Tải bản đầy đủ (.docx) (91 trang)

ĐỒ ÁN TỐT NGHIÊP CHUYÊN NGÀNH CHỮA CHÁY TÒA NHÀ THƯ VIỆN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.49 MB, 91 trang )

Đồ án tốt nghiệp

GVHD: Nguyễn Tiến Mạnh

MỤC LỤC

SVTH: Mai Đại Thành

Lớp D28A


Đồ án tốt nghiệp

GVHD: Nguyễn Tiến Mạnh

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

CS PC&CC

Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy

CHCC

Chỉ huy chữa cháy

CBCS

Cán bộ chiến sỹ

MPCBAS


Mặt phẳng cân bằng áp suất

CNCH

Cứu nạn cứu hộ

PC&CC

Phòng cháy và chữa cháy

TCVN

Tiêu chuẩn việt nam

UBND

Uỷ ban nhân dân

SVTH: Mai Đại Thành

Lớp D28A


Đồ án tốt nghiệp

GVHD: Nguyễn Tiến Mạnh

DANH MỤC CÁC BẢN VẼ CÓ TRONG ĐỒ ÁN
Bản vẽ


Tên bản vẽ

Trang

PCCC-01

Mặt bằng tổng thể của Thư viện tỉnh Thanh Hóa

Sau trang 26

PCCC-02

Mặt đứng Thư viện tỉnh Thanh Hóa

Sau trang 26

PCCC-03

Mặt cắt Thư viện tỉnh Thanh Hóa

Sau trang 26

PCCC-04

Mặt bằng tầng 3 Thư viện tỉnh Thanh Hóa

Sau trang 26

PCCC-05
PCCC-06

PCCC-07
PCCC-08

Sơ đồ bố trí LLPT chữa cháy tầng 3 Thư viện tỉnh
Thanh Hóa giai đoạn 1
Sơ đồ bố trí LLPT làm mát tầng 2 và tầng 4 Thư viện
tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 1
Sơ đồ bố trí LLPT chữa cháy tầng 3 Thư viện tỉnh
Thanh Hóa giai đoạn 2
Sơ đồ bố trí LLPT làm mát tầng 2 và tầng 4 Thư viện

SVTH: Mai Đại Thành

tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2

Sau trang 96
Sau trang 96
Sau trang 97
Sau trang 97

Lớp D28A


Đồ án tốt nghiệp

GVHD: Nguyễn Tiến Mạnh

HỆ THỐNG CÁC BẢ
Bảng 1. 1: Nguồn nước bên trong cơ sở..................................................................20
Bảng 1. 2: Nguồn nước bên ngoài cơ sở.................................................................20

Bảng 1. 3: Danh sách đội phòng cháy chữa cháy của cơ sở....................................22
Bảng 1. 4: Thống kê phương tiện hiện có tại cơ sở..................................................24
Bảng 1. 5: Thống kê phương tiện thoát nạn, cứu người trong đám cháy.................24
Bảng 1. 6: Thống kê phương tiện, trang thiết bị PC&CC và CNCH thuộc Phòng
Cảnh sát PC&CC số 1..............................................................................................26
Bảng 1. 7: Thống kê trang thiết bị, phương tiện CC và CNCH của Phòng Cảnh sát
PC&CC số 2 và số 3..............................................................................................28Y
Bảng 2. 1: Bảng nhiệt độ phân huỷ của một số Polyme..........................................36
Bảng 2. 2: Đặc tính vật lý và chỉ số nguy hiểm cháy của một số loại nhựa trùng hợp
..................................................................................................................................37
Bảng 2. 3: Sự tạo thành sản phẩm độc hại ở đám cháy

3

Bảng 3. 1: Bảng thống kê lực lượng và phương tiện chữa cháy được huy động.....66

SVTH: Mai Đại Thành

Lớp D28A


Đồ án tốt nghiệp

GVHD: Nguyễn Tiến Mạnh

HỆ THỐNG CÁC HÌNH
Hình 1. 1: Hình ảnh thư viện Tỉnh Thanh Hóa – phường Điện Biên – TP. Thanh
Hóa.............................................................................................................................4
Hình 1. 2: Vị trí của Thư viện Tỉnh Thanh Hóa.........................................................5
Hình 1. 3: Sơ đồ trạm bơm cấp nước chữa cháy......................................................13

Hình 1. 4: Sơ đồ nguyên lý hệ thống hệ thống cấp nước chữa cháy........................15
Hình 1. 5: Tuyến đường chính từ Phòng Cảnh sát PC&CC số 1 đến Thư viện tỉnh
Thanh Hóa................................................................................................................17
Hình 1. 6: Tuyến đường từ Phòng Cảnh sát PC&CC số 3 đến Thư viện tỉnh Thanh
Hóa........................................................................................................................18Y
Hình 2. 1: Sự cố cháy do điện..................................................................................40
Hình 2. 2: Cháy Thư viện hàn lâm thông tin khoa học Nga....................................46
Hình 3. 1: Diện tích đám cháy sau thời gian cháy tự do..........................................53
Hình 3. 2: Đồ thị biểu diễn sự thảy đổi hệ thống dư không khí của đám cháy........55
Hình 3. 3: Toán đồ xác định nhiệt độ của đám cháy trong nhà................................56
Hình 3. 4: Sơ đồ bố trí mặt phẳng cân bằng áp suất................................................57
Hình 3. 5: Diện tích chữa cháy sau thời gian cháy tự do.........................................60

SVTH: Mai Đại Thành

Lớp D28A


Đồ án tốt nghiệp

SVTH: Mai Đại Thành

GVHD: Nguyễn Tiến Mạnh

Lớp D28A


Đồ án tốt nghiệp

GVHD: Nguyễn Tiến Mạnh


LỜI NÓI ĐẦU
Trong xu thế phát triển của đất nước, hình ảnh nước Việt Nam đang ngày
một thay đổi, có những bước phát triển mạnh mẽ, đặc biệt là hạ tầng kỹ thuật, cảnh
quan đô thi. Đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật, công trình dân dụng, công cộng là
đòi hỏi tất yếu là cơ sở cho phát triển đất nước, phục vụ đắc lực cho các hoạt động
kinh tế - văn hóa – xã hội diễn ra sôi động. Hiện nay Chính phủ nước ta đang rất
quan tâm đến đầu tư xây dựng hạ tầng giao thông, quy hoạch xây dựng các công
trình công cộng. Trong nền kinh tế mở, hội nhập toàn cầu như hiện nay thì cạnh
tranh là quy luật tất yếu, muốn tồn tại và phát triển thì phải cạnh tranh. Một trong
các điều kiện tiên quyết là hạ tầng kỹ thuật, giao thông và các công trình khác phục
vụ cho thu hút đầu tư, nhân lực – khoa học - kỹ thuật để phát triển đất nước.
Hiện nay rất nhiều dự án, công trình được xây dựng và đi vào hoạt động
đang làm thay đổi bộ mặt của đất nước từng ngày. Thể hiện sự phát triển kinh tế văn hóa – xã hội và tầm nhìn cho sự phát triển trong tương lai. Thành phố thanh
hóa là một thành phố năng động, đang ngày càng phát triển rõ nét. Thành phố hiện
rất quan tâm xây dựng nhiều công trình quy mô hiện đại phục vụ tốt hơn đời sống
kinh tế, xã hội của người dân. Nhưng vẫn giữ những nét văn hóa đặc trưng, bản sắc
riêng trong kiến trúc xây đựng. Công trình thư viện tỉnh Thanh Hóa là một trong
thư viện tỉnh, thành phố đẹp hiện đại của cả nước và của khu vực bắc trung bộ. Thư
viện được xây dựng trên tổng diện tích 8.500 m 2, với tổng mức đầu tư là 178,4 tỷ
đồng. Công trình được xây dựng hiện đại với quy mô 650.000 bản sách, 10.500 thẻ
bạn đọc thường xuyên, thư viện có phòng đọc hỗ trợ người khiếm thị, người tàn tật.
Do đặc điểm và tính chất hoạt động của công trình Thư Viện Tỉnh Thanh Hóa, tồn
tại nguy hiểm cháy nổ cao. Khi xảy ra cháy nổ ảnh hưởng lớn đến an ninh trật tự,
gây thiệt hại lớn về tài sản và đe dọa đến sức khỏe tính mạng của nhiều người. Yêu
cầu đảm bảo an toàn PCCC, chuẩn bị sẵn sàng chữa cháy nhanh, hiệu quả hạn chế
mức thấp nhất thiệt hại do cháy gây ra là rất quan trọng.
SVTH: Mai Đại Thành

1


Lớp D28A


Đồ án tốt nghiệp

GVHD: Nguyễn Tiến Mạnh

Xuất phát từ thực tiễn trên tôi chọn đề tài “Tổ chức các hoạt động chiến
đấu dập tắt đám cháy cho công trình thư viện tỉnh thanh hóa” làm đồ án tốt
nghiệp của mình. Tôi hi vọng đồ án sẽ là một tài liệu tham khảo hữu ích, có ý nghĩa
trong việc nghiên cứu, xây dựng thực tập phương án chữa cháy đối với cồng trình
thư viện nói chung và với tòa nhà Thư viện tỉnh Thanh Hóa nói riêng.
* Mục đích nghiên cứu:
Nghiên cứu công tác tổ chức các hoạt động chiến đấu dập tắt đám cháy đối
với để đề ra phương pháp, biện pháp tổ chức chữa cháy đạt hiệu quả chữa cháy cao
nhất đối với tòa nhà Thư viện tỉnh Thanh Hóa.
* Nhiệm vụ nghiên cứu:
- Đánh giá được những đặc điểm, tính chất nguy hiểm cháy nổ của công trình
thư viện nói chung và thư viện tỉnh Thanh Hóa nói riêng;
- Đưa ra các phương pháp, biện pháp để làm tăng hiệu quả công tác tổ chức
các hoạt động chữa cháy và giảm thiệt hại do cháy gây ra.
* Đối tượng nghiên cứu:
Thư viện Tỉnh Thanh Hóa, địa chỉ Phường Điện Biên, Thành Phố Thanh
Hóa.
* Phạm vi nghiên cứu:
Tất cả các nội dung liên quan đến công tác tổ chức các hoạt động chữa cháy
với công trình Thư viện tỉnh Thanh Hóa.
* Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp điều tra, khảo sát thực tế;

- Phương pháp phân tích, tổng hợp;
- Phương pháp chuyên gia.
* Cấu trúc của đồ án tốt nghiệp:
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, đồ án
được cấu trúc gồm có 3 chương:
SVTH: Mai Đại Thành

2

Lớp D28A


Đồ án tốt nghiệp

GVHD: Nguyễn Tiến Mạnh

Chương 1: một số đặc điểm củathư viện tỉnh thanh hóa có liên quan đến
công tác tổ chức các hoạt động chiến đầu dập tắt đám cháy.
Chương 2: đặc điểm và tính chất nguy hiểm cháy nổ tại thư viện tỉnh
thanh hóa.
Chương 3: xây dựng tình huống cháy và tổ chức các hoạt động chiến đấu
dập tắt đám cháy tại thư viện tỉnh thanh hóa

SVTH: Mai Đại Thành

3

Lớp D28A



Đồ án tốt nghiệp

GVHD: Nguyễn Tiến Mạnh

Chương 1:
MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM
CỦA THƯ VIỆN TỈNH THANH HÓA CÓ LIÊN QUAN ĐẾN CÔNG
TÁC TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG CHIẾN ĐẦU DẬP TẮT ĐÁM CHÁY

Hình 1. 1: Hình ảnh thư viện Tỉnh Thanh Hóa – phường Điện Biên – TP. Thanh
Hóa

SVTH: Mai Đại Thành

4

Lớp D28A


Đồ án tốt nghiệp

GVHD: Nguyễn Tiến Mạnh

1.1. Vị trí địa lý và kiến trúc xây dựng
1.1.1. Vị trí địa lý
Thư viện tỉnh thanh hóa là công trình hiện đại, có ý nghĩa quan trọng trong
quá trình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Thanh Hóa. Tổng diện tích là 8.500
m2, nằm ở vị trí đắt địa ngay tại trung tâm thành phố, gần tượng đài Lê Lợi và các
trục đường chính của thành phố. Địa chỉ 11 Hàng Đồng, Phường Điện Biên, Thành
Phố Thanh Hóa. Cơ sở có những hướng tiếp giáp sau:

- Phía đông giáp: Đường Hàng Đồng.
- Phía tây giáp: Đường Tô Hiến Thành.
- Phía nam giáp: Đường đại lộ Lê Lợi.
- phía bắc giáp: Hồ nước Hồ Thành.
Tòa nhà nằm ngay ngã tư quảng trường Lê Lợi, gần hồ nước Hồ Thành nên
có điều kiện thuận lợi cho việc bố trí LLPT, tổ chức triển khai các hoạt động chiến
đấu trong thời gian dài và có thể tiếp cận từ các hướng khác nhau dễ dàng.

Hình 1. 2: Vị trí của Thư viện Tỉnh Thanh Hóa
1.1.2. Đặc điểm kiến trúc xây dựng
Thư viện tỉnh Thanh Hóa là một công trình xây dựng mang tính hiện đại,
nhưng cũng phát phất nét đẹp truyền thống văn hóa đặc trưng của vùng đất xứ
thanh. Thư viện được thiết kế trên mặt bằng hình rẻ quạt, gồm khối 07 tầng (khối
nhà thư viện, tổ chức trưng bày triển lãm) và khối 04 tầng (khối nhà hành chính,
hội trường) cùng một số công trình phụ trợ, hạ tầng Kỹ thuật khác với diện tích xây

SVTH: Mai Đại Thành

5

Lớp D28A


Đồ án tốt nghiệp

GVHD: Nguyễn Tiến Mạnh

dựng 3.104m2, diện tích làm việc rộng 6.056m2, diện tích sàn 11.938m2 với tổng
mức đầu tư 178 tỷ 456 triệu đồng. Thông qua hồ sơ thiết kế và khảo sát thực tế cho
thấy, tòa nhà có các cấu kiện xây dựng chính là loại vật liệu thuốc nhóm không

cháy và khó cháy như bêttông, cốt thép, gạch nung, gạch đá hoa, hành lang, mái
chắn bằng cách kính chịu lực, các khung nhôm, hợp kim trang trí… tòa nhà có bậc
chỉu lửa bậc I.
Tổng thể kiến trúc công trình hài hòa, hiện đại, thỏa mãn nhu cầu của quảng
đại quần chúng, các tầng lớp nhân dân Thanh Hóa tìm hiểu kho tàng kiến thức
khổng lồ lưu trữ trong thư viện. Trong đó công tác Phòng cháy chữa cháy của thư
viện được đặc biệt quan tâm và được quy hoạch, đầu tư thiết kế ngay từ ban đầu.
Thông qua bản vẽ thiết kế kiến trúc của công trình đã được thẩm duyệt, nghiệm thu
trước khi đi vào hoạt động thì hệ thống thoát nạn, quy hoạch kiến trúc luôn đảm
bảo lối và đường thoát nạn thông thoáng, an toàn theo đúng các tiêu chuẩn, quy
chuẩn kỹ thuật hiện hành về PC&CC đảm bảo an toàn thoát nạn cho con người
trong trường hợp sự cố cháy nổ, cũng như tiếp cận chữa cháy hiệu quả.
* Khối nhà 07 tầng được thiết kế hình cánh cung chiều dài 88 m, với góc rẻ
quạt là 850, bán kính góc là 55,5 m. Khối nhà có 3 cụm cầu thang bộ dành cho việc
di chuyển lên xuống và thoát nạn từ tầng trệt – tầng 7 trong trường hợp sự cố cháy
nổ xảy ra. Cụm thang bộ số 1 nằm góc phía nam của tòa nhà là loại có có 02 vế
thang, chiều rộng mỗi vế thang là 1,4 m, diện tích chiếu nghỉ 1,5x3,2 m, chiều rộng
mỗi bậc thang là 28 cm, khe hở giữa hai vế thang 0,9 m, lan can tay vịn loại lan can
inox ống ᴓ 70 cao 1050 cách tường 90mm. Kết cấu cụm cầu thang bộ chắc chắn, đổ
bê tông chịu lực, được thiết kế có lối vào riêng biệt so với các khu vự khác của tòa
nhà. Tương tự các cụm cầu thang số 02 ở khu vực sảnh gần cụm thang máy số 01
và cụm thang bộ số 03 góc phía bắc, giáp với khối nhà 04 tầng có thiết kế tương
đồng, thuận tiện cho việc di chuyển và thoát nạn của con người trong trường hợp bị

SVTH: Mai Đại Thành

6

Lớp D28A



Đồ án tốt nghiệp

GVHD: Nguyễn Tiến Mạnh

sự cố. khối nhà 07 tầng có tổng chiều cao 29,4 m tính từ tầng trệt, mỗi tầng cao 4,2
m.
Cụ thể các tầng của tòa nhà được bố trí như sau:
+ Từ tầng trệt đến tầng 7: mỗi tầng đều được xây dựng kết cấu, diện tích
giống nhau. Trong đó tầng trệt được xây dựng khu triển lãm, hội trợ sách và bố trí
các phòng kỹ thuật của tòa nhà, có 3 lối mở thông thoáng ra bên ngoài.
+ Tầng 1 bố trí làm đại sảnh, các phòng chức năng tra cứu thư viện, ngoài 3
cụm cầu thang bộ chính và 2 cụm thang máy xuống tầng trệt, tại tầng 1 thiết kế 04
cầu thang bộ dẫn trực tiếp ra ngoài.
+ Tầng 2 – tầng 7 được chia thang các khu vực tương đối giống nhau là các
phòng đọc thư viện và phòng chức năng khác. Khối nhà có hành lang lối đi, sảnh
tầng thông thoáng, rộng rãi chạy dọc theo các khu vực của tòa nhà và ngăn các
bằng các cửa ngăn cháy, thiết kế tự động đóng mở và chống nhiệt chống khói xâm
nhập.
* Khối nhà 4 tầng thiết kế hình rẻ quạt, chiều dài cánh cung là 60 m, với
góc rẻ quạt là 60,5o và bán kính góc là 55,5 m. khối nhà có 01 cụm thang bộ chính
số 04 bố trí góc phải, phía bắc của khối nhà, để di chuyển từ tầng trệt lên tầng 04.
Tổng chiều cao khối nhà 16m, mỗi tầng cao 4,2 m, tầng 1 và tầng 2 được thiết kế
thông tầng làm hội trường có S = 324 m2; tầng trệt là là khu vực để xe, các phòng
kỹ thuật và trạm bơm, 03 bể nước ngầm, có một lối ra vào là cửa quốn rộng 6,7 m ;
tầng 03 được bố trí các phòng hành chính, có hành lang rộng 2m được kết nối với
khối nhà 07 tầng, và khu vực phục vụ giải khát nằm thông thoán ngoài trời, có mái
kính để lấy ánh sáng tự nhiên. Khu hội trường được xây dựng hiện đại, giật cấp 10
cm, mỗi cấp rộng 90 cm, chiều cao 8,4 m, trần thạch cao, tường cách âm ốp gỗ
công nghệ dán Vener màu sẫm. Ngoài cầu thang chính 04, từ hội trường có thể ra

ngoài trực tiếp qua 03 cầu thang bộ được bố trí 4 góc hội trường. Cầu thang bộ loại

SVTH: Mai Đại Thành

7

Lớp D28A


Đồ án tốt nghiệp

GVHD: Nguyễn Tiến Mạnh

02 vế thang, mỗi vế 4BX300 = 1200 mm, tay vịn bằng innox hộp. Một lối đi dành
cho người tàn tật độ dốc nghiêng 70, có rãnh chống trơn trượt.
Các chi tiết trang trí bên ngoài công trình là các thanh nhôm hộp kích thước
80x80 cách đều nhau 150 mm, tạo thành khung chớp nhôm và một số chi tiết trang
trí khác làm bằng vật liệu composite hay ốp bằng gạch inax. Công trình sử dụng lan
can kính, mái kính tạo không gian hiện đại và thông thoáng, tận dụng tối đa khoảng
không gian tự nhiên, điều hòa không khí trong công trình. Các phòng kho, phòng
xuất nhập và xử lý sách được bố trí riêng biệt có lối đi vào riêng cho việc xuất nhập
sách.
1.2. Đặc điểm các hệ thống kỹ thuật tại công trình
1.2.1. Hệ thống điện
Nguồn điện ở tòa nhà thư viện tỉnh Thanh Hóa được cung cấp bởi lưới điện
chung của thành phố thông qua máy biến áp hãng ABB 22/0,4 KV–1000 KVA,
được lắp đặt trong khuôn viên thư viện và nguồn điện dự phòng là máy phát điện
0,4 KV – 100 KVA để cấp điện vào hệ thống trong trường hợp sự cố xảy ra. Hệ
thống điện trong cơ sở được thiết kế cung cấp cho các thiết bị chiếu sáng, thang
máy, điều hoà nhiệt độ, bơm chữa cháy, bơm sinh hoạt và thông gió với tổng công

suất 255 kW.
Khi không có sự cố, toàn bộ thư viện dùng điện máy biến áp. Khi có sự cố
nguồn điện, máy phát điện sẽ làm việc cấp điện cho thang máy, máy bơm chữa
cháy và một số phòng đặc biệt bởi một đường dây riêng phân phối điện cho các
tầng khác của toà nhà thực hiện bởi các tủ điện của tầng có cấp điện áp 380/220V.
Cung cấp điện từ tủ phân phối điện tổng đến các tủ điện tầng sử dụng cáp
điện lõi đồng cách điện XLPE đi trong hệ thống thang cáp theo trục đứng đi dọc
theo hộp kỹ thuật. Dây dẫn từ tủ điện tầng đến các thiết bị dùng dây dẫn lõi đồng,
cách điện PVC đi trong máng cáp hoặc luồn trong ống PVC chôn ngầm tường.
Đặc điểm của dây cáp, dây dẫn điện và cầu dao, bảng điện :
SVTH: Mai Đại Thành

8

Lớp D28A


Đồ án tốt nghiệp

GVHD: Nguyễn Tiến Mạnh

- Đối với dây cáp : Toàn bộ dây cáp từ trạm biến áp đến tủ phân phối tổng T0
đến tủ phân phối mang điện chiếu sáng T1 và động lực T2 đều dùng dây cáp ngầm
lõi đồng, cách điện XLPE/PVC đặt trong rãnh cáp. Tại những chỗ cáp đi qua
đường, cáp được luồn trong các ống thép bảo vệ.
- Đối với dây dẫn và hệ thống cầu dao, bảng điện: Toàn bộ dây dẫn lõi đồng
cách điện PVC luồn trong ống nhựa ᴓ15 đi ngầm trong tường, trần. Các bảng điện
lắp cạnh cánh cửa và cách mặt đất 1,5m mỗi tầng đều có tủ điện tầng và tủ điện khu
vực (tủ điện tầng khối A, khối B và tủ điện tầng khối 04 tầng). Ngoài aptômát các
tầng đều được trang bị cầu dao đóng mở nguồn điện cho mỗi tầng, mỗi khu vực và

01 cầu dao tổng đóng mở điện cho toàn bộ toà nhà được lắp đặt tại tầng trệt của toà
nhà.
Mạng điện chiếu sáng bao gồm:
- Chiếu sáng chung: dùng để chiếu sáng WC, hành lang, sảnh tầng và chiếu
sáng khu vực triển lãm, hội chợ, sách báo.
- Chiếu sáng cục bộ: chiếu sáng trong phòng làm việc dùng các đèn huỳnh
quang, đèn dây tóc loại 220V – 40W.
- Chiếu sáng sự cố và thoát nạn dùng các đèn ắc quy trên các hành lang,
buồng thang, cửa thoát nạn. Đèn này có bộ ác quy duy trì nguồn điện đảm bảo hoạt
động được trong 2 giờ khi nguồn điện chính bị gián đoạn.
- Mạng điện động lực được thiết kế tách riêng với mạng điện chiếu sáng bao
gồm:
+ Điện cấp cho thang máy.
+ Điện cấp cho máy bơm.
+ Điện cấp cho hệ thống điều hoà nhiệt độ.
+ Điện cấp cho hệ thống thông gió.
Thiết bị bảo vệ của toàn bộ mạng điện là các attomat 1 pha và attomat 3 pha.

SVTH: Mai Đại Thành

9

Lớp D28A


Đồ án tốt nghiệp

GVHD: Nguyễn Tiến Mạnh

Khi xảy ra cháy các máy biến áp trong khu vực này, sẽ dẫn tới nổ các thiết bị

chứa dầu máy biến áp làm cho dầu chảy loang ra ngoài, ngọn lửa lan nhanh, nhiệt
độ đám cháy rất lớn, nguy cơ cháy lan sang các khu vực xung quanh. Bên cạnh đó
thì các việc cháy lan qua các đường ông dây dẫn điện cũng rất quan trọng chỉ huy
cần nhận dịnh và đánh giá đúng để đưa ra các biện pháp và hướng chữa cháy chống
cháy lan thích hợp khi xảy ra cháy lan.
1.2.2. Hệ thống thông tin liên lạc
Hệ thống thông tin liên lạc bên trong tòa nhà được thực hiện thông qua điện
thoại cố định bố trí tại các phòng của toà nhà, ngoài ra trường hợp khẩn cấp còn có
thể dùng loa để báo động.
Hệ thống thông tin liên lạc với các cơ sở bên ngoài và lực lượng chữa cháy
chuyên nghiệp thông qua điện thoại cố định đặt tại phòng bảo vệ có người trực
24/24h có thể liên lạc kịp thời với các lực lượng chữa cháy khi có sự cố xảy ra.
Vì vậy khi xảy ra cháy chỉ huy có thể vận dụng hệ thống thông tin liên lạc
này để tổ chức liên lạc với người bị nạn và hướng dẫn thoat nạn trong trường hợp
khẩn cấp.
1.2.3. Hệ thống thông gió, thoát khói
Hệ thống thông gió và thoát khói được lắp đặt tại các vị trí trong tòa nhà. Với
các khu vực cầu thang bộ, thang máy lắp đặt hệ thống thông gió nhằm tạo áp suất
dư khi sử dụng quạt gió hút khói nhằm chống tụ khói và làm giảm nồng độ khói khi
có sự cố cháy, nổ xảy ra hạn chế tác động xấu đối với con người.
Trong các phòng sử dụng hệ thống thông gió cục bộ với thông gió tự nhiên.
Hệ thống thông gió được lắp đặt theo lối riêng biệt đảm bảo không là đường lan
truyền khói, sản phẩm cháy theo ống dẫn từ phòng này, khu vực này sang các khu
vực khác.
Tất cả hệ thống hút khói, thông gió tạo không khí trong phòng của tòa nhà
đều được thông qua hệ thống đường dẫn khói nằm trên trần nhà chạy thẳng qua hệ
SVTH: Mai Đại Thành

10


Lớp D28A


Đồ án tốt nghiệp

GVHD: Nguyễn Tiến Mạnh

thống quạt gió li tâm lên tầng mái. Để đảm bảo sự trao đổi khí trong tất cả các
phòng vào bất kỳ thời điểm nào nhằm duy trì nồng độ hơi, khí, bụi cháy. Khi có sự
cố về cháy, nổ các chất hơi, khí, bụi cháy sẽ được đưa ra ngoài ngay tại nơi chúng
toả ra và ngăn ngừa sự tích tụ chất cháy trong phòng cũng như hạn chế sự lan
truyền cháy.
Từ đó chỉ huy có thể đưa ra nhận định và bố trí LLPT cần thiết cho việc cứu
hộ cứu nạn và chữa cháy một cách có hiệu quả nhất.
1.2.4. Hệ thống phòng cháy chữa cháy
a. Hệ thống báo cháy tự động
Thư viện tỉnh Thanh Hóa được lắp đặt hệ thống báo cháy tự động theo địa
chỉ HOCHIKI FINET 06 loop, tổng cộng 525 đầu báo. Đây là hệ thống báo cháy tự
động hiện đại được sử dụng phổ biến hiện nay, tương thích với hầu hết các loại
công trình có quy mô khác nhau, hoạt động linh hoạt, chính xác, dễ dàng thiết lập
và sử dụng.
- Đầu báo cháy địa chỉ: việc lựa chọn đầu báo cháy phù hợp với tính chất
hoạt động và loại chất cháy trong công trình. Khu vực tầng trệt, khu vực để xe sử
dụng chủ yếu các đầu báo cháy nhiệt địa chỉ Hochiki – Nhật Bản, phòng đọc,
phòng trưng bày sách báo sử dụng kết hợp các đầu báo cháy nhiệt và đầu báo cháy
khói để tăng độ tin cậy của hệ thống.
- Tủ trung tâm báo cháy: có chức năng như một máy tính, là trung tâm xử lý
thông tin báo cháy và có khả năng kết hợp với nhiều hệ thống khác (hệ thống điện,
tăng áp, thang máy…). Tủ trung tâm finet Hochiki có giao diện màn hình LCD lớn
với 8 hàng, 40 kí tự/hàng tổng cộng lên đến 320 kí tự. Hiển thị chi tiết thông tin về

tình trạng hệ thống. Khi có sự cố các thông tin được hiển thị chi tiết, trực quan, dễ
hiểu... Hệ thống phân quyền cho người dùng với 3 mức, truy cập bằng chìa khóa
hoặc mật khẩu, đảm bảo an toàn cho hệ thống, chỉ có người có trách nhiệm mới có
thể can thiệp. Trên màn hình có phím trợ giúp và thông tin về báo động. Chức năng
SVTH: Mai Đại Thành

11

Lớp D28A


Đồ án tốt nghiệp

GVHD: Nguyễn Tiến Mạnh

1 người test hệ thống: Chức năng này cho phép 1 người có thể kiểm tra thử nghiệm
toàn hệ thống. Chức năng thực tập báo cháy (Fire Drill). Có 8 mạch phụ đầu vào,
có thể điều khiển từ xa: reset, làm câm tiếng còi…Trung tâm báo cháy được đặt ở
phòng bảo bảo vệ, luôn có người thường trực 24/24 h thuận tiện quan sát và thao
tác.
- Nút ấn, còi, đèn báo cháy: tổ hợp bao gồm nút ấn báo cháy tiếp điểm khô
và bộ chuông đèn, còi báo kết hợp. Được lắp đặt ở độ cao 1,5 m so với sàn từng
tầng, ở nơi dễ nhìn thấy đông người qua lại: đầu cầu thang bộ, thang máy, hành
lang, sảnh tầng.
- Dây dẫn liên kết và khả năng tích hợp hệ thống: Hệ thống báo cháy địa chỉ
FireNet sử dụng giao thức truyền thông kỹ thuật số tiến tiến DCP (Digital
communication protocol). Đây là giao thức hiện đại với khả năng chống nhiễu cao,
cho phép hệ thống sử dụng dây dẫn thông thường loại 2x0,75 không cần sử dụng
dây có vỏ bọc chống nhiễu, chiều dài cho của dây tín hiệu lớn gần 2000 m. Các dây
dẫn kết nối các thiết bị hệ thống với trung tâm điều kiển và được đi âm tường, hoặc

đi trên trần giả. Hệ thống báo cháy Hochiki firenet có khả năng tích hợp và kết nối
với hệ thống khác cho phép giao tiếp với hệ thống thang máy, quạt tăng áp cầu
thang, hệ thống điện khi có sự cố cháy nổ xảy ra, trung tâm tự động điều khiển các
hệ thống phục vụ cho các hoạt động chữa cháy và thoát nạn của con người an toàn.
- Nguồn điện dự phòng: ngoài nguồn điện cho hệ thống được cung cấp từ
trạm biến áp đặt trong công trình và nguồn điện dự phòng máy phát điện cấp cho tử
trung tâm báo cháy qua bộ phận ổn áp, các thiết bị khác của hệ thống làm việc với
điện áp 24VDC được cấp bởi tủ trung tâm. Để đảm bảo hệ thống báo cháy làm việc
liên tục khi mất điện hoặc khi có cháy, hệ thống còn có nguồn Acuu dự phọng có
dung lượng đảm bảo hệ thống làm việc thường trực 24/24h ngay cả khi bị mất
nguồn điện lưới cung cấp.
b. Hệ thống chữa cháy
SVTH: Mai Đại Thành

12

Lớp D28A


Đồ án tốt nghiệp

GVHD: Nguyễn Tiến Mạnh

Hệ thống chữa cháy vách tường và hệ thống chữa cháy tự động được cung cấp
nước từ bể nước ngầm dưới tầng trệt thông qua 02 máy bơm chữa cháy động cơ
điện loại EFP và 01 bơm bù áp hệ thống loại SAMICO JP400A. Bơm có thể hoạt
động ở một trong hai chế độ: tự động được kết nối với trung tâm báo cháy tự động
và điều khiển bằng tay, bơm chữa cháy được đặt tại trạm bơm PC&CC gần bể nước
ngầm ở khu vự tầng trệt khối nhà 04 tầng.
Để đảm bảo lượng nước cấp cho hệ thống chữa cháy Spinkler và các họng

nước chữa cháy vách tường. Bơm chữa cháy có những thông số sau:
Bơm chữa cháy điện có Qb ≥ 31,3 l/s; Hb ≥ 51,9 m.
Bơm bù áp JP400A có QBP ≤ 2,5 m3/h; HBp ≤ 40 m.
Các loại van, thiết bị tự động điều khiển bơm chữa cháy, bơm bù của hệ thống
đều trong tình trạng làm việc tốt.

Hình 1. 3: Sơ đồ trạm bơm cấp nước chữa cháy
* Hệ thống chữa cháy tự động spinkler
Được thiết kế và bố trí lắp đặt mang tính cục bộ, phân chia theo từng khu
vực bảo vệ nhằm dập tắt đám cháy nhanh chóng, làm mát và bảo vệ các cấu kiện

SVTH: Mai Đại Thành

13

Lớp D28A


Đồ án tốt nghiệp

GVHD: Nguyễn Tiến Mạnh

xây dựng, ngăn chặn cháy lan tại tầng trệt khu triển lãm, nhà để xe, các phòng đọc
thư viện, phòng lưu trữ, hội trường thư viện tỉnh.
Trong tòa nhà thư viện tỉnh Thanh Hóa tại các khu vực trên được bảo vệ bởi
tổng cộng 567 đầu phun tự động Spinkler loại quay xuống, ở 68 0C – 80l/phút. Có
ngưỡng tác động là 680C, bán kính bảo vệ 3m, lưu lượng > 80l/phút tại áp suất 1 at,
các đầu phun được đặt dưới trần nhà, đảm bảo diện tích bảo vệ, lưu lượng và áp
suất cần thiết. Tất cả các đầu phun trong tình trạng hoạt động tốt, thường xuyên
được bảo quản và sửa chữa theo định kỳ, luôn sẵn sàng chữa cháy hiệu quả khi có

sự cố cháy nổ xảy ra.
* Hệ thống cấp nước cho các họng nước chữa cháy vách tường:
Họng nước chữa cháy vách tường được bộ trí tại vị trí hành lang, gần đầu hồi
mỗi cầu thang bộ thoát nạn. Họng nước được đặt trong hộp chữa cháy kép gồm: 02
bộ lăng, 02 bộ vòi 30m và 2 khớp nối. Tại khối nhà 7 tầng được lắp đặt 03 bộ hộp
chữa cháy trên mỗi tầng, khối nhà 04 tầng có 02 bộ. Hộp đựng phương tiện chữa
cháy vách tường kép có kích thước 600x850x180, hộp tôn dầy 0,8 mm, sơn chống
rỉ.
Tất cả các đầu phun spinkler và họng nước chữa cháy vách tường đều được
kết nối bằng hệ thống đường ống dẫn nước, đã được tính toán thiết kế thủy lực đảm
bảo cấp nước đủ lưu lượng, áp lực cần thiết, có tính toán tổn thất. Lấy nước từ hai
đường ống thông tầng chính chạy dọc theo các tầng nhà kích thước D80. Đường
ống nước chính thông tầng được kết nối với bể nước mái trên cao để duy trì áp lực
nước tạm thời cho hệ thống cung cấp nước phục vụ nhu cầu sinh hoạt. Khi có cháy
xảy ra bơm chữa cháy và bơm bù hoạt động duy trì áp lực trong đường ống, đảm
bảo tại vị trí họng nước xa nhất đủ áp lực và lưu lượng cần thiết, cũng như áp lực
phun tại các đầu phun Spinkler. Từ đường ống thông tầng D80, tại mỗi tầng được
lấy nước thông qua các đường ống nhánh D80 đến các họng nước chữa cháy vách

SVTH: Mai Đại Thành

14

Lớp D28A


Đồ án tốt nghiệp

GVHD: Nguyễn Tiến Mạnh


tường trên tầng. Trên đường ống nhánh D80 trích nhánh đến các đầu phun
Spimkler theo dạng xương cá bằng các đường ống nhánh D40, D32 và D25.

Hình 1. 4: Sơ đồ nguyên lý hệ thống hệ thống cấp nước chữa cháy
c. Hệ thống thoát nạn
Thoát nạn trong đám cháy là một trong vấn đề quan trọng hàng đầu khi cháy
nổ xảy ra. Đảm bảo thoát nạn an toàn cho con người, hạn chế thấp nhất sự tác động
của yếu tố nguy hiểm đám cháy tác động đến lối đường thoát nạn, cũng như tạo
điều kiện thuận lợi cho công tác cứu nạn cứa hộ và chữa cháy của lực lượng chữa
cháy chuyên nghiệp. Tất cả các công trình khi thiết kế, xây dựng phải tính toán đến
yếu tố thoát nạn cho con người trong trường hợp có sự cố xảy ra theo các tiêu
chuẩn, quy chuẩn an toàn.
Hệ thống thoát nạn bao gồm các lối, đường thoát nạn, đường giao thông nội
bộ trong tòa nhà; đèn chiếu sáng, chỉ dẫn thoát nạn, sơ đồ thoát nạn và các điều
kiện đảm bảo thoát nạn cho người bị nạn trong tình huống cháy nổ xảy ra.
Thư viện tỉnh thanh hóa được xây dựng gồm 04 cụm cầu thang bộ. Trong đó
tòa nhà 7 tầng có 03 cầu thang thông suốt từ tầng 1 lên tầng mái, khối nhà 4 tầng có
01 cầu thang từ tầng 01 lên tầng mái, tầng 3. Ngoài ra tại tầng 01 các khối nhà còn
có 04 cầu thang bộ bên ngoài khác đi lên tầng 1. Cụm thang bộ 01 của tòa nhà thư
SVTH: Mai Đại Thành

15

Lớp D28A


Đồ án tốt nghiệp

GVHD: Nguyễn Tiến Mạnh


viện được bố trí ở góc phía nam của tòa nhà, thông suốt từ tầng trệt lên tầng mái.
Cụm cầu thang bộ số 02 được bố trí ở giữa khu vự sảnh của khối nhà 07 tầng, gần
với cụm thang máy số 01, thông suốt từ tầng trệt lên tầng mái. Cụm thang số 03
được bố trí tiếp giáp giữa khối hai khối nhà 07 tầng và 04 tầng, gần với cụm thang
máy số 02 của tòa nhà và thông suốt lên tầng mái. Cụm thang bộ 04 được bố trí ở
góc phía bắc, giáp với hồ Thành của tòa nhà và thuộc khối nhà 04 tầng, thông suốt
từ tầng trệt lên tầng mái của khối nhà. Tất cả 04 cụm cầu thang bộ chính của tòa
nhà đều được thiết kế lối vào đi qua khoảng không gian riêng biệt so với các không
gian khác của tòa nhà, hạn chế tối đa sự ảnh hưởng của khói và các yếu tố khác của
đám cháy đến đường thoát nạn trong trường hợp có sự cố cháy nổ xảy ra. Tất cả
các cầu thang bộ đều có cửa chống cháy, loại cửa tự động đóng, hoạt động trên
nguyên lý thủy lực, đảm bảo là cầu thang thoát nạn trong trường hợp sự cố. Giữa
hai khối nhà 07 tầng và khối 04 tầng được kết nối với nhau bằng hành lang rộng 2,5
m, ở giữa là khoảng không gian thông thoáng, trao đổi không khí tự nhiên. Tòa nhà
thư viện tỉnh thanh hóa có 02 cụm cầu thang máy. Cụm thang máy 01 ở sảnh khối
nhà 07 tầng gần cụm cầu thang bộ số 02 gồm có 03 buồm thang máy kích thước 2 x
2,2m/1 buồng. Cụm thang máy 02 ở góc phía bắc giáp giữa hai khối nhà, gần cụm
thang bộ số 03 gồm 01 buồng thang máy kích thước 2 x 2,2m.
Tại các khu vực cửa ra vào chính, cầu thang, hành lang chính có bố trí các
đèn chỉ lối ra, hướng thoát nạn, đèn chiếu sáng sự cố. Đèn này có bộ ác quy duy trì
nguồn điện đảm bảo hoạt động được trong 2 giờ khi nguồn điện chính bị gián đoạn.
Trên mỗi tầng của tòa nhà được lắp đặt cửa ngăn cháy, chống khói xâm nhập tại vị
trí kho nhập, xử lý và lưu trữ tài liệu, phân chia với các khu vực khác của tòa nhà.
Đảm bảo an toàn hạn chế thấp nhất sự lan truyền các yếu tố nguy hiểm đám cháy
ảnh hưởng đến sự thoát nạn của con người trong đám cháy.
1.3. Đặc điểm giao thông, nguồn nước phục vụ chữa cháy
1.3.1. Đặc điểm giao thông
SVTH: Mai Đại Thành

16


Lớp D28A


Đồ án tốt nghiệp

GVHD: Nguyễn Tiến Mạnh

a. Giao thông bên trong
Xe chữa cháy có thể tiếp cận được với thư viện tỉnh thanh hóa ở bên ngoài
thông qua các hướng tiếp giáp trực tiếp của tòa nhà với các tuyến đường. Cổng
chính thư viện mở ra đường Hàng Đồng, rộng 7m, cửa kéo tự động xe chữa cháy có
thể ra vào dễ dàng.
Các lối vào, giao thông nội bộ bên trong tòa nhà thư viện tỉnh:
- Tòa nhà có 04 cụm thang bộ chính, dẫn từ tầng trệt lên các tầng phía trên.
Ngoài ra còn có 02 cụm thang máy thuận tiện cho việc di chuyển của cán bộ, nhân
viên và bạn đọc đến làm việc, tham quan tại thư viện. Hành lang, lối đi lại trên các
tầng rộng rãi, thông thoáng có thể triển khai LLPT chữa cháy và thoát nạn thuận lợi
khi có tình huống cháy nổ xảy ra.
b. Giao thông bên ngoài
Công trình thư viện tỉnh thanh hóa nằm ngay tại trung tâm thành phố, trên
trục đường giao thông chính, xe chữa cháy có thể di chuyển dễ dàng và tiếp cận
được từ nhiều phía. Đường giao thông xung quanh cơ sở đổ nhựa bằng phẳng,
thông thoáng thuận tiện cho việc di chuyển. Phía Nam giáp với đại lộ Lê Lợi với 02
làn đường một chiều, mỗi làn rộng 6 m. Phía Đông giáp đường Hàng Đồng, đường
nhựa 01 làn đường chiều rộng lòng đường 6 m. Phía Tây giáp với đường Tô Hiến
Thành, đường nhựa một chiều rộng 6 m.
Thư viện Tỉnh Thanh Hoá nằm trong địa bàn quản lý của phòng Cảnh sát
PC&CC số 1. Từ phòng Cảnh sát PC&CC số 1 đến cơ sở có thể đi qua tuyến đường
sau:

- Tuyến đường chính (dài khoảng 4 km): Phòng Cảnh sát PC&CC số 1 
Đường chánh thành phố rẽ phải  Đường Đại Lộ Lê Lợi rẽ trái  Đại Lộ Lê Lợi
đi thẳng khoảng 3 km  Thư viện Tỉnh Thanh Hóa.

SVTH: Mai Đại Thành

17

Lớp D28A


Đồ án tốt nghiệp

GVHD: Nguyễn Tiến Mạnh

- Tuyến đường phụ (khoảng 5 km): Phòng Cảnh sát PC&CC số 1  Đường
Chánh thành phổ rẽ trái  rẽ vào đường Đại lộ Lê Lợi  Quốc lộ 47 đi thẳng
khoảng 3 km  Quốc lộ 1A rẽ phải  đi thẳng khoảng 500 m  Cơ sở.

Hình 1. 5: Tuyến đường chính từ Phòng Cảnh sát PC&CC số 1 đến Thư viện tỉnh
Thanh Hóa.
Tuyến đường từ Phòng Cảnh sát PC&CC số 1 đến cơ sở đều được trải nhựa,
mặt đường rộng rãi thuận lợi cho xe chữa cháy di chuyển và hoạt động tốt. Tuy
nhiên, trên đường đến cơ sở có nút giao thông Đại lộ Lê Lợi – Trần Phú thường
xuyên đông người, lái xe cần chú ý đề phòng tai nạn, nhất là vào giờ cao điểm từ
6h30 đến 8h30 và 16h30 đến 18h30 có mật độ người và các phương tiện giao thông
cơ giới qua lại đông đúc nên sẽ gây ảnh hưởng đến vận tốc của xe chữa cháy.
Ngoài trách nhiệm của Phòng Cảnh sát PC&CC số 1 (Thành phố Thanh Hóa)
là đơn vị trực tiếp quản lý cơ sở, nếu có cháy lớn xảy ra có thể huy động thêm
LLPT chữa cháy của các đơn vị khác theo phương án sau:

- Phòng Cảnh sát PC&CC số 3 (Thị xã Bỉm Sơn) cách cơ sở khoảng 40 km
với tuyến đường như sau: Phòng Cảnh sát PC&CC số 3  Quốc lộ 1A cũ đi thẳng
khoảng 25 km  rẽ trái vào quốc lộ 1A mới  qua cầu Nguyệt Viên chạy thẳng
khoảng 5 km  Cơ sở.

SVTH: Mai Đại Thành

18

Lớp D28A


Đồ án tốt nghiệp

GVHD: Nguyễn Tiến Mạnh

Hình 1. 6: Tuyến đường từ Phòng Cảnh sát PC&CC số 3 đến Thư viện tỉnh Thanh
Hóa.
1.3.2. Đặc điểm nguồn nước
Trong trường hợp sự cố cháy, nổ xảy ra việc quan trọng đầu tiên ngoài LLPT
sẵn sàng, trước tiên phải có nguồn nước chữa cháy dồi dào phục vụ công tác chữa
cháy, không có nước thì không thể tiến hành các hoạt động chữa cháy được. Nguồn
nước phục vụ cho chữa cháy, luôn đảm bảo sao cho xe chữa cháy, máy bơm chữa
cháy có thể lấy nước, đủ lượng nước để phục vụ chữa cháy là yêu cầu vô cùng quan
trọng trong công tác phòng cháy chữa cháy của cơ sở. Ngay từ ban đầu trong quy
hoạch, đầu tư thiết kế dự án công trình đã được đầu tư các hạng mục cấp nước phục
vụ chữa cháy theo các tiêu chuẩn, quy chuẩn hiện hành và được cấp có thẩm quyền
phê duyệt.
Nguồn nước cung cấp cho thư viện tỉnh Thanh Hóa là nguồn nước sạch của
thành phố. Được chứa trong 03 bể nước ngầm, dung tích mỗi bể 4,2x6,2 m, từ bể

bơm đẩy nước lên các họng chữa cháy vách tường qua các ống thông tầng D80 và
01 bể nước dự trữ trên mái dung tích 80 m 3 để tạo áp cho đường ống nước vệ sinh
và kết nối với hệ thống đường ống nước chữa cháy, phục vụ chữa cháy khi cần
thiết.

SVTH: Mai Đại Thành

19

Lớp D28A


×