Tải bản đầy đủ (.pdf) (33 trang)

Tóm tắt luận án tiến sĩ Kinh tế: Nâng cao năng lực quản lý chuỗi cung ứng trong công tác khám, chữa bệnh tại các bệnh viện Quân y trên địa bàn Hà Nội – Bệnh viện 108, 103, 354

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (829.33 KB, 33 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH DOANH VÀ CÔNG NGHỆ HÀ NỘI
_________________________

NGHIÊM THANH HUY

NÂNG CAO NĂNG LỰC QUẢN LÝ CHUỖI CUNG ỨNG 
TRONG CÔNG TÁC KHÁM, CHỮA BỆNH TẠI CÁC BỆNH VIỆN 
QUÂN Y TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI – BỆNH VIỆN 108, 103, 354

Chuyên ngành: QUẢN TRỊ KINH DOANH
Mã số:

9.34.01.02

TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ

Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS LÊ CÔNG HOA
                                  

  2. TS. NGUYỄN TỪ 


Hà Nội – 2020
Công trình được hoàn thành tại:
Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội

Người hướng dẫn khoa học :
1.

PGS.TS Lê Công Hoa



2.

TS. Nguyễn Từ

 Phản biện 1:

Phản biện 2: 

Phản biện 3: 

Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng đánh giá luận án cấp Trường
Thời gian: vào hồi …… giờ …… ngày ……  tháng …… năm …….
Địa điểm: Phòng bảo vệ Luận án Tiến sĩ           tại nhà A Trường Đại học 
Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội

2


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Đối với các tổ  chức chăm sóc sức khỏe, cải thiện quản lý chuỗi cung ứng sẽ 
đóng vai trò rất quan trọng trong việc kiểm soát chi phí trong chuỗi cung ứng y tế. 
Các bệnh viện quân đội với đặc thù là ngoài công tác khám chữa bệnh, còn là  
cơ sở quốc phòng của quân đội, việc quản lý chuỗi cung ứng càng trở nên đặc biệt:  
vừa nhằm mục tiêu nâng cao chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh, vừa đảm bảo an  
ninh quốc phòng, thực hiện tốt công tác dân vận. Do vậy, công tác hậu cần quân 
đội trong các bệnh viện quân y càng trở nên quan trọng. 
Chính vì vậy, vấn đề nghiên cứu của luận án tập trung nghiên cứu về năng lực 
quản lý chuỗi cung ứng trong các Bệnh viện Quân y trên địa bàn Hà Nội gồm Bệnh 

viện 108,103,354 với hy vọng sẽ có những tìm tòi, đóng góp làm cho công tác hậu 
cần và sự  phối hợp giữa các bộ  phận chức năng gắn kết chặt chẽ, công tác khám  
chữa bệnh và những hoạt động khác tại các Bệnh viện có những hiệu quả  to lớn  
hơn.
Xuất phát từ  những lý luận và thực tiễn trên, tác giả  lựa chọn đề  tài “Nâng 
cao năng lực quản lý chuỗi cung ứng trong công tác khám, chữa bệnh tại các Bệnh  
viện Quân y trên địa bàn Hà Nội (108, 105, 354)” làm luận án nghiên cứu. 
2.  Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan  đến đề  tài và định 
hướng nghiên cứu của luận án
2.1. Các công trình nghiên cứu ở nước ngoài 
2.1.1. Các công trình nghiên cứu về chuỗi cung ứng và quản lý chuỗi cung ứng
2.1.2. Các nghiên cứu trên thế giới về chuỗi cung ứng và năng lực quản lý chuỗi  
cung ứng trong bệnh viện
2.2. Các công trình nghiên cứu ở Việt Nam
2.2.1. Các nghiên cứu về  cung  ứng, chuỗi cung  ứng, năng lực quản lý chuỗi  
cung ứng trong các doanh nghiệp, các ngành
2.2.2. Các nghiên cứu về  cung  ứng, chuỗi cung  ứng, năng lực quản lý chuỗi  
cung ứng trong các bệnh viện
2.3. Định hướng nghiên cứu của đề tài
Từ tổng quan nghiên cứu, hầu như chưa có nghiên cứu nào xây dựng được một  
mô hình đầy đủ  về  các nhân tố   ảnh hưởng đến năng lực quản lý chuỗi cung ứng. 
Tất cả  chỉ  dừng lại  ở  việc lập luận hoặc khảo sát để  tìm ra các nhân tố  có  ảnh 
hưởng đến năng lực quản lý chuỗi. Chưa kiểm định lại lý thuyết về các nhân tố đó  
cũng như chưa xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố được nhận diện có tác 
động khác nhau đến năng lực quản lý chuỗi cung ứng như thế nào. Tuy nhiên, qua 
phân tích và tổng lược các nghiên cứu đã được đề  cập, các kết quả một cách riêng 
lẻ, cho thấy rằng có rất nhiều tiêu chí đo lường năng lực quản lý chuỗi cung ứng và  
nhân tố ảnh hưởng đến năng lực quản lý chuỗi cung ứng. Ngoài ra, khi nghiên cứu  
cơ  sở  lý thuyết về  chuỗi cung  ứng và năng lực quản lý chuỗi cung  ứng, mặc dù 
3



không hình thành một công trình nghiên cứu hoàn chỉnh nhưng một số  chuyên gia 
trong ngành quản lý chuỗi cung ứng cũng đã đề cập đến một số nhân tố khác nhau  
cũng có ảnh hưởng đến năng lực quản lý chuỗi cung ứng. Nghiên cứu về năng lực  
quản lý chuỗi cung ứng tại các bệnh viện là một lĩnh vực mới chưa từng có tiền lệ 
và hơn thế nữa nó còn được xem xét trong hoạt động y tế  tại Bệnh viện Quân y ­  
loại hình đơn vị đặc thù. Hy vọng của người nghiên cứu sẽ có những đóng góp mới  
từ nghiên cứu này.
3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu của luận án là tập trung đề xuất giải pháp nhằm nâng cao 
năng lực quản lý chuỗi cung ứng trong công tác khám, chữa bệnh tại các Bệnh viện  
Quân y trên địa bàn Hà Nội, trường hợp nghiên cứu Bệnh viện 108, 103 và 354.
Với ý nghĩa đó, nhiệm vụ của luận án tập trung vào:
­ Hệ thống hóa cơ sở lý luận về năng lực quản lý chuỗi cung ứng trong các  
doanh nghiệp, tổ chức, có tính tới những nét đặc thù trong các bệnh viện nói chung, 
các bệnh viện quân y nói riêng.
­ Phân tích thực trạng năng lực quản lý chuỗi cung ứng trong công tác khám, 
chữa bệnh tại các Bệnh viện Quân y trên địa bàn Hà Nội (Bệnh viện 108, 103 và  
354).
­ Luận giải và đưa ra các giải pháp nâng cao năng lực quản lý chuỗi cung  
ứng trong công tác khám, chữa bệnh tại các Bệnh viện Quân y trong địa bàn Hà Nội  
giai đoạn 2019 ­ 2025.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu lý luận, thực trạng và giải pháp nâng cao năng lực quản lý chuỗi  
cung ứng trong công tác khám, chữa bệnh tại các bệnh viện quân y trên địa bàn Hà  
Nội (Bệnh viện 108, 103 và 354), thông qua làm rõ thực chất, tiêu chí đánh giá, nhân  
tố   ảnh hưởng và bài học kinh nghiệm nâng cao năng lực quản lý chuỗi cung  ứng  
trong công tác khám, chữa bệnh tại các bệnh viện. 

4.2. Phạm vi nghiên cứu 
­ Tiếp cận nghiên cứu: Luận án nghiên cứu chuỗi cung  ứng trong các tổ  chức,  
doanh nghiệp nói chung và trong các bệnh viện nói riêng. Từ  đó nghiên cứu thực  
trạng quản lý và năng lực quản lý chuỗi cung ứng tại các bệnh viện Quân y trên địa 
bàn Hà Nội (Bệnh viện 108, 103 và 354), nhằm đề xuất các giải pháp nâng cao năng 
lực quản lý chuỗi cung ứng trong công tác khám, chữa bệnh tại các bệnh viện này.
­ Không gian nghiên cứu: Nghiên cứu thực trạng năng lực quản lý chuỗi cung  
ứng trong công tác khám, chữa bệnh tại 03 Bệnh viện Quân y trên địa bàn Hà Nội là 
Bệnh viện 108, Bệnh viện 103 và Bệnh viện 354 trực thuộc Bộ Quốc Phòng.
­ Thời gian nghiên cứu: Dữ  liệu thứ  cấp dùng để  thực hiện luận án được thu  
thập trong khoảng thời gian từ 2012 – 2018.
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án
4


5.1. Về phương diện học thuật
­ Hệ  thống hóa những vấn đề  cơ  bản như: (i) lý luận chung về  chuỗi cung  
ứng, quản lý chuỗi cung  ứng và năng lực quản lý chuỗi cung  ứng trong các doanh 
nghiệp, tổ chức; (ii) xây dựng các tiêu chí đánh giá năng lực quản lý chuỗi cung ứng 
trong công tác khám, chữa bệnh tại các bệnh viện; (iii) xác định các nhân tố   ảnh  
hưởng đến năng lực quản lý chuỗi cung ứng trong công tác khám, chữa bệnh tại các  
bệnh viện; và (iv) chỉ ra các bài học kinh nghiệm từ quản lý chuỗi cung ứng tại các  
doanh nghiệp, tổ chức trên thế giới và tại Việt Nam. 
­ Nghiên cứu là một công trình thử  nghiệm, kết hợp giữa nghiên cứu hàn lâm 
lặp lại và nghiên cứu ứng dụng. 
5.2. Về phương diện thực tiễn
­ Kết quả của nghiên cứu giúp cho các nhà nghiên cứu, các nhà quản lý Bệnh 
viện có cái nhìn đầy đủ và toàn diện hơn về một phương diện tiếp cận và đánh giá  
năng lực quản lý chuỗi cung ứng.
­ Kết quả  nghiên cứu giúp các nhà nghiên cứu, nhà quản lý Bệnh viện nhận 

diện các tiêu chí đánh giá năng lực quản lý chuỗi cung ứng tại các Bệnh viện Quân  
y trên địa bàn Hà Nội. 
­ Công trình nghiên cứu này có thể là tài liệu tham khảo cho những ai quan tâm 
đến chuỗi cung ứng, năng lực quản lý chuỗi cung ứng về phương pháp luận, thang  
đo và mô hình nghiên cứu trong các ngành về  kinh doanh thương mại, dịch vụ  và 
quản trị sản xuất. 
6. Phương pháp nghiên cứu
Trên cơ sở phương pháp luận chung trên đây, luận án sử dụng một số phương 
pháp nghiên cứu cụ thể như sau:
­ Thu thập dữ  liệu thứ  cấp:  Nghiên cứu đã sử  dụng các số  liệu thống kê 
thông qua thu thập dữ liệu có sẵn, tiến hành lập bảng biểu, vẽ biểu đồ để dễ dàng  
phân tích, so sánh và đánh giá nội dung cần tập trung nghiên cứu.
­ Thu thập dữ  liệu sơ  cấp:   Nghiên cứu sử  dụng phương pháp phỏng vấn 
chuyên gia và điều tra xã hội học.
­ Phương pháp tổng hợp, phân tích, xử  lý số  liệu:  Tác giả  sử  dụng phần 
mềm SPSS 20 để tổng hợp và phân tích, xử lý số liệu.
­ Phương pháp thử nghiệm: Sau khi phỏng vấn sâu chuyên gia, tác giả bước 
đầu xây dựng được các tiêu chí đánh giá năng lực quản lý chuỗi cung ứng, các nhân  
tố ảnh hưởng đến năng lực quản lý chuỗi cung ứng tại các bệnh viện nói chung và 
các bệnh viện Quân Y trên địa bàn Hà Nội nói riêng, tác giả đưa vào nghiên cứu thử 
nghiệm tại Bệnh viện 108. 
7. Kết cấu của luận án 
Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục, danh mục các chữ viết tắt, danh mục 
bảng, hình, tài liệu tham khảo, luận án được bố cục theo các chương như sau:
5


Chương 1: Cơ sở lý luận về năng lực quản lý chuỗi cung ứng trong các doanh 
nghiệp, tổ chức
Chương 2: Thực trạng năng lực quản lý chuỗi cung ứng trong công tác khám,  

chữa bệnh tại các Bệnh viện Quân y trên địa bàn Hà Nội
Chương 3: Giải pháp nâng cao năng lực quản lý chuỗi cung  ứng trong công 
tác khám, chữa bệnh tại các Bệnh viện Quân y trên địa bàn Hà Nội

6


CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NĂNG LỰC QUẢN LÝ CHUỖI CUNG ỨNG 
TRONG CÁC DOANH NGHIỆP, TỔ CHỨC
1.1. Chuỗi cung ứng và quản lý chuỗi cung ứng trong các doanh nghiệp, tổ chức
1.1.1 Tổng quan về chuỗi cung ứng
1.1.1.1 Một số khái niệm chuỗi cung ứng
­ Khái niệm cung ứng và quản trị cung ứng:
Cung  ứng là một nghề chuyên môn năng động, là quá trình đảm bảo nguyên 
vật liệu, máy móc thiết bị, dịch vụ  cho hoạt động của tổ  chức hay doanh nghiệp  
được tiến hành liên tục, nhịp nhàng và có hiệu quả. 
Quản trị cung ứng: Là sự phát triển ở một bước cao hơn của thu mua. 
­ Khái niệm chuỗi cung ứng:
Chuỗi cung  ứng bao gồm các hoạt động của mọi đối tượng có liên quan từ 
mua nguyên liệu, sản xuất ra sản phẩm cho đến cung cấp cho khách hàng cuối cùng 
và được phân phối tới tay người tiêu dùng nhằm đạt được hai mục tiêu cơ  bản là  
tạo mối liên kết giữa các nhà cung  ứng với khách hàng vì họ  có tác động đến kết  
quả và hiệu quả của chuỗi cung ứng, hiệu quả trên toàn hệ thống.
1.1.1.2 Các thành phần trong cấu trúc chuỗi cung ứng
Thứ nhất, Nhà sản xuất
Thứ hai, Nhà phân phố
Thứ ba, Nhà bán lẻ
Thứ tư, Khách hàng
Thứ năm, Nhà cung cấp dịch vụ

Hình 1.  Chuỗi cung ứng đơn giản
Nhà cung cấp
(NCC)

Khách hàng
(KH)

Doanh nghiệp, 
tổ chức

(Nguồn: [9; tr.46]
Hình 1. . Chuỗi cung ứng mở rộng
Nhà cung cấp
khởi đầu (NCC 
khởi đầu)

Nhà cung cấp
(NCC)

Doanh nghiệp, 
tổ chức

NCC dịch vụ

(Nguồn: [9; tr.46]
7

Khách hàng
(KH)


Khách hàng
cuối cùng (KH 
cuối cùng)


Trong đó NCC dịch vụ  trong các lĩnh vực như: Hậu cần; Tài chính; Nghiên 
cứu thị trường; Thiết kế sản phẩm; Công nghệ thông tin…
Hình 1. . Ví dụ về chuỗi cung ứng mở rộng
Nghiên cứu thị
trường

Nhà thiết kếsản
phẩm

Nhà sản xuất
nguyên liệu thô

Nhà sản xuất

NCC hậu cần

Nhà phân phối

NCC dịch vụ
tài chính

Nhà bán lẻ

KH bán lẻ


KH doanh
nghiệp

(Nguồn: [9; tr.46]
1.1.1.3 Phân loại chuỗi cung ứng
Thứ nhất: Theo tiêu chí tính liên kết giữa các thành phần trong chuỗi cung ứng
­ Chuỗi cung ứng hợp tác
­  Chuỗi cung ứng tương tác được chia theo 4 mức độ hệ thống, bao gồm:
Thứ hai: Theo hiệu quả hoạt động và độ phức tạp của các chuỗi
- Chuỗi hỗ trợ sản xuất
-  Chuỗi cân bằng mua hàng, quản lý vật liệu và phân phối
-  Chuỗi điều phối
-  Chuỗi theo yêu cầu khách hàng
-  Chuỗi có ưu thế về thị trường
-  Chuỗi cải tiến
1.1.1.4 Vấn đề hợp tác trong chuỗi cung ứng
Nhiều chuyên gia cho rằng, trong thực tế có 3 kiểu hợp tác. Đó là:
­ Hợp tác theo chiều dọc
­ Hợp tác theo chiều ngang
­ Hợp tác nội bộ 
1.1.2. Quản lý chuỗi cung ứng trong các doanh nghiệp, tổ chức 
1.1.2.1 Thực chất quản lý chuỗi cung ứng 
Quản lý chuỗi cung  ứng là tập trung quản lý các mối quan hệ  giữa những 
thành phần trong chuỗi cung ứng. 
1.1.2.2 Quản lý chuỗi cung  ứng tiếp cận theo các yếu tố  trong phạm vi doanh  
nghiệp, tổ chức 
­ Sản xuất và quản lý sản xuất
­ Hàng tồn kho và quản lý dự trữ
­ Vị trí và việc xác định địa điểm
­ Vận chuyển và quản lý vận tải

8


 

9

­ Thông tin và quản lý thông tin hậu cần


Hình 1. . Những yếu tố chủ yếu trong chuỗi cung ứng nội bộ
1. Sản xuất
Sản xuất gì, bằng cách
nào và khi nào

2. Hàng tồn kho
Sản xuất ra bao nhiêu và
trữ kho bao nhiêu

5. Thông tin
Nền tảng để đưa ra
các quyết định

3. Địa điểm
Nơi nào tốt nhất cho hoạt
động nào

4. Vận chuyển
Chuyên chở sản phẩm
bằng cách nào và khi nào


Nguồn 10, tr. 21]
1.1.2.3 Vai trò của quản lý chuỗi cung ứng trong các doanh nghiệp, tổ chức
Cung  ứng là một hoạt động quan trọng, không thể  thiếu được trong một tổ 
chức bởi Quản lý chuỗi cung ứng giải quyết đầu vào và đầu ra của doanh nghiệp  
một cách hiệu quả. 
Ngoài ra, quản lý chuỗi cung ứng còn hỗ trợ đắc lực cho hoạt động marketing, 
đặc biệt là marketing hỗn hợp (4P: Product, Price, Promotion, Place). 
Quản lý chuỗi cung ứng sẽ điều phối khả năng sản xuất.
Một tác dụng khác của việc  ứng dụng giải pháp Quản lý chuỗi cung  ứng là  
phân tích dữ liệu thu thập và lưu trữ hồ sơ với chi phí thấp. 
1.1.2.4 Mô hình quản lý chuỗi cung ứng trong các doanh nghiệp, tổ chức
Ban Giám đốc

Phòng Sản
xuất kinh
doanh

Phòng Cung
ứng

Phòng
Marketing

Phòng Tổ chức

Phòng Kế
hoạch

Phòng Tài

chính kếtoán

Hình 1. . Mô hình quản lý chuỗi cung ứng thứ nhất
(Nguồn: Tác giả tự tổng hợp)
Ban Giám đốc

Phòng Sản
xuất kinh
doanh

Phòng
Cung ứng

10

Phòng Hành
chính

Phòng
Marketing

Phòng Tài
chính kế toán

Phòng Tổ chức

Phòng Kế
hoạch



Hình 1. . Mô hình quản lý chuỗi cung ứng thứ hai
(Nguồn: Tác giả tự tổng hợp)
1.2. Năng lực quản lý chuỗi cung ứng trong các doanh nghiệp, tổ chức 
1.2.1 Thực chất năng lực quản lý chuỗi cung ứng
­ Khái niệm quản lý: 
Quản lý (thuật ngữ tiếng Anh là Management) là đặc trưng cho quá trình điều 
khiển và dẫn hướng tất cả  các bộ  phận của một tổ  chức, thường là tổ  chức kinh  
tế,   thông   qua   việc   thành   lập   và   thay   đổi   các   nguồn   tài   nguyên   ( nhân   lực, tài 
chính, vật tư, trí thực và giá trị vô hình).
­ Khái niệm năng lực quản lý:
Có 03 cách tiếp cận năng lực quản lý:
+ Theo tiến trình quản lý: Năng lực quản lý là năng lực hoạch định, tổ  chức,  
phối hợp, điều hành, kiểm tra, điều chỉnh;
+ Theo khung năng lực cán bộ: Năng lực quản lý là năng lực nhận thức, tư duy, 
tầm nhìn; kỹ năng làm việc; kinh nghiệm quản lý; thái độ làm việc;
+ Theo tiêu chuẩn, tiêu chí đánh giá: Năng lực quản lý gồm năng lực quản lý  
điều hành chung và năng lực quản lý điều hành từng khâu công việc cụ thể;
Trong nghiên cứu này, chủ  yếu dựa trên cách tiếp cận thứ  3, tức là năng lực  
quản lý được coi là năng lực quản lý điều hành chung và năng lực quản lý điều  
hành từng khâu công việc cụ thể.
­ Khái niệm năng lực quản lý chuỗi cung ứng: 
Theo cách tiếp cận về tiêu chuẩn, tiêu chí đánh giá thì năng lực quản lý chuỗi 
cung  ứng là năng lực quản lý điều hành chung, năng lực quản lý điều hành từng  
khâu công việc cụ thể, cũng như năng lực quản lý mối quan hệ giữa các thành phần  
trong chuỗi cung ứng.
1.2.2 Năng lực quản lý chuỗi cung ứng tại bệnh viện
1.2.2.1 Khái niệm năng lực quản lý chuỗi cung ứng tại bệnh viện 
Năng lực quản lý chuỗi cung  ứng tại bệnh viện thực chất là năng lực quản 
lý, điều hành mọi yếu tố cấu thành năng lực quản lý, cơ sở vật chất liên quan đến 
vấn đề  quản lý chuỗi, từ  việc lập kế  hoạch nhằm đạt được kết quả  cụ  thể  đến  

việc phân bổ nguồn lực để thực hiện kế hoạch đó. 
1.2.2.2 Nội dung năng lực quản lý chuỗi cung ứng tại bệnh viện
­ Năng lực ra các quyết định:
­ Năng lực tổ chức các quyết định hậu cần
­ Năng lực kiểm tra, đánh giá về con người và vật chất trong bệnh viện
1.3. Các tiêu chí đo lường năng lực quản lý chuỗi cung  ứng trong các doanh  
nghiệp, tổ chức
1.3.1 Tiêu chí chung đo lường năng lực quản lý chuỗi cung ứng 

11


Bảng 1.1: Tổng hợp chỉ số cụ thể đo lường năng lực quản lý chuỗi cung 
ứng trong doanh nghiệp, tổ chức
Chỉ  số   đồng bộ  về  chất  ­ Tần suất hư hỏng
­ Độ chính xác nhập đơn hàng
lượng
­ Độ chính xác bốc hàng và vận chuyển hàng
­ Độ chính xác tài liệu/hóa đơn.
­ Mức độ sẵn có thông tin
­ Mức độ chính xác thông tin
­ Số yêu cầu sự tin cậy
­ Số lần quay lại của khách hàng.
­ Độ chính xác trong đáp ứng, thực hiện đơn hàng
­ Phàn nàn của khách hàng
­ Độ tin cậy tổng thể
­ Mức độ hài lòng tổng thể
Chỉ   số   đồng   bộ   về   thời  ­ Giao hàng đúng thời hạn
­ Giá trị của đơn hàng muộn và số đơn đặt hàng muộn
gian

­ Thời gian phúc đáp yêu cầu
­ Số đơn đặt hàng đặt lại
­ Thời gian chu kỳ sinh tiền mặt
­ Thời hạn thanh toán trung bình.
­ Số ngày tồn kho
­ Số ngày nhận tiền sau khi bán hàng.
­ Thời gian khấu hao thiết bị
­ Thời gian phát triển sản phẩm mới
Chỉ   số   đồng   bộ   về   dự  ­ Tỷ lệ lấp đầy
­ Cạn dự trữ
trữ vật tư
­ Giá trị tồn kho
­ Lượt hàng tồn kho
­ Tồn kho lỗi thời
­ Vòng quay hàng tồn kho
­ Phân loại hàng dự trữ.
Chỉ số  đồng bộ  về  doanh  ­ Chi phí bán hàng
­ Doanh thu bán hàng
thu, chi phí, lợi nhuận.
­ Lợi nhuận bán hàng
­ Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu
­ Vòng quay tiền mặt
(Nguồn: Tác giả tự tổng hợp)
1.3.2 Tiêu chí đánh giá năng lực quản lý chuỗi cung ứng tại bệnh viện 
1.3.2.1 Năng lực ra quyết định cung  ứng hậu cần  trong công tác khám, chữa bệnh  
tại bệnh viện  
1.3.2.2 Mức độ đáp ứng yêu cầu công tác chuyên môn chính yếu của các bệnh viện
Thứ nhất; Chất lượng chuyên môn, kỹ thuật
12



Thứ hai; Chất lượng chức năng
1.3.2.3 Sự thỏa mãn nhu cầu khám, chữa bệnh của người bệnh
1.3.2.4 Mức độ đáp  ứng yêu cầu thực hiện nhiệm vụ  của từng khâu (khám, chữa  
bệnh) trong chuỗi cung ứng tại bệnh viện 
1.3.2.5 Hoạt động cung ứng, vận chuyển, kho tàng hậu cần trong các bệnh viện 
1.3.2.6 Việc phối hợp thực hiện các khâu trong chuỗi cung ứng trong các bệnh viện  
Bảng 1.2: Tổng hợp tiêu chí đo lường năng lực quản lý chuỗi cung ứng 
tại bệnh viện
T
T
1

2

3

Tiêu chí
Năng lực ra quyết định 
cung   ứng   hậu   cần 
trong   công   tác   khám 
chữa   bệnh   tại   bệnh 
viện

Tiêu chí cụ thể
Năng lực ra quyết định
Khả năng tổ chức thực hiện các quyết định
Hiệu quả thực hiện các quyết định

Ghi chú

Chỉ   dưới   góc 
độ  của CBNV 
bệnh viện

Năng lực quản lý công tác hậu cần

Mức   độ   đáp   ứng   yêu  Khả năng cung cấp dịch vụ khám chữa bệnh
cầu   công   tác   chuyên  Tỷ lệ chữa khỏi bệnh
môn   chính   yếu   tại 
Chất lượng, chuyên môn kỹ thuật
bệnh viện
Thái độ, thao tác nghiệp vụ  của đội ngũ y, bác 
sỹ
Sự   thỏa   mãn   nhu   cầu  Hệ thống biển báo, chỉ  dẫn tại nơi khám chữa  
khám   chữa   bệnh   của  bệnh
người bệnh
Thủ tục hành chính
Mức viện phí

Dưới   góc   độ 
của   bệnh 
nhân   và 
CBNV   bệnh 
viện
Dưới   góc   độ 
của   bệnh 
nhân   và 
CBNV   bệnh 
viện


Cơ sở vật chất tại phòng khám và phòng bệnh
4

Mức   độ   đáp   ứng   yêu  Tại khâu khám bệnh
cầu   thực   hiện   nhiệm  Tại khâu dự  trữ  thuốc và thiết bị  khám chữa 
vụ của từng khâu
bệnh
Tại khâu vận chuyển bệnh nhân

Dưới   góc   độ 
của   bệnh 
nhân   và 
CBNV   bệnh 
viện

Bố  trí phòng bệnh và các phòng khám, phòng 
hành chính
Hệ thống thông tin cung cấp cho bệnh nhân
5

6

Việc   phối   hợp   thực  Hoạt động phối hợp giữa công tác hậu cần và 
hiện   các   khâu   trong  khâu khám chữa bệnh
bệnh viện
Hoạt động phối hợp giữa công tác nghiên cứu 
và khâu khám chữa bệnh
Hoạt   động   cung   ứng,  Chất   lượng   phương   tiện   vận   chuyển   người 
bệnh
13


Chỉ   dưới   góc 
độ   CBNV 
bệnh viện
Dưới   góc   độ 
của   bệnh 


vận   chuyển,   kho   tàng  Mức độ thuận tiện của hệ thống bảng chỉ dẫn nhân   và 
CBNV   bệnh 
hậu cần
Chất   lượng   phương   tiện   vận   chuyển   thuốc 
viện
men và trang thiết bị
Mức độ cung ứng thuốc men

(Nguồn: Tác giả tự tổng hợp)
1.4 Các nhân tố   ảnh hưởng đến năng lực quản lý chuỗi cung  ứng trong các 
doanh nghiệp, tổ chức
1.4.1 Nhân tố ảnh hưởng đến năng lực quản lý chuỗi cung ứng 
1.4.1.1 Nhân tố cơ cấu tổ chức
1.4.1.2 Nhân tố con người
1.4.1.3 Nhân tố công nghệ
1.4.1.4 Hệ thống đo lường, đánh giá hiệu quả
1.4.1.5 Sự hài lòng của khách hàng
1.4.2 Nhân tố ảnh hưởng đến năng lực quản lý chuỗi cung ứng tại bệnh viện
1.4.2.1 Cơ cấu tổ chức quản lý vận hành của bệnh viện
1.4.2.2 Cơ sở vật chất phục vụ khám chữa bệnh của bệnh viện 
1.4.2.3 Đội ngũ cán bộ làm công tác cung ứng
1.4.2.4 Mức độ  tín nhiệm của đối tượng được hưởng lợi từ  chuỗi cung  ứng của  

bệnh viện
1.4.2.5 Mức độ hiện đại của hệ thống thông tin, công nghệ trong bệnh viện
Cơ cấu tổ
chức

Cơ sở vật
chất

Cán bộ hậu
cần

NĂNG LỰC 
QUẢN LÝ CHU ỖI 
CUNG ỨNG

Mức độ tín
nhiệm của
bệnh nhân
Công nghệ

Hình 1.9: Nhân tố ảnh hưởng đến năng lực quản lý chuỗi cung ứng tại bệnh 
viện 
(Nguồn: Tác giả tự tổng hợp)

14


1.5. Kinh nghiệm quản lý chuỗi cung  ứng tại một số  doanh nghiệp, tổ chức  
trong và ngoài nước và bài học rút ra cho các bệnh viện quân y trên địa bàn 
Hà Nội 

1.5.1 Kinh nghiệm quản lý chuỗi cung  ứng tại một số  doanh nghiệp, tổ  chức  
trong và ngoài nước [18]
1.5.1.1   Kinh   nghiệm   quản   lý   chuỗi   cung   ứng   tại   IBM   ( International   Business  
Machines) – Tập đoàn công nghệ máy tính đa quốc gia.
1.5.1.2 Kinh nghiệm quản lý chuỗi cung  ứng tại một số  doanh nghiệp, tổ  chức  
ngành dược phẩm, thiết bị y tế tại Mỹ
­ Pfizer sử  dụng công nghệ  RFID (Radio Frequency Identification): đảm bảo 
chuỗi cung ứng an toàn, hiệu quả. 
­ McKenson gắn bó chặt chẽ với nhà cung cấp: đảm bảo chuỗi cung ứng an 
toàn, hiệu quả.
­ Roche Diagnostics: quản trị  vòng đời sản phẩm PLM (Product Life cycle  
Management)
1.5.1.3 Kinh nghiệm từ việc quản lý chuỗi cung ứng tại các bệnh viện tại Singapore  
và Đan Mạch
1.5.1.4 Kinh nghiệm từ việc quản lý chuỗi cung ứng tại các bệnh viện Việt Nam
­ Chuỗi cung ứng tại bệnh viện Bạch Mai
­ Chuỗi cung ứng tại bệnh viện K
­ Chuỗi cung ứng tại bệnh viện Lê Lợi – TP Vũng Tàu
1.5.2. Bài học rút ra cho các bệnh viện quân y trên địa bàn Hà Nội
Một là; bài học chung cho doanh nghiệp, tổ chức
­ Ứng dụng công nghệ thông tin là yếu tố then chốt
­ Hoạch định chiến lược trong quản lý chuỗi cung ứng
­ Đảm bảo một chuỗi cung ứng an toàn và hiệu quả
Hai là; bài học cho các bệnh viện quân y trên địa bàn Hà Nội
­ Nâng cao chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh tại các bệnh viện
­ Cân nhắc lựa chọn nhiều hơn 1 nhà cung cấp. 
­ Hoạt động hậu cần có thể thuê ngoài.
­ Yếu tố con người luôn cần được hoàn thiện.
TIỂU KẾT CHƯƠNG 1
Trong chương 1 Luận án, tác giả đã hệ thống hóa cơ sở  lý luận về năng lực 

quản lý chuỗi cung ứng trong các doanh nghiệp, tổ chức, bao gồm:
Thứ  nhất, khái quát về  chuỗi cung  ứng và quản lý chuỗi cung  ứng trong các 
doanh nghiệp, tổ chức.

15


Thứ   hai,  phân  tích   về   năng  lực   quản   lý   chuỗi   cung  ứng   trong   các   doanh  
nghiệp, tổ  chức nói chung và năng lực quản lý chuỗi cung  ứng tại các bệnh viện 
nói riêng.
Thứ ba, nêu các tiêu chí đo lường năng lực quản lý chuỗi cung ứng trong các 
doanh nghiệp, tổ chức.
Thứ  tư, phân tích các nhân tố   ảnh hưởng đến năng lực quản lý chuỗi cung  
ứng trong các doanh nghiệp tổ chức.
Thứ năm, nêu kinh nghiệm quản lý chuỗi cung ứng tại một số doanh nghiệp,  
tổ  chức trong và ngoài nước từ  đó rút ra bài học kinh nghiệm cho các Bệnh viện 
quân y trên địa bàn Hà Nội.
Những cơ  sở  lý luận trong chương 1 sẽ  là nền tảng vững chắc cho việc 
nghiên cứu thực trạng năng lực quản lý chuỗi cung ứng trong công tác khám, chữa 
bệnh tại các Bệnh viện quân y trên địa bàn Hà Nội trong chương 2.

16


CHƯƠNG 2
 THỰC TRẠNG NĂNG LỰC QUẢN LÝ CHUỖI CUNG ỨNG 
TRONG CÔNG TÁC KHÁM, CHỮA BỆNH TẠI CÁC BỆNH VIỆN QUÂN Y 
TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI
2.1. Giới thiệu tổng quan về  các Bệnh viện Quân y trên địa bàn Hà Nội và 
quản lý chuỗi cung ứng tại các Bệnh viện

2.1.1. Giới thiệu tổng quan về các Bệnh viện Quân y trên địa bàn Hà Nội
2.1.1.1. Chức năng và nhiệm vụ của ngành Quân y
Cùng với thực hiện tốt công tác quân y, chăm sóc sức khỏe cho bộ đội, ngành  
Quân y tiếp tục có những đóng góp to lớn vào sự  nghiệp chăm sóc, bảo vệ, nâng 
cao sức khỏe nhân dân.  
2.1.1.2 Lịch sử ra đời và phát triển của các Bệnh viện Quân y trên địa bàn Hà Nội
Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  Bệnh viện Trung  ương Yên Trạch ­ Bệnh viện Trung  ương Quân đội 108 
ngày nay ra đời ngày 01 tháng 04 năm 1951 tại Làng Nông, xã Yên Trạch, huyện Phú 
Lương. tỉnh Thái Nguyên. 
Bệnh viện 103
Đội điều trị  3 (tiền thân của Bệnh viện 103) thành lập ngày 20/12/1950 tại 
thôn Trung Giáp, xã Anh Dũng (nay là xã Trung Giáp), huyện Phù Ninh, tỉnh Phú 
Thọ.
Ngày 21 tháng 5 năm 1989 Bộ  Tổng tham mưu ra Quyết định số  183/QĐ­TM  
công nhận Viện Quân y 103 là Bệnh viện hạng I của Quân đội. Năm 1995 Viện  
Quân y 103 được đổi tên thành Bệnh viện 103.
 
Bệnh viện 354
 
Bệnh viện 354 tiền thân là Quân y xá Trần Quốc Toản (còn gọi là Quân y viện  
Trung  ương), được thành lập theo Nghị  định 82/NĐ, ngày 27/5/1949 của Bộ  Quốc 
phòng Tổng Tư lệnh. Ngày 30/11/1974, Bộ Quốc phòng quyết định Quân y viện 354 
thuộc Cục Quân y ­ Tổng cục Hậu cần.
2.1.1.3 Đặc điểm chủ yếu của các Bệnh viện Quân y trên địa bàn Hà Nội 
­ Các bệnh viện đều được thành lập từ  rất sớm, bắt đầu từ  những năm đầu 
thời kỳ kháng chiến chống Pháp
­ Thực hiện các nội dung nhiệm vụ  chính trị  đặc biệt: phục vụ  đối tượng là 
cán bộ cao cấp trong quân đội, quân nhân và người thân trong quân ngũ. 
­ Phục vụ nhiệm vụ chính trị đặc biệt; 

­  Cơ chế quản lý đặc thù: Đều chịu sự  quản lý của Bộ  Quốc Phòng về  nhân 
sự  cũng như  cơ  chế  điều hành theo mệnh lệnh, chịu sự  chi phối và quản lý chắt  
chẽ của Tổng cục Hậu cần
17


­ Mở rộng đối tượng phục vụ là người nhà quân nhân và nhân dân.

18


2.1.1.4 Mô hình tổ chức của các Bệnh viện Quân y trên địa bàn Hà Nội 

Hình 2. . Mô hình tổ chức chung tại 3 Bệnh viện
(Nguồn: Tác giả tổng hợp)
2.1.1.5. Mô hình tổ chức của Phòng Hậu cần ­ Kỹ thuật tại các Bệnh viện Quân y  
trên địa bàn Hà Nội

       Hình 2. . Mô hình tổ chức Phòng Hậu cần Kỹ thuật tại các bệnh viện Quân y 
trên địa bàn Hà Nội
(Nguồn: Tác giả tổng hợp)

19


2.1.2 Quản lý chuỗi cung ứng tại các Bệnh viện Quân y trên địa bàn Hà Nội
2.1.2.1 Công tác quản lý chuỗi cung ứng tại các Bệnh viện 
Mảng cung ứng dược phẩm phục vụ công tác khám chữa bệnh: 
Bệnh viện là là đơn vị  phân phối và cung cấp dược phẩm, thiết bị  y tế  đến 
khách hàng cuối cùng là các đối tượng bệnh nhân khác nhau nên Bệnh viện đóng vai 

trò vô cùng quan trọng trong công tác bảo đảm này. 
Nhà cung cấp:
Đối với công tác khám chữa bệnh, nguồn dược phẩm và thiết bị y tế của các 
Bệnh viện chủ yếu nhập qua các Công ty dược phẩm trong nước và nước ngoài.
Nhà sản xuất: 
Tuy Bệnh viện có bộ  phận sản xuất thuốc và chỉ  sản xuất những loại thuốc 
đơn giản, chủ yếu là dịch truyền và các loại thuốc cơ bản chỉ đáp ứng 10% nhu cầu 
của bệnh nhân trong Bệnh viện. Chính vì thế, Bệnh viện phải nhập thuốc từ  Các  
công ty sản xuất dược phẩm trong nước và nước ngoài. 
2.1.2.2. Công tác quản lý vận hành và phối kết hợp các yếu tố trong chuỗi cung ứng  
tại các Bệnh viện
  

Hình 2. . Mối quan hệ giữa nhà cung cấp và nhà sản xuất
Địa điểm

Dự trữ và kho tàng

Thông tin 
hậu cần

Khám và chữa
bệnh

Vận chuyển

Hình 2. . Quản lý chuỗi cung ứng trong nội bộ Bệnh viện
Thứ nhất, khái quát hoạt động khám chữa bệnh tại các Bệnh viện
Tại cả 3 Bệnh viện Quân y, đối tượng khám chữa bệnh chủ yếu là Quân, bảo 
hiểm Quân tại ngũ và bảo hiểm Quân đội chiếm khoảng 14%. Đối tượng tiếp theo 

là Bảo hiểm quân hưu và Bảo hiểm nhân thân chiếm tỷ lệ 22%, Bảo hiểm y tế đạt 
20


khoảng 24%. Đối tượng dịch vụ chiếm tới khoảng gần 40%, Đối tượng thuộc diện  
chính sách, bạn và trẻ  em chỉ  khoảng dưới 1%. Như  vậy có thể  thấy, đối tượng 
khám bệnh chủ yếu là quân nhân chiếm 60%. 
Bệnh viện vẫn chú trọng đến mảng bệnh nhân dịch vụ nhằm đa dạng hóa đối 
tượng khám chữa bệnh để  bổ  sung nguồn thu ngoài ngân sách nhà nước và không  
ngừng đổi mới nâng cao chất lượng dịch vụ y tế của Bệnh viện. 
14%
Bảo hiểm Quân tại ngũ và Bảo
hiểm Quân đội

40%
22%

Bảo hiểm Quân hưu và Bảo hiểm
thân nhân
Bảo hiểm y tế
Đối tượng dịch vụ

24%

Hình 2. . Tỷ trọng đối tượng khám chữa bệnh các Bệnh viện Quân y 
trên địa bàn Hà Nội giai đoạn 2012 ­ 2017
(Nguồn: [7])
Thứ hai, hoạt động dự trữ và kho tàng tại các Bệnh viện
Nội dung này phân tích về khâu dự trữ và kho tàng đối với thiết bị, vật tư y 
tế và thuốc men tại các Bệnh viện.

Thứ ba, hoạt động vận chuyển bệnh nhân và cung cấp thuốc tại các Bệnh 
viện
Tại Bệnh viện 103, hàng năm đội xe tiếp nhận gần 70.000 lít xăng dầu,  
phương tiện thường xuyên được bảo quản, bảo dưỡng đúng định kỳ, khai thác và 
sử dụng đúng tính năng, hiệu quả, giữ tốt, dùng bền; đáp ứng yêu cầu vận chuyển 
thương binh, cán bộ  đi công tác và các vật tư, trang thiết bị  đảm bảo kịp thời, an  
toàn tuyệt đối. 
Thứ tư, tình hình bố trí địa điểm, các khoa, phòng ban tại các Bệnh viện
Để sự vận hành chuỗi cung ứng nhịp nhàng thì quan trọng nhất chính là bố trí  
không gian cho các bộ phận Phòng Hậu cần kỹ thuật, Khoa Trang bị, Khoa dược và  
Khoa khám bệnh. 
Thứ năm, về thông tin chuỗi cung ứng
Tại Bệnh viện Trung  ương Quân đội 108, công tác quản lý chuỗi cung  ứng  
phân tán, từ Phòng Kế hoạch tổng hợp, Phòng tài chính, Phòng Hậu cần ­ Kỹ thuật,  
Khoa Trang bị, Khoa dược mà không tập trung tại một phòng ban nào cụ thể. 
2.2. Phân  tích  thực trạng  năng lực quản lý chuỗi cung  ứng trong công tác 
khám, chữa bệnh tại các Bệnh viện Quân y trên địa bàn Hà Nội 
2.2.1 Thực trạng năng lực quản lý chuỗi cung  ứng trong công tác khám, chữa  
bệnh tại các Bệnh viện Quân y trên địa bàn Hà Nội theo các tiêu chí đánh giá
2.2.1.1 Thực trạng ra quyết định cung ứng hậu cần trong các bệnh viện
21


Từ  ngày 30/5/2016, khi Ban Quản lý chất lượng – Bệnh viện TWQĐ 108 
chính thức được thành lập đã hình thành một cơ quan chuyên trách để đi sâu vào tư 
vấn, tham mưu cho Ban giám đốc Bệnh viện. 
Đối với bệnh viên Quân y 354, theo Nghị  quyết Trung  ương 4 (khoá XI), 
Đảng uỷ bệnh viện đã ban hành nghị quyết chuyên đề về xây dựng y đức. 
Thời gian qua, Bệnh viện 354 đã thực hiện hiệu quả  việc lấy ý kiến của  
người dân, người bệnh thông qua hệ  thống hòm thư  góp ý, tiến hành phát phiếu 

thăm dò y đức đột xuất đến từng người bệnh. 
Thực tế cho thấy năng lực quản lý thiếu hoặc yếu dẫn đến cách tổ chức rối 
rắm, không khoa học. Điều này sẽ khiến cho thủ tục hành chính rườm rà.
Đa phần cán bộ  CNV được khảo sát đều lựa chọn mức độ  không hài lòng  
hoặc còn lo lắng về hiệu quả của các quyết định (mean = 2.6667).
2.2.1.2 Thực trạng đáp  ứng yêu cầu công tác chuyên môn chính yếu của các Bệnh  
viện  
Qua bản báo cáo thống kê của Bộ  y tế, thời gian chữa khỏi bệnh trung bình  
đã được rút ngắn so với kế hoạch: Bệnh viện Trung  ương Quân đội 108 rút ngắn 
được 3 ngày, Bệnh viện Quân y 103 rút ngắn được 2,5 ngày, Bệnh viện Quân y 354  
đã rút ngắn được 2,6 ngày. Tỷ lệ bệnh nhân chữa khỏi bệnh tại các bệnh viên Quân 
y đều cao đạt từ 80% ­ 91%.
Tuy nhiên, về  khả  năng đáp  ứng được nhu cầu khám chữa bệnh thì cán bộ 
CNV vẫn cho rằng chưa hài lòng (mean = 2.6078). Lượng bệnh nhân hàng năm đến 
khám chữa bệnh tại các bệnh viện Quân y ngày càng tăng (Bệnh viện Trung  ương  
Quân đội 108 năm 2018 lượng bệnh nhân tăng 133% so với năm 2017; Bệnh viện 
Quân y 103 năm 2018 lượng bệnh nhân tăng 120% so với năm 2017; Bệnh viện Quân 
y 354 năm 2018 lượng bệnh nhân tăng gần 130% so với năm 2017).
2.2.1.3 Thực trạng thỏa mãn nhu cầu khám, chữa bệnh của người bệnh
Tỷ  lệ  sử  dụng giường bệnh thường xuyên trên 100% và dao động từ  120% 
đến 150%, thậm chí 200% ở những thời điểm dịch bệnh nhiều từ tháng 2 đến tháng  
7. Tình trạng quá động bệnh nhân xuất hiện cả  ở khu vực khám lẫn khu vực điều  
trị nội trú: 2­3 bệnh nhân nội trú/1 giường, 1 bác sỹ phòng khám phải khám 60­100  
bệnh nhân/ngày là phổ biến.
Kết quả  thống kê qua khảo sát của tác giả  cho thấy, cả  đối tượng cán bộ 
CNV và bệnh nhân đều khá hài lòng tuy nhiên mức độ  hài lòng chưa cao (mean  
trong khoảng 3.0 – 4.0).
2.2.1.4. Thực trạng đáp ứng yêu cầu thực hiện nhiệm vụ của từng khâu (khám bệnh  
chữa bệnh) trong chuỗi cung ứng của các bệnh viện
Kết quả khảo sát đối tượng cán bộ CNV cho rằng chưa hài lòng về  mức độ 

đáp ứng yêu cầu thực hiện nhiệm vụ của từng khâu trong chuỗi cung ứng của các 
bệnh viện đặc biệt là tại Khâu vận chuyển bệnh nhân (mean = 2.9608) và Khâu bố 
trí phòng bệnh và các phòng khám, phòng hành chính (mean = 2.9098). Đối với hệ 
22


thống thông tin lưu trữ, và thông tin cung cấp cho bệnh nhận cũng chưa được áp  
dụng công nghệ thông tin, do vậy cán bộ  CNV cũng chỉ  đưa ra mức độ  hài lòng ở 
mức 3.0275 (vẫn còn phân vân).
Đối với bệnh nhân, kết quả  khảo sát cũng cho thấy bệnh nhân cũng chỉ   ở 
mức tạm hài lòng về các khâu khám chữa bệnh, tuy nhiên, bệnh nhân cũng cho rằng  
việc bố  trí phòng bệnh và phòng khám chưa đáp  ứng được nhu cầu khám chữa 
bệnh, do vậy kết quả thống kê về mức độ hài lòng của bệnh nhân ở mức 2.6667.
2.2.1.5 Thực trạng cung  ứng, vận chuyển kho tàng hậu cần trong công tác khám,  
chữa bệnh các bệnh viện
Kết quả  thống kê khảo sát cho thấy, đối tượng cán bộ  CNV cũng khá hài 
lòng về mức độ  thuận tiện cũng như  chất lượng của các phương tiện vận chuyển  
người bệnh cũng như phương tiện vận chuyển thuốc và thiết bị y tế (mean ở mức  
xấp xỉ 4)
Tuy nhiên, kết quả khảo sát đối với bệnh nhân đánh giá mức độ hài lòng đối 
với chất lượng và công tác vận chuyển người bệnh, thuốc men và thiết bị y tế cho 
thấy công tác vận chuyển, cung ứng thuốc men cũng chưa được kịp thời (mean = 
2.7412 đến 3.2627)
2.2.1.6 Thực trạng về việc phối hợp thực hiện các khâu trong chuỗi cung ứng trong  
các bệnh viện  
Bệnh viện Quân y không chỉ  có nhiệm vụ  khám chữa bệnh cho các bệnh  
nhân có nhu cầu khám chữa bệnh tại bệnh viện, mà bệnh viện Quân y có nhiệm vụ 
quan trọng là chăm lo sức khoẻ  cho bộ  đội. Theo số  liệu báo cáo của Bộ  quốc 
phòng thì năm 2017, ngành quân y đã hoàn thành tốt nhiệm vụ bảo vệ chăm sóc sức  
khoẻ cho bộ đội, quân số khoẻ của toàn quân luôn duy trì vững chắc trên 98%.

Qua kết quả  khảo sát, kết quả  nhận được là cán bộ  CNV khá hài lòng về 
khâu phối hợp thực hiện giữa khám chữa bệnh và công tác hậu cần với tỷ  lệ bình  
chọn mức độ hài lòng là chủ yếu với mean = 3.9275.
Trong khâu này, với kết quả  khảo sát cho thấy cán bộ  CNV hài lòng về  sự 
phối hợp giữa khâu tổ chức nghiên cứu và khám chữa bệnh (mean = 3.9124).
2.2.2. Phân tích các nhân tố  ảnh hưởng đến năng lực quản lý chuỗi cung  ứng  
trong công tác khám, chữa bệnh tại các Bệnh viện Quân y trên địa bàn Hà Nội
2.2.2.1. Cơ cấu tổ chức quản lý vận hành của bệnh viện 
Qua kết quả khảo sát từ  đối tượng cán bộ  nhân viên, tỷ  lệ  phiếu đồng ý với 
sự   ảnh hưởng của nhân tố  “Cơ  cấu tổ  chức quản lý vận hành tại bệnh viện” tới 
năng lực quản lý chuỗi cung ứng tại các bệnh viện là rất cao (với mean từ 4.3529 –  
4.8186). Đặc biệt trong đó trình độ  của cán bộ  quản lý có  ảnh hưởng rất lớn đến  
năng lực quản lý chuỗi cung ứng tại các bệnh viện (mean = 4.8186). 
Theo kết quả khảo sát từ  bệnh nhân tại các bệnh viện ở  bảng 2.12 dưới đây  
thì nhân tố “Cơ cấu tổ chức quản lý vận hành của bệnh viện” cũng có ảnh hưởng  
lớn tới năng lực quản lý chuỗi cung ứng (tỷ lệ phiếu khảo sát cho kết quả mean > 
4.0). Trong đó, theo các bệnh nhân thì tổ  chức bộ  máy quản lý tại bệnh viện  ảnh 
hưởng lớn nhất đến năng lực quản lý chuỗi cung ứng (mean = 4.2902)
2.2.2.2. Cơ sở vật chất phục vụ khám chữa bệnh của bệnh viện 
23


Theo kết quả  khảo sát cán bộ, công nhân viên bệnh viện thể  hiện qua bảng  
2.13, hầu hết cán bộ công nhân viên bệnh viện đều cho rằng “Cơ sở vật chất phục  
vụ khám chữa bệnh của bệnh viện” có ảnh hưởng lớn đến năng lực quản lý chuỗi 
cung ứng tại các bệnh viện (mean từ 4.2 đến 4.5). 
Theo kết quả  khảo sát từ  đối tượng bệnh nhân thể  hiện qua bảng 2.14, cũng  
cho kết quả tương tự. Hầu hết bệnh nhân cũng đánh giá “Cơ  sở  vật chất phục vụ 
khám chữa bệnh của bệnh viện:  ảnh hưởng tới năng lực quản lý chuỗi cung  ứng  
tại bệnh viện (với mean từ 4.2 đến 4.4). 

2.2.2.3. Đội ngũ cán bộ làm việc tại bệnh viện
Nhân tố “Đội ngũ cán bộ làm việc tại bệnh viện” có ảnh hưởng tới năng lực  
quản lý chuỗi cung  ứng tại các bệnh viện  ở  mức khá cao đến rất cao (mean dao  
động từ 3.1 đến 4.7). Trong đó, theo các cán bộ  công nhân viên chức tại bệnh viện 
thì thái độ làm việc và trình độ chuyên môn của cán bộ hành chính tại bệnh viện có 
ảnh hưởng đến năng lực quản lý chuỗi cung ứng (mean = 3.1 và 3.7), nhưng không 
ảnh hưởng ở mức độ cao như trình độ chuyên môn cũng như đạo đức nghề nghiệp  
của đội ngũ y bác sỹ (mean = 4.6 và 4.7). Rõ ràng, trong bệnh viện thì yếu tố trình  
độ  chuyên môn và đạo đức của đội ngũ y bác sỹ  trực tiếp cứu chữa người là vô 
cùng quan trọng.
Nhân tố  thuộc “Đội ngũ cán bộ  của bệnh viện” có mức  ảnh hưởng tới năng 
lực quản lý chuỗi cung  ứng từ  khá cao đến rất cao (mean từ  3.8 đến 4.6). Bệnh  
nhân cũng cho rằng trình độ chuyên môn và đạo đức nghề nghiệp của y bác sỹ ảnh 
hưởng chính tới năng lực quản lý chuỗi cung ứng (mean 4.5 và 4.6). Bên cạnh đó, tổ 
chức bộ máy cán bộ y bác sỹ và cán bộ hành chính thì ảnh hưởng ở mức ít hơn đến  
năng lực quản lý chuỗi cung ứng tại các bệnh viện (mean = 3.8).
2.2.2.4. Mức độ tín nhiệm của đối tượng được hưởng lợi từ chuỗi cung ứng của Bệnh  
viện 
Kết quả  khảo sát từ  đối tượng cán bộ  công nhân viên chức bệnh viện, đa 
phần người được hỏi cho rằng mức độ tín nhiệm của đối tượng được hưởng lợi từ 
chuỗi cung  ứng có  ảnh hưởng cao tới năng lực quản lý chuỗi cung  ứng. Trong đó 
mức độ  hài lòng của bệnh nhân về  dịch vụ  khám chữa bệnh tại bệnh viện là ảnh  
hưởng nhiều nhất với mean = 4.4235 và mức độ hài lòng của bệnh nhân về thủ tục 
hành chính có ảnh hưởng ít hơn nhưng vẫn ở mức khá cao với mean = 3.3765.
Mức độ hài lòng của bệnh nhân về dịch vụ khám chữa bệnh tại bệnh viện là 
có  ảnh hưởng cao nhất (mean = 4.1035), mức độ  hài lòng của bệnh nhân về  mức 
viện phí có ảnh hưởng thấp hơn (mean = 3.4431).
2.2.2.5. Mức độ hiện đại của hệ thống thông tin, công nghệ trong bệnh viện
Theo đối tượng cán bộ công nhân viên các bệnh viện thì mức độ hiện đại của  
hệ  thống thông tin tại bệnh viện và mức độ  hiện đại của hệ  thống truyền dẫn  

thông tin giữa các bộ  phận có  ảnh hưởng khá nhiều đến năng lực quản lý chuỗi  
cung ứng (mean = 3.6). Mức độ hiện đại của hệ thống thiết bị cập nhật và lưu giữ 
thông tin bệnh nhân có  ảnh hưởng ít hơn tới năng lực quản lý chuỗi cung  ứng 
nhưng vẫn ở mức khá cao (mean = 3.3882).
Theo các bệnh nhân được khảo sát thì nhân tố  “Mức độ  hiện đại của hệ 
thống thông tin, công nghệ  trong bệnh viện” cũng có  ảnh hưởng khá nhiều đến  
24


năng lực quản lý chuỗi cung  ứng. Trong đó, mức độ  hiện đại của hệ  thống thông 
tin tại bệnh viện  ảnh hưởng nhiều nhất với mean = 3.8, còn mức độ  hiện đại của 
hệ  thống truyền dẫn thông tin giữa các bộ  phận có  ảnh hưởng thấp hơn tới năng 
lực quản lý chuỗi cung ứng với mean = 3.3. Đánh giá này khác một chút so với đánh 
giá của cán bộ công nhân viên chức tại bệnh viện.
2.3. Đánh giá chung về thực trạng năng lực quản lý chuỗi cung ứng trong công 
tác khám, chữa bệnh tại các Bệnh viện Quân y trên địa bàn Hà Nội
2.3.1 Uu điểm
­ Công tác quản lý hậu cần của các Bệnh viện có sự  phân chia công việc rõ 
ràng và liên kết chặt chẽ  giữa các phòng ban, từ  Phòng Kế  hoạch tổng hợp đến 
Phòng Hậu cần ­ Kỹ thuật 
­ Công tác quản lý chuỗi cung  ứng cũng đạt hiệu quả  khi các Bệnh viện lựa  
chọn các nhà cung cấp có uy tín. 
­ Các Bệnh viện được quan tâm hỗ trợ mọi mặt và kịp thời từ Bộ Quốc Phòng. 
­ Theo đánh giá của các bệnh nhân và đội ngũ cán bộ  công nhân viên tại các 
Bệnh viện thì năng lực quản lý chuỗi cung ứng tại các bệnh viện thể hiện qua các 
tiêu chí đánh giá ở mức khá hài lòng. 
2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân 
2.3.2.1 Hạn chế
­ Công tác quản lý chuỗi cung  ứng còn sơ  khai, chưa thực hiện theo đúng tiêu 
chuẩn của một chuỗi cung ứng hiện đại. 

­ Công tác quản lý chuỗi cung  ứng chỉ  thực hiện theo cơ  chế  cấp phát, đặc 
trưng của cơ chế bao cấp, không tạo được tính tự chủ cho đơn vị. 
­ Công tác quản lý chuỗi cung  ứng chưa đạt hiệu quả  cao, chưa tiết kiệm chí 
phí và thời gian do qua nhiều công đoạn và còn chồng chéo.
­ Mối quan hệ giữa các nhân tố trong chuỗi cung ứng chưa thực sự đóng vai trò  
chủ đạo, chưa liên kết chặt chẽ với nhau và thể hiện chưa đúng với nhu cầu thực  
tế cũng như tầm vóc, vị thế đáng có và cần phải có của các Bệnh viện Quân y.
­ Do cơ chế cấp ngân sách từ trên còn mang tính chỉ định nên nhà cung cấp dịch  
vụ/sản phẩm cho các Bệnh viện bị giới hạn vào một số đơn vị trong Quân đội. 
­ Cơ sở vật chất, cấu trúc của các Bệnh viện mặc dù thường xuyên được nâng  
cấp hiện đại chưa hoàn toàn tích hợp cho việc vận hành quản lý một chuỗi cung ứng  
hiện đại.
­ Công tác quản trị dự trữ tại các Bệnh viện còn bộc lộ nhiều hạn chế.
2.3.2.2 Nguyên nhân của hạn chế
Thứ nhất; nguyên nhân khách quan
­ Bệnh viện quân y là đơn vị  trực thuộc Bộ  Quốc Phòng nên chịu sự  quản lý 
về mọi mặt và thực hiện theo chỉ lệnh của Bộ Quốc Phòng. 
­ Là Bệnh viện Trung  ương Quân đội là Bệnh viện đặc biệt cấp Quốc gia,  
Bệnh viện có sứ mệnh quan trọng là thực hiện nhiệm vụ chính trị của quốc gia. 
Thứ hai; nguyên nhân chủ quan
­ Ban lãnh đạo các Bệnh viện chưa nhận thức tầm quan trọng và chưa thực sự 
quan tâm đến công tác quản lý chuỗi cung ứng tại Bệnh viện. 
25


×