Tải bản đầy đủ (.pdf) (20 trang)

Từ rủi ro đến Beta

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.47 MB, 20 trang )

Từ rủi ro đến Beta
Trên thế giới, đặc biệt là các thị trường tài chính hiệu quả, có
những khái niệm mà hầu hết các nhà kinh doanh cổ phiếu luôn
luôn xem xét kỹ lưỡng trước khi quyết định đặt tài sản của mình
vào một loại tài sản nào đó. Họ thường đặt câu hỏi: Cổ phiếu này
có rủi ro không? Hệ số beta của cổ phiếu đó là bao nhiêu?

Dĩ nhiên mọi người đều biết beta là một thước đo khả năng biến
động của một cổ phiếu (hay một danh mục) trong mối quan hệ
với phần còn lại của thị trường. Beta được tính cho từng doanh
nghiệp riêng biệt bằng phương pháp phân tích hồi quy (theo
wikipedia). Thế nhưng làm thế nào lượng hoá rủi ro? Vì sao beta
được giao cho "sứ mệnh" đo lường rủi ro của doanh nghiệp?
Ứng dụng của beta trên thế giới và Việt Nam như thế nào?

Câu hỏi 1: Làm thế nào lượng hoá rủi ro?

Khái niệm beta được hình thành trong quá trình giới tái chính tìm
cách lượng hoá rủi ro. trong kinh doanh rủi ro đuợc định nghĩa là
sự khác biệt hay sai lệch giữa tỷ suất lợi nhuận thực tế và so với
tỷ suất lợi nhuận dự kiến. Xét về mặt định tính, thì rủi ro tổng thể
của một công ty (hay cổ phiếu) là một tổng của hai thành phần cơ
bản:

* Rủi ro phi hệ thống (unsystematic risk) là những yếu tố tác động
gắn liền với từng công ty riêng biệt như rủi ro kinh doanh hay rủi
ro tài chính của công ty đó, mà không ảnh hưởng đến các công ty
khác (trừ các công ty lớn). Để giảm thiểu rủi ro loại này, nhà đầu
tư thường đa dạng hoá danh mục của mình. Do vậy rủi ro phi hệ
thô`ng còn được gọi là Rủi ro có thể đa dạng hoá (diversifiable
risks).



* Rủi ro hệ thống (systematic risk) là các yếu tố tác động lên tất
cả caá công ty trên thị trường. tất cả các công ty đều bị chi phối
bởi rủi ro hệ thống. Như vậy các nhà đầu tư không thể đa dạng
hoá để giảm thiểu rủi ro hệ thống. Do đó rủi ro này còn được gọi
là Rủi ro không thể đa dạng hoá (non-diversifiable risks).

Đầu tiên, người ta sử dụng một công cũ của ngành thống kê để
lượng hoá rủi ro. Đó chính là đại lượng Sigma. Theo đó sigma đại
diện cho sự biến động của các tỷ suất lợi nhuận mà một cổ phiếu
đạt được trong quá khứ. Đại lượng này là một thước đo của rủi ro
tổng thể được thể hiện thông qua sự biến động của tỷ suất lợi
nhuận. Chỉ tiêu sigma đã hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình cho
đến khi lý thuyết về danh mục tối ưu của Harry Markowitz ra đời.
Harry cho rằng nắm giữ một danh mục thị trường là điều khôn
ngoan, vì khi đó rủi ro phi hệ thống của từng cổ phiếu sẽ được
triệt tiều gần như hoàn toàn với điều kiện danh mục thị trường
phải đủ lớn. Ông gọi đó là lợi ích từ đa dạng hoá. Trước khi lý
thuyết này ra đời, người ta cho rằng rủi ro của một danh mục
chính là bình quân rủi ro theo tỷ trọng của từng cổ phiếu trong
danh mục. Tức là:


Tuy nhiên với những nghiên cứu thực nghiệm, cho thấy rủi ro của
một danh mục phải nhỏ hơn bình quân rủi ro theo tỷ trọng của
từng cổ phiếu, chứ không phải là một dấu bằng giữa hai vế. Để
giải thích điểm khác biệt này, ta xem lại công thức tính phương
sai của một danh mục - bao gồm hai cổ phiếu A và B - như sau:



Trong công thức (2), phương sai của một danh mục bằng bình
quân rủi ro theo tỷ trọng của từng cổ phiếu trừ cho một phần rủi
ro được giảm thiểu. Đó chính là lợi ích của đa dạng hoá. Khái
quát danh mục ban đầu lên thành danh mục thị trường, thỉ phần
lợi ích của đa dạng hoá được viết thành công thức như sau:


Như vậy nguyên nhân của việc giảm thiểu rủi ro khi đa dạng hoá
chính là sự tác động qua lại giữa các chứng khoán. Hay nói cách
khác đó là mức độ tương quan giữa các chứng khoán (ri,j). hệ số
này mang giá trị trong khoảng (-1;1), do đó lợi ích từ đa dạng hoá
luôn luôn là một số dương và khi tương quan giữa các chứng
khoán càng nhỏ thì lợi ích của đa dạng hoá càng cao.

Sau công trình của Harry, người ta nhận thấy sigma không còn là
một thước đo hoàn hảo. Vì đại lượng này chỉ đo lường được rủi
ro tổng thể. mà rủi ro tổng thể lại bao gồm rủi ro phi hệ thống và
rủi ro hệ thống.Như vậy, nếu rủi ro phi hệ thống có thể được triệt
tiêu bằng con đường đa dạng hoá, thì việc đòi hỏi một thước đo
mới của rủi ro là đều tất yếu. Thước đo mới phải liên quan chỉ
riêng lẻ đến loại rủi ro thứ hai - Rủi ro hệ thống.

Câu hỏi 2: Vì sao beta được giao cho "sứ mệnh" đo lường
rủi ro của doanh nghiệp?

Khi nói rủi ro phi hệ thống có thể bị triệt tiêu bằng cách đa dạng
hoá, điều này không có nghĩa là tất cả mọi nhà đầu tư đều nắm
giữ danh mục thị trường và bỏ qua việc xác định rủi ro phi hệ
thống của từng công ty.


Tuy nhiên việc xác định loại rủi ro thứ nhất, được xem là một
nghệ thuật, bởi vì mỗi ngành, mỗi công ty đêề có những rủi ro
riêng của nó. Do vậy loại rủi ro này không có bất cứ một cơ sở
chung nào giữa các doanh nghiệp để có thể mô hình hoá nó
thaàh một công thức. Do vậy người ta chỉ có thể llàm điều này
với rủi ro hệ thống dựa trên cơ sở chung là sự biến động tỷ suất
lợi nhuận của từng cổ phiếu so với sự biến động tỷ suất lợi nhuận
của toàn bộ thị trường. Và như thế hệ khái niệm hệ số beta đã ra
đời để thực hiện nhiệm vụ đo lường rủi ro và có khả năng so

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×