----------
TRẦN NGỌC TIẾN
NGHIÊN CỨU CHỌN T O BỐN DÒNG GÀ ÔNG
BÀ CHUYÊN TRỨNG GT1, GT2, GT3 VÀ GT4
LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHI P
HÀ N I - 2018
----------
TRẦN NGỌC TIẾN
NGHIÊN CỨU CHỌN T O BỐN DÒNG GÀ ÔNG
BÀ CHUYÊN TRỨNG GT1, GT2, GT3 VÀ GT4
LUẬN ÁN TIẾ SĨ
P
: DI TRUYỀN VÀ CHỌN GIỐNG VẬT NUÔI
:
962.01.08
:1. PGS.TS. NGUYỄ
Y
T
2. TS. NGUYỄN QUÝ KHIÊM
HÀ N I - 2018
LỜ
A
A
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số
liệu trong luận án hoàn toàn trung thực do tôi khảo sát nghiên cứu, thu thập.
Các thông tin trích dẫn trong luận án đều được ghi rõ nguồn gốc.
Tôi xin cam đoan mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận án này đã
được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận án này đều đã được chỉ rõ
nguồn gốc.
Tác giả luận án
Trần Ng c Tiến
i
LỜI CẢ
Ơ
Để hoàn thành công trình nghiên cứu này, tôi đã nhận được sự quan
tâm, giúp đỡ tận tình của:
- Ban Giám đốc Viện Chăn nuôi
- Ban Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Gia cầm Thụy Phương
- Phòng Đào tạo – Thông tin Viện Chăn nuôi
- Phòng Khoa học và Hợp tác quốc tế - Trung tâm Nghiên cứu Gia
cầm Thụy Phương
- Trạm nghiên cứu chăn nuôi gà Phổ Yên
Tôi đã nhận được sự giúp đỡ quý báu, chỉ bảo tận tình của tập thể thầy
hướng dẫn: PGS. TS. Nguyễn Huy Đạt và TS. Nguyễn Quý Khiêm để tôi hoàn
thành luận án.
Tôi cũng nhận được sự giúp đỡ quý báu về sự tận tình của các nhà khoa
học trong và ngoài cơ quan đã giúp tôi hoàn thành luận án.
Cuối cùng nhưng không nhỏ là lời cảm ơn về sự động viên khích lệ của
đại gia đình giúp tôi vượt qua mọi khó khăn để tôi hoàn thành được luận án này.
Nhân dịp này, tôi xin bày tỏ sự biết ơn sâu sắc về sự chỉ dẫn và giúp đỡ
tận tình quý báu đó.
Hà Nội, tháng năm 2018
NCS. Trần Ng c Tiến
ii
M CL C
LỜI CAM ĐOAN ..................................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN........................................................................................................................... ii
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT............................................................. ix
MỞ ĐẦU................................................................................................................................... 1
TÍNH CẤP THIẾT CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU......................................................... 1
MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI ..................................................................................................... 2
CHƯƠNG 1:TỔNG QUAN TÀI LIỆU .............................................................................. 4
1.1. CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI ..................................................................... 4
1.1.1. Tính trạng năng suất của gia cầm...................................................................... 4
1.1.2. Cơ sở khoa học của chọn lọc giống gia cầm .................................................. 10
1.1.3. Cơ sở khoa học của công tác lai tạo ............................................................... 16
1.1.4. Đặc điểm di truyền của tính trạng năng suất của gia cầm ............................. 22
1.1.5. Tính trạng về khả năng sinh sản của gia cầm ................................................. 23
1.2. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC ............................... 30
1.2.1.Một số kết quả chọn lọc và lai tạo gia cầm trên thế giới ................................. 30
1.2.2.Tình hình nghiên cứu trong nước .................................................................... 36
1.2.3.Giới thiệu nguồn nguyên liệu chọn tạo dòng ................................................... 40
CHƯƠNG 2:VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........ 44
2.1. Vật liệu, địa điểm và thời gian nghiên cứu......................................................... 44
2.1.1. Vật liệu nghiên cứu...................................................................................................... 44
2.1.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu.............................................................................. 44
2.2. Nội dung nghiên cứu .......................................................................................... 44
2.3. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................... 44
2.3.1. Phương pháp nghiên cứu cho nội dung 1:................................................................ 44
2.3.2. Phương pháp nghiên cứu cho nội dung 2:................................................................ 47
2.4. Phương pháp thu thập số liệu ..................................................................................... 48
2.4.1. Phương pháp thu thập số liệu ..................................................................................... 48
2.4.2. Các phương pháp phân tích thống kê........................................................................ 50
2.4.3. Phương pháp xác định các chỉ tiêu:........................................................................... 52
CHƯƠNG 3:KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ....................................... 54
iii
3.1. Chọn tạo bốn dòng gà ông bà GT1, GT2, GT3 và GT4 qua 4 thế hệ ........................... 54
3.1.1. Đặc điểm ngoại hình ........................................................................................ 54
3.1.2. Tỷ lệ nuôi sống ............................................................................................... 55
3.1.3.Giá trị kiểu hình về khối lượng cơ thể thời điểm 9 tuần tuổi ............................... 58
3.1.4.Giá trị kiểu hình về khối lượng cơ thế thời điểm 19 tuần tuổi ............................. 61
3.1.5. Tiêu tốn thức ăn giai đoạn 1-19 tuần tuổi ...................................................... 63
3.1.6. Tuổi đẻ, khối lượng gà mái và khối lượng trứng ........................................... 65
3.1.7. Giá trị kiểu hình về năng suất trứng lúc 38 tuần tuổi..................................... 68
3.1.8. Phương sai thành phần, hệ số di truyền về năng suất trứng và hệ số tương quan
gi a khối lượng cơ thể với năng suất trứng......................................................................... 72
3.1.9. Khuynh hướng di truyền và tiến bộ di truyền của tính trạng chọn lọc .................... 79
3.1.10.Tỷ lệ đẻ và năng suất trứng ............................................................................ 85
3.1.11.Tiêu tốn thức ăn/10 quả trứng ........................................................................ 95
3.1.12.Tỷ lệ ấp nở ................................................................................................................. 97
3.2.Đánh giá các chỉ tiêu năng suất của gà bố mẹ và con thương phẩm....................... 102
3.2.1. Đánh giá năng suất của gà bố mẹ GT12, GT34 ............................................ 102
3.2.2.Đánh giá năng suất của gà thương phẩm GT1234 ......................................... 115
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ..................................................................................... 123
1.Kết luận ................................................................................................................ 123
1.1. Chọn lọc thành công 4 dòng gà ông bà chuyên trứng GT1, GT2, GT3, GT4 qua 4
thế hệ
.................................................................................................................. 123
1.2. Tạo được đàn gà chuyên trứng bố mẹ GT12, GT34 và thương phẩm GT1234
năng suất cao ........................................................................................................... 124
2.Đề nghị ................................................................................................................. 124
TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................................................. 126
iv
DANH M C CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1. Số lượng đàn gà và tỷ lệ chọn lọc thời điểm 9 tuần tuổi........................................ 45
Bảng 2.2. Số lượng đàn gà và tỷ lệ chọn lọc thời điểm 19 tuần tuổi ................................... 46
Bảng 2.3. Số lượng gà mái đẻ và tỷ lệ chọn lọc lúc 38 tuần tuổi ......................................... 46
Bảng 2.4. Bố trí thí nghiệm đánh giá năng suất gà bố mẹ (GT12) chọn vào sinh sản ...... 47
Bảng 2.5. Bố trí thí nghiệm đánh giá năng suất gà bố mẹ (GT34) chọn vào sinh sản ...... 47
Bảng 2.6. Bố trí thí nghiệm đánh giá năng suất gà thương phẩm GT1234......................... 47
Bảng 2.7. Chế độ chăm sóc nuôi dưỡng gà chuyên trứng ........................................ 48
Bảng 2.8. Giá trị dinh dưỡng trong khẩu phần ăn gà chuyên trứng .......................... 48
Bảng 3.1. Đặc điểm màu lông của gà GT1, GT2 theo thế hệ ........................................................ 54
Bảng 3.2. Tỷ lệ nuôi sống giai đoạn 1-9 tuần tuổi theo thế hệ ....................................................... 56
Bảng 3.3. Tỷ lệ nuôi sống giai đoạn 10-19 tuần tuổi theo thế hệ................................................... 57
Bảng 3.4. Kết quả chọn lọc lúc 9 tuần tuổi theo thế hệ ........................................................... 59
Bảng 3.5. Kết quả chọn lọc gà mái lúc 19 tuần tuổi theo thế hệ........................................... 61
Bảng 3.6. Lượng thức ăn tiêu tốn của bốn đàn gà theo thế hệ (g) ................................................. 64
Bảng 3.7. Tuổi đẻ, khối lượng gà mái, khối lượng trứng của 4 đàn gà ........................................ 66
Bảng 3.8. Kết quả chọn lọc năng suất trứng 38 tuần tuổi theo thế hệ ........................................... 69
Bảng 3.9: Phương sai thành phần, hệ số di truyền về năng suất trứng ......................................... 72
Bảng 3.10: Tương quan kiểu hình và tương quan di truyền gi a khối lượng cơ thể 19 tuần tuổi
và năng suất trứng 38 tuần tuổi........................................................................................................... 77
Bảng 3.11: Giá trị giống ước tính trung bình của NST và hệ số xác định (R2) theo thế hệ của gà
GT1
................................................................................................................................................. 79
Bảng 3.12. Giá trị giống ước tính trung bình của năng suất trứng và hệ số xác định (R2) theo
thế hệ của gà GT2................................................................................................................................. 81
Bảng 3.13: Giá trị giống ước tính trung bình của năng suất trứng và hệ số xác định (R2) theo
thế hệ của gà GT3................................................................................................................................. 83
Bảng 3.14: Giá trị giống ước tính trung bình về năng suất trứng và hệ số xác định (R2) theo thế
hệ của gà GT4 ....................................................................................................................................... 84
Bảng 3.15. Tỷ lệ đẻ của gà GT1 qua các thế hệ (%) ....................................................................... 86
Bảng 3.16. Năng suất trứng của gà GT1 qua các thế hệ (quả/mái)............................................... 87
Bảng 3.17. Tỷ lệ đẻ của gà GT2 theo thế hệ (%) ............................................................................ 88
Bảng 3.18. Năng suất trứng của gà GT2 theo thế hệ (quả) ............................................................ 89
v
Bảng 3.19. Tỷ lệ đẻ của dòng gà GT3 theo thế hệ (%) ................................................................... 91
Bảng 3.20. Năng suất trứng của dòng gà GT3 theo thế hệ (quả) .................................................. 92
Bảng 3.21. Tỷ lệ đẻ của gà GT4 qua các thế hệ (%) theo giai đoạn tuổi...................................... 93
Bảng 3.22. Năng suất trứng của gà GT4 qua các thế hệ (quả) theo giai đoạn tuổi ..................... 94
Bảng 3.23. Tiêu tốn thức ăn/10 quả trứng của gà GT1, GT2 qua 4 thế hệ (kg) .................... 96
Bảng 3.24. Tiêu tốn thức ăn/10 quả trứng của gà GT3, GT4 qua 4 thế hệ (kg) .......................... 97
Bảng 3.25. Chỉ tiêu ấp nở của gà GT1 qua các thế hệ .............................................. 98
Bảng 3.26. Chỉ tiêu ấp nở của gà GT2 qua các thế hệ .............................................. 98
Bảng 3.27. Chỉ tiêu ấp nở của gà GT3 qua các thế hệ .............................................. 99
Bảng 3.28. Chỉ tiêu ấp nở của gà GT4 qua các thế hệ .............................................. 99
Bảng 3.29. Tỷ lệ nuôi sống và lượng thức ăn tiêu tốn 2 dòng gà ông bà GT1, GT2 và gà
bố mẹ GT12 theo giai đoạn tuổi ....................................................................................................102
Bảng 3.30. Tỷ lệ nuôi sống và lượng thức ăn tiêu tốn 2 dòng gà ông bà GT3, GT4 và bố mẹ
GT34 theo giai đoạn tuổi ...................................................................................................................103
Bảng 3. 31. Khối lượng cơ thể của gà trống ông bà GT1, GT2 và bố mẹ GT12 (n=30).........103
Bảng 3.32. Khối lượng cơ thể của gà mái ông bà GT1, GT2 và bố mẹ GT12 (n=30) ............104
Bảng 3.33. Khối lượng cơ thể của gà trống ông bà GT3, GT4 và bố mẹ GT34 (n=30)..........105
Bảng 3.34. Khối lượng cơ thể gà mái ông bà GT3, GT4 và bố mẹ GT34 (n=30) ...................105
Bảng 3.35. Tuổi đẻ, khối lượng gà mái, khối lượng trứng của 2 dòng gà ông bà GT1, GT2 và
gà bố mẹ GT12 ...................................................................................................................................106
Bảng 3.36. Tuổi đẻ, khối lượng cơ thể, khối lượng trứng của 2 dòng gà ông bà GT3, GT4 và
gà bố mẹ GT34 ...................................................................................................................................107
Bảng 3.37. Tỷ lệ đẻ của 2 dòng gà ông bà GT1, GT2, gà bố mẹ GT12 và ưu thế lai của chúng
(%)
...............................................................................................................................................108
Bảng 3.38. Tỷ lệ đẻ của 2 dòng gà ông bà GT3, GT4 và gà bố mẹ GT34 (%).........................109
Bảng 3.39. Năng suất trứng và tiêu tốn thức ăn/10 trứng của 2 dòng gà ông bà GT1, GT2 và gà
bố mẹ GT12 (quả) ..............................................................................................................................110
Bảng 3.40. Năng suất trứng và tiêu tốn thức ăn/10 trứng của 2 dòng gà ông bà GT3, GT4 và
gà bố mẹ GT34 (quả).........................................................................................................................111
Bảng 3.41. Chất lượng trứng của 2 dòng gà ông bà GT1, GT2 và gà bố mẹ GT12113
Bảng 3.42. Chất lượng trứng của 2 dòng gà ông bà GT3, GT4 và gà bố mẹ GT34...........114
Bảng 3.43. Các chỉ tiêu ấp nở của 2 dòng gà ông bà GT1, GT2 và gà bố mẹ GT12114
Bảng 3.44 Các chỉ tiêu ấp nở của 2 dòng gà ông bà GT3, GT4 và gà bố mẹ GT34115
vi
Bảng 3.45. Tỷ lệ nuôi sống và lượng thức ăn tiêu tốn của gà bố mẹ GT12, GT34 và thương
phẩm GT1234....................................................................................................................................115
Bảng 3.46. Khối lượng cơ thể của gà bố mẹ GT12, GT34 và thương phẩm GT1234 ............117
Bảng 3.47. Tuổi đẻ, khối lượng gà mái và khối lượng trứng của gà bố mẹ GT12, GT34 và
thương phẩm GT1234 (n=90) ..........................................................................................................117
Bảng 3.48. Tỷ lệ đẻ của gà bố mẹ GT12, GT34 và thương phẩm GT1234 (%) với ưu thế lai
của chúng .............................................................................................................................................118
Bảng 3.49. Năng suất trứng, tiêu tốn thức ăn/10 quả trứng của gà bố mẹ GT12, GT34 và
thương phẩm GT1234 với ưu thế lai của chúng ............................................................................119
Bảng 3.50.Chất lượng trứng của gà bố mẹ GT12, GT34 và thương phẩm GT1234121
vii
DANH M C HÌNH
Hình 3.1: Khuynh hướng di truyền về năng suất trứng gà trống GT1 qua 4 thế hệ. 80
Hình 3.2: Khuynh hướng di truyền về năng suất trứng gà mái GT1 qua 4 thế hệ .... 80
Hình 3.3: Khuynh hướng di truyền về năng suất trứng gà trống GT2 qua 4 thế hệ. 81
Hình 3.4: Khuynh hướng di truyền về năng suất trứng gà mái GT2 qua 4 thế hệ .... 82
Hình 3.5: Khuynh hướng di truyền về năng suất trứng gà trống GT3 qua 4 thế hệ. 83
Hình 3.6: Khuynh hướng di truyền về năng suất trứng gà mái GT3 qua 4 thế hệ .... 83
Hình 3.7: Khuynh hướng di truyền về năng suất trứng gà trống GT4 qua 4 thế hệ. 85
Hình 3.8: Khuynh hướng di truyền về năng suất trứng gà mái GT4 qua 4 thế hệ......... 85
Hình 3.9. Tỷ lệ đẻ của gà GT1 qua các thế hệ .......................................................... 86
Hình 3.10: Năng suất trứng gà GT1 qua 4 thế hệ............................................................... 88
Hình 3.11. Tỷ lệ đẻ của gà GT2 qua các thế hệ.................................................................. 89
Hình 3.12. Năng suất trứng gà GT2 qua 4 thế hệ............................................................... 90
Hình 3.13 Tỷ lệ đẻ của dòng gà GT1 qua các thế hệ ......................................................... 91
Hình 3.14: Năng suất trứng của dòng gà GT3 qua 3 thế hệ.............................................. 93
Hình 3.15. Tỷ lệ đẻ của gà ông bà GT4 qua các thế hệ ..................................................... 94
Hình 3.16. Năng suất trứng gà ông bà GT4 qua 4 thế hệ .................................................. 95
Hình 3.17. Năng suất trứng của 4 dòng gà GT và gà bố mẹ GT12, GT34 (quả) ....112
viii
A
KÝ
,
Ữ
Ế
Ắ
Chữ viết tắt
Từ đầ đủ
GĐSS
Giai đoạn sinh sản
KLCT
Khối lượng cơ thể
LTATT
Lượng thức ăn tiêu tốn
Mean
Trung bình
NST
Năng suất trứng
NT
Ngày tuổi
NXB
Nhà xuất bản
P
Áp lực chọn lọc
SD
Độ lệch chuẩn
SS
So sánh
TB
Trung bình
TCVN
Tiêu chuẩn Việt Nam
TH
Thế hệ
TH1, TH2, TH3
Thế hệ 1, thế hệ 2, thế hệ 3
THXP
Thế hệ xuất phát
TL
Tỷ lệ
TLNS
Tỷ lệ nuôi sống
TQDT
Tương quan di truyền
TQKH
Tương quan kiểu hình
TT
Tuần tuổi
TTTA
Tiêu tốn thức ăn
ƯTL
Ưu thế lai
ix
Ở Ầ
Í
Ấ
Ế
ỦA Ấ
Ề
Ê
Ứ
Trong nh ng năm qua, cùng với sự phát triển của ngành nông nghiệp,
chăn nuôi gia cầm có tốc độ tăng trưởng khá. Chính vì vậy mà số lượng đàn
gia cầm đã không ngừng tăng từ 68,41 triệu con năm 2013 lên 74,95 triệu
con, tăng 11,70%, sản lượng trứng đạt 10,64 tỷ quả tính đến tháng 10/2017,
(theo số liệu của Tổng cục thống kê).
Chiến lược phát triển chăn nuôi đến năm 2020, ngành chăn nuôi gia cầm
phải trở thành ngành sản xuất hàng hóa hiệu quả bền v ng, với mục tiêu đạt
14 tỷ quả trứng vào năm 2020. Để đạt được mục tiêu đó và đáp ứng nhu cầu
sản xuất, nước ta đã nhập rất nhiều giống gà chuyên trứng từ nhiều nước trên
thế giới.
Các giống gà chuyên trứng nhập vào nước ta chủ yếu là giống gà như; ISA
Brown, ISA Shaver, Neo Isa. HI Sex, Hyline… các dòng giống nhập về vừa trực
tiếp sản xuất con giống vừa làm nguyên liệu di truyền lai tạo nhiều dòng, giống,
tổ hợp lai có năng suất cao phù hợp với các loại phương thức chăn nuôi khác
nhau trong nước. Từ các nguồn nguyên liệu nhập nội, một số cở sở nghiên cứu,
sản xuất giống gia cầm trong nước đã áp dụng một số phương pháp chọn giống
truyền thống để chọn lọc, lai tạo được một số dòng, tổ hợp lai mới có năng suất
cao, và tiêu tốn thức ăn cho 1 đơn vị sản phẩm thấp hơn. Các dòng, tổ hợp lai
này phù hợp với quy mô, phương thức chăn nuôi khác nhau nhằm phục vụ nhu
cầu sản xuất trước mắt chăn nuôi trong nước.
Trong giai đoạn 2006-2010 đề tài nghiên cứu chọn tạo một số dòng gà
hướng trứng chất lượng cao HA1; HA2 từ nguyên liệu gà Ai Cập và Hyline,
cho năng suất trứng 235-239 quả/mái, tiêu tốn thức ăn 1,9-2,05kg, chất lượng
trứng tốt, tỷ lệ lòng đỏ 31-32%. Các dòng gà trên đã phát huy được tính ưu
việt về chất lượng trứng và màu sắc vỏ phù hợp thị hiếu người tiêu dùng.
Song, năng suất trứng vẫn còn thấp so với các giống gà chuyên trứng hiện nay
trên thế giới.
Năm 2012, Trung tâm nghiên cứu gia cầm Thụy Phương đã nhập bộ
giống gà chuyên trứng của hãng BASBOLNA TETRA-SL Ltd của Hungary:
Gà ông bà năng suất trứng/mái/72 tuần tuổi đạt 275-285 quả, khối lượng trứng
1
đạt 59,50-60,50g, gà bố mẹ năng suất trứng/mái/72 tuần tuổi đạt 300-305quả,
khối lượng trứng trung bình 60,50g; gà thương phẩm năng suất trứng/mái/80
tuần tuổi đạt 363 quả, khối lượng trứng trung bình 62,0g (Theo BÁBOLNA
TETRA-SL, 2012). Với giống gà này, mặc dù có năng suất trứng cao nhưng
chất lượng trứng còn hạn chế vì tỷ lệ lòng đỏ thấp 26-28%, màu vỏ trứng nâu
thẫm không phù hợp với người tiêu dùng trong nước.
Với nhu cầu của xã hội về giống gà trứng có năng suất cao và chất lượng
trứng tốt, trọng lượng trứng vừa phải, trứng có màu hồng nhạt như màu trứng
gà nội, cần thiết phải nghiên cứu chọn tạo giống gà chuyên trứng mới, phát
huy được ưu thế về năng suất trứng cao của gà chuyên trứng nhập nội và chất
lượng trứng tốt của giống gà hiện có, tạo ra được bộ giống gà chuyên trứng
cao sản của Việt Nam gồm bốn dòng, từ đó sản xuất gà bố mẹ chuyên trứng
đáp ứng được nhu cầu sản xuất giống thương phẩm có năng suất chất lượng
trứng cao mà không lệ thuộc vào việc nhập giống từ nước ngoài. Do đó,việc
tiến hành đề tài: “Nghiên cứu chọn tạo bốn dòng gà ông bà chuyên trứng
GT1, GT2, GT3 và GT4” từ bộ giống gà Tetra-SL và 2 dòng gà HA1, HA2 là
cần thiết.
Nghiên cứu này dựa trên nền tảng đề tài độc lập cấp Nhà nước “Nghiên
cứu chọn tạo bốn dòng gà chuyên trứng cao sản”
Ê
ỦA Ề
Mục tiêu tổng quát
Chọn tạo được bốn dòng gà chuyên trứng GT1, GT2, GT3, GT4 từ
nguồn nguyên liệu HA1 và HA2 và giống gà Tetra-SL nhập nội.
Mục tiêu cụ thể
- Chọn tạo được 4 dòng gà chuyên trứng cao sản:
Dòng
gà GT1 với năng suất trứng/68 tuần tuổi từ 245-250 quả.
Dòng
gà GT2 với năng suất trứng/68 tuần tuổi từ 240-245 quả.
Dòng
gà GT3 với năng suất trứng/68 tuần tuổi từ 240-245 quả.
Dòng
gà GT4 với năng suất trứng/68 tuần tuổi từ 235-240 quả.
- Từ 4 dòng gà sản xuất gà bố mẹ với năng suất trứng/mái/68 tuần tuổi
đạt 260-265 quả và tổ hợp gà lai thương phẩm với năng suất trứng/mái/80 tuần
tuổi đạt 310-320 quả.
2
Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ Ý NGHĨA THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
Ý nghĩa khoa học
- Đây là công trình khoa học đầu tiên về chọn tạo được bốn dòng gà
trứng có năng suất và chất lượng trứng đáp ứng yêu cầu sản xuất.
- Hoàn thiện phương pháp chọn tạo các dòng gà thuần trong điều kiện
Việt Nam.
- Kết quả nghiên cứu là nguồn tài liệu khoa học có giá trị giúp cho công
tác nghiên cứu và đào tạo.
Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả của đề tài có ý nghĩa lớn đối với sản xuất đã tạo ra được giống
gà trứng đáp ứng yêu cầu sản xuất.
NHỮNG KẾT QUẢ MỚI ĐÃ ĐẠT ĐƯỢC CỦA ĐỀ TÀI
- Là công trình khoa học đầu tiên về chọn tạo bốn dòng gà chuyên trứng
cao sản từ nguồn nguyên liệu gà ông bà chuyên trứng nhập nội và gà hướng
trứng trong nước để tạo các dòng gà chuyên trứng mới năng suất chất lượng
cao phù hợp thị hiếu người tiêu dùng Việt Nam.
3
ƯƠ
1
TỔNG QUAN TÀI LI U
1.1. Ơ SỞ K
1.1.1. í
trạ
A
ă
Ọ
ỦA Ề
ất ủ
ầm
1.1.1.1. Bản chất di truyền của các tính trạng năng suất
Khi nghiên cứu các tính trạng sản xuất của gia cầm được nuôi dưỡng
trong điều kiện cụ thể, thực chất là nghiên cứu các đặc điểm di truyền số
lượng và ảnh hưởng của nh ng tác động môi trường lên các tính trạng đó.
Hầu hết các tính trạng về năng suất của vật nuôi như sinh trưởng, sinh sản, tốc
độ mọc lông đều là các tính trạng số lượng
Cơ sở di truyền của các tính trạng số lượng cũng do các gen nằm trên
nhiễm sắc thể quy định. (Nguyễn Ân và cs, 1983) cho rằng các tính trạng sản
xuất là các tính trạng số lượng, thường là các tính trạng đo lường được như
khối lượng cơ thể, kích thước các chiều đo, sản lượng trứng, khối lượng
trứng…. Các tính trạng số lượng thường bị chi phối bởi nhiều gen, các gen
này hoạt động theo 3 phương thức
- Cộng gộp (A) hiệu ứng tích lũy của từng gen;
- Trội (D) hiệu ứng tương tác gi a các gen cùng một lô cút;
- Át gen (I) hiệu ứng do tương tác của các gen không cùng một lô cút
Hiệu ứng cộng gộp A là các giá trị giống thông thường (General breeding value) có thể tính toán được, có ý nghĩa trong chọn lọc nhân thuần
Hiệu ứng trội D và át gen I là nh ng hiệu ứng không cộng tính và là giá
trị giống đặc biệt (Special breeding value) có ý nghĩa đặc biệt trong các tổ hợp
lai. Ở các tính trạng số lượng giá trị kiểu hình cũng do giá trị kiểu gen (kiểu di
truyền) và tác động môi trường quy định, nhưng giá trị kiểu gen của tính trạng
số lượng do nhiều gen có hiệu ứng nhỏ (minor gen) cấu tạo thành. Đó là các
gen mà hiệu ứng riêng biệt của từng gen thì rất nhỏ nhưng tập hợp lại sẽ ảnh
hưởng rất rõ rệt tới tính trạng nghiên cứu, tính trạng sinh sản là một ví dụ
(Nguyễn Văn Thiện, 1995).
Khác với các tính trạng chất lượng, tính trạng số lượng chịu ảnh hưởng
rất lớn bởi các yếu tố tác động của ngoại cảnh. Tuy các điều kiện bên ngoài
4
không thể làm thay đổi cấu trúc di truyền, nhưng nó tác động làm phát huy
hoặc kìm hãm việc biểu hiện các hoạt động của các gen
Các tính trạng số lượng được quy định bởi kiểu gen và chịu ảnh hưởng
nhiều của điều kiện ngoại cảnh, mối tương quan đó được biểu thị như sau:
P=G+E
Trong đó:
P là giá trị kiểu hình (phenotype value),
G là giá trị kiểu gen (genotype value),
E: Sai lệch môi trường (environmental deviation).
Giá trị kiểu gen (G) hoạt động theo 3 phương thức: Cộng gộp, trội và át
gen. Người ta đã biểu thị kiểu di truyền (G) bằng công thức sau:
G = A+ D+ I
Trong đó:
G là giá trị kiểu gen (genotype value);
A là giá trị cộng gộp (additive value);
D là giá trị sai lệch trội (dominance deviation value);
I là giá trị sai lệch tương tác (Interaction deviation value)
Trong đó giá trị cộng gộp (A) là do giá trị giống quy định, là thành phần
quan trọng nhất của kiểu gen vì nó ổn định, có thể xác định được và di truyền
lại cho thế hệ sau, có ý nghĩa trong chọn dòng thuần, là cơ sở cho việc chọn
giống. Hai thành phần sai lệch trội (D) và tương tác gen (I) cùng có vai trò
quan trọng, là giá trị giống đặc biệt chỉ có thể xác định được thông qua con
đường thực nghiệm. D và I không di truyền được và phụ thuộc vào vị trí và sự
tương tác gi a các gen. Chúng là cơ sở của việc lai giống. Đồng thời tính trạng
số lượng cũng chịu ảnh hưởng của môi trường chung và môi trường riêng:
- Sai lệch môi trường chung (General environmental) (Eg) là sai lệch do
các yếu tố tác động lên toàn bộ các cá thể trong nhóm vật nuôi. Loại này có
tính chất thường xuyên và không cục bộ như: Thức ăn, khí hậu... Do vậy đó là
sai lệch gi a các nhóm, gi a các cá thể và gi a các phần khác nhau trên một
cơ thể.
- Sai lệch môi trường riêng (Special Environmental deviation) (Es) là các
sai lệch do các yếu tố môi trường tác động riêng rẽ lên từng nhóm cá thể vật nuôi
5
hoặc một giai đoạn nào đó trong đời một con vật hay các phần khác nhau của
con vật. Loại yếu tố này có tính chất không thường xuyên và cục bộ như các
thay đổi về thức ăn, khí hậu, trạng thái sinh lý... gây ra. Như vậy, quan hệ của
kiểu hình (P), kiểu gen (G) và môi trường (E) của một cá thể biểu thị như sau:
P = A + D + I + Eg + Es
Trong đó:
P: Là giá trị kiểu hình (Phenotyp value)
A: Là giá trị cộng gộp (Additive value)
D: Là giá trị sai lệch trội (Dominance value)
I: Là sai lệch tương tác hay sai lệch át gen (Epistatic deviation)
Eg: Là sai lệch môi trường chung (General enviromental diviation)
Es : Là sai lệch môi trường riêng (Special enviromental diviation)
Như vậy, năng suất giống vật nuôi phụ thuộc vào các yếu tố di truyền và
ngoại cảnh. Vật nuôi nhận được khả năng di truyền từ bố mẹ, nhưng sự thể
hiện khả năng đó ở kiểu hình lại phụ thuộc vào ngoại cảnh môi trường sống
(như chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng, quản lý…). Đây là cơ sở để tạo lập một
điều kiện ngoại cảnh thích hợp nhằm củng cố phát huy tối đa khả năng di
truyền của các giống vật nuôi, đặc biệt là gia cầm. Do đó việc chọn lọc nâng
cao năng suất một tính trạng nào đó hoặc lai tạo ra một giống mới, việc
nghiên cứu di truyền các tính trạng số lượng là vấn đề có ý nghĩa quyết định
và hết sức cần thiết.
1.1.1.2. Tính trạng số lượng
Tính trạng số lượng có một số đặc trưng là được xác định thông qua việc
cân đo, đếm và số lượng biến thiên liên tục rất khó phân biệt.
Sự phân bố tần suất các giá trị tính trạng được biểu diễn bằng đường
phân bố chuẩn, số đông cá thể có giá trị xung quanh giá trị trung bình của
quần thể, càng về 2 cực, càng ít cá thể.
Khi lai gi a các giống, các dòng có năng suất khác nhau thì con lai F1 có
giá trị di truyền trung gian gi a bố và mẹ. Ngoài ra còn có hiện tượng siêu trội
khi năng suất của con lai F1 vượt quá năng suất của cả bố và mẹ.
Sự di truyền các tính trạng số lượng cũng tuân theo các định luật cơ bản
của Mendel. Bản chất di truyền các tính trạng số lượng cũng là các gen trên
6
nhiễm sắc thể qui định, song do nhiều gen tác động lên một tính trạng nên có
các đặc trưng riêng. Các tính trạng số lượng biến thiên liên tục rất khó phân
biệt, nên phải có phương pháp nghiên cứu riêng đặc biệt là ứng dụng toán
thống kê sinh học.
Để xác định sự di truyền các tính trạng số lượng các nhà nghiên cứu đã
sử dụng các tham số di truyền để phân tích và đánh giá giá trị giống. Trong đó
hai tham số di truyền đóng một vai trò quan trọng đối với chọn lọc, đó là hệ
số di truyền và hệ số tương quan di truyền.
* Hệ số di truyền
+ Khái niệm
Lush, (1949), dẫn theo Đặng Vũ Bình, (2002) đã sử dụng khái niệm "hệ
số di truyền theo nghĩa rộng". Về bản chất, hệ số di truyền theo nghĩa rộng là
hồi quy tuyến tính của giá trị di truyền theo giá trị kiểu hình.
Trên thực tế, việc ước tính phương sai di truyền chỉ có thể được thực
hiện thông qua việc phân tích các cặp anh chị em sinh đôi cùng trứng, do vậy
khái niệm "hệ số di truyền theo nghĩa rộng" ít được sử dụng.
Cũng Lusch, (1949) đã sử dụng khái niệm "hệ số di truyền theo nghĩa hẹp".
Về bản chất, hệ số di truyền theo nghĩa hẹp là hồi quy tuyến tính của giá trị di
truyền cộng gộp (giá trị giống) theo giá trị kiểu hình (bAP). Trên thực tế, hệ số di
truyền theo nghĩa hẹp được sử dụng rộng rãi hơn và được ký hiệu là h2A.
Hệ số di truyền theo nghĩa hẹp được ký hiệu là h 2A và được biểu thị
bằng công thức sau:
VA
h2A =
VP
Trong đó:
- h2A là hệ số di truyền theo nghĩa hẹp
- VA là phương sai giá trị kiểu gen cộng gộp (giá trị giống)
- VP là phương sai giá trị kiểu hình
Như vậy, có thể định nghĩa hệ số di truyền theo các cách sau:
- Hệ số di truyền là tỷ số gi a phương sai di truyền và phương sai kiểu
hình (định nghĩa hệ số di truyền theo nghĩa rộng), hoặc là tỷ số gi a phương
7
sai di truyền cộng gộp và phương sai kiểu hình (định nghĩa hệ số di truyền
theo nghĩa hẹp);
- Hệ số di truyền là hồi quy tuyến tính của giá trị di truyền theo giá trị
kiểu hình (định nghĩa hệ số di truyền theo nghĩa rộng), hoặc là hồi quy tuyến
tính của giá trị di truyền cộng gộp (giá trị giống) theo giá trị kiểu hình (định
nghĩa hệ số di truyền theo nghĩa hẹp);
- Ngoài ra, còn có thể xem hệ số di truyền như là bình phương của hệ số
tương quan gi a giá trị di truyền và giá trị kiểu hình (định nghĩa hệ số di truyền
theo nghĩa rộng), hoặc bình phương của hệ số tương quan gi a giá trị di truyền
cộng gộp (giá trị giống) và giá trị kiểu hình (định nghĩa hệ số di truyền theo
nghĩa hẹp).
+ Ý nghĩa của hệ số di truyền trong công tác giống
Hệ số di truyền có ý nghĩa quan trọng trong công tác giống. Đối với
nh ng tính trạng có hệ số di truyền cao, việc chọn lọc nh ng bố mẹ có năng
suất cao là biện pháp cải tiến được năng suất ở thế hệ con một cách nhanh
chóng và chắc chắn hơn so với các tính trạng có hệ số di truyền trung bình
hoặc thấp. Ngược lại, đối với nh ng tính trạng có hệ số di truyền thấp, lai
giống sẽ biện pháp cải tiến năng suất có hiệu quả hơn so với chọn lọc.
Sơ đồ của Cunningham (1979) sau đây sẽ minh hoạ cho vai trò quyết định
của hệ số di truyền đối với chọn lọc và lai giống (theo Đặng Vũ Bình, 2002).
8
+ Giá trị của hệ số di truyền
Hệ số di truyền có giá trị thấp nhất bằng 0 và cao nhất bằng 1 (hoặc từ 0
tới 100% theo cách biểu thị bằng phần trăm). Giá trị của hệ số di truyền phụ
thuộc vào: tính trạng, thời gian và quần thể động vật mà ta theo dõi (thời gian
và không gian) và phương pháp ước tính.
Người ta thường phân chia giá trị hệ số di truyền thành 3 nhóm (3 mức):
- Các tính trạng có hệ số di truyền thấp (từ 0 tới 0,2): thường bao gồm
các tính trạng thuộc về sức sinh sản như tỷ lệ đẻ, tỷ lệ nuôi sống, số con đẻ ra
trong 1 lứa, sản lượng trứng...
- Các tính trạng có hệ số di truyền trung bình (từ 0,2 tới 0,4): thường
bao gồm trạng về tốc độ sinh trưởng, chi phí thức ăn cho 1 kg tăng khối
lượng cơ thể...
- Các tính trạng có hệ số di truyền cao (từ 0,4 tới 1): thường bao gồm các
tính trạng thuộc về phẩm chất sản phẩm như khối lượng trứng, tỷ lệ mỡ s a,
tỷ lệ nạc trong thân thịt...
Giá trị hệ số di truyền của một số tính trạng sản xuất của gà
Hệ số di truyền một số tính trạng sản suất của gà( trích theo Đặng Vũ
Bình, 2002)
TT
í
h2
trạ
1
Tuổi thành thục sinh dục
0,35
2
3
4
5
6
7
Sản lượng trứng
Khối lượng trứng
Khối lượng cơ thể trưởng thành
Tỷ lệ ấp nở
Tỷ lệ nuôi sống
Bản năng ấp trứng
0,25
0,40
0,40
0,10
0,10
0,15
8
9
10
Khối lượng lòng trắng
Khối lượng lòng đỏ
Tốc độ mọc lông
0,25
0,5
0,30
9
á
ả
Taylor (trích dẫn bởi
Đặng Vũ Bình, 2002)
-nt-nt-nt-nt-ntBrandsch (trích dẫn bởi
Bùi H u Đoàn, 2012)
-nt-nt-nt-
* Hệ số tương quan di truyền
Hệ số tương quan di truyền của hai hay nhiều tính trạng là đại lượng biểu
thị mức độ ảnh hưởng lẫn nhau gi a các tính trạng đó về mặt di truyền. Sở dĩ có
sự tương quan di truyền vì trong cơ chế di truyền các tính trạng số lượng, một
gen có thể đồng thời ảnh hưởng tới hai hay nhiều tính trạng có thể cùng chiều
hay ngược chiều. Sự tồn tại của tương quan di truyền được phát hiện trong quá
trình chọn lọc giống. Khi chọn lọc cải tạo tính trạng này, dẫn đến sự biến đổi di
truyền của tính trạng khác cùng hoặc ngược chiều. Hai tính trạng có tương quan
về mặt di truyền hay không phụ thuộc vào việc chúng có cùng cơ sở di truyền về
sinh lý hay không.
Tương quan di truyền có thể thấp nếu có ít gen cùng ảnh hưởng tới hai tính
trạng đó và có thể cao khi có nhiều gen cùng ảnh hưởng tới hai tính trạng đó.
Tương quan kiểu di truyền chi phối tương quan kiểu hình và phụ thuộc vào
hệ số di truyền của hai tính trạng đó. Di truyền và ngoại cảnh là hai nguyên nhân
của mối tương quan này. Nếu biết giá trị di truyền và nh ng sai khác do ngoại
cảnh đối với hai tính trạng của các cá thể trong quần thể ta cũng có thể xác định
được hệ số tương quan di truyền (rG) và hệ số tương quan môi trường (rE).
Nếu hệ số di truyền của hai tính trạng đều thấp thì tương quan kiểu hình do
ngoại cảnh quyết định và ngược lại. Hệ số tương quan di truyền và tương quan
kiểu hình không nhất thiết phải giống nhau về độ lớn và dấu. Do vậy việc xác
định đồng thời các hệ số tương quan di truyền, tương quan môi trường và tương
quan kiểu hình trong công tác chọn lọc giống đồng thời hai hay nhiều tính trạng
là rất cần thiết.
1.1.2. ơ ở
ủ
l
ầm
1.1.2.1. Chọn lọc giống gia cầm
Chọn lọc là biện pháp chủ yếu trong công tác giống gia cầm, làm thay
đổi đặc tính di truyền của đàn, mục tiêu của chọn lọc là tạo được thế hệ sau có
năng suất, chất lượng sản phẩm cao hơn thế hệ sinh ra nó.
Một số phương pháp chọn lọc:
10
+ Chọn lọc cá thể
Theo phương pháp này việc chọn lọc được thông qua kiểu hình của các
cá thể trong toàn đàn theo các giá trị của giống. Phương pháp này thu được
hiệu quả cao khi sự di truyền trội hoặc lặn được qui định bởi các cặp gen. Ví
dụ ở gà Plymouth trắng lặn qui định bởi alen - c, mào đơn bởi alen - r, các cá
thể mang các tính trạng này là đồng hợp theo màu lông và hình dạng mào nên
chọn lọc là rất đơn giản. Phương pháp chọn theo cá thể là rất hiệu quả với các
tính trạng có hệ số di truyền cao.
+ Chọn lọc theo gia đình, dòng họ
Phương pháp chọn lọc này được thực hiện thông qua giá trị giống trung
bình của gia đình, dòng họ. Giá trị giống trung bình được tính cho cả các cá
thể trong gia đình được chọn lọc. Phương pháp này có hiệu quả cao khi các
tính trạng chọn lọc có hệ số di truyền thấp.
+ Chọn lọc trong gia đình
Là phương pháp chỉ căn cứ vào giá trị của các cá thể trong từng gia đình
và chọn tất cả các cá thể tốt nhất trong từng gia đình đều được gi lại làm
giống. Tất cả các gia đình đều được tham gia vào quá trình chọn lọc, nh ng cá
thể có giá trị lớn hơn giá trị trung bình của từng gia đình đều được gi lại làm
giống. Như vậy, gia đình nào cũng có sự đóng góp các cá thể tốt nhất cho thế
hệ sau.
Ưu điểm của phương pháp chọn lọc này là có hiệu quả tốt đối với các
tính trạng có hệ số di truyền thấp và khi gia đình được nuôi dưỡng chăm sóc
trong cùng điều kiện tương tự nhau, sẽ hạn chế mức tăng đồng huyết ở các
quần thể khép kín.
+ Chọn lọc cá thể kết hợp với gia đình
Trong phương pháp này cho phép chọn các cá thể tốt nhất trong các gia
đình tốt nhất, là phương pháp có nhiều triển vọng và được ứng dụng rộng rãi
trong chăn nuôi gia cầm.
Phụ thuộc vào chương trình công tác giống khác nhau, việc chọn lọc
được thực hiện trên 1 tính trạng hay nhiều tính trạng mà sử dụng các hình
thức chọn lọc sau:
11
- Chọn lọc liên tục theo một tính trạng: Được sử dụng chỉ trong các
trường hợp đặc biệt. Chọn lọc chỉ theo giá trị giống của một tính trạng và kéo
dài liên tục qua nhiều thế hệ cho đến khi đạt mục đích giống đặt ra thì dừng
lại. Sau đó chuyển sang chọn lọc theo tính trạng khác. Phương pháp này được
tiến bộ di truyền tương đối nhanh nhưng chỉ ở một tính trạng. Ở gia cầm các
tính trạng luôn có liên quan với nhau nên việc chọn lọc theo phương pháp này
gặp trở ngại, vì vậy thường chỉ ứng dụng trong công tác giống với các dòng
chuyên dụng.
- Chọn lọc độc lập: Theo phương pháp này việc chọn lọc đồng thời ở
một số tính trạng cho đến khi các tính trạng đó đạt giới hạn của giá trị giống
xác định. Tức là đánh giá các cá thể thoả mãn đòi hỏi thấp nhất được xác định
cho mỗi tính trạng, nếu không thoả mãn một tính trạng thì phải loại thải. Chỉ
chọn các cá thể theo tất cả các tính trạng trên giới hạn qui định. Nhược điểm
của phương pháp này là phải loại thải đi các cá thể có giá trị cao chỉ ở một
tính trạng mong muốn, các gia cầm có đặc tính quí ở một hướng sản xuất nào
đó. Đòi hỏi phải có số lượng lớn để chọn lọc. Phương pháp này ứng dụng
nhiều trong chăn nuôi gia cầm.
- Chọn lọc theo chỉ số giống: Chỉ số giống được qui định cho tất cả cá
thể và cho tất cả tính trạng giống. Chỉ số giống chung nhất được thể hiện với
mô hình toán học tổng quát là:
I = V1P1+V2P2+….....+VnPn
Trong đó P1, P2… Pn là giá trị chuyển đổi của các tính trạng giống; V1,
V2..Vn là hệ số xác định của giá trị giống; n là số lượng tính trạng giống. Chỉ
số giống sau đây hay dùng trong chăn nuôi gia cầm:
I = 0,236 (P1- P’1) + 0,132 (P2 – P’2) + 14,56 (P3 – P’3)
Trong đó P1, P2, P3 là sản lượng trứng (quả); khối lượng trung bình
của trứng (g) và khối lượng của gia cầm sau năm đẻ trứng đầu tiên (kg);
P’1, P’2, P’3 là giá trị trung bình của các tính trạng tương ứng trong quần thể.
1.1.2.2. Hiệu quả chọn lọc
Mục tiêu chủ yếu của chọn lọc gia cầm là tạo được thế hệ sau có năng
suất, chất lượng sản phẩm cao hơn thế hệ bố mẹ. Hiệu quả chọn lọc là thước
đo của mục tiêu này. Hiệu quả chọn lọc (Selection Respone – kí hiệu: R) là sự
12
chênh lệch gi a giá trị kiểu hình trung bình của đời con sinh ra từ nh ng bố
mẹ được chọn lọc so với giá trị kiểu hình trung bình của toàn bộ thế hệ bố mẹ.
Hiệu quả chọn lọc của một tính trạng được xác định bằng tích của hệ số
di truyền (h2) và ly sai chọn lọc (S) của tính trạng đó (R= h2.S). Ly sai chọn
lọc của tính trạng phụ thuộc vào tỷ lệ chọn lọc (tỷ lệ các bố mẹ được chọn lọc
so với tổng số bố mẹ) và độ lệch tiêu chuẩn kiểu hình của tính trạng chọn lọc.
Do đó, hiệu quả chọn lọc của một tính trạng còn được xác định bằng tích của
hệ số di truyền (h2) với cường độ chọn lọc (i) và độ lệch tiêu chuẩn kiểu hình
(ϭp) của tính trạng đó (R= h2.i.ϭp).
Ly sai chọn lọc (Selection Differential - ký hiệu: S) là sự chênh lệch gi a
giá trị kiểu hình trung bình của các bố mẹ được chọn lọc so với giá trị kiểu
hình trung bình của toàn bộ thế hệ bố mẹ. Ly sai chọn lọc phụ thuộc vào tỷ lệ
chọn lọc (tỷ lệ gi a bố mẹ được chọn lọc so với tổng số bố mẹ) và độ lệch
tiêu chuẩn kiểu hình của tính trạng chọn lọc.
Cường độ chọn lọc (i) dùng để so sánh ly sai chọn lọc ở các tính trạng có
bản chất di truyền khác nhau, có đơn vị khác nhau.
i=
S
S
SD P
Cường độ chọn lọc phụ thuộc vào tỷ lệ chọn lọc (p). Khi tỷ lệ chọn lọc
càng cao thì cường độ chọn lọc càng thấp. Tỷ lệ số con gi lại làm giống cho
sinh sản ở gia cầm thường không cao, thường 10-15% (Lush., 1940) do đó ở
gia cầm có cường độ chọn lọc thường cao, tức là có thể chọn được nh ng con
có sức sản xuất cao nhất trong đàn để làm giống.
Hiệu quả chọn lọc (R) khi xác định được hệ số di truyền và ly sai chọn
lọc của tính trạng, hiệu quả chọn lọc được tính theo công thức.
R = S.h2 = h2.i.δp
Tiến bộ di truyền (ΔG) biểu thị hiệu quả chọn lọc trong một đơn vị thời gian
chọn lọc (theo thế hệ hoặc theo năm). Nếu tính theo năm, công thức như sau:
ΔG =
R h2S
t
t
13
Trong đó:
t là khoảng cách thế hệ, là tuổi trung bình của bố mẹ tại thời điểm đời
con của chúng được sinh ra. Khoảng cách thế hệ được tính theo đơn vị thời
gian là năm.
Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả chọn lọc: hệ số di truyền, quy mô
đàn, cường độ chọn lọc, tỷ lệ chọn gia cầm trống làm giống, tỷ lệ chọn gia
cầm mái làm giống, số gia cầm mái được dùng để kiểm tra năng suất.
Gi a hiệu quả chọn lọc dự tính theo lý thuyết và hiệu quả chọn lọc thực
tế đạt được thường có nh ng sai khác nhất định. Nguyên nhân của nh ng sai
khác này là:
- Sai sót khi lấy mẫu để tính hệ số di truyền của tính trạng chọn lọc: chủ
yếu do việc tính toán hệ số di truyền dựa trên các tập hợp số liệu nhỏ.
- Sai lệch của hệ số di truyền tính toán được so với định nghĩa của hệ số
di truyền theo nghĩa hẹp: các phương pháp ước tính hệ số di truyền đều có
nh ng sai lệch này ở các mức độ khác nhau.
- Cường độ chọn lọc trong thực tế thường thấp hơn so với tính toán: chủ
yếu do việc chọn lọc nh ng gia cầm tốt nhất gi lại làm giống chưa thật chính
xác, các gia cầm được chọn bị chết, bị loại thải do các lý do khác nhau.
- Cận huyết: do ghép phối gi a nh ng gia đình có quan hệ huyết thống
nhất định với nhau.
- Phối giống có lựa chọn: việc ghép phối gi a nh ng gia cầm trống tốt
nhất với nh ng gia cầm mái tốt nhất làm tăng được hiệu quả chọn lọc ở đời
sau một cách rõ rệt hơn.
- Chọn lọc tự nhiên: tỷ lệ có phôi, tỷ lệ chết... đã ảnh hưởng tới cường độ
chọn lọc.
- Ảnh hưởng của mẹ: chủ yếu ảnh hưởng tới tính trạng số con sinh.
- Mức độ biến động giá trị kiểu hình của tính trạng giảm do tác động của
chọn lọc.
- Điều kiện ngoại cảnh thay đổi làm ảnh hưởng tới giá trị kiểu hình của
tính trạng.
14