vùng lân cận sẽ được hưởng lợi các vùng trọng tâm nhờ sự lan toả trong việc sử dụng
các nguyên liệu đầu vào, bên cạnh lao động có kiến thức, kỹ năng tốt.
Ba là, thể chế đồng thuận, chia sẻ lợi ích chung giữa nhóm các địa phương là
yếu tố cốt lõi.
Bốn là, cơ chế chính sách, khung quản trị vùng cần được xây dựng đồng bộ.
Năm là, cần phát triển hệ thống hạ tầng đa loại hình đồng bộ, liên kết các địa
phương, các địa điểm được đánh giá trọng tâm.



23

24

5.3.3. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực
Các nhân tố tác động đến quá trình chuyển dịch lao động giữa các ngành kinh tế
có các xu hướng khác nhau với hiệu ứng chuyển dịch nội bộ, hiệu ứng chuyển dịch
tĩnh và hiệu ứng chuyển dịch động.
5.3.4. Cải thiện chất lượng vốn đầu tư, đẩy mạnh xây dựng hạ tầng khoa học
và công nghệ
Nguồn vốn đầu tư công đã đóng góp vào quá trình phát triển cơ sở hạ tầng cho
các địa phương trong khu vực, tuy nhiên nguồn lực này sẽ khó phát huy vai trò chủ đạo
như thời gian trước với nguồn lực càng hạn chế. Do vậy, việc kêu gọi các nhà đầu tư
nước ngoài hay khuyến khích đầu tư của khu vực tư nhân dần trở nên cấp thiết. Các
địa phương tại khu vực Trung Trung Bộ chứng minh rằng cùng với thể chế được lành
mạnh hóa, các tỉnh thành phố trong khu vực con này đã sử dụng hiệu quả các nguồn
vốn này để tập trung phát triển các ngành kinh tế có giá trị thặng dư cao như công
nghiệp và dịch vụ.
5.3.5. Xây dựng nền tảng đáp ứng với nhu cầu của thời đại kinh tế số
Kinh nghiệm của Trung Quốc từ báo cáo của McKinsey&Companny (2017) cho
thấy rằng việc từ chối cung cấp dịch vụ cho các ông lớn như Facebook hay Google đã
tạo môi trường cho các doanh nghiệp trong nước phát triển và đáp ứng về nhu cầu của
nền kinh tế số của đất nước, nổi bật là Baidu, Alibaba hay Tencent.
5.4. Khuyến nghị về chính sách
Chính sách phát triển vùng
Lành mạnh hóa chính sách, minh bạch hóa thể chế
Chính sách đối với lao động và thị trường lao động
Chính sách trong việc nghiên cứu và áp dụng nền tảng khoa học công nghệ hiện đại


KẾT LUẬN
Đóng góp về mặt lý luận, học thuật
(1) Luận án đã tập trung nghiên cứu các vấn đề: (i) các nhân tố ảnh hưởng đến
chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế (ii) các vấn đề liên quan đến chuyển dịch cơ cấu
ngành kinh tế địa phương và trong một vùng. Từ đó, nhằm xác định rõ các điểm cần
cải thiện hoặc các nhóm nguồn lực cần thúc đẩy để quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh
tế ngành hiệu quả hơn.
(2) Luận án đã sử dụng mô hình số liệu mảng nhằm đánh giá tác động chung của
các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình chuyển dịch cơ cấu tại các địa phương của vùng
duyên hải miền Trung. Phương pháp nghiên cứu phù hợp đã cho các kết quả được xem
là đáng tin cậy, tương đối đồng nhất về mặt kết quả.
(3) Luận án đưa yếu tố tương đối mới và đang trở nên một chỉ báo hiệu quả
tại Việt Nam như chỉ số PCI - đánh giá năng lực cạnh tranh cấp tỉnh của Việt Nam
và các chỉ báo con nhằm đánh giá ảnh hưởng của hiệu năng hoạt động trong bộ máy
công quyền đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành tại các địa phương vùng duyên
hải miền Trung.
Những kết luận, đề xuất mới rút ra từ các kết quả nghiên cứu
(1) Kết quả nghiên cứu cho thấy ảnh hưởng hạn chế của đầu tư công đến chuyển
dịch GDP giữa các ngành kinh tế trên địa bàn các tỉnh trong khu vực, mặt khác động
lực từ đầu tư tư nhân và vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài có ảnh hưởng tích cực đến
việc dịch chuyển của lao động sang ngành có năng suất cao hơn.
(2) Việc đầu tư vào khoa học công nghệ hay cải thiện năng suất lao động tác
động hiệu quả đến quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế. Cụ thể, trình độ khoa
học và công nghệ sẽ giúp địa phương thu hút được các nhà đầu tư có tiềm lực, bên cạnh
lao động có năng suất cao sẽ giúp đáp ứng yêu cầu của quy mô sản xuất.
(3) Luận án đề cập đến ảnh hưởng của thể chế, chính sách, môi trường đầu tư
đến quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế.
(4) Liên kết vùng trên địa bàn còn tồn tại những khác biệt về chất.



MỤC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU
CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ
1.

Đặng Hoàng Linh và Phạm Việt Bình (2017), "Khoa học - công nghệ tác
động đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành ở Việt Nam", Tạp chí Quản lý
nhà nước, số 256, trang 61-64.

2.

Phạm Việt Bình (2017), "Tầm quan trọng của Khoa học - công nghệ trong
quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành tại Việt Nam", Kỷ yếu Hội thảo
khoa học quốc gia "Đổi mới và nâng cao chất lượng đào tạo chuyên ngành
Kinh tế học trong bối cảnh hội nhập", NXB Lao động, trang 193-200.

3.

Phạm Việt Bình (2018), “PCI-PAPI: Góc nhìn của doanh nghiệp và người
dân đến bộ máy công quyền: Thực nghiệm từ các tỉnh duyên hải miền
Trung”, Tạp chí Công Thương, số 12, trang 86-91.

4.

Phạm Việt Bình (2018), “Thể chế, chính sách và năng lực cạnh tranh của
các doanh nghiệp tại các tỉnh miền Trung Việt Nam", Kỷ yếu Hội thảo Khoa
học quốc gia - Đổi mới sáng tạo nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh
nghiệp Việt Nam, NXB Công thương, trang 117-123.

5.


Phạm Việt Bình (2019), “Liên kết vùng khu vực duyên hải miền Trung:
nghiên cứu điển hình của liên kết vùng du lịch 3 tỉnh Thừa Thiên Huế - Đà
Nẵng - Quảng Nam”, Tạp chí Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương, số 545,
trang 79-81.



×